Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Sáng kiến giúp học sinh xác định nhanh và chính xác các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.17 KB, 42 trang )

1. Tên sáng kiến:
GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH NHANH VÀ CHÍNH XÁC CÁC THAO
TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy phân môn Làm văn trong nhà
trường THPT.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8/ 2015 đến tháng 01/ 2016.
4. Tác giả:
Họ và tên:

NGUYỄN THỊ LỆ

Năm sinh:

1986

Nơi thường trú:

Yên Phong – Ý Yên – Nam Định.

Trình độ chuyên môn: Cử nhân văn học.
Chức vụ công tác:

Giáo viên.

Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Điện thoại:

01686 136 664

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:


Trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 0350 3825970

1


MỤC LỤC
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN…………………………………….
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP…………………………………………………………
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN……………….
1.1. Khái niệm thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn chưa rõ ràng…..
1.2. Quan điểm giảng dạy của giáo viên chưa đổi mới…….....………………
1.3. Học sinh chưa hứng thú với môn học ……………………………………
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
2.1. Một số khái niệm trong văn nghị luận……………………………………..
2.1.1. Khái niệm văn nghị luận ……………………………………………………..
2.1.2. Khái niệm lập luận trong văn nghị luận………………………………..
2.2. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận ……………………………….
2.3. Cách xác định các thao tác lập luận trong văn nghị luận……………….
2.3.1. Bước 1: Ghi nhớ mục đích lập luận của từng thao tác…………………
2.3.2. Bước 2: Xác định mục đích nghị luận của văn bản…………………….
2.3.3. Bước 3: Tìm hiểu đối tượng tiếp nhận………………………………….
2.3.4. Bước 4: Xác định dấu hiệu nhận biết của từng thao tác………………..
2.3.4.1. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận giải thích……………………….
2.3.4.2. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận phân tích………………………..
2.3.4.3. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận chứng minh……………………..
2.3.4.4. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bình luận…………………………
2.3.4.5. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận so sánh……………………………
2.3.4.6. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bác bỏ…………………………….

2.3.5. Một số nhầm lẫn thường gặp của học sinh. Nguyên nhân và cách sửa
chữa……………………………………………………………………………….
2.3.5.1. Nhầm giữa thao tác lập luận so sánh với phân tích và giải
thích………………………………………………………………………………..………
2.3.5.2. Nhầm giữa thao tác lập luận phân tích với giải thích…………………
2.3.5.3. Nhầm thao tác lập luận chứng minh với phân tích…………………….
2.4. Thực nghiệm sư phạm……………………………………………………..
2.4.1. Mục đích thực nghiệm………………………………………………………..

Trang
1
2
2
3
4
4

2.4.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm……………….……………..
2.4.3. Bài tập thực nghiệm…………………………………………………………...
2.4.4. Bài kiểm tra thực nghiệm……………………………………….……………
2.4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm………………………………………………
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI…………………………………
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN……
CÁC PHỤ LỤC………………………………………………………………….

24
25
30
32
33

35
36

2

5
5
5
6
8
8
9
9
11
11
13
15
17
18
19
19
19
21
23
24
24


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN

Nền giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới. Trọng tâm của vấn đề đổi mới giáo
dục là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực, phẩm chất của học sinh (HS). Đây là một hướng đi đúng đắn, nâng cao vai trò
của giáo dục trong nhà trường.
Là một môn học công cụ quan trọng, Ngữ văn có vai trò rất lớn trong việc hình
thành và phát triển năng lực cho HS. Bên cạnh đó, môn học này còn góp phần hình thành
những phẩm chất tốt đẹp cho con người sau khi tham gia vào quá trình học tập. Vì vậy
đổi mới môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết. Để đáp ứng với yêu cầu dạy học môn Ngữ
văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực, cần chú ý đến việc dạy học môn Ngữ
văn theo hướng tích hợp, tức là tổ chức phối hợp các phân môn Văn học, Tiếng Việt và
Làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt
trong việc tiếp nhận và tạo lập các loại văn bản.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục đã có những đổi mới rõ rệt trong cấu trúc
đề thi môn Ngữ văn. Năm 2008, đề thi có thêm phần nghị luận xã hội. Từ năm học 2013
– 2014, đề thi Ngữ văn bao gồm hai phần chính: phần đọc – hiểu văn bản và phần làm
văn. Với cấu trúc đề thi như thế, tránh cho HS việc học tủ, học vẹt, đồng thời đánh giá
được năng lực của các em một cách khách quan, trung thực.
Để làm tốt phần đọc – hiểu trong đề thi, đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức bộ
môn. Một trong những phân môn quan trọng trong chương trình Ngữ văn là phân môn
Làm văn. HS đã được rèn luyện kiến thức làm văn từ những năm THCS. Những khái
niệm như phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, hay phương pháp lập luận, ... không
phải là mới nhưng hình như HS không để ý tới. Vì vậy, rất nhiều HS tỏ ra hoang mang
khi bắt gặp câu hỏi trong đề thi minh họa THPT Quốc gia (được Bộ Giáo dục và Đào tạo
công bố vào tháng 3/ 2015). Câu hỏi như sau: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng
thao tác lập luận nào?
(1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du
lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là
du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới
mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong
cuộc du lịch bằng sách vở ?

[…]
3


(Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội, 2003
HS thường xuyên hỏi tôi: cô chỉ cho chúng em cách thức làm thế nào phân biệt
các thao tác lập luận? Căn cứ vào đâu để xác định thao tác lập luận chính trong một văn
bản? Chúng em hay nhầm giữa giải thích và bình luận, chứng minh và phân tích, hay
phân tích và giải thích, … Tôi nhận thấy không chỉ học sinh, mà cả giáo viên cũng lúng
túng trong việc xác định chính xác các thao tác lập luận trong một văn bản. Câu hỏi làm
thế nào để xác định nhanh và chính xác các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận
thường trực trong tôi kể từ đó.
Để giúp HS giải quyết những thắc mắc, nhầm lẫn khi ôn tập kiến thức về các thao
tác lập luận trong văn bản nghị luận, tôi quyết định bỏ thời gian, công sức và trí tuệ của
mình để nghiên cứu vấn đề này. Hơn nữa, việc hiểu và vận dụng thành thạo các thao tác
lập luận còn giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của
mình. Đây là phẩm chất rất cần thiết của con người hiện đại.
Vì những lẽ trên thôi thúc tôi nghiên cứu để tạo ra sáng kiến này, với mong muốn
giúp HS xác định nhanh và chính xác nhất các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận.
Tôi tin rằng với những công sức và trí tuệ tôi đã bỏ ra để nghiên cứu, tìm tòi, sáng kiến
này sẽ trở thành một tài liệu hữu dụng cho đồng nghiệp và học trò trong quá trình ôn tập,
kiểm tra môn học Ngữ văn.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN.
Như trên tôi đã nói, HS đã được học và rèn luyện về kiến thức phân môn Làm văn
từ những năm THCS. Có lẽ vì trước đây, đề thi không bao giờ hỏi riêng về kiến thức này,
nên HS không để ý, hoặc chỉ học chiếu lệ. Nhiều giáo viên dạy học Ngữ văn cũng chỉ chú
trọng đến làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Vì vậy, mặc dù những thao tác
như phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, giải thích, bác bỏ học sinh thường xuyên

vận dụng để làm rõ một vấn đề nào đó, không chỉ trong văn chương mà cả trong cuộc
sống, nhưng các em vẫn không hiểu bản chất.
Vấn đề về các thao tác lập luận trong văn nghị luận chỉ thực sự được quan tâm và
nghiên cứu từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học Ngữ
văn theo định hướng phát triển năng lực. Cho nên khi bắt tay vào nghiên cứu để tạo ra
sáng kiến này, tôi gặp không ít những khó khăn.
4


1.1. Khái niệm thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn chưa rõ ràng.
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận là kiến thức trọng tâm của phần Làm văn
chương trình Ngữ văn lớp 11 hiện hành. Khi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này, tôi nhận
thấy quan điểm về các thao tác lập luận của các tác giả sách giáo khoa THCS và THPT,
ban cơ bản và nâng cao chưa có sự thống nhất.
Theo chuẩn kiến thức kĩ năng(1) môn Ngữ văn lớp 11 cơ bản và nâng cao, các thao
tác lập luận cơ bản là: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ.
Trong đó, lớp 11, học sinh được học bốn thao tác lập luận là phân tích, so sánh, bình
luận, bác bỏ. Nhưng ở THCS sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, trang 67 gọi hai thao tác
lập luận giải thích và chứng minh là phương pháp lập luận. Cụ thể phần ghi nhớ có ghi
“Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ
và lập luận. Các phương pháp lập luận chính thường gặp là: chứng minh, giải thích. Vậy
giải thích và chứng minh là phương pháp lập luận hay thao tác lập luận?
Trong Ngữ văn 10, tập 2, trang 134 phần ghi nhớ viết: “Phân tích, tổng hợp, diễn
dịch, quy nạp, so sánh là những thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận”.
Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, trang 176 nhận xét “Học sinh đã được học và
luyện tập tới 6 thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, giải thích, chứng
minh.”
Ngữ văn 10 tập 2, nâng cao, trang 147 lại cho rằng chứng minh, giải thích, diễn
dịch, quy nạp là các thao tác nghị luận.
Thực tế trên cho thấy, quan điểm về các thao tác lập luận và phương pháp lập luận

chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong các đề thi THPT Quốc gia thường xuyên xuất hiện câu hỏi
để kiểm tra kiến thức này. Vì vậy, giáo viên cần có sự nhất quán trong giảng dạy, tránh
để tâm lí hoang mang cho học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan, dựa theo chuẩn
kiến thức kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT môn Ngữ văn, sáng kiến
của tôi giúp HS phân biệt 6 thao tác lập luận cơ bản: chứng minh, giải thích, phân tích,
so sánh, bác bỏ, bình luận.
Trong 6 thao tác lập luận trên, học sinh thường xuyên nhầm lẫn giữa các thao tác,
nhất là thao tác giải thích, bình luận, phân tích. Có học sinh cho rằng: bình luận chẳng
qua là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Sáng kiến của tôi giúp
các em hiểu rõ vấn đề, tránh nhầm lẫn trong khi làm bài.
1()

Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2006, tr. 35 và 76

5


1.2. Quan điểm giảng dạy của giáo viên chưa đổi mới.
Một thực tế không thể phủ nhận là giáo viên ở ta quen với phương pháp dạy học
cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng. Dạy văn hầu như chỉ có một đường là “giảng”,
“bình”, “luận”, “phân tích”. Dạy Tiếng Việt và Làm văn thì nặng về dạy lí thuyết, ít thực
hành. Cho nên những kiến thức làm văn nhất là thao tác lập luận trong văn nghị luận,
giáo viên còn mơ hồ, trong khi không có tài liệu nào ghi chép đầy đủ về những kiến thức
này, cũng không có những buổi tập huấn cho giáo viên để hàm thụ thêm kiến thức. Do
đó, giáo viên phải tự mày mò nghiên cứu và rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và
học hỏi từ đồng nghiệp.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều giáo viên cho rằng: một thao tác lập
luận được coi là chính trong văn bản khi thao tác đó được sử dụng với tần số nhiều hơn,
nghĩa là đoạn văn sử dụng thao tác đó dài hơn. Đó là quan điểm sai lầm. Tôi hoàn toàn

nhất trí với các tác giả viết Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, ở trang 130
nhận xét: “Vị trí hay vai trò của từng thao tác trong sự kết hợp được quyết định bởi mục
đích nghị luận”, “Chỉ khi đã hiểu được mục đích nghị luận, xuất phát từ mục đích nghị
luận, người nghe (người đọc) mới có thể nhận ra chính xác thao tác lập luận nào là chủ
yếu, thao tác lập luận nào là bổ trợ …”.
Sáng kiến của tôi sẽ từng bước lí giải những quan điểm sai lầm đó.
1.3. Học sinh chưa hứng thú với môn học Ngữ văn.
HS hiện nay tỏ rõ thái độ coi thường môn học Ngữ văn, không hứng thú với môn
học vì nhiều lẽ.
Xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ, dễ hiểu
là đại đa số HS chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế…ít có HS
hứng thú học văn, bởi phần đông HS nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con
người xã hội, không học vẫn biết đọc, biết nói; học văn không thiết thực. Văn có kém
một chút, ra đời vẫn không sao, vẫn nói và viết được, còn không học ngoại ngữ, không
học khoa học, kĩ thuật thì coi như mù kiến thức, chịu lép vế. Có thể đó là lí do làm cho đa
số HS không cố gắng học ngữ văn. Rõ ràng tâm lí cá nhân, môi trường học tập, nếp sống,
quan niệm sống của đông đảo dân cư đã có nhiều thay đổi.
Tuy nhiên ở đây còn có vấn đề thuộc phương pháp dạy học ngữ văn, cách thức
kiểm tra đánh giá học sinh. Nền giáo dục của chúng ta đang có những bước chuyển mình,
đổi mới hướng vào phát triển năng lực phẩm chất của học sinh. Đó là hướng đi đúng đắn,
6


nhưng không phải ngày một ngày hai là có thể thay đổi được. HS vẫn còn học thụ động,
thiếu sáng tạo, không hứng thú, say mê.
Vì vậy chúng tôi rất vất vả trong việc giảng dạy bởi những quan điểm thiên lệch
không chỉ của HS mà của cả những bậc làm cha làm mẹ, và đâu đó vẫn tồn tại quan điểm
coi trọng, xem nhẹ môn học trong một số giáo viên.
Vượt qua tất cả những khó khăn trên tôi nỗ lực tạo ra sáng kiến này, trước hết là để
củng cố kiến thức cho bản thân, sau đó giúp HS nhận diện được các thao tác lập luận

trong một văn bản nghị luận một cách dễ dàng, nâng cao hiệu quả ôn tập và kiểm tra.
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN.
Muốn làm tốt bài tập xác định thao tác lập luận trong văn bản nghị luận, trước hết
HS cần hiểu rõ bản chất của vấn đề lập luận trong văn nghị luận. Cụ thể, HS phải nắm
chắc một số các khái niệm cơ bản về văn nghị luận.
2.1. Một số khái niệm trong văn nghị luận.
2.1.1. Khái niệm văn nghị luận.
Văn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, HS được làm quen từ THCS. Dựa
vào mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt của từng văn bản, mà sách giáo khoa
chương trình Ngữ văn THCS hiện hành phân thành 6 kiểu loại văn bản: tự sự, miêu tả,
biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và điều hành. Trong đó, đặc trưng của văn nghị luận là
dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học
nghệ thuật, đạo đức…). Xét theo nội dung luận bàn, văn nghị luận phân làm hai thể: văn
chính luận (bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức), văn phê bình văn học
(bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật).
Mục đích của văn nghị luận là: nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư
tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, người viết phải biết trình bày ý kiến của mình và
đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Vậy thế nào là lập
luận?
2.1.2. Khái niệm lập luận trong văn nghị luận:
“Lập luận là đưa ra luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) nhằm dẫn dắt người nghe,
người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng (hay
quan điểm, ý kiến) của người viết(2)”
Muốn việc nghị luận đạt chất lượng cao hơn, có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, khi
tiến hành quá trình lập luận, đòi hỏi người viết phải tuân thủ những thao tác, tức là những
2()

Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, trang 111

7



việc làm đã được đúc kết thành quy trình chặt chẽ. Chứng minh, phân tích, so sánh, bác
bỏ, bình luận, giải thích là những thao tác lập luận cơ bản.
2.2. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
Như trên đã nói, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, giải thích là
những thao tác lập luận cơ bản trong một bài văn nghị luận. Các thao tác này phân biệt
với nhau là bởi chúng hướng tới các mục đích khác nhau.
Sau đây là bảng hệ thống, giúp HS phân biệt 6 thao tác lập luận, theo mục đích và
cách thức lập luận. Đây là những kiến thức rất cơ bản mà HS đã được học trong chương
trình Ngữ văn các cấp.
Thao tác

Mục đích lập luận

Cách thức lập luận

lập luận
1.
Giải Là làm cho người đọc hiểu Thường giải thích bằng các cách: nêu định
thích

rõ các tư tưởng, đạo lí, nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu
phẩm chất, quan hệ, … cần với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi
được giải thích nhằm nâng hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng
cao nhận thức, trí tuệ, bồi hoặc noi theo, … của hiện tượng hoặc vấn đề
dưỡng tư tưởng, tình cảm được giải thích

cho con người.
2. Chứng Dùng những lí lẽ, bằng Muốn chứng minh có 2 cách lập luận: nêu dẫn

minh

chứng chân thực đã được chứng xác thực, nêu lí lẽ
thừa nhận để chứng tỏ luận
điểm mới (cần được chứng

3.
tích

minh) là đáng tin cậy
Phân Làm rõ đặc điểm về nội - Cần chia tách đối tượng thành các yếu tố
dung và hình thức, cấu trúc theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
và các mối quan hệ bên - Phân tích căn cứ vào các mối quan hệ cụ
trong, bên ngoài của đối thể: quan hệ nội bộ của đối tượng; quan hệ
tượng (sự vật, hiện tượng)

nguyên nhân – kết quả, kết quả - nguyên
nhân, quan hệ giữa đối tượng với các đối
tượng liên quan; phân tích theo sự đánh giá
chủ quan của người lập luận.
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng
khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan
hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể
8


toàn vẹn, thống nhất.
4. So sánh Làm rõ đối tượng đang Khi so sánh phải đặt đối tượng vào cùng bình
nghiên cứu trong tương diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy
quan với đối tượng khác.


được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng
thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người

5. Bác bỏ

nói (người viết)
Là dùng lí lẽ và chứng cứ Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc
để gạt bỏ những quan điểm, cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra
ý kiến sai lệch hoặc thiếu nguyên nhân hoặc phân tích khía cạnh sai
chính xác, … từ đó nêu ý lệch, thiếu chính xác,…của luận điểm, luận
kiến đúng của mình để cứ, lập luận ấy.
thuyết phục người nghe Khi bác bỏ cần tỏ thái độ khách quan đúng

6.
luận

(người đọc).
mực.
Bình Là đánh giá, bàn luận. - Trình bày rõ ràng trung thực, nhưng ngắn
Nhằm đề xuất và thuyết gọn hiện tượng (vấn đề) được bình luận
phục người đọc (người - Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định,
nghe) tán đồng với nhận đánh giá của mình là xác đáng.
xét, đánh giá, bàn luận của - Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình
mình về một hiện tượng luận.
(vấn đề) trong đời sống
hoặc trong văn học.
Bảng hệ thống cung cấp cho HS những lí thuyết cơ bản, giúp HS bước đầu hiểu về

các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Tuy nhiên nếu chỉ nắm lí thuyết mà không

thường xuyên luyện tập, HS khó có thể xác định được chính xác các thao tác được sử
dụng trong mỗi văn bản. Bởi vì trong một bài văn nghị luận luôn có sự kết hợp các thao
tác lập luận. Vai trò, vị trí của từng thao tác lập luận được quyết định bởi mục đích nghị
luận.
Vậy làm thế nào HS có thể phân định một cách rạch ròi các thao tác lập luận, và
vai trò của từng thao tác trong văn bản nghị luận?
Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi tự rút ra những bước làm cụ thể, mà
theo tôi là rất có lợi cho HS trong quá trình làm bài tập dạng này. Trước một văn bản
nghị luận, HS hãy tư duy theo các bước tôi định sẵn sau đây, chắc chắn các em sẽ có
được câu trả lời nhanh và chính xác nhất.
9


2.3. Cách xác định nhanh và chính xác các thao tác lập luận trong văn bản
nghị luận.
2.3.1. Bước 1: Ghi nhớ mục đích lập luận của từng thao tác.
Đây là yêu cầu cần thiết, bắt buộc HS phải nắm được trước khi xác định thao tác
lập luận trong văn bản.
Các thao tác lập luận phân biệt với nhau là bởi chúng hướng tới các mục đích khác
nhau. Mỗi thao tác có một mục đích riêng. Trong bảng hệ thống tôi đã trình bày mục đích
lập luận của từng thao tác. Để HS dễ nhớ nhất, tôi nhấn mạnh vào các từ ngữ đặc trưng,
và trình bày theo bảng sau:
Thao tác lập luận

Mục đích của từng thao tác.

Giải thích

Giảng giải, cắt nghĩa cho người ta hiểu


Chứng minh

Để cho người ta tin

So sánh

Giúp người ta nhận rõ giá trị của sự vật (hiện tượng, tư tưởng, …)
này bằng cách chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa nó với một
sự vật (hiện tượng, tư tưởng, …) khác.

Phân tích

Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh giúp người ta hiểu một
cách cặn kẽ, thấu đáo.

Bác bỏ

Mục đích phủ nhận, làm sáng tỏ sự thật, sáng tỏ chân lí, bảo vệ cái
đúng.

Bình luận

Nhằm đề xuất và thuyết phục người ta nghe theo sự đánh giá, bàn
bạc của người nói (người viết) về một hiện tượng hoặc vấn đề nào
đó.

2.3.2. Bước 2: Xác định mục đích nghị luận của văn bản.
Sau khi đã nắm chắc mục đích của từng thao tác, HS sẽ tiến hành xác định mục
đích nghị luận của văn bản.
10



*Mục đích của bước 2: giúp HS xác định được thao tác lập luận chính trong một
văn bản. Nghĩa là văn bản nghị luận có thể vận dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau để
làm rõ vấn đề, song chỉ có một thao tác chính được xác định dựa trên mục đích nghị
luận cơ bản của văn bản đó. Vì mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng thực hiện một mục
đích nghị luận nhất định.
Ví dụ: Cho văn bản nghị luận sau:
“Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay
hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông
to bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén
nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự
kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.”
(Hồ Chí Minh, “Cần kiệm liêm chính”)
Văn bản trên sử dụng hai thao tác lập luận là phân tích và so sánh, bởi:
- Đối tượng phân tích là thái độ tự kiêu tự đại của con người. Hồ Chí Minh đã phân
tích bằng cách chia tách ra hai lí do khiến người ta trở nên tự kiêu tự đại: tự kiêu tự đại là
khờ dại và tự kiêu tự đại tức là thoái bộ.
- So sánh người tự kiêu tự đại cũng như cái chén nhỏ, cái đĩa cạn hay sông to bể
rộng.
Tuy nhiên, mục đích nghị luận của văn bản trên: là muốn cho người đọc hiểu một
cách cặn kẽ về thái độ “tự kiêu tự đại” của con người, đó là một thói xấu, đáng phê phán,
không nên có. Do đó thao tác lập luận chính là phân tích, không phải so sánh.
2.3.3. Bước 3: Tìm hiểu đối tượng tiếp nhận.
Thực chất của bước làm này là chúng ta phải xác định được văn bản nghị luận đó
đang bàn bạc với ai? Họ là những người như thế nào (xét về thái độ, trình độ hiểu biết đối
với vấn đề nghị luận)? Họ đang mong chờ gì ở cuộc bàn bạc này?
Dựa vào đối tượng tham gia bàn luận, chúng ta có thể phân loại được các nhóm
thao tác sau:


Thao tác lập luận
Nhóm 1: Giải
thích

Đặc điểm đối tượng tiếp nhận.
Viết cho người chưa có hiểu biết gì về vấn đề nghị luận. Người
viết giúp họ đi từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ chưa hiểu đến
11


Nhóm 2

Nhóm 3:

Bình

hiểu. (Nghĩa là mọi đối tượng đều có thể tham gia bàn luận)
Viết cho người đã hiểu rất kĩ, rất quan tâm về vấn đề bàn luận.

luận

Điều họ mong mỏi ở người viết là có thêm ý kiến nào mới mẻ về

vấn đề đó không.
Phân tích Viết cho người đã hiểu phần nào về vấn đề, có quan điểm riêng
Bác bỏ

nhưng chưa hiểu kĩ, chưa hiểu sâu, chưa có quan điểm chính xác

So sánh


về vấn đề đó.
- Phân tích: Người tiếp nhận khao khát được hiểu kĩ và sâu về
vấn đề.
- So sánh: họ mong muốn thấy rõ được giá trị của sự vật (hiện
tượng, …) trong mối tương quan với sự vật (hiện tượng, …)
khác.
- Bác bỏ: Người tiếp nhận chưa có quan điểm rõ ràng, thậm chí
sai lệch, họ mong muốn hiểu rõ các mặt sai – trái, hay – dở của

Nhóm 4:

Chứng

một vấn đề để có quan điểm đúng đắn.
Văn bản hướng tới những người chưa rõ, chưa tin. Yêu cầu

minh

người viết phải có nhiều dẫn chứng và lí lẽ xác thực.

*Mục đích của bước 3:
Bước làm này, giúp HS phân loại được các nhóm thao tác, hạn chế sự nhầm lẫn,
giảm bớt những khó khăn trong quá trình tìm ra thao tác lập luận chính của văn bản.
Quá trình tìm hiểu đối tượng tiếp nhận của văn bản, giúp HS phân biệt rõ hai thao
tác lập luận là giải thích và bình luận.
Ví dụ 1:
“Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người
với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô
đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có

cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử
được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng
xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình…”
(Trích Văn hóa ứng xử, Nói thêm những điều cần nói, Hồ Sĩ Vịnh, Tạp chí Văn
học nghệ thuật, số 332, tháng 2/2012).

12


Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là văn hóa ứng xử. Một người không biết gì về
khái niệm này, khi đọc văn bản cũng hiểu được thế nào là văn hóa ứng xử. Do đó thao tác
lập luận của văn bản là giải thích.
Ví dụ 2:
“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện
giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng
phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng
dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói
của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi, (…) Vì thế
đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của
mình (…)”
(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh)
Vấn đề nghị luận của văn bản trên là bàn về vai trò, ý nghĩa của tiếng nói đối với
nền độc lập của một quốc gia dân tộc. Vậy nên, người lắng nghe tác giả bàn luận cũng
phải là người hiểu rất rõ về vấn đề này, nếu không họ sẽ chẳng hiểu gì. Do đó, thao tác
lập luận chính ở đây không phải là giải thích. Tác giả lại là người hiểu rất sâu sắc vấn đề,
còn đưa ra những ý kiến riêng nhằm tranh luận và thuyết phục người đọc. Vậy thao tác
chính của văn bản trên là bình luận.
2.3.4. Bước 4: Xác định dấu hiệu nhận biết của từng thao tác.
Đây là bước làm quan trọng nhất giúp HS nhận diện từng thao tác lập luận. Thực

tế cho thấy, HS hay nhầm lẫn các thao tác, đặc biệt là thao tác giải thích, bình luận, phân
tích và chứng minh. Vì vậy các em cần nhận ra những dấu hiệu riêng để phân biệt các
thao tác này.
Sau đây tôi sẽ chỉ ra những dấu hiệu nhận biết cơ bản của từng thao tác. Sau đó
phân tích nguyên nhân của sự nhầm lẫn và cách khắc phục cho HS.
2.3.4.1. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận giải thích.
Trong một bài văn nghị luận, để giải thích một vấn đề, người ta thường vận dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp nêu định nghĩa (thường xuất hiện các kiểu câu có quan hệ từ “là”)
- Kể ra các biểu hiện của vấn đề.
- So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác.
13


- Chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, …
của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
*Để dễ nhận biết, học sinh có thể hình dung, văn bản sử dụng thao tác lập luận
giải thích thường trả lời cho các câu hỏi sau: Là gì? Thế nào? Tại sao?(Vì sao)
Ví dụ 1:
“Văn hóa – đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay
không? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Nhất
định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải
là khả năng làm cho người khác hiểu mình không? Tôi cho là như vậy. Văn hóa nghĩa là
tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là
trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hóa” (Gi. Nê-ru) (3)
Văn bản trên chính là câu trả lời cho câu hỏi: Văn hóa là gì? Tác giả giải thích
bằng cách nêu định nghĩa về văn hóa. Cách nêu định nghĩa cũng rất độc đáo, bằng việc
đặt ra các câu hỏi rồi tự trả lời, vì thế người đọc rất dễ hiểu.
Ví dụ 2:
“Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt

chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc
bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy
phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ
thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở,
thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ...
Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách
giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.”
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
Vấn đề cần giải thích ở đây là lòng nhân đạo. Văn bản trên giải thích bằng cách
chỉ ra các biểu hiện của lòng nhân đạo. Đó là sự xót thương và tìm cách giúp đỡ những
con người khốn khổ trong cuộc sống. Lòng nhân đạo đã được định nghĩa một cách cụ thể
qua những biểu hiện đó.

Ví dụ 3:

3()

Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2012, trang 21.

14


“... Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún
nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc
đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi
không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình
trước người khác.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu
tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những
giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so

sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn
luôn phải học thêm, học mãi mãi.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
Văn bản vừa định nghĩa thế nào là khiêm tốn, vừa chỉ ra nguyên nhân vì sao con
người phải khiêm tốn. Đó cũng là một phương pháp giải thích trong văn nghị luận.
Ví dụ 4:
“Người dốt nát không phải là người không được dạy dỗ, mà họ là người không
hiểu biết về chính bản thân mình. Còn người được dạy dỗ là những người xuẩn ngốc khi
họ luôn phải dựa vào sách vở, dựa vào kiến thức và dựa vào những người đã truyền đạt
kiến thức cho mình. Những hiểu biết chỉ xuất hiện thực sự qua sự tự biết mình. Sự tự biết
mình là một ý thức về toàn bộ quá trình diễn biến tâm lí của chính bản thân mình. Do đó
giáo dục chính là sự am hiểu về chính bản thân mình, bởi vì trong mỗi chúng ta luôn tụ
hợp toàn bộ quá trình tồn tại”.
(Lược dẫn theo J. Krishnamurti, Bạn làm gì với đời mình?)(4)
Văn bản trên đối chiếu hai đối tượng trái ngược trong cuộc sống là: người dốt nát
và người được dạy dỗ. Từ việc đánh giá về hai đối tượng này, tác giả cắt nghĩa thế nào là
giáo dục: “Do đó giáo dục chính là sự am hiểu về chính bản thân mình, bởi vì trong mỗi
chúng ta luôn tụ hợp toàn bộ quá trình tồn tại”. Như vậy, đoạn văn đã sử dụng thao tác
lập luận giải thích bằng cách đối chiếu hai đối tượng.
2.3.4.2. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận phân tích.
Văn bản nghị luận sử dụng thao tác lập luận phân tích thường có các biểu hiện cơ
bản sau:

4()

Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXB Hà Nội, trang 298.

15



Thứ nhất: Chia nhỏ đối tượng phân tích (ý kiến, quan niệm) ra từng yếu tố theo
các tiêu chí, quan hệ nhất định để tìm hiểu sâu hơn. Việc phân tích này dựa trên các mối
quan hệ:
+ Phân tích căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng.
+ Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ kết quả - nguyên
nhân
+ Phân tích theo quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan.
+ Phân tích theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.
Thứ hai: Phân tích luôn kết hợp chặt chẽ với tổng hợp.
Để nhận diện được thao tác lập luận phân tích, HS lần lượt xác định các vấn đề
sau:
1-

Xác định được đối tượng phân tích là gì?(Đối tượng thường được nêu ở

những câu văn mở đầu đoạn, có khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn)
2-

Đối tượng được phân tích theo các mối quan hệ nào?

3-

Xác định nội dung khái quát tổng hợp vấn đề.

Ví dụ:
“Từ giữa thế kỉ XX, dân số thế giới tăng với nhịp độ chưa từng thấy. Năm 1950,
dân số thế giới là 2.5 tỉ người và đến năm 1980, sau 30 năm đã lên tới 4,4, tỉ người, năm
1987 là 5 tỉ. Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm 80 của thế kỉ này (XX) thì đến
giữa thế kỉ XXI (năm 2050), dân số thế giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người.
Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân,

mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương
thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình
trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không
phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân số tăng trong khi việc làm, cơ sở sản xuất
có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng, dân số tăng càng nhanh thì
chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ giảm sút.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục, 2007, tr.27)
- Đối tượng phân tích trong văn bản trên là sự bùng nổ của dân số thế giới, được
nêu ở câu văn mở đầu đoạn, và cũng được nhắc lại nhiều lần trong đoạn.
- Cách thức phân tích:
+ Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: dân số tăng → ảnh hưởng rất
nhiều đến đời sống của con người.
16


+ Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: các ảnh hưởng xấu của việc gia
tăng dân số đến con người.
- Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Dân số tăng → ảnh hưởng đến nhiều
mặt cuộc sống của con người → dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của
cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ giảm sút.
2.3.4.3. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận chứng minh.
Có 2 dấu hiệu cơ bản sau để xác định văn bản sử dụng thao tác lập luận chứng
minh:
Thứ nhất: văn bản sử dụng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
Thứ hai: văn bản sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.
Để nhận diện thao tác này, HS phải:
1-

Xác định những câu văn mang luận điểm (thường ở những câu văn mở đầu)


2-

Chỉ ra lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng để làm rõ đối tượng.

Ví dụ 1:
“Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi,
bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần
đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì ...
Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản
nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.
Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá,
ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình
chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập".
Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.
Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và
không thể nào hát được.
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội
chỉ vì không cố gắng hết mình.”
(Đừng sợ vấp ngã, Theo Trái tim có điều kì diệu)
- Nhan đề của bài văn thể hiện luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã.
- Những lí lẽ triển khai vấn đề:
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ...
17


+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội
chỉ vì không cố gắng hết mình.
- Để chứng minh cho luận điểm “Đừng sợ vấp ngã”, người viết còn đưa ra những
dẫn chứng xác thực. Toàn là những tên tuổi lừng lẫy mà không ai không biết. Nghĩa là

những sự thực dẫn ra mặc nhiên đều được thừa nhận. Điều này quyết định đến độ thuyết
phục của luận điểm và cùng với lí lẽ chặt chẽ tạo nên một lập luận chứng minh hoàn
chỉnh.
Như vậy với văn bản Đừng sợ thất bại, người viết đã sử dụng lí lẽ và đưa ra dẫn
chứng.
Ví dụ 2:
“Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì
được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi
thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc
nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một
người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem
lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ sai thì
bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng
sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
Thất bại là mẹ của thành công.
Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm.
Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì
tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường
khác để tiến lên.
Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận
của mình.”
(Không sợ sai lầm, Theo Hồng Diễm)
Vấn đề chứng minh là: không sợ sai lầm. Để chứng minh cho luận điểm, bài viết
đã triển khai những luận điểm nhỏ. Các câu mang luận điểm là:
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì
được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
18



- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài
học cho đời.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số
phận của mình.
Để chứng minh luận điểm, người viết còn đưa ra những lí lẽ:
- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại,
làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không
bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì
bạn không nói được ngoại ngữ!
- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì
bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng
sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh
nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm.
Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp
tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để
tiến lên.
Như vậy bài viết Không sợ sai lầm, người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.
2.3.4.4. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bình luận.
Một văn bản bình luận phải đề xuất được ý kiến (tức là bày tỏ suy nghĩ, thái độ về
vấn đề nghị luận) và bảo vệ quan điểm riêng của mình về vấn đề đó. Có thể tiến hành
theo các cách sau:
+ Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình
chắc chắn là sai.
+ Kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế mỗi phía, để đi tới một sự
đánh giá mình tin là công bằng, hợp lí.
+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình sau k hi đã phân tích các quan điểm, ý kiến
khác nhau về đề tài bình luận.

*Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bình luận là: văn bản phải bộc lộ được
thái độ, suy nghĩ hay đề xuất của tác giả đối với vấn đề nghị luận. Thái độ có thể được
thể hiện trực tiếp qua những từ ngữ biểu cảm: ôi, thương thay, hại thay, đáng sợ lắm
thay, …
19


Ví dụ:
“Thấy người bị tai nạn xe cộ quằn quại trên vũng máu, ngoảnh mặt, đi thẳng.
Thấy trẻ em lang thang cầm tập vé số trong tay mời chào khản giọng, đã chẳng ai mua
thì chớ, có kẻ còn nhẫn tâm giật cướp cả nắm vé số rồi vù xe biến thẳng. Cả một đám
thanh niên sức dài vai rộng ngồi ngả ngốn cà phê, một chú bé đánh giầy xong ngửa tay
xin tiền công, tiền đâu chẳng thấy, một gã co chân phóng thẳng vào ngực chú bé, quát
“Cút!”. Rồi cả bọn cười hô hố. Thấy nhà hàng xóm cháy, dửng dưng bình chân như vại
… Rồi từ những hành động riêng lẻ ấy, quen dần thành thói “ăn bẩn” có tổ chức như ăn
bớt tiền cứu trợ bão lụt, biển thủ tiền dành cho các gia đình chính sách, rút ruột công
trình để gây ra bao thảm họa … Tất cả đều từ thói vô cảm mà ra. Vô cảm với mồ hôi,
nước mắt của người lao động còng lưng đóng thuế. Vô cảm trước nỗi thống khổ của
đồng loại. Và thói vô cảm bao giờ cũng đồng hành với thói ích kỉ, ích kỉ một cách tối tăm
mù quáng. Đến một chừng mực nào đó thì thói ích kỉ trở thành một tội ác. Đáng sợ lắm
thay!”
(Hoài Giang) (5)
Đoạn văn bàn về sự vô cảm của con người trong xã hội ngày nay. Tác giả nêu ra
hiện tượng một cách trung thực, sau đó đưa ra ý kiến đánh giá của mình: kịch liệt phê
phán thái độ dửng dưng của con người đối với con người.
2.3.4.5. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận so sánh.
- Khi văn bản nghị luận có sự xuất hiện của hai hay nhiều đối tượng, được đặt
trong mối quan hệ so sánh với nhau theo một tiêu chí nhất định nào đó, văn bản đó đã sử
dụng thao tác lập luận so sánh.
Có 2 cách so sánh: so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, so sánh nhằm nhận ra sự

khác nhau. So sánh luôn đi đôi với nhận xét, đánh giá.
- Để nhận diện dấu hiệu này, học sinh hãy xác định:
1-

Những đối tượng được so sánh với nhau trong văn bản là gì? Theo tiêu chí

2-

Mục đích của sự so sánh?

nào?
Ví dụ:
“… Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của nhà văn
Nam Cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là
khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa: bị giày đạp, bị cào
5()

Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, Nxb Hà Nội, 2008, trang 227

20


xé, bị huỷ hoại từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa,...nhưng
chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình đi để trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.”
(Nhớ Nam Cao và những bài học của ông – Nguyễn Đăng Mạnh).
Tác giả so sánh sự khốn khổ của Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và sự
khốn khổ của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Cuối cùng đi đến kết
luận: Chí Phèo – “đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất
của người dân cùng ở một nước thuộc địa”. Nhờ đó, người đọc hiểu hơn giá trị của

truyện ngắn “Chí Phèo”.
2.3.4.6. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bác bỏ.
Một văn bản nghị luận sử dụng thao tác lập luận bác bỏ khi:
- Văn bản nghị luận đưa ra một ý kiến (quan điểm) sai lệch hoặc thiếu chính xác.
- Người viết bác bỏ (có thể là một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận) bằng
cách phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác, hoặc chỉ ra nguyên nhân, nêu
tác hại, … của luận điểm, luận cứ, hoặc lập luận ấy.
*Để nhận diện dấu hiệu này, HS phải xác định:
1-

Văn bản nhằm phủ nhận ý kiến sai lệch nào?

2-

Người viết phủ nhận ý kiến đó bằng cách nào?

Ví dụ:
“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền
rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết
những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người
phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình,
mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”
(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh)
Văn bản trên bác bỏ ý kiến cho rằng: tiếng nước mình (tức tiếng Việt) nghèo nàn.
Bác bỏ bằng cách chỉ ra nguyên nhân, phân tích khía cạnh sai lệch của quan điểm đó.
2.3.5. Một số nhầm lẫn thường gặp của học sinh. Nguyên nhân và cách sửa
chữa.
2.3.5.1. Nhầm giữa thao tác lập luận so sánh với phân tích và giải thích.

21


*Nguyên nhân: cả ba thao tác cùng vận dụng phương pháp đối chiếu, so sánh với
đối tượng liên quan.
*Phân biệt:
- So sánh trong thao tác lập luận giải thích nhằm mục đích cắt nghĩa về một vấn đề
nào đó, cụ thể hóa đối tượng.
- So sánh trong thao tác lập luận phân tích là để làm sáng rõ một kết luận nào đó.
- So sánh trong thao tác lập luận so sánh là thao tác chính giúp người đọc thấy rõ
hơn giá trị của sự vật (hiện tượng, quan điểm, …).
Ví dụ 1:
Vì sao cái chết của con người ấy đã có thể gây ra trận động đất dữ dội đến vậy?
Huỳnh Thúc Kháng dường như đã trả lời câu hỏi đó bằng đánh giá sau đây, thoạt nghe
có thể rất lạ; ông viết: “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”.
Nên chú ý: ông không nói “nhà yêu nước”, cũng không nói “người chiến sĩ giải phóng
dân tộc”, những danh hiệu cũng hết sức cao quý.
Nhà cách mạng – khác với người yêu nước, người chiến sĩ giải phóng dân tộc – là
người chủ trương không chỉ chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước; nhà cách
mạng là người chủ trương và thực hiện một cuộc thay đổi tận gốc xã hội, chuyển từ một
xã hội này sang một xã hội khác, khác tận gốc, về cơ bản.
(Lược trích từ Nguyên Ngọc, Nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam)(6)
Văn bản đối chiếu ba khái niệm nhà cách mạng – khác với người yêu nước, người
chiến sĩ giải phóng dân tộc để giải thích cho người đọc hiểu thế nào là nhà cách mạng. Vì
vậy thao tác lập luận ở đây là giải thích.
Ví dụ 2:
Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ tới “Bình Ngô đại cáo” của
Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của
Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy,
biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là khúc

ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc, thác cũng
đánh giặc … muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”
(Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn
Đồng)

6()

Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, 2007, trang 64.

22


Phạm Văn Đồng so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu với
Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi: một bên là khúc ca những người anh hùng thất thế,
nhưng vẫn hiên ngang, một bên là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh
liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà.
Từ đó tác giả rút ra nhận xét: Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một
dân tộc. Người đọc thấy rõ hơn giá trị của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đoạn văn sử
dụng thao tác lập luận so sánh.
Ví dụ 3:
Còn rất nhiều câu có thể tiêu biểu cho lối cảm xúc riêng của Xuân Diệu. Tôi chỉ
dẫn một thí dụ này nữa. Trong bản dịch “Tì bà hành” của Phan Huy Vịnh có hai câu:
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vừng trăng trong vắt lòng sông.”
tả cảnh chung quanh thuyền sau khi người tì bà phụ vừa đánh đàn xong. Một cái cảnh
lặng lẽ, lạnh lùng ẩn một mối buồn âm thầm, kín đáo. Thế Lữ có lẽ đã nhớ đến hai câu
ấy khi viết:
“Tiếng diều sáo nao nao trong vắt
Trời quang mây xanh ngắt màu lơ”
Mặc dầu hai chữ “nao nao” có đưa vào trong câu thơ một chút rung động, ta vẫn

chưa xa gì cái không khí bình yên trên bến Tầm Dương. Với Xuân Diệu cả tình lẫn cảnh
trở nên xôn xao vô cùng. Người kĩ nữ của Xuân Diệu cũng bơ vơ như người tì bà phụ.
Nhưng nàng không lặng lẽ buồn, ta thấy nàng run lên vì đau khổ:
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo;
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, 1988)
Văn bản so sánh bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị với thơ của Thế Lữ và bài Lời kĩ
nữ của Xuân Diệu để chứng minh cho nhận định: Xuân Diệu có lối cảm xúc rất riêng. Vì
vậy đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích.
2.3.5.2. Nhầm giữa thao tác lập luận phân tích với giải thích.
*Nguyên nhân: Hai thao tác này nhầm lẫn với nhau vì có cùng cách thức: chỉ ra
mối quan hệ nguyên nhân – kết quả khi cần làm rõ đối tượng được nói tới trong văn bản.
*Phân biệt:
23


- Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trong thao tác lập luận giải thích: nhằm mục
đích giảng giải, cắt nghĩa về một hiện tượng nào đó. Đoạn văn chính là phần trả lời cho
các câu hỏi: Tại sao như thế? Cội nguồn của vấn đề là gì? Nguyên nhân sâu xa của nó?…
- Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trong lập luận phân tích: nhằm mục đích cho
người đọc hiểu kĩ và sâu hơn về đối tượng, sau khi đã xem xét đối tượng theo các mối
quan hệ bên trong bên ngoài. Phân tích luôn đi kèm với tổng hợp sau khi đã có sự phân
tích rạch ròi.
Ví dụ 1:
“Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc Việt Nam ta ở Nam Bộ
lúc bấy giờ, ruột gan chúng ta đau như xé. […].
Cho nên không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu,
một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với
nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn
trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật sinh động và não nùng, cảm tình của

dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen
cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước.”
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc)
Văn bản trên có 2 đoạn, giữa 2 đoạn có từ “cho nên”, báo hiệu cho người đọc thấy
hai đoạn có mối quan hệ nhân – quả với nhau. Mục đích cơ bản của đoạn trích là giảng
giải, cắt nghĩa hiện tượng: vì sao “thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần
lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và
than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Vì vậy thao tác lập luận chính của
văn bản này là giải thích.
Ví dụ 2:
“Mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người bắt đầu từ tính trung thực.
Niềm tin ban đầu cũng bắt nguồn từ đó, và rồi cội rễ của mọi quyết định, sắc thái của
mọi hành vi cá nhân và sự bền chắc của tình cảm cũng bắt nguồn từ đó. Vì vậy giáo dục
tính trung thực là then chốt đối với mỗi công dân…”
(Thiết kế bài giảng Ngữ văn nâng cao 11, tập 1, Nxb Hà Nội, trang 188)
Thao tác lập luận trong văn bản trên là phân tích. Đối tượng phân tích trong văn
bản là ý nghĩa của việc giáo dục tính trung thực cho con người.
Tác giả phân tích bằng cách chỉ ra vai trò của tính trung thực: tạo nên mối quan hệ
tốt đẹp giữa người với người, tạo niềm tin ban đầu, cội rễ của mọi quyết định, sắc thái
24


của mọi hành vi cá nhân và sự bền chắc của tình cảm cũng bắt nguồn từ tính trung thực.
Sau khi phân tích, tác giả tổng hợp lại vấn đề: “Vì vậy giáo dục tính trung thực là then
chốt đối với mỗi công dân…”. Như vậy, đoạn văn đã phân tích theo mối quan hệ nguyên
nhân – kết quả.
2.3.5.3. Nhầm thao tác lập luận chứng minh với phân tích.
*Nguyên nhân: hai thao tác này thường đi cùng với nhau nên HS khó phân biệt.
*Phân biệt:
- Để phân biệt hai thao tác này, HS phải dựa vào dấu hiệu đặc trưng của hai thao

tác:
+ Phân tích là chia nhỏ đối tượng theo các mối quan hệ.
+ Chứng minh là dùng lí lẽ và dẫn chứng xác thực.
- Để biết thao tác nào là chính trong văn bản, HS phải dựa vào mục đích nghị luận
chính của văn bản:
+ Mục đích của phân tích là để người ta hiểu cặn kẽ thấu đáo vấn đề.
+ Mục đích của chứng minh là để người ta tin vào sự thật.
Ví dụ:
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác
ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân
đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung,
Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những
bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu
thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân
buôn trở nên bần cùng.
25


×