Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.55 KB, 31 trang )

Mục Lục
1Đặt vấn đề ................................................................................................2
2 Nội Dung..................................................................................................3
2.1 Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở......................................3
2.1.1 Khái niệm...........................................................................................3
2.1.2 Tiêu chí..............................................................................................5
2.1.3 Ảnh hưởng của xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đến
người dân.........................................................................................13
2.2.Liên hệ thực tiễn về việc tổ chức đời sống văn hóa tại
tỉnh Ninh Bình......................................................................................17
2.2.1Giới thiệu chung về Ninh Bình..........................................................17
2.2.2 Phân tich điểm mạnh điểm yếu trong xây dưng đời sống văn hóa cơ sở
tỉnh Ninh Bình...........................................................................................20
2.2.3 Giải pháp...........................................................................................26
3. Kết luận..................................................................................................29
4Tài liệu tham khảo ..................................................................................30

1


1Đặt vấn đề .
Xây dựng đời sống văn hóa là nghiệp vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống
chính trị, được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong nhiều giai đoạn
và sự tập trung thực hiện ngày càng rõ nét qua các phong rào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, gắn kết chặt chẽ phong trào với thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ đó làm cho văn
hóa gắn kết chặt chẽ và thắm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền
tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở được coi là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm


để cho dân hưởng thụ, tiếp thu các thành tựu văn hóa, văn minh của của nhân
loại, tiếp thu các công nghệ mới trong quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Trong đời sống xã hội của con người ngoài việc thu về vật
chất để thỏa mãn cuộc sống của mình thì bên cạnh đó nhu cầu để thụ hưởng và
sinh hoạt văn hóa để thư giản trong lúc nhàn rỗi sau những giờ lao động mệt
nhọc. Đó là nhu cầu thiết thực trong đời sống nhân dân hiện nay. Và khi đất
nước thực hiện cơ chế đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa , với việc giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế
giới, đã tạo diều kiện cho đất nước phát triển, nhưng cũng có nhiều thách thức
nguy cơ tiềm ẩn trong việc hưởng thụ nghệ thuật văn hóa của nhân dân. Mục
đích là vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Muốn đạt tới những nhận thức đó
phải thông qua con đường văn hóa, trước hết là văn hóa giáo dục. Đảng và nhà
nước không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất là xóa đói giảm nghèo mà còn
quan tâm đến đời sống tinh thần cho nên xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là
đảm bảo cho nhân dân thỏa mãn cả đời sống vật chất và đời sống tinh
thần.Chính vì vậy em chọn đề tài : “Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
tỉnh Ninh Bình ’’
2


2 Nội Dung.
2.1 Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
2.1.1 Khái niệm.
Đơn vị cơ sở là hình thái tổ chức cơ bản của xã hội. Đó là những cộng đồng
dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt chất diễn ra trong đời sống hằng
ngày. Theo tinh thần văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức V thì đơn vị
cơ sở là: Làng, xã, phường ấp, nhà máy, công trường, nông trường, đơn vị lực
lượng vũ trang, công an nhân dân, cơ quan trường học, bệnh viện, cửa hàng
và cộng đồng xã hội tương đương. Như vậy khái quát là mỗi cộng đồng dân
cư địa bàn sinh hoạt cố định và tổ chức hành chính ổn định được coi là một

đơn vị văn hóa cơ sở,xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng văn hóa
ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Bởi vì chính cơ sở là nơi diễn
ra mọi hoạt động kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội là nơi thể hiện sự lãnh
đạo của Đảng, nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân. Đây cũng là nơi để
quần chúng nhân dân xây dựng đời sống văn hóa và hưởng thụ các giái trị
văn hóa, sáng tạo ra những văn hóa mới .
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của của nó mà loài người sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Con
người là sản phẩm của văn hóa đồng thời cũng là chủ thể của văn hóa, chỉ có
con người mới có văn hóa. Văn hóa là một kiểu ứng xử giữa con người với
con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên. Chính con người mới
có văn hóa mới nâng cao chất lượng sống của con người và tự mình bảo vệ
3


quyền lợi của mình.
Khái niệm về đời sống văn hóa : Đời sống văn hóa là tổng hợp từ các yếu tố
căn bản qua sự tích lũy kinh nghiệm và kiến thức trong lao động sản xuất,
sáng tạo và đấu tranh để phát triển ,tạo nên một sắc thái riêng. Làm nền tảng
và định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, cái đẹp trong mối quan hệ giữa
người với người, giữa người với môi trường xã hội tự nhiên. Đời sống văn
hóa là một bộ phận của đời sống xã hội. Đời sống văn hóa là một tổng hợp
của những hoạt động sống của con người. Nhu cầu vật chất tinh thần được
đáp ứng làm cho con người tồn tại như một hình thể xã hội, tức một nhân
cách văn hóa . Tuy nhiên, khi xã hội phát triển cao đạt tới trình độ khác nhau

của nền văn minh, thì sự đáp ứng nhu cầu cúng đạt tới trình độ phát triển
tương ứng .
Khái niệm đời sống văn hóa cơ sở : Đời sống văn hóa cơ sở là một bộ phận
của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố tỉnh tại ( sản phẩm văn hóa vật chất,
các thế chế văn hóa ) cũng như các yếu tố văn hóa hoạt động thái ( con người
các hoạt động văn hóa của nó ) xét về mọi phương diện khác, đời sống văn
hóa bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hóa hiện thực và cả hình thức sinh
hoạt văn hóa tâm linh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa: Trước hết
theo quan niệm Hồ Chí Minh, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn, loài người sảng tạo ra văn hóa. Mặt khác, trong công
cuộc kiến thức nhà nước, thì văn hóa ngang hàng các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, xã hội và tác động tích cực trở laị các lĩnh vực đó. Như vậy cùng với đời
sống chất lấy kinh tế làm nền tảng, thì con người dân cần đời sóng tinh thần,
lấy văn hóa làm nền tảng, thông qua các chức năng của văn hóa như: Bồi
dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm tươi đẹp. Đó là tư tưởng vì nước quên
mình; vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng; độc lập, tự cường, tự chủ; không
có gì quý hơn độc lập tự do; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tình cảm
4


lớn là yêu nước thương dân. Những lý tưởng và tình cảm cách mạng khi đã
đi sâu vào tâm lý quốc dân sẽ biến thành một sức mạnh vật chất tạo động lực
cho cách mạng. - Năng cao dân trí. Dân trí là sự hiểu biết của người dân về
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, thực
tiễn….. mà muốn đạt được thông qua văn hóa giáo dục. - Bồi dưỡng những
phẩm chất và phong cách tốt đẹp, lành mạnh để khong ngừng hoàn thiện
bản thân. Văn hóa sẽ góp phần bồi dưỡng phẩm chất đạo đức đẻ sửa đổi
tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xã xỉ, chống “ giặc nội xâm”, hướng con
người vươn tới chân – thiện – mỹ. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, lãnh

đạo quốc đẻ thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Văn hóa đưa con người từ
chỗ tha hóa đến chỗ phát triển tự do, toàn diện. Văn hóa là chất keo tạo sự
liên kết, tăng cường mối tương tác, hiểu biết giữa các dân tộc, điều tiết các
mối quan hệ quốc tế. Văn hóa là mục tiêu của cách mạng do đó phải giữa gìn
cốt cách văn hóa của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phải biết
trân trọng giữ gìn, khai thác, phát huy, phát triển những vốn quý báo của
cha ông đồng thời giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới. Tiếp thu
văn hóa nhân loại trên tiêu chí là tiếp thu cái hay, cái tốt, lấy văn hóa dân tộc
làm gốc, tẩy trừ mọi nguy hại, độc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế
quốc. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cũng là một cách giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc.
2.1.2 Tiêu chí.
1. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Gia đình văn hóa”
Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa
phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà
nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp
5


sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa
phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và
phòng chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp

ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong
cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực
gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện
sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
b) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn
các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn
hóa mới về gia đình;
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp;
sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia
đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ
xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp
nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác
ở cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất,
chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học;
người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn
6


định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”,
năng động làm giàu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa
tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
2. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Thôn văn hóa”
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:

a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ
lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức
bình quân chung;
c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa
học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển
kinh tế;
d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn
mức bình quân chung;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn
mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng đồng.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng
bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân
tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành
nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử
7


dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít
nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập
giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực

phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm
chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công
cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền
thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý
tập trung theo quy định;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí)
đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt
tiêu chuẩn về môi trường;
c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng
từng bước theo quy hoạch;
d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về
bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp
hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước:
a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các
8


quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được
giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân

giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu
kiện đông người trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư
tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ
công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh
hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến
trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào
“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình
chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn
mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị
thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật,
nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
3. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ
lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);
b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức
bình quân chung;
c) Đạt tỷ lệ trên 80% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu
9


nhập ổn định; thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân
chung;
d) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa
học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển

kinh tế.
2. Có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:
a) Xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của Tổ dân phố;
có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và
trẻ em; thu hút trên 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn
hóa, thể thao ở cộng đồng;
b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 60% trở lên số người dân
tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Có 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; không có
hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử
dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít
nhất 60% gia đình văn hóa được công nhân 3 năm liên tục trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập
giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực
phẩm đông người; không có trẻ em bị suy dinh dưỡng; 100% trẻ em được
tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;
i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công
cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền
10


thống ở địa phương.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông,

không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất
mỹ quan đô thị;
b) Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy
hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến trúc hài hòa cảnh quan đô
thị;
c) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về
bảo vệ môi trường sinh thái; không tháo nước thải và vứt rác ra đường;
100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường;
bảo vệ hệ thống thoát nước; các điểm thu gom và xử lý rác thải.
4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước:
a) Có 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện các
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy
định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả, hầu hết những mâu thuẫn bất hòa được
giải quyết tại cộng đồng;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân,
giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở; không có khiếu kiện đông người
trái pháp luật;
d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư
tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ
công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh
hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến
trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
11


5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào

“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình
chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn
mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị
thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật,
nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại
Với các nội dung:
- Mỗi người dân tự chọn 1 môn thể thao để luyện tập
- Mỗi gia đình phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao (có 50% thành viên
trong gia đình tham gia tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên).
- Mỗi trường học thực hiện tốt giờ thể dục chính khoá và ngoại khó.
- Mỗi đơn vị quân đội, công an đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể thao theo quy định.
- Mỗi xã, phường có ít nhất 1 khu vui chơi giải trí và tập luyện thể dục - thể
thao.
- Hoàn thành quy hoạch đất đai cho thể dục thể thao theo Chỉ thị 274/TTg của
Thủ tướng Chính phủ
Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo
- Triển khai sâu rộng phong trào này trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đội
ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà khoa học để nâng cao dân trí, trình độ
nghề nghiệp, có nhiều tác phẩm văn hoá, văn nghệ, công trình khoa học giá trị
cao phục vụ nhân dân vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Chính quyền các cấp, cơ quan, đoàn thể cần:
+ Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt
của dân. Mở rộng phong trào khuyến học
+ Có kế hoạch mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, đào tạo và nâng đỡ tài năng văn
hoá, văn nghệ.
12



+ Đầu tư kinh phí tổ chức các trại sáng tác và thựch hiện các đề tài khoa học
+Trao giải thưởng cho các tác phẩm, công trình xuất sắc
+ Có hình thức khen thưởng danh hiệu vinh dự cấp nhà nước cho các tác giả có
cống hiến phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, khoa học của đất nước.
Tuỳ vào đặc thù của mỗi loại hình phong trào, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, tổ
chức xã hội, các địa phuơng căn cứ nội dung cơ bản của phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" có định hướng cụ thể hoá tiêu chuẩn
xâydựng đời sống văn hoá ở từng lĩnh vực, từng cơ sở cho phù hợp. Tôn trọng
và biểu dương sự sáng tạo tìm tòi các hình thức hoạt động của quần chúng ở cơ
sở nhằm đưa nhanh phong trào vào cuộc sống.
2.1.3 Ảnh hưởng của xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đến người dân.
Vấn đề xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đến nay đã trở nên rất quen thuộc
đối với người dân ở mọi miền đất nước. Nhưng đó cũng là mối quan tâm đau
đáu của những người làm công tác văn hoá nói chung nhất là cán bộ văn
hoá các địa phương đặc biệt là ở cấp huyện và cơ sở xã, phường.
Trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ ra rằng :phải đưa
văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân ở cơ sở, bảo đảm
mỗi nhà máy, công trường, nông trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công
an nhân dân, mỗi cơ quan trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác
xã phường đều có đời sống văn hoá. Quán triệt tinh thần trên Bộ Văn hoá
thông tin khi đó đã chủ trương phát động trong cả nước phong trào mạnh
mẽ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở (1981 - 1985) có những nội dung, chỉ
tiêu rõ ràng với 6 mặt công tác chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ của
Bộ được xác định là : thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng, đọc sách báo
và thư viện, nếp sống văn hoá, giáo dục truyền thống, hoạt động nhà văn hoá
- câu lạc bộ.Cả nước cũng được chia thành các cụm tỉnh, thành thuộc từng
khu vực có hoàn cảnh, địa lý tương đồng để thi đua với nhau, tự đánh giá kết
quả, tiến hành kiểm tra chéo, bình chọn đơn vị dẫn đầu đề nghị Bộ trao cờ
13



thưởng luân lưu hàng năm. Quan niệm về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ
sở xác định phải chú trọng cả 3 lĩnh vực là xây dựng phong trào, xây dựng bộ
máy và xây dựng thiết chế văn hoá. Càng về sau khi cơ chế quản lý theo lối
hành chính, bao cấp cũ dần bị phá vỡ, từ thực tiễn nẩy sinh vấn đề tự chủ về
kinh tế, đặc biệt là ở nông thôn, vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở
cũng như hoạt động văn hoá nói chung cần phải thực hiện theo hướng xã hội
hoá mà ban đầu ở nhiều địa phương, đã thực hiện với cách gọi là ônhà nước
và nhân dân cùng làm
Có thể nói từ khi có phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở hệ thống
thiết chế văn hoá thông tin ở cơ sở từng bước được phát triển, hoàn thiện
mà trước đó, các thiết chế này ở mỗi địa phương chỉ đếm được trên đầu
ngón tay. Theo thống kê của Bộ Văn hoá Thông tin đến năm 1999 (năm cuối
của Thế kỷ 20) đã có 833 thiết chế Văn hoá Thông tin cơ sở, trong đó có 76
Trung tâm Văn hoá Thông tin, Nhà Văn hoá (hoặc thể thao) cấp quận,
huyện, 597 Đài thông tin lưu động các cấp và 195 ,35 đội văn nghệ quần
chúng các loại. Nhờ có các cơ sở vật chất và phương tiện chuyên dùng được
tạo dựng trong thời gian đó đã góp phần quyết định tới việc nâng cao đời
sống văn hoá cho nhân dân ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Hàng loạt các văn

bản quản lý nhà nước đã lần lượt ra đời, đủ các loại từ quy chế, thông tư, đến
chỉ thị nghị định, pháp lệnh… liên quan đến lĩnh vực văn hoá thông tin cơ sở
đã tạo hành lang pháp lý cần có cho hoạt động văn hoá thông tin ở cơ sở,
đảm bảo cho các hoạt động phong phú, đa dạng này được quản lý, đúng
hướng, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Đội ngũ cán bộ
văn hoá thông tin cơ sở đã hình thành và phát triển lên rất nhiều. Cán bộ các
cấp được đào tạo, có chức danh tiêu chuẩn, có chế độ chính sách để thực thi
nhiệm vụ mà trước đó chưa hề có. Các hoạt động bề nổi như liên hoan thông

tin lưu động, hội diễn văn nghệ quần chúng, lễ hội hoặc tổ chức các hoạt
động văn hoá - nghệ thuật ở địa phương hay vùng miền nở rộ, ngày càng sâu
14


đậm bản sắc dân tộc với những khai thác, chọn lọc sáng tạo, đáp ứng nhu
cầu giao lưu, hội nhập của thời kỳ đổi mới của đất nước và phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác xây dựng đời sống
văn hoá ở cơ sở đến nay đã trải qua gần 30 năm (tính từ năm 1981), như thế
là đã vắt qua hai thế kỷ, từ những thập niên cuối của thế kỷ 20 thập niên đầu
của thế kỷ này, Đó là một hành trình phấn đấu bền bỉ, liên tục với bao thăng
trầm, biến đổi nhưng rất phấn khởi, tự hào với nhiều thành tựu(như một số
đã kể ở trên) cùng những ưu điểm và nhược điểm tồn tại khó tránh khỏi như
các hoạt động khác. Một trong những cái được nhất cái đáng kể nhất, cũng
là tâm đắc nhất của những người làm công tác văn hoá cơ sở là xây
dựng Làng văn hoá. Phong trào này thực sự phát triển từ cơ sở lên, đi từ
không đến có, bởi lúc đầu là tự phát, làm ’’ chui’’ ở một số địa phương, chủ
yếu là ở một số tỉnh khu vực đồng bằng Bắc bộ như Nam Định, Hà Tây, Hà
Bắc. Xây dựng làng văn hoá có tác dụng quy tụ các hoạt động khác, các
phong trào khác ở công đồng có tính chất hạt nhân này, đáp ứng tinh thần
văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội như kết
luận của hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 10 khoá IX về
tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
ã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân cũng
từng bước được nâng cao. Bởi vậy, công tác xây dựng văn hóa cơ sở đang
được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Trong đó hoạt động tuyên truyền đóng
một vai trò không nhỏ, góp phần thực hiện hiệu quả và phát huy cao nhất
tính tích cực, chủ động trong quá trình quản lý và triển khai các chính sách
xây dựng văn hóa.
Trong những năm vừa qua, công tác tuyên truyền, vận động luôn được các

cấp uỷ Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội quan
tâm và triển khai thực hiện thường xuyên trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu,
đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục tiêu làm cho
15


cán bộ, nhân dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như: tuyên
truyền thông qua các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, họp thôn, tổ, sinh hoạt
của các chi hội, tuyên truyền miệng, qua hệ thống truyền thanh cơ sở, hệ
thống panô, áp phích, hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, qua khai thác, sử
dụng tủ sách pháp luật cơ sở, các buổi tọa đàm, tuyên truyền lưu động... góp
phần làm cho người dân nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của
việc xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng.
Hàng năm, tại các địa phương trên cả nước đều tổ chức trên các cuộc tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với quy mô lớn, tập trung vào các văn
bản pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống người dân như: Bộ luật Dân
sự, Luật An toàn giao thông, Luật Phòng, chống ma tuý,...thực hiện tổ chức hội
nghị triển khai các văn bản pháp luật mới ban hành và các văn bản pháp luật
hiện hành có phạm vi áp dụng rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân
dân, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Bên cạnh đó, việc xây
dựng tủ sách pháp luật để cán bộ, công chức và người dân tiếp cận những
văn bản pháp luật mới ban hành, tìm hiểu nghiên cứu pháp luật được phát
huy khá hiệu quả. Các khu dân cư văn hóa phát triển về số lượng và từng bước
nâng cao chất lượng, góp phần làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của nhân
dân ngày càng lành mạnh, phong phú. Việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều
chuyển biến tích cực, vừa đảm bảo văn minh, tiết kiệm, đồng thời, vẫn giữ được
bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
được củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu

cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao tại các cộng đồng dân cư… Kết quả trên của
phong trào là sự lan tỏa của nhiều giá trị, chuyển tải nhiều thông điệp về tình
thân ái, giá trị nhân văn và tinh thần hướng tới các giá trị tốt đẹp.Việc thực hiện
nếp sống văn minh, đời sống văn hóa nếu được tuyên truyền, phổ biến rộng
16


rãi và càng ngày càng lan tỏa, thực hiện đều khắp trong cộng đồng sẽ hướng
xã hội đi vào trật tự, kỷ cương, tiến bộ, văn minh, lấn át những cái xấu, cái ác,
cái chưa tốt, hạn chế để đi đến xóa bỏ tệ nạn xã hội, tạo nên đời sống tinh
thần tốt đẹp bền vững, tạo sự chuyển biến, đồng thuận từ nhận thức đến
hành động, để mỗi một người dân tự giác góp phần xây dựng giá trị đích thực
của nếp sống văn minh, đời sống văn hóa trên mỗi địa bàn.
Bằng nhiều hình thức phong phú, tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến
nhận thức trong toàn xã hội, trước hết trong các cấp ủy đảng, đảng viên, cán
bộ quản lý nhà nước, cán bộ các đoàn thể quần chúng về tầm quan trọng, sự
cần thiết, cấp bách của sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, về trách
nhiệm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ văn hóa trong thế kỷ mới. Các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục phải gắn với quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy
sức mạnh dư luận xã hội, gắn với các phong trào hành động của quần chúng,
bao gồm các phong trào hiện có như: người tốt việc tốt, Uống nước nhớ
nguồn, Đền ơn đáp ngĩa, Xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa,
làng, xã, phường văn hóa, Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở các
khu dân cư… và toàn bộ các phong trào đó đều hướng vào cuộc thi đua yêu
nước “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.Để
đạt được hiệu quả tối đa trong công tác tuyên truyền, vận động, vai trò của
người cán bộ tuyên truyền là vô cùng quan trọng. Một người cán bộ giỏi, có
năng lực tốt sẽ truyền tải được đúng nội dung một cách ngắn gọn và dễ hiểu
nhất. Bởi vậy, việc đào tạo cán bộ cần được quan tâm chú trọng triệt để. Các
Ban, ngành, đoàn thể cần tổ chức thường xuyên hơn các lớp tập huấn cán bộ,

tổ chức các hội thi cán bộ tuyên truyền giỏi để đánh giá được đúng năng lực
và kịp thời động viên những cán bộ có năng lực tốt, đạt thành tích cao trong
công tác tuyên truyền.Các khu dân cư văn hóa phát triển về số lượng và từng
bước nâng cao chất lượng, góp phần làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của
nhân dân ngày càng lành mạnh, phong phú. Việc cưới, việc tang và lễ hội có
17


nhiều chuyển biến tích cực, vừa đảm bảo văn minh, tiết kiệm, đồng thời, vẫn
giữ được bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc. Hệ thống thiết chế văn hóa,
thể thao được củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao tại các cộng đồng dân cư… Kết quả
trên của phong trào là sự lan tỏa của nhiều giá trị, chuyển tải nhiều thông điệp
về tình thân ái, giá trị nhân văn và tinh thần hướng tới các giá trị tốt đẹp.
2.Liên hệ thực tiễn về việc tổ chức đời sống văn hóa tại tỉnh Ninh Bình.
2.2.1Giới thiệu chung về Ninh Bình.
Địa hình của Ninh Bình được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm: vùng đồi núi, nửa
đồi núi; vùng đồng bằng; vùng ven biển và biển. dãy núi đá vôi ở phía tây của
tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà
Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi.

Một Góc Thành Phố Ninh Bình
Vùng đất Ninh Bình Được thiên nhiên ưu đãi nên có nhiều tiềm năng về du
lich, tiềm năng về khai thác khoáng sản là một trong những thứ thiên nhiên
18


ban tặng cho Ninh Bình. inh Bình là một trong số rất hiếm các tỉnh trên cả
nước hội tụ nhiều lợi thế trong phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch
rất đặc sắc và đa dạng, nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và

quốc tế, gồm:
- Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư: Đây là quần thể hang
động và các di tích lịch sử - văn hóa rất phong phú, độc đáo. Cụ thể là khu du
lịch sinh thái, Tràng An; Khu cố đô Hoa Lư; Khu hang động Tam Cốc - Bích
Động; tuyến Linh Cốc - Hải Nham và Thạch Bích - Thung Nắng.
- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Đây là khu du lịch sinh
thái có cảnh quan rất đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn là của khu vực
ASEAN. Diện tích khu vực này khá rộng (3.710 ha) với nhiều loài sinh vật
(547 loài thực vật và 39 loài động vật) có những loài quý hiếm, đặc hữu của
vùng đất ngập nước, có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học. Ngoài ra ở
cũng có nhiều núi đá, hang động và đền, chùa.
- Vườn Quốc gia Cúc Phương: Có diện tích thuộc Ninh Bình là 11.000 ha, là
khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái,
sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài
đặc hữu (1.944 loài động thực vật). Việc phát hiện, khai thác nguồn nước
khoáng tại khu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du
lịch.
- Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Nước suối Kênh Gà
(nhiệt độ 53% và khoáng chất tốt) đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ khả năng
chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Động Vân Trình là một địa danh đẹp để cùng với hệ thống các hang động
khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch.
- Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: Tính độc đáo thể hiện trong kiến trúc và
xây dựng ở sự pha trộn hợp lý giữa kiến trúc Gotic và kiến trúc Á đông với
chất liệu chủ yếu bằng đá xanh, tạo nên vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn du khách
19


trong nước, quốc tế đến tham quan.
- Làng nghề truyền thống: Hàng chục làng nghề truyền thống trên địa bàn,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có khả năng thu hút khách du lịch đến
thăm quan, mua sắm (làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng nghề
mây tre đan, làng nghề cói v.v).
Nguồn nhân lực .Với quy mô dân số khoảng 90 vạn người, mật độ dân số
(khoảng 675 người/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng, dự kiến đến
2010 khoảng 1 triệu người và đang nằm trong “thời kỳ dân số vàng”, là lợi
thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong phát triển kinh
tế- xã hội.
- Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm 51,2% dân số (khoảng 480,3 nghìn
người). Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị thấp (3,7%), chất
lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng ĐBSH cũng như cả nước.
Đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là đối với các
ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Những lĩnh vực kinh tế có lợi thế.
- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Với lợi thế so sánh về tài
nguyên khoáng sản như đá vôi, đôlômit, đất sét, than bùn... và năng lực sản
xuất của các chủ thể kinh tế hiện tại như các nhà máy xi măng Hướng Dương,
Duyên Hà, The Vissai, Công ty cổ phần bê tông thép Ninh Bình ... , Ninh Bình có
lợi thế khá lớn về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với các sản phẩm
như: xi măng, gạch gói, thép xây dựng, bê tông đúc sẵn...
- Ngành dịch vụ du lịch: Với tiềm năng, lợi thế to lớn về tài nguyên thiên nhiên
phục vụ du lịch, Ninh Bình có lợi thế phát triển mạnh các sản phẩm du lịch
như du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh chất
lượng cao, du lịch văn hoá tâm linh... Cùng với hạ tầng du lịch, các dịch vụ
khác như khách sạn, nhà hàng có điều kiện phát triển mạnh
2.2.2 Phân tich điểm mạnh điểm yếu trong xây dưng đời sống văn hóa
20


cơ sở tỉnh Ninh Bình .

Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước, được ngành văn hóa thực hiện trong nhiều năm trở lại đây. Đảng ta đã
xác định việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là bước đi ban đầu, là nền
tảng để xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
a) Điểm mạnh

Thành phố Ninh Bình: Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"
được ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam phát động từ năm
1995.Trải qua 15 năm, Cuộc vận động được triển khai trên địa bàn thành phố
Ninh Bình đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng
ứng.Thực hiện Cuộc vận động, các hộ gia đình, các tầng lớp nhân dân đã dấy
lên phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tích cực chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, mở mang ngành nghề. Trong những năm qua, các đoàn thể đã
thực hiện hợp đồng ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền
174,3 tỷ đồng cho 22.197 lượt hội viên vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi,
làm dịch vụ. Ngoài ra, các hộ gia đình còn cho nhau vay với hình thức trả
chậm không lấy lãi gần 2 tỷ đồng. Một số khu dân cư tiêu biểu trong phong
trào giúp nhau phát triển kinh tế, đó là: Khu dân cư phố Trung Sơn, Bích Sơn
(phường Bích Đào); phố Phúc Thái, Phúc Thịnh (phường Phúc Thành) .Qua
đó, đã nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đã xóa được hộ
đói, hộ nghèo giảm mạnh qua các năm, từ 7,35% năm 1995, đến nay còn
0,5%; có 3 phường (Thanh Bình, Vân Giang, Đông Thành) đã xóa hết hộ
nghèo, 2 đoàn thể (Hội Cựu chiến binh và LĐLĐ thành phố) không còn hội
viên nghèo. Số hộ khá, giàu tăng nhanh, điển hình như phường Thanh Bình có
số hộ khá, giàu chiếm tới 70%.
Cùng với khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, Cuộc vận
21



động cũng đóng vai trò quan trọng phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương,
hình thành nếp sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, thực hiện tốt quy
ước, hương ước. 100% số khu dân cư trên địa bàn thành phố có bản quy ước,
hương ước đã được chính quyền các cấp phê duyệt. ở 175 khu dân cư đã xây
dựng và thường xuyên duy trì 1.167 tổ dân phố tự quản và 176 tổ dân phố
hòa giải. Hàng năm, thành phố có có từ 91% trở lên số khu dân cư thực hiện
tốt quy ước, hương ước và quy chế dân chủ. Về thực hiện đảm bảo an toàn
giao thông, trật tự đô thị, đã có 100% số hộ gia đình ở các trục quốc lộ,
đường tỉnh và nội thành ký cam kết thực hiện. Cuộc vận động cũng góp phần
tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư. Đến nay, toàn thành phố có 103/175 khu dân cư đã xây dựng điểm sinh
hoạt văn hóa; 12/14 phường, xã có nhà văn hóa đa năng. Hàng năm, các khu
dân cư đã phấn đấu đảm bảo có từ 84%-92% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình
văn hóa, có từ 80% -92% số khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư tiên tiến;
47%-58% số khu dân cư đạt danh hiệu làng, phố văn hóa, 100% khu dân cư,
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp
nghĩa, trên 90% số gia đình hưởng ứng tham gia ủng hộ quỹ từ thiện nhân
đạo. Thành phố đã vận động được 1 tỷ 754 triệu đồng ủng hộ quỹ "Đền ơn
đáp nghĩa", từ nguồn quỹ trên đã hỗ trợ xây, sửa nhà cho 87 hộ, tặng 867 sổ
tình nghĩa cho các gia đình chính sách, chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh
hùng. Quỹ "Vì người nghèo" qua 10 năm triển khai đã huy động được gần 1, 5
tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo xây, sửa nhà dột nát, có vốn để phát triển sản xuất,
giúp hộ nghèo chữa bệnh, học sinh nghèo vượt khó và các hộ nghèo có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp lễ, Tết. Ngoài những việc làm trên, các tầng
lớp nhân dân ở khu dân cư còn tích cực ủng hộ đồng bào trong và ngoài tỉnh
bị thiên tai, lũ lụt với số tiền hàng tỷ đồng. Với những kết quả đã đạt được
qua các cuộc vận động từ thiện nhân đạo, thành phố Ninh Bình luôn là đơn vị
có kết quả ủng hộ cao và sớm nhất, nhiều năm được UBND tỉnh và ủy ban T.Ư
22



MTTQ Việt Nam khen thưởng.15 năm qua, MTTQ các cấp từ thành phố đến cơ
sở đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. MTTQ các cấp đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giám
sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư, từng bước triển khai nhiệm vụ
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy Nhà nước các cấp.
Thông qua thực hiện Cuộc vận động, đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc các cấp, ủy ban MTTQ thành phố Ninh Bình đã
được Chính Phủ, ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, UBND tỉnh
tặng nhiều Bằng khen. Ngày 3-5-1995, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ban hành Thông tư 04 hướng dẫn triển khai cuộc vận động "Toàn
dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" sau này đổi tên là “ Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” theo tinh thần Nghị
quyết trung ương V khóa VIII, được triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Cuộc
vận động đã xác định đúng những nội dung công việc phải làm, hướng vào
những mục tiêu quan trọng của địa phương, cơ sở, có sức lôi cuốn các tầng
lớp nhân dân hăng hái tham gia, góp phần động viên nhân dân thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người" những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng
lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia phong trào "xã hội hóa giáo
dục", đưa giáo dục đào tạo trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu. Do vậy lĩnh vực giáo dục đào tạo của tỉnh đạt được những kết quả
quan trọng. Quy mô trường lớp được giữ vững. Chất lượng giáo dục đại trà
và mũi nhọn ở tất cả các cấp học, ngành học được duy trì và phát triển.
Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Đến nay toàn
tỉnh có 233 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn

23


được quan tâm và phát triển. Trên địa bàn tỉnh hiện có trường Đại học Hoa
Lư và hàng chục cơ sở đào tạo nghề thu hút đông đảo học sinh, sinh viên
trong và ngoài tỉnh theo học.
Không chỉ quan tâm đến sự nghiệp trồng người, những năm qua công tác
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng được tỉnh chú trọng và ngày càng đạt
được những kết quả tiến bộ. Chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến đều
được nâng lên qua các năm. Các cơ sở y tế được quan tâm đầu tư xây dựng.
Nhiều thiết bị y tế mới, hiện đại được ứng dụng trong việc khám chữa bênh,
từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và hạn chế tình
trạng phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Hiện nay tỉnh đang khẩn
trương hoàn thiện và đưa vào hoạt động khu bệnh Bệnh viện đa khoa 700
giường. Dự kiến khi đi vào hoạt động đây sẽ là địa chỉ khám chữa bệnh
thuận tiện, chất lượng cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Công tác
dân số kế hoạch hóa gia đình có những tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ phụ nữ sinh con
thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã ổn
định về tổ chức và đi vào hoạt động bước đầu đã đạt được mục tiêu, kế hoạch
đề ra.
Phát huy truyền thống của một vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá, lịch
sử, đồng thời góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho các tầng
lớp nhân dân, thời gian qua các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã quan
tâm đầu tư duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, nghệ
thuật. Chỉ tính riêng năm 2009, Nhà hát Chèo Ninh Bình dàn dựng và biểu
diễn 52 chương trình ca, múa, nhạc và chèo tham dự các kỳ hội diễn và biểu
diễn phục vụ quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh được đánh giá cao.
Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng của tỉnh cũng đã tổ chức hàng
trăm buổi chiếu phim phục vụ nhân dân tại các xã vùng sâu, vùng xa.
Công

sự

tác

thông tin tuyên truyền đã bám sát các

kiện

chính trị nổi bật và nhiệm vụ trọng
24


tâm, tuyên truyền kịp thời, đúng định hướng. Đài phát thanh và truyền hình
tỉnh, Báo Ninh Bình được đầu tư trang, thiết bị, tăng thời lượng và chất
lượng các tin, bài, đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu
thông tin của nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội của địa phương.
Bên cạnh đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành cũng đã có nhiều
hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, chăm lo đời sống nhân dân. nhờ vậy,
đời sống nhân dân ngày càng ổn định và được cải thiện, công tác xóa đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách được quan
tâm. Trong dịp các ngày lễ, tết, lãnh đạo tỉnh và các địa phương đã trực tiếp
đi khảo sát tình hình đời sống dân cư vùng nghèo, đồng thời tổ chức thăm
hỏi tặng quà, các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và
nhân dân bị ảnh hưởng lũ lụt. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ
người nghèo về vốn đầu tư sản xuất, hỗ trợ tiền cải tạo, sửa chữa nhà dột
nát, khám chữa bệnh, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo... Công tác đào
tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động cũng được tỉnh đặc biệt
quan tâm chỉ đạo, nhất là đối với khu vực nông thôn, khu vực bị thu hồi đất
và 23 xã nghèo trọng điểm .Mỗi năm toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho

hàng nghìn lao động, tạo điều kiện cho hàng nghìn người được đi xuất khẩu
lao động ở nước ngoài, nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo đến nay chỉ còn 6,15%.
Trong mục tiêu phát triển văn hoá-xã hội giai đoạn 2006-2020, tỉnh phấn
đấu: Đến năm 2015, gần 100% người dân khu vực nông thôn được dùng
nước sạch. Bộ mặt nông thôn mới có tiến bộ căn bản và hệ thống đô thị, đặc
biệt là thành phố, thị xã phát triển ở tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu phát
triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tỉnh phấn đấu đạt
chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học, 100% trường học được kiên
cố hoá và chất lượng giáo dục đào tạo có bước tiến bộ căn bản ngay trong
giai đoạn 2010-2015. Nhanh chóng hoàn thiện bệnh viện tuyến tỉnh, nâng
25


×