Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực tiễn huyện chương mỹ, thành phố hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.25 KB, 26 trang )

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ XUÂN DŨNG

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM TIẾN NAM

Phản biện 1: TS. NGUYỄN HẢI HỮU
Phản biện 2: TS. NGUYỄN THANH BÌNH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam 8giờ 30 phút
ngày12.tháng 4 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới công tác xã hội đang là ngành phát triển mạnh
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. CTXH đối với các cộng
đồng yếu thế là một lĩnh vực không còn xa lạ ở các cộng đồng Việt
Nam cũng như các nước trên thế giới. Phát triển cộng đồng hiểu đơn
giản là một tiến trình giải quyết một số vấn đề khó khăn của cộng
đồng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không
ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc
nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt
chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa
các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng. Phương pháp phát
triển cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực
cho người dân tại các cộng đồng ở Việt Nam trong hơn hai thập niên
đã đạt được nhiều thành tựu, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một
trong số ít các nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Một là,
sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động tài
nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính
sáng tạo của người dân vào các hoạt động phát triển.
Từ đó tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng thông qua việc xây
dựng năng lực cộng đồng và việc thu hút sự tham gia ở mọi cấp độ
của người dân trong các hoạt động cộng đồng là nguyên tắc giúp cho
người dân được nâng cao năng lực, tiến tới tự lực.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai
hàng loạt các chương trình, dự án nhằm hướng tới mục tiêu phát triển
1



cộng đồng bền vững trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố dân chủ.
Dân chủ trong phát triển cộng đồng là nhân tố quan trọng đánh giá
thành công của các dự án. Đảm bảo dân chủ là huy động sự tham gia
của người dân trong việc bàn bạc, lập kế hoạch, triển khai và giám
sát công việc của dự án, góp phần phát huy nội lực, tinh thần sáng
tạo của người dân trong giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Quan
trọng hơn, đó là việc trao quyền tự quyết và tiến tới cộng đồng tăng
năng lực.
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về sự tham gia của
người dân trong dự án phát triển cộng đồng dưới góc độ công tác xã
hội. Vì vậy, nghiên cứu về thực trạng sự tham gia của người dân
trong dự án phát triển cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực
trạng là hết sức cần thiết. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả, tính
chuyên nghiệp trong các dự án phát triển cộng đồng tại địa phương
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Sự tham gia
của người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực tiễn huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển cộng đồng trong nước,
tác giả Hoàng Anh Dũng (2013), phát triển cộng đồng dựa vào nguồn
lực và tài sản cộng đồng, đã nhấn mạnh về phương pháp tiếp cận dựa
vào nhu cầu và tài sản cộng đồng (Kết nối mạng lưới tổ chức, cá
nhân...) để phát triển. Ông xem yếu tố phát huy nội lực cộng đồng là
yếu tố quyết định cho sự thay đổi, phát triển của cộng đồng chứ không
phải các yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài. .
2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực trang sự tham
gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng và các yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội., Qua
đó đề xuất một số khuyến nghị để tăng cường sự vào cuộc của người
dân trong dự án phát triển cộng đồng tại huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự tham gia,sự tham gia
của người dân trong dự án phát triển cộng đồng.
Khảo sát và đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực
tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của
người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực tiễn huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng
từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Các hộ dân (100 hộ dân) bao gồm những người dân sống
trên địa bàn 2 thôn Chúc Đồng 1 và Chúc Đồng 2 xã Thụy Hương,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3


- 02 cán bộ xã, 01 cán bộ dự án, 02 cán bộ thôn, 04 người dân
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về nội dung:

- Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong dự án phát triển
cộng đồng từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; sự tham
gia của người dân bao gồm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
trong dự án phát triển cộng đồng về cái gì?
4.2.2. Phạm vi về không gian, thời gian:
- Về không gian: Nghiên cứu sự tham gia của người dân tại 02
thôn Chúc Đồng 1, Chúc Đồng 2 thuộc Xã Thụy Hương, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Mỗi thôn khảo sát 50 người dân
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12
năm 2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên
cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực, là hệ thống chặt chẽ
các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng lựa chọn và
vận dụng các phương pháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu là phương pháp
sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, nội
dung từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc kết luận rút ra từ các

4


nguồn tài liệu những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu của
bản thân.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tiến hành phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng là cán bộ
lãnh đạo địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các hộ dân, đặc biệt

là trưởng thôn, trưởng các nhóm người dân tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp thu thập thông
tin thông qua việc sử dụng một bảng soạn sẵn, người điều tra phát
bảng hỏi, hướng dẫn cách trả lời, người được hỏi sẽ tự mình ghi câu
trả lời ra phiếu bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát:
Đối tượng và nội dung cần quan sát để thu thập thông tin đầy
đủ cho đề tài đó là thực tiễn sự tham gia của người dân trong dự án
phát triển cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp tham gia:
Để có nhìn nhận đánh giá chân thực, khách quan nhất về
vấn đề nghiên cứu, tác giả sẽ tham gia trực tiếp vào các hoạt động
phát triển cộng đồng tại địa phương như một tác viên cộng đồng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài sẽ góp phần xây dựng hệ thống lý luận về sự tham gia
của người dân trong dự án phát triển cộng đồng: dân biết, dân bàn, dân
làm và dân kiểm tra.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
5


Kết quả nghiên cứu giúp cho người dân trong cộng đồng nhìn
nhận một cách đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình trong các
hoạt động chung của cộng đồng nơi mình đang sinh sống, nhìn nhận
được một cách đầy đủ về các nguồn lực của cộng đồng, tài sản hiện có
và thế mạnh của cộng đồng từ đó nâng cao nhận thức và phát huy các
giá trị truyền thống, phát huy sức mạnh đoàn kết để phát triển cộng
đồng bền vững.

7. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục thì nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về sự tham gia của người
dân trong dự án phát triển cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng sự tham gia của người dân trong dự án
phát triển cộng đồng tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tham gia
của người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực tiễn huyện
Chương Mỹ, thành phố hà Nội

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI
DÂN TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
1.1. Hệ thống khái niệm nghiên cứu
1.1.1.

Sự tham gia

6


Tham gia là những sự việc khác nhau đối với những người
khác nhau. Một vài định nghĩa về tham gia như sau:
Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đó
người thụ hưởng hay nhóm thân chủ ảnh hưởng định hướng và sự thực
hiện một dự án phát triển với quan điểm nâng cao chất lượng cuộc
sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc những giá trị khác
mà họ mong ước (Paul, 1987).
1.1.2. Người dân

Theo từ điển Bách khoa toàn thư “ Nhân dân hay còn gọi là
người dân, quần chúng, dân là thuật ngữ chỉ về toàn thể những con
người sinh sống trong một quốc gia”.
1.1.3. Cộng đồng
Dưới góc độ những nhà nghiên cứu phát triển cộng
đồng: “cộng đồng là một nhóm các cư dân cùng sinh sống trong một
địa vực nhất định, có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản (cộng đồng
đô thị, cộng đồng nông thôn, cộng đồng người theo đạo thiên chúa,...”
Họ cùng tương tác (tác động qua lại với nhau).
(1) Họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc
vài đặc
điểm vật chất hay tinh thần nào đó.
1.1.4. Dự án phát triển cộng đồng
* Dự án
Dự án là một tập hợp các hoạt động có kế hoạch và sử dụng
các nguồn lực thực hiện để đạt được kết quả hướng tới một mục
đích cụ thể với nguồn ngân sách và thời gian nhất định.
7


* Phát triển cộng đồng
Có rất nhiều khái niệm về phát triển cộng đồng, mỗi khái
niệm đều được phát biểu dưới những góc độ khác nhau, hướng tới
mục đích khác nhau, vì thế mang những đặc trưng riêng.
* Dự án phát triển cộng đồng
Bản chất của dự án phát triển cộng đồng là mang lại sự thay
đổi xã hội theo chiều hướng tích cực hiểu theo nghĩa cụ thể đó là:
“giúp người dân cách câu cá chứ không cho họ con cá”.
1.2. Lý luận dân chủ cơ sở trong dự án phát triển cộng
đồng

1.2.1. Một số khái niệm
* Dân chủ
Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ mọi quyền lực xã hội, đó là
mơ ước của nhân loại và của các nhà tư tưởng tiến bộ đưa ra rất sớm
trong lịch sử xã hội. Trải qua hàng ngàn năm tiến hoá đến thời đại
chúng ta, dân chủ đang là đòi hỏi bức xúc, là nhu cầu và động lực phát
triển xã hội.
* Dân chủ cơ sở
Dân chủ cơ sở là quyền làm chủ của nhân dân ở thôn, làng, xã
trong việc ban hành và thực hiện các quy định quan trọng về kinh tế,
chính trị, xã hội trước hết trong phạm vi thôn, bản, xã.
* Dân chủ cơ sở trong các dự án phát triển cộng đồng
Dân chủ cơ sở trong các dự án phát triển cộng đồng là quyền
làm chủ của nhân dân thông qua việc họ tự quyết định những công
8


việc cần làm trong một dự án phát triển cộng đồng như: xác định nhu
cầu, tham gia bàn bạc, xây dựng kế hoạch, tham gia thực hiện, kiểm
tra, giám sát, quản lý việc thực hiện dự án.
1.2.2. Ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ cơ sở với sự phát
triển của cộng đồng
Thực hiện dân chủ cơ sở nhằm hướng tới mục tiêu phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của
người dân.
1.2.3. Nội dung của việc thực hiện dân chủ cơ sở trong các
dự án phát triển cộng đồng
Nội hàm của dân chủ cơ sở là phương châm “dân biết, dân
bàn, dân
làm, dân kiểm tra”và nó được thực hiện dưới hai hình thức là dân chủ

trực
tiếp và dân chủ đại diện.
Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”có
tác dụng to lớn trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nó là
điều kiện để đoàn kết sức mạnh trong cộng đồng, là điều kiện huy
động mọi thành viên tham gia quản lý các công việc của cơ sở nâng
cao hiệu quả các chương trình dự án.
1.3. Lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân trong dự án phát triển cộng đồng
1.3.1.

Yếu tố thuộc về văn hóa của địa phương

Định nghĩa trên đây gồm có hai phần chính:
9


- Phần thứ nhất chỉ ra bản chất và những thành tố chính cấu
thành nên văn hóa. Theo đó văn hóa “một tập hợp của những đặc
trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay
một nhóm người trong xã hội”.
- Phần thứ hai của định nghĩa này cũng liệt kê những hình
thức biểu hiện chính của văn hóa: “nó chứa đựng, ngoài văn học và
nghệ thuật, cả các phong cách sống, các lối chung sống, các hệ thống
giá trị, các truyền thống và đức tin.”.
Yếu tố thuộc về người dân
- Người dân tham gia cào các hoạt động của phát triển cộng
đồng, được quan tâm đến mong muốn, nhu cầu, những sáng kiến, kinh
nghiệm...sẽ khiến họ phát huy tính chủ động để tham gia và cùng chia
sẻ trách nhiệm thực hiện các hoạt động chung.

- Tin tưởng vào khả năng của người dân là tin cậy, đặt lòng
tin vào năng lực người dân nơi mà viên cộng đồng thực hiện hoạt
động trợ giúp cộng đồng.
1.3.2.

Yếu tố thuộc về tác viên cộng đồng

- Người nghiên cứu: Nói đơn giản hơn là người tìm hiểu cộng
đồng về tâm tư nguyện vọng, thực trạng đời sống của người dân, đây
là một việc làm cần phải có khi khởi đầu bất kỳ một hoạt động nào.
- Người lập kế hoạch: Lập kế hoạch theo phát triển cộng đồng
là cùng người dân thảo luận và thống nhất các hoạt động cần phải triển
khai để giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người dân: Trong
quá trình lập kế hoạch, người dân cung cấp thông tin, tham gia thảo
luận, bàn bạc, góp ý kiến, quyết định các phương án.
10


- Người huấn luyện: Để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội
theo tình hình mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ rất là quan
trọng. Như vậy tác viên cộng đồng có nhiệm vụ vừa là người học và
cũng vừa là người đào tạo. Muốn có kết quả đào tạo tốt nhất người
huấn luyện cần áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, lấy người
học làm trọng tâm. “Dạy học nâng cao trình độ cho nông dân.
- Người xúc tác: Trong cộng đồng có những nguồn lực như:
con người, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức ban ngành đoàn thể, cơ sở
vật chất, vốn tài nguyên.
- Người tạo thuận lợi: Người dân còn hạn chế vể kiến thức, kỹ
năng, phương pháp làm việc và giải quyết vấn đề.
- Người biện hộ: Là người đại diện của nhóm người thiệt thòi,

tác viên cộng đồng có trách nhiệm bênh vực quyền lợi chính đáng của
họ.
Tác viên cộng đồng cần phải xác định rõ nhu cầu của người
dân trước khi xây dựng và thực hiện các hoạt động.
Yếu tố thuộc về chính quyền địa phương
Với đặc thù các cộng đồng ở Việt Nam đều trược thuộc và
quản lý bởi hệ thống hành chính nhà nước. Các hoạt động được triển
khai ở cộng đồng đều chịu sự quản lý trực tiếp như Ủy ban xã, Ủy ban
huyện...
Yếu tố thuộc về nhà tài trợ
Thực hiện một dự án phát triển cộng đồng không chỉ mang
tiền bạc hay các cơ sở vật chất kĩ thuật đến cho một cộng đồng mà
trước tiên phải phát huy tích cực sự tham gia của người dân trong
11


cộng đồng, giúp họ tự xác định được nhu cầu đích thực mà họ cần
phải giải quyết, tạo cho họ khả năng tự lực, tự giải quyết các vấn đề
của chính bản thân họ mang lại
1.4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về dân chủ cơ sở
trong phát triển cộng đồng
1.3.1. Quan điểm về quyền làm chủ của nhân dân
Thực hiện nhất quán quan điểm của Người, ngày nay Đảng ta
vẫn khẳng định “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân”[Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và Tư tưởng Hồ Chí Minh].
1.3.2. Quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
nhân dân.
Bên cạnh đó, văn kiện đại hội X đã nhấn mạnh “Thực hiện
đồng bộ các chính sách pháp luật của nhà nước nhằm phát huy dân

chủ”các chính sách luật pháp và khung pháp lý cơ bản để thực hiện
việc trao quyền cho người dân nhằm giải quyết vấn đề của cộng đồng
mình.
1.3.3. Quan điểm đại đoàn kết dân tộc
Việt Nam trở thành một cộng đồng lớn mạnh như hiện nay là
do nhân dân ta thấm nhuần lời dạy của Bác “Đoàn kết là sức mạnh,
đoàn kết là thắng lợi, đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết thành công
thành công đại thành công”, tinh thần đoàn kết dân tộc luôn được Hồ
Chí Minh đề cao bởi sức mạnh của đoàn kết là sức mạnh bất khả xâm
phạm là pháo đài thép mà không một kẻ thù nào đánh phá được.
12


1.3.4. Quan điểm vai trò của các đoàn thể, tổ chức xã hội
Các đoàn thể là nơi tập hợp các quần chúng, trong những năm
qua nước ta đã mở rộng quyền tham gia của người dân thông qua phát
triển mạng lưới các tổ chức xã hội, các hội đoàn thể, việc mở rộng
mạng lưới tổ chức đoàn thể đã góp phần tích cực vào việc phát huy
quyền làm chủ của người dân.
1.3.5. Quan điểm quán triệt nguyên tắc “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra”của Pháp lệnh dân chủ cơ sở nhằm phát huy
quyền làm chủ của nhân dân
Một là, đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở
trong tổng thể của hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo,
Hai là, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao
chất lượng và hiệu lực quản lý của Quốc hội,
Ba là, phát huy dân chủ cơ sở gắn liền với phát triển kinh tế xã
hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và
hiệu quả;
Bốn là, nội dung quy chế phát huy dân chủ cơ sở phải phù hợp

với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ
cương, trật tự, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với
nghĩa vụ, chống quan liêu vi phạm dân chủ cơ sở;
+ Quyền được biết và thực hiện của dân:
Các chương trình dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân
đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã;
Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm
nghèo;
13


Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính
liên quan đến xã;
Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực,
tham nhũng của cán bộ xã, thôn, làng, ấp, bản;
Công tác văn hoá, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Quyền được bàn và quyết định trực tiếp của dân:
Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, thôn, làng, ấp,
bản phù hợp với pháp luật Nhà nước;
Thành lập ban giám sát công trình do dân đóng góp;
Tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh;
+ Quyền được tham gia ý kiến trước khi HĐND, UBND xã quyết
định:
Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình quốc gia về y tế,
nước sạch, vệ sinh môi trường;
Các chủ trương, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng;
Giới thiệu người ứng cử HĐND xã;
Những việc khác mà HĐND, UBND thấy cần thiết;
+ Quyền thực hiện giám sát, kiểm tra của nhân dân:

Quản lý và sử dụng đất đai;
Thu chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước,
các khoản đóng góp của nhân dân;
Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc giúp đỡ
thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng,
chính sách bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội;
14


Chương 2
THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ
ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
* Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chương
Mỹ
Chương Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam Hà
Nội, cách trung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai;
phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp
huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh
Hòa Bình). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 237,4 km2, là huyện
có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. 2.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
2.2. Thực trạng sự tham gia của người dân trong dự án
PTCĐ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
2.2.1. Sự tham gia của người dân trong việc biết thông tin về
dự án
Quyền được biết của nhân dân là tiền đề cơ bản để họ có thể
thực hiện các quyền tiếp theo của mình. Người dân phải được thông
tin một cách đầy đủ nhất về những việc sắp triển khai trong cộng

đồng. 2.2.2. Sự tham gia của người dân trong việc bàn bạc trong dự
án

15


Để đánh giá về mức độ tham gia trong bàn bạc của người dân
trong dự
án, học viên đã tiến hành điều tra dựa trên một số tiêu chí. Kết quả thu
được cụ thể như sau:
- Quyền được bàn bạc :
“Bàn bạc là trách nhiệm của dân mà, mỗi khi nghe thông
báo họp dân là người dân tập trung lại đến nhà văn hóa thôn để
cùng nhau bàn bạc mà...”
- Quyền được đưa ra ý kiến của mình:
“Mỗi khi họp dân thì Bác đều phát biểu ý kiến, mỗi người
ai cũng đưa ra ý kiến của mình khi bàn đến các công việc chung
của thôn…”.
- Hình thức tham gia bàn bạc:
Tìm hiểu những hình thức mà người dân đã tham gia bàn bạc,
với câu hỏi ông (bà) đã từng tham gia vào những hình thức họp bàn
nào sau đây? Kết quả thu được từ những người tham gia trả lời phiếu
hỏi như sau:
- Nội dung công việc tham gia bàn bạc:
Một dự án khi được triển khai thì yêu cầu có sự bàn bạc rất
nhiều công việc ở nhiều góc độ khác nhau, khi đưa câu hỏi đến với
dân là: ông (bà) tham gia bàn bạc những nội dung công việc gì trong
dự án?
2.2.3. Sự tham gia của người dân trong triển khai dự án
Để hướng tới mục đích có những kết luận về thực trạng sự

tham gia của người dân trong triển khai dự án, học viên đã tiến hành
16


điều tra, thu thập thông tin dựa vào một số tiêu chí, kết quả được biểu
hiện cụ thể như sau:
- Nhận thức về người tham gia dự án:
Như vậy, người dân luôn chủ động và xác định được giới hạn
quyền lực của mình trong cộng đồng, có những việc vượt quá khả năng
cho phép họ biết xin ý kiến tham mưu của lãnh đạo2.2.4. Tham gia
trong kiểm tra/giám sát
Để đánh giá mức độ tham gia trong khâu kiểm tra/giám sát dự
án, học viên đã sử dụng một số câu hỏi nhận thức về mức độ cần thiết
của việc tham gia kiểm tra/giám sát, mức độ thường xuyên trong
phiếu hỏi và trong phỏng vấn sâu người dân.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân
trong dự án PTCĐ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân trong dự án, với câu hỏi theo Ông (bà) các yếu tố nào
dưới đây ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong dự án.
Yếu tố thuộc về người dân với 8/100 phiếu chiếm (8%).
Người dân ở cộng đồng đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa đôi khi còn bảo thủ, trì trệ, ngại tham gia và ngại tự
bộc lộ bản thân, chưa quan tâm tới những vấn đề chung của cộng
đông. Do vậy sự đoàn kết nội bộ, cùng nhau chia sẻ những khó
khăn, vướng mắc trong cộng đồng sẽ giúp người dân hiểu được
nhau hơn, được tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng,
hiểu rõ về dân chủ cơ sở của mình trong cộng đồng.
Kết luận chương 2
17



Chương 2 trình bày thực trạng phát sự tham gia của người dân
trong dự án phát triển cộng đồng tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội. Thông qua việc khái quát về huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội về địa lý, khí hậu, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Luận văn đã phân tích thực trạng sự tham gia của người dân
trong dự án PTCĐ trong đó học viên phân tích sự tham gia của người
dân trong việc biết đến dự án và thông tin về dự án, mức độ cần thiết
biết đến dự án của người dân, sự tham gia của người dân trong việc
bàn bạc trong dự án, trong đó phân tích các quyền được bàn bạc,
quyền được đưa ra những ý kiến của mình, hình thức và nội dung
công việc bàn bạc. Sự tham gia của người dân trong việc triển khai dự
án, kiểm tra/giám sát dự án.
Luận văn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân trong dự án, những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự
tham gia của người dân trong cộng đồng, mối quan hệ của người dân
với tác viên cộng đồng, với lãnh đạo địa phương, với nhà tài trợ và với
chính bản thân của mỗi người dân với nhau trong cộng đồng.
Chương 3
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG
ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI.

18


Đối với nhà tài trợ: Tiếp tục triển khai các chương trình dự án
hỗ trợ tại cộng đồng, đưa nhiều dự án hơn nữa với mục đích nhằm

thúc đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo của địa phương.
Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn về triển
khai dự án PTCĐ cho cán bộ cộng đồng cơ sở.
- Đối với chính quyền địa phương: Phối hợp chặt chẽ với
UBND cấp cấp huyện, thành phố để thu hút những chương trình/dự án
về các xã gặp khó khăn, vùng sâu vùng xa. Quan tâm tới công tác
tuyên truyền dân chủ cơ sở trong các dự án, góp phần nâng cao nhận
thức của người dân, thu hút sự tham gia của người dân trong việc giải
quyết vấn đề cộng đồng.
Thực hiện hiệu quả, thành công tinh thần của Pháp lệnh dân
chủ cơ sở trong nhân dân, giúp người dân có cái nhìn khách quan hơn
về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong cộng đồng.
Lãnh đạo địa phương phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của
mình, thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân, giải đáp
những thắc mắc của người dân trên tinh thần dân chủ, khách quan.
Quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ tác viên cộng đồng
có trách nhiệm, lòng nhiệt tình với công việc, có những ưu đãi, tạo
điều kiện làm việc tốt nhất để những cán bộ cộng đồng làm việc

19


hiệu quả hơn. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,
các kỹ năng làm việc dưới cộng đồng.
- Đối với tác viên cộng đồng: Tác viên cộng đồng phải
thành thật với người dân trong cộng đồng và thành thật với chính
mình. Trong mọi hoàn cảnh luôn phải đặt lợi ích của cộng đồng lên
hàng đầu, không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì lợi ích riêng
của bản thân mình, không ba hoa, hứa hẹn những điều vượt quá khả
năng của mình.

Phát triển cộng đồng là một tiến trình khó khăn, do vậy
trong quá trình làm việc với cộng đồng có nhiều quan điểm khác
nhau của nhiều thành phần trong cộng đồng, người tác viên cộng
đồng phải kiên trì, nhẫn nại, không nóng vội, không nên áp đặt ý
tưởng, sáng kiến của mình thay người dân.
Tác viên cộng đồng cẩn phải khiêm tốn trong quá trình làm
việc với cộng đồng, với người dân, có sự khiêm tốn mới để giúp
cho tác viên cộng đồng lắng nghe, đón nhận những ý kiến từ người
dân. Chấp nhận sự góp ý của người dân trong cộng đồng thì người
tác viên cộng đồng mới nâng cao được năng lực của mình trong
quá trình làm việc.
Tôn trọng cồng đồng, tôn trọng người dân. Bởi vì, khi làm
việc với người dân trong cộng đồng sẽ tạo lập được mối quan hệ rất
20


tốt với người dân, tạo cho người dân sẵn sàng hợp tác và chia sẻ
với tác viên cộng đồng và hăng hái tham gia vào quá trình giải
quyết các vấn đề.
Tác viên cộng đồng hòa đồng với người dân trong cộng
đồng, không tạo khoảng cách xa lạ, cần tạo bầu không khí thoải
mái, chan hòa với người dân, để lắng nghe, đồng cảm, chấp nhận,
chia sẻ với những khó khăn vất vả của người dân và sẵn sàng trợ
giúp người dân.
- Với nhân dân địa phương: Cần có nhận thức rõ ràng về
quyền và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, phát huy vai trò
làm chủ cộng đồng, tích cực tham gia vào các chương trình/dự án, ủng
hộ chính quyền trong quá trình thực thi dân chủ cơ sở.
Thường xuyên nghe ngóng, tiếp nhận thông tin về các dự án,
quan tâm tới công việc chung của thôn xóm. Tích cực tham gia bàn

bạc đưa ra ý kiến của mình để xây dựng kế hoạch của các dự án.
Tham gia nhiều hơn nữa vào thực hiện dự án để phát huy
quyền làm chủ thực sự của mỗi người dân trong cộng đồng. Tham gia
với tinh thần tự giác, dân chủ khách quan.
Kết luận chương 3
Từ thực trạng sự tham gia của người dân trong dự án PTCĐ từ
thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, từ việc tìm hiểu thực
21


trạng sự tham gia của người dân trong dự án, tìm hiểu những yếu tố
ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong cộng đồng. Qua đó
đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa vai trò của người
dân, phát huy tính chủ động, tham gia vào các hoạt động chung của
cộng đồng, tăng cường sự vào cuộc của người dân trong dự án PTCĐ.
KẾT LUẬN
Thúc đẩy sự tham gia của người dân tại cơ sở là yêu cầu,
nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn xã hội. Bài học thực tiễn cho thấy,
các quyền về dân chủ không thể tự phát sinh và đương nhiên được
thực hiện. Để đạt được mục tiêu thực hiện dân chủ cơ sở đòi hỏi phải
có sự tham gia tích cực của mỗi người dân trong tiến trình này. Sẽ
không thực hiện được quyền dân biết nếu như người dân không biết
mình cần phải biết những gì, làm thế nào để được biết. Quyền bàn bạc
sẽ không thực hiện được nếu như người dân không tích cực đòi hỏi
cung cấp thông tin, nỗ lực tham gia bàn bạc những công việc, quyết
định có liên quan, ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Quyền quyết định
cũng không thể thực hiện được nếu như người dân không tích cực
cùng nhau bàn bạc và lựa chọn phương án để đi đến những quyết định
riêng của mình. Sẽ không thực hiện được quyền thanh tra, kiểm tra,
giám sát nếu như người dân e ngại, sợ đụng chạm với cán bộ chính

quyền.
Như vậy, người cán bộ và chính quyền cơ sở có trách nhiệm
trong việc góp phần thúc đẩy việc thực hiện dân chủ cơ sở tại địa

22


phương, có vậy thì người dân ngày càng có ý thức hơn về trách nhiệm
của họ đối với các công việc chung của cộng đồng.
Đánh giá đúng mức về thực trạng sự tham gia của người dân
trong dự án PTCĐ có mối quan hệ gắn bó với điều kiện thực tế của
huyện. Trong những năm qua cùng với những thành tựu về kinh tế mà
người dân toàn huyện đạt được, thì vai trò của yếu tố dân chủ ngày
càng được khẳng định, mọi đường lối, chủ trương phát triển kinh tế
đều đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, tôn trọng an sinh xã hội,
phúc lợi xã hội, tất cả vì cuộc sống ấm no của người dân địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng này mà khi tiến hành triển khai các
chương trình/dự án, lãnh đạo địa phương luôn quán triệt tinh thần của
Pháp lệnh dân chủ cơ sở, trao quyền tự quyết cho người dân, người
dân cùng lãnh đạo đồng lòng thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển
kinh tế địa phương theo hướng bền vững.
Đánh giá đúng mức về thực trạng sự tham gia của người dân
trong dự án PTCĐ có vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi mục tiêu
xây dựng một xã hội “công bằng- dân chủ- văn minh”. Thực chất của
nó là nhằm khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức tự chủ, tính cộng đồng
trong mỗi người dân để đáp ứng yều cầu ngày càng cao của cuộc
sống. Khi người dân trong cộng đồng thể hiện được những năng lực
vốn có của mình tức là người dân đã đóng góp cho sự phát triển bền
vững của cộng đồng mình đang sinh sống.
Một lần nữa kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh cho

thực trạng sự tham gia của người dân trong cộng đồng, những con số,
23


×