Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.02 KB, 11 trang )

Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công

TIỂU LUẬN :

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG

GV

: Trương Trung Tài

Họ tên SV : Ngô Thanh Thảo
Lớp

: Ngân Hàng 2012

ĐT

: 090.3.613.993

Email:

SV : Ngô Thanh Thảo

Page 1


Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
TÓM TẮT :
Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia.
Việc vay nợ để phát triển đối với một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp.


Trong kinh doanh, không ở đâu có thể phát triển mà không có vay mượn. Số liệu
thống kê cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ , Nhật Bản, Trung
Quốc,…. cũng chính là những con nợ kếch xù. Nợ công đã trở thành một trong
những vấn đề quan trọng và phức tạp trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như
toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Nhiều nước có mức nợ công rất lớn đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính và thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.
Tại Việt Nam, câu chuyện nợ công cũng đang được người dân đặc biệt quan tâm
trong thời gian gần đây, những con số mà Bản tin nợ nước ngoài của Bộ Tài Chính
đưa ra cho thấy quy mô nợ đang tăng nhanh. Do đó bài viết sẽ nêu lên những con
số cụ thể về tình hình nợ công ở Việt Nam nhằm phản ánh rõ hơn thực trạng tình
hình nợ công của Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để giải
quyết vấn đề.
Do sự hiểu biết còn hạn chế về nhiều mặt cũng như chưa có kinh nghiệm làm bài
nhiều nên bài viết khó tránh khỏi những sai sót. Mong thầy nhận xét hướng dẫn để
em có thể rút kinh nghiệm và có thể đạt kết quả tốt hơn trong những bài viết sau.

SV : Ngô Thanh Thảo

Page 2


Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
1. GIỚI THIỆU :

Kinh tế thế giới hiện đang trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, khủng hoảng nợ
công đang xảy ra tại Châu Âu và điển hình nhất là Hi Lạp đang đứng trước nguy cơ
vỡ nợ và ảnh hưởng liên đới đến khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Các yếu tố rủi
ro ngày càng tăng cùng với sự hiện hữu nguy cơ suy thoái kép được cảnh báo…dẫn
đến việc cần thiết phải tái cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu và cải cách hệ thống tài
chính với việc áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vốn. Việc đảm bảo tính bền vững

của nợ công và giảm nợ xấu là những thách thức chung đối với nhiều nước trên thế
giới.
Trong bối cành nợ công Châu Âu đang lan rộng và cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu chưa tìm ra lối thoát, nhiều chuyên gia nghiên cứu đã cảnh báo nợ công
của Việt Nam cũng đang ở mức nguy hiểm và có xu hướng gia tăng nhanh. Có rất
nhiều rủi ro tiềm ẩn trong chi tiêu công, trả nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam,
đòi hỏi phải có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này để có những giải pháp quản lý nợ
công một cách hiệu quả trong thời gian tới.

2. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT :

Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB): Nợ công bao gồm tất cả các
khoản nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.
Hiện tượng này xuất hiện khi thu không đủ bù chi.
-

Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước (phát hành
trái phiếu, vay của Ngân hàng), nước ngoài (các thể chế siêu quốc gia như
Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF), được ký kết, phát hành nhân danh Nhà Nước,
nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát
hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không
bao gồm khoản nợ do Ngân hàn nhà nước phát hành nhằm thực hiện chính
sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ chính phủ thường được vay để tài trợ cho
thâm hụt ngân sách, nên nói cách khác nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách
lũy kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung qui mô của nợ chính phủ,
người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần tram so với

SV : Ngô Thanh Thảo

Page 3



Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn
trong nợ công của một quốc gia và gây ra những tác động mạnh mẽ lên nền
-

kinh tế.
Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài

-

chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Nợ của
chính quyền địa phương thường không chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công, vì
ngân sách địa phương chủ yếu từ trung ương hỗ trợ, chi trả.

Trong lĩnh vực tài chính công, một nguyên tắc quan trọng của ngân sách nhà
nước được các nhà kinh tế học cổ điển hết sức coi trọng và hiện nay vẫn được ghi
nhận trong pháp luật ở hầu hết các quốc gia, đó là nguyên tắc ngân sách thăng
bằng. Theo nghĩa cổ điển, ngân sách thăng bằng được hiểu là một ngân sách mà ở
đó số chi bằng với số thu. Về ý nghĩa kinh tế, điều này giúp Nhà nước tiết kiệm chi
tiêu hoang phí, còn về ý nghĩa chính trị, nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế tình trạng
Chính phủ lạm thu thông qua việc quyết định các khoản thuế.
Các nhà kinh tế học cổ điển như A.Smith, D.Ricardo, J.B.Say là những người
khởi xướng và ủng hộ triệt để nguyên tắc này trong quản lý tài chính công. Và chính
vì thế, các nhà kinh tế học cổ điển không đồng tình với việc Nhà Nước có thể vay
mượn để bù đắp chi tiêu.
Ngược lại với các nhà kinh tế học cổ điển, một nhà kinh tế học được cho là có

ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nửa đầu thế kỷ 20 là John M.Keynes(1883-1946) và
những người ủng hộ mình lại cho rằng trong những trường hợp đặc biệt là khi nền
kinh tế suy thoái đẫn đến việc đầu tư của tư nhân thấp, thì Nhà nước cần ổn định
đầu tư bằng cách vay tiền (tức là cố ý tạo ra thâm hụt ngân sách) và tham gia vào
các dự án đầu tư công cộng như đường sá, cầu cống và trường học cho đến khi
nền kinh tế có mức đầu tư tốt trở lại. Học thuyết của Keynes (cùng với sự chỉnh sửa
nhất định từ những đóng góp như phản đối của một số nhà kinh tế học sau này là
Milton Friedmen và Paul Samuelson) được hầu hết các Chính phủ áp dụng để vượt
qua khủng hoảng và tình trạng trì trệ của nền kinh tế.
Ngược lại với Keynes, Milton Friedmen cho rằng, việc sử dụng chính sách tài
khóa nhằm tăng chi tiêu và việc làm sẽ không có hiệu quả và dễ dẫn tới lạm phát
SV : Ngô Thanh Thảo

Page 4


Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
trong thời kỳ suy thoái vì người dân thường chi tiêu dựa trên kỳ vọng về thu nhập
thường xuyên chứ không phải thu nhập hiện tại và mọi chính sách đều có độ trễ
nhất định. Thay vì thực hiện chính sách tài khóa thiếu hụt, Nhà nước nên thực thi
chính sách tiền tệ hiệu quả. Còn Paul Samuelson, một nhà kinh tế học theo trường
phái Keynes, đã có những bổ sung quan trọng trong quan niệm về chính sách tài
khóa của Keynes. Ông cho rằng để kích thích nền kinh tế vượt qua sự trì trệ, cần
thiết phải thực hiện cả chính sách tài khóa mở rộng lẫn chính sách tiền tệ linh hoạt
Theo Elmendorf và Mankiw (1999) nợ công có ảnh hưởng quan trọng đến nền
kinh tế cả trong ngắn và dài hạn. Các khoản nợ (phản ánh tài trợ thâm hụt) có thể
kích thích tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn do lượng vốn cung cấp cho nền
kinh tế tăng cao, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của những cá nhân và tổ chức
trong nền kinh tế, nhưng chèn lấn vốn đầu tư và làm giảm sản lượng trong dài hạn.
Nợ công cao có thẻ ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng thong qua lãi

suất dài hạn cao hơn, bóp méo hệ thống thuế trong tương lai cao hơn, lạm phát và
sự không chắc chắn cao hơn về các triển vọng và chính sách.
Arnold (2008) khẳng định rằng cách duy nhất để thu hút vốn FDI trong thời gian
dài là chính phủ phải quản lý quá trình này chặt chẽ hơn. Vào những năm 90, Mỹ có
nhiều FDI hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Trung Quốc đã sẵn sàng tham gia vào
nền kinh tế thế giới, dòng FDI đã thay đổi rất lớn và chảy vào Trung Quốc. Ngày nay,
Trung Quốc được biết đến là môt quốc gia thu hút nhiều FDI nhất. Tuy nhiên, vấn đề
lớn của Trung Quốc là lạm phát cao do không thể kiểm soát được số lượng FDI.
Trong các cuộc nghiên cứu tương tự về vấn đề nợ công, Jaimovich, D và
Panizza, U (2010) đã chứng minh rằng các nước đang phát triển có xu hướng cam
kết với nợ công nhiều hơn so với các nước phát triển. Nghiên cứu cũng phát hiện ra
rằng bất kỳ quốc gia nào có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn sẽ có nợ công
nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả này có thể không còn thích hợp với tình hình hiện nay
vì hầu hết các nước phát triển có xu hướng muốn có nợ công càng nhiều càng tốt.
Lý do dẫn đến sự nhầm lẫn này là do tác giả sử dụng số liệu của các nước OECD
cho mục đích nghiên cứu. Sức mạnh và tiềm năng của các nền kinh tế mới nổi đã bị
bỏ qua, và cuối cùng dẫn đến sai sót này.
Theo Don P. Clark (2011), sự gia tăng FDI sẽ ảnh hưởng đến nợ công. Trung
Quốc và Mỹ là ví dụ thích hợp cho trường hợp này. Bằng chứng cho thấy rằng khi
SV : Ngô Thanh Thảo

Page 5


Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
FDI đến bất kỳ quốc gia nào càng lớn thì nó sẽ càng là một kênh quan trọng làm
thay đổi tỷ lệ lãi suất. FDI không chỉ có thể luân chuyển vòng quanh vốn, mà còn có
thể vay nhiều hơn từ bên trong quốc gia đó. Do khả năng luân chuyển vốn như vậy,
hình ảnh xấu của FDI thường được gọi là cuộc chiến huy động vốn. Khi cuộc chiến
huy động vốn xảy ra, thảm họa sẽ tấn công bất kỳ một nền kinh tế nào có liên quan

bởi vì chính phủ không thể kiểm soát được cung tiền.
Theo M. Reinhart và S. Rogoff (2010), hai nhà kinh tế học nổi tiếng về nghiên
cứu lĩnh vực nợ công, đã xem xét mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
với các mức độ khác nhau của nợ công ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi,
dựa trên chuỗi số liệu quá khứ dài hạn và mô tả thực nghiệm đã đưa ra kết quả tác
động phi tuyến của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế.
Lựa chọn tối ưu nhất đối với nợ công là làm thế nào để quàn lý nó một cách có
hiêu quả. Theo định nghĩa, nợ công không xấu nếu một quốc gia có khả năng thanh
toán nó. Tuy nhiên, nhiều nước đã thất bại. Trên thực tế, các nước này không thất
bại về mặt nguyên tắc, mà lý do thất bại là do không có phương pháp thích hợp. Cả
thế giới đã thất bại vì các nước không thông hiểu lẫn nhau. Nói chung, vấn đề nằm
ở chỗ làm cách nào để các quốc gia thỏa hiệp cùng một chính sách tương tự là rất
khó khăn. Mỗi quốc gia có xu hướng phát hành trái phiếu và cố gắng để có lấy được
nguồn vốn trên thị trường quốc tế mà họ không có khả năng trả được (Gonzales,
2008).
Theo nghiên cứu của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới, một trong
những ví dụ điển hình cho bài học về nợ công là trường hợp của Trung Quốc trong
thế kỷ 20. Trong thời gian này, Trung Quốc phát triển nhanh chóng bằng cách mở
rộng các chính sách tài chính. Lúc đầu, lãi suất ở Trung Quốc thấp và nhiều nhà đầu
tư đã chọn đầu tư vào nước này. Các nhà đầu tư đã nhận được lợi nhuận khổng lồ
trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc có xu hướng bảo thủ hơn và lãi
suất sẽ cao hơn để ngăn chặn lạm phát. Bất động sản và đầu tư tài chính khác ở
Trung Quốc trở nên dễ bị tổn thương hơn vì Trung Quốc đang nắm giữ hầu hết trái
phiếu Mỹ. Trung Quốc có lẽ không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục cho Mỹ vay
nợ vì Trung Quốc sợ rằng Mỹ sẽ phá sản một ngày nào đó. Đó cũng sẽ là một dấu
chấm hết đối với Trung Quốc. Vì vậy, nợ công là một tay mạnh mẽ để huy động vốn

SV : Ngô Thanh Thảo

Page 6



Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
cho bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, sử dụng nợ công bằng quy trình quản lý yếu
kém sẽ dẫn đến sự mất kiểm soát.
Ngày nay, có rất nhiều quốc gia theo cùng một xu hướng phát triển. Hầu hết các
nước trong số đó chỉ cần sao chép, nhưng nhận ra được chính sách cụ thể nào là
phù hợp với quốc gia của họ nhất. Trường hợp của Hy Lạp và các nước Châu Âu là
bằng chứng mạnh mẽ nhất về cách họ tham gia vào thị trường thế giới và thất bại.

3. TÌNH HÌNH VIỆT NAM :

Theo Luật Quản Lý nợ công của Việt Nam năm 1999, nợ công bao gồm: nợ chính
phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo báo cáo của
Bộ Tài Chính, cơ cấu nợ công của Chính phủ tính đến ngày 31/12/2013 như sau:
- Nợ chính phủ chiếm 78%
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,4%
- Nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,6%
Về cơ cấu :
- Nợ trong nước chiếm 49,7%
- Nợ nước ngoài chiếm 50,3%
Trong cơ cấu nợ nước ngoài, nợ song phương chiếm 46.66%, nợ đa phương
chiếm 44.59%, còn lại các khoản nợ tín dụng thương mại, tín dụng tư nhân và trái
phiếu….
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nợ công ở Việt Nam có xu
hướng tăng lên rất nhanh. Theo đánh giá của Bộ Tài Chính, nợ công Việt Nam năm
2007 chiếm khoảng 33,8% GDP, năm 2008 chiếm 36,2% GDP, năm 2009 chiếm
41,9% GDP, năm 2010 chiếm 52,6% GDP, năm 2011 chiếm 55,4% GDP, năm 2012
chiếm 57,3% GDP và 2013 chiếm 54,2% GDP, nhưng năm 2014 nợ công dự tính sẽ
tăng vọt lên tới tận 60,3% GDP. Còn theo đánh giá của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế

(IMF),nợ công Việt Nam tăng từ 31,7% GDP năm 2001 lên 42,2% GDP năm 2005,
SV : Ngô Thanh Thảo

Page 7


Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
đạt 55,7% GDP năm 2012. Tính trong giai đoạn 2007-2012, nợ công Việt Nam đã
tăng khoảng 25%, đạt mức tăng trung bình 5%/năm. Tính theo tốc độ tăng trung
bình, đến năm 2019, dự báo nợ công Việt Nam sẽ đạt mức 100% GDP. Nợ công tăng
cao khiến thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn ở mức lớn, dừng ở mức -5,8%
GDP năm 2010 theo đánh giá của Bộ Tài Chính, và ở mức -6% năm 2010 theo đánh
giá của IMF.

Biểu đồ nợ công Việt Nam trong 10 năm qua

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công và nợ Chính phủ vẫn ở trong ngưỡng
an toàn (trần khống chế trong giai đoạn 2011-2020 là dư nợ công không quá 65%
GDP, dư nợ chính phủ không quá 55% GDP)
Những vấn đề về nợ công ở Việt Nam hiện nay cho thấy một số nguy cơ tiền ẩn
mang tính dài hạn nằm ở những yếu kém mang tính nội tại của nền kinh tế. Do đó,
một số vấn đề Chính phủ cần phải quan tâm xem xét các giải pháp cho vấn đề nợ
công trong bối cảnh hiện nay, đó là:
-

Việc tính toán tỷ lệ nợ công cần nhất quán theo thông lệ quốc tế nhằm nâng
cao tính chịu trách nhiệm của các đối tượng có liên quan. Cần thay đổi cách
tính nợ công, trong đó bao gồm cả nợ của các doanh nghiệp được nhà nước

SV : Ngô Thanh Thảo


Page 8


Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
bảo lãnh. Với cách tính mới này, chúng ta mới có thẻ tính chính xác số nợ
công hiện tại là bao nhiêu, có ở ngưỡng rủi ro cao hay không, từ đóa mới có
-

thể quản lý hiệu quả nợ công.
Cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều
hơn nợ nước ngoài. Nợ trong nước có thể huy động thông qua việc phát hành
trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Nếu không thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng tăng cao nợ trong
nước, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài bởi trong thời
gian tới những ưu đãi từ nguồn vốn ODA sẽ giảm mạnh, buộc chính phủ phải
đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi suất cao và thời
gian ngắn hạn hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc vay nợ của ngân hàng nước

-

ngoài rất nguy hiểm nếu gặp những biến động bất lợi về tỷ giá.
Kiểm soát, xử lý các dự án đầu tư công kém hiệu quả. Phải có những lĩnh vực
ưu tiên rõ rang trong chi tiêu sử dụng nợ công. Những ưu tiên cần đặt ra là:
các cơ sở hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội, các doanh nghiệp nhà

-

nước không vì mục đích thương mại.
Tiếp tục rà soát, cắt giảm chi thường xuyên trong đó cần tinh gọn bộ máy

hành chính trên cơ sở có lộ trình từ các biện pháp tiết kiệm đến tinh giản biên

-

chế.
Tiếp tục cải cách hệ thống thuế.
Duy trì khả năng xuất khẩu, coi xuất khẩu là yếu tố then chốt để trả nợ. Cần
có giải pháp để tránh việc lên giá của tiền đồng làm tổn hại đến năng lực
xuất khẩu, khuyến khích vay nước ngoài dẫn đến xói mòn khả năng trả nợ.

Hiện nay, rủi ro nợ công ở Việt Nam phụ thuộc vào những yếu tố chính như tốc
độ tăng GDP, lạm phát, lãi suất, mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối
của quốc gia. Do đó, những nhân tố này cần được kiểm soát tốt để giảm thiểu rủi ro
về nợ công.
Cần lưu ý rằng việc quản lý nợ công không chỉ liên quan đến trách nhiệm của Bộ
Tài chính mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa
các cơ quan hữu quan dưới sự điều hành chung của chính phủ để quản lý nợ công
hiệu quả.
KẾT LUẬN :
SV : Ngô Thanh Thảo

Page 9


Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công
Tỷ lệ nợ công của Việt Nam theo cách tính hiện tại là không quá cao, tuy
nhiên với bài học kinh nghiệm từ Achentina, Hy Lạp và một số nước Châu Á thời kỳ
khủng hoảng 1997-1998 cho thấy, rủi ro của vấn đề nợ công không phải là mức nợ
mà chủ yếu là do tốc độ nợ tăng nhanh trong khi không có nguồn thu để trả nợ.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc Tế, Việt Nam

không nằm trong các nhóm nước có gánh nặng về nợ cao. Tuy nhiên, hiệu quả quản
lý và sử dụng nợ công vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hiệu quả,
chính phủ cần có chiến lược kiểm soát đầu tư trong khu vực công, giảm thâm hụt
ngân sach để có thể kiểm soát được nợ vay nước ngoài. Trong đó, việc quan trọng là
phải nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó,
quản lý nợ công phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mô, dự đoán được các nhân tố
tác động đến quy mô nợ như lãi suất và tỷ giá, để giảm thiểu rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
SV : Ngô Thanh Thảo

Page 10


Thực Trạng & Giải Pháp Cho Vấn Đề Nợ Công

1. Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt. ‘’Tình hình nợ công và quản lý nợ
2.
3.
4.
5.

công ở Việt Nam”;
Philip R. Land (2012). “The European Sovereign Debt Crisis” ;
Don P. Clark, “FDI, Technology Spillovers, Growth, and Income Inequality: A
Selective Survey”, Global Economy Journal, Volume 11, Issue, 2011;
Jaimovich. D and Panizza. U, “Public Debt around the world: a new data set
of central government debt” , 2010;
Chu Đức Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng (2011). “Khủng hoảng nợ công trên thế
giới và hàm ý với Việt Nam” – NXB Khoa học Xã hội.


SV : Ngô Thanh Thảo

Page 11



×