Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đảng bộ huyện bình xuyên (vĩnh phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2015 (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.19 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH XUYÊN (VĨNH PHÚC)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH XUYÊN (VĨNH PHÚC)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Ngƣời hƣớng dẫn: TS. PHẠM THỊ LƢƠNG DIỆU

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Công trình
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Lương Diệu - Khoa
Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 9
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 10
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN

BÌNH XUYÊN (VĨNH PHÚC) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 2001
ĐẾN NĂM 2005 .................................................................................................. 11
1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng bộ
huyện Bình Xuyên .............................................................................................. 11
1.1.1. Các yếu tố tác động, chi phối đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng
bộ huyện Bình Xuyên........................................................................................... 11
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Bình Xuyên (2001-2005) ........................ 25
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Bình Xuyên (2001-2005) ........................ 30
1.2.1. Về nông nghiệp .......................................................................................... 30
1.2.2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ................................... 36
1.2.3. Về thương mại, dịch vụ .............................................................................. 40
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 43
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH XUYÊN (VĨNH PHÚC) LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH KINH TẾ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 .............................. 45
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Bình Xuyên (20062015)..................................................................................................................... 45
2.1.1. Bối cảnh và yêu cầu mới đặt ra .................................................................. 45
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế ......................... 49
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Bình Xuyên (2006-2015) ............................ 53


2.2.1. Về nông nghiệp .......................................................................................... 54
2.2.2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ................................... 60
2.2.3. Về thương mại, dịch vụ .............................................................................. 65
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 72
Chƣơng 3 ............................................................................................................. 74
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................................... 74
3.1. Nhận xét chung ............................................................................................ 74
3.1.1. Về ưu điểm ................................................................................................. 74
3.1.2. Về hạn chế .................................................................................................. 80
3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 85

3.2.1. Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế và vận
dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương ............................................ 85
3.2.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với quá
trình phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH................................................... 86
3.2.3. Chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên
môn, năng lực quản lý, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển
kinh tế theo hướng CNH-HĐH ............................................................................ 88
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất để tăng
trưởng các ngành kinh tế theo hướng hiện đại ..................................................... 89
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 90
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 94
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 103
0


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

Ban chấp hành

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

Nxb

Nhà xuất bản

KCN

Khu công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng thể nền
kinh tế huyện Bình Xuyên từ năm 2001-2005......................................................... 34
Bảng 1.2: Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên từ năm 2001-2005 ........................... 39
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng thể

nền kinh tế huyện Bình Xuyên (2006-2015)........................................................ 60
Bảng 2.2: Diện tích, giá trị sản xuất của một số cây trồng trên địa bàn huyện
Bình Xuyên (theo giá cố định năm 1994) ............................................................ 64


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa
xã hội (CNXH), với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế
- xã hội, hoàn thành chặng đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH và bước vào
thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng
những thay đổi trong chủ trương, đường lối xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới
đã tạo ra nhiều khởi sắc trong đời sống xã hội, tình hình văn hóa và đặc biệt là
từng bước tạonên một diện mạo mới của nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, mặc dù kinh tế đất
nước đã có sự chuyển biến tích cực nhưng chưa thoát khỏi tình trạng quy mô nhỏ,
nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề chưa có nhiều điều kiện để
phát triển, nhiều tiềm năng chưa được tận dụng và khai thác triệt để. Chính vì
vậy, yêu cầu tạo ra bước chuyển lớn trong cơ cấu ngành kinh tế là tất yếu và cần
thiết để phát triển đất nước.
Đặc trưng cho cơ cấu kinh tế quốc dân là cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần
và cơ cấu vùng. Trong đó, cơ cấu ngành giữ vai trò quan trọng hơn cả. Chính vì
vậy, để có cơ cấu kinh tế hợp lý cần phải hình thành nhận thức đúng, đầy đủ
cùng sự lãnh đạo, điều hành năng động, sáng tạo của Trung ương cũng như các
cấp bộ Đảng, chính quyền địa phương, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của
từng vùng, miền. Nắm bắt được sự biến động, xu hướng phát triển của lực lượng
sản xuất trong quá trình tái sản xuất, xác định vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng phù hợp cần được coi là nhiệm vụ, yêu cầu có ý nghĩa sống còn đối
với mỗi nền kinh tế ở bất kỳ khu vực địa lý nào.

Những năm qua, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến
theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của ngành thương mại, dịch vụ và công
nghiệp, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, đặc biệt trong nội bộ mỗi ngành
cũng có sự thay đổi theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đang đặt
ra nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu và giải quyết để tạo ra bước chuyển
1


mạnh và đồng bộ kinh tế đất nước sang một nền sản xuất hàng hóa có trình độ
phát triển cao hơn. Ví dụ như các vấn đề về áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật
vào sản xuất, phát triển kinh tế đi cùng với vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết
vấn đề việc làm và đặc biệt là hạn chế vấn đề chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các vùng, miền, giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế.
Huyện Bình Xuyên có vị trí địa lý nằm ở trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa phương có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh và
khu vực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các ngành kinh tế trên địa bàn huyện đã
có những bước phát triển nhất định. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
đã tác động mạnh mẽ, làm biến đổi nhanh chóng môi trường kinh tế địa phương,
các ngành kinh tế của huyện từng bước xác lập được vị trí, vai trò của mình
trong tổng thể nền kinh tế... Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đã và đang
đặt ra đối với quá trình phát triển kinh tế, đó là cần hoàn thiện hệ thống chính
sách về: nguồn vốn, đất đai, nguồn nhân lực, công nghệ, xuất nhập khẩu..., coi
đây là điều kiện tiên quyết, cấp bách để các ngành kinh tế đều có cơ hội phát
triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Hiểu rõ vai trò, vị trí của việc phát triển kinh tế cũng như quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề kinh tế trong thời đại mới, tỉnh Vĩnh Phúc
nói chung, Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Xuyên nói riêng trong nhiều năm
qua đã luôn nỗ lực, cố gắng để phát huy những điểm mạnh, khắc phục mọi khó
khăn, thách thức, từng bước thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu về phát triển kinh
tế của Đảng bộ huyện. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ cấu các ngành kinh tế

có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng CNH - HĐH đã góp phần quan trọng
vào tiến trình đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của huyện Bình
Xuyên. Những kết quả đã đạt được đó, ngày càng khẳng định được vai trò lãnh
đạo của Đảng bộ trong việc đưa ra những chủ trương, biện pháp đáp ứng được
yêu cầu phát triển huyện Bình Xuyên cả về chiều rộng lần chiều sâu.
Đạt được những kết quả đó là do địa phương luôn nhận được sự quan tâm
lãnh đạo của Tỉnh ủy về vấn đề phát triển kinh tế; Đảng bộ huyện đã nắm rõ,
hiểu sâu về các nguồn lực cũng như hạn chế của huyện trong thời đại mới. Các
2


chủ trương phát triển kinh tế luôn được Đảng bộ huyện chú ý tổng kết, từng
bước hoàn thiện, thay đổi qua quá trình đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Việc
đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của
Đảng bộ huyện Bình Xuyên và giữ vững lập trường, khẳng định tính đúng đắn
của chủ trương của Đảng là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để xây dựng và
phát triển. Mặt khác, tất cả những thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn,
cũng như những bài học được rút ra trong quá trình Đảng bộ huyện Bình Xuyên
lãnh đạo phát triển kinh tế cũng góp phần quan trọng vào việc hoàn chỉnh về lý
luận, phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa những chủ trương,
đường lối của Đảng với vấn đề kinh tế ở địa phương.
Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Bình Xuyên trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế phải được tiến hành
có hệ thống và toàn diện, nhìn nhận một cách khách quan và khoa học, trên cơ sở
đó để rút ra những bài học kinh nghiệm và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng
góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH trên địa bàn huyện, cùng
với tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Với tất cả lý do trên, cùng những sự gợi ý, định hướng của giáo viên
hướng dẫn, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) lãnh
đạo phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2015” làm đề tài luận văn Thạc sỹ,

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xây dựng và phát triển một nền kinh tế địa phương theo hướng hiện đại,
bền vững là một quá trình lâu dài, phức tạp. Quá trình đó đòi hỏi phải có những
nhận thức ngày một sâu sắc hơn về cơ cấu kinh tế, mục tiêu hướng tới và các
mối quan hệ cơ bản trong quá trình thực hiện như: nhận thức về cơ chế quản lý
nhà nước và thị trường, quan hệ thị trường và quan hệ sở hữu. Chính vì những
yếu tố phức tạp đó mà quá trình Đảng bộ một địa phương lãnh đạo phát triển
kinh tế đã trở thành đề tài nghiên cứu, tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu, các
học giả, là chủ đề tìm hiểu của nhiều học viên và nghiên cứu sinh. Trong đó, các
công trình nghiên cứu chủ yếu hướng vào 2 nội dung chính sau:
3


Nhóm thứ nhất là các bài viết, công trình tập trung nghiên cứu về kinh tế:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế
quốc dân”, Ngô Đình Giao, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, trên cơ sở
đưa ra những lý luận cơ bản về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH - HĐH đất nước, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra một số
thành tựu, hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm cần khắc phục cho giai đoạn
lịch sử tiếp theo.
Hay công trình nghiên cứu “Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (19862006) - thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Đặng Thị Loan, Lê Du Phong,
Hoàng Văn Hoa, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006 lại đi thẳng vào
việc tìm hiểu, đánh giá thành tựu và hạn chế chủ yếu của kinh tế Việt Nam qua
20 năm đổi mới. Đồng thời cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm của quá trình
cải cách và đề xuất tiếp tục cải tổ nền kinh tế trong những năm tiếp theo.
Công trình “Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế”,
Nguyễn Minh Tú, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 đã phân tích quá trình
cải cách kinh tế ở Việt Nam theo một cách nhìn logic và lịch sử. Trên cơ sở đó,

tác giả Nguyễn Minh Tú cũng đưa ra nhận định về vấn đề cải cách và phát triển
hướng vào thế kỷ XXI, những sự lựa chọn cân nhắc về chính sách và chiến lược.
Cuốn sách “Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay”, Đỗ
Hoài Nam (chủ biên), Nxb.Thế giới, 2005 tập trung nghiên cứu một số vấn đề về
nền kinh tế Việt Nam như: Tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng và sự chênh lệch
về phát triển, tài chính bên ngoài cho sự phát triển, hội nhập và phát triển con
người. Ngoài ra, công trình cũng tìm hiểu sự phát triển của Trung Quốc và
những bài học đối ngoại của chính quyền G. Bush và sự bế tắc của vấn đề hạt
nhân ở Bắc Triều Tiên, từ đó đưa ra một số kiến nghị về chính sách.
Công trình “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”, Bùi Tất
Thắng (chủ biên), Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006 đã đưa ra những lý luận
về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì công nghiệp

4


hoá. Thực trạng, quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế ở Việt Nam hiện nay.
Công trình “Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Chử Văn Lâm (chủ biên), Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn
trên thế giới cũng như thực trạng phát triển sở hữu tập thể, kinh tế tập thể trong
điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Bên cạnh đó,
tác giả cũng đưa ra định hướng, các khuyến nghị về chính sách nhằm phát triển
sở hữu tập thể và kinh tế hợp tác trong thời gian tới ở Việt Nam.
Ngoài ra cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài báo có đề
cập đến vấn để kinh tế đất nước như: “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
phát triển kinh tế xã hội ở Tỉnh Bình Dương hiện nay”, Nguyễn Văn Chiến,
Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006; “Thu
hút đầu tư trực tiếp từ các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế

Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Đinh Văn Cường, Luận văn Thạc sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004; “Tiếp tục đối mới chính
sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng”, Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ,
Vũ Đình Ánh, Nxb.Tài chính, Hà Nội, 1998…
Nhóm thứ 2, những bài viết, công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng, Đảng bộ địa phương về phát triển kinh tế.
“Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn từ 1991-2002”, Lê Quang Phi, Luận án tiến sỹ Lịch
sử, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2006 trên cơ sở lý luận cũng như các số
liệu thực tế trong vấn đề nông nghiệp, nông thôn Việt nam từ năm 1991 đến năm
2002, tác giả Lê Quang Phi đã đưa ra những kiến giải riêng về vai trò của Đảng
đối với những chuyển biến trong nền kinh tế nông nghiệp, trong đời sống nông
thôn Việt Nam.
Bài viết “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
năm 1997 đến năm 2003” của tác giả Đặng Kim Oanh, Trung tâm Đào tạo, Bồi
dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; bài viết
5


“Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo nhân dân tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997-2005)”, Cổng thông tin,
giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 26/11/2014 là những bài viết, những công
trình khoa học đi sâu vào việc đánh giá, phân tích vai trò của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc đối với quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế địa phương theo hướng
hiện đại.
Riêng về huyện Bình Xuyên, đã có một số công trình nghiên cứu có đề
cập đến các vấn đề xung quanh lịch sử hình thành và phát triển; đặc điểm, điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vấn đề phát triển cũng như chiến lược phát triển
bền vững của địa phương như: Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Xuyên;“Phát triển
kinh tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”, Trần Bá Kiên, Luận

văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
(thuộc Đại học Thái Nguyên).
Cũng có một số bài nghiên cứu, bài báo viết về nguồn lực phát triển của
huyện Bình Xuyên, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nguồn lực trong việc
phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội của địa phương cũng như ý nghĩa của
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tiến trình phát triển chung của địa
phương.
Có thể nói, toàn bộ những kết quả nghiên cứu của các nhóm nội dung trên
đã có đóng góp quan trọng cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- Về nội dung. Các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước đã đem lại
một một cái nhìn tương đối thống nhất về khái niệm (khái niệm thông thường,
khái niệm công cụ); đã khái quát được hệ thống quan điểm, chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế; đồng thời cũng mang
đến những đánh giá chân thực về thực trạng phát triển, những thành tựu cũng
như hạn chế của kinh tế trên các khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, từ những
thực tế của nền kinh tế, các tác giả đã đưa ra những kiến giải riêng, những đánh
giá có tính chất chủ quan và khách quan đối với vấn đề phát triển kinh tế. Toàn

6


bộ những kết quả đó đã trở thành nền tảng quan trọng cho các công trình nghiên
cứu về sau.
- Về tư liệu, số liệu. Các công trình nghiên cứu đi trước đã hệ thống một
cách tương đối đầy đủ về các nguồn tư liệu cũng như số liệu cần thiết để phân
tích, nhìn nhận về một mô hình kinh tế hay quá trình chuyển dịch kinh tế của
một đất nước cũng như của một số địa phương cụ thể.
- Về phương pháp nghiên cứu. Với kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên
môn của mình, các nhà khoa học, các học viên, các nhà nghiên cứu đi trước đã

mang đến rất nhiều hướng nhìn khác nhau về vấn đề kinh tế cũng như vai trò của
Đảng đối với sự phát triển của nền kinh tế đó. Thông qua việc tìm hiểu, tham khảo
các công trình nghiên cứu đi trước, tác giả đã học hỏi, vận dụng được các phương
pháp nghiên cứu, các cách tiếp cận mới khi tìm hiểu về một vấn đề kinh tế cũng như
một quá trình phát triển kinh tế của một địa phương, cụ thể như: phương pháp thống
kê, tổng hợp, phương pháp điền dã tiếp cận các tư liệu thực tế...
Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào
việc tìm hiểu chủ trương phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
như Đảng bộ ở một số địa phương. Chính vì vậy, một công trình nghiên cứu
riêng biệt, đầy đủ về quá trình Đảng bộ huyện Bình Xuyên lãnh đạo phát triển
kinh tế, cụ thể là nghiên cứu trong giai đoạn đổi mới hiện nay (2001-2015) vẫn
chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Với lịch sử nghiên cứu vấn đề như vậy,
một đề tài nghiên cứu về quá trình Đảng bộ huyện Bình Xuyên lãnh đạo phát
triển kinh tế từ năm 2001-2015 là mới mẻ và cần được nghiên cứu.
Từ thực tế nghiên cứu đó, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu về quá
trình Đảng bộ huyện Bình Xuyên lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn đổi
mới hiện nay (2001-2015) với mục đích đóng góp mới cho nguồn tư liệu cũng
như hướng tiếp cận mới của vấn đề lịch sử này, cụ thể như: Góp phần cung cấp
một nguồn tư liệu có hệ thống về lịch sử lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ
huyện Bình Xuyên từ năm 2001 đến năm 2015. Đồng thời đưa ra được một số
kiến giải về thành tựu, hạn chế để từ đó bước đầu rút ra những bài học kinh

7


nghiệm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong
những năm tiếp theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện

Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) trong phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2015; từ
đó rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Chỉ rõ cơ sở hình thành chủ trương, biện pháp của Đảng bộ huyện Bình
Xuyên (Vĩnh Phúc) về phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2015;
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng
bộ huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện;
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm từ
quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) về phát triển
kinh tế từ năm 2001 đến năm 2015.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Luận văn là các chủ trương, chính sách và sự chỉ
đạo của Đảng bộ huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đối với việc phát kinh tế từ
năm 2001 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các chủ trương, chính sách, biện pháp tổ chức
thực hiện, công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá... của Đảng bộ huyện Bình
Xuyên trong phát triển kinh tế, cụ thể trên các ngành kinh tế: công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ.
- Về thời gian: Đề tài lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2001
đến năm 2015. Năm 2001 là thời điểm đánh dấu bước đầu chuyển hướng chỉ đạo
chuyển mạnh nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH của Đảng bộ huyện Bình
Xuyên thông qua hàng loạt các chủ trương, kế hoạch, dự án, đề án và nghị quyết
8


chuyên đề về kinh tế. Năm 2015 là mốc chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, là thời gian tổng kết những kết quả mà Đảng bộ

huyện đã làm được trong thời gian trước đó.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Bình Xuyên về phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu cơ bản sau để nghiên cứu:
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến kinh tế,
phát triển kinh tế;
- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh
Phúc, của huyện Bình Xuyên trong phát triển kinh tế;
- Các tài liệu của Sở Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng Kinh tế huyện Bình
Xuyên, Cục Thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc về vấn đề này từ năm 2001 đến năm
2015;
- Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo những công trình, bài viết có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic, ngoài ra luận văn còn kết hợp dùng các phương pháp
khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... Các phương pháp đó được vận
dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung trong luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp chính sau:
- Làm rõ các yếu tố tác động, chi phối đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đến việc phát triển kinh tế của địa phương;
- Hệ thống hóa những chủ trương, biện pháp mà Đảng bộ huyện Bình
Xuyên đã thực hiện để phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2015; đồng thời

9



phục dựng lại bức tranh về phát triển kinh tế của địa phương qua 2 giai đoạn:
2001-2005; 2006-2015.
- Đánh giá ưu, nhược điểm, nêu nguyên nhân và đúc rút những kinh
nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Bình Xuyên lãnh đạo phát triển kinh tế từ
năm 2001 đến năm 2015.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế của Đảng bộ và chính quyền
huyện Bình Xuyên tại các trường Đảng, các trung tâm chính trị ở địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Bình Xuyên
(Vĩnh Phúc) về phát triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2005
Chương 2. Đảng bộ huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo đẩy
mạnh kinh tế từ năm 2006 đến năm 2015
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

10


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN BÌNH XUYÊN (VĨNH PHÚC) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Bình
Xuyên
1.1.1. Các yếu tố tác động, chi phối đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế của
Đảng bộ huyện Bình Xuyên
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên

* Điều kiện tự nhiên
Bình Xuyên là một huyện nằm ở khu vực bán sơn địa (trung du, phần phía
Bắc có địa hình gò đồi), có tổng diện tích tự nhiên là 14.847,31 ha (số liệu năm
2010). Vị trí địa lý tự nhiên của huyện được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ
21°12’57’’ đến 21°27’31’’ độ vĩ Bắc và 105°36’06’’ đến 105°43’26’’ độ kinh
Đông. Huyện có vị trí địa lý nằm gần trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Phúc, phía Đông
Nam giáp huyện Sóc Sơn (Thành phố Hà Nội), phía Đông giáp thị xã Phúc
Yên, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tam Đảo, phía Tây Bắc giáp huyện Tam
Dương, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Yên và phía Tây Nam giáp huyện Yên
Lạc. Địa phương cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây - Tây Bắc
[97,tr.6].
Với vị trí địa lý tự nhiên nhiều thuận lợi, huyện Bình Xuyên có tiềm năng
lớn cho các hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa cũng như phát triển các ngành
nghề du lịch. Bên cạnh đó, huyện lại nằm cách không xa các KCN tập trung có quy
mô lớn của khu vực phía Bắc như: KCN Bắc Thăng Long - Nội Bài; KCN Sài
Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính
trị lớn của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua [97, tr.7]. Tất cả
các điều kiện do vị trí địa lý tự nhiên mang lại trở thành nguồn lực quan trọng và
cần thiết để huyện Bình Xuyên có thể hình thành một nền kinh tế đa dạng về cơ cấu
11


(cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần, cơ cấu vùng lãnh thổ) và hình thành các KCN,
các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học
- kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH của địa
phương.
Tuy nhiên, với đặc điểm vị trí địa lý nằm ở giữa hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh
Phúc (thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên) vô hình chung đã trở thành những
cản lực đối với việc đẩy mạnh phát triển thế mạnh riêng có của địa phương. Mặt
khác, dãy núi Tam Đảo chia cắt làm cho quá trình giao lưu, trao đổi với các vùng

lân cận bị hạn chế, quá trình mở rộng quy mô các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng
gặp nhiều khó khăn.
Đặc điểm địa hình của huyện Bình Xuyên gồm 3 vùng rõ rệt: Đồng bằng,
trung du và miền núi với sự phân chia thấp dần từ Bắc xuống Nam đã tạo điều
kiện để phát triển đa dạng các ngành kinh tế cũng như các dịch vụ xã hội bao
gồm cả kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi. Bên cạnh đó, khu vực
đồng bằng, trung du thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại cây ăn quả,
cây đặc sản, cây dược liệu, mở rộng quy mô chăn nuôi đàn gia súc, các cây - con
đặc sản của vùng núi và hình thành KCN tập trung... Tuy nhiên, ở khu vực đồng
bằng, do đặc điểm địa hình xen kẽ giữa gò đất thấp với những chân ruộng trũng
lòng chảo nên có một số khu vực thường bị ngập úng vào mùa mưa, khó khăn
cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của người dân.
Huyện Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hâ ̣u thuộc đồng bằng sông
Hồng, chịu tác động rất lớn của dãy núi Tam Đảo, địa phương mang đặc điểm
khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu ảnh hưởng từ các
cơn bão gây mưa lớn. Nhiệt đô ̣ trung biǹ h năm là 23,5-250C, nhiệt đô ̣ cao nhất là
38,50C, thấp nhất là 20C [97, tr.7]. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa
hạ, giữa vùng đồng bằng và vùng núi khá lớn.
Huyện có hệ thống sông ngòi khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn
nước từ các suối nhỏ của dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh Lanh).
Với các hệ thống sông Cà Lồ chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông Phan, từ
Hồ Thanh Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát trực tiếp nước
12


mưa của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên nhánh
nối với sông Phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc và Bình
Xuyên. Hệ thống hồ Xạ Hương (thuộc huyện Tam Đảo) trở thành nguồn cung
cấp nước chính cho sinh hoạt cũng như sản xuất của huyện và mùa khô. Đặc
điểm khí hậu và sông ngòi của huyện ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất

kinh tế nông nghiệp của huyện. Điều kiện khí hậu đa dạng, sông ngòi phong phú
là điều kiện thuận lợi để mở rộng đa dạng các loại hình canh tác nông nghiệp, tuy
nhiên những thấy thường của thời tiết cũng dễ gây ra hiện tượng úng lụt cục bộ tại
khu vực trũng trong huyện. Đặc biệt vào mùa khô, lượng bốc hơi cao, địa hình dốc,
mức nước ở sông suối gần như cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp,
sinh hoạt và xây dựng các công trình phục vụ dân sinh.
Bình Xuyên có tài nguyên đất khá đa dạng với đầy đủ các loại đất tiêu biểu
của khu vực đồng bằng và khu vực đồi núi bao gồm các nhóm đất chính như sau:
Đất phù sa, đất Glay chua điển hình, đất mới biến đổi, đất loang lổ, đất cát.
Với nguồn tài nguyên đất đa dạng, phong phú cùng cơ cấu hợp lý, huyện
Bình Xuyên về cơ bản đã khai thác có hiệu quả vào các mục đích sử dụng khác
nhau. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,33% tổng diện tích đất tự nhiên cho
phép địa phương phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tận dụng được tối đa
các nguồn lực khác để phát triển. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng tương
đối thấp, là minh chứng cho việc địa phương đã tận dụng tối đa nguồn tài nguyên
quý giá này vào sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất.
Là một địa phương nằm ở khu vực có địa hình phân biệt, chia cắt rõ rệt
giữa đồng bằng, trung du và miền núi đã mang đến cho Bình Xuyên nguồn tài
nguyên rừng, tài nguyên đất lâm nghiệp khá lớn, chủ yếu tập trung ở địa bàn xã
Trung Mỹ. Rừng đặc dụng chiếm 87,8% tổng trữ lượng gỗ và 100% tổng trữ
lượng tre nứa, trong đó 89,1% trữ lượng gỗ đặc dụng là của rừng tự nhiên; rừng
rừng trồng phòng hộ chiếm 2,6%, rừng trồng sản xuất chiếm 9,6% tổng trữ
lượng...[97, tr.10]. Đây là ưu thế để huyện duy trì và phát triển vốn rừng cũng
như khai thác, mở rộng và phát triển ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, nạn chặt phá rừng xuất hiện ngày càng nhiều đã đe dọa đến sự đa
13


dạng, phong phú của tài nguyên thiên nhiên này ở địa phương. Do điều kiện
thiên nhiên ưu đãi cùng tài nguyên rừng đa dang trở thành nền tảng quan trọng

để hình thành một số vùng có tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng trên địa bàn
huyện như: thác Thậm Thình, khu vực Thanh Lanh, Mỏ Quạ...
Huyện Bình Xuyên có một số loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng
nhưng có trữ lượng nhỏ, phân tán, không trở thành nguồn nguyên liệu chính cho
sản xuất công nghiệp. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là đá xây dựng và
đá granit phân bố chủ yếu ở xã Trung Mỹ, nhưng điều kiện khai thác rất hạn chế.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có một số mỏ sét như: Sét gạch ngói Quất Lưu, Mỹ
Ký (Bá Hiến), Gia Du (Gia Khánh), Ngũ Hồ (Thiện Kế), Hương Canh với tổng
trữ lượng khoảng 18,7 triệu m3 [97, tr.12]. Tuy nhiên hàm lượng cao lanh không
cao, do vậy chỉ sử dụng loại đất này cho hoạt động sản xuất gạch, ngói, gốm chất
lượng thấp. Trong những năm qua chưa có quy hoạch vùng khai thác nguyên
liệu cho sản xuất gạch ngói nên hiện tượng khai thác đất làm gạch ngói tràn lan
(Chủ yếu ở khu vực Hương Canh, Tân Phong, Quất Lưu) đã giảm đáng kể diện
tích đất canh tác, đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
Việc khai thác cát sỏi tại lòng sông suối đã làm thay đổi dòng chảy, gây ra hiện
tượng xói lở đất canh tác hai bên bờ vào mùa mưa lũ.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Kể từ năm 1975 đến năm 2015, địa giới hành chính huyện Bình Xuyên ít
có sự thay đổi. Trải qua 5 lần chia tách và xác nhập, đến năm 2015, huyện Bình
Xuyên có 13 xã, thị trấn với 121 thôn và 30 tổ dân phố [98].
Với truyền thống lịch sử lâu đời, từ thế hệ này đến thế hệ khác đấu tranh
với thiên nhiên, người dân Bình Xuyên vốn đã mang trong mình đức tính cần cù,
chịu khó, vượt bao khó khăn vất vả để cải biến những vùng rừng rậm, gò hoang,
đầm bãi sình lầy để xây dựng thành những cánh đồng quanh năm xanh tốt, thành
làng xóm đông vui trù phú. Không chỉ có vậy, con người Bình Xuyên còn tạo
dựng nên nhiều công trình văn hóa độc đáo và sáng tạo, đến nay vẫn được lưu
giữ và có ý nghĩa lịch sử văn hóa nghệ thuật như: thị trấn Hương Canh có đình
Tam Canh, chùa Cả Kính Phúc, chùa Tự Môn, xã Thanh Lãng với đền thờ 5 vị
14



tướng là anh em cùng một nhà theo bà Trưng đánh giặc hay xã Sơn Lôi có đình
Bà Cầu, đình An Lão... [5, tr.10].
Nhân dân Bình Xuyên có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, hàng ngàn con em Bình
Xuyên đã lên đường chiến đấu và trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng
quê hương giàu đẹp, nhân dân Bình Xuyên luôn phát huy truyền thống lao động
cần cù, sáng tạo.
Những truyền thống lịch sử hào hùng đó là nền tảng, cơ sở và động lực
quan trọng để nhân dân Bình Xuyên tiếp tục phát huy những thành tựu mà thế hệ
đi trước đã làm được, tiếp tục hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
trong thời đại mới dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.
Tính đến năm 2015, quy mô dân số trung bình của huyện là 125.325
người, đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, mật độ dân số là 823 người/km2, tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên của huyện trong những năm gần đây có xu hướng giảm, tuy nhiên
vẫn ở mức cao, bình quân toàn thời kỳ 2001-2015 là 1,64%. Dân cư tập trung
chủ yếu trên địa bàn các xã, thị trấn đồng bằng nơi có điều kiện sinh sống tốt với
các dịch vụ phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng được hiện đại hóa như: thị
trấn Hương Canh với mật độ 1.457 người/km2, thị trấn Thanh Lãng đứng thứ hai
với mật độ 1.396 người/km2...[98]. Đặc điểm dân cư đông đúc, trình độ văn hóa
ngày càng được nâng cao là động lực quan trọng để phát triển kinh tế bền vững,
có ảnh hưởng quyết định đến quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng lao
động có trình độ chuyên môn cao.
Lịch sử hình thành lâu đời cùng những đặc điểm riêng biệt về truyền thống
lịch sử văn hóa, đã ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình dân tộc và tôn giáo của huyện
Bình Xuyên. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 tộc người cùng sinh sống, lao động
và góp phần xây dựng quê hương đó là: Kinh, Sán Dìu và Cao Lan, trong đó
người Kinh chiếm chủ yếu với hoảng hơn 99% tổng dân số toàn huyện.


15


* Đánh giá chung về nguồn lực
- Về thuận lợi
Với các nguồn lực về cả tự nhiên và kinh tế - xã hội, huyện Bình Xuyên
có đầy đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, đẩy mạnh
kinh tế địa phương theo hướng hiện đại.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng là nền tảng để huyện Bình Xuyên dễ dàng kết nối
với bên ngoài thông qua mạng lưới đường giao thông đường bộ, đường sông,
đường sắt đã hình thành tương đối đồng bộ. Cùng với cơ sở hạ tầng thuận lợi,
dân cư tập trung đông, giao thông thuận tiện, tài nguyên thiên nhiên đang ngày
càng được khai thác, sử dụng có hiệu quả là những cơ sở quan trọng để địa
phương trở thành mục tiêu của các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, tăng nhanh nguồn vốn đầu tư từ bền ngoài.
Nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn nước thích hợp để phát triển cơ
cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng đặc biệt đối với các loại cây lúa, ngô, khoai, đậu
tương và rau xanh, cây công nghiệp ngắn ngày cho năng suất cao.
Bên cạnh đó, huyện Bình Xuyên cũng có nhiều tiền năng để phát triển các
mô hình du lịch sinh thái (khu du lịch Đầm Vạc, tìm hiểu về nét văn hóa truyền
đặc sắc của vùng đất với nền ẩm thực độc đáo, di tích đền, đình với kiến trúc độc
đáo cũng như lịch sử lâu đời…). Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang
ngày càng được hiện đại hóa có thể tạo ra nhiều hơn sự liên kết giữa du lịch Bình
Xuyên với các điểm du lịch phát triển khác trong vùng như Tam Đảo, Đại Lải,
Sóc Sơn, Đông Anh, Bắc Ninh, tạo ra bước chuyển dịch mới trong cơ cấu ngành
kinh tế.
Đặc điểm dân cư đông, có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh
nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước, các cây màu lương thực, cây
thực phẩm cây công nghiệp, chăn nuôi). Trong thời gian gần đay, khi trên địa

bàn huyện phát triển các KCN đã tạo cho người dân Bình Xuyên làm quen dần
với nếp sống công nghiệp, phù hợp với thực tế phát triển của huyện cũng như xu
hướng phát triển chung của đất nước. Bên cạnh đó, lực lượng lao động của Bình
Xuyên khá dồi dào, trẻ, khoẻ, có văn hoá và trình độ chuyên môn đã từng bước
16


được nâng lên, vì vậy đã đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá.
Trong những năm tới, khi các KCN mới hình thành, nhu cầu đào tạo công nhân
sẽ còn tiếp tục tăng lên.
- Về khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương trong một chừng mực nào đó vẫn có những yếu tố là cản
lực đối với tiến trình phát triển kinh tế của huyện.
Hiện nay, nạn chặt phá rừng diễn ra ngày càng nhiều đã và đang đe dọa
đến sự đa dạng, phong phú của các hệ sinh thái trong huyện, tài nguyên rừng bị
nghèo kiệt, động vật hoang dã hầu như không còn, vốn rừng bị mai một.
Với điều kiện địa hình đã tạo nên 03 vùng sinh thái trên địa bàn huyện,
trong khi vùng núi ít chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa thì vùng trung du
lại đang được đẩy mạnh khai thác theo mục đích kinh tế, quá trình sử dụng đất
chưa hợp lý đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm cho độ phì nhiêu của
đất bị giảm đáng kể.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho người lao động vốn phần
lớn chuyển đổi từ nông nghiệp, chưa qua đào tạo gây khó khăn trong chuyển đổi
nghề; nhiều thách thức về xã hội và việc làm nảy sinh với người nông dân bị mất
đất sản xuất. Vì vậy, cần có chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo nhằm nâng
cao trình độ cho người lao động một cách hiệu quả…
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cùng với điều kiện xã hội là
những động lực quan trọng để phát triển kinh tế của huyện Bình Xuyên. Những
thay đổi về các nhân tố bên trong này sẽ có tác động trực tiếp đến chủ trương, sự
chỉ đạo của Đảng bộ huyện. Tạo ra được một cơ cấu kinh tế hợp lý với tốc độ

phát triển nhanh, bền vững là mục tiêu chung của Đảng bộ huyện trên cơ sở khai
thác được nguồn lực vốn có của địa phương cũng như tận dụng, nắm bắt được xu
hướng phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc, của cả nước.

17


1.1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
- Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
Bước vào thế kỉ XXI, Việt Nam vừa đứng trước thời cơ vận hội lớn, vừa
phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức không thể xem thường. Với tinh
thần tiến công cách mạng, tiếp tục trên con đường đổi mới, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng được triệu tập. Trên cơ sở phân tích thực tế tình hình
đất nước, Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng về nhiệm vụ cũng như
phương hướng, động lực trên con đường phát triển tiếp theo của dân tộc, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính
trị, xã hội.
Đại hội IX của Đảng đã đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi
mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh
nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra
chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Với ý nghĩa
đó, Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
10 năm 2001-2010 và Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2001-2005. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặc biệt chú trọng vào
vấn đề xác định cơ sở lý luận cũng như những định hướng về cơ chế phát triển
kinh tế đất nước.
“Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính

là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát
triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở
hữu, quản lý và phân phối.

18


×