Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TÔM NOBASHI CHO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 25 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN NGUYÊN LÝ MARKETING

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TÔM NOBASHI CHO THỊ TRƯỜNG
HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY HẢI SẢN
MINH PHÚ.

GVHD: PHẠM THỊ MINH LÝ
SVTH : Nhóm 3(10 thành viên)
CA

: 2 thứ 4

TP HCM, THÁNG 10 NĂM 2013

1


LỜI CẢM ƠN.

Em xin gửi lời cảm ơn đến cô PHẠM THỊ MINH LÝ trong thời gian qua đã cho chúng em
hiểu và tiếp nhận kiến thức một cách đầy đủ để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận
như hôm nay.Và chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô HỒNG và cô
DUNG ,trợ giảng môn NGUYÊN LÝ MARKETING , nhờ sự hướng dẫn ,chỉnh sữa tận tình
của cô giúp chúng em tận tình kịp thời bổ sung cũng như chỉnh sữa những thiếu sót trong
quá trình tiếp cận thực tế và hoàn thành bài tiểu luận .


Chúng em cũng xin gửi cảm ơn đến công ty tập đoàn MINH PHÚ, đến các chú(cô) nhân
viên các phòng ban đã tận tình chỉ dẫn và cung cấp thông tin cho chúng em,tạo điều kiện
cho chúng em so sánh và chọn lọc thông tin. Đặc biệt, chúng em xin trân trọng cảm ơn chú
NGUYỄN VĂN ĐẨU – Nhân viên phòng kinh doanh đã cung cấp nguồn thông tin trực
tiếp , góp ý cho chúng em trong bài tiểu luận.

Xin trân trọng
Nhóm 3: NGUYỄN THỊ KIỆT (nhóm trưởng)

2


BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ GIỚI THIỆU NHÓM
ST

HỌ VÀ TÊN

MSSV

CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG

ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ

1

NGUYỄN THỊ KIỆT

71205165


(NHÓM TRƯỞNG)

HOÀN

THÀNH
Chịu trách nhiệm chương 1,chiến 100%
lược sản phẩm,tổng hợp mọi ý
kiến,

các

bài

của

thành

viên,đánh giá,nhận xét,họp mặt
thành viên chỉnh sữa và hoàn
thành.
2
3

NGUYỄN THỊ TỐ QUỲNH
NGUYỄN THỊ HUỲNH ANH

71205218

Chịu trách nhiệm về phần khách


71205003

hàng mục tiêu.
Chịu trách nhiệm về phần định vị

4

LÊ NGUYỄN VÂN ANH

71205002

sản phẩm.
Chịu trách nhiệm về phần đối thủ

5

ĐỖ THỊ THU HÀ

71205027

cạnh tranh.
Chịu trách nhiệm về phần đối thủ

71205270

cạnh tranh.
Chịu trách nhiệm về phần định vị

B1200237


sản phẩm.
Chịu trách nhiệm về phần chiến

6
7

PHÙ THÚY VI
TRẦN PHAN TÚ MINH

lược sản phẩm. Khách hang
8

PHẠM HẢI ANH

B1200169

mục tiêu.
Tiếp xúc trực tiếp với trực tiếp
nguồn thông tin,tổng hợp các
thông tin xoay quanh đề tài.

9
10

LÝ QUYỀN CHÂU
NGUYỄN HÀ HẢI NAM

71205008

làm slide thuyết trình

Chịu trách nhiệm về phần khách

71205179

hang mục tiêu.
Tìm tài liệu,xem xét và đóng góp với
nhóm khi chỉnh sữa.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
3


LỜI MỞ ĐẦU
4


Trong nền kinh tế thị trường, bất kì doanh nghiệp nào, hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào
muốn thành công đều phải hoạch định chiến lược cho riêng mình. Trong đó, không loại trừ các công ty
làm về lĩnh vực thực phẩm.
Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu mà mọi khách hàng đều sẵn sàng chi trả khi họ có nhu cầu.
Vì vậy, các công ty hay doanh nghiệp đèu cố gắng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm cũng như sự đột
phá cho sản phẩm của mình nhằm tạo hiệu quả kinh doanh lớn nhất. Dựa trên những nguồn nguyên
liệu, mẫu mã cũng như dòng sản phẩm đã có sẵn từ trước, doanh nghiệp cần phải biết thị trường đang
thiếu và đang có nhu cầu ở sản phẩm nào mà phát triển, tạo ra nguồn lợi từ sản phẩm của mình. Để
thành công, doanh nghiệp phải tạo ra chiến lược cho sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất.
Lý do ban đầu nhóm 3 quyết định chọn đề tài “ Chiến lược sản phẩm Tôm Nobashi cho thị
trường người tiêu dùng Việt Nam của Tập đoàn thủy sản Minh Phú” nhằm giúp cho việc hiểu rõ hơn
về vấn đề xây dựng và thực hiện chiến lược cho sản phẩm của một doanh nghiệp trong lĩnh vực thực
phẩm. Đồng thời là cơ hội để các thành viên trong nhón có dịp tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp; từ
đó có thể hiểu rõ hơn cách mà một nhà Marketing vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Tuy nhiên trong

quá trình tìm hiểu về Công Ty Minh Phú, nhóm chúng em dần nhận ra một số điểm chưa mạnh trong
quá trình hoạch định chiến lược cho sản phẩm của Công ty, bởi giá trị cốt lõi của công ty là chế biến
các sản phẩm tôm đông lạnh phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng nước ta, cũng như tăng
cường công tác sáng tạo làm mới sản phẩm.
Trong chương 1:” Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú” là
chương để giới thiệu một cách chung nhất về Công ty, từ lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức cũng như
tình hình tài chính trong 3 quí năm gần nhất của Minh Phú.
Trong chương 2:” Phân tích Chiến lược sản phẩm Tôm Nobashi trên thị trường Việt Nam của
công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú”, được chia thành 5 phần:
Phần 1:” Khách hàng mục tiêu”- đây là phần giới thiệu về thị trường Việt Nam và phân khúc
khách hàng mục tiêu mà Công ty Minh Phú lựa chọn.
Phần 2:” Đối thủ cạnh tranh”- phần này giới thiệu những thông tin có liên quan đến 2 đối thủ
cạnh tranh trực tiếp với Minh Phú là Công ty Quốc Việt và Công ty Stapimex, những thông tin này
chủ yếu xoay quanh tình hình chiến lược sản phẩm Tôm Nobashi của Công ty đối thủ, cũng như thông
tin về chất lượng và độ đa dạng trong sản phẩm của 2 Công ty này; những thông tin này là cơ sở đến
nhóm định vị cho Công ty Minh Phú.
Phần 3:” Định vị cho Công ty Minh Phú”gồm có lý do mà nhóm chọn 2 tiêu chí là chất lượng
và độ đa dạng sản phẩm để vẽ ra sơ đồ định vị cho Minh Phú, sơ đồ định vị và đánh giá về lợi thế của
Minh Phú so với các đối thủ khi chọn tiêu chí định vị đó.
Phần 4:”Chiến lược sản phẩm Tôm Nobashi trên thị trường Việt Nam của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú”, phần này là nơi để tổng hợp lại các thông tin từ đó đưa ra chiến lược
sản phẩm Tôm Nobashi mà Công ty lựa chọn cho thị trường trong nước. Từ việc xác định phân khúc
khách hàng mục tiêu, xem xét tình hình của các đối thủ cạnh tranh và định vị hình ảnh của Minh Phú
trong nhận thức của khách hàng đều là những mác xách dẫn đến chiến lược sản phẩm của Công ty
Minh Phú.
Phần 5:” Nhận xét đánh giá về Chiến lược sản phẩm Tôm Nobashi cho thị trường trong nước
của Công ty Minh Phú”-là phần cuối cùng thể hiện những điều mà nhóm rút ra được từ chiến lược sản
phẩm hiện tại của Công ty, các ưu điểm và nhược điểm trong chiến lược sản phẩm này. Từ đó tạo cơ
sở để nhóm phát triển ý tưởng cho chương 3:”đền xuất cải thiện chiến lược sản phẩm Tôm Nobashi
cho thị trường này”.

Các thông tin mà nhóm thể hiện trong đề tài, đếu dựa trên quá trình tìm hiểu, thu thập thông
tin thực tế của Công ty qua các nhân viện phòng kinh doanh tại Minh Phú. Bên cạnh đó, để có thêm
5


thông tin về thị trường Việt Nam cũng như các Công ty đối thủ, nhóm đã tìm kiến, chắc lọc thông tin
từ các trang web và các tạp chí thủy sản. Ngoài ra, nhóm còn đọc thêm sách như: Nguyên lí tiếp thịPhilip Kotler, 22 Qui luật bất biến trong Marketing,..Và tham khảo ý kiến từ giáo viên hướng dẫn.
Qua việc thực hiện đề tài này, các thành viên trong nhóm đã biết thêm về cách thu thập và trình bày
các thông tin mà mình tìm được dưới dạng văn bản khoa học; có thêm nhiều kiên thức thực tế, qua đó
chúng em nhân thấy việc học các lý thuyết trên trên giảng đường và áp dụng lý thuyết đó vào thực tế
của từng doanh nghiệp là không hề đơn giản. Song song đó, trong quá trình làm đề tại, đã trao dồi cho
bản than các thành viên kỹ năng mới như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thu thập
và xử lý thông tin…Đây thật sự là một “bài tập” bổ ích!

6


MỤC LỤC
1.CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY TẬP ĐOÀN THỦY HẢI SẢN MINH
PHÚ………………………………………………………………………………...…9
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................................9
1.1.1.Giới thiệu khái quát về công ty ........................ 9
1.1.1.1.

Nơi thành lập, thời gian thành lập, địa chỉ, điện thoại, trụ sở chính….9

1.1.1.2.

Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của công ty10


1.1.1.3.

Sứ mệnh- Tầm nhìn – Logo- Slogan 11

1.2. Hệ thống tổ chức của công ty10
1.3. Mục tiêu kinh doanh14
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008,2010,20115
2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TÔM NOBASHI CHO THỊ
TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỦA CÔNG TY TẬP ĐOÀN THỦY HẢI SẢN
MINH PHÚ19
2.1. Khách hàng mục tiêu19
2.1.1. Đặc điểm của thị trường Thành phố Hồ Chí Minh19
2.1.2. Đặc điểm khách hang mục tiêu của công ty Minh Phú tại Thành phố Hồ Chí
Minh20
2.2. Đối thủ cạnh tranh22
2.2.1. Tình hình hoạt động QUOC VIET CO.LTD 22
2.2.2. Tình hình hoạt động công ty STAPIMEX 24
2.3. Định vị sản phẩm tôm NOBASHI cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh của công ty
Minh Phú 26
2.3.1. Sơ đồ định vị sản phẩm tôm NOBASHI26
2.3.2. Phân tích sơ đồ định vị sản phẩm27
2.4. Chiến lược sản phẩm TÔM NOBASHI trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh của
công ty29
2.4.1. Nguồn gốc ra đời sản phẩm TÔM NOBASHI29
2.4.2. Chiến lược phát triển sản phẩm TÔM NOBASHI tại Thành phố Hồ Chí Minh 29
3. CHƯƠNG 3: ĐỂ XUẤT CẢI THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TÔM NOBASHI CỦA
CÔNG TY35
3.1. Mục tiêu cho việc đề xuất cải thiện35
7



3.2. Đề xuất cải thiện chiến lược sản phẩm tôm NOBASHI trên thị trường Thành Phố Hồ
Chí Minh 35
Kiến nghị được rút ra từ việc phân tích ,nhận xét, đánh giá chiến lược sản phẩm TÔM
NOBASHI hiện tại của công ty ở Chương 2
DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ CÁC ĐỒ THỊ SỬ DỤNG.
Bảng 1.1. Thành viên Ban Giám Đốc.
Bảng 1.2. Hội Đồng Quản Trị.
Bảng 1.3. Thành viên Ban Kiểm Soát.
Bảng 1.4. Tình hình sản lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến từ năm 2009 đến 2010.
Bảng 2.1. Bảng kim ngạch xuất khẩu hợp nhất năm 2010.
Bảng 2.2. Bảng kim ngạch xuất khẩu hợp nhất năm 2012.
Bảng 2.3.Cơ cấu sản lượng sản phẩm NOBASHI của công ty Minh Phú giai đoạn 2004-6/2006
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức Công Ty Minh Phú.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng ban tại Công Ty Minh Phú.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Định vị Sản phẩm “Nobashi” tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú.
Biểu đồ 1.1. Doanh thu thuần của Công Ty từ năm 2009 đến năm 2012 (đơn vị: tỷ đồng).
Biểu đồ 1.2. Tóp 10 Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 (triêu USD).

8


1.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ.

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển.

1.1.1.

1.1.1.1.

Khái quát về công ty.

Nơi thành lập, thời gian thành lập, địa chỉ, điện thoại, trụ sở chính

-

Minh Phu Seafood Joint stock Company

-

Trụ sở Tên công ty: Công ty Cộ phần tập đoàn Thủy sản Minh Phú

-

Viết tắt: Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

-

Tên chính: Khu Công nghiệp Phường 8, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau

-

Tên Vốn điều lệ : 700,000,000,000

-

Điện thoại: (84-780) 3839391


-

Fax: (84-780) 3833119 – 3820019

-

Email:

-

Website:
9


1.1.1.2.

Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của công ty

Ngành nghề kinh doanh

-

Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản
Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu
Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu
Kinh doanh bất động sản, đầu tư kình doanh cơ sở hạ tầng, thi công xây dựng các công trình
dân dụng và công nghiệp.
Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản và máy móc thiết
bị, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản
Kinh doanh tòa nhà cao ốc, văn phòng cho thuê

1.1.1.3.


Sứ mệnh - Tầm nhìn - slogan.

Sứ mệnh.
Bất kì một công ty nào khi mới sinh ra cũng mang trong mình một sứ mệnh đã được

xác định trước. Sứ mệnh còn có nghĩa là “tại sao” . Vậy tại sao công ty đó được sinh ra, và
trong tương lai nó có sống sót trên thị trường và trung thành với sứ mệnh đó không?. Sẽ có
những sứ mệnh giống nhau và khác nhau. Theo value-Based Matrix- VBM sứ mệnh đó là sự
kết hợ của trí óc,trái tim và tinh thần, tương ứng là những câu trả lời cho các câu hỏi tại ra sự
hài lòng như thế nào? Thực hiện nguyện vọng đó bằng cách nào? thể hiện tình yêu thương như
thế nào ?
Trong phạm vi nhỏ hẹp sứ mệnh sẽ chỉ xoay quanh khách hàng (người chủ) của chính
công ty đó, mở rộng hơn nó có sự ảnh hưởng đến 1 quốc gia ,1 khu vực.
Nắm được điều đó Minh Phú đã xác định được cho mình một sứ mệnh riêng có tầm
quốc tế, “Đưa con tôm Việt Nam vươn tầm thế giới” . Là một công ty tập đoàn lớn như ngày
hôm nay Minh Phú luôn đi theo và sống trung thành với sứ mệnh đó của mình. Con tôm Việt
Nam đang ,đã và sẽ cùng Minh Phú đi xa hơn trên con đường mang tên THẾ GIỚI.
10




Tầm nhìn.
Cũng như sứ mệnh của 1 công ty, tầm nhìn cũng vô cùng quan trọng. Đó là sự kết hợp

trí óc, trái tim và tinh thần. Tương ứng với điều đó là khả năng sinh lời, khà năng hòa vốn và
khả năng duy trì sức bền (theo value-Based Matrix –VBM).

Trong những năm qua, có những vấn nạn xảy ra trong ngành tôm của Việt Nam nhưng
Minh Phú bằng nội lực của mình vẫn giữ vững vị trí của mìnhtrong khi đó có rất nhiều công
ty cùng ngành trong nước đang trong tình trạng chết lâm sang hoặc đóng cữa nằm chờ,mà
không những thế mà còn ngày càng chứng tỏ cho nước nhà và thế giới thấy tầm nhìn của mình
là đúng đắn. Với tầm nhìn : “Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong vòng 05
năm tới và trở thành Công ty chế biến xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới.”


Logo – Slogan.


Logo

Cuộc sống đầy bộn bề ,một thế giới phẳng,mỗi con người trong chúng ta phải tiếp nhận
và sống với sự ngột ngạt vì quá tải của công nghệ thông tin.
Không những thế bên cạnh đó là sự lo lắng về vấn nạn ô
nhiễm môi trường. Ai cũng muốn tìm 1 nơi bình yên,trong
sạch để giải lao và thư giản. Với tông màu xanh chủ đạo,ấn
tượng đầu tiên mà logo Minh Phú mang đến cho người nhìn
đó là cảm giác tươi mát, có chút gì đó thanh bình. Nhìn kỹ
hơn lô-gô đó nó lại mang ý nghĩa nhiều hơn nữa.
Hình quả cầu và ảnh con tôm đang hướng về phía trước, Minh Phú đã đánh bật lên sản phẩm
mà Minh Phú kinh doanh đó là tôm sạch và chất lượng. Con Tôm tươi ,sạch và ngon của Việt
Nam sẽ hướng về phía trước càng ngày càng đi xa và phát triển vươn ra toàn cầu.
• Slogan
“Luôn luôn thỏa mãn yêu cầu của khách hàng”
Bất cứ trong một cuộc chơi nào chúng ta luôn có câu khẩu hiệu (slogan). Và trong nền
kinh tế thị trường như hiện nay, cuộc chiến tranh về giá ngày càng trở nên khốc liệt,đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải trang bị cho mình hướng đi đúng đắn nhất. Với Slogan “Luôn luôn thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng” Minh Phú luôn đặt khách hang lên hàng đầu và đáp ứng 1 cách

tốt nhất để thỏa mãn yêu cầu cho khách hàng của mình.

1.2.Hệ thống tổ chức của công ty.


Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

11


Sơ đồ 1.1: bộ máy tổ chức của công ty MINH PHÚ.
(Nguồn:phòng nhân sự)
Ban Giám Đốc
Ông Lê Văn Quang
Bà Chu Thị Bình
Ông Chu Văn An
Ông Thái Hoàng Hùng
Ông Nguyễn Tấn Anh
Ông Lê Văn Diệp
Ông Bùi Anh Dũng
Ông Lê Ngọc Anh

Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc

12


Bảng 1.1:Thành viên Ban giám đốc
Hội Đồng Quản Trị
Ông Lê Văn Quang

Chủ tịch hội đồng quản trị

Bà Chu Thị Bình

Phó chủ tịch hội đồng quản trị

Ông Chu Văn An

Thành viên hội đồng quản trị

Bà Đinh Ánh Tuyết

Thành viên hội đồng quản trị

Ông Jean-Eric Jacquemin

Thành viên hội đồng quản trị

Bảng 1.2 : thành viên Hội đồng quản trị
Ban Kiểm Soát
Ông Phan Văn Dũng

Trưởng ban kiểm soát


Bà Mai Thị Hoàng Minh

Thành viên ban kiểm soát

Bà Nguyễn Việt Hồng

Thành viên ban kiểm soát

Ông Nguyễn Xuân Toán

Thành viên ban kiểm soát

Bảng 1.3: thành viên Ban kiểm soát.

BAN GIÁM
ĐỐC

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG KẾ
TOÁN TÀI VỤ

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng ban tại Công ty.


Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban.

Đại hội đồng cổ đông:

-

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty
theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.ĐHĐCĐ là cơ quan thong qua chủ

13


trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, cơ cấu vốn, bầu ra
ban quản lý,điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị:
-

Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân dnah công ty để quyết định mọi
vấn đề lien quan đến lợi ích và quyền lợi của công ty trừ những vấn đề ĐHĐCĐ
quyết định.

-

Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của
ĐHĐCĐ thong qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng
thời điểm phù hợp trong tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ban kiểm soát:
-

Do ĐHĐCĐ bầu ra ,thường xuyên kiểm tra, kiểm soát toàn diện trên tất cả các mặt
như: chính sách lương, tiền thưởng, tính chấp hành chính sách về quản lý tài chính,
chế độ kế toán nhà nước ban hành.Thực hiện quyền đầu tư,kiểm tra việc thực hiện
quyền lợi của các nhà đầu tư,kiểm soát việc thực hiện các quy chế cảu công ty.


Ban tổng giám đốc:
-

Tổng giám đốc:là người đại diện cho Công ty trước pháp luật và trước cơ quan
Nhà Nước. Tổng giám đốc công ty quyết định việc điều hành cấc hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch của Hội Đồng Cổ Đông.Đồng thời
chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông.

-

Phó tổng giám đốc: Là nguwoif tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề cần
thiết , điều hành công việc do tổng giám đốc phân công, đôn đốc và giám sát hoạt
động của các hoạt động trong công ty.

Phòng kế toán – tài vụ:
-

Có nhiệm vụ giải quyết những mối quan hệ tài chính hoàn thành trong quá trình
tuần hoàn luân chuyển vốn trong kinh doanh. Tổ chức chức hạch toán các nghiệp vụ
mua bán, thanh toán công nợ, thanh toán với Ngân sách Nhà nước, phân phối lợi
nhuận. Quản lý vốn, tài nguyên, hàng hóa, chi phí…bằng cách theo dõi, phản ánh
chính xác sự biến động cũng như các đối tượng đó.

Phòng kinh doanh:
-

Chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng cũng như khách hàng cho công ty, đưa ra
những chiến lược kinh doanh để nhằm thúc đẩy tình hình kinh doanh để nhằm thúc
đẩy tình hình kinh doanh của Công ty.


1.3.Mục tiêu kinh doanh.
14


Mục tiêu của Công ty
-

-

-

Năm 2012, Công ty tiếp tục tập trung vào ngành nghề sản xuất chính của mình là sản xuất tôm
giống sạch bệnh, mở rộng nhanh diện tích nuôi tôm thương phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học
phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất chế biến tôm xuất khẩu.
Minh Phú tiếp tục phấn đấu vẫn là công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam.
Giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu mới, đặc
biệt xây dựng thương hiệu Minh Phú thành thương hiệu mạnh.
Tiếp tục triển khai mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp sạch bệnh và liên kết với các lâm
ngư trường ở Cà Mau nuôi tôm quảng canh cải tiến phấn đấu sẽ cung cấp phần lớn tôm nguyên
liệu sạch cho các nhà máy chế biến tôm của Minh Phú.
Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công tác toỏ chức nhân sự, tiền lương và không
ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân lao động.

Chiến lược tăng trưởng

-

Minh Phú dự kiến đạt kim ngạch xuất

khẩu 600 triệu USD vào năm 2015. Để
đạt được điều này, công ty đã đầu tư
đáng kể vào việc mở rộng vùng nuôi,
tăng công công suất chế biến, mở rộng
thị trường mới và tăng thị phần ở những
thị trường truyền thống… Các chiến lược
tăng trưởng bao gồm:
- Mở rộng thị trường sang Nga và
Trung Quốc, đặc biệt là Trung
Quốc dự kiến sẽ trở thành một
trong những thị trường trọng
điểm trong thời gian tới.
- Tăng khả năng nuôi trồng bằng
việc mở rộng vùng nuôi, áp dụng
công nghệ và kĩ thuật nuôi tiến
tiến để tăng số vụ thu hoạch cũng
như các loại dịch bệnh.
- Tăng công suất chế biến thông
qua việc đẩy mạnh hoạt động của nhà máy Minh Phú – Hậu Giang
Tăng thị phần ở các thị trường truyền thống thông qua việc thâm nhập sâu hơn và đa dạng hóa
sản phẩm

15


1.4.

Tình hình

hoạt động kinh doanh của công ty qua BÁO CÁO


THƯỜNG NIÊN CÁC QUÝ 2008,2010,2012.
Tình hình hoạt động sản xuất
Chỉ tiêu

ĐVT

2009

2010

2011

2012

Sản lượng sản xuất

Tấn

16.532,53

23.871,47

30.419,79

32.487,86

Sản lượng xuất khẩu

Tấn


16.096,25

23.119,88

27.178,20

32.049,53

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

158,67

247,64

334,39

369.40

Tổng doanh thu thuần

Tỷ đồng

3.093,51

5.107,81

7.038,52


7.936,50

Tổng lợi nhuận ròng

Tỷ Đồng

242,86

314,68

283,70

15,88

Bảng 1.4: Tình hình sản lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến từ năm 2009 đến 2012
(Nguồn : bộ phận kinh doanh)

Bi
Biểu đồ 1.1: Doanh thu thuần của Công ty từ năm 2009 đến năm 2012.(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn : bộ phận kinh doanh)
Qua bảng 1.1 báo cáo tình hình tài chính ,nhìn chung các chỉ tiêu của Công ty có sự
tăng đều qua các năm, từ năm 2009 đến năm 2012. Trong đó tăng mạnh nhất vào giai đoạn từ
năm 2010 đến 2011.
Qua biểu đồ 1.1 doanh thu thuần cảu công ty từ năm 2009 đến năm 2012 , cho thấy
rằng doanh thu chiếm tỷ trọng lơn và tăng khá mạnh
Cụ thể:
16



-

Năm 2010 so với 2009
Kim ngạch xuất khẩu tăng 156,07%
Sản lượng sản xuất tăng 139.84%
Tổng doanh thu thuần tăng 165.11%

-

Năm 2012 so với năm 2011
Kim ngạch xuất khẩu tăng 110.47%
Sản lượng sản xuất tăng 106.55%
Tổng doanh thu thuần tăng 112.76%

Như vậy chứng tỏ Công ty đã có sự phát triển qua các năm,mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Không
những thế Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tương đối
tốt. Công ty tăng cường bán hang vào các thị trường có khả năng thanh toán tốt và nhanh( như
EU,MỸ,NHẬT BẢN.....) nên khả năng thanh toán qua các năm nằm trong giới hạn rất an toàn.
Nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ khủng hoảng, bất kỳ 1 doanh nghiệp nào cũng luôn
trăn trở,xoay sở, tìm giải pháp để trụ vững vượt qua giai đoạn này,nhưng đối với MINH PHÚ, nhờ áp
dụng những chính sách, giải pháp đúng đắn và chính xác, vững chắc của ban lãnh đạo đã vượt qua thời
kỳ khó khăn khẳng định,đưa thương hiệu Minh Phú là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản lớn nhất nước ta.

Biểu đồ 1.2: top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản 6 tháng đầu năm 2012(triệu usd)

17


2. CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TÔM

NOBASHI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN MINH PHÚ.

2.1 Khách hàng mục tiêu.
Trong bối cảnh, Việt Nam đang được định hướng phát triển theo nền kinh tế thị
trường. Chính phủ đang tăng cường xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia
trên thế giới, cũng như tạo nền móng vững chắc cho nền kinh tế để thu hút đầu tư của
các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Trong mua bán thương mại khách hàng giữ một vai trò khá quan trọng. Sự tín
nhiệm, trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nó ảnh
hưởng đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hình thức mua bán
của công ty là bán trực tiếp với khách hàng, thông qua các hình thức xuất khẩu (đối với
khách hàng nước ngoài) và mua bán (đối với khách hàng trong nước).
Trong đó, công ty hướng đến việc mua bán trong nước chủ yếu là thị trường ở thành
phố Hồ Chí Minh chiếm 80%, còn lại xuất khẩu.
Minh Phú bắt đầu bán các sản phẩm của mình trên thị trường từ năm 2001, riêng sản
phẩm “ Tôm NOBASHI” và các mặt hàng giá trị gia tăng khác từ năm 2006 đến nay.
Công ty đã hướng tới các tiêu chí để lựa chọn khách hàng mục tiêu: Địa lý, dân số học,
hành vi.

18


Bảng 2.1: Tóm tắt khách hàng mục tiêu trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
Các tiêu chí
Dân số
học

Hành vi
tiêu dùng


Người tiêu dùng
Tuổi

Từ 25 tuổi đến 55 tuổi

Giới tính

Nữ

Thu nhập

Trung bình khoảng 6 (triệu/tháng) trở lên

Nghề nghiệp

Nội trợ
Nhân viên văn phòng
Giáo viên


Mức độ sử dụng

Sử dụng nhiều và thường xuyên
(sử dụng hằng ngày)

Lợi ích tìm kiếm sản
phẩm

Chất lượng tốt

Tiết kiệm thời gian
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Tình trạng trung thành

Cao

Dân số học
19


Công ty có nhiều sản phẩm đa dạng, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau. Tuy nhiên đối với sản phẩm Tôm Nobashi thì đối tượng của công ty hướng
tới là những người phụ nữ nội trợ, nhân viên văn phòng, giáo viên..., là những người
luôn muốn tạo ra bữa ăn ngon cho gia đình hay những người bận rộn không có nhiều
thời gian như nhân viên văn phòng nhưng vẫn muốn nấu ăn cho gia đình.Do đó tôm
Nobashi là một thực phẩm được họ lựa chọn hàng đầu. Một loại thực phẩm đã được sơ
chế trước giúp các bà nội trước tiết kiệm được nhiều thời gian lúc vào bếp nhưng vẫn
bảo đảm được độ tươi, ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Thu nhập cao hay thấp cũng ảnh hưởng tới việc tiêu dùng của khách hàng, vì thế
công ty đã phân khúc khách hàng mục tiêu của mình là những người có thu nhập trung
bình từ 6 (triệu đồng/tháng) trở lên.
Hành vi tiêu dùng
Sản phẩm của công ty Minh Phú là những sản phẩm thông dụng vả thiết yếu, có
thể sử dụng thường xuyên với số lượng lớn sản phẩm được tiêu thụ hàng ngày. Khi tìm
đến sản phẩm của công ty. Chất lượng tốt luôn là yếu tố gây chú ý đối với hành vi mua
của khách hàng. Ngoài ra, yếu tố tiết kiệm thời gian cũng là sự lựa chọn hàng đầu dành
cho các nữ nhân viên văn phòng, giáo viên, các bà nội trợ. Do vậy, mức độ trung thành
của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty là cao.
2.2. Đối thủ cạnh tranh

2.2.1. Tình hình hoạt động của công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy hải
sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt.
• Giới thiệu về công ty TNHHKDCB thuỷ
sản và XNK QuốcViệt
- 444 Lý Thường Kiệt, P. 6, Tp. Cà
Mau,CàMau
- Điện thoại: (0780) 3836454, 3557799
- Fax: (0780) 3832021


- Ngành nghề kinh doanh
- Thủy Hải Sản - Chế Biến và Kinh Doanh
- Thủy Hải Sản - Thức Ăn và Thiết Bị Nuôi Trồng
- Hồ sơ công ty:
- Tên công ty:Quốc Việt - Công Ty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản Và
Xuất Nhập Khẩu Quốc Việt
- Người đại diện:Ông Ngô Văn Nga - Giám Đốc.
• Phân tích chiến lược sản phẩm tôm NOBASHI của công ty Quốc Việt tại
thị trường Việt Nam .
20


Sản phẩm tôm NOBASHI của Quốc Việt là mặc hàng tư liệu sản xuất,vì vậy
chiến lược sản phẩm của họ chủ yếu tập trung vào chất lượng sản phẩm. Họ cũng như
Minh Phú ,thụ động chờ khách hàng đến xem hàng mẫu,rồi mới thực hiện giao
dịch,nhưng hiện nay công ty Quốc Việt đang có sự thay đổi lớn trong chiến lược kinh
doanh khi mở rộng ra thị trường nội địa và khách hàng mục tiêu là nhắm thẳng đến
người tiêu dùng .
Với tôm NOBASHI, họ chế biến qua nhiều công đoạn như lột vỏ, làm sạch, để trong
phòng đông lạnh,màu sắc rất đẹp thu hút sự quan tâm của khách hàng. Để chủ động và

kiểm soát nguồn nguyên liệu tôm sú đầu vào, công ty hiện đang áp dụng mô hình nuôi
tôm an toàn theo GAP và CoC.
Tôm Nobashi được sản xuất từ giống của tôm sú.Hiện nay các doanh nghiệp trong
đó có công ty Quốc Việt nuôi trồng giống tôm có chất lượng được chọn lựa kỹ để sản
xuất.Yêu cầu đầu tiên của công ty đặt ra là về chất lượng,đưa chất lượng lên hàng đầu.
Đánh giá chất lượng tôm giống và chọn được tôm giống sạch bệnh, khỏe và chất lượng
cao cho nuôi thương phẩm là rất quan trọng, quyết định lớn đến sự thành công của vụ
nuôi. Các trại giống và cả người mua đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng
tôm giống tốt cho nghề nuôi.
Về mức độ đa dạng sản phẩm tôm NOBASHI: mức độ đa dạng sản phẩm cho
tôm NOBASHI của Quốc Việt vẫn còn thấp ,chủ yếu đó là tôm NOBASHI SHIRMP
đuôi đỏ và NOBASHI SHIRMP bình thường.
Các quyết định về bao gói và nhãn hiệu của Quốc Việt: sản phẩm được đóng gói đơn
giản trên các khay xốp với vật liệu bảo vệ môi trường. Các thông tin được in trực tiếp
lên bao bì. Quốc Việt tung ra sản phẩm với chính nhãn hiệu của công ty, tên nhãn hiệu
riêng biệt được sử dụng cho mặt hàng tôm NOBASHI nhưng có đặc tính khác nhau ít
nhiều. Bên cạnh đó, Quốc Việt chú trọng nhiều vào dịch vụ cho khách hàng,vd: khách
hàng được cung cấp dịch vụ giảm giá,công ty tự tổ chức lực lượng cung cấp dịch vụ....
 Nhận xét sự ảnh hưởng từ chiến lược của công ty TNHH Kinh doanh Chế
biến Thủy sản và XNK Quốc Việt lên công ty Minh Phú
• Ưu điểm
- Công ty tổ chức một bộ phận Marketing nghiên cứu các mẫu mã, tiêu chuẩn hàng
thuỷ sản xuất khẩu bám sát vào thị hiếu, tập quán và văn hoá của nhiều thị trường
nhập khẩu thuỷ sản của công ty.Các chính sách giá, chính sách sản phẩm như bao
21


bì, hướng dẫn sử dụng vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu tiêu chí nghiêm ngặt về
hàng thuỷ sản cũng được công ty quan tâm.
- Công ty cũng áp dụng các chính sách giá linh hoạt cho thị trường xuất khẩu và thị

trượng nội địa, chính sách giá theo mùa,…tạo nên sự linh hoạt cho chiến lược
marketing cho sản phẩm của công ty.
- Chính sách phân phối sản phẩm, chính sách truyền thông cổ động được công ty
quan tâm và chú trọng.
* Nhược điểm:
- Chất lượng sản phẩm tuy đã được nâng lên đáng kể nhưng chủng loại sản
phẩm chưa thật sự đa dạng
- Chính sách giá của công ty tuy có bước cải tiến nhưng chưa thật sự linh
hoạt
- Tuy công ty đã có chính sách giá cho từng nhóm hàng riêng biệt nhưng
vẫn còn khung giá đại trà, mang tính chung chung trên nguyên tắc áp dụng
tính giá thành sản xuất và tỉ lệ lợi nhuận cơ bản của các sản phẩm.
• Đánh giá:
Quốc Việt là 1 đối thủ trực tiếp của Minh Phú về dịch vụ và chất lượng sản
phẩm tôm Nobashi. Mặc dù chiếm thị phần thấp hơn Minh Phú nhưng trông
nhiều năm qua Quốc Việt đã chứng tỏ vị trí của mình trên thị trường Việt Nam
cũng như nước ngoài. Với chất lượng và dịch vụ ngày càng được Quốc Việt
coi trọng và đa dạng hóa, sẽ ngày càng thu hút các “con mồi” ngon béo bở từ
thị trường quốc tế.

2.2.2. Tình hình hoạt động của công ty STAPIMEX(company cổ phần thủy sản
Sóc Trăng)
- Giới thiệu về công ty cổ phần thuỷ sản Stapimex
- Văn phòng công ty tọa lạc tại 220 Quốc Lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc
Trăng. Điện thoại: (079) – 3822.164; Fax: (079) – 3821
Ngành nghề kinh doanh
- Thủy Hải Sản - Chế Biến và Kinh Doanh
- Thủy Hải Sản - Thức Ăn và Thiết Bị Nuôi Trồng
Tên công ty: STAPIMEX-Công ty cổ phần thủy sản sóc trăng
22



Logo:
Người đại diện:
Tổng Giám Đốc: ông Trần Văn Phẩm
 Phân tích chiến lược sản phẩm tôm NOBASHI của công ty STAPIMEX.
Nobashi của STAPIMEX không ngừng đi sâu vào nhận thức của khách hàng trong
nước mà còn cả các tổ chức nước ngoài bởi chất lượng luôn cải thiện và giá cả hợp lý.
Công ty STAPIMEX luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng
cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó được thể hiện qua quá trình chọn nguồn
tôm giống,công nghệ kỹ thuật của STAPIMEX.
Các chương trình quản lý chất lượng đang áp dụng tại hai nhà máy vào sản xuất
HACCP, ISO 9001:2000, BRC để đảm bảo chất lượng theo quy định khắc khe của từng
thị trường cũng như từng khách hàng. Công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến phát
hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm
chế biến hàng này.
Chiến lược sản phẩm của STAPIMEX cho tôm NOBASHI cũng rất thị động,công ty
vẫn chờ khách hàng đến và đáp ứng nhu cầu của họ,còn có hạn chế khi công ty không
cung ứng được với đơn đặt hàng lớn. Mức độ đa dạng về sản phẩm tôm NOBASHI :
STAPIMEX cũng như Quốc Việt không có sự đa dạng về sản phẩm tôm NOBASHI.
Chủ yếu đó là các mặc hàng truyền thống, không có sự sáng tạo sản phẩm mới.
Các quyết định về bao gói và nhãn hiệu: cũng giống như Quốc Việt, công ty
STAPIMEX cũng đóng gói sản phẩm đơn giản trên khay,và có một lớp bọc bảo vệ bên
ngoài. Khi tung sản phẩm ra thị trường sử dụng nhãn hiệu của công ty mình.
 Nhận xét sự ảnh hưởng từ chiến lược của công ty STAPIMEX đối với Minh
Phú .
• Ưu điểm
23



- Công ty tổ chức một bộ phận Marketing nghiên cứu các mẫu mã, tiêu
chuẩn hàng thuỷ sản xuất khẩu bám sát vào thị hiếu, tập quán và văn hoá
của nhiều thị trường nhập khẩu thuỷ sản của công ty.Các chính sách giá,
chính sách sản phẩm như bao bì, hướng dẫn sử dụng vệ sinh thực phẩm và
các yêu cầu tiêu chí nghiêm ngặtnvề hàng thuỷ sản cũng được công ty
quan tâm.
- Công ty cũng áp dụng các chính sách giá linh hoạt cho thị trường xuất
khẩu và thị trượng nội địa, chính sách giá theo mùa,…tạo nên sự linh hoạt
cho chiến lược marketing cho sản phẩm của công ty.
- Chính sách phân phối sản phẩm, chính sách truyền thông cổ động được
công ty quan tâm và chú trọng.
• Nhược điểm:
- Chất lượng sản phẩm tuy đã được nâng lên đáng kể nhưng chủng loại sản
phẩm chưa thật sự đa dạng.
- Chính sách giá của công ty tuy có bước cải tiến nhưng chưa thực sự linh hoạt.
• Đánh giá:
- Các doanh nghiệp, tổ chức lớn vì cùng chung là khách hàng mục tiêu của cả
Minh Phú và STAPIMEX. Vì vậy mà trong thương trường STAPIMEX vẫn
nắm cho mình những “vũ khí” để vượt lên trên Minh Phú.
- Đó là sự linh hoạt trong các chính sách áp dụng vào đúng thời điểm thị trường
thay đổi;chú trọng và phát triển hệ thống MARKETING để đưa ra mẫu mã
đẹp,đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của những khách hang khó tính; luôn nâng cao
chất lượng sản phẩm ở mọi thị trường.

24


25



×