MỤC LỤC
1
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2
CT
Chất thải
CTR
Chất thải rắn
RTSH
Rác thải sinh hoạt
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
QLCTRSH
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
QLCTR
Quản lý chất thải rắn
BCL
Bãi chôn lấp
BVMT
Bảo vệ môi trường
VSMT
Vệ sinh môi trường
URENCO
Công ty môi trường đô thị
UBND
Ủy ban nhân dân
NTM
Nông thôn mới
TP
Thành phố
2
DANH MỤC BẢNG
3
3
DANH MỤC HÌNH
4
4
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đã và đang từng bước thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. Sự phát triển của nền
kinh tế và của ngành môi trường một cách vững chắc là nền
tảng cho sự ổn định chính trị - xã hội và cải thiện chất lượng
sống của người dân. Song bên cạnh những mặt tích cực ấy là
lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều,
đặc biệt sự gia tăng dân số ngày càng cao, tốc độ phát triển
kinh tế xã hội nhanh. Lượng rác thải được thải ra môi trường
ngày càng nhiều làm tác động mạnh mẽ, lâu dài đến môi
trường sống và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
Xử lý rác thải và vệ sinh môi trường hiện không chỉ là vấn đề
"nóng" đặt ra đối với thành thị mà cả với khu vực nông thôn.
Thực hiện theo Quyết định số 491/QĐ-TT ngày 16/4/2009
của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/2010/QĐ-TT
ngày 04/06/2010 của Thủ tướng phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về dây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020. Tiêu chí 17 của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
với mục tiêu chung là: tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuất- kinh doanh
đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây
suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi
trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy
hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy
định.
5
5
Trong những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới cùng nhiều chương trình, dự án khác
đã góp phần tích cực cải thiện môi trường nông thôn, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường quản lý, thu gom và xử lý
chất thải, nước thải ở các xã đã có một số chuyển biến. Phong
trào trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng
đời sống văn hoá được triển khai và duy trì tốt ở nhiều khu
dân cư.
Theo báo cáo của Bộ tài nguyên môi trường Việt Nam
năm 2014, rác thải nông thôn ước tính 0,3 kg/người/ngày và
có xu hướng tăng đều theo từng năm. Trong thành phần rác
thải có nhiều vật khó phân huỷ như túi nilon, đặc biệt là các
bao bì và vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật… Tuy nhiên quản lý
chất thải là một thách thức đối với nhiều cộng đồng cho dù là
nông thôn hay thành thị, công nghiệp hóa hay đang phát
triển. Có một thực tế đang xảy ra tại khu vực nông thôn hiện
nay là, mặc dù đất rộng nhưng lại không quy hoạch được các
bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không quy định
chỗ tập trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở
rác... Nhìn chung, đa phần người dân nông thôn vẫn chưa
hình thành được ý thức cũng như thói quen tập kết, xử lý rác
thải. Hầu hết các gia đình tự xử lý rác thải của nhà mình bằng
các biện pháp đơn giản như đốt, chôn, thậm chí để vào một
góc vườn rồi đốt. Không ít nơi người dân tuỳ tiện xả rác thải
sản xuất và sinh hoạt bừa bãi; làm chuồng trại gia súc gần nơi
ăn ở... gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
cộng đồng và bộ mặt nông thôn.
6
6
Hồng Sơn là một xã nằm trong địa bàn huyện Đô Lương,
tỉnh Nghệ An là một xã thuần nông đang trong giai đoạn phát
triển, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng đi lên, tuy
nhiên bên cạnh đó là lượng phát sinh chất thải sinh hoạt ngày
càng nhiều là tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm
thay đổi cảnh quan cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe
cộng đồng dân cư đang sinh sống trên địa bàn xã. Chính
quyền địa phương cũng đã có những biện pháp nhằm quản lý
và xử lý lượng rác thải sinh hoạt này như thu gom, xử lý... tuy
nhiên các biện pháp này hầu hết chưa được triệt để, gây ô
nhiễm môi trường.
Xuất phát từ những thực tế nói trên và nguyện vọng của
bản thân tôi chọn đề tài “ Đánh giá công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt hướng đến phát triển nông thôn mới
tại xã Hồng Sơn - huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
-
Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
-
tại xã Hồng Sơn – huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An.
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn xã theo
hướng xây dựng nông thôn mới.
Yêu cầu nghiên cứu của đề tài
- Tài liệu, số liệu điều tra thu thập phải trung thực, phản ánh đúng
RTSH ở địa điểm nghiên cứu.
7
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn nông thôn
-
Cần bổ sung một số khái niệm gắn với đề tài, như:
Rác thải: Rác thải là bất kỳ loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ
mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông
-
Phương, 2002).
Rác thải sinh hoạt (RTSH): là chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng như khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương
mại.RTSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ,
đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương
động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau
quả, ... (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002).
8
8
- Chất thải (CT): “Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” (Luật Bảo vệ Môi
trường 2014). Chất thải tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: rắn, lỏng, khí hay
một số dạng khác.
- Chất thải rắn (CTR): là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ các quá trình
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Nghị định
số 59/2007/NĐ – CP về quản lý chất thải rắn.)
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): là CTR phát thải trong sinh
hoạt cá
nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng(Theo NĐ
59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn.)
- Quản lý chất thải: là quá trình phòng ngừa giảm thiểu, giám
sát phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, và
xử lý chất thải. (Theo luật BVMT năm 2014)
- Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
CTR tại nhiều điểm thu gom hoặc cơ sở được cơ quan có thẩm quyền nhà
nước chấp thuận (Nghị định 59/2007/NĐ;CP ngày 09/4/2007 về quản lý CTR)
-
Nông thôn: Nông thônlà phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là UBND xã (Thông tư số 54/2009/TTBNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn).
-
Phát triển nông thôn: là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan
điểm khác nhau.
Theo Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “ Phát triển nông
thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội
của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những
9
9
người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được
hưởng lợi ích từ sự phát triển”(Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, 2005).
-
Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, qua đó thu hẹp sự cách biệt
giữa nông thôn và thành thị. Người dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ
thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông
thôn mới.
Nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; kinh tế phát triển
toàn diện bền vững, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị; cơ sở hạ
tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch. Xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ.
Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh
chính trị và trật tự xã hội.
-
Xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục theo định hướng
của Đảng, Nhà nước. Được thực hiện trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch, quy
chuẩn để đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững. Kế thừa những thành tựu,
truyền thống và bản sắc văn hóa của nông thôn; đồng thời tiếp thu, hình thành
và phát triển những giá trị mới của nhân loại theo hướng văn minh, hiện đại.
- Quy hoạch nông thôn mới
Quy hoạch nông thôn mới là việc bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản
xuất, dịch vụ, hạng tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu
chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa
phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy
đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện.
10
10
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải.
RTSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi
này hay ở nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước
phân bố về không gian:
- Khu dân cư: Hộ gia đình, biệt thự, chung cư...
- Khu thương mại: nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ,
các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ.
- Cơ quan công sở: trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan
chính phủ.
- Công trường xây dựng: Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng
cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.
- Dịch vụ công cộng đô thị: Hoạt động dọn vệ sinh đường phố,
công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm.
- Khu công nghiệp: công nghiệp xây dựng, chế tạo, công
nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hóa chất, nhiệt điện.
- Nông nghiệp: Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông
trại (Trịnh Quang Huy, 2012)
1.1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt có thành phần và tính chất rất đa dạng, thông thường người
ta phân loại rác thải sinh hoạt theo khả năng phân hủy để có biện pháp
xử lý
Tái chế
Giấy vụn, kim loại, nhựa dẻo..
phù hợp.
Vải vụn, cao su, thuộc da,…
Thiêu đốt
Rác thải
Sành sứ, chất trơ,…
11
11
Chất hữu cơ dễ phân hủy,…
Chôn lấp
Chôn, đốt.
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại và các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được
phân loại theo nhiều cách . Thông thường người ta phân loại như sau:
a) Phân loại theo vị trí hình thành
Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường
phố, chợ ..
b, Phân loại theo thành phần:
Chất thải vô cơ: Là các loại chất thải như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng như
gạch, vữa, thủy tinh, gốm, sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ của gia
đình.
Chất hữu cơ: Là các loại cất thải như thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết
mổ, chăn nuôi, cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ
thực vật
c) Phân loại theo đặc tính
Chất thải rắn sinh hoạt : Có thể phân thành các loại sau
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả từ các bếp ăn
tập thể, các nhà hàng, chợ, khách sạn, ký túc xá… loại chất thải này mang bản
chất dễ phân hủy sinh học.
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của động vật khác.
12
12
+ Tro và các chất dư thừa loại bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu khác
sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi, và các chất thải dễ
cháy trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan xí nghiệp, các loại xỉ
than.
+ Các CTR từ đương phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói, …(Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim
Thái, 2001).
d, Phân loại theo mức độ nguy hại:
- Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường
và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải
y tế, rác thải điện tử...(Lê Văn Khoa, 2010).
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
1.1.4. Một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt
Để xử lý RTSH thường có các phương pháp sau: (Nguyễn Xuân Thành,
2010)
• Phương pháp chôn lấp rác
Chôn lấp là phương pháp xử lý lâu đời, cổ điển nhất, đơn
giản, dễ làm nhất. Rác được thu gom lại rồi chôn xuống đất.
Phương pháp này đòi hỏi nhiều diên tích đất và thời gian xử lý
lâu, có mùi hôi thối do sinh rác khí độc như CH 4, H2S, NH3.
Nước rỉ rác rò rỉ, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước. Nhìn
chung, phương pháp chôn lấp ngày càng ít được lựa chọn do
chúng ngăn cản sự thu hồi các sản phẩm có thể dùng lại được
(plastic, giấy, các vật liệu xây dựng...) và chúng ít hiệu quả
trong việc thu hồi năng lượng (biogas).
• Thiêu hủy rác
13
13
Xây dựng các lò thiêu đốt rác ở nhiệt độ cao có thể đốt
được chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại.
Phương pháp này có ưu điểm là triệt để vệ sinh nhất, giảm
thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro của lò đốt) nên giảm
được diện tích đất dùng cho bãi thải. Tuy nhiên việc đầu tư
cho lò đốt rác là tương đối lớn, chi phí vận hành cho lò đốt
cũng rất cao. Ngoài ra, khói của lò đốt cũng nguy hại, cần
phải xử lý bằng công nghệ cao mới bảo vệ được môi trường.
• Chế biến rác thải rắn hữu cơ thành phân compost
Thực chất của phương pháp này là ủ lên men rác thải hay xử
lý rác thải có sự tham gia của hệ vi sinh vật. Phương pháp này
có ưu điểm là rẻ tiền, phần mùn rác sau lên men có thể xử
dụng làm phân bón, nhưng có nhược điểm là thời gian xử lý
lâu hơn các biện pháp trên, các chất thải vô cơ sẽ không xử lý
được nên xử lý RTSH bằng phương pháp này sẽ không triệt
để. Ở nước ta khâu thu gom, phân loại rác tại nguồn chưa
được thực hiện tốt nên quá trình lên men xử lý gặp nhiều khó
khăn.
Đối với những loại rác thải không gây hại đối với sức khỏe con người,
chúng ta có thể tận dụng chúng để sử dụng vào các mục đích khác. Có thể tái
sử dụng, tái sinh hay tái chế RTSH tạo ra các sản phẩm có ích nhằm tiết kiệm
của cải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hay thời gian sản xuất ra chúng.
1.1.5 Lợi ích và tác hại của rác thải sinh hoạt
a) Lợi ích
-
Tận dụng rác thải kim loại để tái chế
Ví dụ: Với chiếc máy cắt cỏ tận dụng từ các xe moto cũ của anh Võ Văn
Nghiêm, huyện Krong Pa (Gia Lai) làm ra, chi phí sản xuất chỉ khoảng 2,5
14
14
triệu đồng, nhiên liệu sử dụng chỉ tốn 2-2,5 lít xăng cho 1ha đất (Nguyễn Đức
-
Hiển, 2002).
Tái chế nhựa, các vỏ đồ hộp bằng nhựa
Theo Báo Vietnamnet, sau hơn hai tháng thí điểm (từ 12-4 đến 27-62005), chương trình thu gom để tái chế hộp giấy đựng thức uống đã thu gom
khoảng 6 tấn tương đương 750.000 vỏ hộp sữa ở 21 trường tiểu học ở các
quận Phú Nhuận, quận 3, quận 1 và quận Bình Thạch. Số vỏ hộp này sẽ được
tái chế, sinh lợi cho nhà máy giấy Thuận An tỉnh Bình Dương gần 100 triệu
đồng (Hương Cát, 2005).
-
Hiện nay, tại nhà máy xử lý rác Cầu Diễn – Hà Nội đã nghiên cứu thành công
công nghệ đúc bê tông từ các loại chai lọ thủy tinh, các ống thuốc, cát, sỏi, đá,
gạch vụn, nilon, gỗ. Loại bê tông từ rác thải này có giá thành rẻ hơn các loại
bê tông bình thường từ 3000 – 5000 đồng/m 3 mà vẫn đạt tiêu chuẩn chịu lực
-
đã đề ra (Hương Cát, 2005).
Các loại rác hữu cơ (các loại rau, củ, quả hư hỏng; các cành cây, lá, cỏ; xác
súc vật, phân chuồng) có thể tạo thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng.
b,Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường và con người
Ảnh hưởng của RTSH đến môi trường đất
Bảng 1.1. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác
Địa điểm
BR Lạng Sơn
BR Nam Sơn
15
Số trứng giun trong mẫu đất
Số Coliform trong mẫu đất
(trứng/100g)
Giá trị thấp
Giá trị cao
(khuẩn lạc/10g)
Giá trị thấp
Giá trị cao
nhất
5
nhất
15
nhất
40
nhất
2000000
8
120
300
20000000
(Nguồn: Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường, 2006)
15
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải
được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều
loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không
xương sống, ếch nhái... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học
và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn
lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần
tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường
ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất
dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây
trồng giảm sút. (Lê Văn Khoa, 2010)
Ảnh hưởng của RTSH đến môi trường nước
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh.
Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất
lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước
mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị
nhiễm bẩn .
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm
khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát
nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ
diệt . Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên
nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khoẻ cộng đồng. (Lê Văn Khoa, 2010)
Ảnh hưởng của RTSH đến môi trường không khí
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu.
Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân
hủy và sản sinh ra các chất khí (CH 4 – 63,8%, CO2 – 33,6%, và một số
16
16
khíkhác). Trong đó, CH4và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung
(chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp, sẽ gây
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người, các loại động vật và cây cối xung
quanh khu vực bãi rác.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu
hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác
sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các
hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên phát thải một lượng
không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn làm tác động xấu tới
môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.(Báo cáo
Môi trường quốc gia 2011)
Ảnh hưởng của RTSH đến sức khỏe con người
Trong thành phần RTSH, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ
lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải
không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc
thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ
bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi
họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới
có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới
rác thải.
1.2. Căn cứ pháp lý để thực hiện đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội khóa XIII, kì họp thứ 7
thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và đã có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2015.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ
tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
17
17
- Quyết định 798/QĐ-TTg phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải
rắn giai đoạn 2011 – 2020.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về Quản lý
chất thải rắn.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây
Dựng về Hướng dẫn một số điều của NĐ số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ
về Quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính Phủ về quản
lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về
phí BVMT đối với chất thải rắn.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực
hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ
chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an ninh môi trường”.
- Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về ban
hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Trung
ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 193/2010/QĐ- TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt chương trình rà soát QHXD nông thôn mới
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới.
18
18
-Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chính
phủ, Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tưởng phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
- Quyết định số 491/2009/QĐ- TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ Tướng Chính
Phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020.
-Căn
cứ thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng
dẫn nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
19
19
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
1.3.1.1 Hiện trạng phát sinh và công tác phân loại CTRSH tại
nguồn
a. Hiện trạng phát sinh CTRSH tại Việt Nam.
Các hoạt động KT- XH của con người
Quá trình
sản xuất
Quá trình
phi sản
xuất
Hoạt động
sống
Hoạt động
quản lý
Hoạt động
giao tiếp
đối ngoại
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Hình 1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Mỗi nguồn phát sinh CTRSH đều có những đặc trưng
riêng và cụ thể cho từng hoạt động. Trong đó, nguồn phát
sinh từ hộ gia đình chiếm số lượng lớn nhất và thành phần
chất thải rất đa dạng. Theo kết quả khảo sát của Tổng cục
Môi trường năm 2009, tổng tượng chất thải rắn thông thường
phát sinh trong cả nước khoảng 28 triệu tấn/ năm. Lượng
CTRSH có sự khác nhau giữa các vùng miền, nó phụ thuộc
vào dân số và điều kiện sống ở từng địa phương.
20
20
Bảng 1.2. Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Năm
Năm
2003
2008
Phát sinh RTSH (tấn/năm)
- Toàn quốc
- Các vùng đô thị
- Các vùng nông thôn
15.459.9 27.868.0
00
00
6.400.00 12.802.0
0
00
6.400.00 9.078.00
0
Rác thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở
0
1.287.00
128.400
công nghiệp(tấn/năm)
0
Rác thải không nguy hại phát sinh từ các 2.510.00 31.500.0
cơ sở công nghiệp (tấn/năm)
Rác thải phát sinh từ các cơ sở nông
nghiệp(tấn/năm)
Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt hằng
0
00
8.600
76.500
0,4
0,93
0,7
1,45
0,3
0,4
ngày(kg/người/ngày):
- Toàn quốc
- Các vùng đô thị
- Các vùng nông thôn
Thu gom rác thải(% trong tổng số lượng
phátsinh):
80 –
- Các vùng đô thị lớn
- Các vùng nông thôn
- Các vùng đô thị nghèo
71%
<20%
10–20%
82%
40 –
45%
30 –
40%
Số lượng các cơ sở tiêu hủy rác thải:
21
21
92%
- Bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
84%
8%
16%
(Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường, 2004)
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, chỉ số phát sinh
CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm
2007, chỉ số CTRSH bình quân trên đầu người tại các đô thị là
0,75kg/người/ngày. Đến năm 2010 lượng rác CTR tăng lên
1kg/người/ngày, ước tính lượng CTR đô thị năm 2015 tăng gấp
1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 tăng gấp 3,2
lần so với năm 2010. Lượng CTR gia tăng như vậy sẽ tạo áp
lực lớn đối với công tác quản lý CTRSH trong thời gian tới.
Bảng 1.3: Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2009- 2025
Năm
Dân số đô thị
(triệu người)
% dân số đô thị
so với cả nước
Chỉ số phát sinh
CTR đô thị
2007
2008
2009
2010
2015
2020
2025
23,8
27,7
25,5
26,22
35
44
52
28,20
28,99
29,74
30,2
38
45
50
0,75
0,85
0,95
1,0
1,2
1,4
1,6
17,682
20,849
24,225
26,224
42,000
61,600
83,200
(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR
đô thị phát sinh
(tấn/ngày)
(Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011)
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, kết quả
điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô
thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH
22
22
phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm
45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.
23
23
Bảng 1.4. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam
đầu năm 2007
STT
Loại đô
Chỉ số CTR
Lượng chất thải rắn
thị
sinh hoạt
đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
bình quân
đầu người
(kg/người/ngà
1
Loại đặc
y)
0,96
2
biệt
Loại 1
0,84
8.000
2.920.000
1.885
688.025
3
4
5
Loại 2
0,72
3.433
1.253.045
Loại 3
0,73
3.738
1.364.370
Loại 4
0,65
626
228.490
Tổng
17.682
6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006 – 2007 và báo cáo của
các địa phương).
24
24
Bảng 1.5. RTSH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2011.
Lượng
Loại đô
thị,
Đơn vị hành chính
vùng
Đô thị Thủ đô Hà Nội
loại đặc Tp. Hồ Chí Minh
Lượng
RTSH
Loại đô
Đơn vị hành
RTSH
phát sinh
thị, vùng
chính
phát sinh
(tấn/ngày)
6.500
7.081
Bình Phước
Tây Ninh
(tấn/ngày)
158
134
Bình Dương
Đồng Nai
378
773
biệt
Đô thị Tp. Đà Nẵng
Tp. Huế và huyện lỵ
loại 1
805
225
Bắc
298
Bà Rịa- Vũng 456
262
372
142
486
164
592
Tàu
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh Long
Đồng Tháp
179
230
135
124
137
209
Sông Cửu An Giang
Kiên Giang
Long
Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau
562
376
876
105
252
207
233
Quảng Nam
Đông
Nam Bộ
Trung
và Quảng Ngãi
Bình Định
Duyên Phú Yên
Khánh Hòa
hải
Ninh Thuận
miền
Bình Thuận
Trung
Kon Tum
Gia Lai
Tây
Đăk Lăk
Nguyên Đăk Nông
Lâm Đồng
Bộ
Đồng
bằng
166
344
246
69
459
(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011)
b. Công tác phân loại CTRSH tại nguồn.
Hiện nay, ở một số hộ gia đình cũng đã có phân loại
CTRSH, tuy nhiên việc phân loại còn khá đơn giản, chủ yếu
người dân tách giấy bìa, chai nhựa, kim loại, những thứ có thể
25
25