Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới huyện vũng liêm, tỉnh vỉnh long (trường hợp xã trung an) (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.02 KB, 16 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn “Văn hóa
ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng Nông thôn mới huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long” (trường hợp xã Trung An).
Bên cạnh sự nổ lực của bản thân, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đối với Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, quý thầy cô giáo Khoa Ngôn
ngữ - Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo
Sau đại học, Thư viện Trường Đại học Trà Vinh cũng như các phòng ban khác đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực thiện
luận văn.
Đặc biệt tôi xin gởi lời tri ân đến PGS.TS Phạm Tiết Khánh, người đã định
hướng đề tài và trực tiếp hướng dẫn, thông cảm, nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến quý
báu cho tôi hoàn chỉnh luận văn này. Cám ơn quý thầy cô trong Hội đồng đánh giá
đề cương luận văn thạc sĩ đã góp ý cho đề cương hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp Đảng ủy – UBND xã Trung
An đã tích cực động viên và tạo điều kiện về thời gian để tôi yên tâm học tập và thực
hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn đến người dân xã Trung An đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình khảo sát và khai thác những tư liệu liên quan đến đề tài
luận văn.
Do hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm, do đó chắc chắn luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vì vậy tôi kính mong nhận được ý kiến đóng
góp của quý thầy cô cũng như tất cả mọi người để luận văn của tôi hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cám ơn!
Lê Thị Bích Liễu

-ii-


TÓM TẮT
Đề tài “Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng
nông thôn mới huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” (trường hợp xã Trung An) được


tác giả tiến hành từ tháng 6 năm 2015. Tác giả đã đưa ra các nội dung bao gồm: Lý
do chọn đề tài; lịch sử nghiên cứu vấn đề; mục tiêu nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu;
đối tượng nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đề tài được thực hiện tại Xã Trung An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long với
đối tượng nghiên cứu là văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây
dựng nông thôn mới.
Quá trình thực hiện luận văn được tác giả chia ra các giai đoạn cụ thể:
1. Hoàn thành luận văn theo nội dung đề tài.
2. Tiến hành điều tra, khảo sát nắm tư liệu, thông tin về chất lượng và hiệu quả
hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là trên lĩnh vực môi
trường. Song song đó là phát phiếu điều tra xã hội học xoay quanh vấn đề về xây
dựng nông thôn mới và môi trường tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn.
3. Hoàn thiện nội dung luận văn theo từng công việc của đề cương với kết quả
nghiên cứu, thu thập tài liệu và các minh chứng liên quan đến nội dung luận văn có
tham khảo ý kiến người hướng dẫn khoa học.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Nội dung của chương này là xây dựng cơ sở lý luận, trong đó đã đưa ra những
khái niệm và quan niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: khái niệm
về văn hoá, văn hoá ứng xử; môi trường và môi trường tự nhiên,… Ngoài ra tác giả
còn đưa ra các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn
mới; các lý thuyết mang tính lý luận để vận dụng trong việc tiếp cận đề tài gồm lý
thuyết về văn hoá học và lý thuyết về môi trường. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra cơ
sở thực tiễn để làm căn cứ dẫn chứng và minh chứng vấn đề, trong đó tập trung nêu

-iii-


lên kết quả của phong trào xây dựng nông thôn mới nói chung và cách ứng xử với
môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới nói riêng tại xã Trung
An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 2: Thực trạng văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá
trình xây dựng nông thôn mới tại xã Trung An
Nội dung chương này là khái quát vấn đề môi trường tự nhiên ở xã Trung An
trước khi xây dựng nông thôn mới, để thấy được sự chuyển biến về văn hoá ứng xử
với môi trường tự nhiên trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Qua đó nêu lên một
số yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng xử đối với môi trường tự nhiên, cũng như vai trò,
ý nghĩa từ chương trình xây dựng nông thôn mới đến sự nhận thức của người dân xã
Trung An. Sau đó nêu lên sự tác động của phong trào xây dựng nông thôn mới với
văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên tại xã Trung An trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao văn hoá ứng xử với môi trường tự
nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Nội dung chương này là nêu khái quát xu hướng văn hoá ứng xử với môi
trường tự nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới là nâng cao trình độ làm chủ
thiên nhiên, chung sống hoà hợp với thiên nhiên, có thái độ và hành vi ứng xử văn
minh đối với môi trường tự nhiên và sinh thái. Sau đó đưa ra một số định hướng và
giải pháp nâng cao một số chuẩn mực văn hoá, công tác đào tạo bồi dưỡng con người
cũng như phát huy các giá trị truyền thống, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trong xây dựng nông thôn mới nói chung
và với môi rường tự nhiên nói riêng.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
5.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 5
5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 7
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 8
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 8
1.1.1. Văn hóa ........................................................................................................ 8
1.1.2. Văn hóa ứng xử ......................................................................................... 10
1.1.2.1. Ứng xử ................................................................................................10
1.1.2.2. Văn hóa ứng xử ...................................................................................12
1.1.3. Môi trường và môi trường tự nhiên ........................................................... 13
1.1.4. Nông thôn mới ........................................................................................... 15
1.1.4.1. Khái niệm mô hình nông thôn mới .....................................................15

-v-


1.1.4.2. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới .................................................17
1.2. Lý thuyết nghiên cứu đề tài .............................................................................. 23
1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu về văn hóa học ........................................................ 23
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu về môi trường ......................................................... 25
1.2.3. Mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với phát triển bền vững ............... 27

1.2.4. Ứng xử với môi trường tự nhiên trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta
hiện nay................................................................................................................ 29
1.3.Tổng quan về huyện Vũng Liêmvà xã Trung An ............................................. 31
1.3.1. Khái quát vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Vũng Liêm, tỉnh
Vĩnh Long ........................................................................................................... 31
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................31
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................33
1.3.2. Khái quát chung về xã Trung An .............................................................. 37
1.3.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................37
1.3.2.2. Dân cư .................................................................................................37
1.3.2.3. Kinh tế .................................................................................................38
1.3.2.4. Văn hóa - Xã hội .................................................................................38
1.3.3. Mối quan hệ của huyệnVũng Liêm và xã Trung An trong xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................... 38
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 40
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG AN ... 41
2.1. Môi trường tự nhiên xã Trung An trước khi xây Nông thôn mới .................... 41
2.2. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong xây dựng Nông thôn mới tại xã
Trung An hiện nay................................................................................................... 43
2.2.1. Văn hóa ứng xử với môi trường nước ....................................................... 43
2.2.2. Văn hóa ứng xử trong phạm vi xây dựng đường làng, ngõ xóm, cảnh quan
từng hộ gia đình xanh- sạch- đẹp......................................................................... 46

-vi-


2.2.3. Văn hóa ứng xử trong phạm vi xây dựng nghĩa trang nhân dân bố trí việc
chôn cất con người qua đời tại địa phương ......................................................... 48
2.2.4. Văn hóa ứng xử trong phạm vi thu gom và xử lý chất thải, nước thải tại

địa phương .......................................................................................................... 49
2.2.5. Văn hóa ứng xử trong phạm vi các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên
địa bàn .................................................................................................................. 53
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng xử đối với môi trường tự nhiên của
người dân xã Trung An ........................................................................................... 55
2.3.1. Không gian sống ........................................................................................ 55
2.3.2. Tinh thần nhận thức ................................................................................... 57
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 59
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. 60
3.1. Vai trò, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới với cuộc sống người
dân xã Trung An ...................................................................................................... 60
3.1.1. Trên lĩnh vực quy hoạch ............................................................................ 60
3.1.2. Trên lĩnh vực hạ tầng kinh tế- xã hội......................................................... 61
3.1.3. Trên lĩnh vực kinh tế và tổ chức sản xuất.................................................. 62
3.1.4. Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội- môi trường ............................................... 63
3.1.5. Trên lĩnh vực hệ thống chính trị ................................................................ 66
3.2. Tác động của phong trào xây dựng Nông thôn mới tới văn hóa ứng xử với môi
trường tự nhiên tại xã Trung An.............................................................................. 67
3.2.1. Tích cực ..................................................................................................... 67
3.2.2. Tiêu cực ..................................................................................................... 69
3.2.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 71
3.3. Xu hướng văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng
Nông thôn mới ......................................................................................................... 73
3.4. Một số giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong xây
dựng nông thôn mới ................................................................................................ 75

-vii-



3.4.1. Định hướng công tác tư tưởng, thay đổi nhận thức căn bản các hoạt động
ứng xử với môi trường tự nhiên trong xây dựng nông thôn mới......................... 75
3.4.2. Xây dựng những chuẩn mực trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
trong xây dựng nông thôn mới ............................................................................ 77
3.4.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ cấp xã nâng cao trình độ công tác tuyên truyền trong
xây dựng nông thôn mới ...................................................................................... 79
3.4.4. Tăng cường về nguồn lực cho việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tự
nhiên trong xây dựng nông thôn mới...................................................................... 80
3.4.5. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ................................................. 81
3.4.6. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” .............................................................................................................. 82
3.5 Một số đề xuất, kiến nghị .................................................................................. 83
3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp Trung ương ........................................ 83
3.5.2. Kiến nghị đối với chính quyền và cơ quan quản lý xã Trung An ............. 83
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 84
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87
PHỤ LỤC

-viii-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS.TSKH:

Giáo sư. Tiến sĩ khoa học

PGS.TS:

Phó Giáo sư.Tiến sĩ


Nxb:

Nhà xuất bản

NQ:

Nghị quyết

TW:

Trung ương

BCH:

Ban chấp hành

NTM:

Nông thôn mới

KTXH:

Kinh tế xã hội

ĐBSCL:

Đồng bằng song Cửu Long

VH – TT & DL:


Văn hoá – Thể thao và du lịch

CNH – HĐH:

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

KH – KT:

Khoa học kỹ thuật

UBND:

Uỷ ban nhân dân

KHXH & NV:

Khoa học xã hội và Nhân văn

ĐHQG:

Đại học quốc gia

Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

QĐ:

Quyết định


m3:

mét khối

km:

kilomet

-ix-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước của người dân xã Trung An

44

Bảng 2.2

Đánh giá của người dân về ý thức giữ vệ sinh nguồn nước

45


của người dân tại địa bàn xã Trung An
Bảng 2.3

Mức độtham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của

46

người dân tại địa phương
Bảng 2.4

Đánh giá của người dân về môi trường tự nhiên khu vực xã

47

Trung An
Bảng 2.5

Đánh giá của người dân xã Trung An về cảnh quan khu

48

nghĩa trang tại địa phương
Bảng 2.6

Khảo sát về các hình thức tang được sử dụng tại xã Trung

49

An hiện nay

Bảng 2.7

Khảo sát về dụng cụ chứa rác của người dân xã Trung An

50

Bảng 2.8

Khảo sát người dân xã Trung An về cách xử lý rác thải

51

Bảng 2.9

Khảo sát về thực trạng xử lý nước thải của người dân xã

52

Trung An
Bảng 2.10

Khảo sát tình trạng sử dụng nhà vệ sinh của người dân xã

53

Trung An
Bảng 2.11

Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của các cơ sở kinh


54

doanh trên địa bàn đến vấn đề môi trường
Bảng 2.12

Đánh giá của người dân xã Trung An về mức độ ảnh hưởng

55

của các cơ sở kinh doanh đến môi trường của địa phương
Bảng 2.13

Đánh giá của người dân xã Trung An về việc thực hiện bảo

57

vệ, giữ gìn môi trường tự nhiên
Bảng 2.14

Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của việc xả rác, chất
thải bừa bãi

-x-

58


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, văn hóa có chỗ đứng đặc

biệt quan trọng. Sự mất cân đối sẽ xảy ra nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế tách rời
môi trường văn hóa và cũng chỉ khi kết hợp hai yếu tố này với nhau mới tạo nên sự
phát triển vững chắc cho đất nước. Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn
và toàn diện của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống người dân nông thôn ở khắp
mọi miền đất nước nhằm xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường,…
Cùng với chức năng về chính trị, kinh tế, văn hóa thì môi trường tự nhiên cũng
góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển và lưu giữ văn hóa trong cộng
đồng dân cư. Cho nên dù nông thôn còn nghèo thì người dân cũng có đời sống văn
hóa tinh thần cao, đặc biệt là nếp sống, nếp nghĩ, cách sống hài hòa với môi trường
tự nhiên ngày càng thay da đổi thịt trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trong
bộ 19 tiêu chí nông thôn mới có tiêu chí 17- Môi trường mang những nét đặc trưng
về môi trường tự nhiên, là điều kiện “cần” và “đủ”để khẳng định địa phương ấy đạt
chuẩn “nông thôn mới” về môi trường. Cụ thể: có nguồn nước sạch về nông thôn
thay vào nguồn nước kênh rạch sẽ giúp người dân địa phương sinh hoạt đảm bảo hơn,
những phế phẩm chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh được xử lý hợp vệ sinh
tránh trường hợp gây ô nhiễm môi trường;thực hiện các thiết chế văn hóa về đường
làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; tạo vẻ mỹ quan nông thôn trong việc chôn cất người
thân qua đời; bảo vệ môi trường sống khu dân cư thông thoáng, sạch đẹp.
Sau 5 năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới theo nội dung Nghị
quyết Hội nghị lần 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đến cuối năm 2014 huyện Vũng Liêm có 02 xã
điểm của tỉnh Vĩnh Long đạt chuẩn về “Nông thôn mới”đã làm thay đổi một cách
căn bản diện mạo nông thôn của xã về: nếp sống nếp nghĩ, cách làm của người dân,

-1-


giúp người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho
người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật

chất, tinh thần của người dân.
Trung An là một xã thuộc vùng nông thôn thuần nông nghiệp của huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tuy không phải là xã điểm Nông thôn mới của đơn vị cấp trên,
nhưng với sự nhiệt huyết của Đảng bộ, tinh thần nhận thức cao về chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua Xã Trung An đã đạt và nâng cao chất
lượng hoạt động các tiêu chí gắn với môi trường tự nhiên, vượt bật hơn các xã điểm
Nông thôn mới khác trên cùng địa bàn. XãTrung An còn là địa phương giàu truyền thống
cách mạng với biết bao anh hùng Lực lượng vũ trang đã ngã xuống trong công cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc. Nhiều người con ưu tú địa phương
tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, pháp luật của nhà nước
góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh giàu đẹp. Từ những yếu tố trên đã
hình thành con người Trung An một sự khác biệt nhất định về tinh thần cách mạng, sự
nhận thức sâu sắc về tình hình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội, đặc biệt là với môi
trường tự nhiên trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Văn hóa
ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới huyện
Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”(trường hợp xã Trung An) làm luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành văn hóa học, với mong muốn người dân nông thôn có thái độ ứng
xử hài hòa với thiên nhiên, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, lấy bảo vệ sức
khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Đồng thời cũng tìmhiểu, phát huy và nâng cao
nhận thức trong ứng xử một cách hài hòa với môi trường tự nhiên ở địa phương trong
tình hình hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã được tiến hành một cách sâu rộng tại
nhiều địa phương trên cả nước, trải qua năm năm thực hiện dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước đã mang lại những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế,

-2-



chính trị, văn hóa, xã hội…. Đây cũng là chủ trương nhận được sự quan tâm của đông
đảo cán bộ, người dân và những nhà nghiên cứu. Hiện nay, đã có một số công trình
nghiên cứu đề cập đến vấn đề nông thôn mới cũng như những tác động của phong
trào này đến đời sống chính trị, xã hội như:
- Văn hóa và đổi mới, Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994 [16].
- Văn hóa và phát triển, Trường Lưu (chủ biên), Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà
Nội, 1995 [27].
- Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển, Phạm
Xuân Nam (chủ biên) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001 [31].
- Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Đỗ Huy (chủ biên), Nxb
Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002 [24].
- Phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Phạm Duy Đức
(chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 [18].
- Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt
Nam,Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và
giới thiệu, Nxb Hà Nội, 2000 [6].
- Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hợp tác hóa, dân chủ hóa, Vũ Oanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 [36].
- Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành Phố Hồ Chí
Minh, 2006 [43].
Tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm tái bản năm 2000
cũng đã đề cập đến văn hóa ứng xử của người Việt. Trong đó tác giả đã chọn hai chương
để bàn về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Văn hóa ứng
xử được tác giả quan niệm gồm hai hàm nghĩa: tận dụng và ứng phó với môi trường tự
nhiên và thông qua giao lưu và tiếp biến văn hóa đối với môi trường xã hội [41].
Tác phẩm “Văn hóa người Việt Tây Nam Bộ”do Trần Ngọc Thêm chủ biên
(2013) đã đề cập đến văn hóa ứng xử của người Việt Tây Nam Bộ, trong tác phẩm
này tác giả cũng đã chọn hai chương để nghiên cứu về văn hóa ứng xử với môi trường

-3-



tự nhiên và môi trường xã hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ. Ở phần văn hóa ứng
xử với môi trường tự nhiên tác giả cho rằng người Việt ở vùng Tây Nam Bộ có cách
ứng xủa với môi trường tự nhiên thông qua việc tận dụng và ứng phó chúng. Ở phần
văn hóa ứng xử với môi trường xã hội tác giả cho rằng người Việt đã thể hiện văn
hóa ứng xử của mình bằng sự giao lưu và tiếp biến là chủ yếu [44].
Một số luận văn thạc sĩ đã đề cập và nghiên cứu sâu đến văn hóa ứng xử như
luận văn “Văn hóa ứng xử với môi trường sông nước ở miền Tây Nam Bộ(qua ca
dao, dân ca và tục ngữ của người Việt)” (2014) của Diệp Thị Cẩm Hằng đã phân tích
sâu về ca dao, dân ca và tục ngữ nhưng chủ yếu là những phần có liên quan trực tiếp
văn hóa ứng xử với môi trường sông nước [21]. Luận Văn của Nguyễn Thế An “Xây
dựng yếu tố con người trong văn hóa nông thôn mới” (2014) lại phân tích sâu về lối
sống, tính cách cũng như lối tư duy của con người trong chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới [1].
Nhìn chung, những tài liệu trên đã có những đóng góp nhất định và ít nhiều đề
cập đến vấn đề về nông thôn mới cũng như những ảnh hưởng của nó tới đời sống con
người, đời sống chính trị xã hội. Những công trình trên đây đã gợi mở cho tôi một số
vấn đề, nhất là về hướng nghiên cứu, hướng tiếp cận đối với đề tài. Tuy nhiên, hiện
tại chưa có công trình nào tập trung vào nghiên cứu vấn đề văn hóa ứng xử với môi
trường tự nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới do đó luận văn:“Văn hóa
ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới huyện
Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” (trường hợp xã Trung An) dưới góc nhìn văn hóa học
sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu sự tác động của phong trào nông thôn mới với đời sống
con người và văn hóa ứng xử của con người trong quá trình thực hiện phong trào
nông thôn mới với tư cách là chủ thể văn hóa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu “Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng
nông thôn mới”, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, trình
độ văn minh của con người với môi trường tự nhiên tại địa phương.


-4-


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những đặc điểm cơ bản về lịch sử, địa lý tự nhiên- xã hội địa bàn
cần nghiên cứu; thực trạng về xây dựng nông thôn mới xã Trung An, làm rõ những
ưu điểm, thành tựu và những hạn chế yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những
kinh nghiệm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra quan niệm của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã về việc vận
động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Toàn
dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, đặc biệt là những tiêu chí cần sự chung tay
góp sức của nhân dân. Trong đó tiêu chí 17- Môi trường cần sự nhận thức sâu sắc,
vai trò ý thức của người dân đối với môi trường tự nhiên.
- Nêu và phân tích những yếu tố tác động, đề xuất mục tiêu, phương hướng và
những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Ban chỉ đạo xã nói chung,
nâng cao nhận thức vai trò, cách sống văn hóa với môi trường tự nhiên ở địa phương
nói riêng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là văn hóa ứng xử của con người với môi trường tự
nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Trung An, huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu thực trạng: Tập trung nghiên cứu các văn bản báo cáo,
đồ án quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới giai đoạn 2010-2014 tại xã Trung An.
Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môi trường tự nhiên thông qua
chương trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các nhiệm vụ, nội dung và các chỉ tiêu
(dựa trên 19 tiêu chí tiêu chí nông thôn mới của Bộ tiêu chí Quốc gia). Phân tích thực
trạng về môi trường qua 5 năm thực hiện nông thôn mới, đồng thời đánh giá hiệu quả

mô hình xây dựng nông thôn mới nói chung và trên lĩnh vực môi trường nói riêng và qua

-5-


đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, cách sống, ứng xử với
môi trường tự nhiên của con người tại xã Trung An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cứu tài liệu
Vận dụng phương pháp này để ta tìm, tổng hợp và chọn lọc từ các công trình
nghiên cứu có giá trị liên quan của các ngành nghiên cứu về văn hoá ứng xử với môi
trường tự nhiên nói chung và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình
xây dựng nông nông thôn mới nói riêng.
- Phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu
Phương pháp này giúp việc sưu tầm nguồn tài liệu được phong phú hơn và biết
được đời sống thực tiễn cũng như cách ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá
trình xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua trình độ văn hoá của người dân nông
thôn tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học
Sử dụng phiếu khảo sát để thu thập nhận thức của con người tại địa phương về
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là cái nhìn về
môi trường tự nhiên vùng nông thôn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Sử dụng kiến thức và phương pháp của các chuyên ngành liên quan như địa
lý, lịch sử, văn hoá, xã hội, chính trị, môi trường,… để phân tích, lý giải văn hoá ứng
xử với môi trường tự nhiên trong quá trình xây dựng nông thôn mới trường hợp xã
Trung An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp
Phương pháp so sánh sẽ là một trong những phương pháp quan trọng trong
việc nghiên cứu đề tài này. Vì nội dung nghiên cứu sẽ có sự đối chiếu và so sánh giữa

thực trạng văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên trước và sau khi thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng xã văn hoá nông thôn mới tại địa phương.

-6-


Phương pháp thống kê tổng hợp đem đến cái nhìn khái quát từ hành động, cái
nhìn và cách dung hoà của con người với chương trình xây dựng nông thôn mới, với
từng đối tượng trong môi trường tự nhiên.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Công trình nghiên cứu của tôi sẽ góp thêm những tư liệu mới, đặc biệt là những
tư liệu khảo sát điền dã thể hiện văn hóa ứng xử của địa phương với môi trường tự nhiên.
Những tư liệu này góp phần vào việc tìm hiểu rõ hơn về cách ăn, mặc, ở, đặc biệt là ứng
xử với môi trường tự nhiên thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới.
Để thấy được tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới đã tác
động đến sự hiểu biết của con ngườivề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh,
môi trường,…
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2:Thực trạng văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên trong quá trình
xây dựng nông thôn mới tại xã Trung An
Chương 3:Một số giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

-7-




×