Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã hồng hưng – huyện gia lộc – tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 83 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết

Nghĩa đầy đủ

tắt
AC
ATSH
BTNMT
C
CTL
CTR
Ctv
FAO
GHG
KSH
NN&PTNT
SIF
QCVN
UASB

Ao – Chuồng
ATSH
Bộ Tài nguyên môi trường
Chuồng
Chất thải lỏng


Chất thải rắn
Cộng tác viên
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
Greenhouse Gas – Khí gây hiệu ứng nhà kính
Khí sinh học
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hệ số phát thải CH4
Quy chuẩn Việt Nam
Upflow anearobic sludge blanket - bể xử lý sinh học

UNEP
VAC
VC
VSV
WMO
WHO

dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
Vườn – Ao – Chuồng
Vườn – Chuồng
Vi sinh vật
Tổ chức Khí tượng thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


3


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

4


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, ngành chăn nuôi nước ta luôn tăng trưởng nhanh và

mạnh đặc biệt là chăn nuôi lợn tạo ra khối lượng chất thải rất lớn, hàng triệu
tấn mỗi năm.Theo báo cáo của cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra
khoảng 75 – 85 triệu tấn chất thải rắn, vài trục tỉ khối chất thải lỏng, vài trăm
triệu tấn chất thải khí.
Do tập quán, thói quen những năm trước đây, phong trào chăn nuôi,
nhất là chăn nuôi lợn ở nhiều xã, địa phương phát triển khá mạnh, đem lại
nguồn thu nhập chính cho người dân, giúp nhiều gia đình thoát nghèo. Tuy
nhiên, việc phát triển chăn nuôi hầu hết trong khu dân cư làm nảy sinh nhiều
vấn đề: chất thải không được xử lý, xả thẳng ra ao hồ, kênh mương làm môi
trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều xã đã hình thành ngay tại những thôn
xóm có một số khu chăn nuôi lợn tự phát đã phá vỡ quy hoạch chung của xã,
của địa phương...Trong khi đó công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn nhiều bất cập như: Việc xử lý chất
thải chăn nuôi không triệt để; quản lý từ đầu nguồn đến hết quy trình chăn
nuôi chưa kiểm soát triệt để vấn đề phát thải; hệ thống thể chế, chính sách
chưa đủ, thiếu đồng bộ, ứng dụng trực tiếp vào chăn nuôi còn nhiều khó khăn;

công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác chưa phát huy được thế mạnh v.v…
Quản lý chất thải chăn nuôi không chỉ đơn thuần là áp dụng các công
nghệ để xử lý chất thải sau khi vật nuôi đã thải ra để hạn chế ô nhiễm môi
trường. Một mặt, nó phải bắt đầu từ việc thiết kế khẩu phần ăn, đến việc xem
xét các quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất để cho vật nuôi có thể sử
dụng được tối đa các chất dinh dưỡng ăn vào và thải ra môi trường ít chất thải
nhất, đặc biệt là những chất thải gây ô nhiễm. Mặt khác, quản lý chất thải
chăn nuôi còn bao hàm cả việc sử dụng các chất thải vào các mục đích có ích
như làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn nuôi trồng thủy sản, làm chất

5


đốt, sản xuất biogas, điện v.v…nhằm vừa hạn chế được việc sử dụng tài
nguyên đồng thời hạn chế được ô nhiễm môi trường.
Xã Hồng Hưng – huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương là một địa phương
có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi toàn diện. Đó là nguồn
nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia súc như gạo, ngô, đậu tương, bột
cá và sản phẩm thuỷ sản rất lớn và đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tuyến
giao thông thuận lợi. Người dân trong xã đã biết tận dụng những lợi thế đó để
phát triển chăn nuôi lợn nâng cao đời sống, tuy nhiên vấn đề chất thải còn
chưa được quan tâm đúng mức, nó không những gây ô nhiễm lớn đến môi
trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của hộ chăn nuôi, làm giảm
sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh và chi phí phòng trị bệnh, giảm
năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ
là nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Với những thực tế nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Hồng
Hưng – huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương”
2.

-

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn và công tác quản lý chất thải chăn

nuôi lợn trên địa bàn xã.
- Từ thực trạng để đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã giúp
bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi lợn một cách hiệu quả hơn.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Các nội dung nghiên cứu phải đánh giá được tình hình chăn nuôi lợn trên
địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá đúng thực trạng chất thải chăn nuôi lợn và công tác quản lý chất
thải, các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
- Đề xuất, kiến nghị có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương.

6


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải chăn nuôi
1.1.1. Khái niệm về chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là một tập hợp phong phú bao gồm các chất ở tất cả
các dạng rắn, lỏng hay khí, được phát sinh trong quá trình chăn nuôi, quá
trình lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải.
a) Chất thải rắn
Chất thải rắn là hỗn hợp các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký
sinh trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác. Chất thải rắn gồm
phân, thức ăn thừa của gia súc, gia cầm vật liệu lót chuồng, xác súc vật chết...
Chất thải rắn có độ ẩm từ 56-83% tùy theo phân của các loài gia súc gia cầm

khác nhau và có tỉ lệ NPK cao.
Phân là sản phẩm thải loại sau quá trình tiêu hóa của gai súc, gia cầm.
Là phần thức ăn không được hấp thu mà bị bài tiết ra ngoài qua đường tiêu
hóa. Do thành phần giàu hữu cơ của phân, chúng rất dễ bị phân hủy thành
các sản phẩm độc có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến vật nuôi,
con người và các sinh vật khác.
Thành phần của phân có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng của gia súc, gia cầm
Thường tỷ lệ tiêu hoá thức ăn của gia súc, gia cầm thấp nên một phần
lớn chất dinh dưỡng trong thức ăn bị thải ra ngoài theo phân và nước tiểu. Khi
thay đổi khẩu phần ăn, thành phần và tính chất của phân cũng sẽ thay đổi.
Đây chính là cơ sở để ngăn ngừa ô nhiễm từ chăn nuôi thông qua việc điều
chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường quá trình tích lũy trong các sản phẩm
chăn nuôi, giảm bài tiết qua phân (Trương Thanh Cảnh, 1998).

7


- Loài và giai đoạn phát triển của gia súc gia cầm
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm mà nhu cầu
dinh dưỡng và sự hấp thu thức ăn có sự khác nhau. Gia súc càng lớn hệ số
tiêu hoá càng thấp và lượng thức ăn bị thải ra trong phân càng lớn. Vì vậy
thành phần và khối lượng của phân cũng khác nhau ở các giai đoạn phát triển
của gia súc, gia cầm.
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của phân lợn từ 70 – 100kg
Đặc tính
Vật chất khô
NH4 – N
N tổng
Tro

Chất xơ
Carbonat
Các axit mạch ngắn
pH

Đơn vị
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg

Giá trị
213 – 342
0,66 – 0,76
7,99 – 9,32
32,5 – 93,3
151 – 261
0,23 – 0,41
3,83 – 4,47
6,47 – 6,95

Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv.,1997;1998
Trong thời kỳ tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi lớn và khả
năng đồng hoá thức ăn của con vật cao nên khối lượng các chất bị thải ra
ngoài ít và ngược lại, khi gia súc trưởng thành thì nhu cầu dinh dưỡng giảm,
khả năng đồng hoá thức ăn của con vật thấp nên chất thải sinh ra nhiều hơn,

đặc biệt là các gia súc sinh sản, gia súc lấy sữa hay lấy thịt.
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi
và khẩu phần ăn.Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6-8% trọng
lượng của vật nuôi. Lượng phân thải trung bình của gia súc trong 24 giờ được
thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.2: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm
Loại gia súc

Lượng phân
8

Nước tiểu


(kg/ngày)
20-25
0,5-1
1-3
3-5
0,08

Trâu bò lớn
Lợn (<10kg)
Lợn (15-45kg)
Lợn (45-100kg)
Gia cầm

(kg/ngày)
10-15
0,3-0,7

0,7-2,0
2-4

Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý (1994) ĐHNL TP.HCM
Xác súc vật chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi. Thường
các gia súc, gia cầm chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng là một
nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh cho súc vật và
cho con người. Gia súc và gia cầm chết có thể do nhiều nguyên nhân khác
nhau ; xác súc vật chết nếu chôn lấp hay xử lý không triệt để có thể bị phân
hủy tạo nên các sản phẩm độc vì vậy việc xử lý xác gia súc, gia cầm chết
phải được tiến hành nghiêm túc.
Trong các chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi thường dùng rơm, rạ
hay các chất độn khác để lót chuồng.Sau một thời gian sử dụng, những vật
liệu này sẽ được thải bỏ đi. Loại chất thải này tuy có khối lượng không lớn
nhưng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng do phân, nước tiểu
và các mầm bệnh có thể bám theo chúng. Vì vậy chúng cũng cần được thu
gom và xử lý hợp vệ sinh, không được vứt bỏ ra ngoài môi trường tạo điều
kiện cho chất thải và mầm bệnh phát tán vào môi trường. Ngoài ra thức ăn
thừa, thức ăn bi rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm, vì thức ăn chứa nhiều chất
dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Khi chúng bị phân hủy
sẽ tạo ra các chất độc, kể cả chất gây mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường xung
quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của gia súc và sức khỏe con
người(Lê Thị Thủy, 2013).
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, chai
lọ, thuốc thú y… cũng là một nguồn quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Đặc
biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng thuốc có thể xếp vào

9



các chất thải nguy hại cần phải có biện pháp xử lý.
b) Chất thải lỏng
Nguồn phát sinh nước thải chăn nuôi bao gồm tất cả các nguồn tạo ra
nước thải như từ bản thân con vật và từ các hệ thống và họat động phục vụ
chăn nuôi trong phạm vi trang trại kể cả nước thải từ sinh họat của công nhân
chăn nuôi.
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp lỏng và các chất rắn đi theo, bao gồm
cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn có thể
chứa một phần hay toàn bộ lượng phân gia súc gia cầm thải ra. Nước thải là
dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi.
Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở
dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các
hợp chất chứa nitơ và phospho. Nước thải chăn nuôi còn là nguồn phong phú
chứa rất nhiều tác nhân sinh học như vi sinh vật, kí sinh trùng, nấm, nấm men
và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và thành phần nước
thải chăn nuôi giàu hữu cơ nên khả năng bị phân hủy sinh học rất cao.Chúng
có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất,
nước và không khí. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào
thành phần của phân, nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và
phương thức thu gom phân như số lần thu gom, phương pháp vệ sinh chuồng
trại, lượng nước dùng tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại…
Nước thải có hàm lượng nước từ 95 – 98,5% (Trương Thanh Cảnh và
ctv, 1998). Nước thải chăn nuôi tuy không chứa nhiều các chất độc hại trực
tiếp như nước thải công nghiệp, nhưng chúng gây độc tiềm tàng , do chứa
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy tạo nên các sản phẩm độc hay chứa các vi
khuẩn, vi rút, trứng giun sán hay kí sinh trùng gây bệnh…
Bảng 1.3: Thành phần hóa học của nước tiểu lợn
có khối lượng từ 70 – 100 kg
Đặc tính


Đơn vị
10

Giá trị


pH
Vật chất khô
NH4
N tổng
Tro
Urê
Carbonat

g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg
g/kg

6,77 – 8,19
30,9 – 35,9
0,13 – 0,4
4,90 – 6,63
8,5 – 16,3
123 – 196
0,11 – 0,19


Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv.,1997;1998
Trong tất cả các chất có trong nước tiểu, ure là chất chiếm tỉ lệ cao và
dễ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy, tạo thành khí amoniac
bốchơi vào không khí gây mùi hôi khó chịu. Thành phần nước tiểu thay đổi
tùy thuộc vào loại gia súc gia cầm, tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí
hậu.
c) Chất thải khí
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất. Theo
Hobbs và cộng sự (1995), có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi,
điển hình là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, indol, schatol
mecaptan…và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi
có thể gây độc cho gia súc, cho con người và môi trường.


Khí thải chăn nuôi phát sinh từ 3 nguồn chính:

- Khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi
Lượng phát thải các khí ô nhiễm từ chuồng nuôi phụ thuộc một số yếu
tố: loại hình chăn nuôi (ví dụ chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt hay bò sữa, bò
cày kéo, gia cầm, thủy cầm…) trình độ quản lý, cách thu gom (thu phân rắn
chung hay tách khỏi chất thải lỏng) và dự trữ phân (mương dẫn, hầm chứa
chất thải…), mức độ thông gió của hệ thống chuồng nuôi (chuồng kín hay mở).…
Lượng khí phát thải từ hệ thống chuồng nuôi còn phụ thuộc vào thời gian ví dụ ban
ngày khi gia súc gia cầm hoạt động thường phát tán nhiều khí thải hơn ban đêm,
hay mùa hè phát thải khí cao hơn mùa đông, do vận động của con vật hay nhiệt độ

11


cao làm tăng khả năng phân hủy chât thải của vi sinh vật...

- Khí ô nhiễm phát thải từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi.
Tùy thuộc vào loại hình bể chứa, hệ thống thu gom, xử lý… (hố có nền
xi măng hay hố đào dưới đất). Bể chứa bằng xi măng kín thường hạn chế phát
thải khí ô nhiễm.
- Khí ô nhiễm phát thải từ đồng ruộng, vườn cây… được bón phân gia súc
hay từ ao cá sử dụng phân gia súc làm thức ăn. Lượng phân, trạng thái của
phân hay kỹ thuật bón phân đều ảnh hưởng đến lượng khí phát thải từ
phân.Nếu bón phân ủ đúng kỹ thuật sẽ giảm khí gây mùi.Bón phân lỏng sẽ dễ
phân giải tạo khí hơn phân rắn. Bón phân lấp kín sẽ hạn chế việc tạo và phát
thải khí vào môi trường…
Các khí thải chăn nuôi chủ yếu hình thành từ quá trình phân giải các
hợp chất hữu cơ trong chất thải.Nhìn chung, các khí ô nhiễm có thể phát sinh
khắp mọi nơi từ chuồng chăn nuôi, quá trình thu gom, dự trữ và sử dụng chất
thải. Ô nhiễm không khí đặc biệt là ô nhiễm mùi từ chăn nuôi đang là vấn đề
được quan tâm và là sự phàn nàn của dân cư những vùng có ngành chăn nuôi
phát triển. Sự thâm canh trong chăn nuôi, sự phát triển của các yếu tố phục vụ
cho chăn nuôi tập trung như chuồng trại hay thức ăn tổng hợp đang làm trầm
trọng thêm các vấn đề môi trường, góp phần gây nên sự suy thoái môi trường,
làm ô nhiễm bầu khí quyển, gây nên tác động toàn cầu như hiệu ứng khí nhà
kính (chủ yếu sự đóng góp các khí CH4, NOx, CO2…từ chăn nuôi), mưa axít
(do sự đóng góp của NH3)… làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, phá
hoại mùa màng và làm chết rừng(Bùi Hữu Đoàn, 2012).
Quá trình tạo các khí làm giảm chất lượng của phân bón đồng thời sự phát
tán các khí vào môi trường không khí có thể gây nên những tác động thứ cấp
làm thay đổi theo hướng tiêu cực lên các hệ sinh thái trên cạn hay dưới nước.
1.1.2. Tình hình chăn nuôi trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây, người ta đã chú trọng nhiều đến việc
12



phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững. Để tăng lợi nhuận nông dân đã và
đang chuyển sang sản xuất trang trại chuyên môn hóa cao. Các hệ thống chăn
nuôi này đã phát sinh một vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội đó là
sự ô nhiễm môi trường. Sự ô nhiễm môi trường do các chất thải chăn nuôi đã
làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con
người.Trong quá trình chăn nuôi gia súc và gia cầm, quá trình lưu trữ và sử
dụng chất thải tạo nên nhiều chất độc như là SO2, NH3, CO2, H2S, CH4, NO3-,
NO2-, indole, schatole, mecaptan, phenole... và các vi sinh vật có hại như
Enterobacteriacea, E.coli, Salmonella, Shigella,Proteus, Klebsiella...hay các
ký sinh trùng có khả năng lây bệnh cho người. Các yếu tố này có thể làm ô
nhiễm khí quyển, nguồn nước, thông qua các quá trình lan truyền độc tố và
nguồn gây bệnh hay quá trình sử dụng các sản phẩm chăn nuôi(Bùi Hữu
Đoàn, 2012).
Ở các nước chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi là một trong những
nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Chăn nuôi sử dụng tới 70% diện tích đất giành
cho nông nghiệp hoặc 30% diện tích bề mặt của hành tinh. Trên toàn cầu, có 4
nguồn phát thải lớn nhất khí nhà kính: sử dụng năng lương hóa thạch, sản
xuất công nghiệp, chăn nuôi (bao gồm cả sử dụng phân bón từ chăn nuôi) và
khí sinh ra từ công nghiệp lạnh. Chăn nuôi sản sinh ra tới 18% tổng số khí
nhà kính của thế giới tính quy đổi theo CO 2, trong khi đó ngành giao thông
chỉ chiếm 13,5%. Chăn nuôi sinh ra 65% tổng lượng NO, 37% tổng lượng
CH4 hay 64% tổng lượng NH3 do họat động của loài người tạo nên. Chăn nuôi
đóng góp đáng kể đến việc làm tăng nhiệt độ trái đất do sản sinh các khí gây
hiệu ứng nhà kính như CH4, CO2, NH3…, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
cho sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí hậu toàn cầu. Các khí dioxyt carbon
(CO2), metan (CH4) và oxyt nito (NO2) là lọai khí hàng đầu gây hiệu ứng nhà
kính và làm tăng nhiệt độ trái đất, trong đó khí metan và oxyt nitơ là hai khí
chủ yếu tạo ra từ họat động chăn nuôi và sử dụng phân bón hữu cơ. Tác dụng
gây hiệu ứng khí nhà kính của chúng tương ứng gấp 25 và 296 lần so với khí
13



CO2 sinh ra chủ yếu từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (Bùi Hữu Đoàn,
2012).


Các hệ thống chăn nuôi
Chuyên gia tổ chức FAO Sere và Steinfeld (1996) đã xác định có 3 hệ

thống chăn nuôi chính: hệ thống công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ
thống chăn thả.
Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được
tách khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống… do
con người cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung
cấp trên 50% thịt lợn và thịt gia cầm toàn cầu, 10% thịt bò và cừu.Các hệ
thống này thải ra một lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng nhất.
Hệ thống hỗn hợp, là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất trồng
trọt và chăn nuôi.Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90%lượng sữa
cho toàn thế giới.Đây cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước
đang phát triển. Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90 % thức
ăn cho vật nuôi được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả… dưới 10% còn lại
được cung cấp từ các cơ sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế
giới 9% tổng sản phẩm thịt toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên
20 triệu gia đình trên thế giới.


Xu hướng phát triển
Có một xu thế đáng chú ý, đó là chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt


công nghiệp đang bị giảm mạnh tại phương tây (do những hậu quả nặng nề về
môi trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi mà
các nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị
can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm quyền lợi
động vật và tàn phá môi trường. Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước đang
phát triển khác, người ta đã cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền

14


thống, chăn thả nhỏ lẻ sang trang trại quy mô lớn. Ở các nước đang phát triển,
các trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu nằm trong các khu vực gần hay ngay
trong các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường(Bùi Hữu Đoàn, 2012).
Trong thời gian gần đây, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều bệnh
dịch mới, điển hình là dịch cúm gia cầm, cúm lợn, tai xanh, bò điên…chúng
lây lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông đúc.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã
làm cho hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến. Ở Hoa Kỳ, ngành chăn nuôi
tiêu thụ đến 70% tổng lượng thuốc kháng sinh hàng năm.
Ngành chăn nuôi đang thải ra 18% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
(greenhouse gas -GHG), lượng carbon dioxide do chăn nuôi thải ra cao hơn
nhiều so với ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, ngành này còn thải ra 37
% khí methane (làm nóng trái đất, tác hại gấp 20 lần ảnh hưởng của khí
carbon dioxide), 65% nitơ oxide, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà
kính mạnh nhất, hầu hết đều từ phân động vật. Phần lớn chất thải của các
trang trại chăn nuôi công nghiệp đã vượt quá nhu cầu sử dụng của các trang
trại trồng trọt lân cận. Kết quả là, phân, từ chỗ là một nguồn phân bón cólợi
trở thành chất thải độc hại: nitrat, kim loại nặng, thuốc kháng sinh … trong
phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe dọa nghiêm trọng
sức khỏe cộng đồng(Nguyễn Khoa Lý, 2008).

Thái Lan đã thành công khi đưa ra chính sách đánh thuế rất cao đối với những
trang trại trong vùng có bán kính cách trung tâm thủ đô Bangkok 100 km, nhờ vậy,
trong hơn một thập kỉ qua, số lượng gia súc trong khu vực này đã giảm đi rõ rệt.

15


1.1.3. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
Trong những nămqua ngành chăn nuôi phát triển khá bền vững và đạt
kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong nước ngày
càng cao của xã hội. Ngày nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch
chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công
nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn. Đảng và Chính phủ
quan tâm tới ngành chăn nuôi để cùng với ngành trồng trọt, thủy sản đảm bảo
an ninh lương thực, thức phẩm thông qua những chủ trương, chính sách nhằm
định hướng và tạo ra những cơ chế khuyến khích để ngành chăn nuôi phát
triển nhanh, mạnh và vững chắc. Tuy nhiên,mặt chưa được của chăn nuôi đó
là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Hiện nay với sự hội nhập quốc tế kèm với nó là sự gia tăng những quy
định về bảo vệ môi trường, ý thức ngày càng được nâng cao của cộng đồng về
các vấn đề môi trường thì vấn đề môi trường nói chung và môi trường chăn
nuôi nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Trên thế giới
môi trường chăn nuôi đã được đánh giá một cách khá toàn diện, một trong số
đó là các nghiên cứu về xử lý chất thải chăn nuôi. Tại Việt Nam, mặc dù đã
phần nào cảm nhận được tác hại về môi trường do chăn nuôi gây ra xong gần
như chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi.
Khi còn chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp với việc sử dụng chất thải từ chăn
nuôi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chất thải chăn nuôi từ các hộ gia
đình gần như không phải là một mối hiểm họa đối với môi trường.Tuy nhiên,
khi chăn nuôi chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô lớn thì còn rất

nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải
không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương trong
vùng làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có
váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ
lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi
16


trường sống khu dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và
ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do
chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Tình trạng chăn
nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước v.v... còn khá phổ biến
đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng nước, giảm thiểu khả
năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Ô nhiễm môi trường còn làm
phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. (Trương Thanh
Cảnh, 2010)
Bảng 1.4: Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm

Năm

Trâu



Dê, cừu

Lợn

Gia cầm
(Triệu con)


(Nghìn con)
2010
2011
2012
2013
2014

2.877,0
2.712,0
2.627,8
2.559,5
2.511,9

5.808,3
5.436,6
5.194,2
5.156,7
5.234,3

1.288,4
1.267,8
1.343,6
1.466,3
1.668,9

27.373,1
27.056,0
26.494,0
26.264,4

26.761,6

300,5
322,6
308,5
317,7
327,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014 đàn lợn nước ta có
khoản 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng
327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng
65-70% về số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc, gia cầm đó có thể quy
đổiđược lượng chất thải rắn đàn gia súc, gia cầm thải ra khoảng trên 76 triệu tấn, và
khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng.Lượng chất thải phát sinh là rất lớn nhưng
việc xử lý thì mới chỉ chú trọng ở các doanh nghiệp chăn nuôi, còn các hộ chăn
nuôi nhỏ chưa được quan tâm. Trong khi, các hộ chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ khá lớn,
nhưng việc chăn nuôi của các hộ dân phần lớn theo tập quán, thói quen xả chất thải
xuống kênh, rạch dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đi kèm theo đó là gần 14,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ
17


203 nhà máy. Quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các nhà máy đã thải ra
môi trường lượng rất lớn chất khí gây hiệu ứng nhà khí kính (GHG)và các
chất thải khác gây ô nhiễm môi trường(Mai Thế Hào – Cục chăn nuôi, 2015).
Rõ ràng ngành chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện
pháp xử lý chất thải sẽ làm môi trường sống của con người xuống cấp nhanh
chóng. Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi,
phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm

năng suất không thể phát triển bền vững.
Phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là chăn nuôi lợn hàng hóa như thế
nào trong hoàn cảnh cuộc sống của phần lớn các hộ nông dân còn chật vật
khó khăn, đại bộ phận người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm; thiếu kiến thức
chuyên môn, ít quan tâm về thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể; hiểu
biết về sản xuất hàng hóa chưa trở thành tiềm thức; kinh tế phát triển chưa
đồng đều giữa các vùng... là những rào cản trong phát triển chăn nuôi lợn
hàng hóa hiện nay(Trương Thanh Cảnh, 2010).
Thách thức với môi trường là đã hiện hữu nhưng việc xử lý tái chế đem
lại nguồn lợi từ chính loại hình chất thải này cũng không hề nhỏ. Bởi có thể
sử dụng chất thải của lợn để sản xuất năng lượng hoặc phân hữu cơ. Nhận
thức được điều này nhưng hiện ngay với mô hình chăn nuôi theo trang trại ở
Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng gas sinh học (biogas) ở cả 3 khu vực Bắc, Trung,
Nam còn hết sức hạn chế (khu vực miền Bắc ở mức 58,5%, miền Trung
41,9% và miền Nam là 53,5%).
Trong tổng số 23.500 trang trại chăn nuôi, mới chỉ có khoảng 1.700 cơ
sở có hệ thống xử lý chất thải. Mặt khác, các trang trại chăn nuôi chưa được
đầu tư ở quy mô lớn mà đa phần nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất
nhỏ, hẹp, không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường
đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép; các trang trại này cũng không đảm
bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư. Theo ước tính, có khoảng 40 - 50%
18


lượng CTR chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp thẳng ra ao, hồ,
kênh, rạch...(Bộ NN&PTNT, 2014).
Bảng 1.5: Ước tính khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam
Đơn vị: Triệu tấn/năm
STT
1

2
3
4
5
6

Loài vật
nuôi

Trâu
Lợn
Gia cầm
Dê, cừu
Ngựa

CTR bình

Tổng chất thải rắn

quân
(kg/con/ngày)
10
15
2
0,2
1,5
4

2009


2010

2011

2012

2013

22.000
15.800
20.000
20.400
750
149

21.500
15.900
20.000
21.000
706
131

19.500
14.600
19.400
23.000
684
126

18.600

14.000
19.000
22.000
725
120

18.500
13.800
18.900
22.600
726
113

Nguồn: Cục Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT, 2014
Để xử lý chất thải trong chăn nuôi, công nghệ biogas đã được sử dụng
khá rộng rãi. Theo kết quả điều tra của Bộ NN&PTNT năm 2013 tại 54 tỉnh
thành trên cả nước, hiện có 3.950 trang trại trên tổng số 12.427 trang trại được
điều tra có xây dựng hầm biogas, chiếm 31,79%, trong đó có 196 trang trại
xây dựng công trình có thể tích trên 300 m 3. Phần lớn các bể biogas được xây
dựng với quy mô nhỏ, chỉ đủ phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình nông
thôn. Những bể biogas này đã bước đầu phát huy được tác dụng trong việc
bảo vệ môi trường, tạo khí đốt phục vụ đời sống. Tuy nhiên, công nghệ biogas
cũng đã bộc lộ những nhược điểm, đó là tiêu hao quá nhiều nước, vi khuẩn
gây bệnh chưa được khống chế hiệu quả gây nguy cơ cao về bệnh truyền
nhiễm, đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn. Trong những năm gần đây, tình hình
dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có xu hướng ngày càng tăng và diễn ra trên
diện rộng. Theo Cục Thú y - Bộ NN&PTNT, năm 2013, dịch bệnh lở mồm
long móng xảy ra tại 145 xã của 44 huyện thuộc 9 tỉnh là Bắc Ninh, Hà Tĩnh,
Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thanh Hóa, Long An, Nghệ An và Phú Yên.


19


Số lượng gia súc mắc bệnh trên 5.600 con, trong đó số lượng gia súc tiêu hủy
gần 1.200 con.
Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó
khăn, việc sử dụng phân lợn trong nông nghiệp vẫn còn bị hạn chế do phân
lợn không giống phân bò hay gia cầm khác. Phân lợn ướt và hôi thối nên khó
thu gom và vận chuyển, phân lợn là phân “nóng” khó sử dụng, hiệu quả
không cao và có thể làm chết hoặc mất năng suất cây trồng (sầu riêng mất mùi,
nhãn không ngọt...).
1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường
.2.1.1.

Ô nhiễm đất
Ô nhiễm môi trường đất trong chăn nuôi chủ yếu từ các chất thải của

gia súc như phân, nước tiểu, xác chết súc vật chôn vào đất. Trong phân gia
súc có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E.coli, Salmonella. Ở
trong đất còn có rất nhiều trứng giun sán tồn tại một thời gian, khi người và
gia súc tiếp xúc với đất hoặc trong thức ăn xanh không rửa sạch dễ bị nhiễm
giun sán.
Chất thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học,
chủ yếu là các chất dinh dưỡng giàu nitơ, photpho. Đây là nguồn phân bón
giàu dinh dưỡng nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu nhưng nếubón phân
không hợp lý hoặc phân tươi, cây trồng không hấp thu hết , chúng sẽ tích tụ
lại làm bão hòa hay quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất gây mất cân bằng
sinh thái đất, thoái hóa đất. Hơn nữa nitrat và photphat dư thừa sẽ chảy theo
nước mặt làm ô nhiễm các mực thủy cấp(Lê Thị Thủy, 2013).

Ngoài ra, nếu trong đất chứa một lượng lớn nitơ, photpho sẽ gây hiện
tượng phú dưỡng hóa hay lượng nitơ thừa chuyển hóa thành nitrat làm cho
nồng độ nitrat trong đất tăng cao, sẽ gây độc cho hệ sinh vật đất cũng như cây
trồng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật ưa nitơ, photpho phát
20


triển, hạn chế chủng loại vi sinh vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái đất.
Bên cạnh đó phân tươi gia súc chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng
có thể tồn tại và phát triển trong đất, nên dung phân tươi bón cây không đúng
kĩ thuật sẽ làm vi sinh vật phát tán đi khắp nơi tạo nguy cơ nhiễm bệnh cho
người và vật nuôi.
Photpho trong môi trường đất có khả năng kết hợp với các nguyên tố
Ca, Cu, Al…thành các chất phức tạp khó có thể phân giải, làm cho đất cằn
cỗi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật(Lê Thị Thủy,
2013).
Thêm vào đó, việc bổ sung chất kích thích tăng trưởng (một số kim loại
nặng) trong thành phần thức ăn vật nuôi, khi các chất này được thải ra cùng
phân và nước tiểu, đất trồng trọt được bón loại phân này dần dần có thể tích tụ
một lượng lớn các kim loại này trong đất. Nếu kéo dài các kim loại tích tụ
trong đất sẽ làm thay đổi tính chất hóa lý, phá hoại kết cấu đất, làm đất nghèo
nàn hạn chế sự phát triển của cây trồng. Mặt khác, nếu kim loại này được cây
trồng hấp thu thì chúng có thể tích tụ trong quả, thân, lá… và cuối cùng ảnh
hưởng trực tiếp đến con người thông qua đường ăn uống.
Phân gia súc, gia cầm nếu không được thu gom lại để xử lý thì sẽ là
hiểm họa cho môi trường sinh thái đất. Vì nếu lượng chất thải này tồn tại
trong đất lâu sẽ làm cho môi trường sinh thái đất mất khả năng tự làm sạch,
lúc này sự ô nhiễm trở nên trầm trọng, các vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh
trong đất có thể lan ra khắp nơi qua nước suối, nước ngầm hoặc bay vào
không khí(Lê Thị Thủy, 2013).

.2.1.2.

Ô nhiễm nước
Chất thải chăn nuôi xử lý chưa hợp lý hay thải trực tiếp vào môi trường

nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan do cơ chế tự làm sạch nhờ vi sinh
vật hiếu khí, các vi sinh vật sử dụng oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ từ
phân và chất thải chăn nuôi. Trong chất thải chăn nuôi hàm lượng chất dinh
21


dưỡng nitơ, photpho cao gây hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống thủy sinh vật trong nguồn tiếp nhận. Đồng thời nước là môi
trường có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho quá sinh sinh sôi phát triển lan
truyền các vi sinh vật gây bệnh vốn tồn tại rất nhiều trong chất thải chăn nuôi.
Bên cạnh ô nhiễm nước mặt, chất thải chăn nuôi thấm xuống đất đi vào mạch
nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng nuôi gia súc hay gần hố
chứa chất thải không có hệ thống thoát nước an toàn(Trần Mạnh Hải, 2009).
Ảnh hưởng của một số chất ô nhiễm chính đến môi trường nước như sau:


Chất hữu cơ
Trong thức ăn, một số chất chưa được gia súc, gia cầm đồng hóa và hấp

thụ nên bài tiết ra ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất.
Đây là những chất dễ bị phân hủy sinh học, giàu Nitơ, Photpho và một số
thành phần khác. Sự phân hủy các chất này trải qua nhiều giai đoạn, tạo ra các
hợp chất như: axit amin, axit béo, các chất khí gây mùi hôi khó chịu và độc
hại.
Ngoài việc gây mùi, việc phân hủy các chất béo trong nước còn làm

thay đổi pH, gây điều kiện bất lợi cho quá trình phân hủy sinh học các chất ô
nhiễm. Một số hợp chất Cacbonhydrate, chất béo trong nước thải có phân tử
lớn, không hề thấm qua màng sinh vât. Để chuyển hóa các phân tử này, vi
sinh vật thủy phân các hợp chất phức tạp thành những hợp chất đơn giản.
Quá trình chuyển hóa các chất này sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian
tùy theo điều kiện tồn tại của O2 có trong nước: CO2, CH4, H2S, NH3,…gây
độc cho hệ sinh thái sông nước.


Nitơ, photpho
Khả năng hấp phụ Nitơ, Phosphore của gia súc, gia cầm tương đối thấp

nên phần lớn động vật ăn vào sẽ được bài tiết ra ngoài, nên hàm lượng của
chúng trong nước thải cao, ghóp phần hình thành hiện tượng phú dưỡng hóa
nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước. Tùy theo thời gian và sự có
22


mặt của Oxi mà Nitơ trong nước thải tồn tại ở các dạng khác nhau: NH 4+,
NO2-, NO3-…


Ô nhiễm do vi sinh vật
Trong phân có nhiều loại vi trùng, virus, trứng giun sán gây bệnh như

E.coli gây bệnh đường ruột; Diphyllobothrium latum, Taenia saginata: gây
bệnh giun sán; Rotavirus: gây bệnh tiêu chảy… chúng lan truyền qua nguồn
nước mặt, nước ngầm, đất hoặc rau quả nếu sử dụng nước ô nhiễm vi sinh để
tưới tiêu.
.2.1.3.


Ô nhiễm không khí
Khí thường gặp trong chăn nuôi là khí CO 2, CH4, H2S, NH3.Những khí

này tạo nên mùi hôi thối trong hầu hết khu vực chăn nuôi, đã ảnh hưởng rất
lớn tới sinh trưởng và kháng bệnh của động vật, ngoài ra còn ảnh hưởng tới
môi trường khu vực xung quanh.
Trong môi trường không khí chuồng nuôi có rất nhiều loại vi sinh vật
tồn tại và phát triển, tùy theo điều kiện nhiệt độ, ẩm độ từng vùng và tính chất
của bụi trong không khí mà mức độ có khác nhau.
Trong không khí còn có nhiều loại siêu vi khuẩn, siêu vi khuẩn cúm là
một loại điển hình gây bệnh dịch qua đường không khí, virut đậu, virut não
tủy truyền nhiễm ở lợn…
Ngoài các tác nhân kể trên còn có thể kể đến các loài nấm mốc, thích
nghi với việc lan truyền bào tử trong không khí, cũng là tác nhân gây ô nhiễm
không khí và có khả năng gây bệnh. Thức ăn thừa, chất độn chuồng tồn tại lâu
dễ bị nhiễm nấm mốc Aspegillus flavus hoặc Aspegillus niger gây ảnh hưởng
đến đường hô hấp hoặc các bệnh ngoài da cho người và gia súc.
Trong chuồng nuôi gia súc, thức ăn khô, khi tắm trải, dọn chuồng, thay
đệm lót…, sẽ tạo nên bụi rắn hoặc dạng bụi lỏng . Một phần nhỏ bụi có nguồn
gốc từ các chất hóa học được sử dụng trong quá trình sát trùng, tiêu độc
chuồng trại. Khi xâm nhập vào cơ thể gia súc, bụi thường dừng lại ở đường

23


hô hấp trên, tác dụng gây kích ứng, viêm mũi, ngạt mũi. Những hạt bụi nhọn,
sắc có thể gây tổn thương niêm mạc, tạo cơ hội cho vi sainh vật gây bệnh xâm
nhập.
Các khảo sát cho thấy các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, khó thở, đau ngực,

ho có đàm và biếng ăn thường bắt gặp ở những người làm việc liên tục hay thời
vụ tại các trại chăn nuôi. Người ta thấy rằng, nấm mốc phát triển từ các loại ngũ
cốc trong thức ăn hay cỏ khô được dự trữ lâu ngày hay được chế bến bảo quản
không tốt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh hô hấp trên người
chăn nuôi.
Hầu hết các bệnh gây ra do bụi và vi khuẩn trong không khí là những bệnh
mãn tính do tiếp xúc lâu ngày. Do đó, để phòng ngừa người chăn nuôi nên hạn chế
tiếp xúc bụi hoặc phải mang khẩu trang khi phải làm việc trong môi trường có
nhiều bụi
Bảng 1.6: Hàm lượng bụi trong không khí chuồng nuôi
3 – 22 mg/m3
0.6 mg/m3
1 – 51 mg/m3
6.2 mg/m3

Heo
Bò sữa
Gà đẻ nuôi chuồng
Gà thịt nuôi chuồng

Nguồn: (Hartung,1994)
Các khí độc và mùi hôi chủ yếu được sinh ra từ sự phân huỷ các chất
thải. Chúng bốc lên và di chuyển nhờ gió. Tuy nhiên độ ẩm tương đối, nhiệt
độ, ánh sáng, tốc độc gió cùng hướng gió, và sự xáo trộn không khí đóng vai
trò quan trọng trong việc khuếch tán các khí độc cũng như tác động đến ảnh
hưởng của chúng. Nói chung, các khí và mùi hôi sẽ tích luỹ trong chuồng trại
khi tốc độ gió (hay độ thông thoáng) trong chuồng kém, hoặc khi nhiệt độ và
ẩm độ tương đối cao. Do đó, ảnh hưởng của khí độc vào ban đêm cao hơn ban
ngày do tốc độ gió giảm, ẩm độ tăng, và tăng sự bức xạ nhiệt từ nền
chuồng(Bùi Hữu Đoàn, 2012).

1.2.2 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến con người

24


Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc gia cầm nước ta thải ra khoảng 75 85 triệu tấn chất thải đã tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên
nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí,
môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây
ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh
vật gây bệnh, trứng giun.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2005) đã cảnh báo, nếu không có biện
pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đặc biệt các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh
tai xanh, dịch cúm ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng
của rất nhiều người. Theo Báo cáo tổng kết của Viện Chăn nuôi, nồng độ khí
H2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn mức cho phép khoảng 30 - 40 lần.
Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn hàng ngày thải ra một
lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước,
kênh mương làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong
vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa
và ghẻ lở cao.
Mùi trong chăn nuôi còn tạo nên những mối bất hòa trong xã hội giữa
những người chăn nuôi và cộng đồng dân cư xung quanh. Đây cũng chính là
một trong những lý do một số nước trên thế giới điển hình là Vương Quốc Hà
Lan đã có những quy định về khoảng cách mùi tối thiểu từ trang trại chăn
nuôi đến cộng đồng dân cư xung quanh.
Các nguy cơ đối với sức khỏe con người và vật nuôi từ chất thải chăn
nuôi chủ yếu là do quy trình quản lý chất thải chăn nuôi không được thực hiện
đầy đủ và phù hợp với từng loại hình chăn nuôi. Ở các nước đang phát triển,

chỉ một phần chất thải chăn nuôi được lưu giữ bằng cách ủ hoặc xử lý bằng hệ
thống biogas. Tuy vậy, việc đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn về mầm bệnh
25


×