Tải bản đầy đủ (.doc) (263 trang)

GIÁO dục GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN sư PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 263 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------------

TRẦN THỊ CẨM TÚ

GI¸O DôC GI¸ TRÞ SèNG CHO SINH VI£N S¦
PH¹M

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------------

TRẦN THỊ CẨM TÚ

GI¸O DôC GI¸ TRÞ SèNG CHO SINH VI£N S¦ PH¹M
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả

Trần Thị Cẩm Tú


Lời cảm ơn
----***---Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời tri ân chân
thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Thanh Bình – người luôn
tận tâm, trách nhiệm với nghề, đã hướng dẫn và khích
lệ để tôi thực hiện nghiên cứu này cũng như truyền đạt
cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ,
Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo
điều kiện để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa
Tâm lý – giáo dục, tới Bộ môn Lý luận giáo dục, đến tất cả quý thầy
giáo, cô giáo, các đồng nghiệp – nơi tôi đang công tác đã động viên, ủng
hộ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nâng cao
trình độ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh
viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, Đại học Hải Phòng, Đại học Vinh, Đại học Tây Bắc đã
hợp tác và giúp đỡ tôi nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia
đình, bạn bè đã động viên, trở thành điểm tựa tinh thần, tạo mọi điều

kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án.
Do còn có những hạn chế về kinh nghiêm, thời gian và điều kiện
nghiên cứu, luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy giáo, cô giáo; các nhà khoa
học; anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp để công trình nghiên cứu hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Trần Thị Cẩm Tú


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TỪ ĐẦY ĐỦ

ĐC

Đối chứng

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB


Điểm trung bình

GD

Giáo dục

GDGTS

Giáo dục giá trị sống

GT

Giá trị

GTS

Giá trị sống

GV

Giảng viên

NVSP

Nghiệp vụ sư phạm

SV

Sinh viên


SVSP

Sinh viên sư phạm

TN

Thực nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1. Thế kỷ XXI với những đặc điểm phát triển của thời đại như cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật; sự phát triển của nền kinh tế tri thức và đặc biệt là xu thế
toàn cầu hóa và hội nhập đã làm thay đổi về mọi mặt trong đời sống của các quốc
gia trên thế giới. Vấn đề nguồn nhân lực là một trong những vấn đề nổi bật nhất khi
loài người bước vào thời đại phát triển mới. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định:
“đáp ứng nhu cầu con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển
đất nước thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa…” [18]. Giáo dục đóng vai trò rất
lớn trong việc khơi dậy các tiềm năng của con người và tạo nên nguồn nhân lực
chất lượng cao có đầy đủ những phẩm chất, giá trị và năng lực phù hợp với sự phát
triển của xã hội:. “Nhà trường có các nhiệm vụ cốt lõi đó là: trang bị cho người
học để họ biết cách sử dụng tâm trí một cách tốt nhất, biết suy nghĩ sâu sắc, có sự

am hiểu và chuẩn bị để họ trở thành một công dân tốt, có nhân cách” [91]. Theo
phương pháp tiếp cận hoạt động – giá trị nhân cách, mọi hoạt động của con người
đều diễn ra trong quan hệ xã hội thông qua quá trình tiếp thu hệ giá trị của cộng
đồng, xã hội, tạo lập hệ giá trị của bản thân. Nhân cách chính là hệ thống các giá trị
của mỗi người. Vì vậy, nghiên cứu giáo dục giá trị nói chung và giá trị sống nói
riêng là yêu cầu cần thiết mang tính thời đại bởi “Vấn đề giá trị là một vấn đề chiến
lược… Hệ giá trị của con người, cộng đồng, quốc gia – dân tộc và của cả loài
người vừa là biện pháp vừa là cứu cánh của các chiến lược phát triển”. [31,
tr.208].
Sự phát triển nhanh chóng trên của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và giao lưu
văn hóa đã và đang có những tác động đa chiều, phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Ngày nay, thanh thiếu niên khắp
nơi trên thế giới đang bị đe dọa bởi tình trạng bạo lực, lạm dụng, sự gia tăng các tệ
nạn xã hội, áp lực và mất định hướng trong cuộc sống, lối sống buông thả, vị kỷ và
thiếu ý thức đối với các vấn đề có tính cộng đồng, thiếu tôn trọng, hành vi tự hủy
hoại bản thân [87, tr.22].
Để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra trong thời đại mới, việc chú
trọng đến công tác giáo dục cho thế hệ trẻ là một việc làm cần thiết. Trong thế kỷ
XXI, nếu chỉ trang bị những kiến thức khoa học cho thế hệ trẻ là chưa đủ mà họ
cần được trang bị những kiến thức về giáo dục giá trị sống – những tri thức nền


2

tảng giúp thanh thiếu niên định hướng, lựa chọn cho mình cách sống tích cực.
Giáo dục giá trị sống có thể giảm thiểu hoặc giải quyết được vấn đề trên. Việc đưa
giáo dục giá trị sống vào nhà trường đã giúp học sinh tập trung, nỗ lực và có trách
nhiệm hơn trong học tập, cải thiện bầu không khí trong trường học do học sinh
biết cách giữ được bình tĩnh, thể hiện sự thấu cảm, hòa hợp, trung thực; mối quan
hệ giữa giáo viên và học sinh có sự cải thiện dựa trên sự tin cậy, tôn trọng và lắng

nghe; lòng tin giữa các nhân viên trong nhà trường và sự tín nhiệm của phụ huynh
học sinh với giáo viên được cải thiện [93]. Ở Việt Nam, bản báo cáo về đánh giá
tác động của chương trình Giáo dục giá trị sống (LVEP) đến giáo viên và học sinh
chỉ ra 90% giáo viên đã thay đổi bản thân theo hướng tích cực, họ có thể quản lý
được cảm xúc, cảm thấy bình an hơn, hạnh phúc hơn. 100% học sinh cảm thấy tự
tin hơn, tôn trọng đối với giáo viên và người lớn tuổi, trung thực, hứng thú hơn
đối với việc học tập, và cảm thấy an toàn hơn...[108].
1.2. Để đáp ứng được đòi hỏi và yêu cầu của xã hội, việc đổi mới giáo dục
được xem là yêu cầu cấp thiết. Một trong những lực lượng góp phần không nhỏ cho
sự thành công của đổi mới giáo dục đào tạo Việt Nam chính là đội ngũ giáo viên.
“Cùng với đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục là khâu then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo [20].
Sinh viên sư phạm là những giáo viên tương lai vì vậy trường sư phạm cần
đào tạo đội ngũ giáo viên là những người có phẩm chất, năng lực trong việc giảng
dạy để đảm nhiệm vai trò giáo dục nhân cách cho người học, giúp họ phát huy được
tiềm năng, khả năng sáng tạo. Mục tiêu của nhà trường sư phạm là đào tạo ra những
người làm nghề dạy học, những sinh viên sư phạm sẽ trở thành người giáo viên
trong tương lai vì vậy việc trang bị những tri thức về giá trị sống có gắn liền với đặc
thù nghề dạy học và chuẩn nghề nghiệp giáo viên là một nhiệm vụ cấp thiết để họ
bắt kịp với những yêu cầu về đổi mới giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo của nước ta đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học (năm 2007) và chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (năm 2009).
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng
lực nghề nghiệp mà người giáo viên cần đạt được đáp ứng với mục tiêu giáo dục đặt
ra. Giáo viên trung học phải đáp ứng được 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí. Trong đó,
tiêu chuẩn 1 là tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống như yêu nghề,
có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; thương yêu, tôn trọng đối xử
công bằng với học sinh; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp [8]. Ngoài ra,



3

trong Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung
học phổ thông, chương trình đào tạo năng lực sư phạm của một số trường sư phạm
cũng xác định các giá trị cốt lõi có gắn với nghề dạy học như: những giá trị hướng
vào học sinh như yêu học sinh, khoan dung, độ lượng, cam kết nuôi dưỡng tiềm
năng của từng học sinh; những bản sắc của người giáo viên như: ham học hỏi, lạc
quan, kiên trì, kiên nhẫn, sáng tạo, sống lành mạnh, cởi mở, thân thiện, thẳng thắn,
trung thực; những giá trị phục vụ nghề nghiệp như: yêu nghề, tự hào về nghề, trách
nhiệm với nghề, cam kết chất lượng [104]. Để có năng lực sư phạm trong ứng xử
với học sinh, đồng nghiệp, nghề nghiệp, những giáo viên tương lai cần hình thành
những giá trị sống tích cực như yêu thương, trách nhiệm, tôn trọng, hợp tác. Những
giá trị sống cần giáo dục cho sinh viên sư phạm có mối quan hệ chặt chẽ với chuẩn
nghề nghiệp của giáo viên. Vì giá trị nói chung, giá trị sống nói riêng được xem như
hạt nhân của nhân cách mỗi con người. GDGTS không những giúp sinh viên sống
tích cực và tạo những tiền đề quan trọng để họ được rèn luyện và phát triển nghề
dạy học với tư cách là giáo viên trong tương lai.
Vai trò của người giáo viên trong thế kỷ XXI đã có sự thay đổi cơ bản. Họ
không chỉ là những người dạy chữ như quan niệm truyền thống lâu nay, mà giáo
viên còn đảm nhiệm nhiều chức năng hơn. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa
và nền kinh tế tri thức phát triển, giáo viên không chỉ là nhà khoa học, nhà văn hóa
mà còn là nhà giáo dục giúp người học phát triển nhân cách toàn diện. Giáo viên
định hướng, tổ chức, hướng dẫn cho người học thúc đẩy việc học tập và giáo dục
suốt đời của người học, giúp người học không ngừng phát triển về tri thức, trí tuệ
mà còn cả thế giới quan, thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử phù hợp với cuộc sống.
Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm giúp sinh viên hình thành và phát triển
năng lực giáo dục quan trọng đó với tư cách là nhà giáo dục trong tương lai.
1.3. Thực tiễn giáo dục Việt Nam cho thấy, có rất nhiều hiện tượng tiêu cực
diễn ra trong nhà trường như: bạo lực học đường; giáo viên đối xử thô bạo, xúc
phạm học sinh, thiếu trách nhiệm đối với nghề nghiệp [112]. Thực trạng trên bắt

nguồn từ việc thiếu hụt những giá trị sống, kỹ năng sống cần thiết cho người học và
cách ứng xử không dựa trên nền tảng các giá trị sống tích cực của giáo viên.
1.4. Vì vậy, giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm có rất nhiều ý nghĩa.
Thứ nhất, đối với bản thân sinh viên, giáo dục giá trị sống giúp sinh viên có nhận
thức đúng đắn về các giá trị sống như yêu thương, tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm,
… từ đó có ý thức vận dụng các giá trị vào cuộc sống nhằm xây dựng một cuộc


4

sống tốt đẹp hơn, tích cực hơn cho bản thân, cho người khác và cho cả cộng đồng.
Thứ hai, đối với hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp, giá trị sống giúp sinh
viên được trải nghiệm những giá trị sống gắn liền với đặc thù của nghề nghiệp như
lòng yêu thương, sự nhiệt huyết với nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, hợp tác
trong công việc, từ đó giúp sinh viên ý thức rõ ràng hơn về sứ mệnh của người thầy
trong xã hội, tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách và biết cách vận dụng những giá trị
sống vào việc thực hành nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp với tư cách là người
giáo viên trong tương lai bởi đặc trưng của nghề dạy học là dùng nhân cách để tác
thành nhân cách. Thứ ba, đối với nhà trường, giáo dục giá trị sống sẽ góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm trên cơ sở xây dựng bầu
không khí nhà trường dựa trên nền tảng các giá trị tích cực, cải thiện mối quan hệ
giữa giảng viên và học sinh, nâng cao ý thức học tập của sinh viên. Hơn nữa, việc
giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm sẽ góp phần tạo nên “hiệu quả kép” bởi
trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông
là “giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và
thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực
tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt
đẹp và có những năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm,
người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo [9]. Các nhà trường phổ thông đã
chú trọng đến trang bị những giá trị sống và kỹ năng sống cần thiết để giúp họ thích

ứng với cuộc sống. Vì vậy, giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm không chỉ
có ý nghĩa đối với sinh viên mà còn giúp họ có được những kiến thức, kỹ năng,
phương pháp để đảm nhiệm công việc giáo dục nhân cách nói chung và giáo dục giá
trị sống, kỹ năng sống cho học sinh tại các trường phổ thông.
Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm đã được quan tâm nhiều hơn
trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên
sư phạm chưa cao. Để góp phần giải quyết vấn đề đó, việc nghiên cứu giáo dục giá
trị sống cho sinh viên sư phạm hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa về cả mặt lý
luận và thực tiễn. Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về giáo
dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn nghiên
cứu đề tài: “Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị sống cho sinh viên
sư phạm, chúng tôi xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm


5

để sinh viên sư phạm có năng lực thể hiện các GTS gắn với nghề dạy học và có kết quả
tốt hơn trong học tập, rèn luyện và phát triển nghề nghiệp sau này, góp phần nâng cao
hiệu quả đào tạo giáo viên đáp ứng với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục cho sinh viên sư phạm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.
4. Giả thuyết khoa học
Sinh viên sư phạm rất cần được giáo dục giá trị sống để đáp ứng yêu cầu của
nghề dạy học. Hiện nay, giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm còn nhiều hạn
chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống

cho sinh viên sư phạm cần có những biện pháp giáo dục tác động đồng bộ trong đó
chú trọng đến biện pháp thiết kế các chủ đề giáo dục giá trị sống và thực hiện thông
qua hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên dưới hình thức câu lạc bộ theo cơ chế
trải nghiệm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư
phạm và chất lượng đào tạo giáo viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm
5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và tính khả thi của
các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm
6. Giới hạn và phạm vi khảo sát
6.1. Về nội dung nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu giáo dục bốn giá trị sống phổ quát gắn với
nghề sư phạm: yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác. Đây là những giá trị
sống có gắn với đặc trưng nghề dạy học, phù hợp với những yêu cầu về phẩm chất,
năng lực sư phạm của người giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn
đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm.
- Luận án tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục giá trị sống cho
sinh viên sư phạm trong đó tập trung vào biện pháp xây dựng chủ đề giáo dục
giá trị sống cho sinh viên sư phạm và tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua
hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên dưới hình thức câu lạc bộ. Thực


6

nghiệm được tiến hành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
6.2. Về phạm vi nghiên cứu
- Luận án tiến hành kháo sát trên 816 sinh viên đại học sư phạm thuộc các
khoa tự nhiên (Toán, Lý, Sinh) và các khoa xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục

chính trị, Tâm lý – Giáo dục) và 98 cán bộ giảng viên của của các trường: Đại học
Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tây Bắc, Đại
học Vinh, Đại học Hải Phòng.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống
Quá trình giáo dục là một hệ thống trong đó có sự tương tác giữa các thành
tố như: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, môi trường
giáo dục…. Theo quan điểm hệ thống, nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho sinh
viên sư phạm trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo và
cách thức tổ chức đào tạo của trường đại học sư phạm.
7.1.2. Quan điểm hoạt động
Nhân cách con người được hình thành thông qua các hoạt động. Thông qua
hoạt động, con người chiếm lĩnh được các giá trị văn hóa xã hội và thể hiện các giá
trị đó trong cuộc sống. Việc xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh
viên sư phạm cần phải dựa trên các hoạt động trải nghiệm có tính đa dạng, phù hợp
với đặc điểm tâm lý của sinh viên, nhu cầu, hoạt động học tập của sinh viên sư
phạm và đảm bảo cơ chế trải nghiệm trong giáo dục giá trị sống.
7.1.3. Quan điểm xã hội – lịch sử
Giáo dục nói chung và giáo dục giá trị nói riêng luôn gắn với lịch sử, văn hóa
của từng quốc gia, vùng miền và phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong mỗi
giai đoạn, giáo dục giá trị đòi hỏi phải có sự tương thích với xã hội về mặt mục
đích, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức… Giáo dục giá trị sống cho sinh
viên sư phạm không tách rời với các giá trị văn hóa dân tộc, yêu cầu của xã hội đối
với nghề dạy học và xu thế đổi mới trong giáo dục.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Bao gồm các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ



7

thống hóa lý thuyết. Nhóm phương pháp này được sử dụng để xác định bản chất của
các khái niệm cơ bản trong đề tài, mối quan hệ giữa các vấn đề lý luận. Trên cơ sở đó,
luận án xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được thực hiện nhằm
thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Đối tượng
điều tra gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lí tại các trường đại học sư phạm.
+ Phương pháp quan sát: Sử dụng biên bản quan sát đã được thiết kế sẵn để
quan sát những biểu hiện cụ thể của nhận thức, thái độ, hành vi gắn với việc giáo
dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.
+ Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn sâu để phỏng vấn
giảng viên và sinh viên sư phạm về vấn đề giáo dục giá trị sống. Phương pháp được
sử dụng nhằm thu thập thông tin định tính nhằm đánh giá khách quan nhận thức của
sinh viên sư phạm về giá trị sống, làm sáng rõ thực trạng về giáo dục giá trị sống và
kết quả thực nghiệm.
+ Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tham
khảo một số chuyên gia có trình độ cao về các lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học
về khung lý thuyết, bộ công cụ điều tra thực trạng và các biện pháp giáo dục giá trị
sống cho sinh viên sư phạm trước khi được đưa vào thực nghiệm.
+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm hai biện pháp giáo dục giá trị sống
đã đề xuất ở nhóm thực nghiệm để đánh giá về tính khả thi, tính hiệu quả của các
biện pháp được đề xuất từ đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phân tích các sản phẩm
hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm trong quá trình thực nghiệm nhằm nâng cao
tính khách quan của thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Nghiên cứu hai trường

hợp điển hình để thấy rõ sự thay đổi tích cực của sinh viên về nhận thức, thái độ,
hành vi trong giáo dục giá trị sống sau khi tham gia thực nghiệm.
7.2.3. Phương pháp hỗ trợ: Đề tài sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS để
xử lí số liệu cho phần thực trạng và thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận cần thiết.
8. Luận điểm khoa học cần bảo vệ
Luận án chứng minh những luận điểm khoa học sau:
8.1. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm là yêu cầu cần thiết, đáp
ứng với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của nước ta hiện nay. Các giá trị sống


8

được lựa chọn để giáo dục cho sinh viên sư phạm không chỉ có tác động đến nhận
thức, thái độ, hành vi và sự phát triển nhân cách của sinh viên sư phạm mà còn ảnh
hưởng đến kết quả rèn luyện nghề và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai của
sinh viên sư phạm.
8.2. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm gắn liền với hoạt động học
tập và rèn luyện nghề để trở thành những người giáo viên tương lai. Vì vậy, từ mục
đích, nội dung và phương pháp giáo dục cần gắn liền với đặc thù đào tạo nghề
nghiệp của sinh viên sư phạm.
8.3. Các giá trị sống cần giáo dục cho sinh viên sư phạm có mối quan hệ biện
chứng với nhau.
8.4. Hệ thống các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm được
xây dựng phù hợp với sinh viên sư phạm, đảm bảo cơ chế trải nghiệm của giáo dục giá
trị sống. Các biện pháp giáo dục không chỉ góp phần hình thành lối sống tích cực của
SVSP mà còn có tác động thúc đẩy hoạt động rèn luyện nghề và hoạt động nghề nghiệp
trong tương lai của sinh viên sư phạm, góp phần nâng cao kết quả học tập của SVSP.
9. Đóng góp mới của đề tài
9.1. Về lý luận
- Xây dựng khung lý luận về giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.

Trong đó làm rõ khái niệm công cụ: giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm, cơ
sở khoa học của giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm, các phương pháp, con
đường giáo dục GTS, đánh giá giáo dục GTS và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục
giá trị sống cho sinh viên sư phạm.
- Xây dựng chủ đề giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Đồng thời
xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm phù hợp với
đào tạo nghề dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
9.2. Về thực tiễn
- Khảo sát, đánh giá được thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư
phạm hiện nay còn nhiều hạn chế. Luận án xác định được các yếu tố khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến kết quả giáo dục giá trị sống hiện nay tại các trường đại
học sư phạm như nhận thức, nhu cầu, tính tích cực của giảng viên và sinh viên về
GDGTS, chương trình giáo dục, thời gian, điều kiện hỗ trợ học tập và giảng dạỵ.
- Đề xuất được các nguyên tắc, mục tiêu, nội dung thực hiện các biện pháp
giáo dục giá trị sống phù hợp với sinh viên sư phạm.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo để thực hiện giáo dục giá trị sống


9

cho sinh viên sư phạm.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả
đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.
Chương 2: Thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.
Chương 3: Biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm và thực
nghiệm sư phạm.



10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu về giá trị và giá trị sống
a. Hướng nghiên cứu về giá trị
- Nghiên cứu về bản chất của giá trị: Trước khi trở thành một đối tượng
nghiên cứu của giá trị học – khoa học về giá trị, lý thuyết về giá trị được bàn luận
tới trong triết học. Giai đoạn hình thành giá trị học diễn ra chủ yếu vào khoảng thời
gian từ cuối thế kỷ XVIII với sự đóng góp của các triết gia như: Immauel Kant
(1724-1804), Rudolph Hermann Lotze (1817-1881), Fiedrich Nietzch (1844-1900),
H. Rickert (1863-1936), W.Windelband (1848-1915)… Các tác giả bàn nhiều đến
bản chất của giá trị, cách phân loại các giá trị. Họ đã chỉ ra bản chất của giá trị trong
hiện thực và cấu trúc của hệ thống các giá trị với nhau và với nhân tố xã hội, văn
hóa và câu trúc nhân cách. Họ cho rằng con người là giá trị cao nhất trong mọi giá
trị, bao trùm lên tất cả là các giá trị Chân – Thiện – Mỹ [27].
Đến thế kỷ XX, trên thế giới tồn tại hai trường phái nghiên cứu về giá trị đó
là trường phái chủ quan hóa giá trị, phủ nhận sự tồn tại của các giá trị tuyệt đối và
trường phái “giá trị học tự nhiên”. Đại diện cho cách tiếp cận tâm lý học theo hướng
chủ quan hóa giá trị là Christian von Ehrenfels (1859-1932) với bộ sách “Hệ thống
lý thuyết giá trị” và J.Cl.Kreibig với cuốn “Cơ sở tâm lý học của hệ thống lý thuyết
giá trị” và đóng góp của Alexius Meinong (1853-1920) với công trình “Những
nghiên cứu tâm lý – đạo đức học trong lý thuyết giá trị”. Theo A.Meinong, cảm giác
giá trị là con đường duy nhất để tiếp cận giá trị bằng kinh nghiệm và ở các chủ thể
khác nhau sẽ có cảm giác giá trị khác nhau mặc dù tất cả các vật thể đều có giá trị.
Tiêu biểu cho trường phái “giá trị học tự nhiên” là R.B. Perry, John Dewey (18591952). Họ cho rằng các giá trị không đơn thuần là đối tượng của nhu cầu con người
mà đó còn là kết quả của hoạt động và trải nghiệm của con người [64, tr.33].

- Nghiên cứu về giá trị trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội và vai trò
của giá trị trong việc duy trì trật tự xã hội: G.E.Moore là người đầu tiên đưa ra khái
niệm “giá trị nội tại” (intrinsvic value). Theo ông, giá trị nội tại vừa phản ánh được
thái độ của chủ thể đối với sự vật vừa thể hiện được sự tồn tại tự nhiên và khách quan


11

của sự vật đó và thái độ của chủ thể đối với sự vật tác động bao giờ cũng xảy ra trong
môi trường, hoàn cảnh nhất định, thái độ đó không tách rời với môi trường [103]. Sau
này, các nhà nghiên cứu đã đồng thuận với quan niệm này và cho rằng cần đặt giá
trị trong mối quan hệ giữa con người và hiện thực xã hội khách quan, trong các môi
trường văn hóa và mối quan hệ với cộng đồng. Họ cho rằng giá trị là hạt nhân của
nền văn hóa. Tiểu biểu là M.Weber [79] E.Durkheim, Spencer, T.Parson [92],
W.Thomas, F.Znaniecki…. “tất cả những gì mang lại ý nghĩa và nội dung cho các
thành viên của nhóm xã hội đều là giá trị xã hội” [101]. Họ cho rằng giá trị có chức
năng điều chỉnh hành vi xã hội, giúp mỗi cá nhân ý thức về việc thực hiện các
chuẩn mực xã hội đề ra. Việc phân tích giá trị trong mối quan hệ với hiện thực
khách quan có ý nghĩa trong việc giáo dục giá trị cần phải được đặt trong bối cảnh,
môi trường phù hợp đồng thời sử dụng môi trường văn hóa, chính trị, xã hội như
một phương tiện hữu ích để giáo dục giá trị cho người học.
- Nghiên cứu thực nghiệm về giá trị và mở rộng nghiên cứu giá trị trên phạm
vi toàn thế giới. R.S.Hartman (1910 – 1973) được xem là người đại diện tiêu biểu cho
giá trị học hiện đại khi đã xây dựng mô hình toán học về cấu trúc giá trị với các quan
hệ giá trị và mệnh đề giá trị học. Tác phẩm chính của ông là: “Cấu trúc của giá trị: Cơ
sở của giá trị học”. Ông đã đưa ra một số vấn đề như: thuật ngữ về giá trị, tính khách
quan và chủ quan của giá trị, các loại hình của giá trị… Theo đó, giá trị tồn tại khách
quan và có thể định lượng được. Đặc biệt ông đã đưa ra Mẫu đo giá trị (The Hartman
Value Profile - HVP) dựa vào ba chiều kích của giá trị là: giá trị nội tại (Intrinsic
value), giá trị ngoại tại (Extrinsic value), giá trị hệ thống (System value [83]. Hiện

nay, các công trình nghiên cứu giá trị của các quốc gia đã kế thừa những phương
pháp mà Hartman đưa vào việc nghiên cứu các giá trị. Nói đến giá trị học hiện đại
không thể không nhắc đến Milton Rokeach. Ông đã xây dựng bộ công cụ điều tra
giá trị là “Rokeach Value Survey” (viết tắt là RVS). Bộ công cụ này gồm có hai
loại: tiểu hệ giá trị đầu cuối (terminal values) và tiểu hệ giá trị công cụ (instrumental
values), mỗi tiểu hệ gồm có 18 giá trị [90].
Bước sang thập kỷ 70, những nghiên cứu thực nghiệm về giá trị theo hướng
coi giá trị có thể biến đổi, đi đầu trong nghiên cứu này là Ronald Intglehart, giáo
sư xã hội học trường Đại học Michigan, Hoa Kỳ. Ông là giám đốc Điều tra giá trị
thế giới (World Values Survey, WVS) vào năm 1981. Đến nay dự án đã tiến hành
hơn 97 nước ở khắp các châu lục. Dự án nhằm điều tra quan niệm sống, niềm tin,
thái độ chính trị, tôn giáo, giới, vai trò giới… để phản ánh bức tranh chung về giá


12

trị của người dân ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu đã cho thấy
có sự dịch chuyển về giá trị từ “giá trị hiện đại” (giá trị trong xã hội công nghiệp
hóa) sang “giá trị hậu hiện đại” (giá trị trong xã hội toàn cầu hóa), từ “giá trị sống
còn” sang “giá trị biểu hiện bản thân”, giá trị tinh thần như hạnh phúc, tự do,
thành đạt, dân chủ, chất lượng và ý nghĩa của cuộc sống từ “giá trị truyền thống”
sang “giá trị thế tục”… [60].
Ngoài ra còn có một số nhà tâm lý học khác như: A.G. Zđravomưxkov,
B.I.Đođonov, A.G. Kuznexxov và nhiều tác giả khác cũng quan tâm đến vấn đề
nghiên cứu giá trị nói chung và định hướng giá trị nói riêng. Và họ cùng quan điểm
cho rằng giá trị của cá nhân chịu tác động của sự biến đổi xã hội nghĩa là khi điều
kiện xã hội thay đổi thì hệ thống giá trị cũng thay đổi. Các tác giả đã nghiên cứu
những biến đổi giá trị trong tâm lý con người thể hiện qua các cách đánh giá các giá
trị của xã hội hiện tại. Đây là những cơ sở quan trọng trong việc xây dựng mối quan
hệ giữa văn hóa – chính trị - xã hội đối với sự phát triển bền vững trong đó nhân tố

con người được đặt ở vị trí trung tâm.
b. Hướng nghiên cứu về giá trị sống
Giá trị sống được các tác giả theo chủ nghĩa Hiện sinh gọi là giá trị sống còn
(giá trị tồn tại). Chủ nghĩa hiện sinh là từ dùng để nói về các nghiên cứu của một nhóm
các triết gia cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, mặc dù khác nhau về học thuyết nhưng có
chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể người – không chỉ là chủ thể
tư duy mà là cá thể sống, cảm xúc và hoạt động, tiếp cận gần hơn với cuộc sống thực
của con người. Chủ nghĩa hiện sinh nổi lên trong phong trào của văn học và triết học
thế kỷ 20. Đại diện cho chủ nghĩa hiện sinh là Soren Kierkegaard, Friedrich Nietzsche,
Martin Heidegger, Jean Paul Sartre, Franz Kafka, Albet Camus…[111].
Các tác giả đã chú trọng đến các trải nghiệm chủ quan của cá nhân hơn
những chân lý khách quan của khoa học. Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche
xem xét vai trò của sự lựa chọn tự do đặc biệt là những giá trị và niềm tin căn bản.
Nghĩa là nghiên cứu con người và nghiên cứu về giá trị có mối quan hệ khăng khít
với nhau. Giá trị là những cái có thực do con người tạo ra, bảo đảm cho cuộc sống
thực (living life) của con người thực mà muốn có cuộc sống trước hết phải tồn tại.
Lần đầu tiên, trong tác phẩm “Tồn tại và thời gian” (Being and Time) của
M.Heidegger, lần đầu tiên thuật ngữ “Tồn tại” (Being) đã được bàn luận tới và ông
đã xây dựng học thuyết trải nghiệm. Theo đó, điều quan trọng với giá trị sống là sự
trải nghiệm phải gắn với sự quan tâm và sống thật với chính mình


13

Năm 1943. Jean Paul Sarte đã đi sâu nghiên cứu nguyên nhân khiến con
người tồn tại (to be human), tồn tại cá thể người (individual human) là gì? J.P.Sarte
đã xác định hai loại tồn tại: tồn tại trong tôi – giá trị nội tại; tồn tại cho tôi – giá trị
sống. Tồn tại trong tôi là tồn tại độc lập phản ánh bản ngã của cá nhân. Còn để có
thể hình thành giá trị sống (tồn tại cho tôi) cần phải có sự trải nghiệm của ý thức,
không đồng nhất với quá khứ cũng như tương lai, khẳng định cái tôi hiện tại, tôi là

ai trong thế giới hiện tại. [31, tr.110].
Chương trình điều tra giá trị thế giới (World Values Survey) do R.Inglehart chủ
trì vào năm 1981 và chương trình điều tra giá trị Châu Á (Hàn thử biểu Châu Á) năm
2001 đã đưa ra chỉ số của “giá trị sống còn” (từ thiếu thốn đến no đủ) tuy nhiên cách
tiếp cận này vẫn mang nặng giá trị đánh giá ở phương diện vật chất.
Theo nghiên cứu của UNESCO và tổ chức tinh thần thế giới Brahma
Kumaris, giá trị sống (living value) là những giá trị thuộc về tinh thần có ý nghĩa
định hướng cho con người biết cách sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn cho bản thân và
cộng đồng như tính trách nhiệm, tôn trọng, hợp tác, yêu thương, …..[96].
1.1.1.2. Hướng nghiên cứu về giáo dục giá trị và giáo dục giá trị sống
a. Hướng nghiên cứu về giáo dục giá trị
Giáo dục giá trị là một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu bởi giáo
dục giá trị sẽ giúp con người nhận thức và hành động một cách đúng đắn và tích cực
theo hướng thúc đẩy sự phát triển cho cá nhân và xã hội đặc biệt trong bối cảnh xã
hội có nhiều biến động.
Các nghiên cứu về giáo dục giá trị thường tập trung làm rõ: cách tiếp cận giá
trị, vai trò, nhiệm vụ của giáo dục giá trị trong nhà trường đến sự phát triển của
người học như: nhân cách, kết quả học tập, mối quan hệ trong trường học, nghiên
cứu nội dung, các phương pháp dạy và học về giáo dục giá trị, mối quan hệ giữa
giáo dục giá trị (value education) với giáo dục đạo đức (Moral education) và giáo
dục tôn giáo (Religious education), giáo dục tính cách (Character education), giáo
dục công dân (Citizenship education), giáo dục cá nhân và xã hội (personal and
social education).
- Nghiên cứu về cách tiếp cận giáo dục giá trị: Nhiều nhà khoa học đi sâu vào
nghiên cứu giá trị nói chung và giáo dục giá trị nói riêng. Hiện nay, cách thức tiếp
cận trong giáo dục giá trị rất đa dạng. Nghiên cứu của Robert Thornberg và Ebru
Oguz: Quan điểm của giáo viên về giáo dục giá trị: Một nghiên cứu có chất lượng của
Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ đã phân tích các cách tiếp cận giáo dục giá trị hiện nay: [98,



14

tr.3-4]
(1) Cách tiếp cận truyền thống: nhấn mạnh đến vai trò của người lớn trong việc
truyền đạt các những quy chuẩn đạo đức của xã hội (bao gồm cả giá trị) thông qua giáo
dục tính cách, giảng dạy trực tiếp, sử dụng hình thức khen thưởng và kỷ luật..
(2) Cách tiếp cận sự tiến bộ hoặc kiến tạo (progressive or constructivist
approach): nhấn mạnh đến các hoạt động của học sinh trong việc xây dựng ý nghĩa
của đạo đức, thông qua quá trình tương tác xã hội và thảo luận về đạo đức. Mục
đích là thúc đẩy tính tích cực, tự chủ của cá nhân trong việc đánh giá, lựa chọn các
giá trị đạo đức. suy nghĩ phù hợp.
- Nghiên cứu về vai trò của giáo dục giá trị trong nhà trường: Một số tác giả
tiêu biểu như: J. Mask Halsted, Monica J.Taylor [81], N.Venkatalad [99],… cho
rằng: nhiệm vụ của giáo dục giá trị chính là khuyến khích thế hệ trẻ nhận thức về
những giá trị và có cách cư xử phù hợp với các mối quan hệ trong cuộc sống của họ
và nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ không chỉ thể hiện các hành động dựa trên
các giá trị mà còn giúp đỡ thanh thiếu niên phát triển các kỹ năng vận dụng các giá
trị vào cuộc sống của họ [80]. Mathew Davidson thì cho rằng: giáo dục giá trị còn
có vai trò trong việc phát triển tiềm năng của con người, bởi sự phát triển con người
bao gồm cả trí tuệ và đạo đức, được thể hiện ở năng lực công việc đồng thời thể
hiện ở cách mà chúng ta cư xử công bằng và biết quan tâm lẫn nhau [88]. Có thể
thấy, giáo dục giá trị tác động một cách toàn diện đến sinh viên như thể chất, tâm
trí, đạo đức, cảm xúc, xã hội.
- Nghiên cứu về phương pháp, con đường giáo dục giá trị trong nhà trường.
Các nghiên cứu thường đặt ra vấn đề: nhà trường sẽ giáo dục giá trị như thế nào? và
bằng cách nào? hay nói cách khác việc dạy và học giá trị trong nhà trường sẽ được
tổ chức ra sao? Tác giả Mark Halsted, Jackson, Boostrom, Hasen cho rằng: “một
phần của nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ dạy giá trị và ngược lại, giá trị cũng
góp phần vào việc tổ chức nhà trường. Giá trị trong trường học xuất hiện trong cách
sắp xếp, chương trình, nội quy, kỷ luật, trong mối quan hệ giữa giáo viên và học

sinh. Giá trị được phản ánh trong cách giáo viên khuyến khích và hỗ trợ việc học
tập của học sinh [81, tr.3].
Mark Halsted và Monica J.Taylor trong nghiên cứu: “Dạy và học về giá trị đánh giá về những nghiên cứu gần đây” [82] cho rằng giáo dục giá trị trong nhà
trường được thực hiện thông qua nhiều con đường và phương pháp. Giáo dục giá trị
thông qua chương trình, chính sách trường học nghĩa là nhà trường cần xác định rõ


15

ràng các giá trị và cách áp dụng giá trị đó vào trường học. Ngoài ra, giáo dục giá trị
còn được thực hiện thông qua môi trường học đường đặc biệt phải chú ý đến bầu
không khí lớp học, cách thức giao tiếp, phong cách quản lý, giải quyết các mối bất
hòa,… và điều quan trọng là nhà trường phải đặt ưu tiên cho những yêu cầu cơ bản
và sự thích thú của học sinh. Sự làm gương của giáo viên cũng được đánh giá là
một trong những phương tiện hiệu quả trong việc giáo dục giá trị. Cách giảng dạy,
giao tiếp hàng ngày… có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành giá trị ở học sinh.
Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em thường hâm mộ những giáo viên có phẩm chất: bao
dung, hiền lành, công bằng, chính trực, cư xử hợp lý, sẵn sàng giải thích bất cứ điều
gì cho học sinh, không phán xét và kì thị học sinh.
Ngoài ra, một số tác giả như Wynne, Titus Dale N, cho rằng, giáo dục giá trị
có thể thực hiện thông qua các môn học trong chương trình chính thức đặc biệt là văn
học, khoa học xã hội, lịch sử. Đưa ra những kì vọng để sinh viên làm việc chăm chỉ,
có tính trách nhiệm và tôn trọng người khác cũng là cách dạy giá trị. Ngoài ra một số
hình thức hoạt động như diễn kịch, câu lạc bộ, hoạt động thể thao, hội sinh viên, hoạt
động cộng đồng sẽ tạo ra các cơ hội để sinh viên được lựa chọn giá trị [97, tr.8].
Trong các nghiên cứu khác, các tác giả cũng chỉ ra ý nghĩa của giáo dục giá trị thông
qua các môn học được cụ thể như sau: môn Lịch sử sẽ giúp học sinh phát triển lòng
khoan dung,…. (Shelmit, 1992), môn Tiếng Anh sẽ giúp người học phát triển sự tôn
trọng đối với người khác và quyền tự chủ cá nhân (McCulloch & Mathieson, 1995),
môn Toán có ý nghĩa trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội và sự tôn trọng khác

biệt văn hóa (Berman, 1993; Bishop, 1991), môn Khoa học và Địa lý giúp sinh viên
có thái độ hướng đến môi trường sống (Harvey, Poole, 1996), các môn Biểu diễn
nghệ thuật giúp học sinh phát triển những phẩm chất cơ bản của con người và nâng
cao đời sống tinh thần (Halstead, 1997), học sinh sẽ được phát triển sự hợp tác thông
qua giáo dục thể chất (William, E.A, 1993) [82, tr.5].
Phương pháp và con đường giáo dục giá trị trong nhà trường cũng hết sức
đa dạng. Lickona, 1991; Wynne& Ryan, 1992; Molnar,1997; Kilpatrick theo
trường phái giáo dục tính cách ủng hộ phương pháp hướng dẫn trực tiếp và sử
dụng các câu chuyện trong giáo dục giá trị. Trong khi đó, Kohlberg, Galbraith &
Jones, Howard Hamilton ủng hộ phương pháp thảo luận và học tập liên kết với
dịch vụ cộng đồng. Họ cho rằng thảo luận là cách thức thúc đẩy sự phát triển của
những mâu thuẫn trong tiềm thức của học sinh để họ đi đúng hướng và giúp phát
triển giá trị ở các khía cạnh khác nhau. Tác giả Gilligan, Noddings, Holand &


16

Andre cho rằng cần ưu tiên cho các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa và
giảng giải trực tiếp cho người học trong giáo dục giá trị. Hoạt động ngoại khóa
giúp học sinh thỏa mãn đam mê, khám phá bản thân, rèn luyện một số kỹ năng
quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…. Đồng thời, hoạt động
ngoại khóa tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, giúp các hành vi được lặp đi
lặp lại và hình thành thói quen. Từ đó, thúc đẩy sự hiểu biết của học sinh về sự
hợp tác, công bằng, tôn trọng,...Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của Mark Halsted và
Monica J.Taylor còn nêu ra một số phương pháp khác trong giáo dục giá trị như:
vòng tròn chia sẻ (circle time), tự thuật cá nhân, đóng kịch, trò chơi có tính giáo
dục, tình huống (simulation excercises), hoạt động thực hành, học hợp tác, dự án,
chủ đề theo ngày (theme days), giải quyết vấn đề….
- Nghiên cứu về nội dung giáo dục giá trị: Nội dung giáo dục giá trị ở các
quốc gia hiện nay rất đa dạng. Bởi giáo dục giá trị thường được dựa trên với sự phát

triển truyền thống, văn hóa, con người, điều kiện kinh tế - chính trị của quốc gia đó.
Có thể khái quát nội dung giáo dục giá trị của một số quốc gia như sau:
Ở Mỹ, trong bài nghiên cứu: “Giáo dục giá trị ở các trường trung học của
Hoa Kỳ” tác giả Titus Dale.N [97]. Tác giả đã khái lược lịch sử giáo dục giá trị ở
các trường công. Giáo dục giá trị ở các nhà trường tập trung vào các giá trị cơ bản
như: yêu thương, can đảm, lịch sự, công bằng, lương thiện, tử tế, trung thực, kiên
trì, lòng kính trọng, trách nhiệm. Xu hướng và chiến lược giáo dục giá trị ở Hoa Kỳ
hiện nay. tập trung vào những điểm như: (1) Giáo dục con người toàn diện tập trung
vào tri thức, hành vi và tình cảm. (2) Giới thiệu các tấm gương để học sinh suy nghĩ
các giá trị của họ. (3) Sử dụng các tài liệu thích hợp (4) Giáo viên tiếp xúc với học
sinh một cách trong sáng, chân thành, tin tưởng tất cả các em học sinh sẽ tiến bộ.
(5)Tôn trọng các em chú ý ngôn ngữ nói với các em. (6) Xây dựng không khí hòa
thuận, giải quyết ổn thỏa các xích mích nội bộ. (7) Kịp thời khuyến khích, khen
ngợi các việc làm tốt. (8) Luôn chỉnh đốn và sửa sai lầm. (9) Tổ chức hợp tác cùng
nhau làm một số việc, tham gia công tác xã hội. (10) Phối hợp nhà trường, gia đình,
xã hội. (11) Dạy dỗ chứ không thuyết giáo.
Trong các nhà trường ở Australia, các giá trị đưa vào trường học, hướng dẫn
các nguyên tắc, phương pháp để hỗ trợ các trường học trong việc thực hiện giáo dục
giá trị. Có 9 giá trị được đưa vào nhà trường đó là: biết quan tâm và thương người;
làm tốt công việc của mình; công bằng; tự do; trung thực và tin cậy; chính trực; tôn
trọng; trách nhiệm; hiểu biết, khoan dung và hợp nhất [102].


×