Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

Nguyễn Trọng Nhân

HOÀN THIỆN
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

Nguyễn Trọng Nhân

HOÀN THIỆN
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRƢƠNG THỊ HỒNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu, phân tích và thực hiện của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc trích dẫn rõ ràng.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 01 năm 2014
Học viên

Nguyễn Trọng Nhân


MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ..............................................................................................3
1.1


Tổng quan về cơ chế quản lý vốn .....................................................................3

1.1.1

Khái niệm cơ chế quản lý vốn ....................................................................3

1.1.2

Phân loại cơ chế quản lý vốn .....................................................................3

1.2

Cơ chế quản lý vốn tập trung ............................................................................6

1.2.1

Khái niệm cơ chế quản lý vốn tập trung ....................................................6

1.2.2

Phân loại cơ chế quản lý vốn tập trung ......................................................7

1.2.3

Các nguyên tắc cơ bản của cơ chế quản lý vốn tập trung ........................16

1.2.4

Định giá chuyển vốn nội bộ FTP .............................................................16


1.2.4.1 Công thức xác định giá chuyển vốn ......................................................17
1.2.4.2 Tƣơng quan giữa FTP mua vốn và FTP bán vốn .................................18
1.2.4.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh ..........................................19
1.3

Kinh nghiệm quản lý vốn tập trung tại các NHTM trong nƣớc......................21

1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV)22
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank)23
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn .......................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN ..........................................................................................26


2.1

Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn ......................................26

2.1.1

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
..................................................................................................................26

2.1.2

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn .......................................28

2.1.3


Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ..............28

2.2

Thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Sài Gòn ..................30

2.2.1

Cơ chế quản lý vốn cũ ..............................................................................30

2.2.1.1 Nguyên tắc thực hiện ............................................................................31
2.2.1.2 Những tồn tại của cơ chế quản lý vốn cũ và sự cần thiết phải chuyển sang
cơ chế quản lý vốn tập trung .............................................................................34
2.2.2

Thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 37

2.2.2.1 Các mục tiêu của việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung ...............37
2.2.2.2 Quá trình triển khai thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB ...38
2.2.2.3 Nội dung của cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB .............................41
2.2.2.4 Định giá chuyển vốn .............................................................................43
2.2.2.4.1 Giao dịch mua vốn ........................................................................44
2.2.2.4.2 Giao dịch bán vốn .........................................................................46
2.2.2.4.3 Tính lãi điều chuyển vốn ...............................................................48
2.2.2.5 So sánh hai cơ chế quản lý vốn cũ và mới tại SCB ..............................49
2.3

Đánh giá cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB trong thời gian qua ..............53


2.3.1

Những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua............................................53

2.3.2

Những tồn tại cần hoàn thiện trong thời gian tới .....................................58

2.3.2.1 Chƣa đạt đƣợc mục tiêu cơ cấu lại bảng tổng kết tài sản......................58
2.3.2.2 Chƣơng trình báo cáo FTP chƣa đáp ứng hết yêu cầu của cơ chế FTP 59
2.3.2.3 Các chi nhánh mất động lực phát triển nguồn vốn giá rẻ .....................59
2.3.2.4 Việc áp đặt cứng nhắc giá mua/bán vốn sẽ cản trở kinh doanh lành mạnh
của Chi nhánh ....................................................................................................60
2.3.2.5 Bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý là Hội sở chính và đơn vị tiếp nhận
thông tin là Chi nhánh với khách hàng .............................................................60
2.3.2.6 Nguyên nhân của các hạn chế ...............................................................61


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................63
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ......................................................................64
3.1

Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ..................................64

3.2

Giải pháp hoàn thiện Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
........................................................................................................................65


3.2.1

Giải pháp chung .......................................................................................65

3.2.1.1Áp dụng giá mua – bán vốn FTP đúng với nội dung của cơ chế quản lý vốn
tập trung ............................................................................................................65
3.2.1.2Hoàn thiện chƣơng trình FTP, hệ thống báo cáo đáp ứng nhu cầu triển khai
cơ chế quản lý vốn FTP.....................................................................................72
3.2.2

Giải pháp tại Hội sở chính ........................................................................72

3.2.2.1Thực hiện cơ chế quản lý vốn linh động, cân đối kỳ hạn cho hệ thống .72
3.2.2.2Áp dụng các cơ chế hỗ trợ......................................................................73
3.2.2.3Cơ chế quản lý vốn cần là động lực kinh doanh của các Chi nhánh đối với
nguồn vốn không kỳ hạn ổn định ......................................................................73
3.2.3

Giải pháp cho Chi nhánh ..........................................................................74

3.2.3.1Áp dụng giá mua – bán vốn FTP linh hoạt cho từng địa bàn, đảm bảo chi
nhánh vừa hoạt động có hiệu quả song vẫn đảm bảo tính cạnh tranh ..............74
3.2.3.2Áp dụng các Trung tâm quản lý vốn theo khu vực ................................74
3.2.3.3Tiếp nhận và phản hồi đầy đủ thông tin thị trƣờng ................................75
3.3

Kiến nghị .........................................................................................................75

3.3.1


Kiến nghị đối với Hội sở chính ................................................................75

3.3.2

Kiến nghị đối với các Chi nhánh/Đơn vị trực thuộc ................................76

3.3.3

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ...................................................77

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
PHỤ LỤC 02: Các khoản mục Hội sở mua/bán vốn không kỳ hạn
PHỤ LỤC 03: Các khoản mục Hội sở mua/bán vốn có kỳ hạn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
EXIMBANK: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
FTP (Fund Transfer Pricing): Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP
LĐCV: Lãi điều chuyển vốn
LSĐCV: Lãi suất điều chuyển vốn
LSMV: Lãi suất mua vốn
LSBV: Lãi suất bán vốn
NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
NHTMCP: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần.
NIM (Net Interest Margin): Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên.

SCB: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn
TSC: Tài sản có.
TSN: Tài sản nợ.
TCTD: Tổ chức tín dụng
VietinBank: Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ví dụ bảng cân đối tài sản khi áp dụng cơ chế FTP đơn giá
Bảng 1.2: Ví dụ bảng cân đối tài sản khi áp dụng cơ chế FTP loại thứ hai
Bảng 1.3: Ví dụ bảng cân đối tài sản khi áp dụng cơ chế FTP loại thứ ba
Bảng 1.4: Ví dụ các mức lãi suất FTP
Bảng 1.5: Các khoản thu nhập và chi phí của chi nhánh
Bảng 1.6: Ví dụ xác định thu nhập và chi phí của chi nhánh
Bảng 2.1: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của SCB năm 2012
Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của SCB trong 6 tháng đầu
năm 2013
Bảng 2.3: So sánh hai cơ chế quản lý vốn cũ và mới tại SCB
Bảng 2.4: Tình hình huy động tháng 7/2013 của các NHTM địa bàn Tp.HCM
Bảng 3.1: Cơ cấu lợi nhuận của các Chi nhánh
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô tả cơ chế quản lý vốn phân tán
Hình 1.2: Mô tả cơ chế quản lý vốn tập trung
Hình 1.3: Minh họa phần thu nhập của Chi nhánh do chênh lệch lãi suất
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Trung tâm vốn tại Hội sở chính
Hình 2.2: Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh SCB theo cơ chế FTP
Hình 2.3: Tập trung rủi ro thanh khoản về Hội sở chính
Hình 2.4: Tập trung rủi ro lãi suất về Hội sở chính
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn từ thị trƣờng 1 tại SCB trƣớc và sau
triển khai FTP

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn từ thị trƣờng 1 tại SCB từ 6/20126/2013
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn tháng 7.2013 của các ngân hàng trên
địa bàn Tp.Hồ Chí Minh


1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đã có những bƣớc
phát triển vƣợt bậc và đang từng bƣớc hội nhập vào thị trƣờng tài chính toàn cầu.
Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
trong tình hình thị trƣờng hiện nay đòi hỏi các ngân hàng ngoài việc không ngừng
cải tiến, phát triển các sản phẩm dịch vụ, mà song song đó còn phải tăng cƣờng
công tác quản lý và quản trị hệ thống trong nội bộ từng ngân hàng nhằm quản lý tốt
các rủi ro và duy trì sự phát triển bền vững trong một thị trƣờng đầy biến động nhƣ
giai đoạn hiện nay.
Sau khi hợp nhất từ ba ngân hàng TMCP quy mô nhỏ và đi vào hoạt động từ
ngày 01/01/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hiện nay là một trong những
ngân hàng TMCP có quy mô lớn trên thị trƣờng tài chính Việt Nam. Thực hiện chủ
trƣơng tái cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng hiện đại, đáp ứng
yêu cầu hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế, một trong những vấn đề SCB cần
phải thực hiện chính là công tác quản trị rủi ro, quản trị tài sản Nợ - tài sản Có, mà
trọng tâm là giải quyết công tác điều hành vốn nội bộ trong ngân hàng. Nhận thức
đƣợc vấn đề này, ngày 26/06/2012, SCB đã chính thức triển khai cơ chế quản lý
vốn tập trung (Fund Transfer Pricing - FTP) trong toàn hệ thống. Cơ chế Quản lý
vốn tập trung sẽ chuyển cơ chế quản lý vốn nội bộ của SCB từ cơ chế “vay-gửi”
vốn sang cơ chế “mua-bán” vốn. Qua đó, ngân hàng áp dụng một giá điều chuyển
vốn nội bộ thống nhất cho tất cả các Chi nhánh trong cùng hệ thống, làm cơ sở xác

định thu nhập và chi phí chính xác cho từng Chi nhánh và quan trọng là tập trung
quản lý đƣợc các rủi ro trong công tác quản lý vốn nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản. Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý vốn cũ sang cơ chế quản lý
vốn tập trung, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại bất
cập, vì thế tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập
trung tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn”.


2

 Mục tiêu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung của
các NHTM làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu quá trình triển khai và ứng dụng cơ chế
quản lý vốn tập trung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Từ đó, nghiên cứu rút ra
những thành tựu và tồn tại qua thực tiễn ứng dụng; đồng thời đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế này tại SCB.
 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là lý thuyết về cơ chế quản lý vốn tập trung và thực
trạng cơ chế quản lý vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất. Bài nghiên
cứu lấy mốc thời gian năm 2012 khi chuyển đổi từ cơ chế quản lý vốn cũ sang cơ
chế quản lý vốn tập trung để phân tích, so sánh ƣu khuyết điểm giữa hai cơ chế
quản lý vốn tại SCB.
 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp thống kê mô tả: Xác định các tiêu chí liên quan đến quản lý
vốn khi áp dụng cơ chế quản lý tập trung và phƣơng pháp tính toán thu nhập, chi
phí… liên quan.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh: Trình bày đặc điểm của từng cơ
chế quản lý vốn, so sánh hiệu quả vận dụng giữa hai cơ chế cũ và mới.
Số liệu trong luận văn đƣợc thu thập và xử lý từ hai nguồn: dữ liệu nội bộ
trong hệ thống SCB và dữ liệu thu thập đƣợc từ các báo cáo tài chính của các

NHTM.
 Kết cấu của bài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài nghiên cứu gồm có 3 chƣơng:
 Chƣơng 1: Tổng quan về cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng
thƣơng mại;
 Chƣơng 2: Thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn;
 Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn.


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về cơ chế quản lý vốn
1.1.1 Khái niệm cơ chế quản lý vốn
Trong hoạt động quản trị kinh doanh ngân hàng, cơ chế quản lý vốn chiếm
một vai trò rất quan trọng. Cơ chế quản lý vốn giúp ngân hàng phát huy vai trò quản
trị nguồn vốn huy động và sử dụng vốn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất,
hạn chế đƣợc rủi ro phát sinh trong kinh doanh. Quản trị nguồn vốn chính là quản
trị tài sản Nợ và quản trị sử dụng vốn thực chất là quản trị tài sản Có. Cơ chế quản
lý vốn là công cụ quản lý về tài sản Nợ - tài sản Có của NHTM.
Tài sản Nợ là kết quả của việc huy động vốn của ngân hàng từ các tổ chức
kinh tế và mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Quản trị tài sản Nợ là quản trị nguồn
vốn phải trả của ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng luôn có đủ nguồn vốn để
duy trì và phát triển một cách hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời
đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp nhất.
Tài sản Có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, là những tài sản
đƣợc hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Quản

trị tài sản Có là việc quản lý các danh mục sử dụng vốn của ngân hàng nhằm tạo
một cơ cấu tài sản Có thích hợp bao gồm: ngân quỹ, tín dụng, đầu tƣ và các tài sản
khác đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh an toàn và có lãi.
Cơ chế quản lý vốn tại NHTM là cơ chế quản lý tài sản Nợ và tài sản Có tại
các đơn vị trực thuộc và Hội sở chính ngân hàng nhằm độc lập, tự chủ động cân đối
nguồn vốn - sử dụng vốn của đơn vị trực thuộc và Hội sở chính, tuân thủ quy định
của ngành và hệ thống NHTM về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt
buộc tại Ngân hàng Nhà nƣớc.
1.1.2 Phân loại cơ chế quản lý vốn
Dựa trên cách thức quản lý tài sản Nợ - tài sản Có, cách thức điều chuyển
vốn nội bộ giữa Hội sở chính và chi nhánh ngân hàng, cơ chế quản lý vốn của
NHTM đƣợc chia làm hai loại:


4

 Cơ chế quản lý vốn phân tán;
 Cơ chế quản lý vốn tập trung.
Trong phần này sẽ giới thiệu tổng quan về cơ chế quản lý vốn phân tán để
làm cơ sở cho việc phân tích cơ chế quản lý vốn tập trung ở phần sau.
Cơ chế quản lý vốn phân tán là cơ chế quản lý vốn từ các đơn vị quản lý vốn
đặt tại Hội sở và Chi nhánh của một ngân hàng. Các Chi nhánh hoạt động nhƣ một
ngân hàng con, độc lập, tự chủ động cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn của Chi
nhánh, mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản đều do Chi nhánh chịu trách nhiệm.
Các Chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và của hệ
thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà
nƣớc.
Cơ chế quản lý vốn phân tán hoạt động theo cơ chế “vay - gửi” với lãi suất
áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ cho từng loại tiền. Các Chi nhánh chỉ
chuyển hoặc nhận vốn đối với phần chênh lệch giữa các khoản vốn huy động và

nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tƣ. Hội sở chính nhận hoặc chuyển vốn đối
với phần vốn dƣ thừa hay thiếu hụt của Chi nhánh.
Thị trƣờng

Mua vốn

Bán vốn

Cho

vay

Huy
Huy
động

Chi nhánh 1: Thiếu vốn

Trung tâm vốn

Cho
vay

động

Chi nhánh 2: Thừa vốn

Hình 1.1: Mô tả cơ chế quản lý vốn phân tán
(Nguồn: Dương Xuân Thảo, 2011)



5

Ưu điểm của cơ chế quản lý vốn phân tán:
 Đối với các Chi nhánh quản trị tài sản tốt, việc áp dụng cơ chế quản lý vốn
phân tán mang lại hiệu quả quản trị cao, đáp ứng nhanh nhạy với diễn biến thị
trƣờng, chính sách linh hoạt đáp ứng nhu cầu đối với từng khoản huy động vốn - sử
dụng vốn, triệt tiêu tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý là Hội sở
chính ngân hàng và đơn vị tiếp nhận thông tin là Chi nhánh;
 Chi nhánh có thể đáp ứng nhanh đƣợc nhu cầu khách hàng trên cơ sở có tính
đến lợi ích tổng hòa của khách hàng mang lại tại các mảng hoạt động khác của ngân
hàng, không tách rời hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn;
 Chênh lệch giữa lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và lãi suất Chi nhánh huy
động của khách hàng tại các kỳ hạn ngắn khá lớn mang đến lợi thế cho Chi nhánh
có nhiều vốn ngắn hạn, rẻ;
 Khuyến khích Chi nhánh tự chủ động trong chính sách huy động vốn - cho
vay, có chính sách kịp thời linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn - sử
dụng vốn.
Những hạn chế của cơ chế quản lý vốn phân tán:
 Theo cơ chế vay - gửi này, mỗi Chi nhánh hoạt động nhƣ một ngân hàng độc
lập, chủ động quyết định huy động vốn, sử dụng vốn (tự cân đối nguồn vốn và sử
dụng vốn). Do đó mức độ tập trung vốn thấp, phân tán, chức năng quản lý vốn
(quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) không tập trung, bị dàn trải tại tất cả các
đơn vị, gây khó khăn trong kiểm soát rủi ro toàn hệ thống;
 Điều hành cân đối vốn toàn hệ thống tại Hội sở chính bị động; quản trị
nguồn vốn trong toàn hệ thống chƣa hiệu quả;
 Đánh giá mức độ đóng góp của Chi nhánh vào kết quả chung của toàn hệ
thống chƣa chính xác, các chính sách chƣa thể hiện đƣợc tính nhất quán và bình
đẳng chung trong hệ thống. Chƣa đánh giá đƣợc mức độ đóng góp của các đơn vị
vào kết quả chung của toàn hệ thống. Với cơ chế “vay - gửi” nhƣ trên, khi mà các

chính sách chƣa thể hiện đƣợc tính nhất quán và bình đẳng chung trong hệ thống,
hiệu quả của Chi nhánh bị ảnh hƣởng rất lớn. Lợi nhuận của Chi nhánh không chỉ


6

đến từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động chuyển vốn nội bộ, hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh chƣa đƣợc đánh giá
một cách khách quan, chính xác do vậy chƣa thực sự khuyến khích Chi nhánh trong
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh;
 Quy mô hoạt động của các Chi nhánh ngày càng phát triển, đồng nghĩa với
khối lƣợng phát sinh giao dịch vốn nội bộ ngày càng tăng, đòi hỏi số lƣợng thao tác
cho nghiệp vụ chuyển vốn nội bộ ngày càng nhiều, mất nhiều thời gian và chi phí
xử lý nghiệp vụ mà không tạo ra giá trị gia tăng.
Với những hạn chế của cơ chế quản lý vốn phân tán nêu trên, các ngân hàng
cần phải chuyển sang ứng dụng cơ chế quản lý vốn mới nhằm khắc phục những hạn
chế và phát huy các thế mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Chi nhánh trên
toàn hệ thống. Cơ chế quản lý vốn tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay đang dần
chuyển sang cơ chế quản lý vốn tập trung.
1.2 Cơ chế quản lý vốn tập trung
1.2.1

Khái niệm cơ chế quản lý vốn tập trung

Cơ chế quản lý vốn tập trung còn gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing),
là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Theo
đó, các Chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội
sở chính (thông qua Trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của
Chi nhánh và bán vốn để Chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi
phí của từng Chi nhánh đƣợc xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội

sở chính. Rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đƣợc tập trung về Hội sở chính.
Mục đích thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung:
 Quản lý tập trung nguồn vốn của toàn hệ thống đáp ứng cho các mục tiêu sử
dụng vốn phù hợp với định hƣớng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an
toàn theo quy định, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động
ngân hàng;
 Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đạt đƣợc các chỉ tiêu kế hoạch
tài chính của ngân hàng;


7

 Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá
đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chung của toàn hệ thống.
Thị trƣờng
LNH

Bán toàn bộ
vốn cho CN1

Mua toàn bộ
vốn của CN2

Cho

Huy
Huy
động

vay


Trung tâm vốn
Mua
toàn bộ
vốn của
CN1

Bán toàn
bộ vốn
cho CN2

Chi nhánh 1: Thiếu vốn

Cho
vay

động

Chi nhánh 2: Thừa vốn

Hình 1.2: Mô tả cơ chế quản lý vốn tập trung
(Nguồn: Dương Xuân Thảo, 2011)
1.2.2 Phân loại cơ chế quản lý vốn tập trung
Trên thực tế, cơ chế FTP đƣợc các ngân hàng áp dụng có nhiều mức độ và
phƣơng thức áp dụng khác nhau. Dựa theo phƣơng pháp tính giá FTP cơ chế FTP
có 3 loại sau, với mỗi loại đều có ƣu – nhƣợc điểm riêng và các ngân hàng áp dụng
phù hợp cho từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và cấu trúc bảng cân
đối tài sản của các ngân hàng (Pushkina, 2013).
Loại thứ nhất (FTP đơn giá): theo loại này, phƣơng pháp tính giá FTP
đƣợc xây dựng dựa trên khái niệm “nguồn vốn chung”, đơn vị cung cấp vốn (huy

động) và đơn vị sử dụng vốn (cho vay) đƣợc hƣởng hay phải trả một mức lãi suất
nhƣ nhau.


8

Ƣu điểm: Phƣơng pháp này đơn giản, dễ hiểu và dễ triển khai, không đòi hỏi
các ngân hàng phải đầu tƣ nhiều chi phí cho hệ thống cơ sở dữ liệu.
Nhƣợc điểm:
 Không phản ảnh đúng lợi nhuận của các Chi nhánh so với rủi ro về thanh
khoản và lãi suất của các khoản huy động và cho vay;
 Không tách bạch đƣợc rùi ro tín dụng và rủi ro lãi suất;
 Khi khuyến khích cho các Chi nhánh cung cấp vốn đồng nghĩa với việc
không khuyến khích Chi nhánh sử dụng vốn;
 Chỉ áp dụng trong các ngân hàng nhỏ có ít Chi nhánh và có nguồn vốn ổn
định.
Ví dụ:
Bảng cân đối của một ngân hàng gồm có các số liệu sau: (đơn vị tính: triệu
đồng)
-

Tiền gửi không kỳ hạn: 20.000 với lãi suất 4%/năm

-

Tiền gửi tiết kiệm: 10.000 với lãi suất 5%/năm

-

Nguồn vốn khác: 10.000 với lãi suất 6%/năm


-

Cho vay các cá nhân, tổ chức kinh tế: 23.000 với lãi suất 11%/năm

-

Cho vay tổ chức tín dụng: 17.000 với lãi suất 13%/năm

Bảng 1.1: Ví dụ bảng cân đối tài sản khi áp dụng cơ chế FTP đơn giá
Tài sản
CR
(%)
11

Nguồn vốn

AR
(%)

TR
Tài sản
Số tiền
(%
)
11,85 8,09
Cho vay cá nhân/tổ chức 23 000

13


Cho vay TCTD

11,85

Tổng cộng

17 000

40 000

Nguồn vốn

Số tiền

TG KKH
TG tiết kiệm
Nguồn vốn khác

20 000

Tổng cộng

40 000

TR
(%)

AR
(%)


CR
(%)

8,09 4,33

4

10 000

5

10 000

6

4,33

(Nguồn: Pushkina, N., 2013)
Các mức lãi suất đƣợc tính nhƣ sau:
-

Lãi suất trung bình của các khoản huy động: (AR – Average Rate)


9

(20.000 * 4% + 10.000 * 5%) / 30.000 = 4,33%
-

Lãi suất trung bình của các khoản cho vay:

(23.000 * 11% + 17.000 * 13%)/40.000 = 11,85%

-

Giá (lãi) điều chuyển vốn: (TP – Transfer Price)
(11,85% - 4,33%)/2 = 3,76%

-

Lãi suất mua vốn của Hội sở: (Transfer Rate)
3,76% + 4,33% = 8,09%

-

Lãi suất Hội sở bán vốn:
11,85% - 3,76% = 8,09%

Tính giá trị thu nhập ròng từ lãi (NII - Net Interest Income) của đơn vị kinh
doanh đƣợc xác định bằng thu nhập từ lãi trừ chi phí trả lãi:
NII = (23.000 * 11% + 17.000 * 13%) - (20.000 * 4% + 10.000 * 5% +
10.000 * 6%) = 2.840
Trong đó:
-

NII từ huy động = (8,09% - 4,33%) * 30.000 =1.128

-

NII từ cho vay = (11,85% -8,09%) * 40.000 = 1.504


-

NII từ nguồn vốn khác = (8,09% - 6%) * 10.000 = 208

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:

= 2.840/40.000 = 7,1%
Ví dụ trên là phƣơng pháp FTP đơn giản nhất, nó cho thấy nhƣợc điểm lớn
đó là chỉ sử dụng một mức lãi suất cho cả các khoản huy động và cho vay. Điều này
làm cho cơ chế FTP không phản ảnh đúng lợi nhuận của các Chi nhánh so với rủi ro
về thanh khoản và lãi suất của các khoản huy động và cho vay.
Loại thứ hai: Theo loại này, phƣơng pháp tính giá FTP đƣợc xây dựng dựa
trên khái niệm tách bạch nguồn vốn giữa đơn vị cung cấp và đơn vị sử dụng vốn,
chia số dƣ theo một số kỳ hạn nhất định (ví dụ: 1 tháng, 2 tháng…). Cách này sẽ
gom tất cả các khoản huy động vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm và áp lãi suất


10

(hay giá chuyển vốn) theo kỳ hạn cho tổng số dƣ của kỳ hạn đó, không tính đến các
tính chất khác của giao dịch nhƣ sản phẩm, khách hàng... Do vậy, cách thứ hai tuy
đã khớp kỳ hạn nhƣng cũng vẫn chƣa phân biệt đƣợc các sản phẩm có tính chất
khác nhau ngoài kỳ hạn nhƣ đối tƣợng khách hàng, phƣơng thức xác định lãi suất
(thả nổi, cố định)…
Ƣu điểm:
 Phƣơng pháp thứ hai có tính tham khảo thực tế thị trƣờng tốt hơn phƣơng
pháp thứ nhất;
 Lãi suất (giá chuyển vốn) linh hoạt hơn;
 Không đòi hỏi khả năng tính toán phức tạp;
 Triển khai cho các ngân hàng có quy mô lớn, nhiều Chi nhánh và có danh

mục nguồn vốn và sử dụng vốn đa dạng. Cho phép thực hiện mục tiêu
đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận.
Nhƣợc điểm:
 Phức tạp hơn phƣơng pháp thứ nhất;
 Có khả năng gây ra sự sai biệt về tính cân đối trong điều hòa vốn;
 Phải huy động nhiều nguồn lực hơn để triển khai phƣơng pháp này.
Ví dụ:
Bảng cân đối của một ngân hàng gồm có các số liệu sau: (đơn vị tính: triệu
đồng)
-

Tiền gửi không kỳ hạn: 20.000 với lãi suất 4%/năm

-

Tiền gửi tiết kiệm: 10.000 với lãi suất 5%/năm

-

Nguồn vốn khác: 10.000 với lãi suất 6%/năm

-

Cho vay các cá nhân, tổ chức kinh tế: 23.000 với lãi suất 11%/năm

-

Cho vay tổ chức tín dụng: 17.000 với lãi suất 13%/năm



11

Bảng 1.2: Ví dụ bảng cân đối tài sản khi áp dụng cơ chế FTP loại thứ hai
Tài sản
CR
(%)

TR
(%)

11

7.5

13

9

Nguồn vốn
Kỳ hạn

Tài sản

Số tiền Nguồn vốn

Cho vay cá nhân/tổ chức 1 năm

23 000

2 năm


17 000

Cho vay TCTD

Tổng cộng

Kỳ hạn

40000

TG KKH
TG tiết kiệm
Nguồn vốn khác

Số tiền

TR
(%)

CR
(%)

#

20 000

7.5

4


2 năm

10 000

9

5

#

10 000

6

40000

Tổng cộng

(Nguồn: Pushkina, N., 2013)
Các mức lãi suất đƣợc tính nhƣ sau theo 2 nhóm kỳ hạn khác nhau:
Nhóm 1: (Gồm các khoản cho vay cá nhân/tổ chức và tiền gửi không kỳ
hạn với kỳ hạn định giá là 1 năm)
-

Giá (lãi) điều chuyển vốn: (TP – Transfer Price)
(11% - 4%)/2 = 3,5%

-


Lãi suất mua vốn của Hội sở: (Transfer Rate)
3,5% + 4% = 7,5%

-

Lãi suất Hội sở bán vốn:
11% - 3,5% = 7,5%
Nhóm 2: (Gồm các khoản cho vay TCTD và TG tiết kiệm kỳ hạn 2 năm)

-

Giá (lãi) điều chuyển vốn: (TP – Transfer Price)
(13% - 5%)/2 = 4%

-

Lãi suất mua vốn của Hội sở: (Transfer Rate)
4% + 5% = 9%

-

Lãi suất Hội sở bán vốn:
13% - 4% = 9%

Tính giá trị thu nhập ròng từ lãi (NII - Net Interest Income) của đơn vị kinh
doanh đƣợc xác định bằng thu nhập từ lãi trừ chi phí trả lãi:
NII = (23.000 * 11% + 17.000 * 13%) - (20.000 * 4% + 10.000 * 5% +
10.000 * 6%) = 2.840
Trong đó:



12

-

NII từ huy động = (7,5% - 4%) * 20.000 + (9% - 5%) * 10.000 =1.100

-

NII từ cho vay = (11% - 7,5%) * 23.000 + (13% - 9%) * 17.000 = 1.485

-

NII từ nguồn vốn khác = (7,5% - 6%) * 3.000 + (9% - 6%)* 7.000 = 255
(trong số 10.000 của nguồn vốn khác đƣợc phân bổ ở 2 mức giá điều
chuyển với tỷ lệ khác nhau)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:

= 2.840/40.000 = 7,1%
Qua ví dụ trên, ta thấy cơ chế FTP theo phƣơng pháp thứ hai không có sự
khác biệt về giá trị thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên so với phƣơng
pháp thứ nhất. Tuy nhiên, phƣơng pháp thứ hai có tính trên các kỳ hạn và mức lãi
suất khác nhau nên nó có sự khác biệt về việc đánh giá lợi nhuận của các khoản huy
động và cho vay của Chi nhánh.
Loại thứ ba (mua bán vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch): Với yêu cầu
kinh doanh ngày càng phải phát triển nhiều sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa
dạng, công tác điều chuyển vốn nội bộ cũng đƣợc phát triển lên một bƣớc hiện đại
hơn là mua bán khớp theo tính chất giao dịch. Ví dụ tiền gửi của dân cƣ sẽ có giá
mua vốn khác với tiền gửi của định chế tài chính do thanh khoản của hai sản phẩm

huy động vốn này khác nhau.
Với việc mua bán vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch, mỗi sản phẩm huy
động và cho vay đều đƣợc phân bổ một mức lợi nhuận biên ổn định. Trung tâm vốn
sẽ điều tiết giữa hai bên mua - bán vốn và chịu trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất,
rủi ro thanh khoản.
Ƣu điểm:
 Chi nhánh huy động và cho vay với doanh số càng nhiều thì càng có lợi;
 Chi nhánh chỉ tập trung tính toán kỳ hạn vay gửi với khách hàng mà
không mất thêm công đoạn tính toán kỳ hạn vay gửi vốn với Hội sở;


13

 Chi nhánh chỉ cần tập trung vào công tác chào bán sản phẩm đến khách
hàng;
 Phƣơng pháp quản lý vốn thống nhất nhƣng không can thiệp vào công
việc cụ thể của từng Chi nhánh: Điều này thể hiện qua việc Hội sở chính
định một giá điều chuyển vốn thống nhất và thực hiện “mua- bán” vốn với
các Chi nhánh mà không can thiệp cụ thể vào hoạt động của từng Chi
nhánh;
 Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại và loại bỏ đƣợc các công đoạn giao dịch
thủ công;
 Cho phép dịch chuyển rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản về Hội sở: Đây
là hai loại rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trƣớc khi
ứng dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh tự chịu trách nhiệm
việc quản lý rủi ro trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lƣợc
hoạt động kinh doanh, không hiệu quả và không kiểm soát đƣợc thƣờng
xuyên hoạt động của các Chi nhánh. Với Cơ chế quản lý vốn tập trung,
Chi nhánh chỉ tập trung vào công việc kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên
chuyển về Hội sở chính quản lý;

 Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản: Trong Cơ chế quản lý vốn tập
trung, mọi giao dịch của Chi nhánh đều tập trung về Hội sở chính thông
qua trung tâm vốn. Khi huy động đƣợc nguồn tiền gửi, Chi nhánh thực
hiện bán toàn bộ cho trung tâm vốn. Khi có nhu cầu sử dụng vốn để cho
vay đầu tƣ,…Chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ trung tâm vốn. Trung
tâm vốn sẽ thực hiện động tác luân chuyển vốn giữa các Chi nhánh. Vì
thế, các Chi nhánh không cần quan tâm đến vấn đề thanh khoản vì tình
trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại Chi nhánh sẽ không tồn tại nữa;
 Tạo điều kiện cho việc phân tích sâu thu nhập từ lãi đối với từng sản phẩm
dịch vụ, từng Chi nhánh, loại giao dịch…;
 Thuận tiện cho việc quản lý rủi ro thị trƣờng thông qua việc quản lý tài
sản Nợ - tài sản Có.


14

Nhƣợc điểm:
 Phức tạp trong việc định giá chuyển vốn;
 Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các Chi nhánh: Cơ chế quản lý vốn tập
trung là tiền đề công nghệ để hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng trên
tất cả giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro đƣợc tập
trung về Hội sở chính thông qua các Trung tâm vốn. Trong tƣơng lai, các
Chi nhánh chỉ đóng vai trò là nơi giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, tiếp
nhận nhu cầu khách hàng và đƣa về Trung tâm xử lý. Vì vậy, các thao tác
nghiệp vụ tại Chi nhánh sẽ bị hạn chế dần, làm hạn chế trình độ nghiệp vụ
của các nhân viên ngân hàng, hạn chế kinh nghiệm chuyên môn…
 Đòi hỏi hệ thống quản lý phức tạp và tốn kém chi phí rất lớn khi triển
khai.
Ví dụ:
Bảng cân đối của một ngân hàng gồm có các số liệu sau: (đơn vị tính: triệu

đồng)
-

Tiền gửi không kỳ hạn: 20.000 với lãi suất 4%/năm

-

Tiền gửi tiết kiệm: 10.000 với lãi suất 5%/năm

-

Nguồn vốn khác: 10.000 với lãi suất 6%/năm

-

Cho vay các cá nhân, tổ chức kinh tế: 23.000 với lãi suất 11%/năm

-

Cho vay tổ chức tín dụng: 17.000 với lãi suất 13%/năm

Bảng 1.3:Ví dụ bảng cân đối tài sản khi áp dụng cơ chế FTP loại thứ ba
Tài sản

Nguồn vốn
Kỳ hạn

CR
(%)


TR
(%)

11

7

Cho vay cá nhân/tổ chức 1 năm

23 000

13

8

2 năm

17 000

Tài sản

Cho vay TCTD

Tổng cộng

Kỳ hạn

Số tiền Nguồn vốn

40000


TG KKH
TG tiết kiệm
Nguồn vốn khác

Tổng cộng

Số tiền

TR
(%)

CR
(%)

#

20 000

5

4

2 năm

10 000

8

5


#

10 000

6

40000

(Nguồn: Pushkina, N., 2013)


15

Lãi suất FTP (Funds Transfer Pricing Rates) đƣợc cho nhƣ sau:
Bảng 1.4: Ví dụ các mức lãi suất FTP
Kỳ hạn

1 năm

2 năm

3 năm

4 năm

5 năm

Lãi suất bán vốn


7%

8%

10,8%

11%

11,8%

Lãi suất mua vốn

5%

8%

9%

9,8%

10,5%

(Nguồn: số liệu của tác giả)
Tính giá trị thu nhập ròng từ lãi (NII - Net Interest Income) của đơn vị kinh
doanh đƣợc xác định bằng thu nhập từ lãi trừ chi phí trả lãi:
NII = (23.000 * 11% + 17.000 * 13%) - (20.000 * 4% + 10.000 * 5% +
10.000 * 6%) = 2.840
Trong đó:
-


NII từ huy động = (5% - 4%) * 20.000 + (8% - 5%) * 10.000 = 500

-

NII từ cho vay = (11% - 7%) * 23.000 + (13% - 8%) * 17.000 = 1.770

-

NII từ nghiệp vụ kinh doanh vốn = (7% - 5%) * 20.000 + (8% - 8%)*
10.000 + (7% - 6%)*3.000 + (8% - 6%)* 7.000 = 570 (trong số 10.000
của nguồn vốn khác đƣợc phân bổ ở 2 mức giá điều chuyển với tỷ lệ khác
nhau)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên:

= 2.840/40.000 = 7,1%
Cơ chế FTP với phƣơng pháp thứ ba có thể tính đƣợc lợi nhuận đóng góp của
tất cả các giao dịch trong ngân hàng, đánh giá từng bộ phận của ngân hàng dựa theo
ảnh hƣởng kinh tế của từng bộ phận đó lên tổng thu nhập của ngân hàng. Cơ chế
FTP hỗ trợ cho nhà quản lý có thể đƣa ra các quyết định quản trị điều hành ngân
hàng một cách hiệu quả.


16

Với nhiều ƣu điểm vƣợt trội, cơ chế FTP theo phƣơng pháp thứ ba là cơ chế
quản lý vốn các ngân hàng đang hƣớng tới. Các phần sau của luận văn này, cơ chế
quản lý vốn tập trung đƣợc trình bày chính là cơ chế FTP theo phƣơng pháp thứ ba.
1.2.3


Các nguyên tắc cơ bản của cơ chế quản lý vốn tập trung

- Vốn huy động: Chi nhánh bán toàn bộ về Hội sở với cùng số lƣợng và kỳ
hạn huy động.
- Khoản cho vay: Chi nhánh mua tất cả các khoản cho vay từ Hội sở với
cùng số lƣợng và kỳ hạn cho vay.
- Giá điều chuyển vốn nội bộ:
 Đƣợc xây dựng chi tiết cho từng sản phẩm huy động và cho vay, ứng
với các kỳ hạn khác nhau. Các hạng mục trên bảng cân đối kế toán của
Chi nhánh ngoài huy động và cho vay cũng sẽ đƣợc giao giá chuyển
vốn nội bộ.
 Các Chi nhánh khi huy động, cho vay sẽ đƣợc hƣởng một mức margin
(chênh lệch/biên độ lãi suất) nhằm đảm bảo Chi nhánh huy động và cho
vay đều có đƣợc lợi nhuận.
 Mức margin này sẽ do Ban Tổng Giám Đốc quyết định khi ban hành
các sản phẩm huy động, và cho vay.
- Đối với các món vay/gửi tất toán trƣớc hạn của khách hàng: áp dụng
tƣơng tự nhƣ khi Chi nhánh áp dụng với khách hàng trong trƣờng hợp này, lãi suất
sẽ đƣợc giữ nguyên nhƣ hợp đồng gốc (hoặc có điều chỉnh).
- Đối với các món cho vay trễ hạn, quá hạn: các Chi nhánh sẽ mua vốn lại
từ Hội sở nhƣ một món vay mới và giá Hội sở bán vốn sẽ theo giá chuyển vốn áp
dụng cho thời điểm trễ hạn.
- Các hạng mục còn lại của bảng cân đối kế toán (ngoài huy động và cho
vay): tùy vào tính ổn định sẽ có các mức giá chuyển vốn riêng; và kỳ hạn thay đổi
giá chuyển vốn ứng với các hạng mục này cũng sẽ khác nhau giữa các hạng mục.
1.2.4 Định giá chuyển vốn nội bộ FTP
Định giá chuyển vốn nội bộ là nội dung cơ bản, cốt lõi của cơ chế quản lý
vốn tập trung; là điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý đƣợc các nội dung khác
của cơ chế quản lý vốn tập trung. Với việc định giá chuyển vốn nội bộ, Hội sở



17

chính của ngân hàng sẽ “mua” toàn bộ các khoản vốn huy động từ các Chi nhánh và
“bán” toàn bộ vốn cho các nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tƣ của Chi nhánh.
Các Chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện “mua – bán” vốn với Hội
sở. Các Chi nhánh phải trả lãi đối với hoạt động mua vốn và đƣợc nhận lãi khi bán
vốn cho Hội sở (gọi chung là giá chuyển vốn nội bộ - FTP).
Giá chuyển vốn nội bộ sẽ do Hội sở quy định từng thời kỳ. Định kỳ, Hội sở
xác định và thông báo giá FTP “mua-bán” vốn tới các đơn vị kinh doanh. Các đơn
vị kinh doanh căn cứ vào giá FTP cùng với các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao quyết
định thực hiện các hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình. FTP là căn cứ để đánh giá
hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh và cũng là công cụ để Hội sở điều hành
vốn trong toàn hàng nhằm hỗ trợ công tác quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro lãi
suất.
Tham khảo mô hình cơ chế quản lý vốn tập trung mà Ngân hàng Đầu Tƣ Và
Phát Triển Việt Nam (BIDV) đã triển khai từ năm 2007 đến nay, việc định giá
chuyển vốn FTP đƣợc thực hiện nhƣ sau:
1.2.4.1 Công thức xác định giá chuyển vốn

FTPmua vốn = I1 + M1
FTPbán vốn = I2 + M2
Trong đó:
 FTP mua vốn: là lãi suất của Trung tâm vốn tính cho các khoản vốn huy
động trong tài sản Nợ của đơn vị kinh doanh.
 FTP bán vốn: là lãi suất của Trung tâm vốn tính cho các khoản sử
dụng vốn để cho vay, đầu tƣ trong tài sản Có của đơn vị kinh doanh.
 I1: là lãi suất huy động thị trƣờng tƣơng ứng với từng đối tƣợng khách
hàng và từng kỳ hạn cụ thể
 M1: là tỉ lệ thu nhập lãi bán vốn cận biên của đơn vị kinh doanh tƣơng

ứng với từng kỳ hạn cụ thể. Tỷ lệ M1 do Tổng giám đốc quyết định trong từng
thời kỳ, phù hợp với chủ trƣơng bình ổn hoặc khuyến khích/ hạn chế quy mô,


×