Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng – chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 89 trang )

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, thị trường cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) luôn là một vấn đề bức bách bởi áp lực cạnh tranh khốc liệt
trên thị trường từ phía các công ty lớn, đặc biệt là những công ty có vốn đầu tư nước
ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm. Đặc điểm của DNNVV ở
Việt Nam là quy mô vốn và lao động nhỏ, thường khởi sự từ khu vực kinh tế tư
nhân, song rất linh hoạt, ứng biến nhanh nhạy với sự biến đổi nhanh chóng của thị
trường, thích hợp với điều kiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau. DNNVV
góp phần quan trọng trong việc giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và
phát huy được nội lực vào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáng kể
vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo,
bảo đảm an sinh xã hội... Tuy nhiên, các DNNVV hiện đang gặp nhiều trở ngại trong
quá trình phát triển.
Trong thời gian qua, mặc dù DNNVV trên cả nước đã có nhiều bước phát
triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên các DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: sự phân biệt đối xử về
hành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
nguồn vốn hoạt động hạn chế, khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh
doanh còn yếu kém,… đặc biệt là vấn đề về vốn, về khả năng tiếp cận với các nguồn
tín dụng hỗ trợ còn gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu
chuyên sâu nào về khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng hỗ trợ đối với DNNVV
tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ
(VPBank Cần Thơ).
Xác định tầm quan trọng của DNNVV trong công cuộc phát triển kinh tế đất
nước nói chung và đóng góp của DNNVV cho sự phát triển của VPBank Cần Thơ
nói riêng. Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của các DN, đặc biệt là khả
năng tiếp cận các nguồn tài chính hiện có của các DNNVV. Đề tài: Phân tích các yếu


tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ
được chọn làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.

1

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ. Qua đó đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần
Thơgiai đoạn 2013 -2015 qua như thế nào?
- Khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại VPBank bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
nào?
- Những giải pháp nào có thể áp dụng để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn

tín dụng hỗ trợ DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (phân loại theo nghị định 56/2009/QĐ-CP) đang có
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ đã được thành lập và đi vào hoạt
động trên 3 năm tính đến thời điểm nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vùng nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ.

2

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

- Thời gian nghiên cứu: Cuộc khảo sát được tiến hành trong năm 2016. Thu thập số
liệu về tình hình hoạt động, hiệu quả hoạt động của DNNVV trong 3 năm: 2013, 2014 và
2015.
- Nội dung nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của DNNVV tại Ngân hàng VPBank
Cần Thơ. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng
hỗ trợ DNNVV tại Ngân hàng này.
1.5. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Cấu trúc khóa luận bao gồm 6 chương:
Chương 1 Giới thiệu khái quát về sự cần thiết nghiên cứu của đề tài, nêu lên mục
tiêu chung, mục tiêu cụ thể, giả thuyết nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết, các khái niệm và lược khảo tài liệu;

Chương 3 Giới thiệu hoạt động Ngân hàng trên địa bàn nghiên cứu, các chương
trình hỗ trợ tín dụng của NH (nếu có) đối với các loại hình DN;
Chương 4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của
DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ.
Chương 5 Giải pháp.
Chương 6 Trình bày kết luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải
pháp đề ra.

3

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tài liệu
Để tiến hành thực hiện nghiên cứu, bước đầu tác giả đã tham khảo qua một số
nghiên cứu liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt đông của DNNVV, khả năng tiếp cận vốn,
chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Từ đó có thể tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực nghiên cứu và
là cơ sở kế thừa để tác giả thực hiện nghiên cứu này. Cụ thể các nghiên cứu sau:
Võ Thành Danh (2008), ‘‘Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh
nghiệp tư nhân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long’’. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính để phân tích các yếu tố thuộc về doanh nghiệp (DN) ảnh hưởng đến số
tiền vay của DN. Kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận: (i) Quy mô DN, tỷ số giữa vốn
lưu động trên tổng tài sản, tỷ số giữa vốn tự có trên tổng tài sản là các nhân tố ảnh
hưởng đến số tiền vay ngân hàng của DN tư nhân; (ii) Mức cung tín dụng của ngân
hàng đối với các DN tư nhân phụ thuộc vào các yếu tố như loại hình DN, ngành nghề

kinh doanh, khả năng thanh toán, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, mức độ tín nhiệm của
ngân hàng đối với DN.
Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”, tác giả áp dụng mô
hình phân tích hồi qui logistic, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV ở Tp Cần Thơ.
Bên cạnh đó, tác giả cho thấy cho thấy, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của
DNNVV tỷ lệ thuận với các nhân tố: trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp , quy mô
tổng tài sản của doanh nghiệp , lĩnh vực sản xuất kinh doanh , tốc độ tăng trưởng doanh
thu, các mối quan hệ xã hội và tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước . Trong đó,
quan hệ xã hội là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng tiến cận nguồn tín
dụng hỗ trợ của DNNVV ở Tp. Cần Thơ.Kế thừa nghiên cứu là việc sử dụng mô hình
4

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

phân tích hồi qui logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trương Đông Lộc và Trần Trường Giang (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định thuê tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng Bằng sông Cửu
Long”. Nghiên cứu đã khảo sát 137 DNNVV ở ĐBSCL, nghiên cứu sử dụng kết quả phân
tích từ mô hình probit cho thấy các nhân tố: Nguồn vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều,
tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có ảnh hưởng cùng chiều đối
với quyết định thuê tài chính của các DN. Ngoài ra còn có các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng vốn thuê tài chính của các DN như quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu và
tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có mối quan hệ tương quan thuận với lượng vốn thuê tài

chính, ngược lại biến giá trị còn lại của tài sản cố định có tương quan tỷ lệ nghịch với
lượng vốn thuê tài chính của các DNNVV ở ĐBSCL.
Lê Khương Ninh (2011), “ Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
ở đồng bằng sông Cửu Long”. Tác giả đã sử dụng hệ thống dữ liệu sơ cấp gồm 1.017
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long được thu thập suốt từ 2006-2010.
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ở
Đồng bằng sông Cửu Long để từ đó đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp tại đây. Để
đạt được mục tiêu trên, bài viết sẽ tiến hành ước lượng mô hình hồi quy bao gồm các yếu
tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp (ROS). Kết quả ước lượng cho thấy các
doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tài sản cố định, tài sản lưu động, quy mô
doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP, tuổi và nguồn gốc máy móc của doanh nghiệp.
Trong đó quy mô có ảnh hưởng phi tuyến tính đến lợi nhuận của các DN hay lợi nhuận sẽ
tăng dần khi quy mô của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tăng đến một móc nhất
định và khi quy mô tăng qua ngưỡng này thì lợi nhuận sẽ giảm dần theo quy mô.
Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi (2011), “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ”. Mục
tiêu của nghiên cứu nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của DNNVV trên địa bàn nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để ước lượng sự ảnh hưởng của các
nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROS) của DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình học vấn của chủ
doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV.
5

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

Nguyễn Minh Tân (2012),“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020”. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích mô hình hồi qui đa biến để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2
nhân tố không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV tại Bạc Liêu là: Tốc
độ tăng doanh thu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; có 8 nhân tố ảnh hưởng
tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đó là: Tiếp cận chính sách hỗ trợ, kinh
nghiệm của chủ doanh nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, qui mô, mối quan hệ xã
hội, tuổi doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp.
Việc lược khảo một số nghiên cứu có liên quan nêu trên, đặc biệt là các nghiên cứu thực
nghiệm đã cho thấy các nhân tố sau có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Quy mô tổng tài sản, giới tính và số
năm hoạt động của DN, loại hình doanh nghiệp, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp,
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ xã hội và khả năng tiếp cận các chính sách
hỗ trợ của Nhà Nước. Và mô hình phân tích hồi qui logistic đã được sử dụng để xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Kết luận của những nghiên cứu này chính là nền tảng để xây dựng cơ sở lý luận
về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp
nhỏ và vừa sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
2.2. Các khái niệm
2.2.1. Khái quát về tín dụng
a. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn
và có hoàn trả. Ngày nay, tín dụng được hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái kinh tế hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian
nhất định.

- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau
giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán, v.v. cho người đi vay, dựa vào
lời cam kết thanh toán lại (cả gốc và lãi) trong tương lai của bên đi vay.
6

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

b. Chức năng của tín dụng
Tín dụng có 3 chức năng chủ yếu:
- Chức năng phân phối lại tài nguyên;
- Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá (tiền không đủ giá);
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế.
c. Vai trò của tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau:
- Tín dụng đóng vai trò là công cụ tài trợ đáp ứng các nhu cầu về vốn để duy trì và mở
rộng sản xuất kinh doanh;
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả;
(1) Nguyễn Đăng Dờn (2005).Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, TP.HCM.
- Tín dụng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển;
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật xã hội.
d. Phân loại tín dụng
1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thường được sử dụng
để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của
cá nhân.

- Tín dụng trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được cung
cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các
công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được
sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô
lớn
2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức
kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu sản xuất, v.v.
- Tín dụng vốn cố định: Được sử dụng để hình thành tài sản cố định.
3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
7

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp phát cho các doanh
nghiệp và các chủ thể kinh tế khác tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng.
- Tín dụng học tập: Là hình thức tín dụng cấp phát để phục vụ việc học tập của sinh
viên.
4. Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng thương mại:
+ Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán
chịu hàng hóa.
+ Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho

các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.
- Tín dụng ngân hàng:
+ Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và
cá nhân.
+ Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng hóa, trang trải các chi
phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ
bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng Nhà nước:
+ Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay, người cho vay là
dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài.
+ Mục đích của tín dụng Nhà nước là bù đắp khoản bội chi ngân sách.
5. Căn cứ vào đối tượng trả nợ
- Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực
tiếp trả nợ.
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là
hai đối tượng khác nhau.
6. Căn cứ vào tính chất của khoản vay
- Tín dụng có đảm bảo: Là các khoản vốn tín dụng cấp ra đều có hàng hóa, vật tư, tài sản
tương đương đảm bảo.
8

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

- Tín dụng không có đảm bảo: Là các khoản tín dụng cấp ra chỉ dựa vào uy tín, sự tín
nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng.
7. Phân loại theo hình thức

- Tín dụng chính thức: Là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà
nước.
- Tín dụng phi chính thức: Là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của Nhà
nước.
2.2.2. Lý thuyết chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP (ngày 30/06/2009) về trợ giúp phát triển
DNNVV đưa ra định nghĩa DNNVV như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)
Để phân chia quy mô các DNNVV, các quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn như số
lao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Ở mỗi quốc gia khác nhau,
tiêu chí để phân biệt DNNVV cũng khác nhau.
Ở nước ta, theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 định nghĩa DNNVV
là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có
vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300
người.
Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình
thực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai
chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, qui
mô của DNNVV được phân loại cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy mô

Doanh
nghiệp


Doanh nghiệp nhỏ
siêu
9

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm

Doanh nghiệp vừa


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

nhỏ

Khu vực

Số lao động

Tổng nguồnSố
vốn
động

laoTổng nguồnSố
vốn
động

lao

I. Nông, lâm
từ trên 10Từ trên 20 tỷtừ trên 200

10 người trở20 tỷ đồng
nghiệp và
người đếnđồng
đếnngười đến
xuống
trở xuống
200 người 100 tỷ đồng 300 người
thủy sản
từ trên 10Từ trên 20 tỷtừ trên 200
II. Công nghiệp10 người trở20 tỷ đồng
người đếnđồng
đếnngười đến
và xây dựng xuống
trở xuống
200 người 100 tỷ đồng 300 người
từ trên 10Từ trên 10 tỷtừ trên 50
III.
Thương10 người trở10 tỷ đồng
người đếnđồng đến 50người đến
mại và dịch vụ xuống
trở xuống
50 người tỷ đồng
100 người
Tuy nhiên, phân loại DNNVV cũng dựa trên độ lớn hay qui mô của DN và phụ
thuộc vào nhiều tiêu thức. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế Giới (WB) và Công ty Tài
Chính Quốc Tế (IFC) các DN được chia theo qui mô sau:
- DN siêu nhỏ là: DN có không quá 10 lao động, tổng tài sản trị giá không quá
100.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000USD.
- DN nhỏ là: DN có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá
3.000.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000USD.

- DN vừa là: DN có không quá 300 lao động, tổng tài sản trị giá không quá
15.000.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 15.000.000USD.

Bảng 2.2 Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới

Quốc gia

Phân
loại
Số lao động
DNNVV

Các tiêu chí áp
dụng: Tổng số
Doanh thu /năm
vốn hoặc giá trị
tài sản

Úc

DN nhỏ

Không quy định

1-99 người

10

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Không quy định


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

Đức

Indo

DN vừa

100- 499 người

DN nhỏ

< 49 người

DN vừa

< 499 người

DN nhỏ

5-19 người

DN vừa

20-29 người
<100

buôn

Nhật Bản

Không quy định

Dưới 1 triệu mác
1-100 tr mác

Khoảng 70 triệu
Không quy định
Rupi

người:bán

<30 triệu Yên
DN nhỏ
<50 người : bán lẻ <10 triệu Yên
và vừa
<300 người: chế <100 triệu Yên
tạo

Không quy định

Singapore

DN nhỏ
Không quy định
và vừa


<10 triệu $

Không quy định

Thái Lan

DN nhỏ
<50 người
và vừa

<20 triệu Baht

Không quy định

Malaysia

DN nhỏ
<250 người
và vừa

<1 triệu Ringis

Không quy định
<80.000$/bán lẻ

Mỹ

DN nhỏ < 500 người/chế
Không quy định
và vừa

tạo

<220.000$/bán
buôn
<1triệu$/nông
nghiệp

Nguồn: Nhóm biên soạn (2009), viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý. “Cơ chế quản lý
nhà nước trong các DNNVV”, trang 18,19,20,21, Nxb Lao động- Xã hội.

b. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Đặc điểm về vốn
11

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

+ DNNVV có nguồn vốn hạn chế, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng qui mô đầu
tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín
dụng không chính thức như: vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính và
phi tài chính trong xã hội.
+ DNNVV thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những
sản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn, nên huy động được các nguồn lực
xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư.
- Đặc điểm về lao động
+ Phần lớn các DNNVV sử dụng nhiều lao động giản đơn, trình độ tay nghề chưa
cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình, thuê và tuyển dụng ở các tỉnh.

+ Đội ngũ quản lý còn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, sử dụng kinh nghiệm là chủ
yếu chưa có chuyên môn.
+ Qui mô lao động nhỏ. Lực lượng lao động ở nước ta dồi dào, tuy nhiên số lao
động tập trung ở các doanh nghiệp rãi rác, mang tính chất nhỏ lẻ, kinh tế tập thể, cá thể,
hộ gia đình tự tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị: Công nghệ và máy móc thiết bị của
các DNNVV thường lạc hậu do chi phí đầu tư công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại cao nên
thường vượt quá khả năng của các DNNVV với qui mô vốn hạn chế.
- Ưu thế của loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ DNNVV có quy mô nhỏ nên dễ dàng thành lập, điều chỉnh và thích ứng nhanh
với sự thay đổi của thị trường, do đó làm cho cả nền kinh tê linh hoạt hơn;
+ Loại hình doanh nghiệp này được phân bổ rộng khắp các địa bàn của đất nước,
do đó có thể huy động và sử dụng mọi nguồn lực ở các vùng miền;
+ Thu hút được một lượng lớn người lao động làm việc và trong số đó có nhiều lao
động trình độ thấp. Vì vậy, loại hình DNNVV tạo công ăn việc làm cho nhiều lao
động;Ưu thế của loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ DNNVV có quy mô nhỏ nên dễ dàng thành lập, điều chỉnh và thích ứng nhanh
với sự thay đổi của thị trường, do đó làm cho cả nền kinh tê linh hoạt hơn;
+ Loại hình doanh nghiệp này được phân bổ rộng khắp các địa bàn của đất nước,
do đó có thể huy động và sử dụng mọi nguồn lực ở các vùng miền;
12

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

+ Thu hút được một lượng lớn người lao động làm việc và trong số đó có nhiều lao
động trình độ thấp. Vì vậy, loại hình DNNVV tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động;

+ Phần lớn sản phẩm của DNNVV nhằm phục vụ tại chổ, đáp ứng một cách tốt
nhất nhu cầu của khách hàng ở những phân khúc thị trường nhỏ và hẹp mà các doanh
nghiệp lớn đã bỏ qua.
-Hạn chế của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Khả năng cạnh tranh yếu về mặt tài chính: Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể
cả vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều Doanh nghiệp còn rất nhỏ bé, vừa kém
hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững;
+ Khả năng cạnh tranh yếu về quản lý. Đội ngũ Chủ Doanh nghiệp, Giám đốc và
cán bộ quản lý DNNVV còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý;
+ Năng suất lao động thấp, chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả
năng cạnh tranh của các DNNVV;
+ Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh. Nhiều DNNVV còn chưa chấp hành các quy định của pháp luật, đặc biệt là
các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hóa và sở hữu
công nghiệp;
+ Chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả
năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
c. Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tạo nhiều việc làm với chi phí thấp;
- Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóa đáng kể về số lượng, chất lượng và chủng
loại;
- Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho địa phương;
- Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả;
- Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh
tế.
d. Các nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp
1. Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự hình thành nhu cầu vay vốn
13

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

Nhu cầu vay ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc vào chênh lệch thời gian phát
sinh giữa dòng tiền xuất và nhập. Các doanh nghiệp thường cần vốn để đối phó với những
chênh lệch này. Cụ thể để xác minh chênh lệch về thời gian này, cần phân tích các giai
đoạn riêng lẽ trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp:
- Thời gian lưu hàng: Được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp mua hàng
(nguyên liệu hoặc thành phẩm) cho tới khi thực sự bán hàng. Hay nói theo cách khác, nếu
thời gian lưu hàng lâu thì số dư hàng tồn kho sẽ tăng trong tương quan với doanh số bán.
Thời gian lưu hàng này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào doanh số bán sản phẩm. Ngoài ra, nó
còn phụ thuộc vào giá trị trung bình hàng tồn kho trong suốt chu kỳ hoạt động ở mỗi
doanh nghiệp khác nhau.
- Thời gian thu tiền: Được định nghĩa là độ dài cần thiết để thu tiền bán sản phẩm của
doanh nghiệp. Thời gian thu tiền chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ lệ doanh số bán chịu trên
tổng doanh số bán hàng và thời gian mua chịu của khách.
- Thời gian thanh toán hàng mua: Được định nghĩa là độ dài cần thiết để trả tiền mua
nhiên vật liệu để sử dụng trong quá trình làm ra sản phẩm.
Như vậy, ứng với các chênh lệch về thời gian thu và chi là nhu cầu vốn tiền tệ của
doanh nghiệp, đồng thời nó được tích luỹ từ tháng này qua tháng khác tạo thành áp lực
hay nhu cầu vay vốn đối với doanh nghiệp.
2. Các lý do vay vốn ngắn hạn của Doanh nghiệp
Các nhu cầu vay vốn phát sinh do chu kỳ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhu cầu
này biểu hiện bởi các lý do sau:
- Mua nguyên vật liệu, hàng hóa;
- Duy trì mức tài sản;
- Doanh nghiệp có hiện tượng giảm vốn;
- Doanh nghiệp có nhu cầu thay thế nợ.

e. Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV
- Nhờ có vốn tín dụng ngân hàng mà các Doanh nghiệp có thể đảm bảo cho hoạt động sản
xuất được liên tục;
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích của
các Doanh nghiệp;
14

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các
DNNVV;
- Vốn tín dụng là công cụ đoàn bẩy, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các
DNNVV.
2.2.3. Các chính sách trợ giúp đối với DNNVV của nhà nước
Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó quy định 08 chính sách trợ giúp
DNNVV, bao gồm:Trợ giúp tài chính; Mặt bằng sản xuất; Đổi mới, nâng cao năng lực
công nghệ, trình độ kỹ thuật; Xúc tiến mở rộng thị trường; Tham gia kế hoạch mua sắm,
cung ứng dịch vụ công; Thông tin và tư vấn; Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; Vườn
ươm doanh nghiệp.
a. Trợ giúp tài chính
1. Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thành lập
và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và
hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng

Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng
cường năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa,
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác
cho khách hàng là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp
nhỏ và vừa nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu
của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Mục đích hoạt động: tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có
tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh
nghiệp.
15

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

b) Nguồn vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quỹ): vốn cấp
từ ngân sách nhà nước; vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tài
trợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ
và các nguồn vốn hợp pháp khác.
c) Các hoạt động chính:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thực
hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
- Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh

tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện sau
khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các doanh nghiệp nhỏ và vừa có
dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với
mục đích hoạt động của Quỹ.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
và các cơ quan liên quan xây dựng đề án thành lập Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm Quỹ hoạt động đúng mục đích.
đ) Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ, kiểm tra, giám sát hoạt
động tài chính của Quỹ.
b. Mặt bằng sản xuất
Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp
khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê
làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnh
quan môi trường.
c. Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật
1. Thông qua các chương trình trợ giúp, Chính phủ thực hiện chính sách trợ giúp
phù hợp với chiến lược và lĩnh vực ưu tiên phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn
như sau:

16

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ


a) Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược
phát triển và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các sản phẩm
xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
b) Nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua
chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển
giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
c) Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.
2. Quỹ phát triển Khoa học công nghệ quốc gia hàng năm dành một phần kinh phí
hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện
đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp
dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
d. Xúc tiến mở rộng thị trường
1. Hàng năm, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí
thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV
2. Cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm dành một
phần ngân sách xúc tiến thương mại quốc gia cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và thông báo
kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa quy định tại Điều 15 Nghị định này.
e. Tham gia kế hoạch mua sắm, cưng ứng dịch vụ công
1. Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành tỉ lệ
nhất định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng để
cung cấp một số hàng hóa,dịch vụ công.
2. Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa
tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công theo đề nghị của Bộ Tài chính.
f. Về thông tin và tư vấn
1. Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương thông qua cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều
17

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Chậm nhất 30 ngày làm việc trước khi triển khai thực hiện các chính sách,
chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan chủ trì có trách nhiệm
gửi thông tin về chính sách và chương trình đó tới Cổng thông tin doanh nghiệp của cơ
quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều
15 của Nghị định này để công bố ra công chúng.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động nguồn lực trong và ngoài nước để nâng cấp
Cổng thông tin doanh nghiệp nhằm cung cấp và kết nối thông tin về trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Chính phủ khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ tư vấn
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
g. Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn
xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp.
2. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của
các Bộ, ngành và địa phương được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp nhu cầu trợ giúp đào tạo cho các doanh

nghiệp nhỏ và vừa làm cơ sở để Bộ Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong
kế hoạch ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
h. Vườn ươm doanh nghiệp
1. Nhà nước khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có
thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua
việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại
hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng
chính sách ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các “cơ sở ươm tạo công nghệ”
và “cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”.
18

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa)
2.2.4. Một số khái niệm thống kê liên quan đến phương pháp nghiên cứu
▫ Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Định nghĩa “phương pháp phân tích thống kê mô tả là
cácphươngphápcóliênquanđến
việcthuthậpsốliệu,tómtắt,trìnhbày,tínhtoánvàmôtảcácđặctrưngkhácnhauđể
phảnánhmộtcáchtổngquátđốitượngnghiêncứu”. Các đại lượng thường được dùng mô tả
tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại
lượng mô tả mức độ phân tán: Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên. [7]
▫ Phương pháp phân tích tần số
Lý thuyết cho rằng để “thực hiện phân tích tần số sẽ mô tả và tìm hiểu về đặc tính

phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số cần phải lập bảng tần
số”. Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một
thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó, thực hiện các bước sau: (1) Xác định số
tổ của dãy số phân phối ; (2) Xác định khoảng cách tổ; (3) Xác định giới hạn trên và giới
hạn dưới của mỗi tổ; (4) Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào
giới hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ. Mặt khác, Lộc
(2001) đã cho rằng để thực hiện phân tích số liệu tốt hơn thì nên cần phân tích phân phối
tần số tích lũy. Phân phối tần số tích lũy sẽ cộng dồn các tần số nhằm đáp ứng một mục
đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số quan sát mà
giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó. [10]
▫ Phân tích hồi qui Logistic
Phân tích hồi qui Logistic được dùng để xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa nhiều
biến độc lập và một biến phụ thuộc, với biến phụ thuộc là biến nhị phân (chỉ nhận hai giá
trị), còn biến độc lập thì đa dạng (có thể là biến nhị phân, biến liên tục,…). Mục đích là
mô hình hoá mối quan hệ từ các dữ liệu mẫu thu thập được bằng một mô hình toán học,
kết quả của phân tích hồi qui logistic được dùng để ước lượng, dự đoán và đề xuất các
giải pháp. Phương trình hồi quy có dạng:

log e [

P (Y = 1)
P (Y = 0)

] = Bo + B1X1 + B2X2 + ... + BnXn

Trong đó: Y là biến phụ thuộc (1 là có nhận hỗ trợ tín dụng, 0 là chưa nhận được
hỗ trợ tín dụng)
19

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

X1, X2,……, Xn: các biến độc lập (Biến giải thích)
Bên
cạnh
đó,
theo
Trọng

Ngọc
(2008),
cho
rằng
phântíchhồiquykhôngphảichỉlàviệcmôtảcác dữliệuquansát được, từ các kếtquả
quansátđượctrongmẫu,taphảisuyrộng kếtluậnchomốiliênhệ giữa cácbiếntrongtổngthể,
sựchấpnhậnvàdiễnđạtkếtquảhồiquykhôngthểtách
rờicácgiảđịnhcầnthiếtvàsựchẩnđoánvềsựviphạmcácgiảđịnhđó, nếucác giả định bịviphạm,
thì các kết quả ước lượng đượckhôngđáng tin cậy nữa. Do đó, để có thể ước lượng mô
hình chính xác cần phải thực hiện một số kiểm định các giả định sau đây: (1) Không có
hiện tượngđa cộng tuyến; (2) Phương sai của phầndưkhôngđổi; (3) Không có hiện
tượngtương quan giữa các phần dư. [9]
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp
Thông qua các nguồn tài liệu có thể thu thập số liệu từ sở kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh,
UBND huyện và Thành Phố, Chi Cục Thuế, Phòng Kinh Tế, Phòng Công Thương của các
huyện, phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ. Bên

cạnh đó cũng thu thập từ các bài báo, tạp chí, các website …. Để làm cơ sở cho việc đánh
giá và đề ra các giải pháp liên quan đến đề tài nghiên cứu.
b. Số liệu sơ cấp
Việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp chủ hay
người có trách nhiệm trong DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ. Trong nghiên cứu
tác giả đã xác định cỡ mẫu nghiên cứu phù hợp thông qua công thức xác định cỡ mẫu của
nhà nghiên cứu Yamane (1967) nhằm đảm bảo mẫu khảo sát là đại diện cho tổng thể
nghiên cứu:
N
(1+ Ne2)

n =
Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần khảo sát
20

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

N: là tổng thể nghiên cứu
e: là sai số lấy mẫu (e < 10% thì mẫu khảo sát đại diện được cho tổng thể)
Theo phòng Kế hoạch Ngân hàng VPBank Cần Thơ, tính đến tháng 12/2015 tổng
số DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ là 186 (N) doanh nghiệp. Ta chọn sai số lấy
mẫu (e) là 10% thì cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là:
186
1+ 186 * 0,12


n =

n = 65 DN
Như vậy, để đảm bảo tính đại diện và có thể suy rộng cho tổng thể nên đề tài tiến
hành thu thập 65 mẫu nghiên cứu.
Bảng 2.3 Cơ cấu lấy mẫu
Công
Thương mại dịch vụ
nghiệp xây
Nông nghiệp thủy sản
dựng

Chỉ tiêu
Vừa và
nhỏ

DNTN

30%

15%

TNHH-CP

10%

5%

DNTN


20%

10%

TNHH-CP

5%

5%

65%

35%

Qui Mô
Siêu nhỏ

Tổng
cộng

100%

21

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ


Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến bằng các câu hỏi mở các
lãnh đạo hay cán bộ ở phòng kinh doanh của các DNNVV và các cán bộ ở các sở ban
ngành, phòng ban có liên quan trong địa bàn để thu thập dữ liệu về tình hình thực
hiện chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và thực trạng tiếp cận
nguồn tín dụng hỗ trợ của DNNVV tại Ngân hàng VPBank Cần Thơ.
2.33.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ
tiêu như số trung bình, tần suất, tỷ lệ, … để phân tích thực trạng tiếp cận chính sách hỗ trợ
của DNNVV.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng mô hình phân tích hồi quy logistic để đo lường
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của
DNNVV tại Ngân Hàng VPBank Cần Thơ. Thông qua các nghiên cứu đã lược khảo và
căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài thì mô hình nghiên cứu được đề xuất vẫn kế
thừa mô hình của các nghiên cứu trước đó nhưng vẫn có sự điều chỉnh và bổ sung để
phù hợp với đặc thù của địa bàn nghiên cứu, mô hình nghiên cứu có dạng sau:

log e [

P (Y = 1)
P (Y = 0)

] = Bo + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7 + B8X8 + B9X9

Trong đó: Y là biến tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của DNNVV và được đo lường
bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có nhận hỗ trợ tín dụng, 0 là chưa nhận được hỗ trợ tín
dụng). Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9là các biến độc lập (biến giải thích).
Bảng 2.4 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình
T
T


Biến

Diễn giải

1

TUOIDN (X1)

Số năm hoạt động của doanh nghiệp
+
(năm)

2

GIOITINH (X2)

Biến giả: Nhận giá trị 1 nếu là Nam và
có giá trị 0 nếu là Nữ

HOCVAN (X3)

Biến giả: nhận giá trị 1 nếu chủ DN có
trình độ cao đẳng/đại học và có giá trị 0 +
là trình độ khác

3

22

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Kỳ
vọng


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

QUYMOTONGTS (X4)

Tổng tài sản của doanh nghiệp (triệu
+
đồng)

LINHVUCKD (X5)

Biến giả: nhận giá trị 1 nếu DN thuộc
lĩnh vực thương mại – dịch vụ và có giá +
trị 0 nếu là lĩnh vực khác

6

QHXH (X6)

Biến giả: nhận giá trị 1 nếu DN có mối
quan hệ với Hiệp hội, tổ chức tín dụng,
+
chủ DN khác và có giá trị 0 nếu không



7

TIEPCANCHINHSAC
H (X7)

Biến giả: nhận giá trị 1 nếu DN có nắm
bắt tiếp cận và 0 nếu DN không có nắm +
bắt tiếp cận.

4

5

(Nguồn: phân tích của tác giả)
Biến TUOIDN (X1): Biến định lượng, đo lường bằngsố năm mà doanh nghiệp
bắt đầu hoạt động kinh doanh đến thời điểm khảo sát, biến được đo lường bằng số năm
hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khác nhau
thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn sẽ không giống nhau. Các doanh nghiệp có thời gian
hoạt động lâu, phần nào thể hiện uy tín, kinh nghiệm trên thương trường, ít nhiều đã xây
dựng được thương hiệu và tên tuổi nên khả năng nắm bắt các thông tin tốt hơn, do đó có
thể nắm bắt tình hình hoạt động trên thị trường, cũng như các quy định, chính sách hỗ trợ
của chính phủ về việc trợ giúp DNNVV phát triển (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Biến này
được kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.
Biến GIOITINH(X2): Biến giả, nhận giá trị 0 nếu là nữ giá trị 1 nếu là nam.
Giới tính của chủ DN là nam hay nữ, theo nội dung của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ưu tiên chương trình trợ giúp các doanh
nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ. Biến này được kỳ vọng tương quan nghịch với
biến phụ thuộc.
Biến HOCVAN (X3): là trình độ học vấn cao nhất của nhà quản lý của DN, đo
lường bằng cấp học của nhà quản lý cao nhất DN. Nhà quản lý có trình độ học vấn càng

cao thì càng thông hiểu về các thể chế, quy định của các chính sách hỗ trợ của chính
phủ ban hành có liên quan đến trợ giúp phát triển DNNVV thông qua nhiều phương
23

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

tiện khác nhau (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Biến này được kỳ vọng tương quan thuận
với biến phụ thuộc.
Biến QUYMOTONGTS (X4): Những DN có quy mô tổng tài sản càng lớn
nghĩa là có tầm hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều mối quan hệ xã hội
hơn, khả năng nắm bắt các thông tin tốt hơn, do đó có thể nắm bắt tình hình hoạt
động trên thị trường, cũng như các quy định, chính sách hỗ trợ của chính phủ về
việc trợ giúp DNNVV phát triển. (Nguyễn Quốc Nghi, 2010).Biến này được kỳ vọng
tương quan thuận với biến phụ thuộc.
Biến LINHVUCKD (X5): Thực tế cho thấy, những DN hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp – xây dựng thì thường có những điều kiện thuận lợi cho việc tiếp
cận nguồn tín dụng hỗ trợ hơn các lĩnh vực khác, chẳng hạn như: giá trị tài sản cố
định, số lượng lao động của doanh nghiệp,...(Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Biến này
được kỳ vọng tương quan thuận với biến phụ thuộc.
Biến QHXH (X6): Cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận nguồn tín dụng hỗ trợ của DNNVV. Vì khi chủ DN có mối quan hệ với Hiệp hội,
tổ chức tín dụng, chủ DN khác sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin hơn
và thông tin cũng trở nên chính xác và đáng tin cậy hơn thông qua những đối tượng
này (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Biến này được kỳ vọng tương quan thuận với biến
phụ thuộc.
Biến TIEPCANCHINHSACH (X7): theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi

năm 2010 tiếp cận chính sách là việc nắm bắt và hiểu biết các chính sách hỗ trợ tín dụng
của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của Doanh nghiệp.
Theo đó, Doanh nghiệp khi có hiểu biết về chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, họ
sẽ thông hiểu về những điều kiện, quy định để được hỗ trợ cũng như các bước chuẩn bị
cho việc đi vay. Do đó, họ sẽ tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ hơn các Doanh
nghiệp không nắm bắt được các thông tin về chính sách hỗ trợ.Như vậy, tiếp cận chính
sách cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của Doanh nghiệp và biến
tiepcanchinhsach cũng là một biến giả nhận giá trị là 1 nếu Doanh nghiệp nắm bắt được
các thông tin về các chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, có giá trị là 0 nếu không
nắm bắt được các thông tin về các chính sách hỗ trợ tín dụng và dấu kỳ vọng là (+).
Đối với mục tiêu 3: Sử dụng kết quả phân tích ở các mục tiêu 1 và 2, kết hợp với
câu trả lời khi phỏng vấn các lãnh đạo DN và NH, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng
cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ DDNVV trên địa bàn tỉnh.
24

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ

Công cụ phân tích: Phương pháp phân tích kiểm định bằng kiểm định giả thuyết
dựa vào kết quả chạy chương trình SPSS 16.0.
Tóm lại chương 2 tác giả đã trình bày về tổng quan về tài liệu, các khái niệm, cơ
sở phân loại DNNVV theo nhiều tiêu chí và các chính sách cũng như kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới về phát triển DNNVV. Bên cạnh đó, chương này cũng
đã trình bày được cơ sở lý thuyết hình thành mô hình nghiên cứu và đưa ra được mô
hình; các phương pháp để thực hiện được các mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT

NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ

25

GVHD:ThSsLê Cảnh Bích ThơSVTH: Nguyễn Thị Kiều Diểm


×