Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.5 KB, 10 trang )

Tiểu luận

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG
GVHD: Trương Trọng Tài

Họ và tên : Lê Xuân Trường
Lớp : Ngân Hàng 2012TP1
Điện thoại : 0982.021.888
Email :


Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nợ công:
Bài tiểu luận viết về vấn đề nợ công ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1999 tới nay
Thực trạng, sự ảnh hưởng của nợ công, nguyên nhân dẫn đến nợ công ở Việt Nam và một
vài biện pháp xử lý, quản lý tình hình rủi ro ở Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn đức thành (2011) “Nợ công ở Việt Nam: Một số phân tích và thảo luận “,
Hội thảo về kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015
2. Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2011), “ tình hình nợ công và quản lý
nợ công ở Việt nam “, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, số 14
3. Võ Trí Thành (2010), “ Ba rủi ro lớn từ nợ công của Việt nam “
4. Nguyễn Hoài (2011), “Nợ công tại Việt Nam: Hậu hoạ và bài học từ lưỡi dao “
S&P
5. Vũ Thành Tựu (2010) “Tính bền vững của nợ công ở Việt nam “
6. Bộ tài chính, bản tin nợ nước ngoài số 7, tháng 7/2011
7. Nguyễn Thị Thanh Hà (2011), An Overview of Public Debt Management in
Vietnam, Eighth UNCTAD Debt management conference, Geneva, 1416/11/2011
8. Benedict Bingham (2010), Vietnam: Fiscal Strategy and public Debt, IMF Hanoi
9. Economist Intelligence Unit (2011), Country Report: Vietnam.




Nợ công là khoản nợ mà chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi
trả khoản nợ đó
Vì vậy thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ nhà
nước hay nợ chính phủ
Tuy nhiên nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia
Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia bao gồm hai bộ phận là nợ cuả
nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp,tổ chức cá nhân) như vậy nợ công chỉ là một
bộ phận của nợ quốc gia
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu công quá lớn của chính phủ
chi tiêu nhằm
- Phân bổ nguồn lực
- Phân bổ lại thu nhập
- Ổn định lại kinh tế vĩ mô
Tuy nhiên chi tiêu công quá lớn hay kém hiệu quả cũng sẽ gây ra những bất ổn cho nền
kinh tế
Nợ công là do sự mất cân đối thu chi và dẫn tới thâm hụt ngân sách
tuỳ thuộc vào thể chế kinh tế và chính trị thì quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia cũng
có sự khác biệt
Vì vậy khái niệm về nợ công theo quy định cuả pháp luật việt nam được đánh giá là hẹp
hơn so với thông lệ quốc tế
Trong bối cảnh hiện nay tình hình nợ công đan lan rộng và cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu chưa tìm ra lối thoát,nhiều chuyên gia nghiên cứu đã cảnh báo nợ công của việt
nam cũng đang ở mức nguy hiểm và có xu hướng gia tăng nhanh.Có rất nhiều rủi ro tiềm
ẩn trong chi tiêu công , trả nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, đòi hỏi phải có cái
nhìn nghiêm túc về vấn đề này để cónhững giải pháp quản lý nợ công một cách hiệu quả
trong thời gian tới.
Bài viết phân tích thực trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay,những nguyên nhân và đề
xuất và một số giải pháp kiểm soát nợ công trong bối cảnh nợ công ở nhiều nước trên thế

cũng như ở việt nam vẫn đang lan rộng và khó giải kiểm soát
Nguyên nhân gây ra nợ công ở Việt Nam
- Nguyên nhân trực tiếp :
Hiệu suất sử dụng vốn vay: Nói đến hiệu quả sử dụng vốn vay ta nghĩ ngay đến chỉ số
ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm đơn vị sản lượng trong một thời ký nhất định
cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó, ICOR càng cao thì chứng tỏ
hiệu quả đầu tư càng thấp
Thâm hụt ngân sách nhà nước: Để bù đắp bội chi ngân sách Việt Nam buộc phải vay
trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không
sinh lợi nên toàn bộ chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong
nước và ngân sách nhà nước
Cơ cấu khoản nợ: trong cơ cấu nợ công của Việt Nam thì nợ nước ngoài chiếm tỷ
trọng cao không những thế nợ nước ngoài của Việt Nam còn khá đa dạng về cơ cấu tiền
vay và nó tiềm ẩn những rủi ro khi có hiến động trên thì trường tài chính thế giới


Yếu tố lãi suất: Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp, các khoản vay của
Việt Nam có lãi suất cao hơn và khoản vay với lãi suất thả nổi ngày càng tăng cũng là
những áp lực nợ công cho chính phủ Việt Nam.
- Nguyên nhân sâu xa
Khả năng quản lý nợ công của Việt Nam còn lộc lộ nhiều điểm yếu kém đẫn đến việc
thiếu tập trung, thậm chí còn thiếu minh bạch trong quản lý, sử dụng vốn, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tham nhũng
Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong vấn đề nợ công còn chưa rõ ràng
nên dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong quản lý nợ công.
Quản lý nợ công chưa chặt chẽ nên tiy lệ thất thoát của các công trình đầu tư nhà
nước chưa được thừa nhận chính thức, dẫn đến thất thoát rất lớn
Cách tính nợ công của Việt Nam chưa hoàn toàn chính xác nên con số chưa phản ánh
đúng thực trạng nợ công của Việt Nam.
Đầu tư dàn trải thiếu tập trung. Vốn ưu tiên được phân bổ vào quá nhiều dự án nên

thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình
vào sử dụng; đầu tư phân tán, dàn trỉa dẫn đến dư thừa công suất, tỷ suất sử dụng công
trình không đạt như dụ kiến, chi phí vận hành không giảm; đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu
quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiểt, đầu tư các dự án chưa cần thiết dẫn tới công trịnh cụ
thể hoàn thành mà không đưa vào sử dụng hoặc công trình dở dang, không hoàn thành
được dẫn đến lãng phí đầu tư kéo theo sự gia tăng của những khoản nợ công.
Thực trạng nợ công của việt nam hiện nay
Theo luật quản lý nợ công của Việt Nam năm 1999, nợ công bao gồm: nợ chính
phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
Theo báo cáo của bộ tài chính, cợ cấu nợ công của chính phủ tính đến ngày 31/12/2010
như sau:
Nợ chính phủ chiếm 80%
Nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 19%
Nợ chính quyền địa phương 1%
Trong cơ cấu nợ công tính đến ngày 31/12/2010
Nợ trong nước chiếm 42%
Nợ nước ngoài chiếm 58%
Trong cơ cấu nợ nước ngoài
Nợ song phương chiếm 46,66%
Nợ đa phương chiếm 44,59%
Còn lại các khoản nợ tín dụng thương mại , tín dụng tư nhân và trái phiếu …
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nợ công ở Việt Nam có xu
hướng tăng nhanh.Theo đánh giá của bộ tài chính, nợ công Việt Nam năm 2007 chiếm
33,8% GDP, năm 2008 chiếm 36,2% GDP, năm 2009 chiếm 41,9% GDP năm 2010
chiếm 52,6% GDP, năm 2011 chiếm 58,7% GDP.
Còn theo đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công Việt Nam tăng từ 31,7% GDP
năm 2001 lên 42,2% GDP năm 2005, đạt 52,7% GDP năm 2010
Tính trong giai đoạn 2007-2011 nợ công Việt Nam đã tăng khoảng 25%, đạt mức tăng
trung bình 5%/năm
Tính theo tốc độ tăng trung bình thì thì dự báo nợ công sẽ đạt 100% GDP vào năm 2019



Khi nợ công tăng cao khiên ngân sách của Việt Nam bị thâm bụt luôn ở mức độ lớn
Nếu cơ cấu nợ công Việt Nam chia theo chủ nợ thì nợ công Việt Nam hiện nay chủ yếu
được vay bằng Việt Nam đồng, Đồng yên, đồng đô la, điều này cũng đồng nghĩa với việc
rủi ro về tỷ giá, lãi suất. Vay nước ngoài lớn nhất là nhật bản 17%, vay ngân hàng World
bank (WB) thông qua nguồn vốn đặc biệt 13%, vay ngân hàng phát triển châu á (ADB)
8%... Vay trong nước chủ yếu là đầu tư trái phiếu 28%, bảo hiểm xã hội 5%, vay tạm ứng
tồn ngân kho bạc 9%, vay khách hàng 20%. Như vậy cơ cáu dư nợ công chia theo chủ nợ
thì sẽ liên quan rất nhiều tới tỷ giá và lãi suất
Nợ công nhìn dưới góc độ chỉ số tín nhiệm quốc gia: thể hiện qua chỉ số xếp hạng quốc
gia, khi chỉ số xếp hạng các quốc gia nếu được xếp hạng cao thì sẽ được vay trên thị
trường quốc tế vế lãi suất và chi phí thấp. Theo đánh giá của các tổ chức Moody’s, S&P,
Fitch thì nợ công của Việt Nam ở mức ổn định nếu so với một số nước trong khu vực
Những rủi ro tiềm ẩn của nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua tình hình chi tiêu công ở Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả
cao cũng đang là câu hỏi lớn cho chính phủ
Không những thế Việt Nam có thu nhập trung bình thấp, dân số thì đang già hoá nhanh,
năng suất lao động bình quân thấp và giảm dần gây áp lực lớn khiến nợ công tăng nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, năm 2013 thu nhập bình quân của Việt Nam chỉ đạt gần
2.000 USD/người/năm. Năng suất lao động thì thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11
lần, Hàn Quốc 10 lần
Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ chính phủ trên ngân sách nhà nước và nghĩa vụ trả nợ công trên
ngân sách nhà nước đang ở mức cao và có xu hướng tăng
bội chi lớn hơn chi đầu tư phát triển tổng thu từ thuế và phí nhỏ hơn chi thường xuyên
cũng làm giảm tính bền vũng nợ công, tạo rui ro lớn cho ngân sách nhà nước trong trung
và dài hạn
Ngoài ra nợ công của Việt Nam cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác, có nguy co gây mất
ổn định kinh tế vĩ mô như rủi ro không trả được nợ từ các khoản nợ được chính phủ bảo
lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư các dự án trọng điểm, rủi ro từ nợ xấu, rủi ro

nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các doanh nghiệp chuyển thành nợ công, sử
dụng vốn vay kém hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ khó khăn
Rủi ro tăng trưởng kinh tế giảm sút và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thấp
ảnh hưởng đến sự bền vững của nợ công.
Vấn đề chi tiêu không đúng chế độ
Sử dụng tài chính chưa đúng mục tiêu, không đúng nguồn
Dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách, lãng phí và thất thoát diễn ra khá phổ biến
Theo số liệu của kiểm toán nhà nước năm 2008 công bố số tài sản mua sai chế độ , sử
dụng sai mục đích của 8 bộ ngành lên đến 95 tỷ đồng
Kiểm toán nhà nước cũng thống kê những thất thoát tiền của trong chi tiêu công ở hầu hết
các dự án lên tới 783,8 tỷ đồng năm 2008
Rủi ro trong trả nợ công
Nợ công của Việt Nam hiện nay gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài
nợ trong nước chủ yếu là trái phiếu chính phủ mà hệ thống ngân hàng thương mại mua


nợ nước ngoài chủ yếu là nợ song phương và nợ đa phương
về nợ trong nước hiện nay ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống ngân hàng như tính thanh
khoản và nợ xấu, nếu trường hợp xấu hệ thống ngân hàng Việt Nam có khả năng chao
đảo và có nguy cơ sụp đổ.
Đối với vấn đề nợ nước ngoài khả năng thanh toán nợ của Việt Nam
Nợ nước ngoài của Việt Nam tăng từ 31,4% năm 2006 lên 42,2% năm 2010 và nợ nước
ngoài của khu vực công tăng từ 26,7% năm 2006 lên 31,1% GDP năm 2010
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của chính phủ so với thu ngân sách nhà nước duy trì ở mức
3,5-3,6%/năm, nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn so với xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ duy
trì ở mức 3,3-4,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010.
Qua tính toán trên cho tháy khả năng thanh toán nợ của Việt Nam đang giảm dần và tính
thanh khoản của nợ công hiện nay cũng được đánh giá khá tốt vì các khoản vay dài hạn
với lãi suất thấp chiếm tới 80%. Mặc dù vậy nợ công của Việt Nam vẫn có thể xẩy ra khi
những rủi ro về thanh khoản, thời gian trả nợ bị xáo trộn.

điều đáng lo ngại là rủi ro về tính thanh khoản của những khoản nợ nước ngoài ngắn hạn
vì tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam trên tổng dư nợ ngắn hạn đã và đang sụt giảm với
tốc độ rất nhanh, từ mức 100 lần năm 2007 xuống còn 28 lần năm 2008, còn 3 lần năm
2009 và chỉ còn gấp khoảng 2 lần năm 2010.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công hiện nay
- Việt Nam hiện nay chính sách điều hành vĩ mô còn bất cập, thiếu ổn định. Biểu
hiện ở chỗ thâm hụt ngân sách cao lại để kéo dài , trong khi tỷ lệ huy động GDP
vào ngân sách thuộc loạ cao nhất thế giới
- Lạm phát cao và biến động khiến mối quan hệ giữa chính sách tài khoá và tiền tệ
còn lỏng lẻo… Ngoài ra còn một loại rủi ro tiềm ẩn lớn khác là quản lý nợ cong
trong nước hiện chưa được chú trọng
- Mở rộng đầu tư công ồ ạt không có hiệu quả không những thế chi tiêu và đầu tư
nợ công kém hiệu quả đang đem lại những rủi ro đáng báo động cho nền kinh tế. Nó
khiến mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn ở mức cao trong khu vực, đồng thời
khiến hiệu quả đầu tư trên một đồng vốn luôn ở mức thấp
Nếu như trong giai đoạn 2000 – 2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng thăng
thêm của GDP, đến giai đoạn 2006 – 2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ta được 1
đồng tăng thêm của GDP
Trong thời gian gần đây Việt Nam đang gặp phải vấn đề thâm hụt kép : Thâm hụt
ngân sách và chi tiêu công đều ở mức cao
Tuy chưa đr để xẩy ra một cuộc khủng hoảng nợ công như một số nước châu Âu và
châu Mỹ như thời gian qua, bởi vậy Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng khi tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm thì
chính phủ buộc phải lựa chọn các gói kích thích kinh tế khiến nợ công ngày một gia
tăng mạnh hơn.
- Chính sách kích cầu của chính phủ trong những nhăm qua đã khiến bội chi ngân
sách của Việt Nam tăng cao và chính phủ buộc phải vay nợ để bù đắp ngân sách, dẫn
đến nợ công tăng cao
Trong những năm gần đây ngân sách nhà nước vốn đã rất căng thẳng vì nguồn thu từ
thuế giảm do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với giá dầu thế giới

liên tục giảm giá khiến doanh thu của chính phủ bị ảnh hưởng, cho nên việt chính phủ


tung ra các gói kính cầu nhằm giải quyết trước mắt cho nền kinh tế đã ảnh hưởng rất
lớn đến tài chính công.
- Nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn. Mặc dù trong cơ cấu nợ
công của Việt Nam hiện nay chưa tính đến nợ của khu vực doanh nghiệp nhà
nước nhưng trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp do chính phủ bảo lãnh hầu hết là
các khoản vay ngắn hạn, vì vậy trong trường hợp doanh nghiệp không còn khả
năng trả nợ, chính phủ sẽ là người trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Hơn thế nhiều chuyên gia cho rằng việc không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước
trong cơ cấu nợ công của Việt Nam là điều khó lường trước được rủi ro cũng là nhân
tố có khả năng rất lớn đưa Việt Nam rơi vào cái bẫy khủng hoảng nợ công nếu không
được kiểm soát tốt
Rõ ràng nợ của cả doanh nghiệp nhà nước và chính phủ đều tăng rất nhanh trong một
khoảng thời gian ngắn, trong khi đó mức tăng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà
nước thật sự đáng lơ ngại vì vậy chính phủ không nên loại nợ của doanh nghiệp nhà
nước ra khỏi nợ công của Việt Nam.
Giải pháp quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian tới
Để quản lý nợ công có hiệu quả ta nên xem xét lại những phân tích trên để thấy
được những tồn tại và để rút ra được bài học, giải pháp hiệu quả trong việc quản lý nợ
công hiện nay.
những yếu tố đã được phân tích ở trên cho thấy nợ công ở Việt Nam đang có nguy cơ
nằm trong vùng rủi ro cao, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng
chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, vốn, năng suất
lao động thấp. Cho đến nay nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn, trong vài năm
tới có khả năng sẽ tăng cao và thiếu bền vững.
Nhìn vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam từ nay đến năm 2020 có
thể thấy trong thời gian tói Việt Nam sẽ tiếp tục phải đi vay để bù đắp những thiếu
hụt đầu tư, bởi tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 27% GDP

,trong khi đó mức đầu tư toàn xã hội đòi hỏi mỗi năm là 42% GDP . Vì vậy ta có thể
quy tính không bền vững của nợ công trong thời gian tới như sau.
- Cần hoàn thiện thế chế chính sách và các công cụ quản lý nợ công
- Cânf tiếp tục giữ quan niệm về nợ công khác so với thông lệ phổ biến trên thế
giới cần xem xét lại. Cụ thể là hiện nay nước ta không tính phần lớn nợ của khu
vực doanh nghiệp nhà nước, phần chi bảo hiểm và chi lương hưu vào nợ công..
Điều này làm lệch bức tranh nợ công của Việt Nam và gây ảo giác về an toàn nợ
công.
- Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay có hiệu quả cao nhất, đặc biệt là
sử dụng nguồn vốn ODA, không những thế chúng ta cần phải khắc phục những
bát hợp lý và phải gắn kết từ khâu huy động đến khâu trả nợ; Xây dựng chương
trình đầu tư công trên cơ sở rà soát lại các chương trình, mục tiêu quốc gia
- Nhà nước cần tiếp tục đầu tư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hiện đại và
quan trọng . Mặc dù điều này sẽ khiến nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài của
Việt Nam tăng nhanh trong thời gian tới
- Nợ công còn phụ thuộc vào cán cân ngân sách và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đặng thặng dư


ngân sách. Tuy nhiên nếu mô hình kinh tế ở Việt Nam không có sự đổi mới, tiếp
tục dựa vào các yếu tố vốn và thâm dụng tài nguyên lao động thì tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới sẽ giảm dần, dẫn đến thâm hụt
ngân sách nợ công cao hơn. Thực trạng phát triển kinh tế hiện nay ở Việt Nam
cho thấy, việc đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam cho thấy việc đổi mới mô
hình tăng trưởng ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khúc mắc, đặc biệt là trong vấn
đề phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp nhà nước, công nghiệp hỗ trợ, cơ sở
hạ tầng …
Như theo đánh giá của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, mới mức tăng trưởng
GDP bình quân mỗi năm là 7%/năm cho giai đoạn 2011 – 2020, nếu thâm hụt
ngân sách nhà nước vẫn giữ ở mức bình quân là 5,6% GDP/năm như giai đoạn

2006 – 2010 thì nợ công của Việt Nam ( chưa tính nợ của các doanh nghiệp nhà
nước do chính phủ bảo lãnh ) sẽ vào khoảng 70,8% GDP năm 2020 ;75,5% GDP
năm 2025 và khoảng 78,1% GDp năm 2030. Với mức nợ công được dự báo như
trên khả năng vỡ nợ của Việt Nam là rất cao.
- Nợ công của Việt Nam thời gian tới phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của các
doanh nghiệp nhà nước. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nợ công của Việt Nam
hiện rất cao do chưa tính đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước được chính phủ
bảo lãnh nên không xác định chính xác số nợ công là bao nhiêu vì vậy chưa dự
báo được ngưỡng nguy hiểm của nền tài chính quốc gia đang ở mức độ nào. Đáng
lo ngại là hiều quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước nhìn chung rất thấp, thể
hiện ở tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỉ suất lợi nhận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) của các doanh nghiệp nhà nước luôn thấp hơn khu vực PDI và khu vực
doanh nghiệp tư nhân, đồng thời có xu hướng giảm trong 5 năm gần đây, đặc biệt
là năm 2011. Điều này chứng tỏ một đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra trong năm
2011 chỉ thu lại chưa bằng một nửa của 5 năm trước đây. Việc hoạt động kém
hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trong những năm tới rất ít có khả năng tự
chi trả và đều phải trông đợi vào sự cứu giúp từ phía nhà nước.
Trước những rủi ro tiềm ẩn của nợ công Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ban,
ngành đang lỗ lực tìm kiếm các giải pháp để quản lý nợ công một cách có hiệu quả,
tránh tình trạng khủng hoảng nợ công trong tương lai
Một số kiến nghị:
Cần thay đổi cách tính nợ công, trong đó cần phải tính cả nợ của các doanh
nghiệp nhà nước được bảo lãnh trong cơ cấu nợ công để có thể tính chính xác hơn số nợ
công hiện tại, có ở ngưỡng rủi ro hay không, từ đó mới có thể có những giải pháp quản lý
nợ công có hiệu quả hơn
Cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn
nợ nước ngoài. Nợ trong nước có thể huy động thông qua phát hành trái phiếu với lãi suất
phù hợp để huy động nguồn vốn nhà rỗi trong dân. Nếu không thay đổi được cơ cấu nợ
công theo hướng tăng cao nợ trong nước Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ nước
ngoài bởi thời gian tới những ưu đãi tù nguồn vốn ODA cho Việt Nam sẽ giảm mạnh,

buộc chính phủ phải tiếp tục đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi
suất cao và thời gian vay sẽ ngăn hạn hơn rất nhiều. Hơn nữa việc vay nợ các ngân hàng
nước ngoài rất nguy hiểm nợ gặp biến động bất lợi về tỷ giá


Cần phải tăng cường công tác giám sát và quản lý rủi ro về nợ công, phải nghiên
cứu triển khai phương án xử lý rủi ro
Kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Tăng cường phát triển thị trường trái phiếu trong nước: Phát triển thị trường trái
phiếu sơ cấp và ưu tiên hàng đầu; Phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng cường tính
thanh khoản và minh bạch của thị trường trái phiếu
Từng bước tăng cường cập nhật và công khai minh bạch thông tin về nợ công
thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin theo dõi giám sát và đánh giá bền vững nợ
công.
Xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý nợ công theo hướng
hiện đại hoá và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường công tác kiểm toán
nội cộ, giám sát rủi ro hoạt động, tự đánh giá công tác quản lý đối chiếu vớ các tiêu
chuẩn quốc tế
Đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nợ
Chú trọng công tác quản lý nợ chính quyền địa phương
Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả cơ quan quản
lý nợ.
Cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và nghiên cứu để từng bước cải thiện hệ số
tín nhiệm quốc gia
Cần thực hiện kỷ luật tài khoá một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình
trạng thâm hụt ngân sách triền miên và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ
công. Kỷ luật tài khoá cần thực thi nhằm giảm thâm hụt ngân sách một cách cứng rắn
theo lộ trình rõ ràng
Cần phải cân nhắc kỹ hiệu quả của các dự án sử dụng vốn ngân sách vốn vay
trước khi quyết định đầu tư.

Phải có những lĩnh vực ưu tiên rõ tàng trong chi tiêu sử dụng nợ công, như cơ sở
hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội, các doanh nghiệp nhà nước không vì mục
đích thương mại. Các doanh nghiệp nhà nước vì thế cũng cần phải thu hẹp theo hướng:
tiếp tục phát triển các doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích công ích và được chính phủ bảo
lãnh, đồng thời cũng nên bán các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thương mại cho các
nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư tư nhân trong nước.
Cẩn trọng hơn đối với quản lý rủi ro nợ công của khu vực doanh nghiệp nhà nước,
nợ doanh nghiệp nhà nước. Nợ công của doanh nghiệp nhà nước, nợ chính phủ và nợ
công đề tăng rất nhanh mà mỗi một bộ phận nợ này lại có tính chất và cấu trúc khác nhau,
đem lại những thuận lợi và rủi ro khác nhau nên cần phải có nhưng biện pháp quản lý phù
hợp có hiệu quả để quản lý nợ hiệu quả hơn, phải tránh tình trạng một vài doanh nghiệp
nhà nước mất khả năng trả nợ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp nhà nước
khác, gây đổ vỡ hàng loạt hệ thống tài chính – ngân hàng do nợ xấu của các doanh
nghiệp, khiến chính phủ mất khả năng giúp doanh nghiệ trả nợ và dẫ đến tình trạng vỡ
nợ.
Cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả, chế độ kiểm toán minh bạch
và có trách nhiệm để có thể kiểm soát tốt hơn nợ công của Việt Nam. Chính phủ cũng cần
phải được thế chế hoá và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu không đúng mục
đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép. Luật ngân sách cũng cần phải được rà soát lại
nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công. Nếu không có cơ chế quản lý công hiệu quả
chúng ta không thế đấu giá chính xác , thấu đáo tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng dự


trữ quốc gia là bao nhiêu , nợ công trong nước hay nợ công nước ngoài đang gặp mối
nguy hiểm gì, do vậy sẽ dễ dẫn đến nguy co vỡ nợ.
Nhìn chung cho đến nay quản lý nợ công ở Việt Nam vẫn chưa có hiệu quả cao. Trong
những tháng đầu năm 2012 sự phá sản của tập đoàn Vinalines lại một lần nữa cảnh báo
tình trạng nợ công của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhanh và theo đánh giá của quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), đến năm 2015 nợ công của Việt Nam có khả năng tăng lên là 86,2 tỷ USD
chiếm 65% GDP. Vì vậy việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ

công là môtj nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ và các ngành, các cấp có thẩm quyền
để có thể quản lý nợ công tại Việt Nam an toàn và hiệu quả



×