Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

phân tích và đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam vietcombank và ngân hàng thương mại cổ phần á châu acb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.78 KB, 43 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ( ACB)........................................6
2. Phân tích tình hình hoạt động của hai ngân hàng.............................................8
2.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)8
Quy mô tín dụng.................................................................................................13
Phân tích chất lượng tín dụng...........................................................................15
Bảng 8: Bảng thu nhập của Vietcombank năm 2010-2011.............................16
Phân tích thu nhập.............................................................................................17
Phân tích chi phí.................................................................................................18
Phân tích tình hình lợi nhuận............................................................................19
2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)........................................19
Quy mô tín dụng.................................................................................................24
Phân tích chất lượng tín dụng...........................................................................26
Phân tích hình thu nhập....................................................................................27
Phân tích chi phí của ACB................................................................................29
Phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân hàng ACB........................................30
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh........................................................31
3.2 Tình hình Nguồn vốn...................................................................................32
3.3 Tình hình tín dụng.......................................................................................32
Quy mô tín dụng.................................................................................................32
3.4 Tình hình thu nhập - chi phí - khả năng sinh lời.......................................34
Thu nhập............................................................................................................. 34
Quản trị ngân hàng

1


Chi phí................................................................................................................. 35


Khả năng sinh lời...............................................................................................35
KẾT LUẬN............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................37

Quản trị ngân hàng

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
2. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước.
3. CTCP: Công ty cổ phần.
4. TCTD: Tổ chức tín dụng.
5. GTCG: Giấy tờ có giá.
6. KKH: Không kỳ hạn.
7. CKH: Có kỳ hạn.
8. CTCP: Công ty cổ phần.
9. NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
10. VĐL: Vốn điều lệ.

Quản trị ngân hàng

3


LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cức, trong đó rõ nét nhất là sự phát triển của hệ thống ngân hàng
mà một phần là do sự gia nhập của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài đầu

tư vào Việt Nam dẫn đến tăng sức ép cạnh tranh lên hệ thống ngân hàng trong nước,
buộc các ngân hàng trong nước phải chuyển mình đổi mới, nâng cao năng lực tài
chính để có thể đối mặt với nhiều thách thức.
Bên cạnh các yếu tố tác động đến sự tồn tại và vững mạnh của một ngân
hàng như sự phát triển của nền kinh tế, các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước
thì năng lực quản trị của các nhà lãnh đạo của ngân hàng cũng rất quan trọng vì đó
là những người đưa ra phương hướng kinh doanh cho ngân hàng và một phần quyết
định đến lợi nhuận của ngân hàng. Để có thể đưa ra được một phương hướng kinh
doanh đúng đắn đòi hỏi các nhà quản trị phải hiểu rõ về tình hình tài chính hiện tại
của ngân hàng một cách sâu sắc. Để làm được điều đó thì công việc phân tích hoạt
động kinh doanh của ngân hàng là một thước đo quan trọng để đánh giá kết quả
kinh doanh cũng như xu hướng tăng trưởng của ngân hàng ở hiện tại và quá khứ.
Trong phạm vi một bài tiểu luận cũng như là nội dung phân tích hoạt động
kinh doanh là một nội dung rất rộng bao gồm phân tích ngân hàng ở nhiều khía
cạnh khác nhau, nên nhóm chúng em chỉ nghiên cứu những nội dung đóng vai trò
quan trọng trong công tác phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó
do hạn chế về thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân nên bài tiểu luận chắc
chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong Thầy thông cảm và góp ý để bài
thêm hoàn thiện.

Quản trị ngân hàng

4


1.
Giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động của hai ngân hàng
1.1
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)

1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Vietcombank
Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành
lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962
trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay
là ngân hàng nhà nước (NHNN)).
Ngày 21/9/1996 được sự ủy quyền của Thủ Tướng Chính phủ, Thống đốc
NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập NH Vietcombank theo
mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank luôn giữ vị thế
là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại
quốc tế, trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín
dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh
ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…Vietcombank
đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác nhau như: cho vay (10%), tiền gửi (~12%), thanh toán quốc tế (~23%), thanh
toán thẻ (~55%)… Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên
phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm đưa ngân hàng tới
gần khách hàng như dịch vụ Internet Banking, VCB-Money (Home Banking), SMS
Banking, Phone Banking…
Từ một ngân hàng chuyên kinh doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Ngân hàng
Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1
Hội sở chính, 1 sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc,
3 công ty con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3
công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, Bên cạnh đó Vietcombank còn
phát triển một hệ thống Autobank với 11,183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh
toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới
1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Vietcombank cũng là ngân hàng quốc doanh đầu tiên được cổ phần hóa tại

Việt Nam thông qua đợt IPO được tổ chức vào tháng 12/2001 với vốn điều lệ
12,100,860 triệu đồng, trong đó cổ đông nhà nước chiểm 6,87% và cổ đông nước
ngoài chiếm 2,4%.
Ngành nghề kinh doanh: căn cứ vào giấy phép hoạt động và giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, Vietcombank được kinh doanh ngân hàng và thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh sau: huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ, các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền
tệ…

Quản trị ngân hàng

5


1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức hoạt động của Vietcombank sau cổ phần hóa được xây dựng
theo mô hình công ty mẹ con trong ngân hàng thương mại (NHTM) giữ vai trò là
mảng hoạt động kinh doanh chính và sẽ hoạt động như một công ty mẹ, các nhà đầu
tư tham gia nắm giữ cổ phiếu Vietcombank có quyền lợi và trách nhiệm với
Vietcombank và cả các doanh nghiệp Vietcombank sở hữu, nắm quyền chi phối
hoặc đầu tư vốn.
Theo chỉ đạo của chính phủ, các công ty con của Vietcombank cũng sẽ được
cổ phần hóa nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệm của các đối
tác chiến lược, đặc biệt là các đối tác chiến lược nước ngoài…nhằm góp phần xây
dựng và phát triển Vietcombank. Theo đó các nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu
của các doanh nghiệp này, hoặc Vietcombank, hoặc cả hai và có quyền lợi và trách
nhiệm theo Điều lệ của đơn vị đó.
1.1.3 Hiệu quả hoạt động trong những năm vừa qua
Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2011 đạt 366.722.279
triệu đồng, tăng 19,21% so với cuối năm 2010, Tổng tài sản hợp nhất của

Vietcombank năm 2010 đạt 307.621.338 triệu đồng, tăng 20,35% so với cuối năm
2009, vượt 5,35% so với chỉ tiêu kế hoạch.
Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 5.697.405 triệu đồng, tăng 2,31% so với
năm 2010. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt 4.217.332 triệu đồng, giảm 1,99% so
với năm 2010.
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ được Vietcombank định hướng khá
mạnh mẽ, Vietcombank đã xây dựng nền tảng cho việc bán lẻ trên nhiều lĩnh vực và
đã ban hành hàng loạt các sản phẩm đến khách hàng sử dụng. Các chỉ tiêu kế hoạch
bán lẻ được thực hiện khá tốt, bao gồm cả huy động vốn, cho vay thể nhân, dịch vụ
thẻ, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán…
Với những quy định mà ngân hàng nhà nước (NHNN) đưa ra, Vietcombank
đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng hệ số an toàn vốn CAR từ 8.11% trong
năm 2009 lên 10% trong năm 2010, hoàn thành tốt chỉ tiêu mà đại hội đồng cổ đông
đề ra.
Tóm lại: tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam tiến triển tốt trong những năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam
gia nhập WTO và định hướng xu hướng phát triển mảng thị trường bán lẻ. Với vị
thế hiện giờ Vietcombank được xem là ngân hàng dẫn đầu trong khối ngân hàng
TMCP và đang ngày càng hoàn thiện mình hơn theo kịp tiến độ phát triển trong
nước và thế giới.
1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ( ACB)
1.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng ACB
Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty
tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho
Quản trị ngân hàng

6


hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần

Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban
Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính
thức đi vào hoạt động.
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và
nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều
kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh
ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có
những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Sau 6 tháng hoạt động đầu năm
2009, ACB vừa chính thức công bố kết quả kinh doanh hết sức khả quan tổng tài
sản đạt 141.750 tỷ đồng, tổng huy động đạt 105.439 tỷ đồng (trong đó huy động từ
dân cư là 102.478 tỷ đồng), dư nợ cho vay đạt 50.349 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
(sau khi trích lập dự phòng rủi ro tối đa theo qui định và chưa bao gồm lợi nhuận
của các công ty con) đạt trên 1.200 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận thu được từ hoạt
động tín dụng đạt 387 tỷ đồng chiếm 32%; thu từ hoạt động kinh doanh trái phiếu
và liên ngân hàng là 259 tỷ đồng tương đương 22%; và thu nhập từ dịch vụ, hoạt
động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng đạt 554 tỷ đồng tương đương 46%.
Dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại, ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực
hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử
thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp
sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo
của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên
hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của
ACB luôn nhằm thực hiện.
Mạng lưới kênh phân phối
Gồm 331 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên
toàn quốc, trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang
hoạt động, 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western
Union. Bốn công ty trực thuộc, hai công ty liên kết và hai công ty liên doanh

1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Tính đến ngày 31/3/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 9,337
người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
Hội đồng Quản trị của ACB gồm tám thành viên và không tham gia điều
hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan
đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược
tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính
giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành
thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban

Quản trị ngân hàng

7


Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và
Tài sản Có, và Hội đồng Đầu tư, v.v.
1.2.3 Hiệu quả hoạt động trong những năm vừa qua
Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9,376.965 triệu đồng. Kể từ
khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng (TCTD) cổ phần (năm
1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững
mạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A.
Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn CAR trên 8%. Tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu là 8% được quy định trong Thỏa ước BaselI của Ngân hàng Thanh
toán quốc tế (BIS – Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng. Đặc
biệt tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn
và hiệu quả của ACB.
2. Phân tích tình hình hoạt động của hai ngân hàng
2.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank)
2.1.1 Phân tích khái quát cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn
Để tìm hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank, trước
tiên ta cần có cái nhìn khái quát về quy mô và cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân
hàng.
Bảng 1: Quy mô, cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Vietcombank năm 2010
– 2011
Năm 2010
Chỉ tiêu
I. Tài sản
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi tại NHNN
Tiền gửi tại và cho
vay các TCTD khác
Chứng khoán kinh
doanh
Các công cụ tài
chính phái sinh và
các tài sản tài chính
khác
Cho vay khách
hàng
Chứng khoán đầu

Góp vốn, đầu tư dài
hạn

Quản trị ngân hàng

Số tiền

(triệu đồng)

Năm 2011

Tỷ
trọng
(%)

Chênh lệch

Số tiền
(triệu đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Mức
tăng/giảm

%
tăng/giảm

5,232,743
8,239,851

1.7
2.68

5,393,766

10,616,759

1.47
2.9

161,023
2,376,908

3.08
28.85

79,653,830

25.89

105,005,059

28.63

25,351,229

31.83

7,181

0.002

817,631

0.22


810,450

11,286.03

34,686

0.01

0

-34,686

-100

171,241,318

55.67

204,089,479

55.65

32,848,161

19.18

32,811,215

10.67


29,456,514

8.03

-3,354,701

-10.22

3,955,000

1.29

2,618,418

0.71

-1,336,582

-33.79

8


Tài sản cố định
Tài sản có khác
Tổng tài sản có
II. Nguồn vốn
Tiền gửi của
KBNN và các

TCTD khác
Vay NHNN và các
TCTD khác
Tiền gửi của khách
hàng
Các công cụ tài
chính phái sinh và
các khoản nợ tài
chính khác
Vốn tài trợ, ủy thác
đầu tư, cho vay
Phát hành giấy tờ
có giá
Các khoản nợ khác
Vốn và các quỹ
Lợi ích của cổ đông
thiểu số
Tổng nguồn vốn

1,586,093
4,859,421
307,621,338

0.52
1.58
100

2,605,744
6,118,909
366,722,279


0.71
1.67
100

1,019,651
1,259,488
59,100,941

64.29
25.92
19.21

53,950,694

17.54

22,725,480

6.2

-31,225,214

-57.88

15,661,876

5.09

64,103,129


17.48

48,441,253

309.29

204,755,949

66.56

227,016,854

61.9

22,260,905

10.87

0

11,474

0.003

11,474

0

-20


-100

20

0.00001

3,563,985
8,832,053
20,736,729

1.16
2.87
6.74

2,071,383
22,012,029
28,638,696

0.56
6
7.81

-1,492,602
13,179,976
7,901,967

-41.88
149.23
38.11


120,032
307,621,338

0.04
100

143,234
366,722,279

0.04
100

23,202
59,100,941

19.33
19.21

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm
2011)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy:


Về tài sản:

Năm 2010 tổng tài sản của Vietcombank là 307,6 nghìn tỷ đồng; trong đó
chủ yếu là cho vay khách hàng 171,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 55,67% tổng tài sản),
tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng (TCTD) khác 79,6 nghìn tỷ đồng (chiếm
25,89% tổng tài sản); chứng khoán đầu tư cũng chiếm 10,67% tổng tài sản với 32,8

nghìn tỷ đồng.
Năm 2011 tổng tài sản đạt 366,7 nghìn tỷ đồng; tăng 59,1 nghìn tỷ so với
năm 2010; tức là tăng 19,21% so với năm 2011. Điều này cho thấy sự tăng trưởng
trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong năm 2011 so với năm 2010.
Tuy giảm tỷ trọng trong tổng tài sản nhưng khoản cho vay khách hàng lại tăng 32,8
nghìn tỷ đồng (19,18%) so với năm 2010. Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác
đạt 105 nghìn tỷ đồng; tăng 25,3 nghìn tỷ (tăng 31,38%) so với năm 2010. Tuy
nhiên chứng khoán đầu tư năm 2011 lại giảm so với năm 2010 3,3 nghìn tỷ đồng
(giảm 10,22%).
Có thể thấy cho vay khách hàng luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản của ngân hàng. Đến cuối năm 2011 thì dư nợ cho vay đạt 209,4 nghìn
Quản trị ngân hàng

9


tỷ đồng; tăng 34,6 nghìn tỷ đồng (tăng 19,57%) so với năm 2010. Số dư nợ của
Vietcombank năm 2011 tăng nhưng tỷ trọng của khoản mục cho vay khách hàng
trong tổng tài sản lại giảm là do tốc độ tăng của khoản mục này (19,18%) thấp hơn
so với tốc độ tăng của tổng tài sản (19,21%). Tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín
dụng khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của ngân hàng, khoản
mục này cũng tăng trưởng khá nhanh với tốc độ tăng trưởng là 31,38% so với năm
2010. Khoản mục có tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng tài sản là đầu tư chứng khoán,
tuy nhiên trong năm 2011 khoản mục này lại có xu hướng giảm.
Nhìn chung có thể thấy trong năm 2011, hoạt động kinh doanh của ngân
hàng Vietcombank tăng trưởng khá tốt, đặc biệt là hoạt động tín dụng – hoạt động
kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động đầu tư lại thu hẹp, đặc biệt
là đầu tư chứng khoán.



Về nguồn vốn:

Năm 2010, tổng nguồn vốn của Vietcombank là 307,6 nghìn tỷ đồng; trong
đó tiền gửi của khách hàng chiếm đạt 204,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng nguồn vốn với 66,56%; tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các TCTD
khác chiếm 17,54%; vốn và các quỹ chiếm 6,74%; vay NHNN và các TCTD khác
chiếm 5,09%...
Năm 2011, tổng nguồn vốn của Vietcombank đạt 366,7 nghìn tỷ đồng, tăng
59,1 nghìn tỷ đồng (tăng 19,21%) so với năm 2010. So với năm 2010, khoản mục
tiền gửi của khách hàng tăng 22,2 nghìn tỷ đồng (tăng 10,87%), vay NHNN và các
TCTD khác tăng 48,4 nghìn tỷ đồng (tăng 309,29%), vốn và các quỹ tăng 7,9 nghìn
tỷ đồng (tăng 38,11%), các khoản nợ khác cũng tăng 13,1 nghìn tỷ đồng (tăng
149,23%); tuy nhiên tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các TCTD khác lại giảm
31,2 nghìn tỷ đồng (giảm 57,88%).
Nhìn chung, trong cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank thì khoản mục tiền
gửi của khách hàng và tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các TCTD khác là hai
khoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động
huy động vốn của ngân hàng; đồng thời cũng cho thấy vị thế, uy tín của
Vietcombank trên thị trường và trong lòng khách hàng. Uy tín này của ngân hàng
Vietcombank cũng được thể hiện thông qua khoản mục vốn vay của NHNN và các
TCTD khác, khoản mục này tăng mạnh trong năm 2011 với tốc độ tăng trưởng là
309,29%. Phần vốn duy nhất thuộc quyền sở hữu của ngân hàng là vốn và các quỹ,
khoản mục này tăng 38,11% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong
tổng nguồn vốn.
Sau khi phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank ta
có thể thấy sự tăng trưởng của tài sản – nguồn vốn, sự tăng trưởng trong hoạt động
kinh doanh như hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng thông qua sự tăng
trưởng của các khoản mục cho vay khách hàng, cho vay các tổ chức tín dụng khác,
tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng
khác, vay của NHNN và các TCTD khác. Từ đó có thể thấy được vị trí vững vàng,

uy tín chắc chắn của Vietcombank trên thị trường kinh doanh ngân hàng.
Quản trị ngân hàng

10


2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn


Vốn tự có và các quỹ của ngân hàng Vietcombank

Bảng 2: Cơ cấu vốn tự có của Vietcombank
Chỉ tiêu

Năm 2010

I. Vốn và các quỹ
Vốn điều lệ
Thặng dư vốn cổ phần
Vốn khác
Quỹ của TCTD
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chênh lệch đánh giá lại TS
Lợi nhuận chưa phân phối
II. Tổng tài sản có
Vốn tự có/Tổng tài sản có (%)

Chênh lệch
Số tiền
%

(triệu đồng)

Năm 2011

20,736,729
13,223,715
987,000
45,160
1,456,675
269,314
35,631
4,719,234
307,621,338
6.74

28,638,696
19,698,045
995,952
45,160
2,116,611
191,020
70,442
5,521,466
366,722,279
7.81

7,901,967
6,474,330
8,952
659,936

-78,294
34,811
802,232
59,100,941

38.11
48.96
0.91
45.3
-29.07
97.7
17
19.21

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)
Năm 2010, tổng vốn và các quỹ của Vietcombank là 20,7 nghìn tỷ đồng, đến
năm 2011 thì đạt 28,6 nghìn tỷ đồng; tăng 7,9 nghìn tỷ đồng (tăng 38,11%) so với
năm 2011.
Tổng vốn và các quỹ của Vietcombank tăng lên 7,9 nghìn tỷ đồng so với
năm 2010 là do Vietcombank tăng vốn điều lệ thêm 6,4 nghìn tỷ đồng, thặng dư
vốn cổ phần tăng 8,9 nghìn tỷ đồng, quỹ củaTCTD tăng 659 tỷ đồng, chênh lệch
đánh giá lại tài sản cũng làm tăng vốn và các quỹ 34 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân
phối tăng 802 tỷ đồng; nhưng chênh lệch tỷ giá hối đoái làm giảm vốn và các quỹ
78 tỷ đồng.
Chỉ tiêu vốn tự có trên tổng tài sản có tuy không đánh giá chính xác song
cũng có thể phần nào phản ánh được độ an toàn của vốn tự có. Dựa vào bảng số liệu
trên ta cũng có thể thấy tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có của Vietcombank năm
2010 là 6,74% và năm 2011 là 7,81%; tỷ lệ này còn thấp so với quy định của
NHNN tuy nhiên có thể thấy ngân hàng Vietcombank năm 2011 đã và đang nổ lực
để bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có của mình.



Nguồn vốn huy động của Vietcombank
Bảng 3. Cơ cấu vốn huy động của Vietcombank

Chỉ tiêu

Năm 2010
Số tiền
(triệu

Quản trị ngân hàng

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2011
Số tiền
(triệu đồng)

Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

%


(triệu đồng)

11


Tiền gửi của TCKT
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của các
đối tượng khác
Tiền gửi của TCTD
Phát hành GTCG
Tổng tiền gửi

đồng)
104,590,11
7
98,879,938

39.88
37.7

105,430,066
121,586,788

41.87
48.28

839,949
22,706,850


0.8
22.96

1,285,894
53,950,694
3,563,985
262,270,628

0.49
20.57
1.36
100

22,725,480
2,071,383
251,813,717

0
9.02
0.82
100

-1,285,894
-31,225,214
-1,492,602
-10,456,911

-100
-57.88
-41.88

-3.99

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: năm 2010 tổng nguồn vốn huy động của
Vietcombank là 262,2 nghìn tỷ đồng bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt
104,5 tỷ đồng, chiếm 39,88% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi của dân cư đạt
98,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,7%; tiền gửi của TCTD đạt 53,9 nghìn tỷ đồng, chiếm
20,57%; vốn được huy động bằng việc phát hành các giấy tờ có giá đạt 3,5 nghìn tỷ
đồng, chiếm 1,36% tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi của các đối tượng khác đạt
1,2 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank chỉ
đạt 251,8 nghìn tỷ đồng, giảm 9,1 nghìn tỷ đồng (giảm 3,51%) so với năm 2010. Sự
suy giảm trong nguồn vốn huy động của năm 2011 là do tiền gửi của các TCTD
giảm 31,2 nghìn tỷ đồng (giảm 57,88%); vốn huy động được từ việc phát hành các
loại giấy tờ có giá cũng giảm 1,4 nghìn tỷ đồng; nhưng tiền gửi của dân cư lại làm
tăng nguồn vốn huy động 22,7 nghìn tỷ đồng (tăng 22,96%), tiền gửi của các tổ
chức kinh tế cũng tăng 839,9 tỷ đồng (tăng 0,8%).
Có thể thấy tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế vào ngân hàng
Vietcombank trong năm 2011 khá ổn định và có chiều hướng tăng, điều này cho
thấy sự tin tưởng của khách hàng đối với Vietcombank. Tuy nhiên, hoạt động huy
động vốn từ các TCTD và từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá của
Vietcombank trong năm 2011 lại giảm sút, điều này cho thấy Vietcombank cần mở
rộng quan hệ hơn với các TCTD khác.
Ngoài ra ta có thể phân loại tiền gửi theo kỳ hạn
Bảng 4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Vietcombank
Năm 2010
Chỉ tiêu

Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi khác

Tổng tiền gửi

Năm 2011

Số tiền

Tỷ
trọng

(triệu
đồng)
188,877,002
68,463,846
4,929,780
262,270,628

Chênh lệch

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

(%)

(triệu
đồng)


(%)

(triệu đồng)

72.02
26.1
1.88
100

173,734,311
72,097,006
5,982,400
251,813,717

68.99
28.63
2.38
100

-15,142,691
3,633,160
1,052,620
-10,456,911

%
-8.02
5.31
21.35
-3.99


(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)

Quản trị ngân hàng

12


Nhìn vào bảng 2.4 có thể thấy năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72,02%
trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 26,1%, tiền gửi khác
chiếm 1,88%. Năm 2011 thì tiền gửi có kỳ hạn giảm 15,1 nghìn tỷ đồng (giảm
8,02%) so với năm 2010 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn
huy động (68,99%). Tiền gửi không kỳ hạn tăng 3,6 nghìn tỷ đồng (tăng 5,31%).
Tiền gửi khác cũng tăng 1,05 nghìn tỷ đồng so với năm 2010. Nguồn vốn có kỳ hạn
dồi dào giúp cho ngân hàng có khả năng linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn để
đầu tư hoặc tăng cường cho vay bởi vì ngân hàng có thể hoạch định được thời gian
trả tiền.
2.1.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng
Quy mô tín dụng

Biểu đồ trên cho ta thấy cái nhìn trực quan nhất về cơ cấu dư nợ theo thành
phần kinh tế, cụ thể là sự biến động qua hai năm 2010 và năm 2011 được các nhà
phân tích thể hiện qua bảng
Bảng 5: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Số tiền

So sánh

% tăng/
giảm
tương

đối

-8.01%
-0.22%
0.65%

-8.94%
17.05%
32.31%

2.11%

-1.58%

-32.24%

9.97%

-0.61%

11.57%

Tỷ trọng %

Chỉ tiêu

-5,473,985
5,600,812
3,148,499


Năm
2010
34.64%
18.58%
5.51%

Năm
2011
26.63%
18.36%
6.16%

4,411,825

-2,098,856

3.68%

20,872,890

2,163,797

10.58%

Năm 2010

Năm 2011

So sánh


61,249,054
32,851,968
9,744,238

55,775,069
38,452,780
12,892,737

6,510,681
18,709,093

DN nhà nước
Công ty TNHH
DN có vốn đầu
tư nước ngoài
Hợp tác xã và
công ty tư nhân
Cá nhân

Quản trị ngân hàng

13


Tổ chức khác
Tổng dư nợ

47,748,872 77,012,332
176,813,906 209,417,633


29,263,460
32,603,727

27.01%
100%

36.77%
100%

9.77%

61.29%
18.44%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)
Nhìn vào bảng trên, nhà phân tích thấy được sự phù hợp với định hướng của
ngân hàng là tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vừa và nhỏ
cũng như là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Tuy nhiên đã có sự giảm
đáng kể trong tỷ trọng cho vay của hai thành phần kinh tế này, cụ thể là cho vay
DNNN của Vietcombank năm 2010 đạt 61,249,054 triệu đồng chiếm 34.64% tổng
dư nợ, Năm 2011 thì tỷ trọng cho vay chiếm 26.63% tương ứng với 55,775,069
triệu đồng, đã giảm 8.94% so với năm 2010. Cho vay Công ty TNHH năm 2010 là
32,851,968 triệu đồng, chiếm 18.58%, bước sang năm 2011 thì tổng dư nợ tín dụng
đối với khu vực này đạt 38,452,780 triệu đồng chiếm 18.36% trong tổng số dư nợ
của Vietcombank, tương ứng tăng 17.05% so với năm 2010. Trong lĩnh vực cho vay
các Tổ chức khác thì đã có một bước tăng đột biến giữa hai năm 2010 và năm 2011,
năm 2011 là 77,012,332 triệu đồng, đã tăng 29,263,460 triệu đồng so với năm 2010,
tương đương tăng 61.29% so với năm 2010. Đối với cho vay khu vực Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài thì ngân hàng cũng có sự tăng trưởng mạnh thể hiện qua
việc năm 2011 đạt 12,892,737 triệu đồng, tăng 3,148,499 triệu đồng, tương ứng

tăng so với năm 2010 là 32,31%. Qua những phân tích trên cho ta thấy, thế mạnh
cho vay của Vietcombank là đối với khu vực DNNN và công ty TNHH, tuy nhiên
Ngân hàng cũng đang dần điều chỉnh lại chính sách cho vay đối với hai khu vực
này. Ngoài ra thì cho vay đối với Cá nhân cũng có bước tăng mạnh, có được điều
này là do Vietcombank đã tích cực phát triển và triển khai sâu rộng các hình thức
cho vay, các sản phẩm bán lẻ như: nhà mới, ô tô xịn, cho vay du học, cho vay tiêu
dùng, cho vay bằng sổ tiết kiệm và các chứng từ có giá…
Dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Bảng 6: Tình hình tín dụng phân theo kì hạn

31/12

31/12

/2010

/2011

So
sánh

94,715,390 123,311,798 28,596,408

53.57%

58.88%

5.32%

%

Tăng/
giảm
tương
đối
30.19%

20,682,088

22,324,975

1,642,887

11.70%

10.66%

-1.04%

7.94%

61,416,428

63,780,860

2,364,432

34.74%

30.46%


-4.28%

3.85%

100.00% 100.00%

0.00%

18.44%

Số tiền

Tỷ trọng %

Chỉ tiêu
31/12/2010
Cho vay
ngắn hạn
Cho vay
trung hạn
Cho vay dài
hạn
Tổng dư nợ

31/12/2011

So sánh

176,813,906 209,417,633 32,603,727


(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)
Nhìn vào bảng trên ta thấy cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay chiểm tỷ
trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của Vietcombank: năm 2010 đạt 94,715,390
triệu đồng chiếm 53.37% trong tổng dư nợ của ngân hàng, sang đến năm 2011
Quản trị ngân hàng

14


khoản mục cho vay này là 123,311,798 triệu đồng chiếm 58.88% , tương đương
tăng 30.19% về số tương đối. Cho vay trung và dài hạn cũng có sự tăng trưởng
nhưng tốc độ tăng trưởng không lớn bằng cho vay ngắn hạn, trong đó cho vay trung
hạn với tốc độ tăng trưởng là 7.94%, cho vay dài hạn là 3.85%.
Phân tích chất lượng tín dụng
Đi đôi với việc mở rộng tín dụng, Vietcombank luôn chú trọng trong việc
nâng cao chất lượng tín dụng bởi nếu doanh số cho vay cao mà doanh số thu nợ
thấp, có nghĩa là ngân hàng có nhiều khoản cho vay có vấn đề, nhiều nợ tồn đọng
thì tình hình kinh doanh cũng sẽ không có kết quả tốt. Do vậy việc quan tâm đánh
giá chất lượng tín dụng luôn là yêu cầu đặt ra trong hoạt động thực tiễn hàng ngày
của ngân hàng.
Để đánh giá chất lượng tín dụng của mình, nhà quản trị Vietcombank đã sử
dụng phương pháp phân tổ để phân loại nợ thành các loại sau đây: Nợ đủ tiêu
chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ, Nợ có khả năng mất vốn.
Bảng 7: Tình hình tín dụng phân theo chất lượng cho vay
Chỉ tiêu
Nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ cần chú ý
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn

Tổng dư nợ
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu

Năm 2010
155,563,351
16,103,003
1,164,353
390,534
3,592,665
176,813,906
5,147,552
2.91%

Năm 2011
174,350,730
30,808,944
1,257,457
653,072
2,347,430
209,417,633
4,257,959
2.03%

So sánh
18,787,379
14,705,941
93,104
262,538
-1,245,235

32,603,727
-889,593
-0.88%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)
Từ đó nhà quản trị đã xác định được nợ xấu của ngân hàng như sau: Năm
2010 nợ xấu trong toàn hệ thống là 5,147,552 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2.91%
tổng dư nợ của Vietcombank. Sang đến năm 2011, nợ xấu của Vietcombank đã
giảm xuống còn 4,257,959 triệu đồng, chiếm 2.03% trong tổng dư nợ. Như vậy nợ
xấu năm 2011 đã giảm 889,593 triệu đồng, tương ứng giảm 17.28% cho thấy được
sự nỗ lực của ngân hàng trong việc khống chế được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. So với
mục tiêu đặt ra cho năm 2011 là tỷ lệ nợ xấu trên tổng số dư nợ là 2.2% thì
Vietcombank đã làm được tốt hơn như thế.
Các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng phương pháp để phân tích các
khoản nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau như: theo tiêu thức thời gian, tiêu
thức nguyên nhân để có thể có cái nhìn toàn diện hơn nhằm đưa ra các biện pháp xử
lý nợ quá hạn kịp thời và có hiệu quả.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, có phân loại nợ thành 5 nhóm, bao
gồm

Quản trị ngân hàng

15


Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh
giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát
sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận
thanh toán;




Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày
đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến
360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên
360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ
Chính phủ xử lý.

Trên cơ sở phân tổ nợ quá hạn như trên, Vietcombank sẽ tính toán số dự
phòng phải trích.
Qua việc khảo sát công tác phân tích tình hình tín dụng của Vietcombank ta
có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất:
Nhà quản trị ngân hàng Vietcombank đã phân tích tương đối và rõ nét về
hoạt động tín dụng của ngân hàng mình, từ đó đưa ra bức tranh toàn diện về thực
trạng hoạt động tín dụng của Vietcombank trong các kỳ hoạt động đã qua.
Thứ hai:
Để phân tích hoạt động cho vay, các nhà phân tích chủ yếu sử dụng phương
pháp phân tổ, phương pháp so sánh và rất linh hoạt trong cách diễn giải nội dung
kinh tế của các phương pháp này khi sử dụng phương pháp biểu đồ. Kết hợp với hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá rất rộng, không những mang tính chất tổng hợp mà còn
được chi tiết hóa khá cụ thể, các phương pháp phân tích này đã cho nhà phân tích
đánh giá tình hình tín dụng một cách tương đối toàn diện trên nhiều mặt về quy mô,

cơ cấu cho vay đến chất lượng hoạt động này.
Thứ ba:
Trong việc phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng ngân hàng không có những chỉ
tiêu phản ánh mối quan hệ giữa cơ cấu tín dụng với thực tế tình hình huy động vốn
của mình, do đó không thấy được mối quan hệ gắn kết giữa hai mảng hoạt động.
2.1.4 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời
Bảng 8: Bảng thu nhập của Vietcombank năm 2010-2011
Chỉ tiêu

Số tiền
Năm 2010

Quản trị ngân hàng

Năm 2011

Tỷ trọng
So sánh

Năm

Năm

So sánh

% Tăng/
giảm
tuyệt đối

16



Thu nhập lãi và
các khoản thu
nhập tương tự
Thu nhập từ
hoạt động dịch
vụ
Thu nhập từ
hoạt động kinh
doanh ngoại hối
Thu nhập từ
hoạt động kinh
doanh chứng
khoán
Thu nhập từ
hoạt động đầu tư
chứng khoán
Thu nhập từ góp
vốn, mua cổ
phần
Thu nhập từ
hoạt động khác
Tổng thu nhập

20,587,489

33,354,733 12,767,244

2010

71.33%

2011
77.42%

6.09%

62.01%

1,917,376

2,198,033

280,657

6.64%

5.10%

-1.54%

14.64%

4,960,646

6,106,472

1,145,826

17.19%


14.17%

-3.01%

23.10%

21,565

1,553

-20,012

0.07%

0.00%

-0.07%

-92.80%

159,096

63,923

-95,173

0.55%

0.15%


-0.40%

-59.82%

492,026

1,002,574

510,548

1.70%

2.33%

0.62%

103.76%

724,852

355,489

-369,363

2.51%

0.83%

-1.69%


-50.96%

43,082,777 14,219,727

100%

100%

0.00%

49.27%

28,863,050

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)
Phân tích thu nhập
Bảng 8 cho thấy, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng qua 2 năm. Năm 2010
đạt 28,863,050 triệu đồng, đến năm 2011 tăng thêm 14,219,727 triệu đồng và đạt
43,082,777 triệu đồng. Sự gia tăng của tổng thu nhập do tác động chủ yếu của sự
gia tăng Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự và Thu nhập từ Hoạt động
kinh doanh ngoại hối. Điều này hoàn toàn hợp lý với ngân hàng có thị phần cho vay
và kinh doanh ngoại hối vào hàng đầu của ngành như Vietcombank. Thu nhập lãi
năm 2011 tăng 62.01% so với năm 2010 và đạt 33,354,733 triệu đồng, thu nhập từ
hoạt động kinh doanh ngoại hối năm nay tăng 23.1% lên mức 6,106,472 triệu đồng.
Các khoản hoạt động thu phí dịch vụ có sự gia tăng nhưng tốc độ chậm nhất
trong các nguồn thu nhập, năm 2011 tốc độ tăng là 14.64% lên mức 2,198,033 triệu
đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán có sự giảm sút nghiêm trọng trong năm
2010, tốc độ giảm đạt 92.8% xuống mức 1553 triệu đồng, nguyên nhân của sự thua
lỗ trên là do năm 2011 là năm mà thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn, vẫn

chưa thoát ra khỏi ảnh hưởng của sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán năm
2008.
Xét về cơ cấu, thu nhập lãi chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đến là thu nhập từ
hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ hoạt động dịch vụ, kế đến là hoạt
động góp vốn, mua cổ phần. Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng còn tập trung quá
nhiều ở hoạt động tín dụng và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ còn quá thấp
dưới 8%, mà theo Quyết định số 475 tỷ lệ này nên ở mức trên 8%.
Quản trị ngân hàng

17


Phân tích chi phí
Bảng 9: Bảng chi phí ngân hàng Vietcombank năm 2010-2011
Số tiền

Tỷ trọng %

Chỉ tiêu
Năm 2010
Chi phí lãi và các
khoản tương tự
chi phí lãi
Chi phí từ hoạt
động dịch vụ
Chi phí hoạt động
khác
Chi phí quản lý
chung
Chi phí mua bán

chứng khoán đầu

Chi phí hoạt động
kinh daonh ngoại
hối
Chi phí mua bán
chứng khoán kinh
doanh
Chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng
Tổng chi phí

Năm 2011

12,392,225 20,933,053

8,540,828

Năm
2010
53.20%

Năm
2011
55.99%

So
Sánh
2.79%


So sánh

%
Tăng/giả
m tương
đối
68.92%

502,130

688,300

186,170

2.16%

1.84%

-0.31%

37.08%

144,780

1,616,405

1,471,625

0.62%


4.32%

3.70%

1016.46%

4,577,785

5,699,837

1,122,052

19.65%

15.25%

-4.41%

24.51%

-109,285

39,911

149,196

-0.47%

0.11%


0.58%

-136.52%

4,398,966

4,926,888

527,922

18.88%

13.18%

-5.71%

12.00%

3,416

7,449

4,033

0.01%

0.02%

0.01%


118.06%

1,384,183

3,473,529

2,089,346

5.94%

9.29%

3.35%

150.94%

23,294,200 37,385,372 14,091,172

100%

100%

0.00%

60.49%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)
Xét về tỷ trọng, chi phí lãi và các khoản tương tự chi phí lãi luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất qua các năm. Năm 2011 loại chi phí này chiếm 55.99% trong tổng
chi phí của ngân hàng, và cao hơn năm 2010 (53.2%). Lớn thứ hai trong cơ cấu chi

phí là chi phí quản lý chung, bao gồm các khoản chi phí phải trả lương nhân viên,
chi phí mua tài sản, chi phí khấu hao TSCĐ, chi đóng thuế, phí, lệ phí…Năm 2011
chi phí này chiếm 15.25% tổng chi phí, các loại chi phí còn lại chiểm tỷ trọng thấp.
Xét về mặt tăng trưởng trong năm 2011 chi phí lãi đã tăng 68.92% so với
năm 2010 bởi vì trong năm 2011 lãi suất huy động đã tăng lên đáng kể làm cho chi
phí trả lãi tăng, và đồng thời chi phí điều hòa vốn từ Hội sở nhiều nên phải chịu chi
phí điều hòa vốn lớn.
Năm 2011, có sự gia tăng mạnh của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng
150.94%. Chứng tỏ nợ xấu của ngân hàng trong năm đã tăng lên.
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2011 cũng tăng hơn so với năm
2010 với mức tăng 527,922 triệu đồng lên mức 4,926,888 triệu đồng. Điều này
chứng tỏ trong năm ngân hàng phát triển mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối với

Quản trị ngân hàng

18


mong muốn cơ cấu lại thu nhập của ngân hàng, không để lệ thuộc quá nhiều vào
hoạt động huy động vốn và tín dụng, đồng thời đó cũng là khoản lỗ từ việc kinh
doanh ngoại hối trong năm và lỗ đánh giá lại ngoạt tệ vào cuối năm.
Phân tích tình hình lợi nhuận
Bảng 10: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh
Chỉ tiêu

Năm 2010

Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Thuế TNDN
lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sỡ hữu bình quân
Tổn tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu ROE

Năm 2011

28,863,050 43,082,777
23,294,200 37,385,372
5,568,850
5,697,405
5,568,850
7,106,287
1,265,808
1,480,073
4,303,042
4,217,332
18,689,906
24,687,713
281,495,987 337,171,809
1.52%
1.25%
23.02%
17.08%

Tăng/giảm
Số tiền

%
Tăng/giảm
14,219,727
49.27%
14,091,172
60.49%
128,555
2.31%
1,537,437
49.27%
214,265
16.93%
-85,710
-1.99%
5,997,807
32.09%
55,675,822
19.78%
-0.27%
-5.94%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Vietcombank năm 2010, năm 2011)
Qua bảng trên ta thấy được lợi nhuận của năm 2011 cao hơn năm 2010, tuy
nhiên tốc độ tăng không cao là 2.31% tương ứng lợi nhuận năm 2011 đạt được
5,697,405 triệu đồng
Nhà quản trị Vietcombank còn sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán một
số hệ số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng. Hai tỷ lệ được quan tâm đặc
biệt trong phân tích là ROA, ROE. Đây là hai chỉ tiêu tiêu biểu, phản ánh tình hình
lợi nhuận của bất cứ một ngân hàng nào. Hai chỉ tiêu này qua 2 năm 2010 và năm
2011 đều có sự giảm sút rõ. ROA năm 2011 giảm 0.27% so với năm 2010, đây là

dấu hiệu bất lợi cho ngân hàng, bởi vì chỉ tiêu này thường được các nhà đầu tư dùng
để đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngân hàng. ROE năm 2011 đạt 17.08%
giảm 5.94% so với năm 2010, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tạo ra lợi nhuận cho
ngân hàng năm 2011 không tốt bằng năm 2010
2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
2.2.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Á Châu
Bảng 11: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản - nguồn vốn
31/12/2010
Chỉ tiêu

I.TÀI SẢN
Tiền mặt, vàng bạc, đá

Quản trị ngân hàng

31/12/2011

Số tiền
(triệu đồng)

Tỷ
trọng
(%)

10,884,762

5.31

Số tiền
(triệu

đồng)
8,709,990

Chênh lệch

Tỷ
trọng
(%)
3.1

Số
tuyệt
đối
-2,174,772

Số
tương
đối
-19.98

19


quý
Tiền gửi tại NHNN
Tiền gửi tại các TCTD
Chứng khoán kinh doanh
Các công cụ tài chính phái
sinh và các tài sản tài
chính khác

Cho vay
Chứng khoán đầu tư
Góp vốn, đầu tư dài hạn
Tài sản cố định
Tài sản có khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
II.NỢ PHẢI TRẢ VÀ
VỐN CSH
Các khoản nợ Chính phủ
và NHNN
Tiền gửi của các TCTD
khác
Tiền gửi của khách hàng
Vốn tài trợ, ủy thác đầu
tư, vay TCTD chịu rủi ro
Trái phiếu và chứng chỉ
tiền gửi
Các khoản nợ khác
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VỐN VÀ CÁC QUỸ
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VÀ VỐN CSH

2,914,353
33,961,250
978,355

5,075,817
81,274,021
850,459


1.81
28.92
0.3

2,161,464
47,312,771
-127,896

74.17
139.31
-13.07

0.04
1,016,447
42.16 101,822,720
23.5 26,089,070
1.46
3,554,001
0.51
1,236,987
8.56 51,389,807
100 281,019,319

0.36
36.23
9.28
1.26
0.44
18.29

100

938,275
15,344,312
-22,113,201
549,993
182,285
33,843,138
75,916,369

1,200.27
17.74
-45.88
18.31
17.28
192.88
37.01

6,530,305

2.32

-2,921,372

-30.91

13.72 34,714,041
52.14 142,218,091

12.35

50.61

6,584,078
35,281,480

23.41
32.99

332,318

0.12

-47,450

-12.49

38,234,151
10,594,023
193,726,193
11,376,757

18.64 50,708,499
5.17 34,556,973
94.45 269,060,227
5.55 11,959,092

18.04
12.3
95.74
4.26


12,474,348
23,962,950
75,334,034
582,335

32.63
226.19
38.89
5.12

205,102,950

100 281,019,319

100

75,916,369

37.01

78,172
86,478,408
48,202,271
3,004,008
1,054,702
17,546,669
205,102,950

9,451,677

28,129,963
106,936,611
379,768

1.42
16.56
0.48

4.61

0.19

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2010, năm 1011)
Về tài sản
Năm 2011 tổng tài sản của ACB đạt 281,019,319 triệu đồng tăng so với đầu
năm 75,916,369 triệu đồng, tương đương tăng về số tương đối là 37.01%. Các
khoản làm tăng tổng tài sản như là: Tiền gửi tại các TCTD tăng 47,312,771 triệu
đồng (tương đương với 139.31%), kế đến là khoản Tài sản có khác tăng 33,843,138
triệu đồng (tương đương với tốc độ tăng 192.88%) mục đứng thứ ba là Cho vay
tăng 15,344,312 (tương đương với 17.74%), đứng thứ tư là khoản mục Tiền gửi tại
NHNN Việt Nam tăng 2,161,464 triệu đồng (tương đương với 74.17%) và các
khoản mục khác gồm Các công cụ tài chính phái sinh, các tài sản tài chính khác,
Góp vốn, đầu tư dài hạn và Tài sản cố định tăng lên 1,670,553, các khoản mục này
đã làm cho tổng tài sản tăng lên 100,332,238 triệu đồng. Nhưng lượng tăng tài sản
cả năm chỉ là 75,916,369 triệu đồng là vì có các khoản mục làm giảm tài sản đáng
kể như là Chứng khoán đầu tư giảm 22,113,201 tương đương với với tốc độ giảm là
45.88%; Tiền mặt, vàng bạc, đá quý giảm 2,174,772 triệu đồng tương đương

Quản trị ngân hàng


20


với19.98%, và khoản mục chứng khoán kinh doanh cũng đã giảm 127,896 các
khoản mục này đã làm tổng tài sản giảm 24,415,869 triệu đồng.
Có thể thấy trong cơ cấu tài sản của ACB thì khoản mục cho vay luôn là
khoản mục chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản trong năm 2010 và 2011.
Trong năm 2010 thì dư nợ cho vay là 86,478,408 triệu đồng chiếm 42.16% tỷ trọng
trong tổng tài sản ngân hàng, đây là một khoản mục chiếm lớn nhất trong tổng tài
sản. Sang đến năm 2011 dư nợ của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng đạt 101,822,720
triệu đồng chiếm 36.23% trong tổng tài sản. Như vậy khoản mục cho vay qua hai
năm đã tăng 15,344,312 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 17.74%. Tuy có
sự tăng lên về tổng dư nợ trong nền kinh tế nhưng tỷ trọng của khoản mục trong
tổng tài sản lại giảm đi trong năm 2011 chỉ chiếm 36.23% trong tổng tài sản chứ
không phải là 42.16% như năm 2010. Sở dĩ có điều này là vì tốc độ tăng của khoản
mục tín dụng bằng 17.74% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản
37.01% nên đã tạo sức ép làm giảm khoản mục cho vay trong tổng tài sản của ngân
hàng. Nhưng với lượng tăng như vậy cũng là một thành tựu đáng kể cho ngân hàng
trong hoạt động tín dụng mà đây là hoạt động chính của ngân hàng.
Các khoản tiền gửi tại các tổ chứ tín dụng của ACB cũng đã tăng lên trong
năm 2011 Năm 2010 khoản tiền gửi tại các TCTD của ngân hàng là 33,961,250
triệu đồng chiếm 16.56% trong tổng tài sản chỉ đứng ở vị trí thứ 3 xếp sau khoản
mục chứng khoán đầu tư, nhưng sang đến năm 2011 con số này đã tăng lên đáng kể
đạt 81,274,021 triệu đồng chiếm 28.92% trong tổng tài sản là khoản mục lớn thứ 2
sau khoản mục cho vay.
Trong năm 2010 thì khoản mục chứng khoán đầu tư đạt 48,202,271 triệu
chiếm 23.50% nhưng đến năm 2011 thi khoản mục này đã giảm xuống đáng kể chỉ
còn lại 26,089,070 triệu đồng chiếm 9.28% trong tổng tài sản, đầu tư chứng khoán
là một khoản mục mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng trong năm 2011 lại
giảm mạnh là do thị trường chứng khoán năm 2011 lao dốc kéo theo sự sụt giảm

của ngân hàng.
Trong năm 2011 nhìn chung thì cơ cấu tài sản của ngân hàng ACB khá hợp
lý, các khoản mục sinh lời điều chiếm tỷ trong tổng tài sản là tín dụng và tiền gửi tại
các TCTD.
Về nguồn vốn
Qua nhiều năm hoạt động thì nguồn vốn của ACB luôn tăng trưởng và phát
triển, nguồn vốn năm sau luôn cao hơn nguồn vốn năm trước. Tổng nguồn vốn của
năm 2011 là 205,102,950 triệu đồng tăng 75,916,369 triệu đồng so với năm 2010
với tốc độ tăng là 37.01% và tăng 113,138,272 triêu đồng so với năm 2009 với tốc
độ tăng 67% qua các con số trên phần nào ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng ACB trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Nhìn vào cơ cấu huy động vốn của ngân hàng ACB thì ta thấy vốn huy động
từ ba khoản mục tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của các TCTD khác, trái phiếu và
chứng chỉ tiền gửi chiếm tỉ trọng cao nhất và có sự gia tăng trong năm 2011 so với
năm 2010. Trong năm 2010 thì vốn huy động là 173,300,725 triệu chiếm 84.49%
Quản trị ngân hàng

21


trong tổng nguồn vốn thì sang năm 2011 con số đã tăng lên 227,640,631 triệu đồng
chiếm 81,01%. Năm 2011 huy động vốn tăng lên nhưng chỉ chiếm 81.01% mà
không phải là 84.49% là vì tốc độ tăng của khoản mục huy động vốn chỉ tăng
31.36% thấp hơn so với mức tăng của tổng nguồn vốn là 37,01% nên đã kéo khoản
mục này giảm xuống, vốn huy động tăng biểu hiện sự biểu hiện vị trí vững vàng và
uy tín của ACB trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng trong thời gian tiếp theo.
Trong năm 2011 ngân hàng cũng đã trả bớt những khoản nợ cho chính phủ
và NHNN nên đã làm cho nguồn vốn giảm đi 2,921,372 triệu đồng, bên cạnh việc
giảm khoản mục Các khoản nợ Chính phủ và NHNN thì ACB đã tăng nguồn vốn từ
các khoản vay khác làm nguồn vốn tăng lên 23,962,950 triệu đồng

Khoản mục cuối cùng trong phần tổng nguồn vốn của ngân hàng là nguồn
vốn và các quỹ. Đây là phần vốn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn nhưng đóng vài trò
quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2010 vốn và các quỷ của
ngân hàng là 11,376,757 triệu đồng chiếm 5.55% tổng nguồn vốn của ACB, con số
này đã tăng lên trong năm 2011 là 11,959,092 triệu tăng lên 582,335 triệu đồng so
với năm 2010 nhưng tỷ trọng không chiếm 5.55% mà chỉ chiếm 4.26% trong tổng
nguồn vốn là vì tốc độ tăng trưởng của khoản mục này thấp hơn so với sự tăng
trưởng của tổng nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng hành với tổng tài sản tăng lên cho thấy sự
tăng trưởng và phát triển của ngân hàng ACB. Sự ăn khớp giữa cơ cấu tài sản–
nguồn vốn cho thấy hoạt động kinh doanh hiệu quả và cũng tạo ra một hình ảnh là
một ngân hàng luôn chủ động với những biến động trong tương lai.
2.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng
Bảng 12: Bảng đánh giá vốn tự có của ngân hàng Á Châu
Chỉ tiêu
VỐN VÀ QŨY
Vốn điều lệ
Vốn khác
Quỹ dự trữ bổ xung VĐL
TỔNG TÀI SẢN CÓ
VỐN TƯ CÓ/ TỔNG TS CÓ

31/12/2011
Triệu đồng

31/12/2010
Triệu đồng

12,291,410 11,756,525
9,376,965

9,376,965
332,318
379,768
2,582,127
1,999,792
281,019,319 205,102,950
4
6

Chênh lệch
Triệu đồng
%
534,885
-47,450
582,335
75,916,369

4.55
0
-12.49
29.12
37.01

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2010, năm 1011)
Nếu năm 2010 vốn tự có của ngân hàng là 12,291,410 triệu đồng thì sang
năm 2011 vốn tự có đã tăng thêm 534,885 triệu đồng. Tương đương với tốc độ là
4.55%, tốc độ tăng khiêm tốn. Vốn điều lệ (VĐL) tăng từ năm 2010 qua năm 2011
là do quỹ dự trữ bổ xung VĐL tăng từ 1,999,792 triệu đồng lên 2,582,127 triệu
đồng, còn ở khoản mục VĐL thì không thay đổi. Chỉ có khoản mục Vốn khác giảm
nhưng tốc độ giảm không cao là 12.49% .


Quản trị ngân hàng

22




Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng

Phân tổ theo nguồn gốc phát sinh.
Bảng 13: Bảng cơ cấu huy động vốn của Á Châu
31/12/2011
CHỈ TIÊU

Triệu đồng

Tiền gửi của các TCTD khác
Tiền gửi của khách hàng
Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi
Tổng

31/12/2010
%

Triệu đồng

%

34,714,041 15.25 28,129,963 16.23

142,218,091 62.47 106,936,611 61.71
50,708,499 22.28 38,234,151 22.06
227,640,631
100 173,300,725
100

Chênh lệch
Triệu
%
đồng
6,584,078 23.41
35,281,480 32.99
12,474,348 32.63
54,339,906 31.36

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2010, năm 1011)
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, nếu vốn huy động năm 2010 là 173,300,725
triệu đồng thì sang năm 2011 đã đạt con số 227,640,631 triệu đồng, tăng 54,339,906
triệu so với năm 2010 tương đương với tốc độ tăng 31.36% .
Qua bảng phân tích ta thấy vốn huy động tăng lên ở cả ba khoản mục tiền
gửi của các TCTD khác, tiền gửi của khách hàng, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.
Tăng nhanh nhất ở ba khoản mục đó là tiền gửi của khách hàng, nếu trong năm
2010 tiền gửi của khách hàng là 106,936,611 triệu đồng chiếm 61.71% trong tổng
vốn huy động thì đến năm 2011 thì số dư của khoản mục này đã là 142,218,091
triệu đồng chiếm 62.47% trong tổng vốn huy động, tăng 35,281,480 triệu đồng
tương đương với tốc độ tăng là 32.99% việc tăng lên này là do ngân hàng đã tích
cực tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng gửi
tiền.
Khoản mục tăng thứ hai hình thức huy động vốn từ trái phiếu và chứng chỉ
tiền gửi. Năm 2010 tiền từ trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi là 38,234,151 chiếm

22.06% trong tổng vốn huy động sang đến năm 2011 con số này đã tăng lên
50,708,499 triệu đồng chiếm 22.28% trong tổng vốn huy động.
Khoản mục tăng mạnh thứ ba là tiền gửi của các TCTD khác. Nếu năm 2010
tiền gửi của các TCTD khác là 28,129,963 triệu đồng chiếm 16.23% trong tổng vốn
huy động thì đến năm 2011 con số này đã đạt được 34,714,041 triệu đồng chiếm
15.25% trong tổng vốn huy động tăng 6,584,078 triệu đồng tương đương với tốc độ
là 23.41%.
Qua phân tích nhận thấy huy động vốn của ngân hàng ACB tăng, tuy nhiên
chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của khách hàng điều này cho thấy sự tin tưởng
của khách hàng đối với ngân hàng.


Phân tổ theo loại tiền gửi

Bảng 14: Bảng cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền gửi
Chỉ tiêu

Quản trị ngân hàng

31/12/2011
Triệu đồng
%

31/12/2010
Triệu đồng
%

Chênh lệch
Triệu đồng
%


23


Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi khác
Tổng

15,963,900
7.01 14,042,685
8.1
107,451,50
1 47.2 71,262,003 41.12
104,225,230 45.78 87,996,037 50.78
227,640,631
100 173,300,725
100

1,921,215

13.68

36,189,498
16,229,193
54,339,906

50.78
18.44
31.36


(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2010, năm 1011)
Nhìn vào bảng trên ta thấy vốn huy động từ tiền gửi có kì hạn là khoản mục
có tốc độ tăng cao nhất trong ba khoản mục và cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng
cao nhất, năm 2010 chỉ là 71,262,003 triệu chiếm 41.12% tổng vốn huy động,
nhưng đến năm 2011 con số này là 107,451,501 triệu chiếm 47.20% tổng vốn huy
động tăng lên 36,189,498 triệu với tốc độ tăng là 50.78%.
Kế đến là khoản mục tiền gửi khác năm 2010 với vốn huy động được là
87,996,037 triệu chiếm 50.78% tổng vốn huy động đến năm 2011 con số này đạt
được 104,225,230 triệu chiếm 45.78% tổng vốn huy động tăng lên 16,229,193 triệu
đồng với tốc độ tăng là 18.44%
Ở khoản mục tiền gửi không kì hạn tốc độ tăng thấp nhất trong ba khoản
mục năm 2010 đạt 14,042,685 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên được 15,963,900
triệu đồng.
Tổng hợp cả ba khoản mục lại ta thấy nguồn vốn huy động tăng lên
54,339,906 triệu đồng do tiền gửi không kì hạn tăng lên 1,921,215 triệu đồng, tiền
gửi có kì hạn tăng 36,189,498 triệu, tiền gửi khác tăng 16,229,193 triệu nguồn vốn
có kì hạn dồi dào hơn cho thấy khả năng chủ động của ngân hàng ACB trong cho
vay và đầu tư vì ngân hàng có thể hoạch định được các khoản thời gian trả tiền
không giống như việc chi trả các khoản tiền không kì hạn và rất bất ngờ và khó dự
tính bởi khách hàng có thể rút tiền đột xuất.
2.2.3 Phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng Á Châu
Quy mô tín dụng

Biểu đồ trên cho thấy cái nhìn trực quan nhất về cơ cấu dư nợ theo thành
phần kinh tế, cụ thể sự biến động qua hai năm 2010 và 2011 được phân tích qua
bảng.

Quản trị ngân hàng


24


Bảng 15: Dư nợ các thành phần kinh tế Ngân hàng Á Châu
Số tiền
Chỉ tiêu
5,017,568
48,978,63
6

3,316,785

Chênh
lệch
-1,700,783

62,315,955

13,337,319

388,615

501,340

112,725

Cá nhân, khác
Tổng

Chênh

lệch
tương
đối

3.22%

Chênh
lệch
-2.53%

-33.90%

56.17% 60.50%

4.33%

27.23%

0.04%

29,01%

204,820
807,489
602,669 0.23% 0.78%
0.55%
21,412
206,611
185,199
0.02% 0.20%

0.18%
32,584,05
4 35,846,976 3,262,922 37.37% 34.80% (2,56%)
87,195,105 102,995,156 15,800,051
100%
100%

294.24%
864.93%

2010
DNNN
CTCP, CTTNHH,
DNTN
Công ty liên
doanh
Cty 100% vốn
nước ngoài
Hợp tác xã

Phần trăm

2011

2010

2011

5.75%


0.45%

0.49%

10.01%
18.12%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2010, năm 1011)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, phù hợp định hướng ngân hàng Á Châu là tập
trung vào cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, năm 2010 và 2011 tình hình cho vay Công
ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân tăng 13,337,319 triệu đồng, ứng
với 27.23% với năm 2010. Bảng biểu cho thấy, trong năm 2011 dư nợ cho vay của
hợp tác xã tăng đột biến với 864.93% so với năm 2010 nhưng tỷ trọng vẫn còn nhỏ
chiếm chưa đầy 1% trong tổng dư nợ, ứng với số tiền 206,611 triệu đồng. Đây là
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2011 của ngân hàng, đứng thư hai là khối Công
ty 100% vốn nước ngoài so với năm 2010 đã tăng 294.24% tương ứng với 602,669
triệu đồng cũng như khối hợp tác xã nó chiếm tỷ trọng thấp 0.78%, Công ty liên
doanh cũng có các con số tương ứng là 112,725 triệu đồng và 29.01%.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính làm ảnh hưởng đến các tổ chức kinh
tế trong nước với lực cạnh tranh thấp, đây có thể là nguyên nhân chính mà các khối
công ty 100% vốn nước ngoài, hợp tác xã và công ty liên doanh đều có tốc độ tăng
trưởng tín dụng cao hơn khối các Doanh nghiệp Tư nhân, công ty TNHH và Công
ty cổ phần.
Bên cạnh các khối tăng trưởng, năm 2011 tồn tại hai khối thu hẹp tín dụng là
khối DNNN giảm 1,700,783 triệu đồng, đã giảm 33.9% so với năm 2010. Trong
nên kinh tế hiện nay, DNNN thường được cho là yếu kém nhất nên trước tình hình
khủng hoảng tài chính năm 2010-2011 thì việc ngân hàng Á Châu hạn chế cho vay
khối này cũng được cho là dễ hiểu,
Cùng với đó, khối cá nhân và các đối tượng khác tưởng chừng sẽ giảm mạnh
thì ngược lại tăng 10.01% so với trước đó, chứng tỏ trong năm hoạt động cung ứng

dịch vụ cũng như việc tạo các gói dịch vu về tài chính, tín dụng của Á Châu đã phát

Quản trị ngân hàng

25


×