Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 103 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

V QUC KHNH

THAM GIA CƠ CHế GIảI QUYếT TRANH CHấP
THƯƠNG MạI CủA WTO VớI TƯ CáCH Là BÊN THứ BA

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

V QUC KHNH

THAM GIA CƠ CHế GIảI QUYếT TRANH CHấP
THƯƠNG MạI CủA WTO VớI TƯ CáCH Là BÊN THứ BA
Chuyờn ngnh: Lut Quc t
Mó s: 60 38 01 08

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TIN VINH

H NI - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

VŨ QUỐC KHÁNH


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các thuật ngữ, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP CỦA WTO VÀ VIỆC THAM GIA VỚI TƢ CÁCH
LÀ BÊN THỨ BA............................................................................... 7
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO .................................................................................... 7


1.1.1. Sự hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp ............................................ 8
1.1.2. Các nguyên tắc của cơ chế giải quyết tranh chấp…………………. .... 13
1.1.3. Các bước cơ bản giải quyết tranh chấp ................................................. 16
1.2.

Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tƣ cách là
bên thứ ba .......................................................................................... 22

1.2.1. Khái niê ̣m ............................................................................................. 22
1.2.2. Đặc điểm ............................................................................................... 23
1.2.3. Ý nghĩa .................................................................................................. 27
1.3.

So sánh việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba với một số cơ
chế giải quyết tranh chấp quốc tế khác ......................................... 28

1.3.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN .......................................... 28
1.3.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ICJ ................................................... 31


1.3.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS ......................................... 33
Chƣơng 2: CƠ CHẾ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN THAM GIA CƠ
CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VỚI TƢ
CÁCH LÀ BÊN THỨ BA ............................................................... 36
2.1.

Quy định của WTO về việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba ... 37

2.1.1. Giai đoạn tham vấn ............................................................................... 37

2.1.2. Giai đoạn xem xét bởi Ban hội thẩm .................................................... 38
2.1.3. Giai đoạn xem xét bởi Cơ quan phúc thẩm .......................................... 39
2.1.4. Giai đoạn thực thi phán quyết ............................................................... 40
2.2.

Thực tiễn tham gia từ các nƣớc thành viên của WTO ................. 41

2.2.1. Nhóm các nước đang phát triển ............................................................ 42
2.2.2. Nhóm các nước phát triển ..................................................................... 49
2.3.

Thực tiễn tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
với tƣ cách bên thứ ba của Việt Nam ............................................. 54

2.3.1. Tình hình sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO của Việt
Nam kể từ thời điểm gia nhập ............................................................ 54
2.3.2. Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách bên thứ ba ............ 58
Chƣơng 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC THAM
GIA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỚI TƢ
CÁCH LÀ BÊN THỨ BA TẠI WTO ............................................. 66
3.1.

Những bài học kinh nghiệm nhằm tăng cƣờng hiệu quả sử
dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ................................ 66

3.1.1. Xây dựng cơ chế tham gia giải quyết tranh chấp ................................. 66
3.1.2. Xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực chuyên trách để tham gia
giải quyết tranh chấp .......................................................................... 69
3.1.3. Chủ động tham gia vào các giai đoạn của cơ chế giải quyết tranh
chấp .................................................................................................... 71



3.1.4. Vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội trong việc tham gia giải quyết
tranh chấp ........................................................................................... 72
3.2.

Những bài học kinh nghiệm nhằm chuẩn bị sử dụng hiệu quả
các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế khác .............................. 74

3.3.

Một số đề xuất, kiến nghị ................................................................... 75

3.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ................................................ 78
3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp, hiệp hội ............................................ 83
3.3.3. Kiến nghị đối với tổ chức phi chính phủ, chuyên gia ........................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng việt

AB

Appellate Body


Cơ quan phúc thẩm

ACWL

Advisory Centre on WTO
Law

Trung tâm tư vấn luật
WTO

AD

Anti-Dumping

Chống bán phá giá

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

DDA

Doha Development Agenda

Chương trình Nghị sự Doha

về phát triển

DSB

Dispute Settlement Body

Cơ quan giải quyết tranh
chấp

DSU

Dispute Settlement
Understanding

Thỏa thuận về các quy tắc
và thủ tục điều chỉnh việc
giải quyết tranh chấp

GATT

General Agreement on
Tariffs and Trade

Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại

ICJ

International Court of Justice


Tòa án Công lý quốc tế

ITLOS

International Tribunal for the
Law of the Sea

Tòa án quốc tế về Luật biển

NAMA

Non-argricutural Market
Access

Tiếp cận thị trường phi
nông nghiệp


NGO

Non-Governmental
Organization

Tổ chức phi chính phủ

SEOM

Senior Economic Officals
Meetings-ASEAN


Hội nghị Quan chức kinh tế
cấp cao ASEAN

SCM

Subsidies and Countervailing Trợ cấp và các biện pháp
Measures
đối kháng

SG

Safeguard

Biện pháp tự vệ

SPS

Snaitary and Phytosanitary
Measures

Các Biện pháp vệ sinh và
dịch tễ

TRIMs

Trade-Related Investment
Measures

Các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại


TRIPs

Trade-Related to Aspects of
Interllectual Property Rights

Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ

UNCLOS

United Nations Convention
on the Law of the Sea

Công ước của Liên Hợp
quốc về luật biển

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng


Bảng 2.1: Tham gia với tư các bên thứ ba của một số Thành

Trang
43

viên sáng lập WTO thuộc nhóm các nước đang phát
triển
Bảng 2.2: Tham gia với tư các bên thứ ba của một số Thành

48

viên mới gia nhập WTO thuộc nhóm các nước phát
triển
Bảng 2.3: Tham gia với tư cách bên thứ ba của một số Thành

49

viên WTO thuộc nhóm các nước phát triển
Bảng 2.4: Việt Nam tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO

56


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu sơ đồ

Sơ đồ


Trang

Sơ đồ 1.1: Mô hình Quy trình giải quyết tranh chấp của DSU

17

Sơ đồ 2.1: Mô hình Tham gia bên thứ ba trong các giai đoạn

36

của DSU
Sơ đồ 2.2: Biểu đồ Số vụ tham gia của Việt Nam với tư cách là
bên thứ ba tại WTO

59


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những định hướng
quan trọng và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp
hóa và hiện tại hóa đất nước. Đánh giá tầm quan trọng của việc hội nhập nền
kinh tế, Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định chủ trương “chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực khác”. Do vậy ngày 05/02/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính
sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới” [1].

Triển khai thực hiện định hướng phát triển hội nhập nền kinh tế thế
giới, ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại thế giới lớn nhất hành tinh WTO (World Trade
Organization) kết thúc 12 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song
phương, đa phương và tham vấn kể từ khi chính thức đệ đơn gia nhập tổ chức
này vào năm 1995 [16]. WTO là Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập
và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2015. Hiện nay, Tổ chức Thương mại
thế giới có 162 nước Thành viên (tính đến hết ngày 30/11/2015) gồm các
quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (EU, Đài
Loan, Hồng Kông,...). Kể từ khi thành lập từ 1995 cho đến nay, WTO đã giải
quyết trên 507 vụ kiện liên quan đến tranh chấp thương mại quốc tế [47]. Một
con số đầy ấn tượng và tạo dựng nên thương hiệu WTO chính bởi cơ chế giải
quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả và công bằng. Các nước Thành viên
được xếp vào nhóm các nước đang phát triển của WTO có nhiều cơ hội thắng
1


kiện trong các vụ việc tranh chấp với các nước Thành viên là nhóm các nước
phát triển có nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung
Quốc,...
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã sử dụng cơ chế
giải quyết một cách đầy hiệu quả, sáng tạo và có những thành công bước đầu
quan trọng. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia tổng số 24 vụ
kiện tại WTO (gồm 3 vụ với tư cách là nguyên đơn và 21 vụ với tư cách là
bên thứ ba tính đến hết ngày 01/6/2015) [47]. Trong quá trình tham gia giải
quyết tranh chấp của Việt Nam với tư cách là bên thứ ba tại WTO, những vấn
đề cần nghiên cứu được đặt ra như: cơ sở pháp lý tham gia cơ chế giải quyết
tranh chấp, thực tiễn, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm khi tham gia cơ chế
này. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm để đáp ứng các yêu cầu cho những vụ
kiện của Việt Nam với tư cách tham gia là bên thứ ba, thậm chí là nguyên đơn

hoặc bị đơn trong các vụ kiện sắp tới tại WTO. Việc nghiên cứu về cơ chế
tham gia giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba trong giai
đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Do đó, học viên đã chọn đề tài “Tham gia
cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ
ba” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế đạt được
nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là sau khi Tổ chức Thương mại thế giới WTO
ra đời. Song song với điều đó là một loạt các tranh chấp phát sinh từ việc giải
thích, thực hiện hay áp dụng các hiệp định, thoả thuận được ký kết song
phương hoặc đa phương. Hiện nay, trong giáo trình luật quốc tế, luật thương
mại của các cơ sở đào tạo luật chưa đề cập đến cơ chế tham gia giải quyết
tranh chấp thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba cả về phương diện
lý luận và thực tiễn. Còn trong các công trình khoa học trên các tạp chí
2


chuyên ngành như Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,… đã đề
cập tới vấn đề trên tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên
cứu việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp nói chung của WTO chứ chưa
nghiên cứu sâu về việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư
cách là bên thứ ba. Một số sách chuyên khảo, tài liệu, bài viết có liên quan tới
WTO và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có thể kể đến như: Giáo trình
Công pháp quốc tế – Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội); Hệ thống thương mại thế giới của tác giả John H.Jacson
(NXB Thanh Niên); The History and Future of the World Trade Organization
của tác giả Craig VanGrasstek (sách chuyên khảo của WTO); Các bài viết của
tác giả Nguyễn Tiến Vinh “Kinh nghiệm nước ngoài và việc tăng cường tham
gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO)” (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – Luật học số 28, trang 165–

181) và “Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt
Nam tại WTO” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16, trang 19–29); Bài viết
“Giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế và quá trình pháp triển
của hệ thống giải quyết tranh chấp GATT/WTO” của tác giả Phan Thảo
Nguyên (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7),…
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề tham gia cơ chế giải quyết tranh
chấp thương mại của WTO (sau đây gọi tắt là DSU) với tư cách là bên thứ ba
với mục đích xác định cơ sở pháp lý, thực tiễn tham gia cơ chế giải quyết
tranh chấp của một số quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam, đánh giá
khả năng sẵn sàng của Việt Nam không chỉ tham gia với tư cách bên thứ ba
mà thậm chí có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ giải quyết tranh
chấp sắp tới tại WTO.
3


Bên cạnh đó, luận văn cũng đặt mục tiêu nghiên cứu tổng quát làm cơ
sở lý luận cho việc tham gia các cơ chế giải quyết tranh chấp tại các tổ chức
quốc tế khác với tư cách là bên thứ ba.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Bổ sung cơ sở lý luận về tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO với tư cách là bên thứ ba.
- Nghiên cứu thực tiễn việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO với tư cách là bên thứ ba của một số quốc gia thành viên và Việt Nam.
- Những kiến nghị đối với Việt Nam để nâng cao hiệu quả về việc tham
gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ hơn sự phát triển
của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và cơ sở pháp lý tham gia cơ chế

này với tư cách là bên thứ ba, đồng thời tạo cơ sở lý luận trong việc tham gia
giải quyết các tranh chấp của các tổ chức quốc tế khác.
Về mặt thực tiễn, luận văn giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về
việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và thực tiễn các vụ kiện
của một số quốc gia thành viên và Việt Nam đã tham gia với tư cách là bên
thứ ba tại WTO. Từ đó phân tích, đánh giá khả năng sẵn sàng của Việt Nam
khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp không chỉ với tư cách là bên thứ ba
mà có thể là nguyên đơn, bị đơn trong các vụ kiện sắp tới tại WTO. Đồng
thời, từ thực tiễn tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ
ba tại WTO, Việt Nam cần rút ra những bài học, kinh nghiệm để áp dụng cho
việc tham gia vào các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế khác.

4


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba.
Phạm vi nghiên cứu: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
vấn đề giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các quốc gia luôn
được nhìn nhận là phức tạp và đa dạng. Mặt khác, với sự phát triển của quan
hệ quốc tế hiện nay, thực tiễn của hoạt động giải quyết các tranh chấp ở các tổ
chức quốc tế nói chung và của WTO nói riêng đã và đang đặt ra rất nhiều vấn
đề cần được quan tâm nghiên cứu. Bản luận văn không đề cập được đến tất cả
các vấn đề mà chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại của WTO với tư cách là bên thứ ba.
- Thực tiễn tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách
là bên thứ ba của một số quốc gia thành viên và Việt Nam.
- Kiến nghị đối với Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả tham gia cơ chế

giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý
luận chung về nhà nước, chính sách và pháp luật, phương pháp nghiên cứu,
tham chiếu và tổng hợp từ các vụ kiện tranh chấp thương mại tại WTO.
Luận văn cũng dựa trên quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
về hội nhập quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế của Việt Nam trong đó có
nội dung cam kết giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ
WTO.
5


Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương
pháp lịch sử, phương pháp biện chứng duy v ật, phương pháp khảo sát,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương
pháp tổng hợp,... Đặc biệt, các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa
học pháp lý như: phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp và diễn dịch,
phương pháp so sánh,… được sử dụng chủ yếu trong luận văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và việc
tham gia với tư cách là bên thứ ba
Chương 2: Cơ chế pháp lý và thực tiễn tham gia cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm từ việc tham gia cơ chế giải
quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại WTO

6



Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CỦA WTO VÀ VIỆC THAM GIA VỚI TƢ CÁCH LÀ BÊN THỨ BA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 01/01/1995
trên cơ sở kết quả Vòng đàm phán đa phương Uruguay (1986-1993). Trên
nhiều phương diện, WTO ra đời trên cơ sở tiền thân là GATT - Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại được ký kết vào năm 1948 và chấm dứt
hiệu lực kể từ ngày 31/12/1994 [7]. Trong suốt 47 năm hình thành và phát
triển, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đã đạt được một số kết quả nhất
định. Cơ chế này được đánh giá vừa có tính chất pháp lý vừa có tính chất
ngoại giao giữa các nước thành viên của GATT. Ngay từ khi cơ chế của
GATT đi vào hoạt động, mô hình này tỏ ra khá phù hợp với bối cảnh kinh tế
thế giới bởi một số lý do sau đây: Thứ nhất, số lượng các nước Thành viên
sáng lập của GATT còn ít (tổng số Thành viên sáng lập ban đầu là 23 nước).
Thứ hai, các nước Thành viên sáng lập đa số là những nước phát triển, có nền
kinh tế phát triển với nhiều đặc điểm tương đồng. Thứ ba, những vấn đề tranh
chấp phát sinh trong một số lĩnh vực nhất định và được giải quyết có tính chất
ngoại giao là chủ yếu. Do vây, cơ chế giải quyết tranh chấp trong suốt giai
đoạn tồn tại và phát triển của GATT đã đạt được một số thành công định. Tuy
nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng
và phức tạp, số lượng các nước thành viên ngày gia tăng (gồm cả những nước
phát triển, đang phát triển và kém phát triển), cơ chế giải quyết tranh chấp của
GATT ngày càng bộc lộ những hạn chế, thậm chí bế tắc trong việc giải quyết
các tranh chấp giữa các nước Thành viên.
Tại Vòng đàm phán Uruguay, các nước Thành viên đã ký kết quyết
7



định thành lập WTO cùng với các Hiệp định đa phương mới về thương mại.
Trong đó điểm nhấn nổi bật tại vòng đàm phán này, các nước đã cùng thống
nhất ký kết Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết
tranh chấp (DSU) trong khuôn khổ WTO. Thỏa thuận này tạo cơ sở pháp lý
và có giá trị bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO.
WTO luôn được khẳng định tôn chỉ hoạt động của mình: “WTO là một
tổ chức được điều hành hành bởi các thành viên dựa trên cơ sở luật lệ - mọi
quyết định đều được ban hành bởi các thành viên, và các luật hệ đều là kết
quả của việc đàm phán thống nhất giữa các thành viên” [47]. Hiện nay với
tổng số hơn 500 vụ kiện được thụ lý và giải quyết thông qua cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO, DSU được đánh giá là một trong những cơ chế giải
quyết tranh chấp được sử dụng thường xuyên, hiệu quả và có ảnh hưởng nhất
trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia thành viên.
1.1.1. Sự hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đóng vai trò hết sức quan
trọng và được xem như một trong những biện pháp điều hòa, giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại quốc tế dựa trên hệ thống luật
lệ (rules-based system). Hệ thống này được kế thừa và phát triển dựa trên nền
tảng hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại đa biên trong Hiệp định
chung về Thương mại và Thuế quan (GATT).
Cụ thể, DSU kế thừa và phát triển dựa trên các quy định cụ thể tại Điều
XXII và XXIII của GATT 1947 cũng như những thủ tục được tiếp tục sửa đổi
bổ sung (khoản 1 Điều 3 DSU) về giải quyết tranh chấp giữa các nước Thành
viên. Hệ thống giải quyết tranh chấp hiện nay của WTO về cơ bản vẫn dựa
trên và tuân thủ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp đã được áp dụng theo
các Điều XXII và XXIII của GATT 1947. Tuy nhiên tại Vòng đàm phán

8



Uruguay, các nước Thành viên đã nhất trí sửa đổi và chi tiết hóa hệ thống giải
quyết tranh chấp của GATT trước đó để phù hợp với thực tiễn.
1.1.1.1. Hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT 1947
Cơ chế giải quyế t tranh chấp dựa trên những quy định tại Điề u XXII và
Điề u XXIII Hiê ̣p đinh
̣ GATT 1947. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về căn cứ và thủ tục Tham vấn giữa các bên ký kết
tại Điề u XXII như sau: “1. Mỗi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề
có thể được một bên ký kết khác đề cập về tác động đến sự thực thi Hiệp định
này và sẽ dành các khả năng thích ứng để tham vấn giải quyết các vấn đề đó.
2. Theo yêu cầu của một bên ký kết, các Bên ký kết sẽ có thể tiến hành tham
vấn với một hay nhiều bên ký kết về một vấn đề, tham vấn sẽ được tiến hành
theo phương thức đã nêu tại khoản 1.” [9]. Theo quy định này, các nước
Thành viên xem xét khả năng tuân thủ của một nước Thành viên khác về việc
áp dụng và thực hiện GATT. Thủ tục tham vấn được tiến hành khi có yêu cầu
của một bên đối với một hoặc nhiều bên về một vấn đề liên quan đến Hiệp
định đã ký kết.
Thứ hai, quy định vấn đề vô hiệu hóa hay vi phạm cam kết tại Điề u
XXIII của GATT [9]. Theo quy đinh
̣ này, nếu một bên ký kết cho rằng lợi ích
trực tiếp hoặc gián tiếp của mình phát sinh từ các quy định của GATT bị vô
hiệu hay bị vi phạm bởi bên ký kết khác thì bên đó có quyền yêu cầu ngừng
áp dụng nhân nhượng hay thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên vi phạm.
Có thể nhận thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT có tính chất
hòa giải, tìm tiếng nói chung giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh
chấp nhằm mục đích làm cho các bên tranh chấ p hiể u nhau hơn và đi đế n mô ̣t
giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được . Trên thực tế các tranh chấp trong
9



những năm đầu tiên tồn tại của GATT 1947 được Chủ tịch Hội đồng GATT
xem xét và đưa ra phán quyết. Sau này, các tranh chấp được chuyển cho các
Ban công tác bao gồm đại diện của tất cả các Bên ký kết có liên quan, bao
gồm cả các bên tranh chấp để giải quyết. Các Ban công tác này thông qua báo
cáo trên cơ sở quyết định đồng thuận. Không lâu sau đó Ban công tác đã bị
thay thế bởi Ban hội thẩm gồm từ 3 tới 5 chuyên gia độc lập không liên quan
tới các bên tranh chấp. Các Ban hội thẩm này viết những báo cáo độc lập kèm
theo khuyến nghị và phán quyết nhằm giải quyết tranh chấp và chuyển tới Hội
đồng GATT. Những báo cáo này có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các
bên tranh chấp một khi được sự chấp nhận của Hội đồng GATT. Vì vậy các
Bên ký kết GATT đã tạo ra một hệ thống án lệ và áp dụng cách tiếp cận ngày
càng phụ thuộc vào các quy tắc pháp luật được thông qua trước đó và phương
thức lập luận như của toà án trong các báo cáo của họ.
Các Bên ký kết GATT 1947 đã dần dần pháp chế hóa và đôi khi cũng
sửa đổi những thực tiễn giải quyết tranh chấp khi có thủ tục phát sinh. Những
quyết định và thỏa thuận quan trọng nhất về giải quyết tranh chấp trước Vòng
đàm phán Uruguay bao gồm:
- Quyết định về các thủ tục theo Điều XXIII (5.4.1966);
- Thỏa thuận về thông báo, tham vấn, giải quyết tranh chấp và giám sát
(28.11.1979);
- Quyết định về giải quyết tranh chấp trong Tuyên bố cấp Bộ trưởng
(29.11.1982);
- Quyết định về giải quyết tranh chấp (30.11.1984).
1.1.1.2. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO
Bên cạnh những thành công nhất định của cơ chế giải quyết tranh chấp
của GATT 1947, cơ chế này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, yếu kém trong quá
10



trình vận hành. Các vấn đề tranh chấp ngày càng đa dạng và phức tạp. Các vụ
việc tranh chấp ngày càng bị kéo dài, thậm chí bế tắc trong quá trình giải
quyết. Điều này có thể lý giải bởi một số nguyên nhân như: i) Số lượng các
nước Thành viên của GATT ngày một gia tăng; ii) Các nước Thành viên này
có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế; iii) Các quy định của GATT
không còn phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp. Điều này thậm chí còn
dẫn tới nhiều hành động đơn phương của các nước Thành viên để thực thi
quyền thay vì dựa vào hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT. Từ thực tiễn
những điểm yếu của hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT, các Bên ký
kết GATT 1947 đều nhận thấy rằng hệ thống này cần được đổi mới và hoàn
thiện. Vì vậy, việc đàm phán về giải quyết tranh chấp đã được đưa vào
chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán trong Vòng đàm phán Uruguay
để sửa đổi, bổ sung quy định mới phù hợp thực tiễn trong việc giải quyết
tranh chấp giữa các nước Thành viên.
Năm 1989, trong quá trình đàm phán tại Vòng đàm phán Uruaguay,
các Bên ký kết đã sẵn sàng thực hiện một số kết quả cụ thể bước đầu của các
cuộc đàm phán và đã thông qua Quyết định về Những đổi mới đối với các
quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong GATT (ký ngày 12.4.1989). Kết
quả của Vòng đàm phán Uruguay là việc các nước Thành viên ký kết Thoả
thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU).
Một hệ thống giải quyết tranh chấp mới được hoàn thiện đáng kể với những
ưu điểm vượt trội so với cơ chế giải quyết tranh chấp cũ của GATT cụ thể
như: Thành lập các cơ quan giải quyết tranh chấp chuyên biệt gồm Cơ quan
Giải quyết tranh chấp (DSB), Cơ quan phúc thẩm (AB). Những thủ tục giải
quyết tranh chấp đã chi tiết hơn đối với các giai đoạn khác nhau khi giải quyết
tranh chấp, bao gồm cả các thời hạn cụ thể đã được quy định trong DSU. Kết
quả là DSU đã đưa ra nhiều mốc thời hạn nhằm bảo đảm giải quyết nhanh
11



chóng tranh chấp. Thay vì việc những tranh chấp trước đây theo thủ tục của
GATT bị kéo dài thì nay đã được rút ngắn.
1.1.1.3. Những thay đổi cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO so với GATT 1947
Từ GATT đến WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp đã có những thay đổi
đáng kể nhằm tăng cường hiệu quả trong vấn đề giải quyết tranh chấp giữa
các nước Thành viên. Những vấn đề thay đổi như sau:
- Áp dụng nguyên tắc “đồng thuận phủ quyết” của Cơ quan giải quyết
tranh chấp (DSB) trong trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp như: thành lập
Ban hội thẩm và thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm,
trừ khi có sự đồng thuận không nhất trí làm như vậy. Quy tắc này còn được áp
dụng đối với việc cho phép các biện pháp trả đũa chống lại bên không thực
hiện phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Quy tắc “đồng thuận
nghịch” được coi là là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề bế tắc
mà trước đó ở GATT 1947 chưa giải quyết được.
- Quy định thời hạn cụ thể trong trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp
của DSU nhằm đảm bảo các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và hiệu
quả. Nếu như trước kia, các vụ kiện trong GATT có thể kéo dài không có hồi
kết, thì nay với quy định mới về thời hạn chặt chẽ cho các giai đoạn cụ thể
của DSU đã rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp. Toàn bộ quá trình giải
quyết tranh chấp kéo dài không quá 15 tháng kể từ ngày DSB thành lập Ban
hội thẩm, không quá 18 tháng trong trường hợp Ban hội thẩm hoặc Cơ quan
phúc thẩm kéo dài thời hạn đưa ra báo cáo (trừ khi các bên tranh chấp thỏa
thuận đây là trường hợp ngoại lệ).
- Quy định trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm đối với việc tranh chấp
giữa các bên. Theo quy định mới được bổ sung này, một trong các bên tham
12


gia vụ kiện có quyền kháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm. Cơ quan phúc

thẩm xem xét kháng cáo về vụ việc của Ban hội thẩm. Đây được xem là một
đặc điểm mới quan trọng của hệ thống giải quyết tranh chấp trong WTO so
với GATT trước đây. Quy định này giúp cho một trong các bên tranh chấp có
cơ hội yêu cầu cơ quan phúc thẩm xem xét lại báo cáo của Ban hội thẩm đã
được thông qua trước đó. Nội dung kháng cáo được giới hạn về những vấn đề
pháp lý đã được đề cập đến trong báo cáo và những giải thích pháp luật của
Ban hội thẩm.
- Áp dụng chế định “amicus curiae” (Bạn của Tòa án) trong quá trình
xét xử tranh chấp của cơ quan xét xử. Theo quy định này cơ quan xét xử cho
phép những tổ chức, cá nhân không có lợi ích trực tiếp trong vụ tranh chấp tự
nguyên tham gia vào quá trình tố tụng để giúp cơ quan tài phán tìm hiểu tốt
hơn những vấn đề chứng cứ và pháp lý liên quan. Thực tiễn trong quá trình
xét xử, cơ quan giải quyết tranh chấp đã áp dụng quy định tại Điều 13 của
DSU để tạo cơ hội cho doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ (NGO), các
chuyên gia có thể đưa ra ý kiến về những khía cạnh nhất định có liên quan
đến các vấn đề khoa học, kỹ thuật được nêu ra bởi một trong các bên tranh
chấp. Quy định này góp phần khuyến khích sự tham gia đa dạng và tích cực
của các nhóm đối tượng nêu trên vào vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO
so với GATT trước đây.
- Tăng cường các quy định liên quan đến quá trình theo dõi, đảm bảo
thực thi báo cáo giải quyết tranh chấp…..
1.1.2. Các nguyên tắc của cơ chế giải quyết tranh chấp
Trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của
WTO, các tranh chấp này được giải quyết trên cơ sở luật lệ của WTO, tôn
trọng các nguyên tắc cơ bản cơ bản của Công pháp quốc tế (jus cogens) và
tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau đây:
1.1.2.1. Nguyên tắc công bằng
13



Kết quả của quá trình giải quyết là phán quyết và khuyến nghị của Cơ
quan giải quyết tranh chấp (DSB). Theo quy định của DSU, những phán
quyết và khuyến nghị không được làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ
của các bên đã được quy định trong các hiệp định đã liên quan (khoản 2 Điều
3 DSU). Đồng thời các quyết định về giải quyết tranh chấp không được triệt
tiêu hay làm giảm những lợi ích mà bất cứ thành viên nào của WTO có được
các quy định của các hiệp định có liên quan (khoản 5 Điều 3 DSU).
1.1.2.2. Nguyên tắc nhanh chóng
Vấn đề thiết yếu đối với việc thực hiện có hiệu quả chức năng của
WTO và duy trì sự cân bằng thích hợp giữa quyền và nghĩa vụ của các thành
viên chính là việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp (khoản 3 Điều 3
DSU). Do vậy, một khi lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp của thành viên theo
quy định của Hiệp định liên quan bị vi phạm thì cần phải được bảo vệ một
cách nhanh chóng.
1.1.2.3. Nguyên tắc hiệu quả
Để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp, các thành viên thể hiện
quyết tâm nhằm tăng cường hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp. Điều
này được khẳng định trong khoản 1 Điều 4 của DSU “các Thành viên khẳng
định quyết tâm của mình nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của các thủ
tục tham vấn được các Thành viên sử dụng”, theo đó tính hiệu quả được quy
định trong giai đoạn tham vấn, một thủ tục đầu tiên trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Bên cạnh đó trong toàn bộ quá trình trình giải quyết tranh chấp tại
WTO, các bên tranh chấp ưu tiên đạt được một giải pháp thương lượng mà
các bên có thể chấp nhập được (khoản 7 Điều 3 DSU).
1.1.2.4. Nguyên tắc bí mật
Nguyên tắc này trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được thể
hiện trong việc tiến hành tham vấn và tổ chức các cuộc họp của Ban hội thẩm
cũng như thủ tục tố tụng của quá trình xét xử phúc thẩm. Theo đó quá trình
14



tham vấn phải được giữ bí mật (khoản 6 Điều 4 DSU: “Quá trình tham vấn
phải được giữ bí mật, và không được gây phương hại đến các quyền của bất
kỳ Thành viên nào trong bất kỳ một quy trình tố tụng tiếp theo nào”), các
cuộc họp của Ban hội thẩm phải được tiến hành không công khai theo đó các
bên tranh chấp và các bên quan tâm chỉ có thể được tham dự khi được Ban
hội thẩm mời (điểm 2, Phụ lục 3 của DSU về thủ tục làm việc: “Ban hội thẩm
phải họp kín. Các bên có tranh chấp, và những bên có quan tâm, phải có mặt
tại các buổi họp chỉ khi được Ban hội thẩm mời có mặt”) và quá trình tố tụng
của Cơ quan phúc thẩm (AB) phải được giữ kín (khoản 10 Điều 17 DSU:
“Quá trình tố tụng của Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ kín. Các báo cáo
của Cơ quan Phúc thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các
bên tranh chấp và theo tinh thần của các thông tin được cung cấp và các ý
kiến được đưa ra”).
1.1.2.5. Nguyên tắc tham vấn
Thủ tục tham vấn song phương giữa các bên tranh chấp là bắt buộc (dù
không không được coi là một thủ tục tố tụng). Các thành viên phải thực hiện
thủ tục này một cách thiện chí và hợp tác (khoản 3 Điều 4 DSU).
1.1.2.6. Nguyên tắc đồng thuận phủ quyết (Negative consensus)
Nguyên tắc đồng thuận phủ quyết (hay còn gọi là nguyên tắc đồng
thuận nghịch) được thể hiện tại các khoản 1 Điều 6, khoản 4 Điều 16 và
khoản 14 Điều 17 của DSU. Theo quy định của nguyên tắc này thì việc ra
quyết định của DSB, thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban hội
thẩm, thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm sẽ không được thông qua
nếu tất cả các thành viên của DSB đều nhất trí không thông qua.
1.1.2.7. Nguyên tắc bắt buộc và áp dụng thống nhất
Một trong những nguyên tắc cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp đó
là nguyên tắc bắt buộc và áp dụng thống nhất cho tất cả các Hiệp định đa
phương của WTO. Nguyên tắc này được ghi nhận ngay tại khoản 1 và khoản
15



×