Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em tự kỷ từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố hồ chí minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.29 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TRÍ

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ
EM TỰ KỶ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP
TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2016


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã
hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN

Phản biện 1: GS.TS. Bùi Thế Cường
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Anh Thuỷ

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi
...... ,ngày .... tháng..... năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự kỷ thuộc nhóm rối loạn phát triển lan toả có những biểu hiện bất
thường đa dạng về tương tác xã hội, ngôn ngữ và hành vi, các dấu hiệu của
rối loạn phổ tự kỷ bắt đầu trong thời thơ ấu và thường kéo dài trong suốt
cuộc đời của một người nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm. Vì vậy,
việc sử dụng phương pháp công tác xã hội để tiếp cận, trị liệu, chăm sóc
cho trẻ tự kỷ là phù hợp nhất, đặc biệt là phương pháp công tác xã hội cá
nhân. Để thực hiện được điều này, nhân viên công tác xã hội sử dụng những
kiến thức, kỹ năng để hỗ trợ tâm lý cho gia đình trẻ tự kỷ vượt qua khủng
hoảng tinh thần để có đủ niềm tin, tỉnh táo đối diện giải quyết vấn đề mà gia
đình đang gặp phải; Hỗ trợ xây dựng, thực hiện tiến trình công tác xã hội cá
nhân trong hoạt động trị liệu/chăm sóc trẻ tự kỷ; Hỗ trợ cho trẻ tự kỷ tiếp
cận với dịch vụ xã hội phù hợp; Biện hộ để cho trẻ tự kỷ được hưởng những
chính sách an sinh xã hội của nhà nước; Kết nối các nguồn lực để trợ giúp
và điều trị về y tế, giáo dục, tâm lý cho trẻ tự kỷ đạt hiệu quả. Ngoài việc
tham gia trợ giúp cho trẻ tự kỷ, nhân viên công tác xã hội còn thực hiện các
hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức về hội
chứng tự kỷ, kỹ năng và phương pháp can thiệp cho gia đình, người thân
biết cách chăm sóc, can thiệp cho trẻ tại nhà, truyền thông nâng cao nhận
thức cho cộng đồng hiểu đúng về hội chứng này để tránh kỳ thị, xa lánh và
hãy động viên cho gia đình trẻ tự kỷ, trẻ tự kỷ vượt qua khó khăn vươn lên
trong cuộc sống.
Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Công tác xã hội cá
nhân đối với trẻ em tự kỷ từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ
giúp trẻ tàn tật thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ của mình.

Qua đề tài nghiên cứu tôi mong muốn được đóng góp và bổ sung hoàn thiện
các hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại Trung tâm thông
qua các biện pháp, khuyến nghị thiết thực nhằm góp phần nâng cao hoạt
động trợ giúp cho nhóm đối tượng là trẻ em tự kỷ một cách toàn diện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành nghiên
cứu về hội chứng tự kỷ, nhìn chung các hướng nghiên cứu về tự kỷ của các

1


nhà khoa học chủ yếu tập trung như : Tiêu chí chẩn đoán tự kỷ, công cụ
chẩn đoán tự kỷ, dấu hiệu nhận biết tự kỷ, nguyên nhân dẫn đến tự kỷ,
phương pháp can thiệp và giáo dục trẻ tự kỷ….
Tác giả Ngô Xuân Điệp “Nghiên cứu nhận thức trẻ tự kỷ tại Thành
Phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu từ gốc độ của tâm lý học, tác giả đã đưa
ra được thực trạng mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ và mức độ ảnh hưởng
của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến nhận thức của trẻ tự kỷ.
Tác giả Vũ Thị Bích Hạnh “Trẻ tự kỷ - phát hiện sớm và can thiệp
sớm” đã nêu ra những vấn đề cơ bản về cách phát hiện sớm và can thiệp
sớm trẻ tự kỷ mà chưa nêu ra cách làm cụ thể ở một nội dung nào trong can
thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến “Giáo dục đặc biệt và những thuật
ngữ cơ bản”, tác giả nêu ra những thuật ngữ tự kỷ như: Thuật ngữ này dùng
để chỉ những cá nhân có vấn đề về tương tác xã hội, về giao tiếp và có
những hoạt động lặp lại, rập khuôn thời kỳ 36 tháng tuổi.
Gần đây nhất, tác giả Vũ Thị Bích Hạnh chủ biên “Giáo trình trung
cấp nghề công tác xã hội trợ giúp trẻ tự kỷ”, để tập huấn cho cán bộ của
ngành Lao động – Thương và xã hội về hướng dẫn các địa phương triển
khai thực hiện chuẩn đoán xác định tự kỷ, nguyên tắc can thiệp, kỹ thuật

can thiệp, hoạt động dành cho cha mẹ, hoạt động dành cho giáo viên.
Tóm lại, qua quá trình tổng quan một số công trình nghiên cứu nói
trên có liên quan đến đề tài, có thể thấy rằng: Trẻ tự kỷ luôn là mối quan
tâm không chỉ ở trong nước mà cả cộng đồng quốc tế. Các đề tài nghiên
cứu này chưa đề cập đến khía cạnh kết hợp sự tham gia của gia đình, cộng
đồng và xã hội để trợ giúp trẻ tự kỷ, chưa nói đến tiến trình công tác xã hội
cá nhân đối với trẻ tự kỷ, vai trò nhân viên công tác xã hội trong hoạt động
trợ giúp trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ. Ngoài ra các đề tài nghiên cứu về
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ còn hạn chế về số lượng và chất
lượng, đây chính là lý do để tôi thực hiện nghiên cứu về công tác xã hội cá
nhân đối với trẻ tự kỷ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

2


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng công tác xã hội
cá nhân đối với trẻ em tự kỷ từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và
trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đề xuất một số biện
pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại đây.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu công tác xã hội cá nhân đối với
trẻ tự kỷ.
Phân tích thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em tự kỷ từ
thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố
Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân
đối với trẻ em tự kỷ từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp

trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ từ thực tiễn Trung
tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận, các tiến
trình của công tác xã hội cá nhân, điển cứu đối với một trường hợp trẻ tự kỷ
cụ thể từ thực tiễn tại Trung tâm và phân tích vai trò của nhân viên công tác
xã hội trong quá trình can thiệp trẻ tự kỷ.
Phạm vi về khách thể: đề tài nghiên cứu với 10 phụ huynh và gia
đình trẻ tự kỷ; 50 nhân viên công tác xã hội, viên chức trực tiếp chăm sóc,
điều trị, phục hồi chức năng, giáo dục trẻ tự kỷ và lãnh đạo Trung tâm.
Phạm vi về không gian: tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp
trẻ tàn tật, 38 Tú Xương, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi về thời gian: từ tháng 10/2016 đến tháng 03/2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Dựa trên những báo cáo
đánh giá kết quả của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em tự kỷ tại Trung
tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, từ đó rút ra những lý luận và

3


đưa ra được những đề xuất về biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã
hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại Trung tâm.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống

những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên
quan đến công tác xã hội, chính sách hỗ trợ đối với trẻ tự kỷ trong và ngoài
nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản: Tra cứu những tài liệu
Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, Luật người khuyết tật; Các báo cáo, thống kê, văn bản có liên quan, sử
dụng các thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố
hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu chính của Trung tâm phục vụ cho quá trình
nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Được sử dụng để đánh giá thực
trạng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ và các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ từ thực tiễn Trung tâm phục hồi
chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này
cũng nhằm tìm hiểu các biện pháp nâng cao công tác xã hội cá nhân đối với
trẻ tự kỷ tại Trung tâm.
Phương pháp phỏng vấn sâu: với lãnh đạo của Trung tâm, viên chức
làm việc trực tiếp với trẻ tự kỷ, gia đình trẻ tự kỷ ; Các thông tin được xử lý
trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động của viên chức trực
tiếp trợ giúp trẻ tự kỷ, các hoạt động hàng ngày, các hành vi của trẻ tự kỷ
trong thời gian học tập, vui chơi giải trí…
Phương pháp thống kê toán học: sử dụng trong việc thu thập, phân
tích, xử lý các số liệu bằng chương trình excel.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã xác định được khung lý thuyết nghiên cứu công tác xã
hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ, trong đó gồm có các khái niệm công cụ (công
tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, trẻ tự kỷ, công tác xã hội cá nhân đối
với trẻ tự kỷ). Luận văn cũng đã đưa ra được các vấn đề lý luận về tiến trình


4


công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ. Kết quả nghiên cứu lý luận này sẽ
góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý
luận về công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ vào khoa học công tác xã
hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã phân tích được thực trạng công tác xã hội cá nhân đối
với trẻ tự kỷ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, 38 Tú
Xương, phường 7 quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Áp dụng tiến trình công
tác xã hội cá nhân vào việc điển cứu 01 trường hợp trẻ tự kỷ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, nhân viên công tác xã hội được nghiên cứu bước đầu
đã thực hiện tốt tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ và áp
dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ đã đem lại hiệu
quả tốt.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho
các nghiên cứu sau này về lĩnh vực công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ
tại Trung tâm và các cơ sở bảo trợ xã hội khác.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với
trẻ tự kỷ.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em tự kỷ
tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí
Minh.
Chương 3: Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong điển
cứu một trường hợp cụ thể tại Trung tâm và Biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em tự kỷ từ thực tiễn Trung tâm phục
hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh.


5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ
1.1. Công tác xã hội cá nhân
1.1.1. Công tác xã hội
- Khái niệm công tác xã hội
Qua phân tích những khái niệm về công tác xã hội nêu trên, chúng tôi
thấy rằng : Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tính chất chuyên
nghiệp nhằm giúp đỡ cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng nâng cao
năng lực vượt qua khó khăn và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời
thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ để giúp cá
nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã
hội nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Phương pháp công tác xã hội
- Nhiệm vụ công tác xã hội
1.1.2. Công tác xã hội cá nhân
- Khái niệm công tác xã hội cá nhân
- Tiến trình công tác xã hội cá nhân
- Vai trò công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp các nhóm xã hội yếu
thế
1.2. Trẻ tự kỷ
1.2.1. Khái niệm tự kỷ
1.2.2. Khái niệm trẻ tự kỷ
Từ các khái niệm về tự kỷ nêu trên, chúng tôi cho rằng : Trẻ tự kỷ là
trẻ bị một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh hưởng đến
nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao

tiếp, quan hệ xã hội và hành vi.
1.2.3. Phân loại trẻ tự kỷ
Rối loạn phát triển lan tỏa là các rối loạn được đặc trưng bởi
những bất thường về chất lượng trong các mối quan hệ xã hội và phương
thức giao tiếp cũng như có một số sở thích và hành vi bị thu hẹp, định hình,
lặp đi lặp lại. Các bất thường về chất lượng này hình thành một nét lan tỏa
mà người ta tìm thấy trong hoạt động của chủ thể ở mọi hoàn cảnh với

6


nhiều mức độ khác nhau. Trong đa số trường hợp, sự phát triển không bình
thường ngay từ tuổi trẻ nhỏ và có một vài trường hợp, các trạng thái bệnh lý
này thấy rõ trong 5 năm đầu cuộc đời.
Phân loại theo thời điểm mắc tự kỷ
Phân loại theo chỉ số thông minh
Theo mức độ : Tự kỷ mức độ nhẹ ; Tự kỷ mức độ nặng
Vấn đề tự chăm sóc của trẻ tự kỷ
Vấn đề học hành : Kỹ năng chơi không phát triển; Trẻ có khó khăn
về đọc và học tập
Nhận thức của trẻ tự kỷ
1.2.4. Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ
Khó khăn về quan hệ xã hội
Khó khăn về khả năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
Nếu chưa biết nói : Trẻ có khiếm khuyết trong việc sử dụng các kỹ
năng giao tiếp không lời như : Không nhìn mặt người đối thoại khi giao
tiếp, không hiểu và không sử dụng nét mặt, cử chỉ, tư thế cơ thể để giao
tiếp; Các âm thanh lời nói bất thường về cao độ hoặc cường độ; Không biết
yêu cầu, phản đối hoặc thể hiện các nhu cầu bản thân; Không hoặc khó học
các luật lệ về giao tiếp như: chào hỏi, xin đồ vật hoặc “ạ”, “bai, bai”.

Nếu trẻ đã nói được : Trẻ học nói muộn hơn trẻ bình thường; Mất
khả năng nói được từ đơn hoặc cả câu sau khi đã biết nói; Trẻ dùng phát
ngôn không phù hợp với mục đích: đáng lẽ trả lời thì trẻ lại nhắc lại câu
được hỏi, nói nhại, nói vọng...Phát ngôn hoặc câu của trẻ có ngữ điệu đơn
điệu, nghe véo von, thường có âm sắc cao hơn bình thường; Nếu trẻ có
ngôn ngữ khá hơn, có thể thấy chậm phát triển ngôn ngữ so với trẻ cùng độ
tuổi, trẻ thường không hiểu câu hỏi, ngôn ngữ của trẻ đơn giản, hiếm dùng
những khái niệm so sánh, tưởng tượng; Các hành vi trong phạm vi hẹp và
lặp đi lặp lại.
Rối loạn giác quan
Tâm lý – xã hội của trẻ tự kỷ
1.3. Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ
1.3.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ

7


Từ một số khái niệm đã được chúng tôi phân tích ở trên như : Công
tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, trẻ tự kỷ, chúng tôi xác định khái niệm
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ như sau : Công tác xã hội cá nhân
đối với trẻ tự kỷ là phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp nhằm giúp
đỡ trẻ tự kỷ thông qua mối quan hệ một – một, trong đó nhân viên công tác
xã hội sử dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội để tập
trung giải quyết các vấn đề mà trẻ tự kỷ đang gặp phải, với mục đích là
phục hồi, cũng cố và phát triển các chức năng xã hội của trẻ tự kỷ.
1.3.2. Mục đích và chức năng của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự
kỷ
Mục đích của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em tự kỷ
Chức năng của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em tự kỷ
1.3.3 Vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội cá nhân đối với

trẻ em tự kỷ
- Vai trò tham vấn, tư vấn
- Vai trò là người biện hộ
- Vai trò là người vận động, kết nối nguồn lực
- Vai trò là người giáo dục
1.3.4 Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ
- Tiếp cận và nhận diện vấn đề của trẻ
- Thu thập thông tin của trẻ
- Đánh giá, chẩn đoán : Nhóm can thiệp đa chức năng (Y tế - Giáo
dục - Âm Ngữ trị liệu - Tâm lý - Nhân viên công tác xã hội - Gia đình Dinh dưỡng) của Trung tâm sử dụng thang điểm Gilliam, bảng kiểm
Denver II, bảng liệt kê các kỹ năng phát triển (Từng bước nhỏ - Quyển 3-8)
để đánh giá các vấn đề của trẻ
- Lập kế hoạch can thiệp : Thời gian thực kế hoạch; Kế hoạch can
thiệp cho trẻ gồm : Lĩnh vực can thiệp, mục tiêu can thiệp và các hoạt động
can thiệp.
- Thực hiện kế hoạch can thiệp và giám sát : Mục tiêu can thiệp và
Thời gian thực hiện.
- Lượng giá và kết thúc : Thời gian, kết quả can thiệp và kết luận.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ

8


1.4.1. Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội
1.4.2. Điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực khác
1.4.3. Nhận thức của gia đình và cộng đồng
1.5. Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ
Kết luận chương 1
Công tác xã hội cá nhân là một trong ba phương pháp chính của công
tác xã hội, đến nay có nhiều khái niệm về công tác xã hội cá nhân đối với

nhóm người yếu thế nói chung và công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ
nói riêng, phương pháp này cũng đã được thực hành với nhiều nhóm đối
tượng khác nhau. Với kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan
đến công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ đã nêu trong chương 1, đề tài
đã xây dựng được khái niệm trẻ tự kỷ; Khái niệm công tác xã hội cá nhân
đối với trẻ tự kỷ; Mục đích của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ;
Chức năng của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ; Vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ; Tiến
trình công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ; Các cơ sở pháp lý về công
tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã
hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ;
Từ một số khái niệm đã được chúng tôi phân tích ở trên như: Công
tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, trẻ tự kỷ, chúng tôi xác định khái niệm
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ như sau: Công tác xã hội cá nhân
đối với trẻ tự kỷ là phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp nhằm giúp
đỡ trẻ tự kỷ thông qua mối quan hệ một – một, trong đó nhân viên công tác
xã hội sử dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội để tập
trung giải quyết các vấn đề mà trẻ tự kỷ đang gặp phải, với mục đích là
phục hồi, cũng cố và phát triển các chức năng xã hội của trẻ tự kỷ.

9


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ TỰ
KỶ TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP
TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khách thể, địa bàn và phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tại Trung tâm
phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh.
- Khái quát về Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật,
thành phố Hồ Chí Minh
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Các hoạt động chính của Trung tâm
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
2.1.2.3. Phương pháp công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ
2.1.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
2.2. Thực trạng trẻ tự kỷ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp
trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng số lượng và mức độ mắc tự kỷ ở trẻ tự kỷ tại Trung tâm
phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật thành phố Hồ Chí Minh
- Số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ được chăm sóc, điều trị và phục hồi
chức năng tại Trung tâm qua các năm theo giới tính
- Số lượng trẻ bị tự kỷ được chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng
tại Trung tâm theo nhóm tuổi
2.2.2. Thực trạng mức độ phù hợp và mức độ thực hiện việc chẩn đoán,
đánh giá trẻ tự kỷ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn
tật thành phố Hồ Chí Minh
- Thực trạng chẩn đoán mức độ tự kỷ ở trẻ theo phương pháp điều
trị, can thiệp nhóm đa chức năng

10


Kết quả phân tích cho chúng ta thấy rằng : Hầu hết trẻ tự kỷ có dấu

hiệu về hành vi và tập trung chú ý là rất cao chiếm tỷ lệ 100%; Ngôn ngữ;
Nhận thức; Kỹ năng sống; Kỹ năng tự lập; Vận động tinh chiếm tỷ lệ từ
50% đến 80%; Vận động thô chiếm tỷ lệ 5%. Vì vậy, số lượng trẻ tự kỷ
đang được chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng tại Trung tâm là khá
nặng và tập trung ở hai nội dung quan trọng của hội chứng tự kỷ là hành vi
- tập trung chú ý.
- Thực trạng đánh giá mức độ phù hợp về các nội dung chẩn đoán
mức độ tự kỷ ở trẻ theo phương pháp điều trị, can thiệp nhóm đa chức năng
Qua khảo sát thực tế, số khách thể được hỏi về mức độ thực hiện
đánh giá trẻ tự kỷ đã cho rằng hoạt động này thực hiện rất phù hợp chiếm tỷ
lệ 87.5%; mức độ phù hợp là 7.5%, mức độ tương đối phù hợp là 5%. Kết
quả này cho thấy, hoạt động đánh giá trẻ tự kỷ đã thực hiện rất phù hợp với
tình hình hoạt động hiện nay tại Trung tâm. Đây cũng chính là cơ sở quan
trọng cho việc xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân phù hợp với khả năng
tiếp thu của từng trẻ nhằm phát huy tiến trình can thiệp cho trẻ tự kỷ đạt
hiệu quả.
- Thực trạng đánh giá mức độ tự kỷ ở trẻ theo phương pháp điều trị,
can thiệp nhóm đa chức năng xét theo nhóm tuổi
Qua số liệu phân tích, đã cho chúng ta thấy : Trẻ tự kỷ nặng tăng dần
về độ tuổi. Cụ thể là ở nhóm tuổi 3-6 tuổi, ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ
76.19%, trung bình nhẹ chiếm tỷ lệ 23.81%, sự khác biệt giữa mức độ tự kỷ
nặng và trung bình nhẹ là quá rõ ràng. Tương tự, ở nhóm 7-10 tuổi ở mức
độ nặng chiếm tỷ lệ 72.73%, trung bình nhẹ chiếm tỷ lệ 27.27%, nhóm tuổi
lớn hơn 10, ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ 66.67%, trung bình nhẹ chiếm tỷ lệ
33.33%, ở nhóm tuổi <3 không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa
mức độ nặng và trung bình nhẹ.
- Thực trạng mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân
cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm
Theo số liệu thống kê thì nhóm thực hiện/mục tiêu can thiệp (Bác sỹ,
điều dưỡng, Giáo dục chuyên biệt - tâm lý, âm ngữ trị liệu, nhân viên công

tác xã hội, gia đình trẻ) trong kế hoạch can thiệp cá nhân cho trẻ tự kỷ tại
Trung tâm ở mức rất phù hợp chiếm 97.5% và mức phù hợp chiếm tỷ lệ rất

11


thấp là 2.5%; Nhóm hoạt động trị liệu (tâm vận động - điều hòa cảm giác) ở
mức rất phù hợp chiếm 90% và mức phù hợp chiếm tỷ lệ là 10%; Chế độ
dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ ở mức rất phù hợp chiếm 37.5%, mức phù hợp
chiếm tỷ lệ là 35% và mức chưa phù hợp chiếm tỷ lệ là 27.5%.
- Thực trạng mức độ phù hợp của các phương pháp can thiệp trẻ tự
kỷ tại trung tâm
Qua số liệu đánh giá về mức độ thực hiện phương pháp can thiệp trẻ
tự kỷ tại bảng 2.7, đã nói lên các nhóm phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ
tại Trung tâm là rất phù hợp chiếm tỷ lệ từ 75% đến 97.5%, mức phù hợp là
từ 2.5% đến 25%, phương pháp giáo dục đặc biệt có mức thực hiện rất phù
hợp, với 97.5%, mức phù hợp là 2.5% và phương pháp tâm vận động có
mức thực hiện rất phù hợp là 75%, mức phù hợp là 25%, điều này cho thấy
các phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ tại Trung tâm là rất phù hợp với tình
trạng khiếm khuyết của trẻ. Bên cạnh đó, phương pháp tâm vận động là
phương pháp thực hiện rất khó đòi hỏi người có nhiều kinh nghiệm và
chuyên môn sâu nên phương pháp này thực hiện chưa tốt so với các phương
pháp can thiệp khác.
2.3. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội đối với trẻ
tự kỷ
2.3.1.Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ tham vấn, tư vấn trẻ tự kỷ
Trung tâm đã cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn cho trẻ tự kỷ và gia
đình trẻ về kiến thức cơ bản về trẻ tự kỷ (tư vấn trực tiếp : 42 lượt/năm, tư
vấn qua điện thoại : 19 lượt/ năm); Cung cấp, trao đổi thông tin về tình
trạng của trẻ, hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ trẻ tự kỷ (tư vấn trực tiếp : 102

lượt/năm, tư vấn qua điện thoại : 24 lượt/năm); Kỹ năng, phương pháp can
thiệp cho trẻ tự kỷ tại nhà (tư vấn trực tiếp : 113 lượt/năm, tư vấn qua điện
thoại : 27 lượt/năm); Các chính sách và dịch vụ trợ giúp trẻ tự kỷ (tư vấn
trực tiếp : 22 lượt/năm, tư vấn qua điện thoại : 11 lượt/năm). Mối quan tâm
và mong muốn lớn nhất của phụ huynh là “Kỹ năng, phương pháp can thiệp
cho trẻ tự kỷ tại nhà” với 140/360 lượt/năm, điều này cũng cho chúng ta
thấy việc can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà là yếu tố tích cực và rất quan trọng
trong tiến trình trợ giúp trẻ tự kỷ sớm phục hồi và hòa nhập với cộng đồng.

12


Trong tổng số 40 khách thể được hỏi về mức độ thực hiện hoạt động
tham vấn, tư vấn trẻ tự kỷ và gia đình trẻ đã cho rằng hoạt động này thực
hiện rất tốt chiếm tỷ lệ 97.5%, thực hiện tốt chiếm tỷ lệ 2.5% về trang bị
kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, hiểu biết các chính sách,
dịch vụ xã hội trợ giúp trẻ tự kỷ là nhằm giúp cho gia đình trẻ tự kỷ có đủ
năng lực, niềm tin tham gia, phối hợp với Trung tâm thực hiện tiến trình
hoạt động trị liệu/chăm sóc trẻ tự kỷ.
2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ vận động, kết nối nguồn
lực trợ giúp trẻ tự kỷ
Với kết quả phân tích có 87,5% khách thể được hỏi cho là mức độ
thực hiện hoạt động vận động, kết nối nguồn lực trợ giúp trẻ tự kỷ được
thực hiện rất tốt và 12.5% là thực hiện tốt. Điều đó cho thấy, Trung tâm đã
thực hiện rất tốt hoạt động này nhưng còn hạn chế là chỉ tập trung chủ yếu
vào nhóm trẻ đang được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm, còn nhóm trẻ tự
kỷ ngoài cộng đồng chưa có sự quan tâm và trợ giúp.
2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ biện hộ về chính sách cho
trẻ tự kỷ
Mức độ thực hiện hoạt động biện hộ chính sách cho trẻ tự kỷ tại

Trung tâm đã được thực hiện tốt, với tỷ lệ là 47.5%, mức độ rất tốt là 40%,
mức độ đạt yêu cầu là 12.5%. Qua đó cũng chỉ ra hoạt động biện hộ chính
sách để đảm bảo quyền lợi cho trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ đã thực hiện
khá tốt nhưng cũng còn hạn chế về kiến thức pháp luật.
2.3.4. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ tự kỷ
Với 37/40 khách thể được hỏi về đánh giá mức độ thực hiện giáo dục
trẻ tự kỷ đã cho rằng hoạt động này thực hiện rất tốt (92.5%), thực hiện tốt
(5%) và còn lại 2.5% người được hỏi cho là đạt yêu cầu. Như vậy, có thể
khẳng định rằng hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ tại Trung tâm thực hiện rất tốt
và góp phần rất lớn vào tiến trình hoạt động trị liệu cho trẻ tự kỷ.
2.3.5.Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ phối hợp giữa nhân viên
công tác xã hội với các Khoa/Phòng chuyên môn trong Trung tâm, gia
đình và các cơ quan có liên quan để trợ giúp cho trẻ tự kỷ
Sự phối hợp của nhân viên công tác xã hội với các Phòng/Ban
chuyên môn trong Trung tâm, gia đình và các cơ quan có liên quan để trợ

13


giúp cho trẻ tự kỷ rất chặt chẽ chiếm tỷ lệ 52.5%, khá chặt chẽ là 27.5%,
tương đối chặt chẽ là 12.5%, chưa chặt chẽ là 7.5%. Nhân viên công tác xã
hội của Trung tâm thực hiện rất tốt trong việc phối hợp với các bên có liên
quan để trợ giúp cho trẻ tự kỷ ở các lĩnh vực khác nhau. Đây là yếu tố quan
trọng để gắn kết hình thành mạng lưới phối hợp trong các hoạt động trị liệu
và chăm sóc trẻ tự kỷ.
2.4. Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại Trung tâm
phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Đánh giá chung về mức độ thực hiện các nội dung trong tiến trình
công tác xã hội cá nhân trợ giúp trẻ tự kỷ
Tiến trình công tác xã hội cá nhân với hoạt động trị liệu/chăm sóc trẻ

tự kỷ tại Trung tâm đã thực hiện một cách đầy đủ chiếm tỷ lệ từ 52.5% đến
92.5%. Phần lượng giá và kết thúc đã thực hiện đầy đủ (12.5%), thực hiện
khá đầy đủ (87.5%), bởi vì trẻ tự kỷ tại Trung tâm tương đối là khá nặng,
thời gian thực hiện luôn kéo dài nên chưa có lượng giá chính thức để kết
thúc một tiến trình can thiệp hay chuyển gửi trẻ tự kỷ đi nơi khác mà chỉ
lượng giá cơ bản để điều chỉnh kế hoạch can thiệp cho phù hợp với khả
năng của trẻ ở từng giai đoạn khác nhau.
2.4.2. Thực trạng mức độ thực hiện các bước tiến trình công tác xã hội
cá nhân trong trợ giúp trẻ tự kỷ
2.4.2.1. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ tiếp cận và nhận diện vấn
đề trẻ tự kỷ đang gặp phải
Với số liệu đã phân tích đã chỉ ra rằng : Bước tiếp cận và nhận diện
vấn đề trẻ tự kỷ tại Trung tâm thì nội dung vãng gia đã thực hiện rất tốt
chiếm tỷ lệ 62.5%; Tiếp xúc ban đầu với trẻ chiếm tỷ lệ 52.5%; còn lại các
nội dung như: Thụ lý, lưu giữ các tài liệu, hồ sơ cá nhân; Tiếp xúc với trẻ
và xác định đúng đối tượng cần giúp đỡ; Vấn đàm với thân chủ và những
người có liên quan đến thân chủ; Kết luận thực hiện rất tốt và tốt dưới 50%;
Nội dung vấn đàm với thân chủ và những người có liên quan đến thân chủ
mức độ thực hiện đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 30%.Vì vậy, công tác tiếp cận và
nhận diện vấn đề trẻ tự kỷ tại Trung tâm đã thực hiện đúng quy trình nhưng
mức độ thực hiện chưa chuyên nghiệp (có hai nội dung: vãng gia (62.5%)
và tiếp xúc ban đầu với trẻ (52.5%) là thực hiện rất tốt. Bên cạnh đó, nhân

14


viên công tác xã hội còn thiếu kỹ năng giao tiếp, vấn đàm nên nội dung
“Vấn đàm với thân chủ và những người có liên quan đến thân chủ” mức độ
thực hiện chỉ đạt yêu cầu (30%).
2.4.2.2. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin về trẻ tự

kỷ
Đa số khách thể cho rằng : nhân viên công tác xã hội thực hiện rất tốt
việc thu thập thông tin trẻ tự kỷ tại Trung tâm chiếm tỷ lệ từ 65% - 82.5%;
Các giấy tờ tài liệu, hồ sơ bệnh án… thực hiện tốt với tỷ lệ là 32.5%; các
nội dung thực hiện đạt yêu cầu dưới 7.5%. Điều này cho thấy, nhân viên
công tác xã hội thực hiện rất tốt việc thu thập thông tin và tốt nhất là thông
tin tổng quan (82.5%). Tuy nhiên, trên thực tế nhân viên công tác xã hội
của Trung tâm chưa khai thác một cách triệt để về các mối quan hệ gia đình
(67.5%) và các giấy tờ tài liệu, hồ sơ bệnh án (65%) nên cũng làm hạn chế
đến việc đánh giá và tiến trình trợ giúp trẻ tự kỷ.
2.4.2.3. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ đánh giá, chẩn đoán trẻ tự
kỷ
Kết quả khảo sát cho ta thấy mức độ thực hiện đánh giá khả năng độc
lập trẻ tự kỷ chiếm tỷ lệ rất cao trong công tác đánh giá, chẩn đoán trẻ tự kỷ
tại Trung tâm (Tình trạng hoạt động thể chất (72.5%), Kỹ năng vận động
thô (72.5%), Kỹ năng vận động tinh (77.5%) và tất cả các nội dung trong
nhóm đánh giá, chẩn đoán trẻ tự kỷ được khách thể đánh giá là thực hiện tốt
và rất tốt chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, việc đánh giá, chẩn đoán trẻ tự kỷ tại
Trung tâm được thực hiện tương đối tốt nhưng sự thống và đồng bộ chưa
cao.
2.4.2.4. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch can thiệp trẻ
tự kỷ
Đối với việc khảo sát mức độ thực hiện lập kế hoạch can thiệp trẻ tự
kỷ tại Trung tâm đã thực hiện rất tốt với các nội dung như: Các hoạt động
can thiệp chiếm tỷ lệ 87.5%; Nguồn lực trợ giúp chiếm tỷ lệ 82.5%; Xác
định mục tiêu can thiệp chiếm tỷ lệ 77.5% và thời gian thực hiện chiếm tỷ
lệ 72.5%; Kết quả mong đợi thực hiện rất tốt (47.5%), tốt (22.5%), đạt yêu
cầu (30%); Dự báo khó khăn trong quá trình can thiệp thực hiện rất tốt
(42.5%), tốt (30%), đạt yêu cầu (27.5%). Điều này chỉ ra rằng: Các nội


15


dung trong kế hoạch can thiệp đã được nhân viên công tác xã hội và nhóm
can thiệp đa chức năng thực hiện rất tốt tại Trung tâm. Bên cạnh đó, Trung
tâm phối hợp với chuyên gia về tự kỷ bên ngoài tham gia vào kế hoạch can
thiệp để hỗ trợ cho gia đình trẻ tự kỷ về kiến thức, kỹ năng và phương pháp
can thiệp nhằm thúc đẩy tiến trình hoạt động trị liệu/chăm sóc trẻ tự kỷ đạt
hiệu quả.
2.4.2.5. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ giám sát kế hoạch can thiệp
trẻ tự kỷ
Đa số khách thể nghiên cứu được hỏi về mức độ thực hiện và giám
sát kế hoạch can thiệp trẻ tự kỷ tại Trung tâm đã cho rằng: Trung tâm thực
hiện rất tốt các nội dung thực hiện kế hoạch chiếm tỷ lệ 77.5% và giám sát
các hoạt động chiếm tỷ lệ 82,5%.
2.4.2.6. Thực trạng mức độ thực hiện nhiệm vụ lượng giá và kết thúc
Thực hiện lượng giá và kết thúc tiến trình hoạt động trợ giúp trẻ tự kỷ
được thể hiện qua các nội dung như : lượng giá và kết thúc tiến trình hoạt
động trợ giúp trẻ tự kỷ được thể hiện qua các nội dung như: lượng giá các
hoạt động can thiệp được đánh giá mức độ thực hiện là rất tốt chiếm tỷ lệ
62.5%, thực hiện tốt với tỷ lệ 20%, đạt yêu cầu là 17.5%; Đánh giá về nội
dung kết thúc tiến trình hoạt động trợ giúp trẻ tự kỷ được thực hiện là rất tốt
chiếm tỷ lệ 52.5%, thực hiện tốt với tỷ lệ 32.5%, đạt yêu cầu là 15%. Trung
tâm thực hiện khá tốt việc lượng giá và kết thúc tiến trình công tác xã hội cá
nhân trong hoạt động trợ giúp/chăm sóc trẻ tự kỷ. Trên thực tế, Trung tâm
thực hiện lượng giá cho một hoạt động trợ giúp trẻ tự kỷ thường kỳ là 6
tháng/lần và tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của từng trẻ để lượng giá điều
chỉnh kế hoạch can thiệp cho phù hợp.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội cá nhân đối
với trẻ tự kỷ từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ

tàn tật thành phố Hồ Chí Minh
2.5.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực, trình độ của
nhân viên công tác xã hội
Theo số liệu thống kê cho thấy các yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại Trung tâm là nhân viên công
tác xã hội chưa được đào tạo ngành công tác xã hội (57.5%) và thiếu kinh

16


nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ (42.5%) và ảnh hưởng nhiều nhất là thiếu
kiến thức và kỹ năng về công tác xã hội cá nhân chiếm tỷ lệ 67.5%. Qua
phân tích số liệu thì yếu tố con người là một trong những nhân tố quan
trọng, quyết định sự thành công của công tác xã hội cá nhân trong các hoạt
động trợ giúp trẻ tự kỷ tại Trung tâm và cộng đồng.
2.5.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố điều kiện cơ sở vật chất
và nguồn lực của Trung tâm
Theo số liệu khảo sát : Nguồn lực - nhân lực ảnh hưởng rất nhiều đến
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại Trung tâm chiếm tỷ lệ 30%, Cơ
sở vật chất và trang thiết bị cùng với tỷ lệ 22.5%, vị trí Trung tâm chiếm tỷ
lệ 20%. Cơ sở vật chất và nguồn lực - nhân lực ảnh hưởng tới công tác xã
hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ chiếm tỷ lệ 67.5%. Từ phân tích trên, chúng ta
thấy rằng: Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực - nhân lực ảnh hưởng
nhiều và rất nhiều tới công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại Trung
tâm hiện nay.
2.5.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhận thức của gia đình
và cộng đồng
Qua phân tích số liệu cho thấy : Gia đình thiếu sự quan tâm đến trẻ
và chính sách dành cho trẻ tự kỷ chưa đầy đủ chiếm tỷ lệ 77.5%; Gia đình
thiếu sự hợp tác với Trung tâm và truyền thông về tự kỷ còn hạn chế chiếm

tỷ lệ từ 57.5%; Gia đình nhận thức chưa đúng về tình trạng bệnh của con
mình (52.5%); Thiếu kiến thức và kỹ năng về các phương pháp can thiệp
cho trẻ (47.5%); Thiếu sự thống nhất và đồng bộ về mặt chính sách (30%).
Vì vậy, khẳng định rằng gia đình thiếu sự quan tâm đến trẻ, thiếu sự hợp tác
với Trung tâm và chính sách dành cho trẻ tự kỷ chưa đầy đủ ảnh hưởng rất
nhiều tới công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ tại Trung tâm.

17


Kết luận chương 2
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tiến trình công tác xã hội cá nhân
trong trợ giúp trẻ tự kỷ tại Trung tâm đã thực hiện tương đối đầy đủ, phù
hợp với tình hình hoạt động của Trung tâm. Nhân viên công tác xã hội đã
thể hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc cung cấp cho trẻ tự
kỷ và gia đình trẻ các dịch vụ chăm sóc toàn diện, tham vấn, tư vấn cho gia
đình trẻ về kiến thức, phương pháp can thiệp, kỹ năng chăm sóc trẻ tại nhà,
là cầu nối các nguồn lực bên trong và bên ngoài để trợ giúp cho trẻ tự kỷ.
Bênh cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế
nhất định như: Cơ sở vật chất xuống cấp; Trang thiết bị lạc hậu; Thiếu đội
ngũ nhân viên công tác xã hội; Trình độ chuyên môn của viên chức chưa
đáp ứng đầy đủ được với yêu cầu phát triển của Trung tâm; Một số bộ phận
phụ huynh nhận thức chưa đúng về tình trạng bệnh của con mình và thiếu
hợp tác với Trung tâm; Chính sách dành cho trẻ tự kỷ chưa đầy đủ, cộng
đồng còn kỵ thị và xa lánh trẻ tự kỷ… Với những lý do nêu trên đã làm ảnh
hưởng nhiều đến tới công tác xã hội cá nhân trong hoạt động trợ giúp/chăm
sóc trẻ tự kỷ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành
phố Hồ Chí Minh.

18



Chương 3
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG ĐIỂN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TẠI TRUNG
TÂM VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong điển cứu một
trường hợp cụ thể tại Trung tâm.
3.1.1. Tiếp cận và nhận diện vấn đề của cháu K
3.1.2 Thu thập thông tin của cháu K
+ Sơ đồ sinh thái : Huỳnh Gia K
+ Sơ đồ phả hệ : Huỳnh Gia K
3.1.3. Đánh giá, chẩn đoán
3.1.4.Lập kế hoạch can thiệp : Thời gian thực kế hoạch là 3 tháng
3.1.5. Thực hiện kế hoạch can thiệp và giám sát : Mục tiêu can thiệp và
thời gian can thiệp
3.1.6. Lượng giá và kết thúc : Thời gian; Kết quả can thiệp và Kết luận
3.2. Các biện pháp về nâng cao nhận thức gia đình, cộng đồng và xã hội
về trẻ tự kỷ
Biện pháp 1: Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng, xã
hội và gia đình về hội chứng trẻ tự kỷ và cần quan tâm trẻ tự kỷ đúng cách
để trẻ có được sống bình đẳng, được can thiệp kịp thời và được đáp ứng các
nhu cầu đặc biệt để sau này có thể lo được cho bản thân và đóng góp cho xã
hội.
Biện pháp 2: Truyền thông đều đặn, thường xuyên đến cộng đồng và
xã hội để nhận thức đúng về trẻ tự kỷ, tránh phân biệt đối xử, kỳ thị, xa lánh
và hãy chấp nhận yêu thương trẻ.

Biện pháp 3: Tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức đối
với phụ nữ có gia đình những kiến thức về hội chứng tự kỷ để sớm nhận
biết biểu hiện tự kỷ của con mình và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện Nhi;
Trung tâm tâm thần Nhi, Trung tâm phục hồi chức năng, Trường giáo dục

19


chuyên biệt và các chuyên gia…để được chẩn đoán, can thiệp và điều trị
sớm.
Biện pháp 4: Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc,
can thiệp cho phụ huynh để can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà.
Biện pháp 5: Thành lập mạng lưới hợp tác giữa các cơ quan chức
năng, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế, các nhà chuyên môn và phụ
huynh để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện về
phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
3.3. Các biện pháp về phát triển nguồn nhân lực, huy động nguồn lực
từ người dân, cộng đồng xã hội cho hoạt động công tác xã hội cá nhân
trong lĩnh vực trợ giúp trẻ tự kỷ tại các Trung bảo trợ xã hội, tại cộng
đồng nói chung và tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ
tàn tật, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
3.3.1. Các biện pháp phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động công tác
xã hội cá nhân trong lĩnh vực trợ giúp trẻ tự kỷ
Biên pháp 1 : Xây dựng chương trình khung đào tạo căn bản và nâng
cao về công tác xã hội trong trong lĩnh vực trợ giúp trẻ tự kỷ cho viên chức,
nhân viên công tác xã hội của Trung tâm.
Biện pháp 2 : Đào tạo nâng cao cho nhân viên công tác xã hội một số
kỹ năng như: Làm việc với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ; Vấn đàm và vãng gia;
Đánh giá, chuẩn đoán/Lập kế hoạch can thiệp/Thực hiện kế hoạch/Lượng
giá một tiến trình can thiệp cho trẻ tự kỷ.

Biện pháp 3 : Đào tạo chuyên môn sâu, có chất lượng cho nhóm
nồng cốt (Nhóm can thiệp đa chức năng) của Trung tâm về hướng dẫn kỹ
thuật thực hiện các phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ, hướng dẫn đánh
giá phân loại, đánh giá sự phát triển của trẻ tự kỷ; Giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ; Tâm lý – xã hội.
Biện pháp 4 : Tổ chức cho nhân viên công tác xã hội và Nhóm can
thiệp đa chức năng đi tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các Cở có
mô hình hoạt động trị liệu/chăm sóc trẻ tự kỷ giống Trung tâm.
Biện pháp 5 : Mở rộng quan hệ hợp tác với các chuyên gia, các tổ
chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về lĩnh vực tự kỷ để
đào tạo cho nhóm can thiệp đa chức năng của Trung tâm.

20


3.3.2. Các biện pháp phát triển huy động nguồn lực từ người dân, cộng
đồng xã hội cho hoạt động công tác xã hội cá nhân trong lĩnh vực trợ
giúp trẻ tự kỷ
Biện pháp 1: Huy động sự tham gia đóng góp từ các nguồn lực xã hội
để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các Cơ sở bảo trợ xã
hội, Trung tâm công tác xã hội, Trung tâm phục hồi chức năng dưới hình
thức xã hội hóa nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị phục hồi chức
năng và giáo dục cho trẻ tự kỷ.
Biện pháp 2: Khuyến khích phát triển Trường chuyên biệt tư nhân
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tự kỷ được chăm sóc, giáo dục, trong
khi đó trường công hoặc trung tâm phục hồi chức năng chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của trẻ tự kỷ ngoài cộng đồng.
Biện pháp 3: Xây dựng các chương trình/dự án về hoạt động trị liệu,
chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỷ để vận động, kêu gọi từ các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực trẻ tự kỷ.

Biện pháp 4: Xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc và phục hồi
chức năng cho trẻ tự kỷ theo phương pháp điều trị, can thiệp nhóm đa chức
năng cho trẻ có rối loại tự kỷ (Y tế - Giáo dục - Tâm lý - Âm ngữ trị liệu –
Công tác xã hội - Gia đình trẻ tự kỷ - Dinh dưỡng). Mục đích là một kế
hoạch với nhiều ngành, nhiều phương pháp can thiệp khác nhau sẽ đem lại
hiệu quả cho trẻ tự kỷ, đặc biệt là lấy sự tham gia của gia đình trẻ tự kỷ làm
trọng tâm.
Biện pháp 5: Phối hợp với các Trường, các tổ chức, các doanh
nghiệp có kinh nghiệm về hướng nghiệp nghề cho trẻ khuyết tật (Trẻ tự kỷ)
để xây dựng và thử nghiệm “Mô hình giáo dục, hướng nghiệp và dạy nghề
cho trẻ khuyết tật trưởng thành”.
3.4. Một số khuyến nghị
3.4.1. Về chính sách :
Ngành Lao động – Thương binh và xã hội : Tham mưu chính phủ ban
hành chính sách, luật pháp dành cho trẻ tự kỷ là nhằm tạo môi trường pháp
lý, cơ hội bình đẳng để trẻ tự kỷ tiếp cận vối các dịch vụ xã hội, đảm bảo
các điều kiện để trẻ tự kỷ hòa nhập xã hội như người bình thường khác.

21


Ngành y tế : Cần ban hành một số chính sách hỗ trợ chăm sóc y tế và
phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ.
Ngành giáo dục : Xây dựng hệ thống giáo trình giáo dục dành riêng
cho trẻ tự kỷ ở mọi cấp độ.
3.4.2. Về dịch vụ y tế, giáo dục
Về dịch vụ y tế :
Cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng cao về khám, điều trị phục
hồi chức năng cho trẻ tự kỷ; Tổ chức khám và tầm soát bệnh tự kỷ cho trẻ
dưới 24 tháng tuổi để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.

Về dịch vụ giáo dục :
Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phải phù hợp với nhu cầu tiếp
thu của trẻ tự kỷ, cung cấp các dịch vụ có chất lượng về giáo dục cho trẻ tự
kỷ.
Kết luận chương 3
Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ là hoạt động trị liệu/chăm
sóc, phục hồi, phát triển các chức năng khiếm khuyết của trẻ và giúp trẻ có
khả năng hòa nhập cộng đồng, đây là việc làm có ý nghĩa và mang tính
nhân văn cao. Để thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động này, Trung tâm cần
khắc phục những khó khăn, tồn tại, hạn chế và luôn tìm những giải pháp
thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ.
Đề tài xin đưa ra một số khuyến nghị và biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ như: Một số khuyến nghị về chính
sách; Về dịch vụ y tế, giáo dục; Các biện pháp về nâng cao nhận thức gia
đình, cộng đồng và xã hội về trẻ tự kỷ; Các biện pháp phát triển nguồn nhân
lực cho hoạt động công tác xã hội cá nhân trong lĩnh vực trợ giúp trẻ tự kỷ;
Các biện pháp phát triển huy động nguồn lực từ người dân, cộng đồng xã
hội cho hoạt động công tác xã hội cá nhân trong lĩnh vực trợ giúp trẻ tự kỷ.
Kết quả áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong hoạt
động trị liệu, chăm sóc một trường hợp trẻ tự kỷ cụ thể tại Trung tâm phục
hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật đã đạt được những thành công nhất
định, đạt được yêu cầu mục đích đề ra.

22


KẾT LUẬN
1. Kết luận về mặt lý luận:
Đề tài đã xây dựng được các khái niệm: khái niệm trẻ tự kỷ, khái
niệm công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ; Tiến trình công tác xã hội cá

nhân đối với trẻ tự kỷ; Mục đích của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự
kỷ; Chức năng của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ; Vai trò tham
vấn, tư vấn, vận động, kết nối nguồn lực, biện hộ bảo vệ chính sách, giáo
dục của nhân viên công tác xã hội trong công tác xã hội cá nhân đối với trẻ
tự kỷ; Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ; Các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ.
2. Kết luận về mặt thực tiễn:
Qua nghiên cứu thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ tự kỷ
tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố Hồ Chí
Minh đã cho thấy số lượng trẻ tự kỷ tại Trung tâm đã tăng dần qua các năm,
tỷ lệ nữ mắc hội chứng tự kỷ thấp hơn tỷ lệ nam, công tác đánh giá và phân
loại mức độ trẻ tự kỷ, xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân, phương pháp
can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm đang áp dụng theo phương pháp điều
trị, can thiệp nhóm đa chức năng cho trẻ có rối loạn tự kỷ trong điều trị kết
hợp bước đầu đã mang lại kết quả cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế
như hoạt động trị liệu về tâm vận động, điều hòa cảm giác và chế độ dinh
dưỡng dành cho trẻ tự kỷ; Cơ sở vật chất còn hạn chế, gây khó khăn trong
sinh hoạt, giáo dục và điều trị cho trẻ.
Kết quả khảo sát thực tiễn tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với
trẻ tự kỷ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật được nhân
viên công tác xã hội thực hiện tương đối đầy đủ phù hợp với tình hình hoạt
động của Trung tâm.
Kết quả nghiên cứu vai trò nhân viên công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ
tại Trung tâm được đánh giá là thực hiện tốt vai trò của mình trong hoạt
động trợ giúp trẻ tự kỷ.
Kết quả áp dụng phương pháp công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ trong
hoạt động trị liệu, chăm sóc một trường hợp trẻ tự kỷ cụ thể tại Trung tâm

23



×