Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn Trung tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ Y

HỖ TRỢ TRẺ EM TỰ KỶ TRONG GIAO TIẾP TỪ
THỰC TIỄN TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ
TRỊ LIỆU TRẺ EM, HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ Y

HỖ TRỢ TRẺ EM TỰ KỶ TRONG GIAO TIẾP TỪ
THỰC TIỄN TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ
TRỊ LIỆU TRẺ EM, HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH VĂN CHẨN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Công tác xã hội về “Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn
Trung tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài
khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Y


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội
với đề tài “Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn trung tâm tư vấn
giáo dục và trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh”
ngoài sự cố gắn của bản thân, tôi đã nhận được giúp đỡ, những lời động viên
từ gia đình, thầy cô và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Huỳnh Văn
Chẩn là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy cho tôi trong suốt
hai năm học vừa qua, cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích để ứng dụng
vào đề tài của mình.

Tôi cũng trân trọng cảm ơn đến Ban giám đốc Học viện Khoa học xã hội
và quản lý, các nhân viên, phụ huynh trẻ tự kỷ tại trung tâm Tư vấn giáo dục
và trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận này.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Y


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ...... 11
ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ.................................................................................. 11
1.1. Một số vấn đề lý luận về trẻ tự kỷ ...................................................... 11
1.2. Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ........................................... 21
1.3. Lý luận về công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ....................................... 23
1.4. Các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội với trẻ tự kỷ ................. 29
1.5. Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trẻ tự kỷ .............. 32
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ HỖ TRỢ KĨ
NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁO
DỤC VÀ TRỊ LIỆU TRẺ EM ...................................................................... 36
2.1. Khái quát chung về Trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ............ 36
2.2. Thực trạng hỗ trợ phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ .............. 38
2.3. Nội dung phương pháp hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ........... 52
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ
TRỢ GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ TRỊ LIỆU TRẺ EM ......................................... 56
3.1. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ..... 56
3.2. Vận dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ kĩ năng giao tiếp

cho trẻ tự kỷ từ thực tiễn trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em ........ 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH

Công tác xã hội

KNGT

Kĩ năng giao tiếp

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

TTK

Trẻ tự kỷ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG
Bảng 1.1: Các tiêu chí dùng trong DSM-V-TR .............................................. 17
Bảng 2.1: Đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động giáo dục ........................ 43
Bảng 2.2: Mức độ hiệu quả các hoạt động tham vấn cho trẻ tự kỷ ................ 45
Bảng 2.3: Nội dung chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ tại trung tâm
tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em..................................................................... 47
Bảng 2.4: Đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động trị liệu tại cơ sở ............ 48
Bảng 3.1: Đặc điểm nhóm viên:...................................................................... 62
Bảng 3.2: Chương trình hoạt động:................................................................. 62
Bảng 3.3: Đặc điểm của từng thành viên trong nhóm .................................... 67
BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng ........................................ 40
Biểu đồ 2.2: Đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng ................................ 41
Biểu đồ 2.3: Nội dung giáo dục cho trẻ tự kỷ ................................................. 42
Biểu đồ 2.4: Nội dung tham vấn cho trẻ tự kỷ ................................................ 44
Biểu đồ 2.5: Nội dung các hoạt động trị liệu cho trẻ tự kỷ ............................ 46
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình trị liệu tại trung tâm ATC ............................................... 38
Sơ đồ 2.2: Vòng tay bạn bè được thể hiện như sau: ....................................... 51
Sơ đồ 3.1: Tương tác giữa các thành viên trong nhóm (1) ............................. 66
Sơ đồ 3.2: Tương tác giữa các thành viên trong nhóm (2) ............................. 74


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình là tương lai của đất nước. Trong những năm
qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm
vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lượt con người, góp
phần tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam là quốc gia có số lượng trẻ khuyết tật khá cao (khoảng 1,2 triệu trẻ từ độ

tuổi 0 đến 18 tuổi). Vì thế công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật đã và đang
là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội.
Hiện nay, tự kỷ được xem là “căn bệnh” của thời đại, số lượng TTK đang gia
tăng một cách đáng báo động ở mọi quốc gia trên thế giới, ở mọi chủng tộc, màu da,
mọi dân tộc, các nền văn hóa khác nhau. Tại Việt Nam hiện chưa có một số liệu
thống kê hay điều tra khảo sát dịch tễ nào về tự kỷ nhưng theo nhận định của các
chuyên gia thì số TTK được phát hiện có su hướng ngày một gia tăng so với các
bệnh và dạng khuyết tật khác thường gặp ở trẻ em. Trong khi nguyên nhân dẫn đến
căn bệnh này còn chưa có kết luận chính xác thì việc gia tăng trẻ mắc bệnh đã khiến
nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Theo như những khảo sát tại bệnh viện nhi, phòng
khám tâm thần nhi ở Việt Nam cho thấy số trẻ được chuẩn đoán mắc tự kỷ tăng
nhanh. Một vấn đề khá đau đầu với các chuyên gia là số TTK được phát hiện muộn
khá cao, tại Bệnh viện Nhi trung ương, số trẻ phát hiện muộn là 44%. Theo số liệu
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nước ta hiện có khoảng 5% - 7% trẻ em
có khuyết tật ở độ tuổi 15 trở xuống. Trong đó, TTK và bại não chiếm 40%. BV
Châm cứu trung ương thống kê hằng năm, khoảng 3.000 lượt trẻ có vấn đề về não
và tự kỷ đến điều trị. Như vậy, vấn đề đặc ra số TTK có nhu cầu được can thiệp
trong xã hội là rất lớn. Quá trình chuẩn đoán can thiệp sớm trẻ mắc bệnh tự kỷ
không được hiểu rõ và quan tâm đúng mực dẫn đến nhiều trẻ được phụ huynh đưa
đến điều trị trẻ đã sa sút rất nhiều so với các bạn đồng trang lứa, thậm chí không nói
được khiến việc can thiệp rất khó khăn. Việc can thiệp càng trễ càng khó giúp trẻ
rút ngắn khoảng cách với bạn bè.

1


Giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là nền tảng của mọi nhận thức và định hướng cho
việc hình thành nhân cách của trẻ em. Trẻ em giao tiếp để tìm hiểu về thế giới xung
quanh, thể hiện yêu cầu, đòi hỏi quan tâm, tham gia vào các hoạt động học tập, vui
chơi, giải trí,… . Vì thế, KNGT được xem là một nền tảng có ý nghĩa quan trọng

trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Những trẻ mắc hội chứng tự kỷ khó khăn cả về giao tiếp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ, KNGT của trẻ cũng bị hạn chế. Đặc biệt các em khó khăn trong việc giao
tiếp bằng mắt, cử chỉ, điệu bộ hay kém khả năng biểu cảm ngôn ngữ cơ thể làm cho
những trẻ này không cảm nhận được người khác đang nghĩ gì về mình, hài lòng hay
không hài lòng và người khác cũng cảm thấy khó hiểu với chúng. Những khó khăn đó
đã gây trở ngại rất lớn trong việc hòa nhập cộng đồng như: kết bạn, tham gia vào các
hoạt động vui chơi, các quan hệ xã hội. Ngoài ra, những người xung quanh không hiểu
những khó khăn đó, không cảm thông với trẻ, kì thị, xa lánh, khiến cho trẻ ngày càng
mặc cảm, tự ti, thiếu niềm tin vào người khác,… Từ đó, trẻ dần cô lập, tránh giao tiếp
với thế giới xung quanh. Điều này khiến cho quá trình giao tiếp của trẻ vốn khó khăn
lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu những khó khăn đó và tạo ra
được một môi trường giao tiếp thân thiện, tích cực để hỗ trợ trẻ khắc phục những khó
khăn trên thì trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập cộng đồng hơn.
Ở Việt Nam hiện nay, các công trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ giao tiếp cho TTK
còn ít. Vì những lý do trên tôi cho rằng việc thực hiện đề tài: “Hỗ trợ trẻ em tự kỷ
trong giao tiếp từ thực tiễn Trung tâm tư vấn giáo dục và Trị liệu trẻ em, huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” vào thời điểm nay là cần thiết. Từ kết quả
nghiên cứu nhằm giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về giao tiếp của những trẻ
không may mắc phải hội chứng tự kỷ. Đồng thời đưa ra các giải pháp kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ giao tiếp cho TTK tại trung tâm tư vấn
giáo dục và trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, góp phần
tạo điều kiện cho TTK hòa nhập cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về tự kỷ ở trẻ em

2


Hội chứng tự kỷ được mô tả là những khiếm khuyết của một đứa trẻ trong quá

trình phát triển về các mặt tương tác, giao tiếp xã hội và các biểu hiện hành vi rập
khuôn, định hình, lặp đi lặp lại một cách cứng nhắc, các biểu hiện khởi phát từ rất
sớm, trước 3 tuổi và có ảnh hưởng lâu dài, ngày càng rõ rệt đến sự phát triển của
người đó. Hội chứng tự kỷ đã có lịch sử phát triển gần 70 năm. Nghiên cứu về tự kỷ
nở rộ phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu nghiên cứu nổi bật ở các
nước có nền khoa học phát triển như Mỹ, Châu Âu. Kết quả tìm kiếm từ “autism” ở
tên của nghiên cứu có 12.174 kết quả và trên PsyINFO là 38.250 bài báo, sách, luận
văn, luận án. Như vậy có thể nói là số lượng và chủ đề nghiên cứu trên thế giới là
vô cùng rộng lớn, phong phú, vấn đề tự kỷ đã và đang được quan tâm nghiên cứu.
Trong giai đoạn hiện nay, tỉ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ có xu hướng gia tăng, tuy nhiên
hội chứng tự kỷ đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của nhân loại, có thể
điểm qua như sau:
2.1.1. Nghiên cứu về công cụ chuẩn đoán, đánh giá trẻ tự kỷ
Bảng phân loại ICD - 10 của tổ chức Y tế thế giới (1992) và bảng phân loại
DSM - VI của Hội tâm thần học Hoa Kỳ (1994) đều chia ra các rối loạn lan tỏa của
tuổi phát triển.
Năm 1994 đưa ra sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần DSM IV, bao gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán Tự kỷ tìm ra những biểu hiện khiếm khuyết
về chất lượng quan hệ xã hội, chất lượng giao tiếp và một số hành vi bất thường.
Theo Ba - rem được hướng dẫn, nếu trẻ có đủ các dấu hiệu tiêu chuẩn theo thang
đánh giá thì sẽ được xác định là có Tự kỷ hay không.
Năm 1996, Baron - Cohen, Allen và Gilber nghiên cứu công cụ sàn lọc Tự kỷ
trên hơn 12.000 trẻ ở độ tuổi 18 tháng. Sau đó chọn được 9 dấu hiệu được dùng
dưới dạng bộ câu hỏi khẳng định, dễ sử dụng tại các phòng khám nhi, phục hồi chức
năng. Bộ câu hỏi này có tên “Bảng đánh giá Tự kỷ ở trẻ nhỏ” (Checklist for Autism
in Toddler - Chat). Bộ câu hỏi CHAT này (gồm 9 dấu hiệu) có tính đặc hiệu cao,
nghĩa là trẻ có những dấu hiệu này thì có nguy cơ Tự kỷ cao, nhưng nó lại có độ nhạy
thấp. Nếu TTK nhẹ thì có thể có các dấu hiệu trên sẽ không quan sát thấy, dẫn đến dễ

3



bị bỏ sót trẻ nhẹ hoặc không điển hình. Vì vậy, năm 2001 Robin, Fein, Barton &
Green bổ sung vào công cụ sàn lọc này them 14 câu hỏi thuộc lĩnh vực rối loạn vận
động, quan hệ xã hội, bắt chước và định hướng. Bộ câu hỏi bổ sung có tên là M CHAT 2001, được dùng để sàn lọc TTK trong độ tuổi 18 - 24 tháng.
2.1.2. Nghiên cứu về hỗ trợ kĩ năng giao tiếp
Tác giả Kak - Hai - Nodich người Đức đã nêu rõ về ngôn ngữ phong phú và đa
dạng, dẫn dắt trẻ từ những âm thanh “gừ, gừ” ở tuổi sơ sinh đến sử dụng, nắm vững
ngôn ngữ thành thạo, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về trí tuệ.
TTK chưa có ngôn ngữ, chưa biết cách giao tiếp, các bật phụ huynh cần phải bắt
đầu công việc can thiệp như: luyện âm, luyện giọng, luyện hơi sau đó đến luyện nói.
Bằng những ví dụ, cách làm cụ thể, thiết thực tác giả đã giúp các bậc phụ huynh
TTK biết cách lựa chọn môi trường can thiệp và giáo dục cho TTK phù hợp để phát
triển giao tiếp.
Tác giả Steven Gutstin cho rằng để giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp cần
phải hình thành và phát triển mối quan hệ giữa trẻ hiểu được bản thân trẻ (tên gọi,
các bộ phận cơ thể), hiểu được mối quan hệ giữa trẻ và các đồ vật trong gia đình
(tên gọi, đặc điểm, cách sử dụng), mối quan hệ giữa trẻ và các sự vật, hiện tượng
trong thế giới xung quanh. Trong mỗi hoàn cảnh, tình huống có vấn đề TTK biết
cách giao tiếp phù hợp. Tác giả đã giúp cho giáo viên, phụ huynh biết được một
phương pháp mới trong việc hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp cho TTK [27].
2.1.3. Hướng nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tự kỷ
Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định về nguyên nhân dẫn
đến tự kỷ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng về cơ sở sinh học của rối loạn
tự kỷ bao gồm: các nhân tố sinh học; các nhân tố sinh hóa; các nhân tố di truyền;
các nhân tố miễn dịch; các nhân tố gia đình và tâm lý động học.
2.1.4. Hướng nghiên cứu về tỷ lệ mắc tự kỷ
Số liệu nghiên cứu các công trình về tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ nhìn chung
TTK có xu hướng tăng trên thế giới và cả Việt Nam.

4



Nghiên cứu về tỉ lệ tự kỷ được phân tích so sánh theo các biến số như: giới
tính, vùng miền, dân tộc, chủng tộc, nhóm kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu về tỉ lệ TTK trong cộng đồng dân số nói chung và trẻ em nói riêng.
2.1.5. Hướng nghiên cứu về giáo dục hòa nhập
Nghiên cứu về giáo dục hòa nhập cho TTK, các nhà nghiên cứu theo đuổi theo
hai hướng chính: những khó khăn thách thức khi TTK học trong lớp học hòa nhập
và mô hình giáo dục hòa nhập phù hợp cho nhóm trẻ này.
Đại diện cho nghiên cứu này có các nhà khoa học như: Mesibov & Shea;
Robertson, Chamberlain, Kasari, Simpson, Rose, Dunlap, Huber & Kincaid.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về tự kỷ ở trẻ em
Trong những năm gần đây những vấn đề liên quan đến “bệnh tự kỷ”, hay còn
gọi “hội chứng tự kỷ” được quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu sâu rộng ở nước ta.
Tại các khoa tâm thần của các bệnh viện trên cả nước đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu
một cách có hệ thống, đặc biệt tại các trung tâm của các thành phố lớn như Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Sự phát triển của phương tiện truyền thông báo chí
cũng góp phần rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin những điều cần biết về
bệnh tự kỷ. Các trang báo uy tín như: Báo Khoa học và Đời sống, báo Tiếp thị gia
đình, Sài gòn tiếp thị, Vnexpress,… đều có những bài viết cung cấp những thông tin
hữu ích cho mọi người và đặc biệt đối với cách bậc phụ huynh.
Không chỉ dừng lại ở đó nhiều nhà xuất bản đã cho ra đời nhiều tác phẩm sách
đề cập và phân tích sâu rộng hơn về hội chứng này như: Tác phẩm “Trẻ tự kỷ những thiên thần bất hạnh” của tác giả Lê Khanh, cuốn sách được đánh giá như là
một cẩm nang để giúp các nhà tâm lý học, giáo dục học, các nhà y học và phụ
huynh học sinh nắm rõ hơn về tình trạng biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ gây ảnh hưởng
rất lớn tới tâm lý, tâm thần cho các bé, làm cho các bé rất khó hòa nhập với cuộc
sống. Cuốn sách cũng chỉ cho chúng ta có một cách nhìn mới trong việc nuôi dưỡng
và chăm sóc các bé không nay mắn mắc phải hội chứng này [8].
Trong khoảng năm năm trở lại đây tại Việt Nam chúng ta đã có những công
trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ về bệnh tự kỷ ở trẻ.


5


Công trình thứ nhất của tác giả Ngô Xuân Điệp: “Nghiên cứu nhận thức của
trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Công trình thứ hai của tác giả Nguyễn Minh Đức: “Những khoảnh khắc lóe
sáng trong tương tác mẹ con của trẻ có nét tự kỷ ở Việt Nam” đã góp phần rất lớn
về mặt lý luận cũng như đề xuất các phương pháp trị liệu đối với các TTK tại nước
ta. Luận án đã được ứng dụng vào các trường chuyên biệt dành cho TTK trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Trong các công trình nghiên cứu được công bố, các nhà tâm lý đã đề cập các
hướng điều trị mới như: trị liệu bằng phân tâm học, hay áp dụng các phương pháp
ABA, phương pháp PECS, Floor time, các trò chơi trị liệu,… đều đã mang lại hiệu
quả nhất định trong việc can thiệp cho TTK. Tuy nhiên phương pháp điều trị bằng
“hành vi nhận thức” mà một vài công trình nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chỉ
rõ là phương pháp mang lại hiệu quả lớn nhất cho các TTK. Chính phương pháp
can thiệp trị liệu bằng hành vi nhận thức luôn coi trọng đặc biệt tới hai rối loạn
mang tính nền tảng của bệnh tự kỷ đó chính là “hành vi” và “nhận thức” của trẻ.
“Dự án phát hiện sớm TTK và các nguồn hỗ trợ trong cộng đồng” do bà
Nguyễn Thị Nha Trang (Th.s về giáo dục) làm chủ dự án. Trần Văn Công, Vũ Thị
Minh Hương “xung quanh vấn đề chuẩn đoán TTK hiện nay”, tạp chí khoa học,
ĐHQG Hà Nội, 2011.
Tác giả Vũ Thị Bích Hạnh: cuốn sách “TTK phát hiện sớm và can thiệp sớm”
đã nêu ra những vấn đề cơ bản, chung nhất về cách phát hiện sớm mà chưa nêu ra
cách làm cụ thể ở một nội dung nào trong can thiệp sớm cho TTK.
Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân người Úc gốc Việt đã xuất bản cuốn sách “Nuôi
con bị tự kỷ”;“Tự kỷ và trị liệu” [21]. Tác giả Đỗ Thị Thảo với đề tài “xây dựng kế
hoạch hỗ trợ giáo viên và cha mẹ có con Tự kỷ trong chương trình Can thiệp sớm
tại Hà Nội”. Và gần đây nhất, Tiến sĩ Phạm Toàn và bác sĩ Lâm Hiếu Minh đồng

xuất bản cuốn sách “Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ” đây được coi là cuốn cẩm nang
cho gia đình có con em mắc hội chứng tự kỷ [20].

6


Ngoài ra, còn có sự tham gia của đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện có uy tín
như: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của TTK từ 18 đến 36 tháng tuổi - BS.
Nguyễn Thị Hương Giang (2010). Nghiên cứu này đã chỉ ra hiện nay ở Việt Nam
các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của TTK còn hạn chế, chưa có những nghiên
cứu mô tả lâm sàn một cách toàn diện ở lứa tuổi nhỏ dưới 3 tuổi. Kết quả cho thấy
tỷ lệ TTK ở mức độ năng còn cao [22].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm rõ thực trạng KNGT của TTK và những
yếu tố gây ảnh hưởng đến KNGT của TTK. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
nhằm phát triển và hỗ trợ kỹ năng giao tiếp cho TTK.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về KNGT của TTK.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của TTK.
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển và hỗ trợ KNGT cho TTK.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hỗ trợ trẻ em tự kỷ trong giao tiếp từ thực tiễn trung tâm tư vấn giáo dục và trị
liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu trên các khách thể sau: trẻ mắc hội chứng tự kỷ,
gia đình có trẻ mắc hội chứng tự kỷ, giáo viên của TTK tại trung tâm tư vấn giáo
dục và trị liệu trẻ em, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
4.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017.
4.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hỗ trợ phát triển
KNGT cho TTK đang điều trị tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu TTK (Autism
Treatment Center gọi tắt là ATC).

7


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận chủ yếu sau:
Dựa trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nhìn nhận, đánh giá hoạt động hỗ trợ giao tiếp cho TTK phải xuất phát từ thực tiễn
và đặt hoạt động hỗ trợ giao tiếp cho TTK trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu
tố khách quan và chủ quan.
Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền: TTK có quyền được chăm sóc về thể chất
và về tinh thần. TTK có quyền được phát triển, được hưởng hóa đầy đủ và toàn diện
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật, tạo môi trường
pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với TTK trên cơ sở tiếp cận
và bảo đảm quyền của người khuyết tật.
Lý thuyết hệ thông sinh thái: sự tương tác giữa TTK và bạn bè, gia đình, giáo
viên, trung tâm, bệnh viện…là tiền đề phát triển KNGT cho TTK.
Thuyết nhu cầu: tiếp cận theo nhu cầu của TTK là cách tiếp cận dựa trên việc
đáp ứng tốt nhất các dịch vụ hỗ trợ CTXH đối với TTK. Đây là điều kiện đảm bảo
cho sự phát triển của trẻ khuyết tật nói chung và TTK nói riêng. Vận dụng thuyết
nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu các nhu cầu của TTK
tại Trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em và xem xét các nhu cầu đó tốt hay
chưa, vì sao?.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan
sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện trong hoạt động giao tiếp của trẻ. Phương
pháp quan sát được tiến hành thông qua các buổi nói chuyện, tổ chức các hoạt động
vui chơi với trẻ tại trung tâm, các buổi học có lồng ghép chương trình về giáo dục kĩ
năng giao tiếp cho TTK. Ngoài ra, quan sát trong các buổi làm việc nhóm của
NVCTXH tại trường, quan sát hoạt động của giáo viên, gia đình trong quá trình

8


tương tác với trẻ; quan sát những thay đổi của trẻ trước và sau khi có sự can thiệp,
bằng các biện pháp hỗ trợ phát triển KNGT cho TTK.
5.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Là giai đoạn chuẩn bị ban đầu cho hoạt động nghiên cứu bao gồm những số
liệu, các tài liệu liên quan đến đề tài. Dựa vào số liệu, thông tin thu thập được
NVCTXH sẽ tiến hành tổng hợp một cách khoa học, phân tích sàn lọc thông tin, lựa
chọn những thông tin phù hợp để sử dụng vào mục đích nghiên cứu đề tài.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực tâm lý, giáo dục, y tế
về các biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho TTK.
Lựa chọn chuyên gia cụ thể như sau: chuyên gia phải là người am hiểu quản lý
giáo dục, tâm lý học, trẻ em, đặc biệt là giáo dục đặc biệt. Việc lựa chọn chuyên gia
bao gồm:
Số chuyên gia bên ngoài được chọn là 10 chuyên gia trong đó có: chuyên gia
giáo dục (số lượng: 2), chuyên gia về y tế (số lượng: 2), chuyên gia tâm lý (số
lượng: 4), quản lý trung tâm (số lượng: 2).
Số chuyên gia bên trong được chọn 10 chuyên gia trong đó có: cán bộ trung
tâm (số lượng: 2), giáo viên (số lượng: 4), phụ huynh TTK (số lượng: 4).
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu đối với phụ huynh TTK, giáo viên tại trung
tâm những người trực tiếp chăm sóc và giáo dục TTK .
Cách thức tiến hành: trao đổi trực tiếp, trò chuyện với giáo viên, phụ huynh
sau đó ghi chép những thông tin thu được.
5.2.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trong đề tài có xây dựng một bảng hỏi là tổ hợp những câu hỏi về hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng, hoạt động giáo dục, hoạt động tham vấn, hoạt động trị liệu
cho TTK tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em (ATC). Sử dụng phương
pháp điều tra chọn mẫu với 10 giáo viên và 40 phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ
(trẻ có độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi) để có những thông tin mang tính xác thực và thực tế

9


nhất. Dữ liệu từ phương pháp này sẽ đem lại kết quả chính cho nghiên cứu.
5.2.6. Phương pháp công tác xã hội
Sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm dùng trong nghiên cứu thực
nghiệm giảng dạy kĩ năng giao tiếp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Nhằm hiểu rõ khái niệm, chức năng và vai trò của giao tiếp đối với TTK trong
quá trình phát triển, học tập, vui chơi, giải trí, và đặc biệt là tái hòa nhập cộng đồng.
Làm phong phú cơ sở lý luận, lý thuyết về giáo dục cho TTK.
Xác định các yếu tố gây tác động đến sự phát triển KNGT của TTK.
Xây dựng các biện pháp hỗ trợ nâng cao KNGT cho TTK tại trung tâm, làm
cơ sở tài liệu hướng dẫn cho giáo viên, phụ huynh.
6.2. Về mặt thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cụ thể về tình hình thực hiện
công tác xã hội đối với TTK tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em, huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục KNGT
đồng thời đưa ra cách vận dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ KNGT cho TTK.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, phụ lục, mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục các bảng
sơ đồ và hộp, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận văn còn được
chia thành 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội về hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ
tại trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hỗ trợ giao tiếp cho trẻ
tự kỷ từ thực tiễn trung tâm tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ
1.1. Một số vấn đề lý luận về trẻ tự kỷ
1.1.1. Khái niệm tự kỷ
Tự kỷ xuất phát từ Hy Lạp: Autism, nghĩa là tự động, tự thân. Trong tâm thần
học được Bleuler sử dụng lần đầu tiên để chỉ một triệu chứng cơ bản của bệnh tâm
thần phân liệt. Triệu chứng tự kỷ là nét cơ bản của các triệu chứng âm tính trong
tâm thần phân liệt. Người bệnh mất đi phần lớn các chức năng giao tiếp và tương
tác với môi trường xã hội. Biểu hiện như là thu kín vào bên trong, khó giao tiếp,
khó tương tác. Chứng tự kỷ ở trẻ em được phát hiện và mô tả tại Mỹ Và Úc bởi Leo
Kanner (1943) và Hans Asperer (1944) dùng để chỉ một chứng bệnh (ngày nay gọi
là rối loạn) biểu hiện bằng sự sút kém nghiêm trọng.
Thuật ngữ tự kỷ (Autism) được bác sỹ tâm thần người Thụy Sỹ là Engen
Bleuler (1857 - 1940) đưa ra năm 1919, ông sử dụng thuật ngữ này để mô tả giai

đoạn bắt đầu rối loạn thần kinh ở người lớn. Chú ý đặc biệt đến mất nhận thức thực
tế của người bệnh khi chuyển sang cách ly với đời sống thực tại hàng ngày và nhận
thức của người bệnh có xu hướng không thống nhất với kinh nghiệm thông thường
bởi những rối loạn tâm thần.
Bs.tâm thần nhi khoa Leo Kanner (1943) ở Baltimore, Hoa Kỳ, ông cũng đã
sử dụng thuật ngữ để mô tả một nhóm bệnh nhân cùng có 3 đặc tính quan trọng:
một mình; mong muốn sự giống nhau; có các vấn đề về ngôn ngữ như: chậm phát
triển ngôn ngữ, nhại lời, hiểu theo nghĩa đen [27].
Định nghĩa theo DSM - IV - TR: tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan
toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders): Là một nhóm hội chứng được đặc
trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lãnh vực phát triển như: tương tác xã
hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập khuôn.
Năm 1999, tại Hội nghị toàn quốc về TTK ở Mỹ, các chuyên gia cho rằng nên
xếp tự kỷ vào nhóm các rối loạn lan tỏa và đã thống nhất đưa ra định nghĩa về tự kỷ

11


như sau: Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh hưởng
đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến KNGT và quan hệ
xã hội.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu trên cơ sở xem xét các quan điểm, các khái
niệm khác nhau về tự kỷ trên thế giới cũng đưa ra các quan điểm của mình.
Hà Thị Thư cho rằng: tự kỷ (tự mình) là một thuật ngữ chỉ trạng thái tâm lý
của một đối tượng quay vào thế giới bên trong của mình và từ chối tiếp xúc với bên
ngoài [19, tr. 268].
Ngô Xuân Điệp, trong luận án tiến sĩ của mình đã đưa ra khái niệm tự kỷ như
sau: “tự kỷ là hội chứng đa khiếm khuyết, biểu hiện sự rối loạn phát triển trong
hành vi, nhận thức, cảm xúc, sở thích, ý nghĩ, lời nói, giác quan và quan hệ xã hội,
ít nhiều có kèm theo chập phát triển trí tuệ. Khi can thiệp bằng trị liệu tâm lý và

giáo dục hầu hết TTK đều tiến bộ tùy theo mức độ bệnh và cách thức can thiệp của
các nhà chuyên môn” [4].
Theo Phạm Toàn - Lâm Hiếu Minh: tự kỷ là một trong năm tiểu loại của nhóm
bệnh rối loạn phát triển lan tỏa. Đây là căn bệnh được phỏng đoán là có nguyên
nhân từ những hoạt động bất thường của hệ thần kinh của người bệnh, làm cho khả
năng phát triển trên các mặt ngôn ngữ, hành vi và cách ứng xử của các cá nhân bị
giới hạn, cùn mòn hoặc sai lệch [20, tr. 19].
Qua khảo sát khái niệm của một số tác giả, tôi cho rằng khái niệm tự kỷ được
hiểu như sau: tự kỷ là một hội chứng rối loạn trong nhóm rối loạn phát triển lan
tỏa, người bị tự kỷ có những rối loạn về nhiều mặt, nhưng biểu hiện rõ nhất là rối
loạn về giao tiếp, quan hệ xã hội và hành vi.
1.1.2. Khái niệm trẻ tự kỷ
Khái niệm TTK trong luận văn này được tôi đưa ra như sau: “TTK là trẻ bị
mắc một hội chứng rối loạn trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, trẻ mắc hội
chứng tự kỷ có những rối loạn về nhiều mặt, nhưng biểu hiện rõ nhất là rối loạn về
giao tiếp, quan hệ xã hội hành vi”.

12


1.1.3. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
Các rối loạn tự kỷ thường biểu hiện rõ trước 3 tuổi, có khi xuất hiện ngay từ
những năm tháng đầu sau khi lọt lòng mẹ.
1.1.3.1. Các rối loạn về chất trong tương tác xã hội
Rối loạn rõ rệt về sử dụng các hành vi không lời như: mắt nhìn mắt chằm
chằm, biểu cảm nét mặt, tư thế cơ thể và cử chỉ để điều chỉnh sự tương tác xã hội.
Không phát triển quan hệ gắn kết với bố mẹ, người thân và với trẻ em cùng
lứa tuổi phù hợp với mức độ phát triển như không nhìn mẹ, không theo mẹ, không
reo vui khi mẹ đến gần các bệnh nhân bé ít hay không quan tâm đến việc làm bạn,
các bệnh nhân lớn hơn có quan tâm về tình bạn nhưng tỏ ra không hiểu các quy ước

xã hội, thiếu đáp ứng xã hội với trẻ em khác, không phân biệt người này với người
khác, bố mẹ cũng như người dưng.
Không tự nhiên trao đổi cảm xúc, chia sẻ niềm vui, các thích thú hay thành
tích với người khác như không chỉ cho xem, không lôi kéo sự chú ý, không chỉ cho
biết các vật thích thú, không tìm sự vỗ về của bố mẹ khi bị đau, không hôn mẹ lúc
đi ngủ. Lớn lên TTK dần dần có thể có tình cảm với bố mẹ, nhưng rất ít cải thiện
tình cảm với trẻ cùng lứa tuổi.
Thiếu trao đổi về xã hội và cảm xúc như: không tích cực tham gia các trò chơi
đơn giản với nhiều người, chỉ thích các hoạt động một mình, nhận thức về người
khác bị rối loạn rõ rệt.
1.1.3.2. Các rối loạn về chất trong giao tiếp
Biểu hiện rõ và bền vững, phạm đến các kỹ năng lời nói và không lời (phi
ngôn ngữ), trẻ không phát triển kỹ năng bắt chước, một kỹ năng học tập cơ bản,
không làm theo, không nói theo, không giơ tay chào tạm biệt.
Chậm tiếp thu ngôn ngữ hay hoàn toàn không phát triển ngôn ngữ nói, không
có ý muốn bù lại qua các phương thức giao tiếp khác như giao tiếp bằng cử chỉ hay
nét mặt, không biết gật đầu. Ở những người có ngôn ngữ nói, có thể có rối loạn về
khả năng mở đầu hay phát triển lâu dài việc trò chuyện với người khác. Dùng ngôn
ngữ thông thường hay ngôn ngữ của riêng mình như nói sai văn phạm hay ngữ

13


nghĩa khó hiểu, có tính chất định hình và lặp lại, xưng hô đại từ ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai lẫn lộn, nghe hiểu kém, nghe hỏi một ý nhưng trẻ lại nói điều gì chệch
đề, gây cảm nghĩ như nó đang nói về ai hay nói với ai đó không có mặt ở đó.
Khi có ngôn ngữ phát triển, có thể có bất thường về giọng nói, ngữ điệu, tốc độ,
nhịp hay trọng âm như giọng nói đều đều đơn điệu hay lên giọng ở cuối câu giống
như câu hỏi. Cấu trúc ngữ pháp thường không thuần thục, lời nói định hình và lặp lại
như: lặp lại các từ hay các câu bất kể ý nghĩa gì hay các câu quảng cáo trên ti vi, hay

lời nói tốt nghĩa chỉ những người quen giao tiếp với trẻ mới đoán và hiểu được. Trẻ
em tự kỷ có thể không hiểu các câu hỏi đơn giản, các câu nói đùa dí dỏm.
Không có trò chơi tưởng tượng, không tham gia các trò chơi bắt chước thường
gặp tuổi trẻ em hay chơi không đúng lúc đúng chỗ, chơi một cách máy móc, không
chức năng, không sáng tạo, không xã hội.
1.1.3.3. Các biểu hiện hành vi, thích thú và hoạt động thu hẹp, lặp lại và định hình
Luôn bận tâm với một hay nhiều kiểu thích thú có tính chất định hình và thu
hẹp, bất thường cả về cường độ và trọng âm như: các sự kiện gây kinh ngạc về thời
tiết, xếp thành một số nhất định các đồ chơi, chơi theo cách nhất định không thay
đổi và lặp lại nhiều lần, bắt chước các động tác của một diễn viên truyền hình. Đặc
biệt chú ý về tính bất di bất dịch của môi trường quen thuộc, tỏ ý chống lại hay
buồn phiền vì một vài thay đổi rất nhỏ. Ví dụ: thay đổi vị trí các ghế tựa nơi bàn ăn.
Gắn kết có vẻ cứng nhắc với thói quen hay nghi thức đặc hiệu, không chức
năng như: hằng ngày đến trường nhất nhất theo một tuyến đường và lúc về không
theo tuyến đường lúc đi.
Các điệu bộ và vận động định hình và lặp lại như: vỗ bàn tay, bẻ khục ngón
tay, hay các vận động phức tạp toàn thân như lắc lư, nghiên mình, đu đưa, các bất
thường tư thế như đi rón rén trên đầu ngón chân, các vận động kỳ dị của bàn tay và
tư thế cơ thể.
Luôn luôn bận tâm về vận động của một số vật, rất thích một số vận động như:
làm quay bánh xe của ô tô đồ chơi, bật quạt điện cho quay thật nhanh.

14


TTK có thể bị chậm hay hoạt động bất thường trong các lĩnh vực sau đây và
cũng thường khởi phát trước 3 tuổi: tương tác xã hội; ngôn ngữ sử dụng trong giao
tiếp xã hội; trò chơi có tính chất tượng trưng hay tưởng tượng. Điển hình thường
không có một thời kỳ phát triển rõ rệt sau khi sinh, tuy nhiên đã có báo cáo một số
trường hợp phát triển tương đối bình thường trong 1 - 2 năm đầu. Bố mẹ trẻ cho biết

trẻ đã học 5 - 10 từ sau đó ngôn ngữ mất dần.
1.1.3.4. Các rối loạn tâm thần kết hợp
Ám ảnh sợ, không sợ các tình huống nguy hiểm thật sự, thường sợ quá mức
các vật vô hại. Các rối loạn về giấc ngủ như thức giấc nhiều lần trong đêm, có khi
đu đưa thân mình và về ăn uống chỉ ăn hạn chế một vài thứ, ăn dở.
Tăng động giảm chú ý và xung động, xâm hại bản thân như: vỗ đầu, cắn ngón
tay, bàn tay, cổ tay hay xâm hại người khác. Đáp ứng rất lạ với các giác quan như:
ngưỡng cảm giác đau cao, tăng cảm giác với tiếng ồn và xúc giác, phản ứng quá
mức với một số mùi, thích thú đặc biệt một số kích thích. Các bất thường cảm xúc
như: cười khúc khích hay khóc vô cớ, không có phản ứng cảm xúc, các cơn giận dữ,
hung bạo. Thiếu tự tin, sáng kiến và sáng tạo trong việc tổ chức thời gian rãnh rỗi,
khó ý niệm và các quyết định cần có cho một công việc.
1.1.3.5. Khám xét cận lâm sàn và khám toàn thân
Ghi hình ảnh não ở một số trường hợp có một vài bất thường nhưng không đặc
hiệu. Nhiều triệu chứng và dấu hiệu thần kinh được phát hiện ở TTK như các phản
xạ nguyên thủy, chậm phát triển bàn tay trội bên (thuận bên).
Đôi khi thấy kết hợp với một bệnh thần kinh hay một bệnh đa khoa như viêm
não, phenylceton - niệu, xơ cứng não củ, hội chứng X mảnh, giảm oxi - mô khi
sinh. Cơn động kinh gặp ở 25% số ca tự kỷ, nhất là ở thanh thiếu niên.
1.1.3.6. Chẩn đoán phân biệt
Điểm quan trọng là phải phát hiện có thời kỳ phát triển bình thường sau khi
sinh hay không để có thể phân biệt rối loạn tự kỷ sớm của trẻ nhỏ với các rối loạn
tâm thần khác.

15


Chậm phát triển tâm thần phân liệt khởi phát rất sớm, thường có thời kỳ phát
triển nhận thức và cảm xúc bình thường nhiều năm trước và trong giai đoạn cấp
diễn có thể có hoang tưởng, ảo giác kéo dài ít nhất một tháng.

Tự kỷ không điển hình: từ 0 đến 3 tuổi phát triển bình thường, các bất thường
xuất hiện sau 36 tháng, các biểu hiện bệnh lý tự kỷ không đầy đủ như mô tả trên kia.
Theo Asperger một thầy thuốc trẻ thành Viên đã đưa ra khái niệm bệnh nhân
cách của chứng tự kỷ hoặc ngày nay nó được hiểu là rối loạn Asperger (Asperger,
1944). Hội chứng Asperger (nhân cách bệnh tự kỷ, rối loạn dạng phân liệt trẻ nhỏ)
có điểm khác với rối loạn tự kỷ sớm ở chỗ không có chậm phát triển ngôn ngữ và
có trí nhớ máy móc tốt.
Về mặt y khoa, những thay đổi quan niệm về hội chứng tự kỷ có thể nhận thấy
trong lịch sử của hai hệ thống quốc tế phân loại các dạng rối loạn tâm bệnh và rối
loạn hành vi. Thứ nhất là hệ thống quốc tế phân loại thống kê các chứng bệnh và
các vấn đề y tế có liên quan (ICD) do tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố, thứ hai
là sổ tay chẩn đoán và thống kê (DSM) của Hội tâm bệnh học Hoa Kỳ. Lần xuất bản
đầu tiên của hệ thống ICD không nói tới hiện tượng tự kỷ, khi tái bản lần thứ tám
(1967) cũng chỉ coi hiện tượng tự kỷ ở trẻ em là một dạng tâm thần phân liệt, đến
khi tái bản lần thứ chín (1977) đã đặt chứng tự kỷ vào trong mục “loạn tâm trẻ em”.
Sự tiến bộ rõ rệt trong quan niệm của hai hệ thống về chứng tự kỷ được đánh dấu
bằng lần tái bản thứ mười của ICD và lần tái bản thứ ba, thứ tư của DSM. Hai hệ
thống đều cho rằng các tình trạng tự kỷ đều thuộc trong một dãy các rối loạn về
phát triển mà không phải “loạn tâm”. Cả hai hệ thống phân loại cùng sử dụng tên
gọi là “Rối loạn phát triển lan tỏa” (Lorna Wing, 1998). Các tiêu chí dùng trong
DSM-VI-TR được tóm tắt trong bảng 1.1 như sau:

16


Bảng 1.1: Các tiêu chí dùng trong DSM-V-TR
Nhóm triệu

Hành vi


chứng

Tiêu

chí
đoán

chuẩn

bệnh tự kỷ
Nhóm 1: hạn Khi giao tiếp với người khác, trẻ ít dùng cử chỉ, dáng Có ít nhất hai
chế khả năng điệu, biểu hiện khuôn mặt hay giao tiếp bằng mắt.

hành vi thuộc

tương tác xã Không có bạn cùng trang lứa.

nhóm này.

Không chủ động chia sẻ sở thích và niềm vui với

hội

người khác.
Không đáp lại cảm xúc và hành vi của người khác
khi tương tác xã hội.
Nhóm 2: hạn

Chậm biết nói.


Có ít nhất

chế khả năng

Khó có thể gợi chuyện hoặc tiếp chuyện người khác. một hành vi

giao tiếp

Không biết sử dụng ngôn ngữ đúng cách: Dùng từ thuộc
hoặc cấu trúc câu lặp đi lặp lại và sai nghĩa.

nhóm

này

Không chơi bắt chước hoặc chơi đóng vai
Nhóm 3: hành Sở thích của trẻ rất hạn chế, trẻ bị thu hút bởi một Có
vi lặp đi lặp vài đồ vật, hành động nhất định.

nhất

một hành vi

lại, sở thích Có hành vi lặp đi lặp lại tạo thành thói quen cứng thuộc
hạn chế

ít

nhóm


nhắc và thường thấy ở TTK như: vỗ tay, xoay vòng này
tròn, v v…
Chú ý đến một bộ phận nhất điịnh của đồ vật.

Nghiên cứu chứng minh các tiêu chí của DSM- IV-TR có độ tin cậy cao,
không có tiêu chí nào bị thừa. Vì vậy, DSM-IV-TR rất hiệu quả trong chẩn đoán tự
kỷ ngay cả khi một bác sĩ chưa có kinh nghiệm chịu trách nhiệm chẩn đoán.
1.1.4. Các nguyên nhân gây ra tự kỷ
Ngày càng có nhiều bằng chứng về cơ sở sinh học của rối loạn tự kỷ.

17


1.1.4.1. Các nhân tố sinh học
Các triệu chứng tự kỷ có thể liên quan với một số bệnh có tổn thương thần
kinh (bệnh rubella bẩm sinh, bệnh phenylceton - niệu, bệnh sơ cứng não cũ). Các
biến chứng chu sinh có nguy cơ làm tăng rối loạn tự kỷ trẻ em, biến chứng trong 3
tháng đầu thời kỳ mang thai như: bất thường thể chất bẩm sinh nhẹ) đôi khi gặp ở
trẻ em tự kỷ [20, tr. 24].
Ở người tự kỷ, có thể thấy các cơn động kinh (4% - 32%), giãn não thất (20%
- 25%), điện não đồ bất thường không đặc hiệu (10% - 83%).
Kỹ thuật ghi hình ảnh cộng hưởng từ MRI đã phát hiện giảm sản các giun tiểu
não VI và VII, nhiều hồi não nhỏ (polymicrogyria). Bất thường này có thể phản ánh
sự di cư tế bào bất thường trong 6 tháng đầu phát triển thai nhi [20, tr. 25].
Mổ tử thi phát hiện giảm tế bào Purkinje và chụp cắt lớp phóng positron (PET)
phát hiện tăng chuyển hóa vỏ não lan tỏa.
1.1.4.2. Các nhân tố sinh hóa
Sự tăng hàm lượng acid homovanillic (HVA, chất chuyển hóa chính của
dopamine) trong dịch não tủy thường kết hợp với các triệu chứng thu mình, định hình.
Có bằng chứng chỉ báo rằng các triệu chứng tự kỷ giảm khi tăng tỉ số 5hydroxyindolacetic acid (5-HIAA) là chất chuyển hóa của serotonin trong dịch não

tủy. 5 - HIAA dịch não tủy có tỉ lệ nghịch với hàm lượng serotonin - huyết, hàm
lượng này tăng ở 1/3 số người tự kỷ, rối loạn không đặc hiệu này cũng gặp ở người
chậm phát triển tâm thần [23].
1.1.4.3. Các nhân tố di truyền
Rối loạn TTK phát triển ở 2% - 4% số anh em của người bệnh tự kỷ, tỷ lệ này
gấp 50 lần so với tỷ lệ trong toàn dân.
Tỷ lệ trùng bệnh trong một nghiên cứu ở những người sinh đôi đơn hợp tử là
36%, ở người sinh đôi song hợp tử là 0%. Theo một nghiên cứu khác, tỷ lệ trùng
bệnh là 96% ở các cặp song sinh đơn hợp tử và là 27% ở các cặp sinh đôi song hợp
tử. Song ở nghiên cứu thứ hai này, tính hợp tử chỉ xác định ở khoảng một nửa mẫu
nghiên cứu. Hội chứng X mảnh hình như liên quan với rối loạn tự kỷ [20, tr. 24].

18


×