Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.29 KB, 15 trang )

Tiểu luận:

GVHD: Trương Trung Tài

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ,
NHỮNG BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ
Họ và tên: Nguyễn Công Đông Phương
Lớp: Ngân hàng 2012 TP1
Điện thoại: 0968704308
Email:

1


I.
Tóm tắt
 Xuất phát từ yêu cầu làm bài tập môn tài chính quốc tế, và mong muốn được tìm hiểu thêm về sự
khủng hoảng kinh tế của toàn thế giới, nên hôm nay với kiến thức của mình và tài liệu tham khảo
từ nhiều nguồn khác nhau đã làm bài tiểu luận này. Vì kiến thức còn có hạn nên sẽ không thể
thiếu được nhiều thiều sót trong lúc làm tiểu luận. Nên mong được thầy chỉ ra những khuyết điểm
để em rút kinh nghiệm cho những lần làm tiểu luận tiếp theo.
 Cả thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, đển hiện nay hậu quả của
nó vẫn còn đang ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của toàn thế giới. Trong bài tiểu luận này tôi sẽ
giới thiệu đến cho các bạn biết khái niệm về khủng hoảng kinh tế. Dựa vào những hệ thống lý
thuyết trong quá khứ và các tư liệu khác tham khảo được tôi sẽ phân tích về những nguyên nhân
dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong từng thời kỳ, ảnh hưởng của nó và những cuộc khủng hoảng
đã từng xảy ra trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường. Qua đó giúp các bạn hình dung
được một phần nào đó cơ bản nhất về những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong quá khứ.
Tôi cũng sẽ giới thiệu cho các bạn về tình hình nền kinh tế thế giới và đất nước chúng ta hiện nay
như thế nào sau đợt khủng hoảng kinh tế tồi tệ bắt đầu từ năm 2008 vừa qua cho đến nay. Và
quan trọng là sau khi phân tích, tìm hiểu về các cuộc khủng hoảng đó, chúng ta sẽ rút ra những


bài học gì để giúp cho nền kinh tế của chúng ta và thế giới trong tương lại tránh được những thiệt
hại tồi tệ nhất khi một lần nữa khủng hoảng lại xảy ra.
 Tài liệu tham khảo.
• Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin.
• Giáo trình kinh tế học phổ thong.
II.
Giới thiệu
 Như thế nào gọi là khủng hoảng kinh tế?
 Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn định và kéo dài
mà không điều chỉnh được trong quá trình tái sản xuất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng (hay
những cú sốc) cho nền kinh tế xã hội trong quy mô rộng hoặc hẹp.
 Khủng hoảng kinh tế xảy ra trong mọi lĩnh vực của sản xuất xã hội trong tất cả các khâu của quá
trình tái sản xuất.
 Khủng hoảng kinh tế bao gồm 4 giai đoạn:
• Khủng hoảng: đây là giai đoạn đầu của một chu kỳ kinh tế. Xuất hiện đầu tiên là khủng hoảng
tiêu thụ, dự trữ hàng hóa trong kho của các xí nghiệp tăng lên, giá cả hang hóa bị giảm xuống do
quy luật cung cầu ( lúc này lượng cung lớn hơn cầu) có khả năng thanh toán cuộc cạnh tranh để
tiêu thụ hang hóa trở nên gay gắt, các nhà sản xuất buộc phải thu hẹp hoặc đình chỉ sản xuất. Do
các xí nghiệp không có khả năng thanh toán nợ, tâm lý hoảng loạn, bán trái phiếu, cổ phiếu, rút
tiền khỏi ngân hàng,… làm giá cả thị trường giảm mạnh. Tín dụng thương mại và ngân hàng bị
thu hẹp trong khi nhu cầu về tín dụng lại tang lên làm cho tỉ suất lợi tức tăng lên rất cao. Khủng
hoảng công nghiệp và thương nghiệp đưa đến khủng hoảng tiền tệ tín dụng. khủng hoảng đã phá
hỏng nghiêm trọng lực lượng sản xuất, người thất nghiệp đông đảo, tình trạng đời sống hết sức
khó khăn. Nhưng nghiêm trọng hơn, đó lại là điều kiện để nhà tư bản tăng cường bóc lột công
nhân. Do đó công nhân phải chấp nhận lao động trong những điều kiện nặng nhọc, tiền lương
thấp mà cường độ lao động lại cao.
• Tiêu điều: là giai đoạn sau khủng hoảng. Đặc điểm của giai đoạn này là sản xuất cũng không tiếp
tục sụt giảm nữa nhưng cũng không tăng lên. Tình hình sản xuất ở trong trường hợp bị trì trệ. Để
thoát khỏi tình trạng này, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân bằng cách tăng cường độ
và thời gian lao động, hạ thấp tiền lương, để giảm bớt chi phí sản xuất và thay đổi mới tư bản cố

2






định, cải tiến kỹ thuật. Việc đổi mới tư bản cố định đã làm tăng về nhu cầu tư liệu sản xuất làm
cho kinh tế dẩn dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, có bước chuyển biến bức ra khỏi trạng
thái trì trệ để tiến vào trạng thái phục hồi.
Phục hồi: là giai đoạn nối tiếp sau giai đoạn tiêu điều. Từ tiêu điều chuyển sang dần dần phục hồi
và bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất nhờ thay đổi tư bản cố định. Sản xuất được mở rộng đạt mức
trước khủng hoảng. Số người lao động tăng lên, giá cả hàng hóa cũng tăng lên, lợi nhuận thu
được cũng tăng lên. Kinh tế bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn hưng thịnh.
Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kì kinh tế. ở giai đoạn này, cung cấp về hàng
hóa tăng lên, sản xuất mở rộng và phát triển vược mức cao nhất của chu kì trước. Nhưng như vậy
lại tạo điều kiện chuẩn bị cho một chu kì khủng hoảng mới bắt đầu và chín mùi.

III.
Hệ thống lý thuyết
 Lý thuyết về khủng hoảng kinh tế của Marx:
• Khủng hoảng kinh tế là, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy
thoái trong chu kỳ kinh tế.
• Trong lý thuyết của Marx, Marx nhấn mạnh giới chủ làm giàu trên xương máu của họ, và giới
trùm tư bản sẽ sụp đổ dưới những mâu thuẩn nội tại.
• Trong phương thức trước chủ nghĩa tư bản vẫn thường xảy ra những biến động trong đời sống
kinh tế. Những biến động này là do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh gây ra làm cho sản xuất bị tàn
phá, nhân dân bị đói là do thiếu thốn về sản phẩm.
• Các nhà kinh tế học tư sản đã giải thích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do mất cân đối
ngẫu nhiên giữa các nghành sản xuất hoặc do tiêu dùng tạm thời không theo kịp sản xuất. Dựa

trên kết luận vu vơ ấy họ bày ra các kế sách giúp cho tư bản thoát cho tư bản thoát ra các tai họa
ghê gớm. Nào là kinh tế chỉ huy, nào là công quỹ đặc biệt cho hàng hóa xuất khẩu, đi xâm chiếm
thị trường nước ngoài, bán chiệu,…
• Mặc dù có thay đổi phương thuốc chủ nghĩa tư bản, từ hơn một thế kỉ nay, nó vẫn cứ định kỳ,
không những không thuyên giảm mà ngày một trầm trọng lên. Từ năm 1925 là năm đầu tiên xảy
ra khủng hoảng sản xuất thừa trong lịch sử chủ nghĩa tư bản cho đến nay. Ít nhất chủ nghĩa tư bản
đã xảy ra 16 lần khủng hoảng. Những cuộc khủng hoảng này bao trùm toàn bộ thế giới tư bản
hoặc xảy ra ở một số nước tư bản.
• Ở Anh xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn quốc đầu tiên thì 11 năm sau, vào năm 1936 nổ ra
cuộc khủng hoảng thư hai. Năm 1947 – 1948 nổ ra cuộc khủng hoảng thứ ba. Về cơ bản đây là
những cuộc khủng hoảng thế giới đầu tiên trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Năm 1957 nổ ra
cuộc khủng hoảng chủ yếu bao trùm các quốc gia ở Châu Âu có cả Anh và Châu Mĩ. Các cuộc
khủng hoảng tiếp sau là: 1886, 1873, 1882, 1890, 1920 – 1921, 1929 – 1933: là thảm họa của chủ
nghĩa tư bản, 1948 – 1949, 1958,… liên tiếp nổ ra ở các nước tư bản chủ nghĩa.
• Khủng hoảng kinh tế là chủ nghĩa của tư bản mới có và đã là cố tật thì không thể nào cứu chữa
được nên nguyên nhân không thể đi tìm ở những nhân tố bên ngoài, ngẫu nhiên. Nguyên nhân
của nó chỉ có thể là mâu thuẩn đối kháng mà nền sản xuất tư bản chủ nghĩa từ khi ra đời vốn đã
mang trong người nó.
• Trước hết phải kề đến mâu thuẫn giữa tính tổ chức của sản xuất trong từng xí nghiệp riêng lẽ và
tình trạng vô chính phủ của tổ chức sản xuất trong phạm vi toàn xã hội. Mâu thuẫn này tạo ra tình
trạng vô chính phủ cực kì nghiêm trọng, mọi người đều biết không chỉ riêng sản xuất tư bản mới
có tình trạng sản xuất vô chính phủ. Bất cứ hàng hóa nào dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất đều có đặc điểm này. Ở đây người sản xuất chỉ sản xuất theo ý của mình, không ai
quan tâm và không ai biết nhu cầu của thị trường là như thế nào và cần bao nhiêu là đủ. Chỉ tới
3


khi nào hàng hóa được mang ra thị trường thì số phận của nó mới được định đoạt, hàng hóa có
thể bán được nếu nó đáp ứng được yêu cầu của thị trường và thị trường vẫn chưa bão hòa, và
hàng hóa có thể không bán được vì không đáp ứng được yêu cầu của thị trường hoặc thị trường

đã bão hòa. Như vậy tình trạng vô chính phủ của hàng hóa đã ấp ủ sẵn khả năng khủng hoảng. Vì
vậy những gián đoạn về tiêu thụ hàng hóa do sản xuất vô chính phủ của sản xuất hàng hóa gây ra
một sự đỗ vỡ bao trùm toàn bộ nền sản xuất. Tình thế luôn bị đảo lộn, tình trạng mất cân đối sản
xuất giữa các nghành sản xuất với tiêu dùng. Mâu thuẩn giữa sản xuất và tiêu dùng sinh ra từ bản
chất của chủ nghĩa tư bản.
• Sản xuất vô chính phủ không phải nguồn gốc duy nhất của khủng hoảng. Chỉ khi nào khối lượng
hàng hóa sản xuất ra vược xa sức mua của người tiêu dùng thì khi đó tình trạng mất cân đối sản
xuất do vô chính phủ gây ra mới làm bùng phát khủng hoảng, do tác dụng mâu thuẩn giữa
khuynh hướng mở rộng sản xuất vô hạn của chủ nghĩa tư bản và sức mua có giới hạn của thị
trường tiêu dùng.
• Vì lòng thèm khát lợi nhuận vô hạn mà mỗi nhà tư bản đều ra sức tích lũy để mở rộng sản xuất,
cải tiến kỹ thuật để làm gian tăng sản xuất hàng hóa ra thị trường. Trong khi đó thì chính sự tích
lũy của tư bản không gây ra hậu quả bần cùng hóa nhân dân lao động, vì vậy sức mua của người
lao động nói riêng hay người tiêu dùng nói chung ngày càng suy giảm, dẫn đến tình trạng cung
vược quá cầu gây dư thừa hàng hóa.
• Hàng hóa không phải thừa tuyệt đối vì còn xa nó mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Hàng
hóa chỉ thừa tương đối, thừa so với mức tiêu dùng thấp kém của xã hội.
• Như vậy khủng hoảng sản xuất thừa còn gắn liền với mâu thuẩn giữa người lao động và nha tư
bản. Sự ra đời của tư bản có nghĩa là sự tước đoạt tư liệu sản xuất của xã hội từ tay những người
sản xuất và biến họ trở thành vô sản, đó là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản. Sự tách rời giữa hai
nhân tố của quá trình sản xuất là sự đối lập giữa tư bản và lao động. Như vậy khủng hoảng sản
xuất thừa bắt nguồn từ những mâu thuẩn đối kháng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẩn
này đều sản sinh ra trên cơ sở của chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Những
mâu thuẩn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẩn giữa sản xuất và tình chất xã hội và chiếm hữu
có tính chất tư bản chủ nghĩa.
• Chủ nghĩa tư bản ra đời đã tập trung những tư liệu sản xuất vào tay những nhà tư bản và biến
những tư liệu cá nhân nhỏ mọn ấy thành những tư liệu sản xuất xã hội. Khủng hoảng nổ ra vào
lúc sản xuất đạt tới mức điểm cao nhất, lúc mà tình trạng mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
đạt tới đỉnh điểm. Một khi mà dòng lưu thông hàng hóa bị đầy ứ lại thì nó sẽ phá tan bất cứ chỗ
nào một cách vô cùng đột ngột.

• Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin.
Từ ngữ này chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Bài viết
này chủ yếu về khái niệm Khủng hoảng kinh tế của Karl Marx vốn vẫn được dùng thịnh hành
trong Kinh tế chính trị Marx. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy
sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm
căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.
• Nhưng tự bản thân Karl Marx không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh
tế trong chủ nghĩa tư bản. Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lý luận khác nhau mà
tất cả chúng đều gây tranh cãi. Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận này là khủng hoảng
không phải ngẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với
vai trò là một hình thái xã hội.
 Những biện pháp để thoát khỏi khủng hoảng.
4





Các nhà tư bản tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất như: giảm tiền lương, tăng cường độ lao động,
giảm chi phí đầu vào, đổi mới tư bản cố định, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
Việc đổi mới tư bản cố định đã làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và sau đó là tư liệu sinh hoạt.
Do đó đã thúc đẩy việc mở rộng sản xuất, làm cho nền kinh tế đã dần thoát ra trạng thái khủng
hoảng, có bước chuyển biến khỏi trạng thái đình trệ, chuyển sang hồi phục. Nền kinh tế dần dần
ổn định hơn.

IV.
Cuộc đại khủng hoảng thế giới 2008 – 2010
1. Nguyên nhân
 Những dấu hiệu dự báo khủng hoảng từ trước.
• 1982 giá dầu tăng và sự kiểm soát chặc chẽ tín dụng đã kiềm hãm kinh tế phát triển; đồng thời

làm tăng lạm phát. Kết quả tiền lời tăng lên 21% cao nhất trong lịch sử Bắc Mĩ. Ngân sách Hoa
Kỳ bị thâm hụt và thất nghiệp gia tăng.
• Vào năm 2000 vì hệ thống kế toán không chính xác và thiếu minh bạch nên các hãng mạng lưới
(dot.com) phóng đại các con số thu nhập; cộng thêm biến cố 9/11 đưa tới sự tụt dốc của thị
trường chứng khoáng và làm mất hàng ngàn tỷ tiên đầu tư của dân chúng từ tháng 3 năm 2000
đến tháng 10 năm 2002.
• Vào năm 2007 giá dầu và ngũ cốc tăng; cộng thêm chi phí quá nặng do chiến tranh Irak,
Afghanistan và sự cho vay dễ dãi của ngân hàng cho những người mua nhà (sub prime mortage)
đưa tới khủng hoảng năm 2008.
• Như vậy sub prime mortage là giọt nước làm tràn ly dẫn tới cuộc đại khủng hoảng.
 Chứng khoáng hóa.
• Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong mội
trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001.
• Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng
tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát
minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến
chứng khoáng hóa (thay vì hai loại chủ thể kinh tế là người thế chấp – đi vay và tổ chức tín dụng
cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho
các sản phẩm chứng khoán như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các
thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua
bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn
trái ý. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng
lực giám sát các rủi ro này.
• Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường xảy ra
thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan. Thêm vào đó việc thực
hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân
hàng ; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất niềm tin ở
người gởi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh
chóng hơn.
• Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất

lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho
khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành
MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều
MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến

5


lượt các SPV và SIV cũng sụp đổ rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính toàn cầu từ tháng
9/2008 khi cả những tồ chức tài chính khổng lồ như Lehman Brother cũng sụp đổ.
 Bong bóng thị trường nhà ở.
• Khi bong bóng dot.com bị bể, chính phủ và các kinh tế gia Hoa Kỳ bày ra chiến dịch “mỗi gia
đình làm chủ một căn nhà” để phát triển kinh tế dựa trên chương trình cho vay với lãi suất thấp
trong mấy năm đầu và cao cho các năm sau (sub prime rate), viết tắc SP. Đôi khi các nhà tín dụng
còn mạo hiểm cho các con nợ mua nhà có tên là Ninja tức là người vay tiên không cần có công ăn
việc làm, không cần trả tiền vốn ban đầu, và không cần trả nợ trong các năm đầu. Tóm lại, chỉ cần
bất cứ ai kí tên vay tiền là có thể làm chủ căn nhà.
• Chẳng hạn giá nhà bán 100$, ngân hàng cho vay 120$ (cao hơn giá nhà mua). 20$ được sử dụng
để chi trả tất cả các chi phí như tiền vốn ban đầu, tiền lời cho các năm đầu, kể cả các dịch vụ mua
nhà cửa. Các năm kế tiếp, người mua nhà sẽ trả tiền lời cao hơn. Những người đầu tư hy vọng già
nhà tăng, họ có thể bán lại căn nhà đầu tư để kiếm lời.
• Bong bóng dot.com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11 tháng 9, cục dự
trữ liên bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nên kinh tế nước này khỏi suy thoái,
đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001
đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6.5% xuống còn 1,75%. Tín dụng
thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và
nghành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những
tồ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp
vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạc nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở.
Năm 2005 có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không.

Năm này bong bóng nhà ở phát triển đến mức cực đại và bị vỡ. từ quý IV năm 2005 đến quý I
năm 2006, giá trị trung vị của giá nhà giảm 3.3%. thời điểm đó, tổng giá trị tích lũy các khoản tín
dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ đô-la.
• Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho
vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại
giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp(MBS) do các
tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ
chức này bị xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Cuộc khủng
hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
• Theo hai định luật vô thường thịnh – suy và nhân duyên giữa các nhân, giá nhà và giá dầu tăng
cao. Các hãng, xưởng bắt đầu đóng cửa; số người thất nghiệp gia tăng. Người vay tiên không đủ
sức trả nợ. Càng ngày càng nhiều người bán nhà hay chạy nợ, bỏ nhà lại cho ngân hàng
(foreclosure). Kết quả, già nhà đổ, nhà bán không có người mua, kéo theo sự suy sụp của các
nghành kinh tế khác. Thị trường chứng khoáng tụt dốc và thế giới bị lỗ trên 1000 tỷ đô-la trong
năm 2008.
• Điểm chót không kém quan trọng, các ngân hàng ngoại quốc ham lời nên đã chia sẽ với các ngân
hàng Hoa Kỳ cho những người đi mua nhà vay tiền tại Hoa Kỳ. Giá nhà bị sụp đổ kéo theo sự suy
thoái của thị trường chứng khoán làm cho các ngân hàng ngoại quốc bị mất hàng tỷ đô-la; ví dụ:
ING(Hà Lan) mất 4,5 tỷ, BNP(Pháp) mất 5 tỷ, Norther Rock (Anh) mất 25 tỷ,…
• Tóm lại sự cho vay dễ dãi của các ngân hàng tại Hoa Kỳ đã đưa tới sự sụp đổ của thị trường bất
động sản, kéo theo sự lỗ lả của các ngân hàng, làm cho các nghành nghề khác bị đóng cửa, thợ
thuyền thất nghiệp. Tiền đầu tư, hưu trí của dân chúng bị bốc hơi.

6




Nhìn một cách khái quát hơn, nguyên nhân sâu xa chính từ cơ cấu và động lực tăng trưởng bất
hợp lý của Mỹ nhưng nó đã bị bỏ qua bới các nhà hoạch định chính sách tự mãn và sự lạc quan

thái quá của người Mỹ.

2. Diễn biến cuộc khủng hoảng.
 Nền kinh tế Mỹ
• Mỹ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Truớc khi đi vào phân tích chi tiết,
xin giới thiệu sơ qua diễn biến của cuộc khủng hoảng:
• Ngày 22/2/2007: HSBC sa thải người đứng đầu bộ phận cho vay thế chấp địa ốc tại Mỹ của ngân
hàng này, chấp nhận những thiệt hại lên đến 10.8 tỷ USD.
• Ngày 16/3/2007: Accredited Home Lender Holding đưa danh mục nợ dưới chuẩn đáng giá 2,7 tỷ
USD của mình ra bán với mức giảm giá rất cao để lấy tiền mặt cho kinh doanh.
• Ngày 2/4/2007: New Century Financial nộp đơn xin được bảo hộ theo chương 11 luật phá sản sau
khi đã bị buộc phải mua lại hàng tỷ USD nợ xấu.
• Tháng 9/2007, FED còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng từ 5,25% xuống
4,75%.
• Bên cạnh đó, FED cũng đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị truờng
tín dụng như: thực hiện nghiệp vụ thị truờng mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ
quan chính phủ Mỹ và Trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà
• Ngày 16/3/2008, JP Morgan đã thỏa thuận mua lại Ngân hàng Bear Stearns - một thương vụ đánh
dấu kết thúc sự tồn tại độc lập trong khoảng thời gian 85 năm của Bear Stearns và khiến cơn ác
mộng của thị trường tín dụng trở thành sự thật.
• Ngày 11/7/2008, giá dầu chạm mức lịch sử: 147,27$/thùng
• Ngày 7/9/2008 khi hai nhà cho vay cầm cố vốn là trụ cột của Thị trường cho vay thế chấp của Mỹ
là Freddie Mac và Fannie Mac chiếm chiếm 40% thị phần, với tổng tài sản vào khoảng 5000 tỷ đã
tuyên bố mất khả năng thanh toán gây chấn động thị trường tài chính thế giới và có nguy cơ làm
tiêu tan toàn bộ những nỗ lực của FED trong suốt thời gian qua buộc FED phải chi 200 tỷ USD
để tiếp quản. Đặc biệt có thể đẩy lạm phát của Mỹ lên cao hơn. Sự kiện này khiến người ta không
tránh khỏi những lo ngại về các định chế tài chính lớn khác sụp đổ.
• Ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ, Lehman Brothers, sau 158 năm đã tuyên bố
phá sản.
• Tối 16/9/2008, FED cho biết chính phủ nước này vừa đồng ý chi một khoản tiền trị giá 85 tỷ

USD cứu trợ khẩn cấp cho AIG, tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế
giới.
• Ngày 1/3/2009 AIG tiếp tục nhận được 30 tỷ. Đây có thể sẽ là lần thứ tư chính phủ Mỹ phải bơm
tiền để cứu tập đoàn bảo hiểm AIG. Như vậy chính phủ Mỹ đã rót 150 tỷ USD vào AIG và hiện
đã trở thành cổ đông lớn nhất của AIG với 80% cổ phần.
• Ngày 21/9/2009, Goldman Sachs và Morgan Stanley thay đổi mô hình hoạt động. FED vừa bất
ngờ cho phép hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và Morgan Stanley chuyển đổi sang mô hình
tập đoàn ngân hàng mẹ (bank holding company).
=>Với Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị mua lại, sự chuyển đổi mô hình
của Goldman Sachs và Morgan Stanley đồng nghĩa với việc Phố Wall không còn ngân hàng đầu tư
độc lập nào nữa



26/9/2008 Ngân hàng Washington Mutual với tổng Tài sản 327,9 tỷ nộp đơn xin bảo hộ phá sản
Ngày 28/9/2008 Ngân hàng cho vay thế chấp Bradford & Bingley (Anh) sụp đổ
7




Ngày 29/9/2008, Quốc hội Mỹ bác kế hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức sụt giảm lớn
nhất lịch sử, gần 778 điểm, và phố Wall mất 1.200 tỷ USD
• Ngày 3/10/2008: Hạ viện Mỹ thông qua gói 700 tỷ USD
• Ngày 7/10/2008: Anh chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng
• Ngày 8/10/2008: Các ngân hàng trung ương đồng loạt hạ lãi suất
• Ngày 12/10/2008: Chính phủ Iceland có nguy cơ sụp đổ vì khủng hoảng tài chính
• Ngày 27/10: IMF bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế
• Ngày 5/11/2008: Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, với đường lối kinh tế được thế giới
kỳ vọng thay đổi hiện trạng kinh tế Mỹ và toàn cầu

• Ngày 10/11/2008: Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế
• Ngày 14/11/2008: 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái
• Ngày 17/11/2008: Nhật thông báo đã suy thoái
• Ngày 25/11/2008: Mỹ chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế
• Ngày 1/12/2008: Mỹ thừa nhận đã suy thoái từ cuối năm 2007
• Ngày 11/12/2008: Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở, với hàng nghìn nạn nhân:
doanh nghiệp công nghiệp, các tập đoàn, các quỹ từ thiện, trường đại học, và một số quỹ đầu tư
danh tiếng
• Dưới sự tác động của sự đỗ vỡ bong bóng nhà đất đã dẫn tới Khủng hoảng kinh tế. FED bơm
1500 tỷ vào nền kinh tế đã khiến cho đồng dolar trở nên mất giá cùng hàng loạt các báo cáo kết
quả kinh doanh không khả quan của các công ty, tập đoàn đã khiến cho Thị trường chứng khoán
tụt dốc một cách thảm hại, thị trường kim loại trở nên hấp dẫn, hiện tượng đầu cơ làm giá….
 Trên thị truờng chứng khoán, chỉ số Dow Jones cũng biến động không ngừng .
• Lần đầu tiên, ngày 10/7/2007, chỉ số công nghiệp Dow Jones đạt mức cao nhất 14.198 điểm. Sau
đó là chuỗi những ngày giảm giá và đỉnh điểm nhất là ngày 29/9/2008 khi Quốc hội Mỹ bác kế
hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức sụt giảm lớn nhất lịch sử, gần 778 điểm, và phố
Wall mất 1.200 tỷ USD.
• Ngày 6/3/2009 DJ đã xuống mức thấp nhất 6470 điểm gần bằng mức 30/12/1996. Chỉ hơn 1.5
năm sau khi đạt mức kỷ lục DJ đã mất gần 8000 điểm đưa về mốc 6500 của hơn 10 năm trước.
Một màu đỏ bao trùm lên thị trường chứng khoán.
 Trên thị trường tiền tệ, đồng USD mất giá nghiêm trọng.
• Từ đầu năm 2007, đồng tiền của kinh tế lớn nhất thế giới đã sụt giảm 13% so với các đồng tiền
chủ chốt khác (EUR, GBP), trong đó giảm 5% so với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
• Đỉnh điểm là ngày 15/7/2009 tỷ giá EURUSD là 1.60373 từ mức EURUSD 0.8225 15/10/2000
đồng USD đã mất giá trị gần một nửa so với đồng EUR. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát
tại Mỹ tăng cao, đồng USD mất giá, sức tiêu thụ hàng hóa của người dân giảm sút, giá cả tăng..
Khi đồng USD rẻ thì kích thích việc xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Chính điều này khiến hàng
hóa các nước trở nên đắt hơn và cũng không có lợi cho nền kinh tế của nước mình.
• Tháng 10/2009 có tin cho rằng các nước quốc gia A-rập Vùng Vịnh – khu vực có mối quan hệ
căng thẳng với Mỹ - đã bí mật thảo luận với Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp về việc thay

đồng USD bằng một loại tiền tệ khác trong mua bán dầu mỏ và một đồng tiền chung mới dự kiến
phát hành cho các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.
• Hàng hóa Xuất – Nhập khẩu vào khu vực Europe sẽ được sử dụng đồng EUR hay vào Nhật thì sử
dụng đồng JPY, hàng loạt hoạt động tẩy chay đồng USD diến ra.
 Thị trường vàngliên tục đạt các mức kỷ lục.
• Khi tin Bear stearns phá sản vàng đã lập mức kỷ lục mới là 1.032.26 ounce.

8




Ngày 3/12/2009 kỷ lục mới là 1126.37 song song với sự suy thoái của nền kinh tế mỹ và hoạt
động đầu cơ trên thị trường.
• Thị trường vàng cuối năm nên hứa hẹn sẽ có nhiều biến động hơn khi nhu cầu vàng tăng cao.
Ngân hàng TW các nước đã tích cực mua vàng để tăng dự trữ ngoại hối khiến vàng tiếp tục tăng
cao.
• Cuối tháng 10/2009 Ấn Độ đã mua 200 tấn vàng trong hơn 400 tấn của IMF, sau Ấn độ đã có
nhiều Ngân hàng TW đã đặt vấn đề mua vàng của IFM.
• Chính sự biến động lớn của Thị trường vàng, sự mất giá của đồng USD, chứng khoán giảm đã
khiến cho kênh đầu tư vào thị trường này trở nên hấp dẫn. Thêm vào đó, những diễn biến trên thị
trường vàng đen cùng những bất ổn về chính trị của các nước trên thế giới trong đó có vựa dầu
lớn nhất thế giới Iran, Iraq càng đẩy giá vàng lên cao.
 Thị trường lao động.
• bên cạnh thị trường Tài chính và Bất động sản, thị trường lao động Mỹ là một trong những mắt
xích chịu tác động nặng nề.
• Số lao động thất nghiệp trong Tháng 7/2009 tại Mỹ là 14.5 triệu người, tỷ lệ thất có sự sụt giảm
từ mức 9.5% trong Tháng 6 xuống còn 9.4%.
• Cũng trong Tháng 7/2009, số lao động bị sa thải là 247,000 người, tính trung bình trong Quý
II/2009 thì số lao động mất việc làm trong Quý chỉ còn 331,000 người, giảm hơn một nửa so với

con số 645,000 trong Quý I/2009 trước đó. Đặc biệt sau GM nộp đơn xin phá sản...
• Trong tình hình hiện tại, không thể phủ nhận kinh tế Mỹ đã bước vào giai đoạn hồi phục và đã có
những cải thiện khả quan hơn . Tuy vậy, điểm đáng chú ý ở đây là mặc dù số lao động bị sa thải
hàng tháng tại Mỹ đã có sự cải thiện đáng kể, nhưng theo số liệu thống kê cho thấy thị trường lao
động Mỹ vẫn đang ở trạng thái sa thải nhân công chứ không phải là tuyển dụng.
• Chính phủ Mỹ đã có những động thái tích cực để cứu nền kinh tế Mỹ, song do tính chất toàn cầu
của nó mà đã có những ảnh huởng nghiêm trọng trên tất cả các mặt của nền kinh tế của một siêu
cuờng quốc và các nuớc trên thế giới.
• Khủng hoảng ngày càng lan rộng và mang tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn.
3. Tác động của cuộc khủng hoảng.
a. Đối với Hoa Kỳ.
 Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng
12 năm 2007. NBER ( National Bureau of Economic Research -Cục nghiên cứu kinh tế Mỹ) dự
đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ
bị mất việc làm.
• Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã
đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng.
• Tình trạng đói tín dụng ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản
xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào.
• Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình
lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có
nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors,
Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa
Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời
đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ.
• Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy
kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.
9



 Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ
biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng
thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt
hại.
b. Khu vực Châu Âu.
 Theo nhận định của Liên hiệp Châu Âu thì dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, Liên hiệp
Châu Âu và các nền kinh tế trong khu vực:
• Đồng Euro sẽ co cụm 4% trong năm 2009, và sẽ tiếp tục co cụm thêm 0,1% trong năm 2010.
• Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng mạnh trong vòng 2 năm tới và sẽ làm mất hết những việc đã tạo ra ở
Châu Âu trong vòng 2 năm qua.
 Nga, một cường quốc kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới cũng tuyên bố lâm vào tình trạng suy
thoái.
• Giá dầu sụt giảm, cùng với nhu cầu xây dựng đi xuống gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt
hàng xuất khẩu của Nga là dầu mỏ và kim loại.
• Thị trường chứng khoán Nga sụt điểm trong nhiều tháng.
• Cuộc khủng hoảng tài chính đã giảm 66% kho tài sản của 10 tỷ phú Nga.
 Anh, từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock bị rút tiền đột biến và hậu quả là phải chịu quốc
hữu hóa. Bên cạnh đó là sự sụp đổ của một số các ngân hàng.
• Sang đến 2008, đến lượt Bradford và Bingley của Anh bị chia nhỏ thành 2 công ty riêng biệt. Một
số các ngân hàng phải đổi chủ sở hữu là Catholic Building Society, Alliance & Leicester.
• Riêng London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu đặt dưới sự quản lý của
cơ qua giám sát tài chính quốc gia.
• Quỹ tiền tệ Quốc tế cũng đã dự báo tài chính Anh sẽ ‘phát triển âm’ ở mức cao trong số các nước
tiên tiến năm 2009, với nền kinh tế dự đoán sụt giảm 2,8%.
• NH Anh còn cắt giảm lãi suất xuống còn 0,5% và 2 triệu người thất nghiệp là mức cao nhất ở Anh
kể từ năm 1997.
• Trong lĩnh vực tài chính, CP Anh cũng phải ứng cứu một số các NH kể cả Royal Bank, và đã nắm
68% cổ phẩn.
c. Khu vực Châu Á.

 Trung Quốc:
• Trung Quốc năm 2007, đạt mức tăng trưởng kinh tế 11.4%, lên gần 24.662 tỷ nhân dân tệ (tương
đương 4.430 tỷ USD), nhưng nguy cơ lạm phát và sự phát triển kinh tế quá nóng cũng ngày càng
lớn.
• Giá trị sản lượng của ngành sản xuất nguyên liệu là 2.890 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,7%; của ngành
chế biến là 12.140 tỷ nhân dân tệ, tăng 13,4%; của ngành dịch vụ là 9.630 tỷ nhân dân tệ, tăng
11,4%.
• Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2007 của TQ tăng 4,8%, mức tăng nhanh nhất trong một thập kỷ
qua.
• Dưới tác động của giá hàng hóa thế giới tăng mạnh cũng là một yếu tố đẩy CPI của TQ năm 2007
lên cao nhất kể từ năm 1997. Thêm vào đó là nguồn cung tiền - Cụ thể năm 2006, lượng cung tiền
mặt M2 (gồm tiền mặt, séc du lịch, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại,…) là 40
nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 5.500 tỷ USD) - cũng là một yếu tố đẩy giá cả lên trong năm 2007.
• Như vậy kinh tế TQ giai đoạn năm 2007 là nền kinh tế có một tốc độc tăng trưởng chóng mặt.
Song không vì thế mà TQ nằm ngoài tầm ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thể
hiện:

10




Trong tháng 10 năm 2008, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của TQ chỉ tăng 6,8% so với
cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do sự suy giảm mạnh tại các thị trường chủ chốt như Mỹ và Châu
Âu.
• Cũng trong tháng 10 này, một số mặt hàng chủ chốt của TQ chỉ tăng ở mức một con số ( và giảm
so với cùng kỳ năm 2007 ).
• Và để nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng,
ngày 9 tháng 11 năm 2008, CP TQ đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ
(586 tỷ USD).

• Như vậy, dù TQ trong giai đoạn 2007 là một cường quốc với tốc độ tăng trưởng kinh khủng và
đạt nhiều thành quả kinh tế, song vẫn không thế tránh khỏi sự ảnh hưởng của cơn bão khủng
hoảng tài chính.
 Nhật Bản:
• Giai đoạn năm 2003 – 2007, GDP tăng trưởng trung bình 2,1% tập trung chủ yếu vào công
nghiệp sắt, thép, ô tô, chế tạo,…thì vừa qua, nền kinh tế nước này đã thụt lùi với tốc độ nhanh
nhất trong 35 năm vào qúi 4 (12,7%) và không hề có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng.
• Xuất khẩu giảm ở mức kỷ lục 13,9% trong quí 4. Tập đoàn điện tử Pioneer Corp tuyên bố sẽ cắt
giảm 10.000 lao động, Sony Corp cũng lên kế hoạch giảm 8.000 nhân công trong khi Nissan
Motor và NEC mỗi hãng sẽ sa thải 20.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật tháng 12/2008 tăng lên
4,4%.
 Singapore: dưới tác động của khủng hoảng, nền kinh tế nước này cũng cho thấy những dấu hiệu
suy thoái.
• Rõ nét nhất là tất cả các tập đoàn có đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế nước này đều thua lỗ hay
chí ít là giảm lợi nhuận trong quí 4 năm 2008. Các tập đoàn lớn nhất như Temasek Holding, tập
đoàn đầu tư Singapore (GIC), tập đoàn viễn thông Sing Tel lớn nhất của Singapore,…đều công bố
kết quả kinh doanh thua lỗ hay lợi nhuận giảm.
• Khu vực sản xuất, đã suy giảm 10,7% trong vòng 3 tháng cuối năm so với cùng kỳ 2007, tăng
trưởng -4,1% trong năm 2008. 21/8/2008, Singapore chính thức rơi vào suy thoái khi Bộ công
thương nước này tuyên bố tổng sản phẩm nội địa quí 3 tiếp tục giảm 6,8% so với quí 2.
• Nền kinh tế Châu Á thực sự phải đối mặt rất nhiều thách thức để vượt qua khó khăn trong cuộc
khủng hoảng toàn cầu.
V.
Tình hình Việt Nam
 Nơi cảm nhận được sức phá hoại đầu tiên của cuộc khủng hoảng này trước hết là Mỹ – nền kinh
tế hàng đầu thế giới. Với tính liên thông cao của hệ thống ngân hàng, tài chính, cuộc khủng hoảng
này ngay lập tức ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh ở châu Âu, châu Á như: Đức,
Cơn bão khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã tàn phá nặng nề nền kinh tế thế giới. Anh,
Pháp, Nhật, Singapore ... Toàn bộ kinh tế thế giới bị đẩy vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng,
hầu hết các nước đều có mức tăng trưởng âm.Với một độ mở rất cao nên ảnh hưởng của khủng

hoảng và suy thoái kinh tế tới nền kinh tế Việt Nam là không thể tránh khỏi.Biến cố kinh tế thế
giới tác động rõ nét tới độ ổn định và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2008 đã
đi qua với lãi suất cao và vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, sụt giảm của TTCK đang
tiếp diễn,những cơn sốt giá lương thực và năng lượng...
 Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với thu hút vốn FDI đạt kỷ lục 17,8 tỷ USD và kinh tế tăng
trưởng 8,4%. Tâm lý chung là lạc quan và phấn khởi. Bởi vậy, mức nhập siêu tăng gấp gần 2,5
lần so với năm 2006 và chỉ số lạm phát lần đầu trở lại với 2 con số sau hơn một thập kỷ kể từ
1995 không thực sự khiến nhiều nhà kinh tế và giới kinh doanh lo âu. Trước những dấu hiệu gia
11




















tăng lạm phát xuất hiện cuối năm 2007, ngay từ đầu năm 2008, ngân hàng Nhà nước đã theo đuổi

chính sách tiền tệ thắt chắt. Những động thái đầu tiên được thực thi trong quí I/2008 gây cú sốc
với nền kinh tế.
Lần lượt dầu thô, lương thực, và vàng trở thành đối tượng tập trung đầu cơ cao. Diễn biến phức
tạp của giá dầu mỏ. Mâu thuẫn chính trị ở một số khu vực nhạy cảm dầu mỏ trên thế giới và hoạt
động tích cực của các nhà đầu cơ đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh trong suốt 6 tháng đầu năm 2008,
lên mức đỉnh cao, lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế thế giới, dầu thô được giao dịch với giá 147
USD/thùng vào ngày 11/7/2008. Giá nhiên liệu tăng cao đặt các nền kinh tế toàn cầu trong tình
trạng báo động đỏ khủng hoảng năng lượng.
Tại Việt Nam, xăng A92- nhiêu liệu tiêu dùng phổ biến nhất, lần tăng giá đầu tiên trong năm 2008
vào tháng 2, từ 13.000 đồng lên 14.500 đồng/lít. Xăng dầu là vật tư thiết yếu của sản xuất và hàng
hóa trong đời sống. Chính phủ Việt Nam từ lâu vẫn duy trì sự điều tiết chặt chẽ thông qua thuế,
truyền thông, và qui định giá.
Nạn đầu cơ cũng khiến giá lương thực tăng nhanh từ tháng 4 đến tháng 6/2008. Trong ba tháng,
giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lần lượt tăng 23,6%; 40,4% và 26,7%. So với tháng 1, giá gạo
xuất khẩu của tháng 4/2008 đã tăng hơn hai lần. Giá gạo xuất khẩu của tháng 6/2008 tăng cao
nhất, 1.005 USD/tấn.
Trước tình hình giá lương thực tăng cao, Việt Nam đã lựa chọn giải pháp tạm ngừng xuất khẩu
để quan sát. Trong khi đó, các quốc gia nhập khẩu nỗ lực tích lũy lương thực để duy trì ổn định
giá cả và đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế này dẫn tới hai hiệu ứng đồng thời: giá lương thực
tiếp tục bị đẩy lên cao; và hành động “bơm" thêm tiền để mua lượng thực của các Chính phủ
khiến tình hình lạm phát ở nhiều quốc gia càng thêm trầm trọng.
Căn bệnh lạm phát hoành hành ở nhiều quốc gia.Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu
năm 2008. Cuối tháng 6/2008, chỉ số giá so với kỳ gốc 2005 là 144,30%. Trong quí III/2008, tốc
độ tăng CPI giảm dần.
Tính cả quí, CPI chỉ tăng 4,18 điểm %. Từ tháng 10/2008, xuất hiện dấu hiệu giảm phát khi CPI
giảm xuống 148, 20 so với mức 148,48 của tháng trước. Với Việt Nam, những tháng biến động
năm 2008 là một thời kỳ phân hóa mạnh giữa các doanh nghiệp dựa trên tiêu chí cơ bản nhất:
năng lực cạnh tranh.
Năm 2008, lần đầu tiên GDP bình quân đầu người của Việt Nam vượt qua mốc 1.000 USD. Mục
tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2009 được Quốc hội đặt ra là 6,5%.

Nếu tăng trưởng kinh tế diễn ra theo đúng kịch bản 6,5% thì trong năm 2009, Việt Nam vẫn tiếp
tục là nền kinh tế thu hút nhiều quan tâm của cộng đồng kinh doanh và tài chính quốc tế.
Tuy vậy, khó khăn về nguốn vốn và tín dụng quốc tế chưa qua đi. Thu hút vốn FDI trong năm sẽ
gặp nhiều khó khăn. WB dự báo dòng vốn tư nhân chảy sang các nước đang phát triển sẽ giảm
mạnh từ 1.000 tỷ USD (2007) xuống còn 530 tỷ USD trong năm 2009.Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
sẽ trở thành vấn nạn của năm 2009, kéo theo hiệu ứng xã hội tiêu cực, tạo đủ công ăn việc làm là
một thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm 2009. Thu hẹp qui mô và giãn sản xuất, đồng
nghĩa với cắt giảm nhân công hoặc sử dụng không hết thời gian làm việc, là những giải pháp phổ
biến tại nhiều đơn vị sản xuất thời gian qua. Ngay trong khu vực vốn tạo nên cơn sốt nhân lực
trong năm 2006-2007 là tài chính, ngân hàng, và chứng khoán cũng hình thành xu thế cắt giảm
mạnh.
Nhìn vào lĩnh vực xuất khẩu, năm 2008 mức xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng ngoạn mục
(do tăng về số lượng và cả giá cả). Nhưng 7 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu ước
đạt khoảng 32,35 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, kém xa so với mục tiêu đề ra
12


























(mục tiêu cho cả năm là 64,75 tỷ USD). Giá dầu thô giảm 53,1%, giá cao su giảm 45,8%, giá hạt
tiêu giảm 33,2%, giá cà phê giảm 29,24%, giá gạo giảm 28,6%, giá hạt điều giảm 19,5%, giá than
đá giảm 15,8%, chè giảm 9%... Ước tính sơ bộ, với việc giảm giá xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu
trên, kim ngạch xuất khẩu giảm do giá lên tới trên 6 tỷ USD.
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng 2,3% so với tháng 6 năm 2009 và tăng 7,6% so với
cùng kỳ năm 2008. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm
2009 tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2008.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng đầu năm 2009 đã giảm xuống một con số, với mức tăng
9,25% so với 7 tháng đầu năm 2008.
Đánh giá chung tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm 2009 tuy còn nhiều khó khăn nhưng tiếp tục
phát triển theo chiều hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp ổn định, ngành công nghiệp tiếp tục
phục hồi và liên tục tăng trưởng trong 6 tháng qua; khu vực dịch vụ, đặc biệt là thị trường trong
nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, trong từng ngành, lĩnh vực còn nhiều
khó khăn, nhất là hoạt động xuất khẩu giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số tiền tệ,
tín dụng đang tăng khá cao, cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để tránh gây tái lạm phát…
Một số biện pháp của Việt Nam.
Là một thành viên mới của WTO, lần đầu tiên Việt Nam chịu tác động một cách rõ nét và trực
tiếp nhất tác động của khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới. Xuất nhập khẩu, đầu tư nước
ngoài giảm mạnh đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống gây ra nhiều hệ lụy trong sản
xuất, tiêu dùng, cải thiện điều kiện sống của người dân…

Trong bối cảnh chung đó, biện pháp mà chúng ta áp dụng để kích thích kinh tế cũng giống như
các nước khác: thông qua “các gói kích cầu”.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn
chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với những biện pháp
chủ yếu như:
Giảm thuế, giãn thuế và hoàn thuế.
Hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.
Hạ lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tăng đầu tư công cho kết cấu hạ tầng từ nguồn trái phiếu chính phủ và hỗ trợ trực tiếp cho người
dân thông qua các chính sách an sinh xã hội.
Việc triển khai các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế do Chính phủ đưa ra, đã mang lại cho
nền kinh tế những dấu hiệu tích cực bước đầu: tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ cao
trong bối cảnh nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB
nhận định rằng khả năng khủng hoảng ở Việt Nam là thấp…
Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế này đã làm bộc lộ rõ hơn nhiều vấn
đề trong nội bộ nền kinh tế cần được giải quyết để nền kinh tế khôi phục đà tăng trưởng và phát
triển bền vững:
Thứ nhất, cần xác định cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, phù hợp với thế mạnh, tiềm năng của từng
địa phương, vùng miền, để có cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, tránh tình trạng chuyển
dịch cơ cấu một cách khiên cưỡng, hình thức, theo phong trào. Đã đến lúc chú trọng đến chuyển
dịch cơ cấu lao động và mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lao động.
Thứ hai, nhìn nhận lại vai trò của nông nghiệp và các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Thực
tế mấy chục năm qua cho thấy, mỗi khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, nông nghiệp lại
nổi lên như một sự trợ giúp đáng kể. Trong những tháng đầu năm 2009, giá dầu sụt giảm kỷ lục,
nhiều mặt hàng xuất khẩu lao đao, thị trường xuất khẩu thu hẹp thì xuất khẩu gạo lại nhộn nhịp,
góp phần đáng kể vào việc hạn chế mức giảm xuất khẩu. Các nhà kinh tế cho rằng, dù kinh tế thế
13


giới suy giảm thì nhu cầu đối với lương thực, các mặt hàng nông sản không bị sụt giảm như đối

với các hàng tiêu dùng cao cấp, xa xỉ.
 Thứ ba, vai trò quan trọng của thị trường nội địa. Nền kinh tế của nước ta có độ mở rất lớn đồng
nghĩa với việc nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, trong khi sự biến động của thị
trường này hết sức phức tạp và khó lường. Nếu thị trường nội địa với trên 80 triệu dân không
được khai thác, cạnh tranh để chiếm lĩnh, chúng ta sẽ mất chiếc “phao an toàn” khi nền kinh tế
toàn cầu gặp rủi ro. Điều cần nhấn mạnh là sân nhà mà chúng ta bỏ qua lại chính là một lợi thế
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
 Thứ tư, tính hiệu quả của khu vực doanh nghiệp và sự lành mạnh của hệ thống tài chính – ngân
hàng. Vấn đề này đã được bàn nhiều, tuy nhiên cuộc khủng hoảng lần này cho thấy cần phải thực
hiện một cách quyết liệt các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp nhà nước. Sự lành mạnh trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ảnh
hưởng rất đáng kể đến sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng.
VI.
Kết luận.
 Các cuộc khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản đã xảy ra, chúng gây ra những hậu quả hết
sức nghiêm trọng đối với các nền kinh tế cường quốc nói riêng và cả thế giới nói chung.
 Trải qua nhiều lần lâm vào các cuộc khủng hoảng các nên kinh tế dần dần quen dần với chu kỳ
của khủng hoảng kinh tế, từ đó đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn nhằm phục hồi lại nền kinh tế
sau mỗi đợt khủng hoảng.
 Cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2007 – 2010 đã tác động sâu rộng vào mọi mặt của các nền
kinh tế trên thê giới. Nó đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2010. Mỹ
cùng nhiều quốc gia khác đã phải gánh chiệu những tổn thất nặng nề mà cuộc khủng hoảng này
mang lại. tuy nhiên đến năm 2010 tình hình kinh tế thế giới bắt đầu có những chuyển biến tích
cực, khả quan báo hiệu cho thời kì phục hồi của nền kinh tế toàn cầu tuy nhiên sự hồi phục vẫn
còn rất chậm. Đến tận bây giờ năm 2014 mặc dù tình hình kinh tế đã khá lên rất nhiều nhưng các
nước, đặc biệt là Mỹ vẫn còn bị những ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, em mong thầy
và các bạn có thể góp ý, giúp đỡ để bài viết của em được tốt hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!


14


15



×