Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tư tưởng về con người của nguyễn trãi và ý nghĩa hiện thời của nó tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.65 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ NHUNG

TƢ TƢỞNG VỀ CON NGƢỜI CỦA NGUYỄN TRÃI
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ

Ngành:

Triết học

Mã số:

60 22 03 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TÀI ĐÔNG

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Nguyên Việt
Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Thị Lan

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc


sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội
hồi 16 giờ 30 ngày 07 tháng 04 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc Việt Nam đã liên
tiếp đẩy lùi các cuộc xâm lăng của giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ
quyền quốc gia. Chính thời khắc đó đồng thời đã sản sinh biết bao
anh hùng hào kiệt, viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Trong số
những anh hùng đó, Nguyễn Trãi đã nổi bật lên như một ngôi sao
sáng mà sự nghiệp và tư tưởng mãi mãi ghi sâu vào tâm khảm của
mỗi một người dân Việt Nam. Tên tuổi của ông sáng chói trên cuốn
sử vàng dân tộc, là kết tinh cao đẹp nhất giữa thực tiễn lịch sử xã hội
Việt Nam thế kỷXV với giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và
tinh hoa tư tưởng phương Đông. Có được vị trí đó, không những là
do cuộc đời, đức độ và ý thức vì dân, vì nước của ông đạt tới tầm cao
của thời đại, mà ông còn khái quát lên những vấn đề có tính quy luật
của công cuộc cứu nước và dựng nước đó, chỉ ra được tầm quan
trọng của nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn, từ đó nâng tư
duy của dân tộc lên một trình độ mới. Có thể nói rằng, Nguyễn Trãi
là một thiên tài trên nhiều lĩnh vực như: chính trị, ngoại giao, văn
hóa. Đặc biệt, ông còn là nhà tư tưởng mở đầu triều đại Lê Sơ lấy
Nho giáo làm học thuyết chính trị chính thống. Nguyễn Trãi là một
nhà nho, đỗ đạt cao, nhưng sự quan tâm của ông không phải là những
điều có tính chất kinh viện, những khảo cứu rắc rối, những sao lục ý
kiến của tiền nhân Nho gia để tán thưởng và noi theo như nhiều nhà
nho trong lịch sử đã mắc phải, mà là những vấn đề do thực tiễn đất

nước đặt ra. Chính vì thế mà những tư tưởng của ông như: yêu nước
thương dân, thân dân, trọng dân không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với

1


thời đại Lê Sơ, nó còn có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc đổi
mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều công trình nghiên
cứu về Nguyễn Trãi. Trong đó nổi lên các nội dung: quốc gia và quốc
gia độc lập, đường lối trị nước, tư tưởng nhân văn của Nho giáo và
ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi,... nhưng tư tưởng của
ông về con người vẫn chưa được đề cập nhiều và khai thác sâu, cho
nên tôi lựa chọn vấn đề “Tư tưởng về con người của Nguyễn Trãi
và ý nghĩa hiện thời của nó” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyễn Trãi là một nhân vật mang vóc dáng lớn lao không
những trong thơ ca, khoa học và cả trong lịch sử tư tưởng của đất
nước Việt Nam. Trải qua đã 570 năm ngày mất của người con ưu tú
đất Việt mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu hết về con người
tài năng xuất chúng này. Những nghiên cứu về ông trên nhiều bình
diện khác nhau vẫn đang diễn ra khắp nơi trong và ngoài nước. Trong
đó có số lượng không nhỏ những công trình nghiên cứu Nguyễn Trãi
với tư cách là một nhà tư tưởng lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, ở một
khía cạnh khá quan trọng ở tác gia Nguyễn Trãi cho đến nay vẫn
chưa có sự nghiên cứu thỏa đáng, đó chính là tư tưởng về con người
của Nguyễn Trãi.
Trong cuốn sách Nguyễn Trãi - về tác gia và tác phẩm, nhà
xuất bản Giáo dục năm 1998, tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã tập trung
hầu hết những bài viết về Nguyễn Trãi, những bài viết này được trích

lọc từ nhiều nguồn khác nhau đã góp phần mang đến một cái nhìn
toàn diện về tác gia Nguyễn Trãi. Các bài viết trong quyển sách đã
phân tích, đánh giá, bình phẩm và đưa ra nhận định về Nguyễn Trãi
với nhiều góc cạnh, nhiều phương diện khác nhau về ông.
2


Trong các công trình nghiên cứu về Lịch sử tư tưởng Việt
Nam nói chung, Nguyễn Trãi nói riêng phải kể đến cuốn: “Lịch sử tư
tưởng Việt Nam”, tập I, do Nguyễn Tài Thư chủ biên, viết từ thời kỳ
Nguyên thủy đến thế kỷ XVIII đã phân tích một cách khá toàn diện
nội dung tư tưởng về thế giới quan, tư tưởng chính trị - xã hội, triết
học, đạo đức,… của các đại biểu như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,
Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc
Khoan, Lê Qúy Đôn, Lê Hữu Trác, Ngô Thì Nhậm. Trong cuốn này,
tác giả đã dành một chương để khảo cứu về Nguyễn Trãi và khẳng
định những tư tưởng của Nguyễn Trãi không chỉ có ý nghĩa lịch sử
mà còn vượt qua giới hạn không gian, thời gian để tỏ rõ sức mạnh
định hướng, chỉ đạo của lý luận đối với thực tiễn.
Trong cuốn“Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn
Trãi”, do Doãn Chính và Bùi Trọng Bắc chủ biên đã khái quát tiền đề
hình thành tư tưởng triết học, nội dung, đặc điểm và giá trị lịch sử
trong tư tưởng triết học Nguyễn Trãi. Đồng thời khẳng định tư tưởng
triết học của Nguyễn Trãi không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và thiết thực với yêu cầu lịch sử xã
hội Việt Nam thời Lê Sơ và thực tiễn xây dựng, phát triển và bảo vệ
đất nước hiện nay.
Đây là những thành quả to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử
phát triển tư duy lý luận của dân tộc ta. Ngoài ra, các tác giả khác thì
nhìn nhận Nguyễn Trãi ở các phương diện khác như: “Nguyễn Trãi,

người anh hùng của dân tộc” của Phạm Văn Đồng; Võ Nguyên Giáp
đặt mối tương quan “Nguyễn Trãi và nền văn hiến Đại Việt”; Vũ
Khiêu nhận định Nguyễn Trãi “Người trí thức từ tinh hoa của dân
tộc”;v.v… Song hầu hết những bài viết đó vẫn chưa có bài viết nào
bàn trực tiếp về con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
3


Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, qua sự khảo sát
của người viết thì đa phần những sách, báo viết về Nguyễn Trãi đều
chưa hoàn toàn chú trọng đến vấn đề con người trong tư tưởng của
Nguyễn Trãi mà phần đông đi vào tìm hiểu tư tưởng thân dân, nhân
nghĩa, đường lối trị nước… của ông mà thôi. Tóm lược lại lịch sử
vấn đề của đề tài “Tư tưởng về con người của Nguyễn Trãi và ý
nghĩa hiện thời của nó”, tuy đây không phải là đề tài mới hoàn toàn
nhưng những bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài chưa có tầm bao
quát cao. Tuy vậy, những bài viết, những công trình nghiên cứu có
liên quan ít nhiều đến Nguyễn Trãi, đều bổ trợ rất lớn trong quá trình
thực hiện đề tài này của người viết và người viết dựa vào đó làm nền
tảng cho việc đưa ra những nhận định, những cách lí giải nhằm làm
sáng tỏ chủ đề con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm sáng tỏ tư tưởng con người của
Nguyễn Trãi và ý nghĩa hiện thời của nó
Để thực hiện mục đích trên thì luận văn cần giải quyết một
số nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ bối cảnh xã hội của Đại Việt thế kỷ XV và
những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Trãi về
con người.
- Làm rõ, phân tích, trình bày một cách hệ thống các nội dung

cơ bản trong tư tưởng Nguyễn Trãi về con người.
- Làm rõ những giá trị và ý nghĩa trong tư tưởng về con người
của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước
ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng con người của Nguyễn Trãi.
4


- Ý nghĩa hiện thời của tư tưởng con người của Nguyễn Trãi.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Người viết chủ động lựa chọn phương pháp tổng hợp
theo vấn đề. Người viết dựa trên tư liệu tổng hợp đó phân tích làm
nổi bật từng đặc điểm tư tưởng con người của Nguyễn Trãi.
Phương pháp lịch sử, để thấy được vai trò của xã hội tác
động như thế nào đến sự hình thành tư tưởng về con người của
Nguyễn Trãi.
Song song với hai phương pháp trên, người viết còn sử dụng
phương pháp phân tích, logic. Người viết vận dụng phương pháp này
để phân tích các đặc điểm, các nhân tố cấu thành nên con người đại
chúng và con người cá nhân Nguyễn Trãi trên cơ sở đó tổng hợp để
đưa ra những nhận định xác đáng về tư tưởng con người Nguyễn
Trãi.
Ngoài ra, người viết còn biết vận dụng các phương pháp khác
như: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,… để nhằm hỗ trợ
khi phân tích, tổng hợp vấn đề. Kết hợp với các phương pháp trên là
việc vận dụng các thao tác bình luận, phân tích,…để người viết rút ra
những nhận xét chung nhất nhằm làm sáng rõ vấn đề “Tư tưởng con
người của Nguyễn Trãi và ý nghĩa hiện thời của nó”.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong
tưởng của Nguyễn Trãi về con người và ý nghĩa hiện thời của nó.
Đây là những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với
giai đoạn lịch sử trước đó mà cả đối với hiện tại đặc biệt có ý nghĩa
to lớn trong việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn

5


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu gồm 3chương:
Chương 1: Bối cảnh xã hội và những tiền đề cơ bản cho sự
hình thành tư tưởng con người của Nguyễn Trãi
Chương 2: Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Nguyễn
Trãi về con người
Chương 3: Ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Nguyễn Trãi về
con người
CHƢƠNG 1
BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO
SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CON NGƢỜI CỦA
NGUYỄN TRÃI
1.1.Bối cảnh xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV
- Sự khủng hoảng chế độ điền trang thái ấp nhà Trần, làm
cho đời sống nhân dân, nông nông nô tì bị bần cùng hóa. Thêm vào
đó, sự tồn tại của chế độ này đã trở thành vật chướng ngại cho sự
phát triển của tài năng của các bậc sĩ phu, nho sĩ. Khiến cho tuyệt
đại đa số các tầng lớp trong xã hội đều muốn có cải cách nhằm làm
cho xã hội tiến lên.
- Trước tình thế đó, năm 1400 Hồ Quý Ly ép vua Trần Thiếu

Đế phải nhường ngôi, lập ra triều Hồ tiến hành các biện pháp nhằm
cải cách đất nước trên mọi phương diện. Song nhà Hồ sức yếu, lực
mỏng đã không thể chống lại sức mạnh của ngoại xâm phương Bắc.
- Sau khi thủ tiêu nhà Hồ, quân Minh tràn vào Đại Việt thiết
lập một nền thống trị bóc lột thuộc địa hà khắc trong gần hai thập kỷ
(1407 - 1427). Cũng trong thời gian này, đã có rất nhiều cuộc khởi

6


nghĩa trước Lam Sơn của nông dân, sĩ phu yêu nước và cả thân tộc
nhà Trần nhưng đều đi đến thất bại.
Từ những vấn đề trên, có thể nói xã hội Việt Nam giai đoạn
cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV là một giai đoạn lịch sử đầy biến cố.
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên gắn liền với giai đoạn này chính vì
vậy mà những tác động xã hội đó đã hun đúc cho ông những tư tưởng
tiến bộ về nhân sinh quan, ông nhận ra rằng, muốn đánh bại giặc
Minh xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc phải dựa vào dân, phải
phát động được lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân, cũng
chính là phải đề ra những chủ trương chính sách phù hợp với lợi ích
của nhân dân.
1.2.Tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng về con ngƣời của
Nguyễn Trãi
1.2.1. Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Lão - Trang
Về Nho giáo thì đã được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời
Bắc thuộc dưới một “phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế”. Từ
thời Lý, Nho giáo đã được nhà nước chấp nhận song vẫn chỉ giữ ở vị
trí khiêm tốn. Tới triều Trần, các vua Trần cố gắng dung hòa Phật Nho trong đường lối trị nước, vì thế tầng lớp nho sĩ ra làm quan dưới
triều Trần ngày một đông đảo, và có vị thế chính trị hơn. Bên cạnh
đó, trong khuôn khổ những cải cách để thiết lập một nhà nước trung

ương tập quyền thì Hồ Quý Ly đã đẩy mạnh quá trình Nho giáo hóa
xã hội Đại Việt. Điều này khiến cho Phật giáo dần mất đi địa vị trong
xã hội, thay vào đó Nho giáo đã đạt tới thời kỳ cực thịnh, nhất là
dưới thời nhà Lê Sơ.
Vì vậy mà Nguyễn Trãi đã được tiếp thu một nền giáo dục
nho học ngay từ nhỏ qua sự dạy dỗ của ông ngoại và cha. Những học
thuyết của Nho gia đã ăn sâu bén rễ trong con người ông.
7


Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn thấm nhuần triết lý Phật giáo
với đức hiếu sinh, khoan dung, bác ái và từ bi. Nguyễn Trãi đã được
tiếp thu những giáo lý đó ngay từ thủa ấu thơ khi ông sống ở Côn
Sơn với ông ngoại. Chính vì thế, Nguyễn Trãi đã hấp thụ được đạo vị
thiền ở Trần Nguyên Đán - một thân tộc nhà Trần với dòng Trúc
Lâm YênTử.
Cùng với Nho, Phật, Nguyễn Trãi còn chịu ảnh hưởng bởi tư
tưởng Lão - Trang. Thật vậy, trong con người Nguyễn Trãi có Nho
giáo giới hạn tình yêu vào nhân quần xã hội, còn Đạo gia mở rộng ra
thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng nghệ thuật. Nguyễn
Trãi đòi khai triển lòng nhân ái ở đức Nhân ra đến tất cả chúng sinh,
tức là lòng từ bi bác ái hỷ xả vô biên, vô lượng của đức Phật.
Có được điều này cũng bởi, Nguyễn Trãi sống trong một xã
hội đầy biến động, sự du nhập hỗn tạp của văn hóa. Đặc biệt chính
bởi cuộc đời đầy truân chuyên của một con người đa tài, đa cảm
trước cuộc đời như Nguyễn Trãi.
1.2.2. Ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc
Dân tộc ta hình thành từ rất sớm, dựng nước rất sớm và ý
thức dân tộc cũng nảy nở rất sớm. Trong quá trình đấu tranh lâu dài
để dựng nước và giữ nước, ý thức dân tộc của nhân dân ta ngày càng

mạnh mẽ và sâu sắc. Ý thức đó đã có ở tất cả các tầng lớp nhân dân,
tất cả các lứa tuổi và ở tất cả các thời đại. Ý thức đó đã tạo nên khí
phách anh hùng và những phẩm chất cao quý của con người Việt
Nam, của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, ở Nguyễn Trãi và thời đại
của ông sống, với biết bao tấm gương của bậc tiền nhân đi trước, biết
bao bài học lịch sử về đấu tranh dựng nước và giữ nước, đã cho ông
những nhận định sâu sắc là nền tảng tư tưởng về con người của ông.
Hơn ai hết, ông thấu hiểu cảnh nước mất nhà tan, thấu hiểu được vai
8


trò của quảng đại quần chúng trong các cuộc đấu tranh giành và giữ
độc lập thái bình. Chính vì thế, Nguyễn Trãi cảm thông sâu sắc với
nỗi đau khổ của nhân dân đang bị rên xiết dưới ách đô hộ, nô dịch tàn
bạo của giặc Minh gần hai thập kỷ.
1.3. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi
1.3.1. Về thân thế của Nguyễn Trãi
Sinh trưởng trong gia đình họ ngoại là quý tộc nhà Trần, thủa
nhỏ sống với ông ngoại Trần Nguyên Đán là một tôn thất nhà Trần,
cháu bốn đời của Chiêu Minh Vương, Trần Quang Khải. Chính vì
được sinh trưởng trong gia đình quan lại, truyền thống như vậy mà
Nguyễn Trãi đã được thụ hưởng sự giáo dục từ ông ngoại. Đó chính
là nền tảng về học thức, những tư duy và nhận thức xã hội sau này
của ông.
Cha ông là Nguyễn Ứng Long sau đổi tên là Nguyễn Phi
Khanh là một hàn sĩ, đi dạy học kiếm ăn. Ông từng dạy học cho con
gái quan Tư đồ tức vợ ông sau này. Năm Giáp Dần niên hiệu Long
Khánh thứ hai (1374), đời vua Trần Duệ Tông mở khoa thi. Nguyễn
Ứng Long đỗ đệ nhất giáp, đệ nhị danh, tức Bảng Nhãn song không
được làm quan vì vua Trần cho rằng ông là con nhà thường dân mà

lại lấy con gái họ tôn thất. Không được làm quan nên ông trở về làng
Nhị Khê, mở trường dạy học ở đó. Năm 1400, ông ra làm quan dưới
triều Hồ và tới đời Hồ Hán Thương được thụ chức “Đại lý tự khanh
kiêm thị lang tòa Trung thư, Học sĩ viện Hàn lâm lại lĩnh chức Tư
nghiệp trường Quốc tử”. Mẹ ông là bà Trần Thị Thái con gái của
quan Tư đồ, từng là học trò của cha ông.
Về bản thân Nguyễn Trãi - tên hiệu là Ức Trai - ra đời năm
Canh Thân (1380) niên hiệu Xương Phù thứ 4 đời Đế Nghiễm nhà
Trần, giữa kinh đô Thăng Long trong dinh quan Tư đồ Trần Nguyên
9


Đán. Ông là con trai trưởng trong gia đình có năm người con trai,
dưới ông còn bốn người em là Phi Bảo, Phi Ly, Phi Bằng và Phi
Hùng.
Ông nổi tiếng là người tài cao, học sâu hiểu rộng. Trải qua
cuộc sống khó khăn gian truân đã khiến cho Nguyễn Trãi trở thành
một nhân vật lịch sử duy nhất đã tự mình viết nên những tư tưởng
chính trị, quân sự và đạo đức của mình.
1.3.2. Về cuộc đời - sự nghiệp của Nguyễn Trãi
Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gắn liền với các biến
cố lịch sử của thời đại mà ông sống. Sau khi ông ngoại Trần Nguyên
Đán mất, Nguyễn Trãi về làng Nhị Khê sống với cha và chịu sự giáo
dục trực tiếp của cha theo khuôn khổ Nho giáo. Năm 1400, nhà Hồ
mở khoa thi đầu tiên, tại khoa thi này Nguyễn Trãi đã đỗ Thái học
sinh năm vừa tròn hai mươi tuổi và được bổ nhiệm làm Ngự sử đài
chánh chưởng.
- Sau sự thất bại của nhà Hồ trước giặc ngoại xâm, hầu hết
vua quan nhà Hồ đều bị bắt sang Trung Quốc, trong đó có cả cha
ông. Tuy không bị đầy ải, song ông phải chịu đựng cuộc sống khó

khăn, thiếu thốn khi bị giam lỏng tại thành Đông Quan suốt mười
năm. Tuy nhiên, thời gian này đã giúp ông được sống gần dân, thấu
hiểu những khó khăn, thiếu thôn của muôn dân.
Tiếp đó là mười năm cùng Lê Lợi kháng chiến chống Minh.
Thời vua Lê Thái Tổ, với vai trò là khai quốc công thần Nguyễn Trãi
được ban quốc tính và phong tước Quan phục hầu; về quan chức ông
vẫn giữ nhập nội hành khiển Lại bộ thượng thư như cũ kiêm quản
công việc khu mật viện.

10


Thời Lê Thái Tông ông được vua trao cho chức Kim tử Vinh
lộc đại phu, viện Hàn lâm thừ chỉ học sĩ, coi việc Tam quán và kiêm
việc quân dân bạ tịch ở hai đạo Tây Bắc
Song sau cái chết của vua Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi cùng
với thân tộc của mình phải chịu án oan chu di tam tộc.
Sau này, đến đời Lê Thánh Tông thì vụ án đó mới được đưa
ra ánh sáng, đích thân vua Lê Thánh Tông xuống chiếu tẩy oan cho
Nguyễn Trãi vào năm 1464. Được triều đình nhà Lê truy tặng chức
Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, tước Tán Trù Bá.
Trong suốt cuộc đời truân chuyên với nhiều thăng trầm như
vậy, Nguyễn Trãi đã để lại cho dân tộc nhiều tác phẩm văn thơ có giá
trị, và một nền tảng tư tưởng vì dân vì nước vì sự phát triển của con
người. Các tác phẩm của Nguyễn Trãi là sản phẩm để phục vụ sự
nghiệp bảo vệ đất nước, xây dựng đất nước, trau dồi đạo đức, nhân
nghĩa của con người. Căn cứ vào sử sách và các công trình nghiên
cứu trước đó, thì có thể thấy rằng, suốt cuộc đời mình Nguyễn Trãi
đã để lại rất nhiều tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ
mệnh tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Ngọc

Đường di cảo, Luật thư, Giao tự đại lễ, Thạch khánh đồ, Văn bia
Vĩnh Lăng, Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh và
môt số bài biểu, bài chiếu mà ông thay mặt cho Lê Thái Tổ hoặc viết
cho các đại thần, hoặc viết cho các hoàng tử.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Có thể thấy rằng, những tư tưởng của Nguyễn Trãi đặc biệt
là tư tưởng về con người của ông bắt nguồn từ thực tiễn đầy biến cố
trong nước kết hợp với nền tảng giáo dục của gia đình và sự nhận
thức tinh tế của ông trước thời cuộc. Những tư tưởng đó đã trở thành
một bộ phận cấu thành, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng
11


trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nó thể hiện tư duy sâu rộng, nhạy
bén của ông trước những biến động của xã hội thời Trần - Hồ và thời
kỳ Lam Sơn khởi nghĩa. Đó là những bài học được rút ra từ thực tiễn
nóng hổi của đất nước lúc đó mà Nguyễn Trãi đã dày công quan sát
khảo nghiệm và tổng kết.
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG NGUYỄN
TRÃI VỀ CON NGƢỜI
2.1. Tƣ tƣởng nhân bản của Nguyễn Trãi
Về tư tưởng nhân bản của Nguyễn Trãi đó chính là sự quan
tâm của ông đến cuộc sống của con người, hay có thể hiểu là mọi tư
tưởng và hành động đều là vì con người, hướng đến sự phát triển của
con người.
Theo Nguyễn Trãi, đánh giặc cứu nước, không chỉ là đền nợ
nước trả thù nhà mà nó phải là vì nhân dân, vì con người, vì cuộc
sống ấm no hòa bình. Bởi theo ông, muốn “an dân” trước hết phải
đánh quân xâm lược tức là phải “trừ bạo”, hay như: dùng quân nhân

nghĩa cứu vớt nhân dân, đánh kẻ có tội (Thư gửi cho Vương Thông)
Cái hay của Nguyễn Trãi là ở ông không chỉ nghĩ đến muôn
dân của Đại Việt mà ông còn nghĩ tới nhân của cả hai nước trong
cuộc chiến tranh này. Điều này được thể hiện rõ nét qua những lá thư
ông viết cho tướng nhà Minh đó là: giả xem dân nào cũng là dân,
không có riêng tây (Thư gửi cho Vương Thông).
Ta còn thấy ở Nguyễn Trãi - đó là một tư tưởng yêu quý hoà
bình mong muốn gây dựng một nền thái bình muôn thủa để nhân dân
được hưởng sự tự do, ấm no, hạnh phúc và cùng nhau phát triển.
Thánh tâm dục dữ dân hữu tức
12


Văn trị chung tu trí thái bình
(Lòng vua muốn cùng dân nghỉ ngơi
Văn trị vẫn là việc cần thiết để xây nền hòa bình)
“Quan duyệt thủy trận”
Và thật ra, qua những bức thư Nguyễn Trãi gửi cho địch,
chúng ta bắt gặp ý chí hòa bình của ông không phải chỉ đóng khung
trong phạm vi quốc gia, không riêng vì hạnh phúc của dân tộc ta.
Nguyễn Trãi còn mơ ước một nền hòa bình rộng ra cả bốn biển, ước
mong bốn biển đều là anh em (tứ hải giai huynh đệ)
Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ
Tứ minh tong tử tức kinh ba
(Hồ Việt một nhà nay may được thấy
Bốn biển từ đây lặng hẳn sóng kình)
“Quá thần phù hải khẩu”
Nguyễn Trãi luôn tự răn mình rằng trước hết vì thiên hạ lo
toan, khi thiên hạ đã được sung sướng rồi thì mình mới hưởng sung
sướng. Đó là tinh thần hy sinh quên mình vì nhân dân luôn đặt lợi ích

của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân.
Nụy ốc thế thân kham độ lão
Thương sinh tại niệm độc tiên ưu
(Nương thân dưới mái tranh lụp xụp có thể qua tuổi già;
Một lòng nghĩ tới dân đen, riêng niềm lo trước)
“Mạn hứng (III)”
Luôn cống hiến, luôn miệt mãi cần mẫn làm việc vì dân vì
nước, chính vì thế mà trong thơ văn Nguyễn Trãi ta thường bắt gặp
những ý thơ nói lên lý tưởng về việc xây dựng một đất nước thái bình
thịnh trị, vua quan thì chăm lo cho đời sống nhân dân để khắp nơi
hang cùng ngõ hẻm không còn tiếng sầu oán than.
13


Dẽ Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
“Báo kính cảnh giới (số 43)”
Đó là ước muốn về một xã hội có “vua Nghiêu Thuấn, dân
Nghiêu Thuấn”, ý nguyện của ông rõ rệt là muốn cho vua được như
Nghiêu Thuấn và dân được hạnh phúc như đời Nghiêu Thuấn. Đó là
ước mong về một đất nước có cuộc sống phồn vinh, con người được
tự do mà phát triển cùng nhau, không có sự phân biệt, tạo mối hòa
hảo bang giao hữu nghị. Có thể nói rằng lý tưởng này luôn luôn phù
hợp với mọi thời đại vì nó đại diện cho tính nhân dân, vì con người
trên hết thảy. Và đó là một quan niệm đầy tích cực và đầy tinh thần
nhân bản.
2.2. Tƣ tƣởng dân bản của Nguyễn Trãi
Với Nguyễn Trãi chữ dân hiện lên đầy thân thuộc, thậm chí
là trang trọng, bởi trọng dân và biết ơn dân là nghĩa vụ của người
quân tử. Với Nguyễn Trãi dân còn là động lực chính làm nên lịch sử,

nhân dân là lực lượng lòng cốt trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, và xây dựng đất nước. Trong bức thư số 37 gửi cho Vương
Thông, Nguyễn Trãi viết:…Nhà Hồ chiếm đoạt, người cả nước xem
như kẻ thù, dân chúng chống lại, thân thích phân ly. Trương Phụ chỉ
may nhân chỗ hở ấy mà thành công thôi. Ngươi sao không nghĩ: binh
voi ta nhiều, tâm sức ta đều, dù có trăm bọn Trương Phụ thì có làm
gì được ta. Huống gì… “Lại thư cho Vương Thông”. Đó là lòng tin
tưởng vững chắc vào khối đoàn kết của quân và dân kiên quyết giải
phóng đất nước.
Có một khía cạnh rất đáng quý trọng trong tư tưởng về con
người của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. Trong
các tác phẩm của ông “dân chúng” luôn được ông nhắc tới và chú ý
14


đề cao ngay cả khi đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây
dựng cuộc sống mới. Bởi hơn ai hết, Nguyễn Trãi chính là người
hiểu rõ một cách sâu sắc sức mạnh vô địch của nhân dân. Trong bài
thơ “Cửa quan ở biển” ông khẳng định sức mạnh phi thường của
nhân dân: Làm lật thuyền mới biết dân như nước “Phúc chu thủytín
dân do thủy” (Thuyền có bị lật mới biết rằng dân như nước). Dân
mạnh như nước, nước có thể chở thuyền mà cũng có thể lật đổ
thuyền. Dựa vào được dân thì thành công trái lại không thuận với dân
thì thất bại. Vì thế, trong một bài chiếu làm thay vua để răn các
hoàng tử ông viết: “Hướng về người nhân là dân, chở”
Lòng yêu mến nhân dân khiến cho Nguyễn Trãi luôn luôn
nhớ đến công ơn đất nước: “Bát cơm xoa nhờ ơn xã tắc”. Bởi trong
tư tưởng của ông nhân dân là gốc rễ của đất nước. Đất nước là do
nhân dân mới có, cho nên lòng yêu đất nước của ông không tách rời
lòng nhớ công ơn nhân dân đã nuôi dưỡng mình và tự nguyện trả

công ơn đó: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Những cái mà người làm
quan được hưởng thụ đều do công sức của nhân dân lao động mà có.
Cũng như lầu son gác tía nguy nga của tầng lớp quý tộc đều do bàn
tay của những người lao động xây dựng nên. Đây là một quan điểm
rất mới, một cách nhìn nhận về vai trò của nhân dân. Nguyễn Trãi đã
vượt qua hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, gia trưởng để vươn lên
sáng tạo, làm cho tư tưởng triết lý nhân sinh của ông mang đậm tính
nhân văn sâu sắc.
2.3. Tƣ tƣởng về đạo làm ngƣời của Nguyễn Trãi
Ở Nguyễn Trãi, giá trị con người trước hết được đo bằng đức
độ, đức luôn được đề cao hơn tài. Nhưng cái đức của Nguyễn Trãi
không phải chỉ đứng trong phạm vi luân lý, mà nó biến thành một tư
tưởng chính trị rất vĩ đại.
15


Ruộng nương là chủ, người là khách
Đạo đức lành, ấy của chầy1“
“Báo kính cảnh giới (50)”
Xuất thân là một nhà nho, nên ông rất chú trọng đến các mối
quan hệ giữa con người với con người. Để xây dựng những mối quan
hệ đó thì theo Nguyễn Trãi con người cần có những đức tính cần thiết
đó là nhân nghĩa, trung, hiếu, khiêm nhường…
Nhân nghĩa trung cần chứa tích mình
Khó thì hay khéo, khốn hay hanh
“Báo kính cảnh giới (IV)
Nguyễn Trãi dùng đạo đức nhân nghĩa để khuyên tướng giặc
buông bỏ binh đao, để nhân dân hai nước cùng hưởng thái bình.
Trong lá thư gửi cho tướng nhà Minh với tựa đề Lại thư phúc cho
Phương Chính. Nguyễn Trãi viết: “Phàm mưu tính việc lớn phải lấy

nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ
có kiêm đủ cả nhân lẫn nghĩa công việc mới thành được”
Người có đức tính nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn
Trãi chính là bậc quân tử, làm việc chính nghĩa vì dân vì nước. Biết
dùng văn để giáo hóa, đối xử “khoan hồng” “độ lượng” với kẻ thù.
Theo Nguyễn Trãi “trả thù báo oán là thường tình của mọi người; mà
không thích giết người là bản tâm của người nhân. Không những vậy,
người nhân nghĩa trong tư tưởng của ông còn là con người ngay
thẳng, không hám lợi, ích kỷ, không độc ác, bạo ngược. Đó phải là
những con người biết:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng

1

Chầy: lâu dài

16


“Báo kính cảnh giới (V)”
Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn rất đề cao chữ “trung hiếu”
trong quan hệ vua - tôi , có thể nói tư tưởng này ít nhiều chịu sự ảnh
hưởng của Nho giáo mà ông đã từng khẳng định đó là lòng trung
hiếu vốn có từ xưa tới nay:
Trung hiếu hà tằng hữu cổ câm
(Lòng trung hiếu, nào có phân biệt xưa nay)
“Đề hà hiệu úy bạch vân tư thân”
Ý thức được vai trò của đạo trung hiếu trong quan hệ vua tôi, nên ông thường tự răn mình rằng:
Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả

Qua ngày, qua tháng được an nhàn
“Báo kính cảnh giới (VI)” .
Tất nhiên, trong hoàn cảnh lịch sử của ông, ông không thể
nghĩ đến bất kỳ một chế độ nào khác ngoài chế độ phong kiến chính
vì vậy mà ông vẫn chủ trương có nước thì phải có vua và làm dân thì
phải trung thành với vua: “Bui duy có một niềm trung miễn hiếu”.
Lòng trung hiếu của bề tôi đó là biết thờ vua, tức biết bảo vệ vua, khi
làm quan phải biết thay mặt vua mà trị dân, tức biết chăn dắt lo lắng
cho đời sống yên ổn, ấm no của dân. Tức là người trung hiếu là biết
chăm lo hạnh phúc của dân, vận mệnh của đất nước, bởi theo ông
nước với dân là một.
Ngoài ra, ông còn nêu cao đức tính khiêm nhường của mỗi
con người. Nó được biểu hiện ở trong các mối quan hệ với những
người bạn bè, đồng liêu, quan lại tự bản thân phải biết nhường nhị, dĩ
hòa vi quý.
Đúng như vậy, một người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp thì
trước hết phải giỏi như hoa mai nở sớm, chí phải bền như tùng bách
17


rụng sau, tức phải có cội rễ bền mới chịu được phong ba, sương gió,
mới không dễ dàng bị khuất phục trước cường quyền, trước cám dỗ
của cuộc sống.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Có thể nói rằng, trong những nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ
phong kiến, hiếm thấy một tư tưởng nào lại tập trung đến con người
như Nguyễn Trãi. Trong toàn bộ học thuyết của ông, ông luôn đề cao
vai trò của con người, cũng như giá trị của mỗi con người không
phân biệt dòng máu, dân tộc. Bởi những cống hiến cả đời của ông là
vì con người vì cuộc sống ấm no của con người. Tư tưởng về con

người của nguyễn Trãi như một luồng gió mới thổi vào hệ thư tưởng
phong kiếm lúc bấy giờ. Nó mới đến nỗi mà vua quan phong kiến
triều Lê chưa thể chấp nhận được hết, nên cái xã hội mà Nguyễn Trãi
mơ ước hướng tới vẫn chỉ là một xã hội rõ ràng không tưởng. Song
những tư tưởng về con người, quần chúng nhân dân luôn rực sáng
như sao khuê và có giá trị hiện thời nhất.

18


CHƢƠNG 3
Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI
VỀ CON NGƢỜi
3.1. Ý nghĩa của tƣ tƣởng nhân bản
Có thể nói, những giá trị nhân bản của Nguyễn Trãi tuy còn
sơ khai, song nó đã trở thành nền tảng tư tưởng cho quá trình xây
dựng đất nước thời phong kiến. Cùng với thời gian, với năm tháng
phát triển của đất nước thì những tư tưởng đó của Nguyễn Trãi vẫn
còn nguyên giá trị. Không những vậy, để phù hợp hơn với thực tiễn
xã hội không ngừng biến đổi thì những tư tưởng nhân bản đó có sự
chuyển hóa và phát triển ở một tầm cao mới. Nếu Nguyễn Trãi mong
muốn một xã hội ở đó “con người không phải chịu cảnh sầu khổ, oán
than” thì hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu phát triển
mới của đất nước đã có sự phát triển nhất định, đó là một xã hội “dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Tức là làm cho
nhân dân ngày càng giàu, làm cho nước mạnh về cả kinh tế, chính trị,
văn hóa lẫn an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Sức mạnh đây là sức
mạnh tổng hợp. Mạnh trong việc xây dựng kinh tế phát triển, văn hóa
phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng và an ninh vững chắc, mạnh
trong việc nâng cao vị thế quốc tế của đất nước và dân tộc

Từ những mầm mống tư tưởng nhân bản của Nguyễn Trãi
như: quý trọng sinh mệnh, quý trọng cuộc sống của con người. Thì
hiện nay chúng ta đã phát triển lên thành “quyền con người”. Điều đó
đã được nhận định trong Báo cáo Phát triển con người toàn cầu
(HDR) năm 1990: “Con người là của cải thực sự của một quốc gia.
Mục tiêu cơ bản của phát triển là tạo ra một môi trường thuận lợi để
con người có cuộc sống lâu dài, mạnh khỏe và sáng tạo”

19


Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Nhà nước ta đã
nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về
quyền con người, nhằm hiện thực hóa những giá trị nhân bản đã kế
thừa và phát huy nó trong thực tiễn.
Hơn nữa, với sự phát triển của toàn cầu, thì vấn đề về con
người không nằm ở một quốc gia riêng biệt nào mà đó là con người
toàn cầu không phân biệt màu da tiếng nói.Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước ta đã tích cực hội nhập cùng giải quyết các vấn đề
quốc tế về con người khi từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016), đăng cai tổ chức nhiều hội
thảo quốc tế về quyền con người như: Hội thảo về Công ước quốc tế
chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo (12/2003); Hội thảo Việt Nam EU về án tử hình (tháng 11/ 2004). Hội thảo về quyền con người lần
thứ 6 (tháng 12/2004). Việt Nam đóng góp tích cực vào việc thành
lập Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), Ủy
ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em
(ACWC), Tuyên bố nhân quyền ASEAN (11/2012).
Có thể thấy rằng, không chỉ kế thừa mà những giá trị nhân
bản trong tư tưởng con người của Nguyễn Trãi. Mà hiện nay Đảng,
Nhà nước ta hiện thực hóa nó và phát triển lên một tầm cao mới - tầm

cao của những tư tưởng thế kỷ XXI.
3.2. Ý nghĩa của tƣ tƣởng dân bản
Nguyễn Trãi từng nói: “chở thuyền là dân, lật thuyền là dân,
lật thuyền mới biết dân như nước” hay “quốc dĩ dân vi bản”. Họ là
lực lượng lòng cốt làm nên những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn,
thời bình họ là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất. Chính sự khái
quát sức mạnh của dân ví như nước vì vậy mà những tư tưởng dân
bản của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lý đúng đắn, ngắn gọn
20


song đầy ý nghĩa và mang tính quy luật. Những giá trị của tư tưởng
dân bản đó luôn được Đảng và Nhà nước ta kế thừa, và là bài học lớn
trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay.
Đảng ta luôn coi con người là vốn quý nhất, khẳng định phải
chăm lo xây dựng, phát triển toàn diện. Quán triệt đường lối, chủ
trương chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011- 2020 của nước
ta đã khẳng định: “Con người là trung tâm của phát triển bền vững.
Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực
chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững”.
3.3. Ý nghĩa của tƣ tƣởng về đạo làm ngƣời
Hiện nay “nhân nghĩa” vẫn được coi là một trong những chuẩn
mực đạo đức phổ biến đó là “đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống
nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt”. Hay
nó còn được phát triển lên thành “ý thức cộng đồng, lòng nhân ái,
khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài
hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội của người Việt Nam.
Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập văn hóa nội dung đạo đức
nhân nghĩa của người Việt Nam cũng có sự giao thoa với một số nội

dung tư tưởng về chủ nghĩa nhân văn trong triết học Mác và với chủ
nghĩa nhân văn quốc tế, thời đại. Như vậy nhân nghĩa trong con
người Việt Nam không chỉ là đạo đức khoan dung mà còn là việc
thực hiện các cam kết để bảo vệ quyền cơ bản của con người. Điều
này đã được khẳng định trong văn kiện của Đại hội XII: “đề cao tinh
thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn
kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân
với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc” .
21


Có thể thấy rằng đạo đức nhân nghĩa trong tư tưởng của
Nguyễn Trãi không những đã được kế thừa mà nó còn phát triển và
trở thành nét đẹp trong văn hóa ứng xử Việt Nam.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Những tư tưởng về con người của Nguyễn Trãi cách đây
hàng trăm năm, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc cùng
những biến chuyển của xã hội. Song nó vẫn còn vẹn nguyên giá trị,
vẫn tồn tại với thời gian và nhịp độ phát triển của đất nước. Bởi vì đó
là những giá trị nhân văn tốt đẹp luôn hướng đến con người, vì con
người, coi trọng sự phát triển của con người. Những giá trị đó đã
được kế thừa và phát triển, trở thành nền tảng của những tư tưởng
hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta xây dựng. Điều đó chứng tỏ, giá
trị và tầm vóc lớn lao của nhân cách lớn, một danh nhân văn hóa lỗi
lạc của dân tộc.

22



KẾT LUẬN
Từ quá trình phân tích những tiền đề hình thành nên tư tưởng
con người của Nguyễn Trãi cùng những nội dung cơ bản của nó đã
đưa đến một số kết luận mang tính khái quát của đề tài nghiên cứu.
Có thể nói rằng, hiện thực luôn có sự tác động nhất định lên nhận
thức của mỗi con người, và ở đây chính bối cảnh xã hội Việt Nam
cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đầy những biến động, cùng những
xáo trộn trong bản thân chủ thể là nhân tố chính hình thành nên
những tư tưởng hướng đến con người, đến một chế độ xã hội vì con
người của Nguyễn Trãi. Nhận thức bao giờ cũng xuất phát từ thực
tiễn, song không phải lúc nào cũng có thể tác động ngược lại thực
tiễn. Việc hình thành nên những nhận thức, tư tưởng có giá trị đòi hỏi
chủ thể không chỉ có những cảm quan nhất định mà còn phải được
thực tiễn tạo điều kiện. Vì vậy mà đa phần những tư tưởng vĩ đại
thường đi trước thời đại sản sinh ra nó và tư tưởng con người của
Nguyễn Trãi chính là ví dụ điển hình nhất. Chính vì thế, mà những tư
tưởng đó luôn mang trong nó giá trị hiện thời nhất định để nó không
tan biến với thời gian mà luôn tồn tại, được kế thừa và phát triển ở
những tầm cao mới. Hơn nữa, tư tưởng về con người của Nguyễn
Trãi thực sự rất phù hợp với xã hội xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh
đã lựa chọn đồng thời nó cũng dung hòa với đường lối, chiến lược
phát triển của đất nước ta trong thời đại mới.

23


×