Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ - ĐẢNG bộ TỈNH đắk lắk LÃNH đạo CÔNG tác tôn GIÁO từ năm 2005 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.37 KB, 100 trang )

“Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 2005 đến năm
2015”
1 Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, sẽ còn tồn tại
lâu dài trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Nhận rõ vai trò, tầm
quan trọng của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội, Đảng ta luôn
quan tâm lãnh đạo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ
phận nhân dân; xác định CTTG là nhiệm vụ của cả HTTC mà nội dung cốt
lõi là công tác vận động quần chúng. Đồng thời, Đảng cũng chỉ đạo kiên
quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
nhằm chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa của các thế lực thù địch.
Trong nhiều năm qua, CTTG của Đảng, Nhà nước ta đã thu được nhiều
kết quả quan trọng. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào theo các
tôn giáo được đảm bảo, nhiều sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường, ổn định
trong khuôn khổ pháp luật. Công tác vận động quần chúng, giáo dục và động
viên tín đồ tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động
từ thiện, thiện nguyện… luôn được quan tâm và đạt nhiều kết quả.
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,
chính trị, quốc phòng, an ninh ở khu vực Tây Nguyên và cả nước. Là một tỉnh
có nhiều dân tộc cùng sinh sống với những tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng.
Trong thời gian qua, quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng,
Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo, thực hiện tốt CTTG, góp phần giữ vững ổn định
chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
trên địa bàn địa phương. Tuy nhiên, CTTG của Tỉnh vẫn còn những hạn chế,
bất cập: Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên quán triệt sâu sắc,
đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về CTTG; phương pháp vận
động đồng bào tôn giáo của các ban, ngành, đoàn thể trong HTCT còn thiếu


cụ thể, tỷ mỉ; đội ngũ làm CTTG ở cơ sở còn thiếu, trình độ chuyên môn,


nghiệp vụ chưa đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới… Trong khi đó, các thế lực
thù địch tăng cường đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, ra sức lợi dụng
vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống phá công cuộc xây
dựng và bảo vệ an ninh, chính trị và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo CTTG những năm 2005 đến
năm 2015, đặt ra phải nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện, chuyên sâu
nhằm đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, đúc kết những
kinh nghiệm nhằm tiếp tục vận dụng vào nâng cao chất lượng lãnh đạo CTTG
của Đảng bộ tỉnh trong những năm tới. Thông qua đó, góp phần bổ sung vào
lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nói riêng và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
nói chung về lãnh đạo CTTG .
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác tôn giáo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, Nhà
nước và của HTCT nước ta. Vì thế, trong nhiều năm qua đã được các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã
đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc. Trong đó, có các công trình tiêu biểu như:
* Những công trình nghiên cứu về tôn giáo trên phạm vi cả nước
GS Đặng Nghiêm Vạn, Về tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; GS Đặng Nghiêm Vạn, Những vấn đề
lí luận và thực tiễn liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam - Chính
sách của Đảng và Nhà Nước ta, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999; GS
Đặng Nghiêm Vạn, Dân tộc, văn hóa, tôn giáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001; GS Nguyễn Tài Thư, Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo
đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997…
Những công trình khoa học trên, đã đi sâu nghiên cứu luận giải làm rõ những
vấn đề lý luận, thực tiễn về tôn giáo và CTTG ở nước ta, nhưng cũng chưa đề

2



cập nghiên cứu về một địa phương cụ thể. Tuy nhiên, đây là những tài liệu
tham khảo hết sức quý giúp cho tác giả luận văn có cách nhìn bao quát và
phương pháp tiếp cận nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn.
Một số công trình nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta như: Đặng Hữu (2001), “Lành mạnh hóa các
hoạt động tín ngưỡng và tâm linh hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc”, Tạp chí Khoa học, số 05; Lương Văn Lan – Phạm Viện (2001),
“Nhân tố dân tộc, tôn giáo và công tác Quốc Phòng - An Ninh”, Tạp chí Khoa
học quân sự, số 08; Nguyễn Văn Ngọc, “Thực hiện tốt chính sách tôn giáo
của Đảng, nhằm cũng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân”, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân, số 09; Bùi Thị Kim Qùy, Mối quan hệ giữa dân tộc
tôn giáo và thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; GS Đỗ Quang
Hưng, Hiện tượng tôn giáo mới, mấy vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Vấn đề tôn
giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Mạnh Hưởng (2003), “Giải quyết vấn đề tôn
giáo tăng cường đoàn kết toàn dân - yêu cầu cơ bản của sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc hiện nay”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự, số 2; Nguyễn Mạnh Hưởng
(2003), “Tăng cường đoàn kết dân tộc - nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo
hiện nay”, Tạp chí Tôn giáo, số 3; Nguyễn Mạnh Hưởng (2003), “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về điểm tương đồng đoàn kết lương giáo và vận dụng tư tưởng
đó hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lí luận chính trị quân sự, số 3; Vũ Trọng
Dung (2003), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tôn giáo”, Tạp chí Giáo dục
lí luận, số 07; Nguyễn Đức Lữ (2004), “Nguyên nhân phát triển những hiện
tượng tôn giáo mới hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 03; Mạc Đường
(2004), “Đặc điểm tín ngưỡng và tôn giáo ở Nam bộ theo cách tiếp cận dân
tộc học và tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4; Nguyễn Đức Lữ
(2004), “Quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội
Đảng khóa IX”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 5; Ban Tư tưởng Văn hóa Trung


3


ương, Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005; Lê Quang Trung (2005), “Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết toàn
dân tộc không phân biệt tôn giáo”, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 6; Đặng Tài
Tình (2005), “Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo - từ văn bản đến thực tiễn cuộc
sống”, Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 10; Viện khoa học xã hội nhân văn quân
sự (2005), Tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Hỏi và Đáp),
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005; Nguyễn Thị Kim Khanh (2006), “Sự
nhận thức của Đảng ta về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kì đổi
mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 03; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Quá trình đổi mới tư duy lí luận của Đảng ta từ năm 1986 đến nay, Hà
Nội, 2006; Nguyễn Đức Lữ (2006), “Tôn giáo cùng tồn tại trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 8; Nguyễn Đức Lữ (2006), Tôn
giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội....
Những công trình khoa học trên đây, tiếp cận vấn đề tôn giáo ở nhiều
góc độ khác nhau, song dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, thì cũng mới chỉ
đề cập ở những vấn đề chung về tôn giáo. Đáng chú ý, cuốn sách bàn về vấn
đề tôn giáo của GS Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình về
tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; GS Đỗ Quang
Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia. Đây là hai cuốn sách rất bổ ích, cung cấp nhiều tư liệu quý
về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và tình hình tôn giáo trên thế giới cả lịch sử và
hiện đại. Cuốn sách Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của
GS Đặng Nghiêm Vạn, tiếp cận văn hóa ở góc độ tôn giáo học, xã hội học
và văn hóa là cơ bản, trong đó có kiến nghị một số chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết vấn đề tôn giáo; Cuốn sách “Vấn đề
tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn” của Đỗ Quang

Hưng, đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp và toàn diện nhất về
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn
giáo trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng. Tuy nhiên, để tìm hiểu thật

4


đầy đủ về CTTG của Đảng ở một giai đoạn cụ thể thì cần có sự đầu tư
nghiên cứu với những công trình cụ thể.
* Những công trình nghiên cứu về tôn giáo ở địa phương
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đã được công bố đề cập vấn
đề tôn giáo, thực hiện CTTG và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta ở
các địa phương với nhiều khía cạnh khác nhau:
Nguyễn Đức Thịnh, Công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo ở
Ninh Bình hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001; Trần Thị Tuyết Hà, Nâng cao hiệu quả
công tác vận động tín đồ công giáo ở Kon Tum hiện nay, Luận văn thạc sĩ
khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001;
Trần Xuân Duy, Hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở Tây
Nguyên hiện nay - thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Luận án
tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002; Hồ Xuân
Định, Công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Nam Định từ 1990
đến nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2004; Mạc Đường (2004), “Đặc điểm tín ngưỡng và tôn
giáo ở Nam bộ theo cách tiếp cận dân tộc học và tôn giáo”, Tạp chí Nghiên
cứu tôn giáo, số 4; Lê Ngọc Sanh (Chủ nhiệm), Quân đội tham gia xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên
trong điều kiện mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 2005;
Trương Minh Dục (2005), “Nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và thay đổi niềm tin
tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí

Giáo dục lí luận, số 3; Nguyễn Minh Sơn, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo
thực hiện chính sách tôn giáo từ 1986 - 2001, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Học
viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2005; Trương Minh Tuấn (2006), “Công tác
tư tưởng đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí

5


Cộng sản, số 7…
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK
VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk
Lắk về công tác tôn giáo (2005 - 2015)
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động tôn
giáo ở tỉnh Đắk Lắk
* Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, với diện tích
13.125,37 km2. Là tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc
phòng - an ninh của đất nước. Nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107 028'57"
đến 1080 59'37" độ kinh Đông và từ 120 9'45" đến 130 25'06" độ vĩ Bắc; có độ
cao trung bình 400 - 800 m so với mặt nước biển; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai;
phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà; phía Nam giáp tỉnh Lâm
Đồng và tỉnh Đắk Nông; phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri Campuchia, với
đường biên giới dài 193 km.
Đắk Lắk chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính
chất của khí hậu cao nguyên mát dịu và chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây
Trường Sơn, với nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều, ít nắng bức,
mùa Đông mưa ít. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 22 - 23c. Đắk Lắk
có khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, là khu vực có điều kiện phát triển các cây

công nghiệp, giao thương buôn bán... Tuy nhiên, với địa bàn đất rộng, dân thưa,
phân bố không đều, địa hình hiểm trở, dân trí thấp, đường sá đi lại khó khăn,
phía Tây giáp nước bạn Campuchia, vì thế đây là cũng là nơi mà trong những
năm qua các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để truyền đạo trái phép, làm cho
công tác lãnh đạo, quản lý tôn giáo có những khó khăn phức tạp.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, là nơi

6


sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam. Kinh tế chủ đạo
của Tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Với diện
tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, diện tích 182.343 ha và
sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả
nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cao su, ca cao, hạt điều lớn của Việt Nam.
Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác như: cây bơ, chôm
chôm, xoài, sầu riêng...
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012, đạt 1.796.666 người, với mật độ
dân số đạt hơn 137 người/km². Dân số sống ở thành thị gồm 432.458
người, dân số sống ở vùng nông thôn 1.364.208 người. Dân số nam đạt
906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk
gồm 47 dân tộc. Trong đó, người kinh chiếm khoảng 67%; các dân tộc
thiểu số như: Ê Đê, M'Nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 33% dân số
toàn tỉnh, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm khoảng 20% [77, tr.1]. Dân số trên
địa bàn tỉnh phân bố không đều ở các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố
Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy
qua như: Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ
dân số thấp chủ yếu là những huyện đặc biệt khó khăn như: Ea Súp, Buôn
Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v… Trong những năm gần đây,

dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân không
theo quy hoạch, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất
ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự, môi trường
sinh thái, và vấn đề dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những
nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê,
M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa
xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông, các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như: các bộ
cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... Các lễ hội

7


đáng chú ý gồm: Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến
nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức
đều đặn hàng năm như một truyền thống. Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắk
như: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột,
Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà Giám mục tại Đắk Lắk, Hang đá Đắk
Tur và Tháp Yang Prong,... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể
quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ
chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đã tạo
nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Công tác bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa của các DTTS
luôn được quan tâm chú trọng, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn
hóa của đất nước, địa phương.
* Đặc điểm tình hình hoạt động tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk
Trên địa bàn tỉnh có 12 tôn giáo, hiện có 4 tôn giáo lớn hoạt động: Công
giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài, với tổng số tín đồ khoảng 500.000
người, chiếm khoảng 26% dân số của Tỉnh. Cụ thể như sau:

Công giáo: Số lượng tín đồ gần 210.628 người (trong đó có khoảng
34.100 tín đồ đồng bào DTTS), 3 Giám mục, 67 linh mục trong đó có 8 linh mục
dòng, 9 dòng tu và 214 nam, nữ tu sĩ, có 72 nhà thờ, nhà nguyện, 39 giáo xứ và
33 giáo họ) do 71 Linh mục phụ trách, sinh hoạt ổn định. Còn 22 giáo điểm chưa
đủ điều kiện để công nhận giáo họ, hiện đang sinh hoạt tại nhà riêng của giáo
dân. Các sinh hoạt diễn ra theo chương trình, nội dung đã đăng kí. Bên cạnh đó,
Toà Giám mục tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức thông qua việc thuyên
chuyển, bổ nhiệm Linh mục, xin công nhận các giáo họ, thành lập giáo xứ thuộc
giáo phận và ứng sinh tu học Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang nhằm đáp
ứng nhu cầu của giáo hội. Tuy nhiên, hoạt động của Công giáo tại địa phương
còn có những vấn đề đáng quan tâm, tăng cường truyền giáo, phát triển hội

8


đoàn, cộng đoàn tu trong các giáo xứ, giáo họ, các chức sắc ít tham gia các
hội nghị về phổ biến pháp luật, quốc phòng do chính quyền tổ chức, một số cơ
sở tôn giáo vẫn chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tổ chức
sinh hoạt và xây dựng cơ sở thờ tự trái pháp luật.
Phật giáo: Số lượng tín đồ Phật giáo gồm 155.000 người (trong đó có
khoảng 7000 tín đồ là đồng bào DTTS), 220 tăng ni, 122 cơ sở thờ tự. Phật
giáo địa phương tiếp tục khẳng định đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó
với dân tộc theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
Hoạt động của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Ban đại diện các huyện hội Phật
giáo và các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác
phật sự như: Hoạt động tổ chức Đại lễ Phật đản, an cư Kiết hạ, lễ Vu lan, bổ
nhiệm chủ trì, khánh thành chùa, lễ đặt đá xây dựng các hạng mục công trình.
Tăng ni, cư sĩ Phật tử có ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành các quy định của
địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ xã hội
bằng các việc làm thiết thực như: Tặng quà cho đồng bào nghèo; tổ chức quỹ

gạo, cứu tế, thăm viếng những đồng bào khó khăn, tặng quà cho đồng bào chính
sách, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão,... nhân dịp
đại lễ Phật đản, lễ Vu Lan, Tết Trung thu, ngày Thương binh - Liệt sỹ, Tết cổ
truyền của dân tộc… Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số trường hợp lợi dụng
uy tín của nhà Phật để đi quyên góp từ thiện mà không có giấy tờ, sổ sách làm
ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo đồng thời gây khó khăn trong CTTG .
Đạo Cao Đài: Số lượng tín đồ gồm 5.199 người, 82 chức sắc, 7 thánh
thất và 1 điểm sinh hoạt đạo. Các hệ phái Cao Đài duy trì sinh hoạt tôn giáo bình
thường; hàng ngũ chức sắc, chức việc và đại bộ phận tín đồ đều chấp hành
nghiêm pháp luật, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước,
chăm lo đời sống gia đình và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương.
Tuy nhiên, một số hoạt động của đạo Cao Đài chưa đi vào khuôn khổ và theo
một trật tự thống nhất, việc thu nhận tín đồ, tổ chức các ngày lễ, tổ chức hoạt

9


động từ thiện…chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Đạo Tin Lành: Với tổng số tín đồ khoảng 162.389 người (trong đó có
130.081 tín đồ là đồng bào DTTS), có 28 mục sư (9 người Kinh, 19 người
DTTS), 28 mục sư nhiệm chức, 112 truyền đạo, 131 truyền đạo tình nguyện.
Toàn tỉnh có 42 chi hội thuộc hệ phái Cơ đốc Phục Lâm; 252 điểm nhóm đã
đăng ký sinh hoạt, còn 151 điểm chưa đăng kí sinh hoạt (trong đó: 91 điểm
thuộc các hệ phái Tin Lành đã được đăng kí sinh hoạt, 60 điểm thuộc các hệ
phái chưa được đăng kí sinh hoạt). Nhìn chung, sinh hoạt và hoạt động của
Ban đại diện Tin Lành tỉnh và các chi hội, điểm, nhóm, cơ bản diễn ra đúng
theo nội dung, chương trình đã đăng kí, bà con tín đồ chấp hành nghiêm pháp
luật, nâng cao ý thức công dân. Tuy nhiên, hoạt động của đạo Tin Lành trên địa
bàn tỉnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạo như: Tiếp tục các hoạt động
truyền đạo, truyền chức, cơi nới, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép xảy ra ở nhiều

địa phương trong tỉnh, đặc biệt là huyện Lắk có 13 nhà nguyện xây dựng trái
pháp luật, các cấp các ngành đang tập trung xử lý. Các vùng đồng bào di cư
ngoài kế hoạch vào định cư tổ chức sinh hoạt tôn giáo phát sinh thường xuyên,
khó khăn cho việc quản lý toàn diện, nhất là ở địa phương, cơ sở.
Tổng số tín đồ người Mông theo đạo Tin Lành khoảng 15.000 người
(chiếm 82% tổng số người Mông). Công tác đấu tranh xoá bỏ “Tin Lành Đề
ga”, tuy đã đạt được một số kết quả, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức
tạp, có thể gây mất ổn định. Nhiều nơi chưa nắm, phân hoá được đối tượng
“Tin Lành Đề ga” để có hướng quản lý phù hợp, trong chỉ đạo còn lúng túng,
kế hoạch giải quyết nhiều nơi không cụ thể, càng xuống cơ sở càng bất cập.
Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trước năm 2005
đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên cũng biến động hết sức
phức tạp khó lường. Đáng chú ý nhất đó là đạo Tin Lành trong đó có hoạt
động của cái gọi là “Tin Lành Đề ga” . Tổ chức MFL do Ksor Kok đứng đầu

10


lập ra “Nhà nước Đề ga tự trị” lưu vong ở Mỹ nhằm mục tiêu đòi độc lập cho
Người

Thượng tại Tây Nguyên, tách Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam. Hệ thống

tổ chức với cái gọi nhà nước này nhiều bộ, tỉnh trong đó có “Tin Lành Đề
ga” do Bda SuKbông ( Mục sư Tin lành cũng là một đối tượng FULRO lưu
vong) cầm đầu. Âm mưu của số cầm đầu FULRO lưu vong là sử dụng tổ chức
này làm công cụ lôi kéo, tập hợp quần chúng tham gia vào các hoạt động
chống chính quyền tại Tây Nguyên với tham vọng sử dụng tiềm năng to lớn
của lực lượng người DTTS theo Tin Lành. Cuối năm 2000 đầu năm 2001 Bda

SuKbông đã gửi quyết định về Tây Nguyên bổ nhiệm ban lãnh đạo, từ đó
“Tin Lành Đề ga” bắt đầu hình thành hoạt động và tồn tại ở Tây Nguyên.
Chúng đã tuyên truyền, móc nối, lôi kéo thành lập khung tổ chức “ Tin Lành Đề
ga” tại tỉnh Gia Lai rồi thông qua các đối tượng này phát triển vào tỉnh Đắk Lắk
để tập hợp lực lượng thành lập khung tổ chức “Nhà nước Đề ga độc lập” tại địa
bàn.
Các đối tượng đầu tiên tại Đắk Lắk được móc nối lôi kéo tham gia là
Ksor Wy ( A Ma Trương), Ksor Liêm ( A Ma Oanh), A ma Hơr ( tất cả đều
trú tại thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea Hleo). Tháng 02 năm 2001, chúng đã hình
thành được khung tổ chức “Tin Lành Đề ga” cấp huyện, 28 chi hội cơ sở tại
28 buôn thuộc 3 huyện Ea Hleo, Ea Súp, Buôn Đôn, có 4 truyền đạo tình
nguyện, 96 cốt cán trong ban chấp sự và 3630 tín đồ tham gia ( trong đó có
351 tín đồ có đơn xin ra khỏi Hội thánh Tin Lành Việt Nam để theo “Tin
Lành Đề ga” ). Sau vụ bạo loạn tháng 2 năm 2001, tới cuối năm 2002, các lực
lượng chức năng đã tổ chức đấu tranh cơ bản xóa bỏ được “Tin Lành Đề ga”
tại tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên bọn phản động FULRO lưu vong và các đối
tượng cầm đầu, cốt cán bên trong vẫn nuôi dưỡng âm mưu phục hồi hoạt động
cụ thể là:
Đầu năm 2003 Ama Lâm và Ama Huer ở Plei Buôt, xã IaLe, huyện
Chư Sê, tỉnh Gia Lai câu móc với Y Tach Siu ( trú tại buôn Ea Mtha, xã Ea
Rook, huyện Ea Súp) hoạt động phục hồi, lôi kéo được 15 đối tượng tham gia.
Năm 2004 cũng với hình thức hoạt động như năm 2001, Ksor Kok và các

11


thế lực phản động tiếp tục kích động đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và
Đắk Lắk nói riêng và cái gọi là tín đồ “Tin Lành Đề ga”, xuống đường, biểu tình
kéo về trung tâm thị trấn, khu trung tâm một số huyện, thành phố như Ea H’Leo,
Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Na…trong đó số người tham gia đông và quy mô lớn

nhất là Huyện Cư M’nga và Thành phố Buôn Ma Thuột.
Có thể thấy rằng: trước năm 2005 các đối tượng phản động đã sử dụng
lực lượng DTTS tham gia “Tin Lành Đề ga”, tại Đắk Lắk tham gia các hoạt
động chống chính quyền, nguy hiểm nhất là việc chúng đã huy động được
đông đảo số lượng tín đồ “Tin Lành Đề ga”, tham gia vụ bạo loạn năm 2001,
năm 2004 và nhiều vụ phá rối an ninh khác, gây mất ổn định an ninh, trật tự
trên địa bàn. Tính chất nguy hiểm của “Tin Lành Đề ga”, còn thể hiện khả
năng tồn tại, hoạt động chống chính quyền một cách giai dẳng. Khi các cơ
quan chức năng tiến hành đấu tranh, bóc gỡ một số đối tượng chưa bị xử lý
tiếp tục tập hợp lực lượng, nhận sự chỉ đạo từ FULRO lưu vong và số đối
tượng tại địa bàn Đắk Lắk để hoạt động chống phá.
Tất cả các vấn đề trên đã chứng minh rằng “Tin Lành Đề ga”, không
phải là một tổ chức Tin Lành chính thống mà là một tổ chức phản động lợi
dụng đạo Tin lành và tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai tự trị để tập hợp lực
lượng chống chính quyền nhằm thành lập “Tin Lành Đề ga” của người DTTS
Tây Nguyên hoạt động của tổ chức “Tin Lành Đề ga” không chỉ làm phức tạp
tình hình an ninh, trật tự gây khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy Đảng, chính quyền các cấp về công tác tôn giáo tại Đắk Lắk, mà còn tạo tư
tưởng tiêu cực trong quần chúng người DTTS bản địa. Nhân thức rõ bản chất
và sự nguy hiểm của “Tin Lành Đề ga” là cơ sở để cấp ủy các cấp có biện
pháp lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phá vỡ các hoạt động của “Tin Lành Đề ga”.
Ngoài ra, trên địa bàn xuất hiện một số tà đạo như: Hà Mòn tại huyện Cư
Mgar, huyện Krông Pắc, xuất hiện tại địa bàn từ năm 2006 do các đối tượng
A Huym, Y Gyin ở Kon Tum đến tuyên truyền, lôi kéo đồng bào dân tộc Xê

12


Đăng theo đạo Công giáo, có thời điểm lên tới 800 người, gây ảnh hưởng an
ninh chính trị, trật tự an toàn ở địa phương. Chúng móc nối với lực lượng

Fulrô chống phá chính quyền các cấp. Tà đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư tại
thành phố Buôn Ma Thuột, Krông Ana, Cư Mgar, trên gần 100 tín đồ, tà đạo
Amí Sa Ra tại thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư Kuin, Krông Ana trên
100 người. Hiện tượng tôn giáo mới Tâm linh Hồ Chí Minh gần 60 người theo
thuộc các huyện Krông Ana, Cư Kuin, Cư Mgar... Chính quyền các cấp đã tổ
chức tuyên truyền vận động, giải thích, giải tán nhưng còn một số người vẫn
đang hoạt động. Pháp môn Diệu âm du nhập vào Đắk Lắk từ năm 2004, hiện
có khoảng 40 tín đồ. Pháp luân công xâm nhập vào địa bàn tỉnh từ năm 2008,
hiện có 28 người tham gia. Thiên đạo xuất hiện từ năm 2011 và hiện còn 16
tín đồ hành đạo.
1.1.2. Thực trạng công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trước
năm 2005
Trước năm 2005, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng bộ và
UBND, tình hình tôn giáo đã có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần ổn
định chính trị, phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa
bàn. Có thể khái quát một số kết quả cụ thể, đó là:
Thứ nhất, trong thời kì đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH, trên cơ
sở quán triệt chủ trương của Đảng và nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề tôn
giáo và CTTG, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều nghị quyết, chương
trình, kế hoạch, nhất là các nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hằng năm,
đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khá tốt CTTG. Tiếp tục quán triệt và
cụ thể hóa CTTG của Đảng gắn với tình hình nhiệm vụ và yêu cầu CTTG trên
địa bàn. Các nghị quyết đều thực hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhà
nước ta, phát huy tinh thần đoàn kết lương - giáo, tất cả vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nhà nước bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân. Đồng

13



thời xử lý kiên quyết với những hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi
dụng hoạt động tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng, phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc tôn giáo.
Thứ hai, CTTG của các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương, cơ sở và
lực lượng vũ trang đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả nhất định.
Lực lượng vũ trang trong tỉnh tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; tham
gia giúp dân, nhất là đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng khó khăn, vùng có
nhiều đồng bào theo các tôn giáo phát triển kinh tế, văn hóa, xóa đói, giảm
nghèo, khắc phục thiên tai, giữ gìn trật tự an toàn xã hội… CTTG của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã có sự đổi mới về nội dung,
phương thức hoạt động, đội ngũ làm CTTG có nhiều cố gắng. Sự phối hợp
giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và cơ quan chính quyền trong
thực hiện CTTG ở địa phương có sự gắn bó, thu được kết quả nhất định. Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thực hiện khá tốt vai trò làm tham mưu
nòng cốt trong CTTG của hệ thống chính trị, hướng các hoạt động về cơ sở,
đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào. Thực sự góp phần
động viên đồng bào theo các tôn giáo hăng hái sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội, thực hiện an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự ở địa phương, cơ sở. Vì
thế, đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và
HTTC trong sạch vững mạnh.
Thứ ba, do làm tốt CTTG, nên tình hình chính trị trên địa bàn cơ bản ổn định,
KT - XH có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào
theo các tôn giáo từng bước được cải thiện, nâng lên. Đại đa số đồng bào theo các
tôn giáo ở tỉnh tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, Đảng và sự quản lý, điều
hành của chính quyền các cấp; tích cực hưởng ứng tham gia các cuộc vận động
mà Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị phát động.
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng những nhu cầu

14



chính đáng của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà
nước, tạo được tinh thần phấn khởi trong đồng bào tín đồ và nhà tu hành các
tôn giáo. CTTG của Đảng bộ ngày càng được coi trọng, làm cho việc lãnh đạo
CTTG ngày càng có hiệu quả, nhiều Văn kiện và Nghị quyết của Đảng bộ ra
đời đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương được tiến hành bình
thường, ổn định trong khuôn khổ của pháp luật; nhiều hoạt động tôn giáo lớn diễn
ra thường niên như: Lễ Noel, Lễ Phật Đản. Một số tổ chức tôn giáo cũng như các
hệ phái trong từng tổ chức tôn giáo được Nhà nước và pháp luật công nhận.
Nhìn chung, các chức sắc tôn giáo hành đạo gắn bó với dân tộc, phù hợp
với dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Trong quá trình hành đạo,
các chức sắc không chỉ chăm lo đến phần đạo mà còn quan tâm đến phần đời
của các tín đồ. Nhiều chức sắc đứng về phía dân tộc chống lại sự lợi dụng tôn
giáo và tín ngưỡng của các thế lực phản động, giữ gìn sự trong sáng của đạo
mình. Các chức sắc còn hướng tôn giáo của mình theo đúng hướng đồng hành
cùng dân tộc như: “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của đạo Phật;
“kính chúa yêu nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc” của Công giáo; “nước
vinh đạo sáng” của đạo Cao Đài.
Tín đồ các tôn giáo ngày càng yên tâm, tin tưởng và hăng hái thực hiện các
chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới, cũng cố khối
đại đoàn kết toàn dân, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước, không chỉ đáp
ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào, mà còn chăm lo đến phần
đời của người có đạo, nên đã làm cho đồng bào tin tưởng vào Đảng và Nhà nước,
gắn bó với đời, hòa mình trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nguyên nhân của những ưu điểm
Một là, luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH trung ương,
Bộ Chính trị, Chính phủ và sự giúp đỡ các bộ ngành, cơ quan Trung ương, đã


15


tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển KT - XH và thực hiện công tác
tôn giáo ở địa phương.
Hai là, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bám sát vào đặc điểm tình hình địa
phương từ đó đề ra chủ trương, chính sách đối với các tôn giáo lớn như Công
giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành, Cao Đài, các tôn giáo đều có chủ trương thu
nạp tín đồ nhằm mở rộng ảnh hưởng của giáo hội. Vì vậy, việc thực hiện quán
triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước được các cấp ủy chính quyền đặc biệt quan tâm.
Ba là, HTCT trong tỉnh đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết phối hợp
đồng bộ, có chủ trương, sự chỉ đạo sáng tạo trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị
về CTTG của Tỉnh.
Những ưu điểm đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội quốc phòng, an ninh…đã giúp cho đồng bào tôn giáo ngày càng tin vào đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước, yên tâm phấn khởi làm ăn, góp phần xây
dựng quê hương, ổn định định đời sống và tích cực tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, ở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn những hạn chế
về thực hiện CTTG
Thứ nhất, ở một số nơi, cấp ủy Đảng, chính quyền và một số cán bộ làm
CTTG chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết lương giáo. Đây chính là điểm
sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, mặt khác cán bộ làm
CTTG nắm chưa đầy đủ các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước nên chưa làm tốt công tác hướng dẫn vận động đồng bào tín đồ và
chức sắc tôn giáo.
Hai là, chưa xây dựng được quy chế, chưa kịp thời bổ sung các văn bản
hướng dẫn và quy định cụ thể về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cho phù

hợp với tình hình, chậm đổi mới đối với CTTG từ đó đã làm bức xúc một số
bà con tín đồ.

16


Ba là, công tác QLNN về tôn giáo chưa có nhiều biện pháp vừa cơ bản
vừa cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Do đó, tình trạng truyền đạo trái phép vẫn còn
diễn ra ở một số nơi, gây rối trật tự ở các địa phương. Đội ngũ làm CTTG còn
hạn chế, bất cập cả về phẩm chất, năng lực chuyên môn và tác phong công
tác, chưa đáp ứng đòi hỏi của tình hình, nhất là ở những địa phương diễn ra
các điểm nóng về tôn giáo.
Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, Đắk Lắk là địa phương có tình hình tôn giáo phức tạp, là địa bàn
có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh. Dân trí thấp,
cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống tín đồ tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn,
công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
địa phương đến với đồng bào vùng dân tộc chưa đầy đủ, kịp thời. Do đó
thường bị các thế lực thù địch tập trung lợi dụng tôn giáo.
Hai là, một số bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên quán triệt
sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh ủy. Một số
đảng viên còn có thành kiến với tôn giáo. Chưa hiểu đúng, đầy đủ về đặc
điểm điều kiện tự nhiên, KT - XH của miền núi cũng như tập quán, tâm lý,
trình độ của từng DTTS, của từng vùng, nên xác định chủ trương, chính sách
và những hình thức, bước đi cách làm chưa phù hợp.
Ba là, sự phối hợp giữa các cơ quan trong HTCT còn hạn chế trong việc
thực hiện CTTG. Hệ thống tổ chức cán bộ đoàn thể còn thiếu và yếu về kinh
nghiệm công tác. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh chưa có sự đầu tư tích
cực, thiếu tập trung dứt điểm, cụ thể, hiệu lực điều hành thấp, các cơ quan,
ban ngành cấp tỉnh có vai trò, trách nhiệm chưa cao, còn quan liêu, ỷ lại.

Công tác giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng và địa phư ơng đến với
đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa chưa đầy đủ kịp thời.
1.1.3. Điều kiện mới và chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo
(2005 - 2015)
* Tình hình thế giới, trong nước

17


Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây
mất ổn định, khó lường nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế
lớn; các nước lớn sẽ tiếp tục vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh, kiềm
chế lẫn nhau, chi phối các quan hệ quốc tế. Kinh tế thế giới phục hồi chậm
và còn nhiều khó khăn, thách thức; xung đột vũ trang, tranh chấp tài
nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt
động can thiệp lật đổ, ly khai, khủng bố tiếp tục gia tăng. Khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á là khu vực phát triển năng
động, nơi cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, tuy ít có khả năng chiến
tranh, xung đột lớn nhưng tranh chấp lãnh thổ, biển đảo sẽ gia tăng, không
loại trừ khả năng có thể đột biến.
Đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng các vấn đề dân tộc,
tôn giáo, nhân quyền để tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, nhà nước
và chế độ XHCN; chúng ra sức tuyên truyền, kích động, thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng
của nước ta dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”, không
loại trừ khả năng chúng tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc với nhiều
hình thức, thủ đoạn mới, trong đó có việc vừa lợi dụng vấn đề tôn giáo, vừa
lợi dụng vấn đề dân tộc để lôi kéo, tập hợp lực lượng để hoạt động chống phá,
nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đối với tỉnh Đắk Lắk, ngoài những tác động, ảnh hưởng của tình hình
chung, còn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp của một tỉnh có nhiều thành

phần dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống; bọn phản động FULRO lưu vong sẽ
tiếp tục chỉ đạo, cấu kết với những phần tử xấu trong nước tìm mọi cách
chống phá; an ninh trong vùng đồng bào DTTS, an ninh trên các lĩnh vực
chính trị nội bộ, kinh tế, tôn giáo, an ninh nông thôn tiềm ẩn yếu tố phức tạp;
hoạt động của các loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội và tình hình
trật tự an toàn giao thông tiếp tục diễn biến phức tạp.

18


Các tôn giáo sẽ tiếp tục phát triển nhiều hơn về số lượng tín đồ, cơ sở
thờ tự, đẩy mạnh việc cũng cố, kiện toàn tổ chức; phục hồi lại một số hội
đoàn, ủy ban phục vụ truyền giáo và bảo vệ lợi ích của giáo hội. Một số đối
tượng tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo để hành ngề mê tín dị đoan; một số
phần tử cực đoan của Phật giáo Thống Nhất đang có ý đồ phục hồi hoạt
động trở lại. Địa bàn và đối tượng truyền giáo của đạo Tin lành và Công
giáo mở rộng sẽ xuất hiện nhiều cơ sở tôn giáo, các nhóm, hệ phái xâm
nhập, lén lút đến hoạt động và xây dựng cơ sở trái phép, gây ảnh hưởng, lôi
kéo quần chúng nhất là vùng sâu, vùng xa gây khó khăn cho công tác
QLNN về tôn giáo.
* Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh những
thành tựu đã đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, vẫn
còn những mặt hạn chế về thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo. Vì thế, công
tác tôn giáo trong thời kỳ này đặt ra những yêu cầu mới nhằm nâng cao hơn
nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác này.
Thứ nhất: Quan điểm về công tác tôn giáo
Chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo từ năm 2005 đến năm 2015
được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, kế thừa quan điểm của Hồ Chí

Minh về tôn giáo “quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không chỉ là quyền con người
mà còn là thành quả của cuộc đấu tranh vì dân chủ của nhân loại”[28, tr. 28]. Và
quan điểm của các nghị quyết trước,nhất là Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày
16/10/1990 của Bộ chính trị (khóa VI) Về tăng cường công tác tôn giáo trong
điều kiện mới, và Nghị quyết số 25 - NQ/TW tại Hội nghị BCH Trung ương
lần thứ 7 khóa (IX) ngày 12/3/2003 Về công tác tôn giáo. Đảng tiếp tục bổ
sung và phát triển quan điểm về CTTG: Thực hiện quyền sinh hoạt tôn giáo
bình thường của các tổ chức tôn giáo và công dân trên cơ sở tuân thủ pháp

19


luật; Nhà nước không chỉ tôn trọng mà còn tạo điều kiện đảm bảo thực hiện
được quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trên thực tế.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung,
phát triển năm 2011), nêu rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp
luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của
Tổ quốc và nhân dân” [19, tr.81]. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách,
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong
giai đoạn mới của đất nước; tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp
của các tôn giáo; động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt
đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc” [19, tr.51].
Đại hội XI của Đảng đã nêu lên một số quan điểm cơ bản sau:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
sẽ còn tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào
các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất

quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo
đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình
đẳng trước pháp luật.
Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết,
phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo
tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích
cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ
quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín

20


ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà
nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an
ninh quốc gia.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng
Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” là điểm tương đồng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung của đất nước. Mọi công
dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động
viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống
nhất Tổ quốc. Thông qua việc thực hiện tốt các chính sách về kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng, nhằm bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân
nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Bốn là, CTTG là trách nhiệm của cả HTCT
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,

các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt CTTG là trách nhiệm của toàn bộ
HTCT do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách
làm CTTG có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác
QLNN đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để
chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.
Thứ hai, Về phương hướng, mục tiêu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, đã xác định: Tín ngưỡng, tôn giáo
là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Hoạt động tôn giáo và CTTG là nhằm
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ mới,
công tác tôn giáo thực hiện phương hướng:
Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết

21


dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh
hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn
giáo tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo
tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn
giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo
sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo
pháp luật và được pháp luật bảo hộ [18, tr.122 - 123].
Thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo góp phần
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Mục tiêu hướng đến các
tôn giáo là vì lợi ích chung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với khẩu
hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành
công” để phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong sự

nghiệp đổi mới, đồng bào các tôn giáo là một trong những lực lượng hưởng
ứng tích cực phong trào thi đua yêu nước, các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã
tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội thông qua việc thăm và tặng
quà cho các hộ nghèo nhân dịp lễ, tết, xây dựng nhà tình nghĩa, khám, chữa
bệnh từ thiện, cấp thuốc miễn phí, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt..
Trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo
chống phá cách mạng. Tôn trọng và phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa,
đạo đức của các tôn giáo, bồi đắp và làm phong phú kho tàng văn hóa của dân
tộc Việt Nam trong thời kỳ mới.
Thứ ba: Về nhiệm vụ và giải pháp
Nhiệm vụ chủ yếu
Một là, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình

22


phát triển KT - XH nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong
đó có đồng bào các tôn giáo.
Đây là trách nhiệm của cả HTCT của các thành phần kinh tế, của toàn xã
hội nhằm tạo niềm tin vào con đường xây dựng thành công CNXH có cuộc
sống ấm no hạnh phúc ngay trên trần thế.
Hai là, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng
chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Đây chính là nhằm bảo vệ quyền lợi, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của mọi người dân, bảo vệ các hoạt động hợp pháp, ngăn chặn các hành động
lợi dụng tôn giáo nhằm chống lại lợi ích chính đáng của tín đồ và xã hội, bôi
nhọ thanh danh của tôn giáo.
Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt
đời đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở, hướng

sinh hoạt của đồng bào theo mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các tổ chức chính trị - xã
hội và cán bộ phụ trách CTTG phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công
tác vận động quần chúng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bốn là, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối
hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
tôn giáo, dân tộc chống phá cách mạng nước ta. Động viên đồng bào ra sức
bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và sự thống nhất của Tổ quốc, ủng hộ
mọi biện pháp của Nhà nước về hoạt động tôn giáo là trách nhiệm chính trị
của CTTG hiện nay.
Năm là, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Tích cực đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước để giúp đồng bào hiểu, nhận thức đúng quan điểm của

23


Đảng, chính sách của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Đấu tranh chống lại
các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong quan hệ quốc tế của
Đảng, Nhà nước và ảnh hưởng uy tín vị thế của đất nước ta trên trường quốc
tế. Công tác đối ngoại của tôn giáo phải đẩy mạnh tuyên truyền ra bên ngoài,
đấu tranh chống âm mưu xuyên tạc, vu khống quan điểm chính sách tôn giáo
của Đảng, Nhà nước, đồng thời làm cho bạn bè, nhân dân thế giới hiểu rỏ
quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo.
Giải pháp chủ yếu
Một là, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất nhận thức, đề cao trách
nhiệm của HTCT và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương,

chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân
dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.
Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ
quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và CNXH, hăng
hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ
cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và
nhân dân; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và
đồng bào có đạo, thông qua đó tăng cường sự đồng thuận giữa những người
có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không tín ngưỡng, tôn giáo; giữa
những người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời, tạo cơ sở để
đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn
giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân.
Hai là, tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng HTCT ở cơ
sở vững mạnh.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đổi mới nội dung, phương thức
công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo, phù hợp với đặc điểm của
đồng bào có nhu cầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn giáo và tổ chức tôn giáo.

24


Tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân
dân trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đối với chức sắc, chức
việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.
Ba là, tăng cường QLNN đối với các hoạt động tôn giáo.
Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu qủa các dự án, chương trình mục
tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt
quan tâm các vùng đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc miền núi còn nhiều
khó khăn. Sớm ban hành Pháp lệnh về tôn giáo và các văn bản hướng dẫn

thực hiện; chuẩn bị để tiến tới xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Tăng cường cảnh giác cách mạng, xây dựng phương án cụ thể, chủ động
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm
an ninh quốc gia.
Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các
hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục theo nguyên tắc bình đẳng và đúng
luật pháp của Nhà nước. Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước thừa
nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và
quy định của pháp luật. Cá nhân các tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành
tham gia với tư cách công dân thì được khuyến khích và tạo điều kiện thực
hiện theo quy định của pháp luật.
1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về công tác tôn giáo
(2005 - 2015)
1.2.1. Quan điểm, phương hướng của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về công
tác tôn giáo
* Quan điểm về CTTG
Từ những quan điểm, định hướng chỉ đạo của các Nghị quyết Đại hội
Đảng, Nghị quyết của BCH Trung ương và Bộ Chính trị, Đảng bộ tỉnh Đắk

25


×