Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích môn đẩy gậy cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.3 KB, 27 trang )

Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
1/Lý do chọn đề tài:
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp
những thành tựu Khoa học - xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để
điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao
sức khỏe.
Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó
là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: “Việc đó
không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được,
dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi
ngày nào cũng tập”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Thể dục đem lại những
kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm. . . thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không
có gì hơn nó đâu”. Ngày nay nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, nắm
vững quy luật khách quan và phát triển thể chất con người nên tập thể dục thể
thao để vươn tới, xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực xã hội, vào việc chuẩn bị
chuyên môn cho con người vào các ngành nghề khác nhau. Giáo dục thể chất
chẳng những giúp cho việc nâng cao sức khỏe mà còn có tác dụng tốt đến các
mặt giáo dục khác vì đặc tính quan trọng của thể dục thể thao làm ảnh hưởng tới
trạng thái nhạy cảm của con người được biểu thị qua sự phát sinh các tình cảm
tốt, vui sướng, hài lòng, lạc quan, đồng thời còn phát triển tốt những chức năng
tâm lý như tính thụ cảm, trí nhớ, sự chú ý, sự suy nghĩ. Mặt khác trong quá trình
tập luyện thể dục thể thao sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết như ý
chí, tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm, quả quyết, sự dẻo dai, tính kỷ kuật và tinh
thần đoàn kết.
Chính vì vậy môn thể dục ngày càng cải tiến và đã đưa vào chương trình
môn học ở trường cùng với việc phát triển giáo dục, xây dựng đời sống mới,
loài người đã sáng tạo ra ngày càng nhiều các môn thể thao khác nhau, các trò
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 1-




Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
chơi dân gian khác nhau trong đó có trò chơi đẩy cây hay còn gọi là môn thể
thao đẩy gậy môn này có nguồn gốc từ đồng bào các dân tộc miền núi ở Tây Bắc.
Đây vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống thường được tổ
chức vào mỗi dịp lễ, Tết. Theo thời gian, bộ môn thể thao này đã được cộng đồng
các dân tộc Việt Nam ưa thích và phổ biến nó như một trò chơi dân dã, rèn luyện
sức khỏe.
Để chơi đẩy gậy, chỉ cần có một cây gậy làm bằng tre già thẳng hay những
thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính khoảng từ 4 - 5cm, được sơn 2 màu đỏ
và trắng chia đều mỗi bên, đầu và thân gậy phải được bào nhẵn. Các vận động
viên sẽ thi đấu trong vòng tròn có đường kính 5m. Theo quy định mỗi trận thi
đấu sẽ diễn ra trong 3 hiệp và để kết thúc mỗi hiệp bên nào chân chạm vạch hoặc
bị đẩy ra khỏi vòng tròn sẽ bị xử thua cuộc. Vì vậy, để giành chiến thắng người
chơi không những cần đến sức mạnh mà còn cần phải có sự khéo léo, kỹ thuật và
tâm lý thép để giành chiến thắng. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn trong bộ môn
thể thao truyền thống này. Đến nay, đẩy gậy không chỉ dừng lại ở trò chơi truyền
thống mà còn là bộ môn được đưa vào thi đấu mang tính chuyên nghiệp trong các
cuộc thi thể thao tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Môn thể thao này phù hợp với tố chất của đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy
gậy đã góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT, làm phong phú thêm đời sống văn
hoá tinh thần. Ở đâu có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì ở đó, môn thể
thao này được phát triển mạnh hơn. Thế hệ đi trước truyền dạy kinh nghiệm và
kỹ thuật thi đấu cho các thế hệ sau, để từ đó phát huy môn thể thao truyền thống
của dân tộc mình và đội ngũ kế thừa ở đây ngày càng đông. Không chỉ những
thanh niên cường tráng, khỏe mạnh tìm đến môn thể thao này, mà những người
lớn tuổi, người già cũng háo hức tham gia. Những ai không đủ khả năng thi đấu
thì làm cổ động viên, cổ vũ hết mình để làm tăng thêm tinh thần cho những vận

động viên khi có các trận đấu.
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 2-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS

Đẩy gậy là môn thi cần đến sức khỏe và sự khéo léo của vận động viên.
Tuy cần nhiều sức mạnh, nhưng để thắng được đối thủ, người chơi cũng cần có
kỹ, chiến thuật, sự khéo léo, dẻo dai và tâm lý ổn định. Đã có không ít anh chàng
"thấp bé nhẹ cân" mà lại thắng được nhiều đối thủ "to con" hơn mình. Người chơi
"cao thủ" là người luôn giữ được bình tĩnh, ghìm đầu gậy bên phần mình xuống
và đẩy đầu gậy của đối phương lên cao để tạo đà cho mình có cơ hội thắng đối
phương. Có những cuộc đẩy gậy giữa những "cao thủ" ngang tài, ngang sức,
giằng co không phân thắng bại. Lại có những cặp chỉ ngay sau cái phát tay của
trọng tài, đấu thủ đã bay vèo ra khỏi vòng, khiến người xem càng cảm thấy thích
thú. Không chỉ những người trực tiếp tham gia chơi mà ngay chính khán giả cũng
có những diễn biến tâm trạng theo từng hiệp đấu, lúc thì xuýt xoa tiếc rẻ, lúc lại
reo lên sảng khoái, xen lẫn tiếng trống khi đổ dồn dập... Nhưng thắng - thua cũng
chỉ là góp vui cho ngày hội. Sau cuộc đấu, các đối thủ lại khoác tay, cùng nâng
chén rượu, tấm tắc khen tài nhau; nhiều khi nhờ đó mà có thêm bạn.
Hiện nay, không chỉ dừng lại ở trò chơi, đẩy gậy đã được đưa vào thi đấu
mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi thể thao. Là một môn thể thao dân
tộc được phát triển rộng rãi trong thời gian gần đây, đẩy gậy chính thức là một
trong 40 môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu và tổ chức của Đại hội TDTT
toàn quốc lần VI năm 2010, đánh dấu một bước ngoặt phát triển cho môn thể
thao dân tộc này. Để duy trì và phát triển phong trào đẩy gậy, ngành TDTT Lào
Cai đã bước đầu đưa môn đẩy gậy vào hệ thống các môn thi đấu thể thao thành
tích cao. Cùng đó, cứ hai năm, giải thể thao các dân tộc thiểu số lại được tổ chức

một lần, trong đó đẩy gậy là môn chủ lực trong chương trình thi đấu. Đó cũng là
một dấu mốc mới trong công tác bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hoá, thể
thao, tạo tiền đề cho môn thể thao này phát triển nhanh hơn, xa hơn. Chính vì vậy
bắt đầu từ năm học 2011 -2012 môn đẩy gậy đã chính thức được Bộ giáo dục
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 3-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
đưa vào thi đấu thể thao trong trường học từ cấp thcs để được nhân rộng trong
môi trường giáo dục.
Coi trọng đúng mức về thể thao sẽ làm cho kho tàng văn hóa của một
dân tộc có những mốc son đáng quý cho đời sau. Cùng với sự nghiệp chung ấy,
tôi được Ban lãnh đạo nhà trường giao cho huấn luyện đội tuyển học sinh đi
tham dự kì thi học sinh giỏi TDTT , Hội khỏe phù đổng ....cấp huyện trong đó có
môn đẩy gậy, tôi thấy khi tập luyện và thi đấu hoàn toàn khác xa nhau. Có nhiều
học sinh thi đấu môn đẩy gậy chưa hết khả năng của mình nên thành tích ở các
trường rất thấp thậm trí có nhiều em còn sợ không giám vào sân hoặc vào sân rồi
tâm trạng vẫn lo âu, mất bình tĩnh. Là giáo viên đang giảng dạy môn thể dục ở
trường trung học cơ sở Băng Adrênh với nhiều biện pháp đã thực hiện, tôi cảm
thấy có bổn phận xin được đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về việc
huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi TDTT mà tôi thấy có hiệu quả hơn cả. Do đó
tôi đã chọn đề tài này: “Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu
trong môn đẩy gậy cấp THCS” để cùng trao đổi với đồng nghiệp đang giảng dạy
môn Thể dục để cho bộ môn ngày càng phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu
- Thực hiện đề tài này nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên và giúp
các em hiểu được vị trí, tầm quan trọng khi tập luyện có kế hoạch có phương

pháp phù hợp sẽ tăng tính hứng thú từ đó làm cơ sở thuận lợi trong quá trình học
tập và phát triển năng khiếu cho các em, đồng thời nâng cao hiệu quả trong
phong trào TDTT.
- Nhằm giải quyết những mâu thuẫn, khúc mắc khi tập luyện đẩy gậy khác
với chơi đẩy gậy, khi học khác với khi thi đấu. Ngoài gia còn giáo dục cho các
em nghị lực thi đấu, ý chí kiên cường, hành động cao thượng…..
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 4-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
- Ngoài ra đề tài còn thực hiện một số mục tiêu khác như:
Góp phần thực hiện thành công chủ đề và các nhiệm vụ trọng tâm của
năm học.
Nâng cao chất lượng mũi nhọn của đơn vị, tạo động lực thúc đẩy phong
trào học tập, thể dục thể thao trong nhà trường từ đó tạo dựng uy tín cho nhà
trường.
Làm cơ sở định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng khiếu bản thân.
Chọn lọc đội ngũ học sinh dự thi Hội khỏe phù đổng, học sinh giỏi các cấp
đạt kết quả cao.
Giáo viên có điều kiện tự nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện đề tài này nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên và giúp
các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng khi thực hiện các bài tập, kĩ thuật bổ
trở, chiến thuật thi đấu vào môn đẩy gậy trong giờ thể dục thể dục và trong trò
chơi dân gian vận động, hoạt động tập thể bước đầu hình thành kiến thức cho học
sinh từ đó làm cơ sở thuận lợi trong quá trình học tập và phát triển năng khiếu
cho các em, đồng thời nâng cao hiệu quả trong phong trào TDTT hiện nay.

Nhiệm vụ:
- Nhằm giải quyết những mâu thuẫn, khúc mắc cá nhân ngoài ra còn giáo
dục cho các em tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, hành động cao thượng…..
- Góp phần thực hiện thành công chủ đề và nhiệm vụ trọng tâm của năm
học.
- Nâng cao chất lượng giáo dục con người về Đức – Trí – Thể - Mĩ và tạo
động lực thúc đẩy phong trào học tập, giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp trong
nhà trường từ đó tạo dựng uy tín cho nhà trường.

Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 5-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
- Làm cơ sở định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực bản thân.
- Chọn lọc đội ngũ học sinh có khả năng khiếu về thể thao để thành lập các
câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường học để tạo nguồn cho những năm sau. Giáo viên có điều kiện tự nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ bản thân.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
- Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật, chiến thuật thi đấu môn đẩy gậy ở Trường
trung học cơ sở Băng Adrênh.
4/ Gới hạn của đề tài:
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS Băng Adrênh,. Đôi tuyển
thể dục thể thao qua nhiều năm học.
- Thời gian: Năm học; 2015 – 2016; 2016 -2017 đến nay (2 năm)
5/ Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
a,Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Phương pháp phân tích –tổng hợp tài liệu:
Thu thập những thông tin lý luận từ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên
bộ môn, tổng phụ trách đội, bí thư Đoàn, đặc biệt là già làng, trưởng các thôn
buôn, tài liệu tham khảo về môn đẩy gậy, các bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
b, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp của học
sinh.
- Phương pháp điều tra:
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 6-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
Trò chuyện, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh
phụ huynh học sinh, già làng, trưởng các thôn buôn, ban văn hóa xã.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác
trong trường mình.
- Phương pháp khảo nghiệm thử nghiệm:
Áp dụng các bài tập bổ trợ vào giờ học thể dục và hoạt động tập thể thông
qua trò chơi ở trường THCS
- Phương pháp thực hành thị phạm động tác:
Làm mẫu và phân tích bài tập kĩ thuật bổ trợ phù hợp khi có nội dung mới
trong tiết học hoặc triển khai trò chơi mới phù hợp với nội dung trong tiết học..
- Phương pháp tích hợp liên môn

Vận dụng những kiến thức đã học trong thực tế, tài liệu sách báo, những
kinh nghiệm tích lũy từ bản thân, nhiều đồng nghiệp, tổ chuyên môn.
c, Nhóm phương pháp thống kê toán học :
- Tổng hợp và so sánh kết quả của các năm học
II/ PHẦN NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận
Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-BGD&ĐT, ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành Quy chế Giáo dục thể chất và y tế
trường học;
Căn cứ Quyết định số 1110/QĐ-SGDĐT, ngày 02/12/2016 của Sở Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ thi học sinh giỏi thể dục thể thao năm
học 2016-2017.

Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 7-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
- Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng
được coi là môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh.
Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức khỏe cho
học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục
đạo đức thẩm mĩ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường học
nhưng nếu không hiểu rõ về Thể dục thì sẽ có tác dụng ngược lại và gây nên hậu
quả nghiêm trọng.
- Với đối tượng học sinh trong đội tuyển TDTT, các em không chỉ được tiếp
xúc với các bài tập nâng cao, được rèn kĩ năng, tư duy, phán đoán phối hợp ,…
phục vụ cho các kì thi mà còn giúp các em định hướng và phát triển nghề nghiệp
sau này.

- Với yêu cầu trên, là giáo viên đã trực tiếp tham gia bồi dưỡng đội tuyển
học sinh giỏi TDTT nhiều năm trong trường THCS bản thân tôi không ngừng
nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra cách đơn giản nhất hướng dẫn các em tiếp cận với
nhiều bài tập luyện khác nhau một cách nhanh và dễ hiểu, dễ thực hiện từ đó góp
phần chuẩn bị cho học sinh tiếp cận ngày càng gần với thể thao Việt Nam, phát
huy được năng lực bản thân trong xã hội mới.
- Vì vậy bản thân tôi đã tìm ra được một số bài tập bổ trợ cho kĩ thuât đẩy
gậy trong giờ thể dục và đang dần trở thành nhu cầu cấp thiết mà các bậc cha mẹ
và nhà trường cần trang bị cho con em của mình, giúp các em phat triển tốt hơn
về thể chất và tinh thần góp phần thành công hơn trong cuộc sống....
2,Thực trạng
- Muốn học tốt các môn giáo dục thể chất nói chung đặc biệt là môn đẩy
gậy trong trường trung học cơ sở giúp các em phát triển đều đặn những nhóm cơ
chủ yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đúng đắn, điều chỉnh linh hoạt sự vận
động của cơ thể trong quá trình tập luyện đẩy gậy, qua đó phòng trừ được một số

Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 8-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
bệnh về tim mạch, không những thế luyện tập thể dục còn giáo dục các em được
đức tính cẩn thận, chăm chỉ biết vượt khó vươn lên, đặc biệt là tính đoàn kết
trong tập luyện và thi đấu, mỗi khi nhắc đến tham gia thi đấu thì các em đều thích
thú, hồi hộp nhưng cũng rất sợ hãi. Tại sao học sinh thường có tâm trạng như
vậy? Đó chính là điều mà khiến tôi trăn trở bấy lâu nay.
- Vì môn đẩy gậy là môn thi đấu có đối kháng nên đòi hỏi các em phải
luôn luôn trong tư thế phòng thủ hoặc tấn công dưới nhiều hình thức khác nhau.
Do đó cần phải giúp các em giảm bớt lo sợ bằng hình thức tập luyện hằng ngày,

thường xuyên thi đấu giao lưu cọ sát để các em quen dần với tâm trạng trước khi
thi đấu và tâm trạng đang thi đấu. Đây là một yếu tố rất quan trọng để quyết định
kết quả trận đấu.
- Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong hai năm học liên tiếp gần
đây, tôi thấy số học sinh trong đội tuyển đã biết cách điều chỉnh trạng thái tâm lí,
có kĩ thuật và chiến thuật tốt, từ đó đã tìm ra cách phòng thủ và tấn công có hiệu
quả hơn, thành tích môn đẩy gậy liên tiếp đạt kết quả cao. Đa số các em đã có
chiều hướng tích cực, ham mê tập luyện hơn, có sự chuẩn bị tốt hơn, tiết học,
buổi tập cũng thấy sôi nổi, hào hứng hơn. Số lượng học sinh tham gia tập luyện
và thi đấu được tăng dần, chất lượng trong các kì thi liên tiếp được duy trì và phát
triển.
- Đề tài có thể giúp đa số học sinh trong đội tuyển tìm hiểu, phân tích và
tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng bộ môn, phát triển năng khiếu cũng như
sở trường bản thân, có thể tham gia thi vào các trường năng khiếu.
- Chưa phát huy nhiều đối với các đối tượng học sinh khác.
- Nguyên nhân: Căn cứ vào tình hình thực tế trong việc dạy và học của học
sinh và giáo viên khi huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi TDTT dự thi các cấp
trong nhiều năm tôi nhận thấy việc giáo dục tâm lí cho học sinh trước khi thi đấu
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 9-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
là cần thiết. Từ đó làm cho các em vững tâm hơn, phấn chấn hơn, linh hoạt trong
thi đấu cũng như trong thực tế cuộc sống.
- Sáng kiến kinh nghiệm chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh học sinh cấp
trung học cơ sở đặc biệt là học sinh dân tộc thiêu số.
- Đa số trong trường đều có đội ngũ giáo viên trẻ năng động nhiệt tình tâm
huyết nên đã làm tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiều phương pháp

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao.
- Ban lãnh đạo các trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được dạy
môn thể dục chéo buổi để tổ chức các trò chơi được thuận lợi, giáo viên làm
công tác chủ nhiệm được giảm số tiết dạy theo quy định, được trang bị cơ sở vật
chất và được phân công giảng dạy thuận lợi cho chuyên môn của mình.
- Nhà trường đã tích hợp lồng ghép trò chơi dân gian, tổ chức thi đấu thể
dục thể thao vào các buổi sinh hoạt chủ điểm nhằm tuyên truyền và hưởng ứng
phong trào Khỏe để lao động và tập.
. Hiện nay việc giáo dục đạo đức và sức khỏe cho học sinh được mọi tầng
lớp quan tâm.
- Đa số các em là đồng bào dân tộc thiểu số nên có tố chất tốt về sức khỏe
và thể lực.
3/ Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp
a, Mục tiêu của giải pháp,
- Tìm hiểu nguyên nhiều bài tập bổ trợ, trò chơi bổ trợ khác nhau để tao
hứng thú cho học sinh khi học thể dục và khi sinh hoạt tập thể nhằm tăng cường
số lượng học sinh tham gia thi môn thể dục đồng thời đẩy lùi các tệ nạn xã hội
hiện nay.

Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 10-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
- Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn
thể để tìm ra những bài tập tối ưu nhất.
- Công tác phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
rèn luyện giáo dục thể chất cho các em.
b, Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp

- Tích hợp một số bài tập bổ trợ kĩ thuật, chiến thuật qua các tiết học.
Bước 1: Tuyên truyền môn đảy gậy trong tiết học và buổi sinh hoạt ngoại
khóa.
Bước 2: Tạo hứng thú hưng phấn khiến cho các em ham muốn tập luyện.
Bước 2: Chỉ ra một số nhược điểm trong đẩy gậy mà các em thường mắc
phải và tỏ vẻ sợ sệt.
Trạng thái tâm lí trước khi thi đấu thường hồi hộp, lo âu, sợ hãi hoặc thờ
ơ, coi thường đối phương mang tính chủ quan và đó là yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến kết quả trận đấu, do vậy cần tìm ra biện pháp khắc phục.
Bước 3: Biện pháp khắc phục: Trạng thái tâm lí nói trên là hiện tượng sinh
lí bình thương mà học sinh nào cũng có thể mắc phải. Tôi thường động viên các
em phải cố gắng bình tĩnh, cần phải thả lỏng cơ thể không quá căng thẳng có thể
thư giãn bằng một số bài tập nhỏ như hít sâu vào rồi thở ra nhẹ nhàng, đi lại nhẹ
nhàng xung quanh đó.…..
Bước 4: Hướng dẫn bài tập về nhà cho các em tập thêm vào các buổi sáng
sớm hoặc chiều mát giúp các em hiểu và nắm vững chiến thuật thi đấu môn đẩy
gậy.
Bước 5: Thống kê một số thành tích nổi bật về môn đẩy gậy cho học
sinh biết.
Bước 6 : Phổ biến luật và thường xuyên tổ chức cho các em thi đấu giao
lưu với các học sinh khác.
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 11-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
- Tiến hành tuyển chọn thông qua kì thi học sinh giỏi thể dục thể thao cấp
trường:
Bước 1: Chọn những học sinh có năng khiếu, lòng đam mê ý chí kiên

cường, nghị lực vượt qua khó khăn đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.
Bước 2: Có thể trạng sức khỏe tốt, khả năng phản ứng nhanh.
Bước 3: Không mắc bệnh tim mạch hoặc một số bệnh bẩm sinh khác.
Bước 4: Có tính kỉ luật tốt, tâm lí tốt.
Bước 5: Tổ chức huấn luyện môn đẩy gậy vào các buổi ngoại khóa theo
lịch.
- Tiến hành hướng dẫn hs chăm sóc sức khỏe bản thân:
Tư vấn về chăm sóc sức khỏe, tinh thần đoàn kết, ý trí quyết tâm trước khi
thi đấu.
Thường xuyên quan tâm tới hoàn cảnh gia đình, điều kiện sinh hoạt từng
em hoặc liên hệ với phụ huynh.
Luôn nhắc các em khi tập luyện cũng như khi thi đấu không nên uống
nhiều nước, ăn quá no hoặc nhịn đói.
Trước khi thi đấu cần nghỉ ngơi tích cực luôn để tư tưởng thoải mái, phấn
chấn, lạc quan.
Khi thi đấu cần tập trung tư tưởng, bình tĩnh, cẩn thận, nhanh nhẹn, tự tin
quyết tâm cao, thi đấu hết mình, vì thành tích của bản thân, của đồng đội và đem
lại thành tích cao cho trường. Nếu các em không quyết tâm, kiên cường, nghị lực
sẽ ảnh hưởng tới tâm lí của các bạn khác.
Bên cạnh đó cần phải có sự quan tâm hỗ trợ về vật chất. Tôi thường tham
mưu với nhà trường với phụ huynh với xã để giúp đỡ các em phần nào về vật
chất lẫn tinh thần.
Thường xuyên nhờ y tế học đường kiểm tra tim mạch cho các em.
Động viên khen thưởng kịp thời cho những em đạt thành tích xuất sắc.
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 12-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS

Tóm lại muốn huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ cấp trung học cơ sở đạt
thành tích cao thì tôi đã vận dụng tốt những phương pháp trên.
- Lập kế hoạch tập luyện:
* Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật:
Bài tập 1 :
Tâp tư thể trụ cơ bản ban đầu: Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay
nắm chặt đầu gậy để trong lòng bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia thẳng
nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, mắt quan sát đối
phương để tìm chổ yếu của đối phương

* Bài tập 2: Tập kỹ thuật đi vịt để tăng lực bám trụ - Kỹ thuật đi vịt thấp :
Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay chống hông,
lưng thẳng, lăn bàn chân di chuyển về phía trước, để trọng tâm cơ thể thấp nhất
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 13-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
Di chuyển 20 – 25m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa
các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó.
Bài tập 3: Tập kỹ thuật bật cóc

Tập kỹ thuật bật cóc để tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân và sức tấn công đối
phương.
Tập kỹ thuật: Từ tư thế đi vịt chuyển qua tư thế bật cóc, dùng lực bàn chân, lực
cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố gắng
bật cao, xa càng tốt
Bật từ 12 – 15m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các
lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như

lên cầu thang

Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 14-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
Bài tập 4: Bài tập nằm ngửa ke chân

Tập kỹ thuật cơ bụng và cơ chân nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng
- Bài tập: Nằm ngửa giữa nền sân, hai tay để sau gáy và nâng hai chân lên vuông
góc với bụng
+ Thực hiện 15 đến 20 cái đối với nam và 10 đến 15 cái đối với nữ, lặp lại đối
với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần.
Bài tập 5 Bài tập nằm ngửa a ke bụng

Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 15-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS

Tập kỹ thuật cơ bụng nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng
Bài tập: Nằm ngửa giữa nền sân, hai tay để sau gáy, hai chân khép lại và nâng
thân người lên vuông góc với chân
Thực hiện 12 đến 15 cái đối với nam và 8 đến 10 cái đối với nữ, lặp lại đối với
nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần.
Bài tập 6: Nằm sấp chống đẩy:


Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 16-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS

Nằm sấp chống hai tay xuống đất, hai tay mở rộng bằng vai, hoặc rọng hơn vai
một chút hai chân khép lại và thân người thẳng. Co tay hạ thân người xuống,
càng sâu càng tốt, sau đó chống thẳng hai tay lên hết cỡ và thân người vẫn phải
thẳng
Thực hiện 15 đến 20 cái đối với nam và 10 đến 12 cái đối với nữ, lặp lại đối với
nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần lên.
Cũng có thể giữ nguyên số lần nhưng khi hít lên xuống làm chậm hơn.
Bài tập 7: Kỹ thuật đi cút kít
Tập kỹ thuật đi xe cút kít nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức chịu đau lòng bàn tay,
cơ lưng
Nằm sấp chống hai tay lên và nhờ bạn tập cầm lấy 2 chân. Hai tay thay chân di
chuyển về trước.

Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 17-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
Di chuyển 12- 15 m đối với nam và 8 – 10 m đối với nữ; lặp lại nam 3 lần, nữ 2
lần; nghỉ ngơi giữa các lần là 2 – 3 phút. các buổi sau có thể tăng số lần hoặc tăng
độ dài.

* Bài tập chiến thuật
Bài tập chiến thuật 1:
Tập thi đấu với nhiều đối tượng
Cách thức: Người hạng cân trên thi đấu với người hạng cân dưới có thêm người
trợ giúp; hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ; nam thi đấu với
nữ cùng hạng cân nhưng có người trợ giúp
Bài tập chiến thuật 2:
Tập trụ để người khác đẩy tấn công
Cách thức: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới tấn công, kéo đẩy. Lưu ý:
Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; Hạng cân trên phải đẩy gậy
tấn công liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 4 phút trở lên.
Bài tập chiến thuật 3:
Tập tấn công nhanh, phòng thủ nhanh.
Cách thức: Người hạng cân trên thi đấu với người hạng cân dưới có thêm người
trợ giúp; hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ. Khi có lệnh của
trọng tài thì 1 bên ra đón tấn nhanh, bên còn lại thủ nhanh và lấy lại tư thế và tấn
công lại.
Bài tập chiến thuật 4:
Tập lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy
Cách thức: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy.
Lưu ý: Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; Hạng cân trên phải lắc
gậy, thúc gậy, xoay gậy liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 4 phút trở lên.
Bài tập chiến thuật 5:
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 18-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
Tập ép gậy thủ, hạn chế tấn công đối phương.

Cách thức: Hạng cân dưới trụ ở thế thấp để cho hạng cân trên tấn công ở tư
thế cao hơn. Mục đích khi thi đấu gặp đối thủ mạnh hơn khi họ đang tấn công
dồn dập thì nhanh chóng hạ thấp trọng tâm để thủ và tìm cơ hội phản công hoặc
thủ hòa cho hết thời gian, chờ hiệp khác để tình tiếp
Bài tập chiến thuật 6:
Tập nâng gậy tấn công
Cách thức: Hạng cân dưới trụ ở tư thế cao để cho hạng cân trên nâng gây ở
tư thế thấp. Mục đích khi thi đấu gặp đối cố tình cố thủ để hòa nhằm tạo lợi thế
khi kết thúc trận đấu (vì đối thủ đó nhẹ cân hơn). Cần có các đòn nâng gậy tạo áp
lực buộc đối phương khó phòng thủ để dành thằng lợi.
c, Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp.
- Để thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên tôi thiết nghĩ điều quan
trọng nhất là giáo viên có lòng nhiệt tình, niềm đam mê với nghề nghiệp và có
tinh thần trách nhiệm đối với học sinh.
- Giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, các tổ chức
đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm.
- Tìm hiểu các tài liệu viết về tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên
- Tìm hiểu các thành tựu của thể thao việt nam trong những năm gần đây
- Tìm hiểu kĩ nội dung chương trình nội dung môn thể dục.
- Quan tâm tới thể trạng sức khỏe của từng học sinh.
- Đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị, dung cụ đạt chuẩn phù hợp
với môn học
- Các giải pháp biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một tình
huống chúng ta có thể vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để đem lại hiệu quả
tốt nhất.
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 19-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích

môn đẩy gậy cấp THCS
d, Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Kết quả sau các kì thi TDTT hai năm gần đây của nhà trường có chiều
hướng tích cực.
Nội dung chỉ tiêu
Tổng số học sinh tham gia
Đạt giải cấp huyện

Năm học 2015-2016
4
2 giải nhất

Năm học 2016-2017
7
2 giải nhất, 1 giải nhì, 2
giải ba

Dự thi cấp tỉnh

2

1

Giá trị khoa học: Đề tài giúp giáo viên và học sinh xác định được một số
phương pháp tập luyện phù hợp với lứa tuổi cấp trung học cơ sở nhằm đạt mục
tiêu đề ra.
Kết quả thu được sau khi khảo nghiệm:
- Nhược điểm của học sinh giảm đi rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đam mê, tích cực
tập luyện môn đẩy gậy tăng lên đáng kể thuận lợi cho việc lựa chon đội tuyển
của những năm sau.

- Các em trong đội tuyển đã tự tin hơn, quyết tâm hơn, từ đó khiến các em
yêu thích bộ môn hơn, đặc biệt đã 2 năm liên tục đạt nhiều giải nhất Hội khỏe
phù đổng và kì thi học sinh giỏi thể dục thể thao.
Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài:
- Thông qua các tiết học, buổi bồi dưỡng ngoại khóa giáo viên không chỉ rèn
luyện cho học sinh kĩ năng nhận biết, phân tích, suy đoán, tư duy, phối hợp,
….mà còn giúp các em tìm thấy lòng đam mê thể dục thể thao, từ đó góp phần
vào định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.
- Sau khi thực hiên đề tài tôi thấy học sinh toàn trường đã có những kĩ năng
nhất định ở lứa tuổi THCS. Các em nhận thức được tầm quan trọng của tiết học
thể dục. Thông qua đề tài này tôi muốn gửi đến tất cả các thầy cô giáo dạy môn
thể dục! Hãy tích hợp một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và trò chơi dân gian vào môn
thể dục.
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 20-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
PHẦN III
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
-Trên đây là một số khinh nghiệm huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi
TDTT và một số bài tập có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như
huấn luyện bộ môn mà tôi đã áp dụng .Song ngoài ra theo tôi người thầy phải có
lòng say mê với nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách
nhiệm cao, chịu khó học hỏi
- Đặc biệt là có kiến thức sâu rộng cùng với phương pháp phù hợp, hiểu
được tâm lí của học sinh mới nâng cao chất lượng. Đó là một số suy nghĩ và việc
làm cụ thể tôi đã áp dụng, đã rút ra bài học nhỏ cho bản thân trong quá trình huấn

luyện cho đội tuyển.
- Tôi cũng nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là chặng đường
khó khăn, vất vả, mong rằng những người thầy phải thực sự có tâm huyết với
nghề, hết lòng yêu thương học sinh. “ Trò học tốt cần có thầy dạy tốt”. Có như
vậy mới thực hiện đúng mục tiêu của luật giáo dục ở Việt Nam. Giáo dục thể
chất ở trường học giúp học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí – Thể - Mĩ và
các kĩ năng cơ bản hình thành nhân cách cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao đông, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Mặc dù đó là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy
và huấn luyện đội tuyển đối với học sinh, rất mong được sự đóng góp để công
việc giảng dạy và huấn luyện đạt kết qủa cao hơn. Xin chân thành cảm ơn.
2, Kiến nghị:
Đối với lãnh đạo Phòng GD:
- Với yêu cầu của giáo dục hiện nay, có nhiều đổi mới trong phương pháp
giáo dục, đặc biệt là việc áp dụng mô hình dạy học theo chương trình mới rất chú
trọng đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy cần trang bị kiến thức
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 21-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
và kinh nghiệm cho giáo viên bộ môn. Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề về
công tác chuyên môn để có thêm kinh nghiệm trong việc dạy vag huấn luyện học
sinh
Đối với lãnh đạo các trường:
- Cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục
- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí làm công tác huấn luyện
như giảm số tiết theo quy định,
- Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chủ điểm và tổ chức thi đấu các

môn thể thao trong trường để nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện
- Vì thể dục là môn tiêu hao nhiều năng lực, giáo viên và học sinh phải
thực hành ngoài trời nên bản thân rất mong được sự quan tâm nhiều hơn nữa của
các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tập luyện phù hợp để thành tích thể thao ngày càng
cao.
- Cần có thang điểm đánh giá khi kiểm tra thể dục.
- Cần khen thưởng kịp thời đối với học sinh có thành tích tốt trong thể thao
qua các cuộc thi.
Đối với giáo viên thể dục:
-Với vai trò là giáo viên bộ môn thể dục, người giúp hiệu trưởng thực hiện
việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện sức khỏe của học sinh. Vì vậy giáo viên
cần phải có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm với học sinh, gần gũi quan tâm
động viên kịp thời các em, sưu tầm nhiều trò chơi mới lạ đầy bổ ích để lồng gép
vào môn học Xem công việc của mình là một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả
Đối với phụ huynh học sinh:
- Thường xuyên quan tâm tới con em mình, phối kết hợp hài hòa giữa gia
đình nhà trường và xã hội để giáo dục các em trở thành người có ích cho
xã hội.
Băng Adrênh, ngày 20 tháng 03 năm 2017
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 22-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
Người viết

Nguyễn Thị Chung
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
( Ký tên, đóng dấu )

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 23-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
( Ký tên, đóng dấu )

MỤC LỤC
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 24-


Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích
môn đẩy gậy cấp THCS

St

Nội dung

Trang

t
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
2

4


II. PHẦN NỘI DUNG

1
1
4
6
6
6
7

1.Cơ sở lí luận

7

2. Thực trạng

8

3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận

10
21
21

2. Kiến nghị

21

26

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Người viết: Nguyễn Thị Chung - Trường THCS Băng Adrênh - Krông Ana – Đăk Lăk
- 25-


×