Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Quản lý dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông thành phố điện biên, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC

LÊ THÚY HÒA

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở
CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐIỆN
BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC

LÊ THÚY HÒA

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở
CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐIỆN
BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc :c GS.TS. Đinh Quang Báo

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Hội đồng khoa học của
trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng
dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Nhà giáo nhân
dân - GS.TS. Đinh Quang Báo. Người Thầy đã tận tình hướng dẫn , giúp đỡ, chỉ bảo ân cần cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí Hiệu trưởng, các đồng chí trong Ban
giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh ở các trường Trung học phổ thông
thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin giúp đỡ
tác giả trong quá trình điều tra, nghiên cứu.
Xin vô cùng cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do thời gian và khả năng có hạn, luận văn khó
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các Thầy Cô trong Hội
đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp.
Một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Lê Thuý Hoà

i



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH
CBQL

: Ban giám hiệu
: Cán bộ quản lý



: Cao đẳng

CNH

: Công nghiệp hoá

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐH


: Đại học

GD-ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GV

: Giáo viên

GVBM

: Giáo viên bộ môn

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

HĐDH

: Hoạt động dạy học

HĐH

: Hiện đại hoá

HS

: Học sinh


PPDH

: Phương pháp dạy học

QLGD
SGK
SGD
TBDH
THPT
UBND

: Quản lý giáo dục
: Sách giáo khoa
: Sở giáo dục
: Thiết bị dạy học
: Trung học phổ thông
: Uỷ ban nhân dân

i
i


MỤC
LỤC
Lời cảm ơn....................................................................................................................... i
Danh mục viết tắt............................................................................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các bảng.........................................................................................................


vi

Danh mục các biểu đồ, hình, sơ đồ.................................................................................. vii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
SINH
HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

7

...........................................................

7

1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý dạy học ở trường THPT.................

7

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .....................................................................

7

1.1.2. Nghiên cứu trong nước......................................................................

9

1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................

9


1.2.1. Quản lý ..............................................................................................

11

1.2.2. Quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục ............................
1.2.3. Quản lý nhà trường và quản lý hoạt động dạy học trong nhà

13

trường ..........................................................................................................

16

1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học ở trường THPT ..........................................................
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.................

16
19

1.3. Dạy học môn Sinh học trong nhà trường THPT.....................................................

19

1.3.1. Vị trí, vai trò môn Sinh học trong chương trình giáo dục THPT .........................

20

1.3.2. Chương trình Sinh học ở trường THPT ............................................
1.4. Quản lý dạy học môn Sinh học ở trường THPT……………………... 29
1.4.1. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Sinh học


……………………..

1.4.2. Quản lý hoạt động học tập môn Sinh học của HS..........................

29
31

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học và quản lý dạy học môn Sinh học
ở trường THPT……………………………………………………………………… 32
1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học môn Sinh học…………………….

32

1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Sinh học………… 34
Tiểu kết chương 1…………………………………………………………

36


iii


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN
SINH HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN
BIÊN……………………………………………...

37

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục thành phố

Điện Biên, tỉnh Điện Biên ……………………………….

37

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ………………………………. 2.1.2.

37

Tình hình giáo dục…………………………………………………

39

2.2. Thực trạng dạy học môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên, tỉnh
Điện Biên…………………………………………………

41

2.2.1. Dạy học đảm bảo nội dung môn Sinh học………………………….

41

2.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học…………………….

47

2.2.3. Sử dụng phương tiện dạy học môn Sinh học……………………..

52

2.2.4. Đổi mới trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh…….


55

2.2.5. Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV………….

57

2.3. Thực trạng quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện
Biên, tỉnh Điện Biên…………………………………………….

60

2.3.1. Quản lý phân công giảng dạy môn Sinh học………………………

60

2.3.2. Quản lý thực hiện nội dung chương trình môn Sinh học THPT......

62

2.3.3. Quản lý đổi mới phương pháp trong dạy học môn Sinh học……….

63

2.3.4. Quản lý sử dụng phương tiện dạy học môn Sinh học....................

66

2.3.5. Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV....


68

2.4. Nguyên nhân của thực trạng…………………………………………

71

Tiểu kết chương 2…………………………………………………………

72

C
h
ƣ
ơ
n
g
3
:
C
Á
C
B
I

N


PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở CÁC
TRƢỜNG


THPT

THÀNH

PHỐ

ĐIỆN

BIÊN,

TỈNH

ĐIỆN
BIÊN………………………………..……………………………
73

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp………………………………………….. 73
3.1.1. Đảm bảo tính đặc thù môn học……………………………………..

7

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa………………………………………………

3

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp…………………………..

7

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp………………………….


3

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp…………………………..

7
3

v

i

7
3
7
4


3.2. Những biện pháp quản lý dạy học Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện
Biên, tỉnh Điện Biên …………………………………….

74

3.2.1. Biện pháp 1. Quản lý thực hiện nội dung chương trình môn Sinh học
THPT…………………………………………………………………

74

3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH môn Sinh học……


77

3.2.3. Biện pháp 3. Thực hiện đổi mới trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh………………………………………………

86

3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ của giáo viên ……………………………………………

89

3.2.5. Biện pháp 5. Hoàn thiện công tác trang bị, bảo quản và sử dụng có hiệu quả
CSVC-TBDH……………………………………………………

90

3.3. Kết quả khảo cứu về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp ……..

94

Tiểu kết chương 3…………………………………………………………

100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………………

101

1. Kết luận…………………………………………………………………


101

2. Khuyến nghị…………………………………………………………… TÀI

102

LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… PHỤ

103

LỤC…………………………………………………………………

105

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nôị dung

2.1

Đánh giá việc thực hiện nội dung môn Sinh học………………

42

2.2


Mức độ nhận biết kiến thức trọng tâm bài học………………...

44

2.3

Đánh giá của GV về hiệu quả của các PPDH và hình thức dạy học môn
Sinh học………………………………………………

48

2.4

Mức độ sử dụng các PPDH và hình thức dạy học của GV….

49

2.5

Số lượng PTDH hiện đại hiện nay…………………………

53

2.6

Tình trạng sử dụng các PTDH………………………………..

53


2.7

Các phương pháp đánh giá chủ yếu trong dạy học Sinh học…

55

2.8

Tỷ lệ sử dụng nội dung và hình thức đánh giá…………………

56

2.9

Tỷ lệ các phương pháp tự bồi dưỡng của GV………………….

57

2.10

Mục đích viết SKKN…………………………………………..

59

2.11

Các nguyên tắc phân công giảng dạy………………………..

60


2.12

Mức độ đồng tình của GV với phân công giảng dạy của BGH nhà
trường……………………………………………………...

61

2.13

Các biện pháp chỉ đạo thực hiện phân công giảng dạy………... Biện

61

2.14

pháp đảm bảo thực hiện nội dung chương trình…………. Các biện

62

2.15

pháp quản lý đổi mới PPDH………………………… Mức độ chỉ

65

2.16

đạo đổi mới PPDH của CBQL……………………. Tỷ lệ các biện

65


2.17

pháp quản lý sử dụng PTDH Sinh học………… Hoạt động ứng

66

2.18

dụng CNTT…………………………………… Mức độ ứng dụng

67

2.19

CNTT trong dạy học Sinh học……………. Biện pháp quản lý

67

2.20

ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học… Biện pháp quản lý đối

67

với việc tự bồi dưỡng chuyên môn của
2.21

GV……………………………………………………………..


69

2.22

Biện pháp chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá…………….. Mức

70

2.23

độ chỉ đạo đổi mới KTĐG của CBQL…………………..

70

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
2.1
2.2
2.3
2.4

Nôị dung
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ lập kế hoạch…………

43

Tỷ lệ sử dụng các PPDH Sinh học trong các trường THPT Điện

Biên…………………………………………

48

Đánh giá của học sinh về PPDH mà GV sử dụng trong giờ
học………………………………………………….

49

Mức độ hứng thú của HS khi GV sử dụng PPDH tích
cực………………………………………………………..

49

2.5

Tình trạng sử dụng các TBDH…………………………

54

2.6

Tỷ lệ sử dụng biện pháp đánh giá………………………..

56

2.7

Tỉ lệ các phương pháp tự bồi dưỡng của GV………….


58

2.8

Biện pháp đảm bảo thực hiện nội dung chương trình……

63

2.9

Đánh giá của CBQL về PPDH………………………….

64

2.10
2.11

Mức độ cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh
học………………………………………………….

67

Mức độ chỉ đạo GV bồi dưỡng chuyên môn của CBQL

69

D
A
N
H

M

C
S
Ơ
Đ
Ồ

đồ
Nội
dun
g
Tran


g
1.1
Cấu
trúc
hệ
thống
quản
lí…
……
……
……
……
……
…….
10


vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, với sự bùng nổ của tri thức, khoa học công nghệ
và đặc biệt là công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu
hướng toàn cầu hóa và hội nhập mạnh mẽ. Các nước trên thế giới đều nhận thấy vai
trò to lớn có ý nghĩa quyết định của GD - ĐT đối với sự phát triển KT- XH, sự
hưng thịnh của quốc gia.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của giáo dục, đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: cùng với khoa học
công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước và tập trung sức nâng cao chất lượng dạy học, trang bị đủ kiến thức cần
thiết đi đôi với năng lực tự học, sáng tạo của học sinh.
Trong nhà trường phổ thông, môn Sinh học là một trong những môn khoa
học cơ bản có vị trí và vai trò quan trọng, có tính đặc thù rõ nét. Môn Sinh học
được chú trọng xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và năng lực nhận
thức lứa tuổi nhằm phát huy tối đa hiệu quả giảng dạy và đạt mục tiêu bộ môn cao
nhất.
Việc quản lý dạy học môn Sinh học lí do đó cũng cần có những yêu cầu
và giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc trưng và tính đặc thù của bộ môn nhằm
phát huy tối đa hiệu quả dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà
trường.
Trong những năm qua, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên mặc dù là
một thành phố trẻ thuộc tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ
như hoàn thành phổ cập THCS, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao,

đối với bộ môn Sinh học kết quả học tập của học sinh đạt điểm đạt khá giỏi

1


với tỉ lệ cao. Đặc biệt trong những năm gần đây môn Sinh học luôn có học sinh
đạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia.
Điều đáng tiếc là cho đến nay, việc đổi mới dạy học môn Sinh học diễn ra
còn chậm, phổ biến trong cách dạy hiện nay vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến thức,
thầy nói nhiều mà không kiểm soát được công việc học của học trò. Trong nhiều
giờ học Sinh học, học sinh ít có cơ hội để tự xây dựng nên kiến thức của mình.
Các em ít có điều kiện để suy xét, thảo luận và sử dụng những ý tưởng nhằm tái
sắp xếp cấu trúc những ý tưởng đó thành những ý nghĩa riêng và "làm chủ"
những ý tưởng mà các em xử lí.
Việc tạo động cơ, gây hứng thú cho học sinh và thực hiện các hình thức
khen thưởng động viên khác nhau đã không được giáo viên quan tâm một cách
thích đáng. Trong một số lớp học, học sinh yếu kém được giao những bài tập
như các học sinh khá giỏi, bài tập khó đến mức các em không đạt được những
thành công cần thiết. Một số em hiếm khi, hoặc không bao giờ được khen
thưởng hoặc động viên.
Có thể quan sát thấy hội chứng "nhàm chán" trong nhiều giờ học Sinh
học. Học sinh tỏ ra không quan tâm nhiều đến nội dung bài học, ít chịu trách
nhiệm về việc học của bản thân mình và trở thành người học thụ động. Trong
suy nghĩ của nhiều học sinh, môn Sinh học là môn học của trí nhớ, môn "học
thuộc lòng" chứ không phải là môn học của tư duy.
Có thể nói, cách dạy và học Sinh học nêu trên đã làm hại đến việc phát
triển trí tuệ của học sinh, làm cho học sinh mất hết hứng thú khi học môn Sinh
học và làm cho việc dạy học Sinh học trở thành gánh nặng của cả thầy và trò.
Đặc biệt việc quản lí đổi mới dạy học môn Sinh học chưa được quan tâm thích
đáng, chỉ đạo thực hiện mang tính chất hình thức. Vì vậy, tiếp tục đổi mới việc

quản lí dạy học Sinh học đang nổi lên như một trong những vấn đề quan trọng
nhất mà cải cách giáo dục bộ môn Sinh học ở trường phổ thông phải tiếp tục
quan tâm giải quyết.
2


Bên cạnh những yếu tố chủ quan trên, còn có những yếu tố khách quan
như xu thế đô thị hóa, tác động của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của sự
bùng nổ công nghệ thông tin, truyền thông...đang hàng ngày len lỏi vào từng con
ngõ, từng ngôi nhà, từng lớp học...lấy đi thời gian, lấy đi niềm đam mê học
hành, tâm trí, thậm chí tiền bạc của các em, khiến một bộ phận không nhỏ học
sinh bị chệnh hướng trong cuộc sống, gây khó khăn cho công tác giáo dục nói
chung của các nhà trường trong địa bàn thành phố Điện Biên, trong đó có chất
lượng học tập môn Sinh học.
Từ những lí do nêu trên, đề tài nghiên cứu được lựa chọn là "Quản lý dạy
học môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục" Với lòng mong muốn góp phần khiêm tốn
của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học ở các trường
THPT, thành phố Điện Biên.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của chúng tôi đó là: Vai trò của công
tác quản lý các hoạt động dạy học như thế nào? Cần những biện pháp quản lý
nào để nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học ở các trường THPT thành phố
Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông nói chung và chương trình môn học nói riêng ?
3. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý quá trình dạy học môn
Sinh học trên cơ sở chú ý đến đặc điểm đồng bào dân tộc và điều kiện tự nhiên của
vùng Tây bắc...thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học ở
các trường THPT tại thành phố Điện Biên, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo

dục.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý dạy học môn Sinh học nhằm
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học ở các trường THPT thành phố
Điện Biên, tỉnh Điện Biên
3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và quản lý dạy học môn
Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
5.2. Phân tích chương trình môn Sinh học cấp THPT
5.3. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở các
trường THPT thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
5.4. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường
THPT thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường phổ thông.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên,
tỉnh Điện Biên .
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu nghiên cứu biện pháp quản lý dạy học bộ môn Sinh học
của hiệu trưởng ở các trường THPT thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
7.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu:
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ở các trường THPT trên địa bàn thành phố

Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
7.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát:
Đề tài tiến hành điều tra lấy ý kiến đánh giá của 16 cán bộ QLGD gồm 4
HT, 12 PHT, 16 giáo viên Sinh học và 420 học sinh thuộc 4 trường THPT trên
địa bàn thành phố Điện Biên về thực trạng dạy học Sinh học và các biện pháp
4


dạy học môn Sinh học trong các trường THPT tại thành phố Điện Biên, tỉnh
Điện Biên.

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận:
Tổng hợp, lựa chọn những vấn đề lý luận về công tác quản lý hoạt động
đổi mới dạy học Sinh học hiện nay ở các trường THPT thành phố Điện Biên,
tỉnh Điện Biên, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa
học để xây dựng một số phương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể được chia sẻ, vận dụng cho công tác quản lý
hoạt động đổi mới dạy học Sinh học ở các trường THPT trong cả nước, đặc biệt
cho những địa phương có nhiều đặc điểm tương đồng với thành phố Điện Biên,
tỉnh Điện Biên.
10. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn đề
tài nêu trên, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được sử dụng:
10.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận bao gồm:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát các nghiên cứu về khoa học
Quản lý, lý luận dạy học bộ môn, các tài liệu và các văn bản chỉ đạo các hoạt
động dạy học môn Sinh học trong nhà trường THPT và các số liệu, tư liệu có
liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt dộng dạy học Sinh học ở

các trường THPT.
10.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
10.2.1. Phương pháp phỏng vấn
10.2.2. Phương pháp quan sát
5


10.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
10.2.4. Phương pháp chuyên gia
10.2.5. Phương pháp khảo nghiệm
10.3. Sử dụng thống kê toán học
11. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về quản lý dạy học môn Sinh học ở trường
THPT
Chƣơng 2: Thực trạng dạy học môn Sinh học và quản lý dạy học môn
Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học trong các
trường THPT thành phố Điện Biên - Điện Biên

6


CHƢƠNG
1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở
TRƢỜNG
THPT
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý dạy học ở trƣờng THPT

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Quản lí là một hoạt động chỉ có trong xã hội loài người. Ở đâu có con
người ở đó có QL. Vì vậy QL là một hoạt động đặc trưng bao trùm lên mọi mặt
đời sống xã hội, trong đó có giáo dục.
Khi xã hội phát triển thì giáo dục ngày càng được quan tâm về mọi mặt.
Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học
nói riêng trong các nhà trường từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước
trên thế giới. Các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trên thế giới đều thấy rõ vai trò,
động lực của giáo dục trong phát triển kinh tế- xã hội. Thậm chí nền kinh tế tri
thức đang trở thành một thành phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
Trước yêu cầu của xã hội và nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo, nhiều công trình
của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài đã được công bố như: M.I.Kônđacốp, Cơ
sở lí luận khoa học quản lí giáo dục, trường cán bộ quản lí giáo dục và viện
khoa học giáo dục 1984; Harld - Kôntz, Những vấn đề cốt yếu về quản lí, nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật 1992; Tác phẩm " Kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu
trưởng" Xukhômlinxki ( dịch và xuất bản năm 1981) đã đưa ra nhiều tình huống QL
giáo dục và QL dạy học trong nhà trường, trong đó tác giả đã bàn nhiều về
phương pháp thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, đặc biệt là
vấn đề phân công trong QL dạy học.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước


7


Trước hết phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về QL giáo
dục và dạy học. Bằng việc vận dụng sáng tạo Triết học Mác - Lênin và kế thừa
tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến, Người đã để lại cho nền giáo dục
cách mạng Việt Nam những tư tưởng có giá trị cao trong quá trình phát triển lý
luận giáo dục và dạy học.

Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận QL giáo dục và QL trường học
chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận giáo dục học.
Trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay thì việc yêu cầu đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và cấp bách. Các nhà nghiên
cứu giáo dục cũng cho ra đời nhiều công trình trong lĩnh vực này: tác giả Phạm
Viết Vượng với vấn đề lấy học sinh làm trung tâm; tác giả Trần Hồng Quân đề cập
tới một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Trong các nhà trường phổ thông, HĐDH là hoạt động trọng tâm. Chính vì
vậy cũng có rất nhiều cán bộ QL trường THPT trong cả nước tập trung nghiên
cứu về các biện pháp QL nhà trường, trong đó có QL HĐDH, chẳng hạn như các
luận văn thạc sỹ của các tác giả Đinh Thị Tuyết Mai với đề tài " các biện pháp
quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên"
( 2002); tác giả Phạm Hoàng Phương với đề tài " Một số biện pháp quản lí hoạt
động dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT huyện ứng Hòa tỉnh Hà Tây",
Trần Thanh Hải với đề tài " Những biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên
môn để nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang" (2008), Trần Thị Thanh Mai với đề tài "Biện pháp quản lý hoạt động
dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT thành phố Vĩnh Yên
tỉnh Vĩnh Phúc" (2005), Vũ Xuân Hiển với đề tài "Quản lý hoạt động dạy học môn
Sinh học ở trường THPT Nam Khoái huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên", Phạm
Trung Kiên với đề tài "Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng tích
hợp ở trường THPT Chuyên Thái Bình" (2014), Mai Thị Hồng Nhung với đề tài
"Quản lý dạy học tại trường THPT Thanh Chăn tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục Việt Nam" (2014).....
8


Các tài liệu trên dù mang tính khái quát hay chỉ đề cập tới một khía cạnh
nào đó trong QL giáo dục nói chung và QL HĐDH nói riêng. Đó là những công

trình có giá trị về lý luận và thực tiễn, phù hợp với công việc của các tác giả
trong việc phụ trách chuyên môn môn Sinh học trường THPT, đồng thời cũng
giúp cho ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn, cán bộ cốt cán phụ trách
chuyên môn ở trường THPT khác tham khảo để vận dụng trong công tác QL của
mình.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên
cứu của các tác giả chúng tôi thấy chưa thể bao quát hết được các đặc thù riêng
của từng khu vực, từng vùng miền. Thành phố Điện Biên Phủ trực thuộc tỉnh
Điện Biên là một tỉnh miền núi, kinh tế còn rất khó khăn, chưa có một nghiên cứu
đầy đủ nào về vấn đề QL HĐDH môn Sinh học trong bối cảnh thực hiện công
việc đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này sẽ đi sâu hơn
về cơ sở lý luận của công tác QL HĐDH môn Sinh học, để tìm hiểu thực trạng
QL HĐDH môn Sinh học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên,
tỉnh Điện Biên và từ đó đề xuất một số biện pháp QL HĐDH nhằm đáp ứng được
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
QL là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách
quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi
thời đại.
Thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống
nhất. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa QL từ các góc độ khác nhau:
Theo Đặng Quốc Bảo: " Quản lí là quá trình gây tác động của chủ thể
quản lý đến khách thể QL nhằm đạt mục tiêu chung" . [3, tr 16]
Theo Trần Hồng Quân: " Quản lí là hoạt động có định hướng, có chủ đích
của chủ thể quản lí ( người quản lí) đến khách thể quản lí ( người bị quản lí)
trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ
chức". [19, tr 176]
9



Như vậy QL là sự tác động của chủ thể QL đến khách thể QL một cách có
định hướng, có chủ định nhằm làm cho tổ chức vận hành, đạt mục tiêu mong
muốn bằng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Từ những cách tiếp cận về QL, chúng ta thấy khái niệm QL bao giờ cũng
tồn tại với tư cách là một hệ thống bao gồm có hai yếu tố: chủ thể QL và khách thể
QL. Chủ thể QL là tác nhân tạo ra các hoạt động, còn khách thể QL là người chịu
sự QL của chủ thể QL. Giữa chủ thể QL và khách thể QL phải có chung một mục
tiêu và quy trình, dựa vào đó làm căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Hai thành
phần này có mối quan hệ, tác động qua lại tương hỗ lẫn nhau.
Tóm lại: ta có thể hiểu QL là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ
thể QL lên khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng các cơ hội
của hệ thống để đạt được mục tiêu định ra trong điều kiện biến động của môi trường..
Cấu trúc hệ thống QL có thể biểu diễn qua sơ đồ đơn giản sau:
Công cụ

Chủ thể
quản lí

Khách thể
quản lí

Mục tiêu

Phƣơng
pháp

Sơ đồ 1.1- Cấu trúc hệ thống quản lí

Công tác QL là một trong năm tác nhân của sự phát triển kinh tế - xã hội: vốn,

tài nguyên, nguồn lao động, khoa học kỹ thuật và QL. Trong đó QL có vai trò
mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại. Những người làm công tác
10


QL phải là những người hội tụ đầy đủ kiến thức chuyên môn, phẩm chất và
được trang bị kiến thức khoa học QL, xác lập được mục tiêu rõ ràng và có bản
lĩnh, quyết tâm điều hành toàn bộ hệ thống tổ chức của mình đi tới đích bằng hệ
thống các biện pháp QL.
1.2.2. Quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục
* Quản lý giáo dục
Khái niệm QL giáo dục hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau:
- Theo tác giả M.I Kônđacốp cho rằng: "Quản lí giáo dục là tập hợp
những biện pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ
quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số
lượng cũng như chất lượng" [10, Tr 93]
- Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng "Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy
mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội".[1,tr 31]
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc " Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự
kiến lên trạng thái mới về chất".[15, tr 61]
Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của
nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế
hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này có tính khoa
học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch
trong việc dạy và học theo mục tiêu đào tạo chung.

* Chức năng quản lý giáo dục
Chức năng QL xác định khối lượng các công việc cơ bản và trình tự các
công việc của quá trình QL, mỗi chức năng có nhiều nhiệm vụ cụ thể, là quá trình
liên tục của các bước công việc tất yếu phải thực hiện.
11


Các nhà nghiên cứu cho rằng QL có 4 chức năng cơ bản liên quan mật
thiết với nhau, bao gồm: Chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo,
chức năng kiểm tra.

Sơ đồ chức năng QL
Kế hoạch

Kiểm tra

Tổ chức

Chỉ đạo

- Chức năng kế hoạch: là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo
dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Khi tiến
hành các chức năng kế hoạch, người QL cần hoàn thành nhiệm vụ là xác định
đúng các mục tiêu cần để phát triển giáo dục và quyết định được các biện pháp có
tính khả thi. Chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên của một quá trình QL, nó có
vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình QL và là cơ
sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ
cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của tổ chức, đơn
vị và từng cá nhân.
- Chức năng tổ chức thực hiện: là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực

theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã đề
ra. Chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong quá trình QL nó có vai trò hiện
thực hóa các mục tiêu của tổ chức và đặc biệt là chức năng tổ chức có khả năng
tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, cơ quan đơn vị thậm chí của cả hệ thống nếu
việc phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực được khoa học và hợp lý.

12


×