Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Bài giảng tập huấn phương pháp “bàn tay nặn bột”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.39 KB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TẬP HUẤN
PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”

Hạ Long, ngày 12 tháng 09 năm 2014


NỘI DUNG TẬP HUẤN
Sáng: 12/9/2014
I.

Khái quát chung về phương pháp BTNB.

II.

Mục tiêu của phương pháp BTNB.

III. Các bước của tiến trình dạy học BTNB.


I. Khái quát chung về phương pháp BTNB.
Thế nào là phương pháp “ Bàn tay nặn bột”?

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là phương
pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự
tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học
các môn khoa học tự nhiên.
Thực hiện phương pháp BTNB, dưới sự
giúp đỡ của giáo viên, chính HS tìm ra câu trả


lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống
thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát,
nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình
thành kiến thức cho mình.


II. Mục tiêu của phương pháp“BTNB”.
Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên
tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa
học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến
thức khoa học, phương pháp bàn tay nặn bột còn
chú ý đến rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua
ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.


PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN
BỘT TIẾN HÀNH QUA 5 BƯỚC
• Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.






Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh:
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực hiện:
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.



III. Các bước của tiến trình dạy học theo PP BTNB.
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là
một cách dẫn nhập vào bài học.
- Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS; nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề.
- Tuy nhiên, có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu
hỏi nêu vấn đề.
- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học; câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với
trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm
thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức.
- GV phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu
hỏi nêu vấn đề.


Bài : Các tính chất của nước – Khoa học lớp 4.
- GV đưa ra bức tranh về chủ điểm và giới thiệu về
chủ điểm: Vật chất và năng lượng. GV giới thiệu: Nước là
một dạng vật chất quan trọng của sự sống.
? Vậy nguồn nước gia đình các em sử dụng được lấy ở
đâu? ( Nước giếng, nước máy, nước mưa).
- GV giới thiệu các nguồn nước đó là nguồn nước sạch. Và
đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: Vậy nước có tính chất gì?


Bài : Rễ cây – TNXH lớp 3.
- GV đưa ra và giới thiệu với cả lớp một số chậu cây hành, cây
nhãn và cây rau cải củ.
- GV phát cho mỗi nhóm 3 chậu cây này. Sau đó giao nhiệm vụ cho
các nhóm là: Hãy quan sát và trả lời 2 câu hỏi sau :
? Em nhìn thấy bộ phận nào của cây ?

? Bộ phận nào của cây em chưa nhìn thấy ?
Thời gian cho các nhóm quan sát là 1 phút.
- Các nhóm báo cáo kết quả quan sát: Em nhìn thấy thân cây và lá
cây. Em chưa nhìn thấy rễ của cây.
? Vậy rễ cây ở đâu mà chúng ta chưa nhìn thấy?(Rễ cây ở dưới đất)
- GV : Vì rễ cây ở dưới đất nên chúng ta chưa nhìn thấy. Vậy rễ
cây có đặc điểm như thế nào ? Bài học hôm nay, chúng mình sẽ đi
khám phá, tìm hiểu về rễ cây .
- G ghi bảng : Rễ cây.


Bài : Bóng tối – Khoa học lớp 4.
- Trước khi học bài “Bóng tối”, GV có thể cho học sinh
quan sát cái bóng của các em dưới trời nắng ở 3 thời điểm
khác nhau ( Sáng, trưa và chiều) ở buổi học trước và tổ
chức cho các em vui chơi với cái bóng của các em dưới
trời nắng vào ngay đầu buổi học. GV yêu cầu HS quan sát
cái bóng của mình khi tham gia trò chơi:
+ Làm thay đổi hình dạng của bóng.
+ Làm bóng to ra hoặc nhỏ lại.
+ Làm mất bóng của mình.

-

Kết thúc trò chơi, GV giới thiệu: Cái bóng của các em

chính là bóng tối. GV hỏi: Vậy qua trò chơi vừa rồi, các
em đã biết gì về cái bóng của mình?



Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh:
Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng
ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi hay giả
thuyết của HS là bước quan trọng đặc trưng của
phương pháp BTNB. Trong bước này, GV khuyến
khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu
của mình về sự vật hiện tượng mới (kiến thức mới)
trước khi học được kiến thức đó. Khi yêu cầu HS
trình bày quan niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu
bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như có thể
là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng
cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.


Bài : Các tính chất của nước – Khoa học lớp 4.

-

GV giao nhiệm vụ cho HS: Các em làm việc cá nhân, ghi vào

vở thực hành những dự đoán của mình về tính chất của nước.
- Sau đó, các em lần lượt trình bày những dự đoán của mình
trong nhóm. Thư ký ghi vào phiếu báo cáo trước lớp.
- Thời gian dành cho hoạt động này là 7 phút !
- Các em có thể đưa ra các dự đoán như:
+ Nước là chất lỏng trong suốt.
+ Nước không có màu, không có mùi.
+ Nước có vị nhạt, vị ngọt,...
+Nước có hình dạng nhất định.
+ Nước có thể hòa tan đường, muối....

+ Nước không hòa tan sỏi, đá,...
+ Nước không thấm qua ni lông, nhựa,...
+ Nước nóng sẽ bốc hơi.
+ Nước gặp thì lạnh đông thành đá.



Bài : Rễ cây – TNXH lớp 3.
- GV in cho HS mỗi em 1 tranh vẽ cây nhãn, cây hành hoặc
cây rau cải củ mà HS vừa quan sát , tuy nhiên cả 3 cây đều
chưa có rễ.
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân: Các em hãy
cùng tưởng tưởng về rễ của những cây này sau đó mô tả bằng
hình vẽ vào những bức tranh. Sau khi vẽ xong các em sẽ cùng
dán vào bảng nhóm rồi trưng bày trước lớp .
- Thời gian làm việc của các em là 3 phút.
- Các em có thể vẽ rễ cây với nhiều hình dạng, màu sắc, kích
thước khác nhau.


Bài : Bóng tối – Khoa học lớp 4.
- GV yêu cầu HS ghi lại những suy nghĩ về cái bóng của mình vào
vở thực hành hoặc hoặc vẽ lại vào phiếu. Sau đó thảo luận nhóm để
ghi vào bảng nhóm rồi trình bày trước lớp.
- Thời gian cho hoạt động này là 7 phút.
- Ví dụ: Các em có thể có các biểu tượng ban đầu về cái bóng của
mình như:
+ Bóng của người sẽ xuất hiện chỉ khi có nắng hay ánh sáng chiếu
vào.
+ Nếu người to lớn thì bóng sẽ to, người gầy nhỏ thì bóng sẽ nhỏ.

+ Người có hình gì thì bóng có hình đó.
+ Bóng của người sẽ ở phía sau lưng của người.
+ Ta đi đâu thì bóng theo đó.
+ Bóng có màu đen, màu xám, màu vàng...
...


Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực hiện:
* Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú
về biểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu
hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự
khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học.
Đây là một bước khá khó khăn vì GV cần phải chọn lựa
các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong hàng chục biểu
tượng của HS một cách nhanh chóng theo mục đích dạy
học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của HS
nhằm giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo
ý đồ dạy học.


- Sau khi chọn lọc các biểu tượng ban đầu
của HS để ghi chép (đối với mô tả bằng lời)
hoặc gắn hình vẽ lên bảng hoặc vẽ nhanh lên
bảng (đối với hình vẽ), GV cần khéo léo gợi ý
cho HS so sánh các điểm giống (đồng thuận
giữa các ý kiến) hoặc khác nhau (không nhất
trí giữa các ý kiến) các biểu tượng ban đầu. Từ
những sự khác nhau cơ bản đó GV giúp HS đề
xuất các câu hỏi.



Bài : Các tính chất của nước – Khoa học lớp 4.

-

Sau khi các nhóm dán bảng nhóm lên và trình bày dự đoán của

nhóm mình,GV yêu cầu HS đưa ra các ý kiến nhận xét hay các câu
hỏi thắc mắc về dự đoán của các nhóm.

-

HS sẽ nhận xét là có một số dự đoán mà rất nhiều nhóm đưa ra

giống nhau( GV yêu cầu HS nêu các dự đoán đó GV ghi lại trên bảng).

-

Đối với các dự đoán chỉ có 1,2 nhóm đưa ra, GV hướng cho HS

có thể đặt các câu hỏi như:
? Em thấy chỉ có nhóm 2 dự đoán nước có vị ngọt. Vậy nước có vị
ngọt hay không?( GV ghi bảng: Nước có vị ngọt không?)
? Em đang băn khoăn không biết nước có hình dạng hay không vì
có nhóm thì dự đoán là có, có nhóm lại dự đoán là không? ( GV ghi
bảng: Nước có hình dạng nhất định hay không có hình dạng nhất
định?
? Còn em thì rất muốn biết nước có thể thấm qua những chất nào
trong số các chất như khăn, vải, giấy, ni lông, nhựa, thủy tinh?
(GV ghi bảng)…



Bài : Rễ cây – TNXH lớp 3.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ của các bạn rồi nêu ý kiến của mình ( Ý kiến đó
có thê là nhận xét hay những câu hỏi thắc mắc về những bức tranh rễ cây mà các
bạn đã vẽ.
- Ví dụ:
+ HS nhận xét: Con thấy các bạn mô tả rễ cây có bạn vẽ giống nhau, có bạn vẽ
khác nhau.
+ Hay HS thắc mắc:
? Con thấy các bạn vẽ rễ cây rất khác nhau vậy có nhiều loại rễ cây không ạ ?
? Con thấy có bạn vẽ rễ cây màu vàng, có bạn lại vẽ màu nâu, màu đỏ vậy rễ cây
có màu gì ?
? Con muốn biết rễ cây ngắn hay dài ạ?
? Có bạn chỉ vẽ cây có 1 rễ, có bạn lại vẽ cây có nhiều rễ vậy con muốn biết rễ cây
nhiều hay ít ?
? Rễ cây to hay nhỏ ạ?
? Con muốn biết cây khác nhau rễ có khác nhau không ?…
- Trong khi HS đưa ra các ý kiến, GV có thể ghi tóm tắt các câu hỏi của các em:
Rễ cây : Có mấy loại?
Đặc điểm : ( màu gì ? to hay nhỏ ? ngắn hay dài ? nhiều hay ít ?)
Cây khác nhau rễ có khác nhau không ?


Bài : Bóng tối – Khoa học lớp 4.
- Từ các biểu tượng ban đầu của HS về bóng tối, GV yêu cầu HS
tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong hiểu biết về bóng
tối của các nhóm. Từ đó, cho HS đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu về
bóng tối.
- VD: HS có thể đưa ra các câu hỏi như:

+ Có phải bóng tối chỉ xuất hiện khi có ánh sáng?
+ Có phải bóng tối thay đổi kích thước vào các khoảng thời gian khác
nhau?
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu? Vào khi nào?
+ Vì sao ta di chuyển bóng cũng di chuyển theo?
+ Bóng tối có hình gì? To hay nhỏ?
- Trong khi HS đưa ra ý kiến, GV có thể ghi tóm tắt các câu hỏi
của các em :
? Bóng tối xuất hiện ở đâu? Vào khi nào?
? Bóng của một vật có hình dạng như thế nào?
?Hình dạng, kích thước bóng của vật có thay đổi hay không?


* Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:
Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề
nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu
trả lời cho các câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể là: “Theo các em
làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói
trên?”; “Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải
quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra?”…
Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi-nghiên
cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương
pháp thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn.
Lưu ý rằng phương án thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu ở
đây được hiểu là các phương án để tìm ra câu trả lời. Có nhiều
phương pháp như quan sát, thực hành thí nghiệm, nghiên cứu
tài liệu, …


Bài : Các tính chất của nước – Khoa học lớp 4.

- GV yêu cầu học sinh đề xuất các phương án để
kiểm chứng các dự đoán của HS về các tính chất của
nước.
- HS có thể thảo luận đưa ra nhiều phương án như:
Đọc tài liệu, làm thí nghiệm, quan sát...
- GV khéo léo cho HS nhận xét và lựa chọn 2
phương án thích hợp nhất: Quan sát và làm thí
nghiệm.


Bài : Rễ cây – TNXH lớp 3.

-

GV yêu cầu học sinh đề xuất các phương án để giải

đáp các thắc mắc HS vừa đưa ra:

-

HS có thể thảo luận đưa ra nhiều phương án: Đọc

SGK, xem ti vi, xem trên mạng in ternet, nhổ cây lên
để xem rễ cây thật,...

-

GV cho HS lựa chọn phương án thích hợp nhất:

Nhổ cây lên để quan sát rễ cây thật.



Bài : Bóng tối – Khoa học lớp 4

-

GV yêu cầu học sinh đề xuất các phương án để giải

đáp các thắc mắc HS vừa đưa ra.

-

HS có thể thảo luận đưa ra nhiều phương án: Đọc

SGK, ra sân quan sát nắng chiếu các vật, làm thí
nghiệm...

-

GV cho HS lựa chọn phương án thích hợp nhất:

Làm thí nghiệm.


Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu:
- Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu mà HS
nêu ra, GV khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm
thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu.
- Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích
thí nghiệm hoặc yêu cầu HS cho biết mục đích của thí nghiệm

chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV phát cho HS các dụng cụ và vật
liệu thí nghiệm tương ứng với các hoạt động.
- Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, GV nên dừng lại để HS
rút ra kết luận. GV lưu ý HS ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách
bố trí và thực hiện thí nghiệm (mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ), ghi
chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào
vở thực hành.


Bài : Các tính chất của nước – Khoa học lớp 4.

-

GV phát cho mỗi nhóm 1 chai nước và yêu cầu các em

sử dụng các giác quan để phát hiện xem nước có tính chất
gì?
Thời gian cho hoạt động này là 3 phút.
- Các nhóm báo cáo kết quả: Bằng các giác quan các em
đã khẳng định: nước là chất lỏng không màu, không mùi,
không vị.

-

GV: Vậy là chúng ta đa kiểm chứng dự đoán thứ nhất

và biết được nước tính chất thứ nhất của nước và đồng
thời ta đã có câu trả lời cho câu hỏi: Nước có vị ngọt
không? ( GV xóa bảng dự đoán này và dùng bút đỏ gạch
chân dự doán nước có vị ngọt trong bảng nhóm của HS)



- Với các dự đoán còn lại, GV tiếp tục cho HS lựa chọn phương án
làm thí nghiệm để kiểm chứng các dự đoán của nhóm mình.
- GV chuẩn bị rất nhiều dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu các nhóm
thảo luận nhanh dự kiến làm thí nghiệm như thế nào và chọn dụng
cụ gì?
- Đồng thời GV yêu cầu các nhóm mang phiếu dự đoán về để
đánh dấu vào những tính chất các em kiểm chứng qua thí nghiệm
Nếu đúng các em tích V vào , nếu sai dùng bút đỏ gạch chân.
- HS tiến hành làm thí nghiệm. Lưu ý: các em lần lượt làm các thí
nghiệm , cả nhóm cùng quan sát, ghi kết quả vào vở thực hành.
- Các nhóm làm thí nghiệm xong, GV sẽ cho HS báo cáo kết quả
kiểm chứng từng dự đoán mà các em đưa ra. GV có thể cho các
nhóm tự trao đổi cách làm thí nghiệm của mình hoặc GV yêu cầu
đại diện 1 -2 nhóm trình bày lại thí nghiệm.


×