Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.04 KB, 14 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
TỈNH ĐỒNG NAI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG
ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng

 
NHÓM CHUYÊN ĐỀ 10

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM
CHUYÊN ĐỀ 10.3

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG HỒ TIÊU

Năm 2016


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đạt được
nhiều thành tự đáng ghi nhận: Giá trị sản xuất liên tục tăng với tốc độ bình quân
5 - 6%/năm; trong đó, thủy sản tăng 12%/năm, chăn nuôi tăng trên 10%/năm. Cơ
cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch khá rõ nét theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong trồng trọt, cây lâu năm có
giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng nhanh thay thế cây hàng năm có giá trị


thấp; đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế
cao; giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng gấp gần 5 lần so với
năm 1988…Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nông nghiệp trong thời gian qua vẫn
chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên
mức độ thâm dụng (một cách lãng phí) các nguồn tài nguyên hữu hạn như đất đai,
nguồn nước, lao động…) nên giá trị và hiệu quả chưa cao, không đáp ứng được
nhu cầu của người dân và các ngành kinh tế khác trong tình hình mới; thực trạng
này đòi hỏi phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng,
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có nhiều nguyên nhân làm cho tính hiệu quả trong nông nghiệp ở Đồng
Nai nói riêng và cả nước nói chung không cao; trong đó có nguyên nhân quan
trọng hàng đầu là sản xuất sản phẩm nông nghiệp chưa gắn kết được với thị
trường; người sản xuất ít có thông tin về thị trường tiêu thụ hay nói cách khác là
chuỗi giá trị ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp còn rời rạc, đứt đoạn và ít có
cơ hội nâng cấp chuỗi.
Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ
Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định số 150 của
UBND tỉnh Đồng Nai; theo đó, để việc liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả, rất cần một chuyên đề nghiên cứu sâu về chuỗi
giá trị ngành hàng để phân tích, đánh giá những tồn tại trong quá trình liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; qua đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng
cấp chuỗi giá trị ngành hàng.
Ở Đồng Nai, hồ tiêu là một trong những ngành hàng chủ lực, năm 2013
tổng diện tích trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh 9.339ha, chiếm 3,6% diện tích gieo
trồng các loại cây nông nghiệp; sản lượng 16.290 tấn. Trong những năm gần đây,
nhu cầu tiêu dùng tiêu ngày càng lớn làm cho giá cả tăng từ 140.000 – 170.000
đồng/kg nên người dân ồ ạt chuyển sang trồng tiêu làm cho diện tích hồ tiêu ngày
càng tăng. Ngoài các giải pháp về giống, quy trình canh tác, ứng dụng công nghệ
cao sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu; việc nghiên cứu, phân tích

chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu tỉnh Đồng Nai sẽ góp phần tạo cơ hội để nâng
cao giá trị gia tăng, tổ chức lại sản xuất để ngành hồ tiêu Đồng Nai nói riêng và cả
nước nói chung phát triển hiệu quả và bền vững.
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 1


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

I. KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG
Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Chuỗi giá trị ám chỉ đến
một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ
lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu
dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và
Morris 2001). Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong
chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành
phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên vật liệu và chuyển theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp
như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các
chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính,
đóng gói và tiếp thị (SonjaVermeulenere et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trị
bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ
quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi.
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc
thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài

nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng
sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh
hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống.
Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân
tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất
nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng với 4 kỹ thuật phân tích
chính như sau.
1. Sơ đồ hóa mang tính hệ thống
- Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay
nhiều) sản phẩm cụ thể.
- Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và
chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu
thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước.
- Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ
bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), các
phỏng vấn không chính thức, dữ liệu thứ cấp.
2. Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong
chuỗi, bao gồm:
- Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi.
- Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi.
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 2


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

- Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại
sản xuất.
3. Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi

- Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu
được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp.
- Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như
thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây.
- Vấn đề về quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn
cấm thương mại, và các tiêu chuẩn.
4. Nhấn mạnh vai trò của quản lý
- Có cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị.
- Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện
năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối, và gia
tăng giá trị gia tăng trong ngành.
II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG HỒ TIÊU
1. Thế giới
Cây hồ tiêu là cây gia vị thông dụng nhất trên thế giới hiện nay, là loại gia
vị cao cấp, chiếm vai trò chủ đạo (khoảng 34%) trong tổng giá trị sản lượng gia
vị được buôn bán trên Thế giới. Hồ tiêu có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu
cao, trên thị trường thế giới các sản phẩm hồ tiêu được giao dịch bởi các dạng
sau: tiêu đen, tiêu trắng (tiêu sọ), tiêu xanh và dầu nhựa tiêu.
Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng Tây Nam Ấn Độ, do có xuất xứ từ vùng
nhiệt đới ẩm nên cây hồ tiêu thường được trồng ở các nước thuộc vùng xích đạo,
từ khoảng 15o vĩ độ Bắc đến 15o vĩ độ Nam, với khoảng 70 nước trồng tiêu,
trong đó có 5 nước trồng chủ yếu là : Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và
Việt Nam.
Sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới không ngừng phát
triển, sản lượng hồ tiêu sản xuất trên thế giới đã tăng từ 100 nghìn tấn năm 1970
lên 320 ngàn tấn năm 2013 (trong đó tiêu đen 242,5 ngàn tấn và tiêu trắng 77,5
ngàn tấn), những nước sản xuất nhiều tiêu trắng là Việt Nam, Indonesia,
Malaysia, Trung Quốc. Phần lớn sản lượng tiêu sản xuất ra được dành cho xuất
khẩu, với khoảng 70% sản lượng hồ tiêu sản xuất hàng năm, 30% là tiêu dùng

trong nước của các nước sản xuất (trong 5 nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế
giới, chỉ có Ấn Độ có tiêu dùng trong nước chiếm phần lớn sản lượng sản xuất
ra - khoảng 81%, còn lại các nước khác xuất khẩu hầu hết sản lượng hồ tiêu
được sản xuất (trên 85%).
Hồ tiêu được tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới, hiện có trên 120 nước nhập
khẩu tiêu, với khoảng 250 ngàn tấn mỗi năm, trong đó các nước nhập khẩu chính
gồm: Mỹ (chiếm khoảng 22 - 23%), Singapore (khoảng 10%), Hà Lan (khoảng
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 3


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

9%), Đức (khoảng 7%), các nước còn lại, mỗi nước chiếm không quá 3%. Trong 3
nước nhập khẩu lớn nhất, thì: Mỹ chủ yếu cho tiêu dùng nội địa (khoảng 93%), còn
Singapore và Hà Lan tái xuất hầu hết lượng hồ tiêu nhập khẩu.
Sản lượng Hồ tiêu thế giới năm 2012, 2013 có tăng nhẹ so với năm 2011,
nhưng năm 2014 lại giảm sâu. Tồn kho gối đầu hàng năm ngày càng hạn hẹp,
nên tổng nguồn cung bình quân ba năm coi như không tăng.
Trong bối cảnh nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cùng với tình hình
thương mại toàn cầu ngày càng hội nhập sâu, tình trạng độc quyền, chi phối thị
trường giá cả Hồ tiêu của các nhà đầu cơ ngày càng hạn chế; Vì vậy giá tiêu đã
duy trì ở mức cao mấy năm qua theo xu hướng tăng, không theo chu kỳ tăng
giảm như những năm trước đây.
Theo IPC nhu cầu tiêu thụ tiêu toàn cầu khoảng 350.000 tấn/năm và có xu
hướng tăng khoảng 5%/năm.
Các nước thuộc Hiệp hội hồ tiêu quốc tế - IPC (gồm 6 nước là Việt Nam,
Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Malaysia và Sri Lanka) đều là những nước trồng và
xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu trên thế giới, chiếm khoảng 90% sản lượng thu hoạch

và 95% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới.
2. Việt Nam
Cây hồ tiêu là một trong 5 loại cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam, với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, là mặt
hàng nông sản duy nhất không xảy ra hiện tượng “được mùa mất giá” do người
nông dân có thể tự điều tiết lượng hàng hóa bán ra từng thời điểm để có được
giá cả có lợi nhất, sản xuất hồ tiêu đã, đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội tại các vùng trồng tiêu và sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Ở Việt Nam, hồ tiêu đã được trồng từ cách đây khoảng 140 năm, được du
nhập và trồng đầu tiên ở Hà Tiên, Phú Quốc, Phước Tuy và Bà Rịa. Hiện nay ở
nước ta, hồ tiêu được trồng chủ yếu từ vĩ tuyến 17 trở vào (do cây hồ tiêu không
chịu được nhiệt độ thấp), trong đó tập trung nhiều ở vùng Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ (chiếm gần 90% diện tích, 95% sản lượng hồ tiêu toàn quốc).
Trong những năm qua, sản xuất hồ tiêu của nước ta không ngừng phát
triển, thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2014 : Diện tích trồng hồ tiêu đã tăng từ 6,8
ngàn ha lên 62 ngàn ha (phân bố ở 28 Tỉnh, Thành phố); sản lượng tăng từ 9.400
tấn lên 130.000 tấn (tăng 13,83 lần); khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tăng từ 17.900
tấn lên 134.387 tấn (tăng 7,5 lần); giá trị xuất khẩu tăng từ 24,5 triệu USD lên 898
triệu USD (tăng 36,65 lần).
Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số
một thế giới 14 năm liền. Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định
trên trường quốc tế. Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã nhìn Việt Nam với con mắt
tôn trọng, lắng nghe và cùng chia sẻ.
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 4


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực


Năm 2013, thị phần xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam qua các châu lục như sau:
Châu Á (49,10%); Châu Âu (47,70%); Châu Mỹ (28,10%) và Châu Phi (9,50%).
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất
khẩu tháng 7/2014 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối
lượng xuất khẩu tiêu lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về
khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Hồ tiêu Việt Nam đã chiếm tỷ trọng áp đảo về sản lượng về số lượng xuất
khẩu (trên 30% sản lượng và trên 50% thị phần xuất khẩu) giá cả cạnh tranh.
Nếu Việt Nam đồng lòng sẽ đủ sức bình ổn giá cả thị trường.
Những dự báo về tình hình sản xuất và thương mại Hồ tiêu trong phạm vi
toàn cầu, có thể dự đoán trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020 và tầm nhìn nhiều năm tới, Hồ tiêu VN vẫn có nhiều tiềm năng, lợi
thế cạnh tranh trên trường quốc tế về nhiều mặt so với các nước.
3. Tỉnh Đồng Nai
Ở Đồng Nai, cây tiêu bắt đầu trồng từ đầu thế kỷ 20 nhưng diện tích và
sản lượng chưa đáng kể. Năm 1990, diện tích trồng tiêu ở Đồng Nai là 1.010
ha, đến nay giá hạt tiêu trong nước và thế giới tăng cao, người dân đổ xô
trồng tiêu , diện tích lên tới 9.339 ha vào năm 2013.
Đồng Nai là một trong ba tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước chỉ
đứng sau Bình Phước (10.000ha). Năm 2012, huyện có diện tích hồ tiêu lớn
nhất là Tân Phú (1.862ha), Cẩm Mỹ (1.732ha), Xuân Lộc (1.603ha), Trảng Bom
(1.588ha)… Những năm gần đây, giá hạt tiêu dao động ở mức cao, bình quân
từ 140.000 – 170.000 đồng/kg, người nông dân đã chuyển diện tích không
thích hợp của cây trồng khác sang trồng tiêu.
Năm 2013, năng suất bình quân của tỉnh đạt 2,23 tấn/ha thấp hơn các tỉnh
Bình Phước, Tây Ninh khoảng 1 tấn/ha. Ở một số huyện như Xuân Lộc, Định
Quán, Thống Nhất ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật canh tác mới, tưới tiết
kiệm nước… mang lại năng suất cao từ 4 – 6 tấn/ha.


Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 5


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Bảng 1: Diện tích - năng suất – sản lượng tiêu năm 2013 phân theo huyện
Đơn vị: Ha, Tấn/ha và Tấn
S

Hạng Mục

TT
1

Vĩnh Cửu

2

Tân Phú

3

Định Quán

4

Xuân Lộc


5

119

Diện tích
thu hoạch
116

1.961

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

0,85

99

1.814

2,39

4.334

619

451


1,77

797

1.854

1.296

2,79

3.613

Long Khánh

824

784

1,98

1.556

6

Thống Nhất

373

310


1,37

426

7

Long Thành

82

80

1,43

114

8

Nhơn Trạch

19

19

0,95

18

9


Trảng Bom

1.609

810

2,20

1.784

10

Cẩm Mỹ

1.879

1.613

2,20

3.549

Toàn tỉnh

9.339

7.294

2,23


16.290

Giống tiêu chủ yếu ở Đồng Nai là tiêu sẻ lá lớn, tiêu Phú Quốc, Tiêu
Belantoeng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Để nâng cao hiệu
quả cây tiêu, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai tích cực hướng dẫn người dân áp
dụng khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất, từ khâu làm đất, chọn giống
đến khâu chăm sóc, thu hoạch và chế biến, đặc biệt là khâu chăm sóc. Tiêu là một
loại cây trồng khó tính, nếu chăm sóc không đúng cách thì tiêu rất dễ mắc bệnh và
nhanh chóng lây lan làm cho tiêu chết hàng loạt. Buộc người dân phải đưa ra các
giải pháp phù hợp cho hồ tiêu như thâm canh, bón phân hợp lý, tưới tiết kiệm,
tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây tiêu; trồng xen các loại cây
khác với tiêu như cà phê cho hiệu quả kinh tế cao; xử lý ra hoa tập trung
tránh ảnh hưởng của mưa trái vụ, giúp cho việc thụ phấn, chăm sóc tốt, tăng tỷ
lệ đậu quả…
Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu hạt
tiêu của các doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt 3.100 tấn, tổng giá trị gần 23 triệu
USD. Hiện giá xuất khẩu hạt tiêu đen đang ở mức cao trên 7.100 USD/tấn, cao
hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 50 đến 60 USD/tấn.
III. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG HỒ TIÊU ĐỒNG NAI
- Nhà cung ứng vật tư nông nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp (giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) cho hộ nông dân, chủ trang trại để họ sản xuất
ra hạt tiêu đen. Hạt tiêu đen được các thương lái cấp 1 thu gom và bán cho thương
lái cấp 2 (đại lý). Thương lái cấp 2 phân phối sản phẩm theo 3 kênh: một phần
cung ứng cho các cơ sở chế biến tiêu sọ; một phần cung ứng cho các cơ sở bán lẻ
hồ tiêu (siêu thị, các chợ bán buôn hoặc bán lẻ); phần còn lại, cung ứng cho các
doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu. Như vậy, sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu
như sau:
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 6



Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Hình 1 Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Bảng 2: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu
Các khâu
trong chuỗi

Cung ứng
đầu vào

Sản xuất

Thu gom 1

Thu gom 2
(Đại lý)

Hoạt động
của từng
khâu

Vật tư NN

Làm đất

Thu gom


Thu gom

Lao động

Gieo
trồng

Vận chuyển

Vận chuyển

Đất đai

Chăm sóc

Tạm trữ

Tạm trữ

Tiền vốn
Vật tư NN,
đất đai, lao
động, tiền
vốn…
Nhà cung
cấp vật tư
đầu vào

Thu hoạch


V.v…
Hồ tiêu đã
được thu
gom về đại


V.v…
Hồ tiêu đã
được bán cho
nhà chế biến
hoặc nhà XK
Thương lái
tại huyện,
tỉnh

Sản phẩm

Tác nhân

Hạt tiêu
đen
Trang trại

Thương lái
tại ấp, xã

Chế biến

Thương mại


Hạt tiêu sọ
(tiêu trắng)

Hạt tiêu (đen
hoặc trắng) đã
được XK hoặc
bán trong nước

Doanh
nghiệp chế
biến

Nhà XK

Nông dân
Hỗ trợ giá
trị

Thương nhân

Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)
Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp các huyện
Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 7


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia
chuỗi: Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của
các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu, các khoản chi phí,
doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:
Bảng 3 GTGT và cơ cấu GTGT của từng chủ thể tham gia GTNH hồ tiêu
STT

Chủ thể

Chi phí
(đồng)

Doanh
thu
(đồng)

Giá trị
gia tăng
(đồng)

% GTGT
(tiêu đen)

% GTGT
(tiêu
trắng)

1


Nhà cung ứng vật tư

18.870

20.966

2.096

1,69

1,50

2

Người trồng hồ tiêu

61.700

150.000

88.300

71,01

63,10

3

Nhà thu gom 1


153.000

160.650

7.650

6,15

5,47

4

Đại lý hồ tiêu

165.470

175.398

9.928

7,98

7,09

5

Doanh nghiệp chế biến

245.557


256.607

11.050

-

7,90

6

Nhà xuất khẩu tiêu đen

178.906

195.279

16.373

13,17

-

7

Nhà xuất khẩu tiêu trắng

272.003

292.919


20.915

-

14,95

Đối với hồ tiêu đen, tổng giá trị gia tăng là 124.348 đồng/kg; trong đó, nhà
cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 2.096 đồng (1,69%); người trồng hồ tiêu
hưởng 88.300 đồng (71,01%); người thu gom 1 hưởng 7.650 đồng (6,15%); đại lý
hồ tiêu hưởng 9.928 đồng (7,98%) và nhà xuất khẩu hồ tiêu đen hưởng 16.373
đồng (13,17%). Đối với hồ tiêu trắng, tổng giá trị gia tăng 129.940 đồng; trong
đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 2.096 đồng (1,5%); người trồng hồ
tiêu hưởng 88.300 đồng (63,1%); người thu gom 1 hưởng 7.650 đồng (5,47%);
đại lý hồ tiêu hưởng 9.928 đồng (7,09%); doanh nghiệp chế biến hồ tiêu hưởng
11.050 đồng (7,90%) và nhà XK hồ tiêu trắng hưởng 20.915 đồng (14,95%).
IV. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG
HỒ TIÊU ĐỒNG NAI
1. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp
- Chuỗi giá trị sản phẩm là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có
quan hệ với nhau từ việc cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến
và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
- Trong chuỗi giá trị có các khâu, các khâu có thể mô tả cụ thể bằng các
hoạt động, người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi gọi là tác
nhân. Trong chuỗi giá trị còn có các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị; nhiệm vụ của các
nhà hỗ trợ chuỗi là tạo môi trường thuận lợi để các tác nhân thực hiện tốt chức
năng của mình trong khâu.
- Phân tích chuỗi giá trị giúp ta xác định được những khó khăn của từng
khâu trong chuỗi; từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu


Trang 8


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

được yêu cầu cả thị trường và phát triển bền vững. Phân tích chuỗi giá trị còn
giúp các nhà hỗ trợ xác định được các nút thắt cần hỗ trợ đối với các tác nhân
trong các khâu của chuỗi và có những tác động để tháp gỡ, hỗ trợ phát triển.
- Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó
khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của
thị trường để phát triển chuỗi một cách bền vững. Để nâng cấp chuỗi GT thành
công cần tiến hành củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc.
- Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu
(các hộ nông dân cùng sản xuất một ngành hàng liên kết để xây dựng cánh đồng
lớn, thành lập các HTX...) để giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán, số lượng bán...
Giải pháp để thúc đẩy liên kết ngang được đề xuất đối với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp Đồng Nai gồm:  Xác định cụ thể các tiêu chí cánh đồng lớn  xây
dựng thành công các cánh đồng lớn theo tiêu chí  Mỗi cánh đồng lớn, vận
động để thành lập 1 hợp tác xã  Gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với đẩy
mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Tổ chức cho các hộ nông dân được tham quan, học tập các mô hình sản xuất
kinh doanh, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao an toàn, các mô hình
kinh tế hợp tác... Tập huấn, nâng cao kiến thức về thị trường cho nông dân,
chỉ rõ các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ nhóm, HTX. Tổ chức các cuộc đối
thoại trực tiếp với các tác nhân khác trong chuỗi  Ban hành và thực hiện tốt
các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, công nghệ cao, an toàn...
- Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của
chuỗi. Có được liên kết dọc sẽ làm giảm chi phí chuỗi (chi phí trung gian), sự

liên kết dọc làm gắn kết lợi ích giữa các tác nhân trong các khâu, qua đó giảm
được những chi phí không cần thiết và cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất
lượng sản phẩm; tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân nắm được để
cùng nhau đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Liên kết dọc cũng là cơ hội để
chuỗi giá trị ngành hàng mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Có nhiều giải pháp
để thúc đẩy liên kết dọc; trong đó, các giải pháp quan trọng gồm:  Khuyến
khích các tác nhân chuỗi (nông dân, đại diện hợp tác xã, các doanh nghiệp...)
tham gia các hội chợ thương mại và tổ chức triển lãm... nhằm tập hợp các tác
nhân trong cùng một chuỗi  Tổ chức các cuộc họp hoặc hội thảo giữa các tác
nhân trong chuỗi nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh (tổ chức hội nghị khách
hàng) xây dựng Webside giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên
trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng  Xây dựng và thực
hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào sản
xuất, kinh doanh NN.
Ngoài việc củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc
cần có các giải pháp để tăng cường vai trò của các tác nhân hỗ trợ giá trị như:
Các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa học, các hội, hiệp
hội và các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn.
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 9


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Từ những phân tích trên và những đánh giá về thực trạng chuỗi giá trị các
ngành hàng ở phần trên; chúng tôi đề xuất sơ đồ chuỗi giá trị theo các mối liên
kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản như sau:
Hình 2: Sơ đồ các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
NHÀ NƯỚC

- Các bộ, ngành
- Sở NN và PTNT
- Phòng NN huyện
KHUYẾN NÔNG

NHÀ
KHOA
HỌC

NHÀ NÔNG
HTX
Tổ HT
Hộ nông dân
DN sản xuất NN

DOANH NGHIỆP THU
MUA, CHẾ BIẾN, BẢO
QUẢN TIÊU THỤ
NÔNG SẢN

NHÀ
KHOA
HỌC

DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Giống Xăng dầu Phân bón Thuốc BVTV, TY TAGS

Ghi chú:

Thông tin lãnh đạo, chỉ đạo


Quan hệ hợp đồng

Quan hệ tư vấn và thông tin phản hồi

Theo đó, các mối liên kết được thể hiện như sau:
Liên kết ngang: Các nhà nông, sản xuất cùng một ngành hàng, cùng địa
phương, liên kết với nhau để xây dựng cánh đồng lớn (theo tiêu chí cánh đồng
lớn đã trình bày ở trên); mỗi cánh đồng lớn thành lập một hợp tác xã, với nhiều
mục tiêu; trong đó, có mục tiêu quan trọng là có tư cách pháp nhân để thương
thảo và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp.
Liên kết dọc: Doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông
sản liên kết với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông sản và cử đại diện
thương thảo, ký kết hợp đồng với nông dân cả về cung ứng vật tư, tư vấn sản
xuất và tiêu thụ nông sản
Các tác nhân hỗ trợ giá trị bao gồm: Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, Sở
Nông nghiệp PTNT, phòng nông nghiệp huyện khuyến nông các cấp, khuyến
nông, bảo vệ thực vật, các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể, ngân hàng và các
cơ quan truyền thông; Các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu và các nhà
khoa học khác... Trong đó, Nhà nước mà trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh, phòng nông nghiệp và PTNT huyện là cơ quan chủ trì thực hiện, tổ chức
liên kết, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng vùng nguyên liệu.

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 10


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực


2. Nhóm giải pháp về xây dựng cánh đồng lớn, phát triển hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ NS theo QĐ 62/2013/QĐ-TTg của Thủ
tướng CP.
2.1. Xây dựng cánh đồng lớn:
Căn cứ Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND
tỉnh Đồng Nai ban hành quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển
hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai; theo đó, tiêu chí cánh đồng lớn như sau:
Tiêu chí bắt buộc
a. Phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
b. Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất
c. Đáp ứng một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua
hợp đồng giữa nông dân, các tổ chức đại diện của nông dân, với doanh nghiệp.
d. Quy mô diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn
+ Nhóm rau, hoa, cây dược liệu: 10 ha liền thửa
+ Nhóm cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (lúa, bắp, đậu, mì,
mía…) 50ha liền thửa.
+ Nhóm cây ăn quả (xoài, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, chuối, mít, thanh
long…), cây công nghiệp lâu năm (Cà phê, điều cao su, ca cao, mắc ca…) 50 ha;
riêng cây tiêu: 20 ha, không nhất thiết phải liền thửa nhưng phải nằm trong cùng
một vùng sản xuất chuyên canh tập trung.
Tiêu chí khuyến khích lựa chọn dự án
Trường hợp có nhiều dự án (đảm bảo tiêu chí bắt buộc), ưu tiên dự án có:
a. Vùng sản xuất có hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, điện, giao thông nội
đồng…) đáp ứng yêu cầu SX hàng hóa tập trung thuận lợi cho sơ chế chế biến
và tiêu thụ SP.
b. Quy mô diện tích lớn hơn, tập trung và áp dụng cơ giới hóa SX theo
GAP… và có đại lý, cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến NS gần nơi SX.
Căn cứ tiêu chí nêu trên, có thể xác định được số lượng cánh đồng lớn
đối với từng ngành hàng. Các địa phương đã tiến hành quy hoạch số lượng và

quy mô cánh đồng lớn đối với đối với từng loại cây trồng trên địa bàn; theo đó,
số lượng và quy mô cụ tể từng cánh đồng lớn đối với ngành hàng hồ tiêu được
quy hoạch như sau:

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 11


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

Bảng 4: Quy hoạch cánh đồng lớn ngành hàng hồ tiêu
STT
I

Thị xã Long Khánh

873

4

Tên cánh đồng lớn
Phú Hòa, Phú lợi, Gia
Canh

1

Bảo Quang

250


5

Pvinh + P.Tân

2

Hàng Gòn

163

IV

3

Bàu Trâm

75

1

Lang Minh

160

4

Bàu Sen

46


2

Xuân Bắc

460

5

Bảo Vinh

213

3

Xuân Thọ

800

6

Xuân Tân

80

4

Suối Cao

665


7

Phú Bình

46

5

Xuân Trường

210

II

Huyện Tân Phú

1.790

6

Xuân Hiệp

190

1

Phú lộc

500


V

Huyện Trảng Bom

2

Núi tượng

200

1

Bàu Hàm

360

3

Phú lập

100

2

Sông Thao

326

4


Phú Thịnh

100

3

Sông Trầu

347

5

Tà Lài

150

4

Thanh Bình

800

6

Phú Xuân

200

VI


Huyện Thống Nhất

260

7

Thị Trấn Tân Phú

50

1

Hưng Lộc (Hưng Thạnh)

130

8

Nam Cát Tiên

100

2

Gia Tân 3 (Tân Yên)

57

9


Phú Bình

50

3

Gia Kiệm

40

10

Phú Trung

80

4

Quang Trung (đồi đông)

33

11

Trà Cổ

200

VIII


12

Phú Thanh

60

1

Bảo Bình

30

III

Huyện Định Quán

660

2

Xuân Tây

100

1

Thanh Sơn

120


3

Lâm San

140

2

Phú Túc, Suối Nho
Ngọc Định, TT Định
Quán

180

4

Sông Ray

120

60

5

Xuân Đông

3

Tên cánh đồng lớn


Quy mô (ha)

STT

Huyện Xuân Lộc

Huyện Cẩm Mỹ

CỘNG TOÀN TỈNH

Quy mô (ha)
150
150
2.485

1.833

440

50
8.341,0

Tuy nhiên, việc quy hoạch ở các địa phương mới chỉ dừng lại ở xác định
số lượng và quy mô cánh đồng lớn.
Để được công nhận là cánh đồng lớn cần xây dựng và thực hiện hàng loạt
các giải pháp để đáp ứng các tiêu chí về quy trình sản xuất đồng bộ, đáp ứng các
hình thức liên kết và các tiêu chí khuyến khích khác Các giải pháp cụ thể là:
Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của từng loại ngành hàng. Vận
động nông dân tham gia phong trào xây dựng cánh đồng lớn, tham gia tập huấn

về kỹ thuật canh tác và quy trình sản xuất. Vận động các hộ nông dân trong từng
cánh đồng lớn thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm dịch vụ thực hiện các
công đoạn trong quá trình sản xuất (làm đất, tưới, chăm sóc, bón phân, thu
Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 12


Đề tài KH: Nghiên cứu các yếu tố KT - KT và TT để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực

hoạch, chế biến...); đồng thời đảm bảo tư cách pháp nhân để tham gia liên kết
với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Vận động các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sản xuất
ngành hàng

KẾT LUẬN
+ Cây hồ tiêu được trồng ở tỉnh Đồng Nai từ khá lâu đời và ngày càng tỏ
ra thích hợp đối với các vùng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; việc trồng, chăm sóc
một loại cây trồng khó tính gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng diện tích trồng hồ
tiêu đang có xu hướng tăng nhanh; điều này chứng tỏ cây hồ tiêu đã và đang
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh. Tuy
nhiên, việc bón quá nhiều phân, thuốc BVTV, thu hoạch không đúng quy trình
làm cho chất lượng sản phẩm thấp. Cần phải có các biện pháp khắc phục cho việc
trồng tiêu, chỉ trồng ở những nơi có điều kiện đất đai, thời tiết phù hợp, sử dụng
phân bón, thuốc BVTV phù hợp, thu hoạch đúng thời điểm, đồng thời trồng tiêu
xen canh với các cây trồng khác.
+ Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu Đồng Nai khá chặt chẽ..
Chuỗi giá trị của ngành hàng hồ tiêu đơn giản từ khâu sản xuất đến khâu tiêu
thụ, qua các kênh phân phối hàng hóa một cách nhanh và ngắn nhất. Từ đó giảm
thiểu tối đa được các chi phí phát sinh mang lại lợi nhuận cho các bên tham gia

chuỗi giá trị. Tuy nhiên, Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu ở Đồng
Nai còn nhiều tồn tại và hạn chế; trong đó, đáng kể là sự liên kết lỏng lẻo giữa
các tác nhân tham gia chuỗi, nhiều khi mối liên kết bị đứt đoạn. Các tác nhân
tham gia chuỗi không đồng quyền về tiếp nhận thông tin, là nguyên nhân làm
cho sự không đồng quyền trong phân chia lợi nhuận và giá trị gia tăng… chính
những nguyên nhân này làm cho cơ hội để nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng
ngày càng giảm thấp.
+ Để nâng cao hiệu quả cho ngành hồ tiêu, cần thực hiện tái cơ cấu tổ
chức sản xuất, thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của
Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; đồng thời đề suất sơ đồ
chuỗi giá trị mới đối với ngành hàng hồ tiêu theo hướng các doanh nghiệp (cung
ứng vật tư và thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm) liên kết chặt chẽ với người
trồng hồ tiêu thông qua việc xây dựng cánh đồng lớn, thành lập các hợp tác xã
để có tư cách pháp nhân hợp đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp.
TP. Biên Hòa, ngày tháng năm 2016

Chuyên đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu

Trang 13



×