Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------

TRƯƠNG VĨNH NGUYÊN THƯ

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HCM, Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------

TRƯƠNG VĨNH NGUYÊN THƯ

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân Hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO

TP. HCM, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Trương Vĩnh Nguyên Thư,

Học viên Cao học khoá: 24

Mã số học viên: 7701241462a
Chuyên ngành: Ngân hàng
Đề tài nghiên cứu: “Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam”
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Phương Thảo
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Tp.Hồ Chí Minh, đề tài này là công trình
nghiên cứu của riêng Tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nội của
nghiên cứu ở bất kỳ đâu, các số liệu được chú thích có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Tác giả


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1

1.1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3

1.5.

Kết cấu của luận văn. ........................................................................................ 3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI, RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA
NGÂN HÀNG. .......................................................................................................... 4
2.1.


Tổng quan về khả năng sinh lợi của ngân hàng ................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm về khả năng sinh lợi. .................................................................... 4

2.1.2.

Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi. ....................................................... 5

2.1.2.1.

Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE .......................................... 5

2.1.2.2.

Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản – ROA ................................................ 6

2.2.

Tổng quan về rủi ro tín dụng............................................................................. 7

2.2.1.

Khái niệm. ..................................................................................................... 7

2.2.2.

Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. ........................................................... 8


2.2.2.1.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ - NPL. .......................................................... 8

2.2.2.2.

Dự phòng rủi ro tín dụng – LLP. ............................................................... 8

2.2.2.3.

Hệ số đòn bẩy tài chính – LEV................................................................... 9

2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh
lợi của các ngân hàng. ............................................................................................... 10


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. ..................... 16
3.1.

Sơ lược về hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam .............................. 16

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam .. 16

3.1.2.

Tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay ....................... 18


3.1.2.1.

Quy mô các ngân hàng thương mại cổ phần. .......................................... 19

3.1.2.2.

Huy động vốn. .......................................................................................... 20

3.1.2.3.

Hoạt động tín dụng................................................................................... 22

3.1.2.4.

Lợi nhuận. ................................................................................................ 24

3.2.

Thực trạng khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần. .......... 25

3.2.1.

Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ........................................................ 25

3.2.2.

Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản .............................................................. 27

3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt

Nam. ......................................................................................................................... 28
3.3.1.

Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................. 28

3.3.2.

Dự phòng rủi ro tín dụng ............................................................................. 32

3.3.3.

Hệ số đòn bẩy tài chính. .............................................................................. 33

3.4.

Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi. .................................. 35

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM.
........................................................................................................ 37
4.1.

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. .............................................................. 37

4.2.

Mô hình nghiên cứu. ....................................................................................... 40

4.3.


Đo lường các biến nghiên cứu. ....................................................................... 41

4.3.1.

Biến phụ thuộc. ............................................................................................ 41

4.3.2.

Biến độc lập. ................................................................................................ 42

4.3.2.1.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. ................................................................... 42

4.3.2.2.

Tỷ lệ trích lập dự phòng ........................................................................... 43

4.3.2.3.

Hệ số đòn bẩy tài chính – LEV................................................................. 43

4.3.3.

Biến kiểm soát ............................................................................................. 43


4.4.


Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. .............................................................. 45

4.4.1.

Dữ liệu nghiên cứu. ..................................................................................... 45

4.4.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 48

4.4.2.1.

Phân tích tương quan. .............................................................................. 48

4.4.2.2.

Phân tích hồi quy...................................................................................... 48

4.4.2.3.

Kiểm định về phân phối chuẩn của phân dư ............................................ 49

4.4.2.4.

Kiểm định phương sai của sai số không đổi ............................................ 50

4.4.2.5.

Kiểm định không có hiện tượng tự tương quan........................................ 50


4.4.2.6.

Kiểm định không bị hiện tượng đa công tuyến. ....................................... 51

4.5.

Kết quả nghiên cứu. ........................................................................................ 51

4.5.1.

Phân tích tương quan. .................................................................................. 51

4.5.2.

Phân tích hồi quy. ........................................................................................ 54

4.5.3.

Kiểm định các giả định của hồi quy. ........................................................... 59

4.5.3.1.

Kiểm định về phân phối chuẩn của phân dư. ........................................... 59

4.5.3.2.

Kiểm định phương sai của sai số không đổi. ........................................... 60

4.5.3.3.


Kiểm định hiện tượng tự tương quan. ...................................................... 60

4.5.3.4.

Kiểm định không có hiện tượng đa cộng tuyến. ....................................... 61

4.5.3.5.

Tổng hợp kết qủa kiểm định. .................................................................... 61

4.5.4.
4.6.

Kết quả nghiên cứu. ..................................................................................... 62
Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 64

4.6.1.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. ...................................................................... 64

4.6.2.

Tỷ lệ dư nợ trên vốn chủ sỡ hữu. ................................................................. 65

4.6.3.
GDP.

Tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng, lạm phát và tốc độ tăng trưởng
..................................................................................................................... 66


CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 68

5.1.

Kết luận về kết quả nghiên cứu....................................................................... 68

5.2.

Các kiến nghị. ................................................................................................. 69

5.2.1.

Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại cổ phần. ............................... 69

5.2.2.

Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước....................................................... 71

5.2.3.

Kiến nghị đối với Chính phủ. ...................................................................... 73


5.3.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................... 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Trương Vĩnh Nguyên Thư,

Học viên Cao học khoá: 24

Mã số học viên: 7701241462a
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Đề tài nghiên cứu: “Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Phương Thảo
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Tp.Hồ Chí Minh, đề tài này
là công trình nghiên cứu của riêng Tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa
được công bố nội của nghiên cứu ở bất kỳ đâu, các số liệu được chú thích có nguồn
gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Tác giả


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây. ......................................................... 12
Bảng 3.1: Mức tăng trung bình huy động vốn của các NHTMCP............................ 21
Bảng 3.2: Mức tăng trưởng tín dụng trung bình của các NHTMCP......................... 23
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động của VAMC ................................................................. 30
Bảng 4.1 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................... 45
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các thông số thống kê. ....................................................... 47
Bảng 4.3 Kết quả phân tích tương quan – Mô hình 1 ............................................... 52
Bảng 4.4 Kết quả phân tích tương quan – Mô hình 2 ............................................... 53

Bảng 4.5 Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình Pool OLS ................................... 54
Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình FEM mô hình 1 ......................... 56
Bảng 4.7 Kết quả phân tích hồi quy mô hình REM .................................................. 56
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Hausman – mô hình 1 ................................................. 57
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Hausman – mô hình 2 ................................................. 57
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. ......................................... 61
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi ......... 62
Bảng 4.12 Tổng hợp biến qua kết quả nghiên cứu ................................................... 63


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Quy mô tổng tài sản trung bình của các NHTMCP .............................. 19
Biểu đồ 3.2 Quy mô huy động vốn trung bình của các NHTMCP ........................... 20
Biểu đồ 3.3 Trung bình cho vay của cácNHTMCP .................................................. 22
Biểu đồ 3.4 Tổng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP .......................................... 24
Biểu đồ 3.5 Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCP.. 26
Biểu đồ 3.6 Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản trung bình của các NHTMCP ........ 27
Biểu đồ 3.7 Trung bình tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP ........................................... 31
Biểu đồ 3.8 Tổng nợ xấu năm 2015 của một số NHTMCP đã bán cho VAMC ...... 32
Biểu đổ 3.9 Tổng dự phỏng rủi ro tín dụng của các NHTMCP ................................ 33
Biểu đồ 3.10 Hệ số đòn bẩy tài chính bình quân cùa các NHTMCP ........................ 34
Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ nợ xấu và khả năng sinh lợi của các NHTMCP ......................... 35
Biểu đồ 4.1 đồ thị tần suất của các phần dư .............................................................. 59
Biểu đồ 4.2 Đồ thị tần số ........................................................................................... 60


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV
CAR
GDP

GPBank
IMF
LEV
LLP
Maritime
Bank
Mekong Bank
MHB
NHNN
NHTMCP
NIM
NPL
Ocean Bank
PG Bank
ROA
ROE
SIZE
TCTD
VAMC
Vietcombank
Vietinbank
VNCB
WTO

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tỷ lệ an toàn vốn
Tổng thu nhập quốc nội
Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu
Qũy tiền tệ Quốc tế
Hệ số đòn bẩy tài chính.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải
Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông
Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng Sông
Cửu Long
Ngân hàng Nhà nước
Ngâ hàng thương mại cổ phần
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ lệ nợ xấu
ngân hàng thương mại cổ Đại Dương
Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex
Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản
Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Quy mô ngân hàng (tổng tài sản)
Tổ chức tín dụng
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng
Tổ chức thương mại thế giới


1

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong hầu hết các nền kinh tế việc điều hành, kiểm soát và vận hành thị trường
tài chính, hệ thống ngân hàng luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Yêu cầu
được đặt lên hàng đầu là thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, hệ thống ngân
hàng phát huy hết vai trò điều tiết tài chính của nền kinh tế: trung gian thanh toán,
điều tiết vốn và là công cụ để Ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
Với vai trò quan trọng đó, hệ thống ngân hàng cần phải hoạt động ổn định, an toàn
và hiệu quả. Qua đây, Ngân hàng trung ương thực hiện quản lý vốn, điều tiết tiền tệ
dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động lợi
nhuận của ngân hàng luôn được quan tâm. Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến
lợi nhuận của các ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động vốn của toàn thị
trường tài chính. Vì vậy việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng không chỉ là mối
quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng thương mại mà là mối quan tâm của cả hệ
thống ngân hàng bao gồm của Ngân hàng Nhà nước. Từ kết quả đo lường mức độ
ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động lớn nhất này của ngân hàng, các ngân hàng
thực hiện các chính sách trong quản lý, kiểm soát để hạn chế tác động của rủi ro tín
dụng đến hoạt động của mình
Tại Việt Nam sau hơn 65 năm hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại
Việt Nam có những chuyển biến đột phá trong hoạt động. Từ 4 ngân hàng chuyên
trách đến tháng 6 năm 2016, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 34 ngân hàng thương
mại cổ phần, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, 6 ngân hàng liên doanh, 6 ngân
hàng 100% vốn nước ngoài và gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng
nước ngoài đang hoạt động. Hệ thống ngân hàng Việt Nam mặc dù có sự lớn mạnh
về quy mô nhưng luôn hoạt động với sự cạnh tranh gây gắt. Vì vậy, đòi hỏi các
ngân hàng luôn thay đổi trong chính sách, quản lý, điều hành để nâng cao chất
lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động.


2


Giai đoạn 2008-2015, rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của các NH TMCP
có nhiều chuyển biến phức tạp. Do ảnh hưởng của thời kỳ tăng trưởng tín dụng
nóng 2008-2009 mà tỷ lệ nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng tăng, tất cả đã dẫn đến
lợi nhuận các ngân hàng sụt giảm mạnh. Đến năm 2015, lợi nhuận của các ngân
hàng cũng được cải thiện. Bình quân ROE toàn ngành ở mức 5.7%, tăng 1.1% so
với năm 2014). Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ
xấu dưới 3%, bình quân ngành là 2.55%, giảm mạnh so với bình quân ngành năm
2014 là 3.25% (Công ty chứng khoán NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (2015)).
Tuy nhiên tổng nợ xấu của các ngân hàng vẫn tăng, đặc biệt là nợ có khả năng mất
vốn tăng ở hầu hết các ngân hàng. Như vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng tại
Việt Nam đang ngày càng có những rủi ro phức tạp và có mức độ ảnh hưởng lớn
hơn đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, luận văn thực hiện nghiên cứu tác động
của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần qua chủ
đề: “Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nội dung của luận văn tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
Mục tiêu 1: nghiên cứu thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam.
Mục tiêu 2: nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của các
ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tập trung mức độ tác động của rủi
ro tín dụng đến khả năng sinh lợi trong hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam.



3

Luận văn nghiên cứu thu thập dữ liệu của 16 ngân hàng thương mại cổ phần
tại Việt Nam (Danh sách chi tiết theo Phụ lục 1). Số liệu thu thập từ 16 ngân hàng
thương mại cổ phần đã đại diện cho 81% quy mô tổng dư nợ của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam (Nguồn NHNN (2016)). Số liệu nghiên cứu theo
báo cáo tài chính của các ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2015.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và nghiên cứu định lượng.
-

Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả: sử dụng dữ liệu thống kê, biểu đồ
mô tả thực trạng của rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015.

-

Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình phân tích hồi quy để
nghiên cứu nhận dạng tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi
phù hợp với thực tiễn của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
giai đoạn 2008-2015.

1.5. Kết cấu của luận văn.
Luận văn được trình bày qua 5 chương, bao gồm:
-

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.

-


Chương 2: Tổng quan về khả năng sinh lợi, rủi ro tín dụng, và tác động của
rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

-

Chương 3: Thực trạng khả năng sinh lợi và rủi ro tín dụng của các ngân
hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

-

Chương 4: Nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh
lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


4

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI, RỦI RO TÍN

DỤNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
LỢI CỦA NGÂN HÀNG.
2.1. Tổng quan về khả năng sinh lợi của ngân hàng
2.1.1. Khái niệm về khả năng sinh lợi.
Theo Quản trị Ngân hàng thương mại Rose (1996), ngân hàng hoạt động như
một tập đoàn kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong mức độ rủi ro cho

phép. Tuy nhiên, khả năng sinh lợi là mục tiêu được quan tâm hơn hết vì lợi nhuận
cao sẽ các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng thị phần và thu hút đầu tư.
Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều tác giả đã đề cập đến khả năng sinh lợi.
Cụ thể, theo Rose (1996) thì có thể hiểu như sau:
“Khả năng sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng
chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa
trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng
trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài
chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho
một hoặc một tập hợp tài sản”.
Như vậy, ở cấp độ ngân hàng, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng
tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà ngân hàng
nắm giữ. Nhìn chung, khả năng sinh lợi ít nhất cần đủ để đáp ứng được hai đòi hỏi
cấp bách:
o Đảm bảo duy trì vốn cho hoạt động của các ngân hàng (cho vay, đầu
tư, …)
o Trả được các khoản gốc và lãi cho các nguồn huy động vốn.
Lãi thu được từ các hoạt động sinh lợi trong năm tài khoá có thể được trích
chia cho cổ đông hoặc vẫn duy trì dưới dạng vốn dự trữ. Nếu không tính tới thuế và
lãi, khả năng sinh lợi của tài sản phải cho phép tích luỹ đủ tiền để đảm bảo vốn kinh


5

doanh, đảm bảo hoàn trả nợ, đóng góp vào việc tăng vốn và trả lợi nhuận đầu tư vốn
cho các cổ đông.
Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm nảy sinh vấn
đề tài chính mà còn làm nảy sinh cả vấn đề sinh lợi. Cần chú ý là khả năng sinh lợi
của tài sản chỉ là một phần vấn đề nảy sinh từ khả năng sinh lợi của các nguồn vốn
thực hiện. Trên thực tế, rủi ro trong hoạt động của ngân hàng do các cổ đông gánh

chịu. Lợi nhuận mà họ thu được không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài
sản mà còn phụ thuộc vào chi phí huy động.
- Khả năng sinh lợi quyết định đến hoạt động của một ngân hàng. Nếu khả
năng sinh lợi cao, ngân hàng hoạt động hiệu quả, từ đó nâng cao uy tín và tạo điều
kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động. Chính vì vậy, bất kỳ ngân hàng nào cũng
đặt mục tiêu tăng khả năng sinh lợi lên hàng đầu và luôn đặt ra các chính sách, giải
pháp để cải thiện khả năng sinh lợi (Tạp chí Tài chính (2015)).
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi.
Khả năng sinh lợi có thể được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Theo đó, một số chỉ tiêu phổ biến như khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (tỷ lệ
thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu) – ROE; khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (tỷ lệ
lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) – ROA; tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM. Giống
như tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh lợi được sử
dụng trong từng trường hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa không khác nhau
đáng kể. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trước đây, hai chỉ tiêu phổ biến thường áp
dụng để đo lường khả năng sinh lợi là ROE và ROA (Ali (2015), Saeed và Zahid
(2016), Gizaw và cộng sự (2015)).
2.1.2.1.

Khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE

Tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi
trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông
nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Chỉ tiêu này thường được sử dụng đại diện
cho khả năng sinh lợi của ngân hàng trong nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới


6

như Ali (2015) trong nghiên cứu tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến khả năng

sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại Jordania, hay tác giả Saeed và Zahih
(2016) khi nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của các
ngân hàng thương mại tại Anh, Gizaw và cộng sự (2015) khi nghiên cứu tác động
của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại
Ethiopia, hay nghiên cứu của Ishmael (2015) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng tại Ghana.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của
cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với
vốn huy động để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình kinh doanh.
Cụ thể khả năng sinh lợi được đo lường phổ biến theo công thức sau:

2.1.2.2.

Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản – ROA

Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản cũng được sử dụng phổ biến để đại điện cho
khả năng sinh lợi trong nhiều nghiên cứu trước đây chẳng hạn như Olawale và cộng
sự (2015) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của
các ngân hàng tại Nigeria, hay nghiên cứu của Perry (2015) về mối quan hệ giữa
quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của các ngân hàng tại Zimbabwe,
Antoniadis và cộng sự (2010) trong nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến
khả năng sinh lợi của Ngân hàng Hy Lạp.
Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi trên
mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của ngân
hàng trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
Công thức tính ROA phổ biến như sau:


7


2.2. Tổng quan về rủi ro tín dụng.
2.2.1. Khái niệm.
Trong tất cả các rủi ro của ngân hàng thì rủi ro tín dụng được cho là rủi ro
quan trọng nhất, nguy cơ cao nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng
(Boudriga và cộng sự (2009)). Rủi ro tín dụng xảy ra trong giao dịch tiền vay, bên
vay không trả các khoản nợ gốc và lãi trong thời gian đã thỏa thuận (Koch và
Macdonald (2014)). Quan điểm đề cao rủi ro tín dụng cũng được Agarwal (2015)
khẳng định rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, và
tầm quan trọng của rủi ro tín dụng càng được thấy rõ trong cuộc khủng hoảng tài
chính.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng cụ thể:
Theo Fitch(1997): rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không
thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ.
Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt
động cho vay của ngân hàng.
Theo Greuning và Bratanovic (1999), rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy
cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn
đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển
tiền tệ và gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời,
Ernst và Young (2010) chỉ ra rằng tất cả các lãnh đạo trong tổ chức tín dụng đều
quan tâm rủi ro tín dụng hơn cả trong các rủi ro của ngân hàng. Có 67% cho rằng
rủi ro tín dụng là rủi ro ưu tiên hàng đầu, một số rủi ro khác được quan tâm như:
44% chọn rủi ro hoạt động, 38% rủi ro thanh khoản, 33% rủi ro thị trường.
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín
dụng như sau:
-

Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là không
thanh toán trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc
lãi phát sinh.



8

-

Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến thất thoát tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn
đến phá sản.
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của một ngân
hàng, trong các bài nghiên cứu trước đây về rủi ro tín dụng như Gizaw và cộng sự
(2015), Olawale và cộng sự (2015), Samuel và cộng sự (2012) thì các chỉ tiêu đại
diện cho rủi ro tín dụng được đề cập chủ yếu từ các chỉ tiêu sau:
2.2.2.1.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ - NPL.

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ nợ xấu (là nợ thuộc các nhóm 3,4,5 theo quy định tại
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng
rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”) trong tổng dư nợ của ngân hàng.
Để xác định tỷ lệ nợ xấu, ta dùng công thức sau:

Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Trong quá trình hoạt
động, các ngân hàng đều cố gắng dùng các biện pháp để đưa tỷ lệ nợ xấu về mức
thấp nhất có thể và đảm bảo trong mức cho phép theo quy định từng thời kỳ.

2.2.2.2.

Dự phòng rủi ro tín dụng – LLP.

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để
dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản cho vay của ngân
hàng.
Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc
tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản
trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh


9

doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi
nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:
-

Dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

-

Dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra đối với từng khoản nợ được phân theo nhóm nợ cụ thể.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hiện được quy định tại Thông tư số
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Dự phòng rủi ro tín dụng dùng để đảm bảo cho khả năng mất vốn của một

khoản vay. Trên thực tế, các ngân hàng có thể trích lập dự phòng dưới vốn điều lệ.
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích từ lợi nhuận, vì vậy trên thực tế các nhà lãnh
đạo ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng như một công cụ để điều tiết thu
nhập, trong quản trị điều hành (Gizaw và cộng sự (2015)).
2.2.2.3.

Hệ số đòn bẩy tài chính – LEV.

Hiện nay, hệ số đòn bẩy tài chính bắt đầu được quan tâm như một chỉ tiêu để
đại diện cho rủi ro về vốn bên cạnh các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng khác. Cụ
thể, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, thì hệ số đòn bẩy tài chính
được đặc biệt quan tâm, do nó phản ảnh rủi ro một cách hiệu quả. Có nhiều bài
nghiên cứu trước đây trên thế giới đã sử dụng chỉ tiêu hệ sốn đòn bẩy tài chính làm
biến đại diện cho rủi ro tín dụng như nghiên cứu của tác giả Ali (2015) khi nghiên
cứu về tác động của quản trị rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại tại Jordani giai đoạn 2005-2013, Samuel và công sự (2012) khi
nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng tại
Ghana giai đoạn 2005-2009, hay Alper và Anbar (2011) khi nghiên cứu về các nhân
tố tác động đền khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng
đã dùng hệ số tài chính và tổng nợ dưới tiêu chuẩn để đại diện cho rủi ro tín dụng.


10

Quy ước Basel III về mức đòn bẩy tài chính yêu cầu các ngân hàng có hoạt
động quốc tế phải công khai chỉ số này từ tháng 1 năm 2015, yêu cầu các Quốc gia
phải chuẩn hóa quy định về mức đòn bẩy tài chính từ tháng 1 năm 2017 và tiến tới
chính thức giới hạn mức đòn bẩy tài chính từ tháng 1 năm 2018 (Lê Thị Tuấn Nghĩa
(2015)). Do chưa có quy định rõ ràng nên có nhiều cách tính khác nhau của các nhà
nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu chỉ tiêu này.

Theo Samuel và cộng sự (2012), hệ số đòn bẩy tài chính được tính như sau:

Tuy nhiên cách đo lường phổ biến nhất của hệ số đòn bẩy tài chính được tính
dựa vào tổng dư nợ và vốn chủ sở hữu như Ali (2015) và Basel III (2015). Trong
phạm vi luận văn tác giả sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính theo cách tính của Ali
(2015) để thể hiện rủi ro từ dư nợ và nguồn vốn rõ nhất. Cụ thể, hệ số đòn bẩy tài
chính được tính như sau:

Chỉ tiêu hệ số đòn bẩy tài chính càng cào thì khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu càng lớn, tuy nhiên khả năng chống đỡ các tổn thất do nợ xấu của các ngân
hàng càng kém (Giáo trình Đại học kinh tế Quốc dân).
2.3. Các nghiên cứu trước đây về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng
sinh lợi của các ngân hàng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính tạo ra nhiều thu nhập nhất và đây cũng
là hoạt động nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của ngân hàng. Theo Ủy Ban Basel
về Giám sát ngân hàng (2001) thì rủi ro tín dụng là khả năng thất thoát một phần
hoặc toàn bộ khoản tín dụng. Rủi ro tín dụng quyết định hiệu quả của hoạt động một
ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động toàn ngành ngân hàng và có thể gây ra khủng
hoảng tài chính.


11

Nhằm có những giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, các bài nghiên cứu về tác
động rủi ro tín dụng đến hoạt động ngân hàng liên tục được thực hiện qua các thời
kỳ. Đặc biệt các nghiên cứu này chú trọng đến việc phát hiện, định lượng mức độ
tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận (thể hiện qua ROE, ROA) của Ngân hàng
thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng (LLP), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (LEV), tỷ lệ nợ
trên tổng huy động (LA/TD)…

Theo Li và Zou (2014) khi thực hiện nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng
đến khả năng sinh lợi của 47 ngân hàng thương mại – bài học cho Châu Âu giai
đoạn 2007 - 2012 , Ali (2015) kết quả cho thấy không có mối tương quan rõ ràng
giữa CAR và ROE hay ROA. Có thể nói CAR không ảnh hưởng nhiều đến khả
năng sinh lợi ROE/ROA của ngân hàng. Tuy nhiên, Li và Zou (2014) có kết quả
thêm rằng trong thời gian khủng hoảng 2007, thì CAR có tác động tiêu cực nhẹ đến
ROE và ROA. Kết quả nghiên cứu này tương đối ngược với kết quả của Aruwa và
Naburgi (2011) tại Nigeria, CAR tác động tích cực đến ROE.
Tỷ lệ nợ xấu được tính tổng nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng. Theo
Josiah-James (2011) thực hiện tại Kenya thì NPL có tác động ngược chiều mạnh mẽ
đến ROE. Theo kết quả này với một đơn vị thay đổi của NPL thì ROE thay đổi đến
72.19 đơn vị, với mức ý nghĩa 5%. Hầu hết các bài nghiên cứu trước đây đều có kết
quả tương thích với bài nghiên cứu này như Li và Zou (2014), Ali (2015). Tuy
nhiên, theo Bayyoud và Sayyad (2015) tại Palestine thì NPL không tác động đến
ROE, lý giải cho kết quả này có thể do chính sách quản lý rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ trích lập dự phòng theo Gizaw và cộng sự (2015) thì có mối tương quan
thuận với khả năng sinh lợi tuy nhiên theo Nguyễn Hồng Ngọc (2013) thì tỷ lệ trích
lập dự phòng tác động ngược chiều với khả năng sinh lợi.
Tổng hợp các bài nghiên cứu trước đây về tác động của rủi ro tín dụng và khả
năng sinh lợi như sau:


12

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây.
Tác giả

Năm Đề tài nghiên cứu Dữ liệu
8
Tác động của rủi


Gizaw

ngân

Kết quả
hàng LLP tác động cùng chiều

thương mại tại với ROE/ROA. Tỷ lệ dư

Ethiopia trong nợ trên tổng huy động
2015
ro
tín
dụng
đến
và cộng
giai đoạn 2003 tác động không có ý
khả
năng
sinh
lợi
sự
– 2004.
nghĩa thống kê đến
ROE.
Ngân

hàng tỷ lệ trích lập dự phòng


thương mại tại tác động ngược chiều

Ali

2015

Ảnh hưởng của Jordanian giai đến ROE/ROA, NPL tác
2005- động cùng chiều đến
quản trị rủi ro tín đoạn
dụng đến hiệu quả 2013

ROE/ROA,

LEV

tác

tài chính

động ngược chiều với
ROA và cùng chiều với
ROE.
5

Saeed

Zahid

2016


ngân

hàng NPL, SIZE, LEV tác

Tác động của rủi thương mại lớn động cùng chiều tới
ro tín dụng đến nhất tại Anh ROE/ROA và có ý nghĩa
khả năng sinh lợi trong giai đoạn thống kê. Tuy nhiên mô
2007 – 2015
hình ROE ít có ý nghĩa
của ngân hàng
thống kê hơn.
Mối quan hệ giữa Các ngân hàng NPL tác động ngược
quản trị rủi ro tín thương mại tại chiều với ROE.

Perry

2015 dụng và khả năng Zimbabwe giai
sinh lợi của ngân đoạn
hàng thương mại

2014

2009-


13

6

hàng NPL, LEV, SIZE, đều có


ngân

thương mại tại tác động cùng chiều đến
Rủi ro tín dụng và
Samuel
và cộng 2012
sự

khả năng sinh lợi
của ngân hàng chỉ
định

Ghana

trong ROE và có ý nghĩa

giai đoạn 2005- thống kê. LLP, Tỷ lệ
tăng trưởng thu nhập từ

2009

lãi tác động không có ý
nghĩa thống kê.

Rủi ro tín dụng và các ngân hàng NPL, LLP có tác động
hiệu

Indieal


quả

hoạt thương mại tại ngược chiều với ROA và

2013 động của các ngân Tanzania



có ý nghĩa thống kê.

hàng thương mại:

Dickson

dữ liệu bảng
Quản trị rủi ro tín 10 ngân hàng Nợ xấu tác động cùng
dụng và khả năng nông nghiệp tại chiều đến ROE.

Harrison

2012 sinh lợi tại các Ghana



trong

ngân hàng nông giai đoạn 2006-

Joseph


nghiệp.
Tác

2010

động

của 50 ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu tác động

quản trị rủi ro tín thương mại lớn ngược
Li
Zou



2014

dụng

đến

khả tại

Châu

chiều

đến

Âu ROE/ROA.


năng sinh lợi của trong giai đoạn
ngân hàng thương 2007-2012
mại
Mối quan hệ của 44 ngân hàng NPL tác động ngược

Josiah

James

quản trị rủi ro tín thương mại tại chiều đến ROE.
2011 dụng và khả năng Kenya
sinh lợi của các
ngân hàng


14

5
Rủi ro tín dụng và
Kolapo
và cộng 2012
sự

hiệu

quả

hoạt


động của các ngân
hàng.

và cộng 2015
sự

hiệu

quả

hoạt

động của các ngân
hàng.

LLP

tác

động

thương mại tại ngược chiều đến ROA,
giai tổng dư nợ/tổng huy

Nigeria
đoạn

2000- động

2010


Rủi ro tín dụng và
Olawale

hàng NPL,

ngân

6

tác

động

cùng

chiều với ROA
hàng LLP,

ngân

NPL

tác

động

thương mại tại ngược chiều đến ROA.
Nigeria
đoạn


giai
2000-

2013
9 NH TMCP LLP tác động ngược

Nguyễn
Hồng
Ngọc

Những yếu tố ảnh niêm

yết

tại chiều đến ROA

2013 hưởng đến tỷ suất Việt Nam giai
sinh lợi

đoạn

2005-

2012
34 NH TMCP NPL,
Phạm
Hữu
Hồng


LLP

tác

động

Tác động của nợ tại Việt Nam ngược chiều với ROE,
2013 xấu đến khả năng giai đoạn 2005- hệ số đòn bẩy tài chính
2012
tác động cùng chiều với
sinh lợi

Thái

ROE.

Kết luận chương 2
Quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh gây
gắt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng luôn
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động để tồn tại và phát triển ổn
định trên thị trường.
Trong các bài nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi trong
hoạt động của ngân hàng các kết quả phần lớn cho thấy rủi ro trong hoạt động tín
dụng các tác động đến khả năng sinh lợi. Nghiên cứu về thực tiễn tác động của rủi


×