Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Dạy học thơ nôm đường luật theo đặc điểm thi pháp thể loại ở trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 209 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

L PHNG THY

DạY HọC THƠ NÔM ĐƯờNG LUậT THEO
ĐặC điểm THI PHáP THể LOạI ở TRUNG HọC PHổ THÔNG

LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

H NI - 2017


B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

L PHNG THY

DạY HọC THƠ NÔM ĐƯờNG LUậT THEO
ĐặC điểm THI PHáP THể LOạI ở TRUNG HọC PHổ THÔNG
Chuyờn ngnh: Lớ lun v PPDH b mụn Vn v Ting Vit
Mó s: 62.14.01.11

LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS NGUYN TH THANH HNG

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lã Phương Thúy


Lời cảm ơn
---***--Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo,
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương - người đã luôn tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn những góp ý vô cùng quý báu của các nhà
khoa học, của các thầy cô trong Bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn,
Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học, Ban Giám hiệu, giáo viên các
trường THPT nơi tiến hành điều tra khảo sát và tổ chức thực nghiệm đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè, anh
chị em đồng nghiệp, Khoa sư phạm, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc
gia Hà Nội nơi tôi đang công tác vì đã luôn quan tâm, động viên và ủng
hộ để tôi hoàn thành công trình này!
Tác giả

Lã Phương Thúy


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN .........................................................................................7
1.1. Nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật .................................................................7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ....................................................7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ..................................................15
1.2. Nghiên cứu về dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT .................................17
1.2.1. Nghiên cứu về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc điểm thi pháp
thể loại ..............................................................................................................17
1.2.2. Nghiên cứu về dạy học thơ trung đại và dạy học thơ Nôm Đường
luật ở THPT .....................................................................................................20
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................23
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THEO ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THỂ LOẠI Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................................................24
2.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................24
2.1.1. Đặc điểm thi pháp thơ Nôm Đường luật ................................................24
2.1.2. Vấn đề khoảng cách thẩm mĩ trong tiếp nhận tác phẩm thơ Nôm
Đường luật của HS THPT .................................................................................64
2.1.3. Dạy học tác phẩm văn chương và dạy học thơ Nôm Đường luật
theo đặc điểm thi pháp thể loại ........................................................................65
2.1.4. Lí luận DH theo định hướng phát triển năng lực HS .............................70
2.1.5. Đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 10 và 11 ....................................74
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................76
2.2.1. Vị trí, vai trò của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT ...76



2.2.2. Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT ................................76
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................89
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
THEO ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THỂ LOẠI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .........90
3.1. Một số yêu cầu đặt ra khi dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm
thi pháp thể loại cho học sinh THPT .....................................................................90
3.1.1. Đảm bảo tuân thủ những quy định chặt chẽ về luật thơ và phải tìm
ra những điểm mới về thể loại của mỗi nhà thơ...............................................90
3.1.2. Xác định đúng đắn vai trò chủ thể của người học và bản chất thẩm
mĩ của tác phẩm văn chương .............................................................................91
3.1.3. Đảm bảo yêu cầu đổi mới DH theo định hướng phát triển năng
lực người học....................................................................................................92
3.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc điểm
thi pháp thể loại ở THPT ........................................................................................93
3.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản để từng bước nhận diện đặc điểm
thi pháp thể loại ................................................................................................93
3.2.2. Hướng dẫn học sinh chú giải sâu, cắt nghĩa để làm cơ sở phân tích,
bình giá những bứt phá, sáng tạo của mỗi tác giả trong việc làm mới
những đặc điểm thi pháp thể loại .....................................................................99
3.2.3. Vận dụng dạy học theo chủ đề thơ Nôm Đường luật để làm nổi bật
các đặc điểm thi pháp thể loại ..........................................................................109
3.2.4. Dạy học thơ Nôm Đường luật theo hướng dạy học phát hiện những giá
trị độc đáo của đặc điểm thi pháp thể loại ..........................................................117
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................126
Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................127
4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................127
4.1.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................127
4.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ..........................................................................127

4.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ..................................................127
4.2.1. Lựa chọn địa bàn thực nghiệm .............................................................127
4.2.2. Chọn và bồi dưỡng giáo viên dạy tiết thực nghiệm .............................127
4.2.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ..........................................................128
4.2.4. Thời gian thực nghiệm..........................................................................128


4.3. Tài liệu và nội dung tổ chức thực nghiệm ....................................................128
4.3.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm ..............................................................128
4.3.2. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................128
4.4. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá................................................129
4.4.1. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng ...............................129
4.4.2. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính ..................................129
4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................................129
4.5.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 (Học kỳ I, năm học 2014 - 2015) ...129
4.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2 (Học kỳ I, năm học 2015 - 2016) ...133
4.6. Điều tra về các biện pháp sư phạm đã đề xuất ............................................144
4.6.1. Kết quả điều tra về giáo án thực nghiệm sư phạm ...............................145
4.6.2. Điều tra GV về kết quả của các giờ học thực nghiệm sư phạm ...........145
4.6.3. Điều tra HS về kết quả của các giờ học thực nghiệm sư phạm ...........146
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................147
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT .................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Viết tắt

Từ, cụm từ

1.

DH:

Dạy học

2.

ĐC:

Đối chứng

3.

GV:

Giáo viên

4.

HS:

Học sinh

5.


PP:

Phương pháp

6.

SGK:

Sách giáo khoa

7.

THPT:

Trung học phổ thông

8.

TN:

Thực nghiệm

9.

TNĐL:

Thơ Nôm Đường luật

10.


TNSP:

Thực nghiệm sư phạm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của HS về khái niệm TNĐL ....................................................83
Bảng 2.2: Nhận thức của HS về đặc điểm thi pháp TNĐL ....................................84
Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của GV đối với HS trước giờ học TNĐL .................84
Bảng 2.4: Mức độ sử dụng các PPDH của GV khi dạy TNĐL ..............................85
Bảng 2.5: Những kh kh n HS thường gặp khi học thơ TNĐL ............................85
Bảng 2.6: Mong muốn của HS đối với GV trong giờ học TNĐL ..........................86
Bảng 2.7: Nhận thức của GV về dạy TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể loại ........86
Bảng 2.8: Mức độ quan tâm của GV đối với HS trước giờ học TNĐL .................87
Bảng 2.9: Mức độ sử dụng các PP của GV khi dạy TNĐL ...................................87
Bảng 2.10: h kh n của GV khi dạy TNĐL ..........................................................87
Bảng 4.1: Thống kê kết quả học tập của HS nh m TN và ĐC trước khi TNSP .......130
Bảng 4.2: Phân bố điểm của lớp TN và lớp ĐC sau khi TNSP vòng 1 ...............132
Bảng 4.3: Phân bố tần số luỹ tích hội tụ lùi của nh m lớp TN và nh m lớp
ĐC sau khi TNSP vòng 1.....................................................................132
Bảng 4.4:
Bảng 4.5:
Bảng 4.6:
Bảng 4.7:
Bảng 4.8:

Thống kê kết quả học tập của HS nh m TN và ĐC trước khi TNSP
vòng 2 ...................................................................................................135

Phân bố điểm của lớp TN và lớp ĐC sau khi TNSP vòng 2 ...............143
Phân bố tần số luỹ tích hội tụ lùi của nh m lớp TN và nh m lớp
ĐC sau khi TNSP.................................................................................143
Điều tra GV về nội dung giáo án dạy học TNSP.................................145
Điều tra GV về hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp DH cho
HS trong các tiết học TNSP .................................................................146

Bảng 4.9: Điều tra HS về các tiết học trong quá trình TNSP vòng 2 ..................146


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thái độ của HS khi học TNĐL ở THPT ............................................. 83
Biểu đồ 4.1: Điểm kiểm tra của nh m TN và ĐC của 2 khối trước khi TNSP ..... 130
Biểu đồ 4.2: Phân bố điểm bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC ............................ 132
Biểu đồ 4.3: Đường biểu diễn hội tụ lùi của nh m lớp TN và nh m ĐC sau
khi TNSP vòng 1 ............................................................................... 133
Biểu đồ 4.4: Điểm kiểm tra của nh m TN và ĐC của 2 khối trước khi TNSP
vòng 2 ................................................................................................ 135
Biểu đồ 4.5: Phân bố điểm bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC sau khi TNSP
vòng 2 ................................................................................................ 143
Biểu đồ 4.6: Đường biểu diễn hội tụ lùi của nh m lớp TN và nh m ĐC sau
TNSP vòng 2 ..................................................................................... 144


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vấn đề đổi mới PPDH th o hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của HS đã và đang trở thành một xu thế c ý nghĩa chiến lược và là một đòi hỏi

ngày càng bức bách đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục ở nước ta. Đặc biệt,
sau khi Nhà nước ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 đã được Hội
nghị Trung ương 8 kh a XI thông qua về đổi mới c n bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo nhằm mục tiêu: Tạo chuyển biến c n bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo
dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu
cầu học tập của nhân dân thì yêu cầu đ càng được đặt ra quyết liệt hơn. Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm n ng, khả n ng
sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm
việc hiệu quả là trách nhiệm và là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục. Nghị quyết
cũng nhấn mạnh việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học th o hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích tự học, tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ n ng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy m c là yêu cầu cấp bách hiện nay. Nằm trong bối cảnh đ , môn Ngữ v n
cũng không phải là một ngoại lệ. Cuộc cách mạng đổi mới PP dạy học v n đã được
nhận thức từ lâu, trải qua nhiều chặng đường phát triển và hiện nay đang được đặc
biệt coi như một vấn đề th n chốt, c ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất
lượng DH v n ở nhà trường phổ thông.
1.2. Dạy học v n th o đặc trưng thi pháp thể loại là một yêu cầu bắt buộc
trong DH tác phẩm v n chương. Đặc biệt, từ n m 2006, sau những chương trình triển
khai thí điểm tại một số trường trung học phổ thông trong cả nước, tiếp thu tinh thần
đổi mới trong chương trình, SGK tiểu học và trung học cơ sở, bộ Giáo dục- Đào tạo
đã chính thức ban hành hệ thống SGK phổ thông trung học bộ mới. Trong tình hình
đổi mới chung đ , môn Ngữ v n hiện nay đã c sự thay đổi tổng thể: từ cách gọi tên,
cấu trúc nội dung chương trình đến yêu cầu giảng dạy, không còn là sự hợp nhất của
3 phân môn: V n học, Tiếng Việt và Tập làm v n trong chương trình cũ.
Ở bộ phận V n học, trước đây các v n bản được sắp xếp th o giai đoạn lịch
sử, giờ đây đã được cấu trúc theo thể loại kết hợp với tính lịch sử của v n bản đ .
Giờ phân tích tác phẩm v n học đã được thay thế bằng giờ Đọc- hiểu v n bản, với
mục tiêu DH mới là HS từ việc đọc một v n bản cụ thể phải hiểu được những lý
thuyết đặc trưng của một thể loại, nắm được những kĩ n ng đọc v n bản cần thiết để

hiểu những tầng sâu không nói hết bằng lời. Nhấn mạnh vào yêu cầu đọc- hiểu v n


2
bản chính là nhấn mạnh vào vai trò chủ thể của người đọc, nhằm phát huy hơn nữa
tính chủ động, tích cực của HS.
Mặt khác, theo định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau
n m 2015, môn Ngữ v n được coi là môn học công cụ. Dạy học đọc hiểu v n bản
n i chung và dạy học đọc hiểu v n bản th o đặc điểm thi pháp thể loại n i riêng
cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của môn Ngữ v n là hình thành và rèn luyện
ở HS kĩ n ng đọc hiểu các loại v n bản, trong đ c v n bản v n học, từ đ , hình
thành ở HS n ng lực cảm thụ thẩm mĩ, n ng lực thưởng thức v n học - một trong
các n ng lực mang tính đặc thù của môn học.
1.3. V n học trung đại là một bộ phận v n học quan trọng của v n học Việt
Nam. Với 10 thế kỉ hình thành và phát triển, v n học trung đại đã đạt được nhiều
thành tựu rực rỡ với những tác gia và tác phẩm xuất sắc làm nên một nền v n học
Việt Nam phong phú, đa dạng. Trong chương trình THPT, v n học trung đại được
đưa vào dạy ở lớp 10 và 11 với một thời lượng lớn, với khá nhiều tác gia, tác phẩm
tiêu biểu. Dạy học v n n i chung và dạy v n học trung đại nói riêng là dạy cái hay,
cái đẹp trong mỗi tác phẩm v n chương để từ đ giúp người học khám phá ra cái “ý
tại” trong cái “ngôn ngoại” của tác giả, từ đ khơi dậy ở các em tình yêu, sự trân
trọng, yêu quý những giá trị tinh thần, những hạt ngọc v n chương để biết giữ gìn,
bảo tồn những di sản v n h a cũng như biết tự hào về tiếng nói dân tộc và bề dày
của truyền thống v n chương nước Việt. Song, cho tới nay, việc dạy và học v n,
nhất là phần v n học trung đại ở nhà trường THPT vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đòi
hỏi phải có sự thay đổi cơ bản, mạnh mẽ.
1.4. Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo vào bậc nhất
của v n học Việt Nam. Với nguồn gốc là một thể thơ ngoại nhập nhưng nhờ những
sáng tạo nghệ thuật của các tác giả, TNĐL đã dần tạo nên những đặc điểm riêng và
khẳng định giá trị của một thể loại v n học có thành tựu lớn trong v n học nước

nhà, sánh ngang hàng với các thể loại v n học dân tộc.
TNĐL được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông ở cả
cấp THCS và THPT với số lượng tác phẩm và tác giả tương đối lớn. Điều đ không
những khẳng định giá trị của thể loại mà còn xác nhận mục tiêu của DH TNĐL n i
riêng và DH thơ v n trung đại nói chung là góp phần gìn giữ và phát huy tinh hoa
v n học của dân tộc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc DH TNĐL ở nhà trường phổ
thông hiện nay gặp rất nhiều kh kh n do sự khác biệt ngôn ngữ, do khoảng cách về
thời đại và do n ng lực tiếp nhận của HS THPT hiện nay. Không thể phủ nhận
TNĐL là một thể loại khó ngay cả đối với GV, nhưng việc HS ngại học, không
thích học TNĐL phụ thuộc rất nhiều vào PP giảng dạy và tổ chức giờ học của GV.


3
Vì vậy, để giúp GV tìm ra con đường, cách thức hướng dẫn HS chiếm
lĩnh, khám phá vẻ đẹp của những áng thơ tuyệt tác của một thời đại v n học,
nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình khai
mở những giá trị tiềm ẩn trong các tác phẩm TNĐL, từ đ giáo dục cho các em
lòng yêu v n học, niềm tự hào dân tộc ẩn chứa trong các tác phẩm giai đoạn này,
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc
điểm thi pháp thể loại ở THPT".
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Luận án được thực hiện với mục đích hệ thống hóa, khái quát hóa một số
đặc điểm thi pháp của TNĐL; đánh giá thực trạng DH TNĐL ở THPT hiện nay, từ
đ đề xuất một số biện pháp DH TNĐL ở THPT th o đặc điểm thi pháp thể loại
nhằm g p phần nâng cao chất lượng DH Ngữ v n n i chung, DH TNĐL n i riêng,
phù hợp với định hướng đổi mới PPDH và định hướng đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông hiện nay.
2.2. Để thực hiện mục đích trên, luận án c nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, hệ thống, khái quát một số đặc điểm thi pháp cơ bản của TNĐL.
- Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học TNĐL ở THPT hiện nay.

- Đề xuất một số biện pháp và quy trình thực hiện các biện pháp DH TNĐL
ở THPT th o đặc điểm thi pháp thể loại.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của
việc vận dụng các biện pháp DH TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể loại ở THPT mà
luận án đề xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Việc dạy học TNĐL th o các đặc điểm
thi pháp thể loại ở trung học phổ thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận án, chúng tôi xác định giới hạn nghiên cứu là các tác phẩm
TNĐL trong chương trình Ngữ v n THPT (lớp 10 và lớp 11), SG bộ Cơ bản và
nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học TNĐL ở nhà trường phổ thông th o các
đặc điểm thi pháp thể loại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi luận án, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu th o thi pháp học
Luận án sử dụng PP nghiên cứu th o thi pháp học với tư cách là một môn khoa
học nghiên cứu về các hình thức nghệ thuật của v n học. Trong phạm vi luận án, chúng
tôi sử dụng PP nghiên cứu th o thi pháp học để nghiên cứu thi pháp thể loại TNĐL,


4
c n cứ vào các yếu tố mang tính hệ thống, mang tính lặp lại và mang tính ổn định để
chỉ ra những đặc điểm thi pháp thể loại của TNĐL. Từ đ , làm cơ sở để chúng tôi đề
xuất một số biện pháp DH TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể loại ở THPT.
4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Chúng tôi sử dụng phiếu tham khảo ý kiến, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp
với GV, HS THPT để tìm hiểu các vấn đề sau:
- Thực trạng dạy học TNĐL ở THPT: những kh kh n, thuận lợi, những ưu
điểm và hạn chế của GV và HS trong quá trình dạy và học TNĐL ở THPT hiện nay.

- Thực trạng nhận thức của GV về việc dạy học TNĐL th o đặc điểm thi
pháp thể loại và cách thức dạy học TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể loại ở nhà
trường phổ thông
Từ đ , chúng tôi thu nhận được những cơ sở thực tiễn quan trọng cho đề tài,
làm nền tảng để đề xuất các biện pháp DH trong luận án.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là PP được dùng để tìm hiểu phương diện lí luận của đề tài, thực hiện
th o các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống h a vấn đề trong các công trình nghiên
cứu của tác giả Việt Nam và một số tác giả nước ngoài. Trong đ , luận án đặc biệt
quan tâm tới các tài liệu nghiên cứu về đặc trưng thi pháp v n học trung đại, các tài
liệu nghiên cứu về TNĐL và DH th o đặc trưng thi pháp thể loại nhằm khái quát
thành những kết luận cần thiết, phục vụ cho việc đề xuất các biện pháp DH TNĐL ở
THPT th o đặc điểm thi pháp thể loại.
4.4. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Luận án sử dụng PP thống kê, xử lí số liệu sau khi khảo sát thực tiễn và tiến
hành thực nghiệm SP. PP thống kê giáo dục học được sử dụng để xử lí số liệu trong
giai đoạn TN sư phạm của đề tài. Chúng tôi đánh giá kết quả TN bằng các công
thức toán thống kê như: tính giá trị trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ
số biến thiên nhằm đưa ra một số nhận xét, kết luận làm cơ sở cũng như khẳng định
tính khả thi của những biện pháp mà chúng tôi trình bày và đề xuất trong luận án.
4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
PP thực nghiệm sư phạm được thực hiện nhằm xác nhận, kiểm tra tính đúng
đắn và tính khả thi của các biện pháp DH mà luận án đề xuất. Chúng tôi tiến hành
TN triển khai, TN đối chứng và kiểm tra, đánh giá trên địa bàn một số trường THPT
ở cả nông thôn và thành phố. Sau khi TN, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra
cho GV và HS về tiết dạy TNSP, giáo án TNSP cũng như tính tích cực của HS
trong giờ dạy TNSP. ết quả TNSP sẽ giúp chúng tôi đánh giá được hiệu quả của
các biện pháp DH mà luận án đề xuất đối với HS.



5
5. Đóng góp của luận án
Luận án được hoàn thành sẽ c những đ ng g p sau:
- Về lý luận:
+ Chỉ ra những đặc điểm thi pháp cơ bản của TNĐL, bổ sung lí luận về đặc
trưng thi pháp TNĐL.
+ Xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy học TNĐL th o đặc điểm thi pháp
thể loại.
- Về thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp DH TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể
loại. Tính khả thi của những biện pháp đ được khẳng định qua bài dạy thực nghiệm.
Luận án cũng c ý nghĩa trong việc đưa ra những gợi ý giúp xây dựng
chương trình, SG mới và đổi mới PPDH phù hợp với định hướng đổi mới c n
bản và toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu những đặc điểm thi pháp TNĐL nêu trong luận án và những biện pháp
được đề xuất để DH TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể loại là phù hợp và c tính khả
thi thì luận án sẽ g p phần: bổ sung lí luận về đặc điểm thi pháp của TNĐL; bổ sung
lí luận về DH tác phẩm v n chương th o đặc điểm thi pháp thể loại. Từ đ nâng cao
chất lượng DH TNĐL và phát triển n ng lực đọc hiểu TNĐL cho HS lớp 10 và 11
đồng thời g p phần nâng cao hiệu quả DH môn Ngữ v n trong nhà trường hiện nay.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan.
Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu của
các tác giả trong nước và một số tác giả nước ngoài về TNĐL và DH th o đặc trưng
thi pháp thể loại n i chung, DH TNĐL ở nhà trường phổ thông n i riêng. Từ đ ,
xác lập cơ sở lí luận cần thiết để đề xuất vấn đề nghiên cứu trong luận án.
Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học TNĐL th o đặc điểm
thi pháp thể loại ở THPT

Luận án nghiên cứu một số vấn đề lí thuyết như khái niệm thi pháp, đặc điểm
thi pháp TNĐL, từ đ đưa ra một số đặc điểm thi pháp cơ bản, quan trọng của
TNĐL, nghiên cứu thực trạng DH TNĐL ở THPT, làm cơ sở đề xuất những biện
pháp DH TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể loại ở chương 3.
Chương 3. Một số biện pháp dạy học TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể
loại ở THPT


6
Chương 3 đề xuất một số biện pháp DH TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể
loại như: Hướng dẫn học sinh đọc v n bản để nhận diện đặc điểm thi pháp thể
loại; Hướng dẫn học sinh chú giải sâu - cắt nghĩa để phân tích, bình giá những
sáng tạo độc đáo trong thi pháp thể loại của các tác giả TNĐL; Vận dụng dạy học
th o chủ đề thơ Nôm Đường luật để làm nổi bật các đặc điểm thi pháp thể loại;
Dạy học TNĐL th o hướng dạy học khám phá, phát hiện những giá trị độc đáo
của đặc điểm thi pháp thể loại và xây dựng cách thức tổ chức DH cụ thể cho từng
biện pháp mà luận án đề xuất.
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm.
Chương này mô tả quá trình tiến hành TNSP từ đối tượng, địa bàn, nội dung,
PP,... cho đến trình bày kết quả thu được, việc xử lí kết quả TN để rút ra các kết luận
cần thiết; bước đầu đánh giá tính khả thi của những đề xuất đã nêu trong luận án.


7

Chương 1
TỔNG QUAN
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của thơ Đường (Trung Quốc) nhưng thơ Đường
Việt Nam, đặc biệt TNĐL lại mang những nét đặc sắc riêng, đậm đà bản sắc dân
tộc và trở thành một trong những thể loại độc đáo của v n học Việt Nam với

những thành tựu lớn và những đỉnh cao vào bậc nhất trong v n học dân tộc như
Quốc Âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (các tác giả thời Hồng
Đức), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh hiêm)... Tuy là một thể thơ
ngoại lai nhưng các tác giả với lòng tự hào dân tộc và sự tiếp thu c chọn lọc đã c
những sáng tạo nghệ thuật độc đáo khiến TNĐL dần trở thành tài sản tinh thần của
riêng người Việt, mang tâm hồn Việt, giọng điệu Việt, tạo nên những đặc điểm
riêng khiến cho n vừa phát triển phong phú cả về nội dung và nghệ thuật vừa dồi
dào sức sống, vừa mang đậm tính dân tộc, dân chủ, đ m lại một đời sống tinh thần
mới mẻ cho v n học trung đại Việt Nam. Với những tác giả xuất sắc như: Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh hiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
huyến, Trần Tế Xương... TNĐL đã đ m lại một luồng sinh khí mới mầu nhiệm.
Dù họ chỉ mượn luật thơ Đường làm hình thức thể hiện nhưng các nhà thơ luôn
muốn vượt thoát khỏi sự gò b của thể thơ Đường cả về nội dung và hình thức.
Thơ của họ lấy con người làm đối tượng phản ánh, đề cao chủ nghĩa nhân v n, g p
phần làm phong phú nền v n học nước nhà.
C khá nhiều công trình nghiên cứu đầy tâm huyết về TNĐL của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước, của các giáo viên, các nghiên cứu sinh ở những
g c độ tiếp cận khác nhau. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chia thành các hướng
nghiên cứu sau:
1.1. Nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
TNĐL là thể loại chịu ảnh hưởng lớn từ thi pháp thơ Đường. Vì vậy, để tìm
hiểu, phân tích đặc điểm của TNĐL, trước tiên chúng tôi quan tâm tới một số công
trình nghiên cứu về thi pháp thơ Đường.
Trong cuốn Về thi pháp thơ Đường [86], tác giả Nguyễn hắc Phi đã đề cập
tới vấn đề thời gian- không gian trong thơ Đường, vấn đề đối ngẫu trong thơ
Đường, trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật. Th o tác giả, trong các tài
liệu bàn về thi pháp thơ Đường của các nhà phê bình đời Tống chưa thấy thuật ngữ
đề, thực, luận, kết. hái niệm được sử dụng phổ biến là “liên” (một cặp câu). Thời
Minh- Thanh xuất hiện khái niệm khai- thừa-chuyển-hợp (2/2/2/2). Mô hình thứ hai



8
do Thánh Thán đề xuất là tiền giải- hậu giải (4/4). Mô hình thứ ba do Francois
Ch ng (người Pháp gốc Trung Quốc) đề xuất (2/4/2). Từ đ , tác giả Nguyễn hắc
Phi đưa ra ý kiến về trình tự phân tích một bài thơ Đường luật là nên chia theo hai
phần (4/4). Ngoài ra, c thể c nhiều mô hình khác như 4/2/2, 2/2/4, 6/2, 2/6...
Trong cuốn Thi pháp thơ Đường [115], nhà nghiên cứu Lương Duy Thứ đưa
ra vấn đề tìm hiểu thi pháp thơ Đường qua nguyên tắc cấu tứ và nguyên tắc biểu
hiện của n . Trong thơ Đường, các tác giả thường tuân th o một số nguyên tắc cấu
tứ như thiết lập mối quan hệ đồng nhất, gợi chứ không tả, ngoại cảnh và nội tâm là
nhất thể. Về các nguyên tắc biểu hiện, tác giả đề cập tới một số phương diện như
vần, niêm, luật, đối, bố cục. Từ đ , tác giả đề cập thêm một số vấn đề cần chú ý khi
nghiên cứu thi pháp thơ Đường như thơ Đường thường gắn với hội họa, mạch kị lộ,
kết cấu khai - thừa- chuyển- hợp là phổ biến nhưng không cứng nhắc.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong các tài liệu Bình giảng thơ Đường [23],
Thi pháp thơ Đường [129] đã nghiên cứu rất sâu những tiền đề lịch sử và lí luận
cũng như nghiên cứu thi pháp thơ Đường. Tác giả phân tích khá kĩ những nguyên
nhân hưng thịnh của thơ Đường, những tiền đề của thi pháp và vấn đề con người
trong thơ Đường, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật... Tác giả còn đề xuất
một số hướng dẫn học tập để người đọc dễ nắm bắt kiến thức.
Nhìn chung, trong các tài liệu kể trên, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới một
số vấn đề cơ bản của thi pháp thơ Đường. Tuy nhiên, do phạm vi của luận án là
nghiên cứu TNĐL để từ đ đề xuất cách thức DH TNĐL th o đặc điểm thi pháp thể
loại nên chúng tôi sẽ không đi sâu nghiên cứu về thơ Đường. Những tổng hợp, phân
tích trên đây c vai trò là những gợi dẫn cần thiết, cụ thể cho chúng tôi khi tìm hiểu
về TNĐL n i chung và thi pháp TNĐL n i riêng.
Thơ chữ Hán và TNĐL là bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản v n chương
của Việt Nam suốt 10 thế kỉ, đồng thời là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của v n học
trung đại Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh hiêm, Bà Huyện Thanh

Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn huyến, Trần Tế Xương... là những tác giả tiêu biểu
của TNĐL. Thơ họ hấp dẫn, lạ lẫm và c giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ cao.
TNĐL được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới trong các công trình nghiên cứu
về thể loại v n học trung đại n i chung, c thể kể tới một số công trình tiêu biểu
sau: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (Trần Đình Sử) [94], Văn học
trung đại Việt Nam Tập 1 (Nguyễn Đ ng Na chủ biên) [81], Văn học Việt Nam (thế
kỉ X- nửa đầu thế kỉ XVIII)- (Đinh Gia hánh chủ biên) [57]…
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất: “Thơ Nôm Đường luật là bao
hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài


9
viết theo thơ luật Đường phá cách- những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào
thơ thất ngôn” [107; 9].
* Từ góc độ văn học sử, khi xác định thời điểm ra đời của TNĐL, nhà nghiên
cứu Lã Nhâm Thìn khẳng định TNĐL chính thức ra đời từ cuối thế kỉ XIII với sự xuất
hiện của Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên), sáng tác Đường luật Nôm sớm nhất là bài thơ
tương truyền của nàng Điểm Bích (thế kỉ XIV) và kết thúc ở đầu thế kỉ XX với các đại
biểu như Đào Tấn, Trần Tế Xương (mất n m 1907), Nguyễn Khuyến (mất n m 1909).
Chuyên luận Thơ Nôm Đường luật (xuất bản n m 1997) của nhà nghiên cứu
Lã Nhâm Thìn đã chỉ ra những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TNĐL:
những điều kiện về v n học (trong đ ông chỉ ra những điều kiện về ngôn ngữ, về
thể loại), những điều kiện ngoài v n học (điều kiện lịch sử, những tiền đề v n h atư tưởng). Ngoài ra, TNĐL còn được nghiên cứu trong một số công trình khác của
tác giả như: Bình giảng thơ Nôm Đường luật (2001) [107], Phân tích tác phẩm văn
học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại (2009) [109].
Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong công trình Văn học Việt Nam từ thế kỉ
X đến hết thế kỉ XIX [112] cho rằng v n học trung đại Việt Nam ra đời và phát
triển trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong không gian v n h a chữ Hán. Và từ thế
kỉ X, khi bắt đầu hình thành nền v n học viết của nước Đại Việt độc lập thì v n
học Trung Quốc đã c một hệ thống thể loại phong phú, phát triển. Vì thế, việc

các tác giả Việt Nam ở những thế kỉ đầu tiên của nền v n học dân tộc đã vay
mượn các thể loại của v n học Trung Quốc để sáng tác trước khi dùng thể loại v n
học dân tộc cũng là điều dễ hiểu. Tác giả khẳng định: “Quá trình giao lưu, tiếp
biến văn học của các quốc gia trong không gian văn hóa chữ Hán về phương diện
thể loại là quá trình vay mượn những thể loại cần thiết cho thực tiễn văn hóa và
văn học của mỗi nước” [112; 133]. Tuy nhiên, c thể loại không chỉ được các tác
giả Việt Nam sử dụng để viết bằng chữ Hán mà còn đi vào sáng tác chữ Nôm và
TNĐL là trường hợp như vậy.
* Về vấn đề phân kì các giai đoạn phát triển của TNĐL, các nhà nghiên cứu
n i chung đều thống nhất chia sự phát triển của TNĐL thành các giai đoạn: Giai đoạn
một từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, giai đoạn hai từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, giai đoạn
ba từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX và giai đoạn bốn: nửa cuối thế kỉ XIX.
Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn trong chuyên luận Thơ Nôm Đường luật nhận
định TNĐL đã trải qua 3 chặng: giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai
đoạn cuối [106].
Giai đoạn hình thành: TNĐL ra đời từ cuối thế kỉ XIII, gắn với tên tuổi Hàn
Thuyên. Nhưng sáng tác Đường luật Nôm sớm nhất là bài thơ tương truyền của


10
nàng Điểm Bích vào đầu thế kỉ XIV. Tuy nhiên, v n bản chữ viết đầu tiên của thể
thơ này còn giữ được là Quốc âm thi tập (thế kỉ XV) của Nguyễn Trãi nên các nhà
nghiên cứu thường bắt đầu nghiên cứu TNĐL từ tập thơ này.
Giai đoạn phát triển: gồm 5 thế kỉ (từ thế kỉ XV-XIX). Thế kỉ XV, TNĐL phát
triển th o xu hướng kế thừa, tìm tòi, mở hướng th o hướng xã hội h a. Thế kỉ XVXVIII, TNĐL c nhiều thành tựu rực rỡ với sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân đạo, trở
thành một trào lưu v n học với các tên tuổi nổi tiếng như Hồ Xuân Hương. Sự xuất
hiện thơ của Hồ Xuân Hương đã đ m lại xu hướng dân tộc h a và dân chủ h a về nội
dung và hình thức thể loại, tạo nên cuộc cách tân TNĐL.
Cũng trong giai đoạn này, phong trào sáng tác thơ Nôm ngày càng sôi nổi với
sự tham gia của nhiều tác giả, từ tay đại bút đến người nghệ sĩ dân gian, từ bậc đại

quý tộc đến người trí thức bình dân, đã để lại một khối lượng tác phẩm thơ Nôm khá
lớn với những thành tựu đáng kể cả về số lượng và chất lượng như Bạch Vân quốc
ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh hiêm, Càn nguyên ngự chế thi tập của Trịnh Doanh,
các sáng tác của Trịnh C n, Trịnh Cương...
Thế kỉ XVIII- đầu XIX, TNĐL phát triển rực rỡ. TNĐL c những thay đổi
trong quan niệm sáng tác. V n học thời kì này n i chung và TNĐL n i riêng dần rời xa
mục đích tải đạo, hướng nhiều hơn đến cuộc đời. Nguyễn Du, Nguyễn huyến, Tú
Xương... đã khiến TNĐL c bước phát triển mới, tiến gần hơn tới v n học hiện đại.
Giai đoạn cuối: Sự xuất hiện hai tác giả Nguyễn huyến, Trần Tế Xương đã
chuyển TNĐL từ v n học trung đại sang v n học cận- hiện đại. Chức n ng phản ánh xã
hội của thể loại không chỉ dừng ở mức “trữ tình thế sự”, “tư duy thế sự”, “trào phúng thế
sự” mà còn vươn tới chỗ phản ánh xã hội với những chi tiết hiện thực sinh động, phong
phú, tiếp tục xu hướng dân chủ h a trong TNĐL th o phong cách trào phúng và trữ tình.
Ngoài ra, trong một số tài liệu: Văn học Việt Nam (thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ
XVIII)- Đinh Gia hánh [57], Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập I- Nguyễn
Đ ng Na (chủ biên) [81], Giáo trình văn học trung đại Việt Nam Tập 1- Lã Nhâm
Thìn (chủ biên) [109], Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII- hết thế kỉ XIX)Nguyễn Lộc [63]... các nhà nghiên cứu cũng khẳng định quá trình phát triển của
TNĐL từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (nửa đầu thế kỉ XV) và Hồng Đức quốc
âm thi tập (nửa cuối thế kỉ XV).
T m lại, các nhà nghiên cứu đều khẳng định: “Cốt lõi của quá trình TNĐL
là quá trình tạo thành chức năng văn học, chức năng thẩm mỹ mới của thể loại”
[106; 51] và trong suốt quá trình phát triển, TNĐL đã đạt được nhiều thành tựu rực
rỡ, đ ng g p đáng kể vào sự thúc đẩy bước tiến của v n học chữ Nôm n i riêng,
v n học Việt Nam n i chung.


11
* Nhận xét về những đổi mới trong nội dung, nghệ thuật của TNĐL
Về nội dung, các nhà nghiên cứu đánh giá thành tựu của TNĐL là đã phản
ánh những vấn đề về tư tưởng, tình cảm, hoàn cảnh xã hội. Nhà thơ, nhà nghiên

cứu Xuân Diệu khi nghiên cứu Quốc âm thi tập và thơ Nôm Nguyễn Trãi đã đánh
giá Nguyễn Trãi là con người “trần thế nhất trần gian” khi đọc những bài TNĐL
của ông [88; 613].
Tác giả Bùi Duy Tân trong cuốn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ X- nửa
đầu thế kỉ XVIII Tập 2 (NXB ĐH Tổng hợp HN 1979) nhận xét về TNĐL Nguyễn
Bỉnh hiêm là phản ánh đậm nét cuộc sống.
Về sự tìm tòi, mở hướng của TNĐL ở phương diện nghệ thuật, nhà nghiên
cứu Đinh Gia hánh trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ X đến đầu thế kỉ
XVIII Tập 1 đã khẳng định: TNĐL xây dựng ngôn ngữ v n học dân tộc trên cơ sở
ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của v n học dân gian [57].
Về hệ thống đề tài, chủ đề TNĐL, trong chuyên luận Thơ Nôm Đường luật
của nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn, sau khi phân tích, hệ thống một số đề tài, chủ đề
của TNĐL, tác giả đã nhấn mạnh: “Trong quá trình phát triển TNĐL đã chuyển từ
khuynh hướng “hướng nội” sang khuynh hướng “hướng ngoại” trong việc lựa
chọn đối tượng và phạm vi phản ánh” [106; 123]. Đây chính là đặc điểm giúp
TNĐL khẳng định mạnh mẽ cảm hứng dân tộc và dân chủ là cảm hứng chủ đạo
xuyên suốt quá trình phát triển nội dung thể loại; giúp g p phần khu biệt tác giả và
thời kì phát triển thể loại, khu biệt Đường luật Nôm và Đường luật Hán.
Về hệ thống hình tượng thơ, tác giả Lã Nhâm Thìn cho rằng với sự xuất hiện
của những hình tượng là ước lệ nghệ thuật của quan hệ đời sống đã phản ánh quá trình
dân chủ h a thể loại và đ ng g p này cũng c ý nghĩa khu biệt thể loại [106; 145].
Về hệ thống kết cấu của TNĐL, các nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn, Đinh Gia
hánh, Trần Nho Thìn trong các tài liệu Thơ Nôm Đường luật [106], Giáo trình
Văn học Việt Nam thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII Tập 1 [57],... nhận định kết cấu của
TNĐL c sự thay đổi từ sự thay đổi hình thức kết cấu bài thơ - chủ yếu tập trung
vào câu thơ (thay đổi số chữ, thay đổi tiết tấu) sau đ là sự thay đổi nội dung kết
cấu: hình thức Đường luật nghiêm chỉnh, nội dung đời sống thông tục.
Nghiên cứu về hình tượng con người trần thế trong TNĐL, các nhà nghiên
cứu Lê Trí Viễn, Trần Ngọc Vương, Nguyễn Đ ng Na, Trần Nho Thìn, Lã Nhâm
Thìn, Trần Đình Sử, Huệ Chi... khẳng định: ngay trong v n học trung đại đã c

cái tôi cá nhân hay c sự định hướng cho con người cá nhân trên cơ sở phân tích
các học thuyết Nho, Phật, Đạo, phân tích tâm lí và tình cảm lưỡng phân trong tư
duy con người.


12
Đánh giá cụ thể về những đ ng g p, sự sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam
trong TNĐL, các nhà nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ, hình tượng,
không gian, thời gian... của một số tác gia lớn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi trong bài viết Sự đa dạng và thống nhất
trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư
duy thơ dân tộc khẳng định: “Sự xâm nhập của những yếu tố đời thường vào thơ ca
Nguyễn Khuyến là một bước chuyển hóa tất yếu, đúng quy luật, trên tiến trình vận
động của thơ ca Yên Đổ” [105; 63].
Tác giả Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương cho rằng: “Hồ Xuân Hương tự tạo cho thơ mình một phong cách, một bản sắc
riêng, thể hiện rõ bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ. Bản lĩnh sáng tạo đó trước hết
bộc lộ ở sự khẳng định con người cá nhân, nhấn mạnh vai trò chủ thể, nhấn mạnh yếu tố
cái “tôi” trữ tình tác giả trên cả hai phương diện: biến dịch hiện thực đời sống theo một
lối riêng và sự tự biểu hiện, khám phá về chính bản thân mình” [89; 398].
* Nghiên cứu về đặc điểm thi pháp TNĐL
Nghiên cứu về đặc trưng chung của văn học trung đại, nhà nghiên cứu Trần
Đình Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [94] chỉ ra đặc trưng chung
của v n học trung đại, trong đ c đề cập chút ít tới TNĐL. Tác giả đưa ra bốn đặc
điểm của thi pháp thơ trung đại, đ là: thơ ngôn chí (thơ thiên về khẳng định chí hướng,
lí tưởng, hoài bão, tấm lòng), vắng chủ từ biểu thị chủ thể (phi ngã), ngôn ngữ siêu cá
thể và ngôn ngữ cá thể (Ngôn ngữ siêu cá thể thiên về đối, niêm, luật... không th o cấu
tạo ngữ pháp, cốt tạo hiệu quả lạ h a về cảm thụ và nhạc điệu siêu ngữ điệu. Ngôn ngữ
cá thể với dấu hiệu ngữ pháp rõ ràng thường xuất hiện ở liên đầu và liên kết), thơ
không chia đoạn, chia khổ mà cả bài thơ là một chuỗi bộc lộ liên tục, liền mạch.

Tác giả Phương Lựu trong cuốn Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam [71]
nhấn mạnh: n i đến “văn dĩ tải đạo” là n i đến bản chất và chức n ng xã hội của v n
thơ. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng “văn dĩ tải đạo” chỉ là một thành phần và cũng chỉ
c ở trong một giai đoạn của hệ thống quan niệm v n chương cổ Việt Nam mà thôi.
Tác giả Trần Đình Hượu trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung
cận đại khẳng định: “Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc- và nói chung là ở cả
vùng văn hóa Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam- trong một thời gian dài
Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống... Tất cả làm hình thành trong lịch sử cả
vùng một loại hình văn sĩ, văn nghệ, một loại hình văn học nghệ thuật, viết cùng
những thể loại, theo cùng một quan niệm văn học, cùng những tiêu chuẩn về cái
đẹp nghệ thuật” [56; 21]. Th o ông, đ là quan niệm: v n học nghệ thuật là phương
tiện giáo h a chính tâm, chế dục, là công cụ chính trị động viên, tổ chức xã hội
nhằm biến thành hiện thực sự hài hòa của Trời, sự trật tự của Đất.


13
Nghiên cứu về con người trong văn học trung đại, nhà nghiên cứu Trần Nho
Thìn trong bài viết Sự thể hiện con người trong văn chương thời cổ [111] cho rằng:
v n chương nhà nho viết về con người c hai loại. Trước hết và đáng chú ý hơn cả
là mảng sáng tác trong đ con người được thể hiện ở cấp độ nhân vật v n học (tức
là được xây dựng ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, tính cách, số phận riêng). Và loại
thứ hai, mặc dù con người là đối tượng bình luận, đánh giá, là nguồn khơi gợi cảm
hứng sáng tác nhưng lại không được thể hiện ở cấp độ nhân vật v n học.
Sau này, trong công trình Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [112],
tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu các giai đoạn trong tiến trình phát triển của v n
học trung đại Việt Nam. Từ đ , ông khẳng định: v n học giai đoạn từ thế kỉ X đến
hết thế kỉ XVII là sáng tác của các nhân vật chính trị, xuất hiện trong không gian
chính trị. Dù là Nho gia hay thiền sư, dù là vua chúa, quan lại quý tộc hay kẻ sỹ, họ
đều là những người c tham dự vào đời sống chính trị của đất nước th o một cách
nào đ , ngay cả khi không làm quan mà quy ẩn thì việc ở ẩn về bản chất cũng chỉ là

một biến thể của hành động v n h a chính trị. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn v n
học thứ hai (từ đầu thế kỉ XVIII), ảnh hưởng của những biến động chính trị, xã hội
đã dẫn đến sự thay đổi to lớn của quan niệm v n học và sau này là sự thay đổi c n
bản trong nội dung và hệ thống v n học các thế kỉ tiếp th o. “Các nhà văn, nhà thơ
đã vỡ mộng, thất vọng về vai trò mà họ hằng tin tưởng của đạo thánh hiền đối với
sự nghiệp xây dựng quốc gia, xã hội, xây dựng nhân cách. Những biến chuyển tư
tưởng ấy đã làm thay đổi quan niệm về bản chất và chức năng văn học, dẫn đến đổi
mới trong sự lựa chọn đề tài, nhân vật, thể loại, ngôn ngữ...” [112; 75]. Đây là thời
kì h a giải những chi phối của tư tưởng đạo đức chính trị để v n học trở về với
những vấn đề thiết thân của cuộc sống con người. Bởi vậy, nếu v n học giai đoạn
đầu c ý hướng xây dựng con người th o mẫu hình thánh nhân thì bước sang giai
đoạn thứ hai, con người trần thế là mẫu hình chủ đạo của v n học.
Về không gian, thời gian trong TNĐL, tác giả Lã Nhâm Thìn trong chuyên
luận Thơ Nôm Đường luật [106] chưa đặt vấn đề nghiên cứu riêng về thi pháp
nhưng trong công trình này của ông cũng đã đề cập tới vấn đề không gian, thời gian,
con người... trong TNĐL.
Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong công trình Văn học trung đại Việt Nam
dưới góc nhìn văn hóa [111] và công trình Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế
kỉ XIX [112] - một công trình nghiên cứu khá đồ sộ, sâu sắc, khoa học và toàn diện đã
đ m đến cho người nghiên cứu TNĐL n i riêng và v n học trung đại n i chung cái
nhìn bao quát về sự ra đời, phát triển cũng như không gian, thời gian, vấn đề thể loại
và ngôn ngữ của v n học trung đại. Tác giả đã chia không gian v n học trung đại làm


14
hai: không gian v n h a thành thị với những thể loại mới, cảm hứng mới, kiểu nhân
vật mới, hứng thú mới, thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của lớp độc giả mới...và không
gian v n h a nông thôn do các tác giả sống giữa không gian v n h a nông thôn họ ít
nhiều tiếp nhận bản sắc v n h a từng vùng, miền. Điều đ tạo nên sự phong phú, đa
dạng của đời sống v n học trung đại [112, 29].

Tác giả đã đi sâu nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của các tác gia v n học như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ với sự đánh giá khách
quan, khoa học.
Về sự cách tân thể loại, trong một số tài liệu như Văn học Việt Nam (thế kỉ
X- nửa đầu thế kỉ XVIII) [57], Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII- hết thế kỉ
XIX) [63], Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập II [82], Thơ Nôm Đường
luật [106]... của các tác giả Đinh Gia hánh, Nguyễn Lộc, Nguyễn Đ ng Na (chủ
biên), Lã Nhâm Thìn (chủ biên)... đã đề cập tới một số phương diện như hệ thống đề
tài, chủ đề, kết cấu, không gian- thời gian, sự cách tân thể loại của TNĐL...
Tác giả Đinh Gia hánh cho rằng: “Về thơ Nôm luật Đường, đáng chú ý hơn cả là
Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, gồm khoảng 170 bài, trong đó có nhiều
bài xen những câu lục ngôn. Lối thơ này đã thấy trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
và Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác gia đời Hồng Đức. Đây là một lối thơ luật
Đường pha lục ngôn. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng cao thơ Nôm luật Đường trong đó có
thể pha lục ngôn lên trình độ thành thục với một ngôn ngữ giản dị, bộc trực” [63; 371].
Trong cuốn Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập II [82], tác giả Lã
Nhâm Thìn đã khát quát quá trình phát triển của TNĐL. Từ đ , phân tích sự cách tân
về mặt thể loại, ngôn ngữ, kết cấu, xu hướng xã hội h a, dân tộc h a của thể thơ này.
Đặc biệt, trong cuốn chuyên luận Thơ Nôm Đường luật của nhà nghiên cứu Lã
Nhâm Thìn - một công trình đặc biệt c ý nghĩa nghiên cứu khái quát về quá trình và
đặc trưng bản chất thể loại của TNĐL. Trong tài liệu này, tác giả đã phân tích kĩ những
điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TNĐL, khái quát quá trình phát triển của
TNĐL trong lịch sử v n học Việt Nam. Từ đ , tác giả đi sâu nghiên cứu hệ thống đề
tài, chủ đề; hệ thống hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật và một số vấn đề về hệ thống kết
cấu của TNĐL. Tác giả khẳng định: “Tạo chức năng phản ánh, chức năng thẩm mỹ
mới cho thể loại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả nền văn học dân tộc- đó là
bản chất và mục đích hướng tới của quá trình giao tiếp văn học, của quá trình tiếp thu
thơ Đường luật Trung Quốc, chuyển hóa, sáng tạo thành TNĐL” [106; 228].
Nghiên cứu về các tác gia văn học trung đại. Bên cạnh những công trình
nghiên cứu khái quát về đặc trưng thi pháp thơ trung đại n i chung, TNĐL n i riêng,

khi đi sâu nghiên cứu thi pháp một số tác giả v n học trung đại, các nhà nghiên cứu


15
cũng đã đề cập tới vấn đề này. C thể kể tới một số công trình như sau: Văn học Việt
Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII- hết thế kỉ XIX) [63], Văn học Việt Nam (nửa cuối thế
kỉ XVIII- hết thế kỉ XIX) [63], Nguyễn Trãi về tác gia, tác phẩm [88], Hồ Xuân
Hương về tác gia tác phẩm [89], Nguyễn Khuyến về tác gia tác phẩm [105], Trần
Tế Xương về tác gia tác phẩm [103], Giáo trình văn học trung đại Việt Nam Tập
1 [109], Giáo trình văn học trung đại Việt Nam Tập 2 [110], Văn học Việt Nam từ
thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [112]... Trong các tài liệu này, các nhà nghiên cứu đi sâu,
phân tích từng tác giả về các phương diện cuộc đời, con người, giới thiệu những bài
viết, chuyên luận đặc sắc về tác giả, tác phẩm tiêu biểu, các bài viết đánh giá của
người nước ngoài... Đây c thể coi là những công trình đặc biệt c giá trị về các tác
giả v n học trung đại n i riêng, các tác giả lớn trong v n học Việt Nam n i chung, là
cơ sở cần thiết để chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm thi pháp TNĐL n i chung
và thi pháp của từng tác giả n i riêng.
ế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, những n m gần đây,
trong các công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận v n thạc sĩ, kh a luận tốt nghiệp của
sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh... cũng đã c những đ ng g p nhất định cho
hướng nghiên cứu này. C thể kể tới một số công trình như sau: Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Khuyến (Sự hình thành và những đặc trưng) (Biện V n Điền) [19], Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi trong dòng thơ Nôm Đường luật Việt Nam thời trung đại (La Kim
Liên) [61], Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam
thời trung đại (Trần Quang Dũng) [14], Đề tài người phụ nữ trong Hồng Đức quốc âm
thi tập- một dấu hiệu mới của cảm hứng nhân văn truyền thống trong thơ Nôm Đường
luật (Trần Quang Dũng) [15], Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng của Hồ
Xuân Hương (Trương Xuân Tiến) [115], Tiếp cận thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân
Hương theo hình thức quy phạm và phá cách (Lê V n Hùng) [42]…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

TNĐL là một trong những thể loại độc đáo nhất của v n học Việt Nam. Vì
vậy, các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đã c một số công trình, tài liệu, bài báo...
đề cập tới thể loại này. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy chưa c tài liệu
nào viết riêng về thể loại TNĐL mà các nhà nghiên cứu chủ yếu đề cập tới TNĐL
khi phân tích một số tác gia tiêu biểu của v n học trung đại.
- Về tác giả Nguyễn Trãi
Nhà nghiên cứu N.I.Nhiculin (Liên bang Nga) trong một số bài viết c nhận
định về thơ Nôm của ông như sau: “Thơ Nguyễn Trãi bằng chữ Nôm có đặc điểm là
tính cô đọng, sự không nói hết ý và lối ám dụ” [88; 934].


×