Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Liên kết các chủ thể tham gia vào chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện ba vì, thành phố hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.27 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
K

ĐINH THỊ BÍCH HẢO

LIÊN KẾT CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO CHUỖI
SẢN PHẨM BÒ SỮA Ở HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số

: 60.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI – 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ ANH VŨ

Phản biện 1: PGS.TS. PHẠM TRUNG LƯƠNG
Phản biện 2: TS. LÊ MINH NGHĨA


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội

hồi

giờ

ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiể u luâ ̣n văn ta ̣i:
Thư viê ̣n Ho ̣c viê ̣n Khoa ho ̣c xã hô ̣i


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ba Vì là một Huyện có thế mạnh về chăn nuôi bò sữa.Trên địa
bàn huyện Ba Vì, tính đến năm 2015 có 1.800 hộ chăn nuôi bò sữa
với tổng đàn bò khoảng 10.000 con (chiếm 65% tổng đàn bò sữa toàn
Thành phố Hà Nội). Xuất phát từ thực tế liên kết chuỗi sản xuất hàng
hóa là xu thế tất yếu của nông nghiệp hiện đại; liên kết các chủ thể
trong chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì như liên kết cung ứng
đầu vào cho sản xuất, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm còn hạn chế, tác giả chọn đề tài "Liên kết các chủ thể tham
gia vào chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà
Nội"làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tiếp cận nghiên cứu liên kết theo chuỗi Somuah và các cộng sự
(2013) đã phân tích liên kết ở cấp độ vĩ mô trong thực thi chính sách
nông nghiệp và phát triển cụm ngành công nghiệp chế biến dựa trên bản
đồ hóa các chuỗi giá trị và cho rằng, sự gắn kết giữa các lãnh thổ để hỗ

trợ cho chuỗi sản xuất lúa gạo chưa được thiết lập.
Theo Sykuta và Parcell (2003), thực hiện nông nghiệp hợp đồng
là hệ giải pháp dựa trên bằng chứng thực tiễn là nông dân thiệt thòi trong
quan hệ với DN chế biến và DN thu mua.
Liên kết nông dân – doanh nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm
của nhiều tác giả trong đó Hồ Quế Hậu đã phân tích tổng quát về thực
trạng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến nông sản Việt
Nam trong thời gian qua. Mối liên kết này còn được đề cập đến dưới
một tên gọi khác là nông nghiệp hợp đồng trong một số nghiên cứu gần
đây của Nguyễn Thị Bích Hồng (2008),Nguyễn Thị Hà (2010).

1


Có thể khẳng định, các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp theo
hình thức hộ sản xuất hàng hóa đã xuất hiện và phát triển ở nhiều nơi.
Tuy nhiên, những hạn chế trong việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp vẫn là phổ biến.Do vậy, tác giả mong muốn
nghiên cứu về “Liên kết các chủ thể tham gia vào chuỗi sản phẩm bò sữa
ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội” để có những giải pháp tăng cường
liên kết các chủ thể trong chuỗi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:Trên cơ sở làm rõ về cơ sở lý luận và thực
trạng liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì
hiện nay, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh liên kết các chủ thể tham gia
chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn về liên kết kinh tế của các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm nông
nghiệp; Làm rõ thực trạng liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản
phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì, qua đó đánh giá được những tồn tại, hạn

chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong liên kết các chủ thể tham
gia chuỗi; Đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh liên kết các chủ
thể tham gia vào chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Quá trình liên kết các chủ thể tham gia
chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì, Hà Nội.
*Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa trên địa bàn
huyện Bà Vì mà trọng tâm là nghiên cứu liên kết của hộ nông dân chăn
nuôi bò sữa với các doanh nghiệp chế biến sữa, các nhà cung cấp đầu
vào cho sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Vì trong sản xuất, chế

2


biến và tiêu thụ sản phẩm sữa, các chủ thể khác ngoài huyện hoặc nước
ngoài được đề cập đến có giới hạn.
- Về thời gian:Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng liên kết các
chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì từ năm 2011 đến
2016 và các giải pháp tăng cường liên kết các chủ thể giai đoạn 2017 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu từ báo
cáo của các phòng, ban ngành có liên quan của huyện Ba Vì, Trung tâm
nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh
đông lạnh Môn Ca Đa; thu thập số liệu sơ cấp qua điều tra thực địa tại
một số xã và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì bằng hai
phương pháp chính: phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi.
* Phương pháp phân tích số liệu: Luận văn sử dụng phần mềm Excel

để xử lý số liệu, phương pháp thống kê so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: góp phần làm rõ về mặt lý luận về liên kết các chủ
thể trong chuỗi nông sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn: góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc
khuyến nghị các giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển chuỗi cung ứng
nông sản ở nước ta hiện nay; là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý,
các viện nghiên cứu và trường đại học.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết các
chủ thể trong chuỗi nông sản

3


Chương 2: Thực trạng liên kết các chủ thể trong chuỗi sản phẩm bò
sữa tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường liên kết các chủ thể
trong chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì, Hà Nội
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
LIÊN KẾT CÁC CHỦ THỂ TRONG CHUỖI NÔNG SẢN
1.1. Liên kết các chủ thể trong chuỗi nông sản
1.1.1. Khái niệm liên kết
Có nhiều khái niệm khác nhau về liên kết:
Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ
thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát
nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể.

Theo David (1999), Liên kết kinh tế chỉ các tình huống khi mà các
khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp
và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và
phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này
thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững.
Điều 1 quyết định số 38/1989/QĐ-HĐBT ngày10/04/1989 của Hội
đồng bộ trưởng về liên kết kinh tế trong SX lưu thông và dịch vụ: “Liên
kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế
tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có
liên quan đến công việc SX kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy SX
theo hướng có lợi nhất”.
Theo Hồ Quế Hậu (2010), Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ
kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội,

4


nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi
ích kinh tế xã hội chung.
Như vậy, liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh
những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm
thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh
doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả
năng, mở ra những thị trường mới.
1.1.2. Khái niệm vềchuỗi nông sản
Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả trích lược một số quan
điểm về chuỗi sản phẩm của các tác giả trên thế giới.
Ganeshan và cộng sự cho rằng chuỗi sản phẩm là một mạng lưới
các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu

mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm,
thành phẩm và phân phối chúng đến người tiêu dùng.
Tác giả Christopher cho rằng chuỗi sản phẩm là mạng lưới của
những tổ chức liên quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược
và xuôi theo những tiến trình và những hoạt động khác nhau nhằm
tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, bao
gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản
phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến
khách hàng cuối cùng.
Như vậy, theo các quan điểm đã trích dẫn, về cơ bản một chuỗi
sản phẩm bao gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó
có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:- Cung cấp: tập trung vào các hoạt
động cung cấp đầu vào cho sản xuất ra sao? chủ thể chế biến hoặc
chuyển đổi trong chuỗi mua nguyên liệu như thế nào? mua từ đâu và
khi nào nguyên liệu được cung cấp?- Sản xuất: là quá trình chuyển
đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.- Phân phối: là quá

5


trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được cung ứng đến người tiêu dùng
cuối cùng một cách kịp thời và hiệu quả.
Kết luận: chuỗi nông sản là chuỗi sản phẩm bao gồm tất cả các
khâu từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm đến tay người tiêu dùng; chuỗi nông sản không chỉ bao gồm
nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, nhà chế biến, mà còn liên quan
đến hoạt động thương mại, kinh doanh, bán hàng và người tiêu dùng.
1.1.3. Tính tất yếu liên kết các chủ thể trong chuỗi nông sản
Liên kết các chủ thể trong chuỗi nông sản là tất yếu vì:
- Liên kết các chủ thể trong chuỗi nông sản là vô cùng cần thiết

và quan trọng đến hiệu quả đạt được của chuỗi nông sản đối với từng
chủ thể tham gia chuỗi và đối với nền kinh tế quốc dân.
- Liên kết là sự hợp tác cùng phát triển của hai hay nhiều bên
không kể quy mô hay loại hình sở hữu. Mối quan hệ liên kết chính là
bảo đảm về lợi ích kinh tế của các bên tham gia liên kết.
- Liên kết còn giúp cho các chủ thể phản ứng nhanh với những
thay đổi của thị trường, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh
sản phẩm, tạo cơ hội đứng vững khi thị trường có biến đổi bất lợi.
1.1.4. Các hình thức, phương thức liên kết
Các hình thức liên kết: Liên kết theo hợp đồng bằng văn bản là
quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc
mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Liên kết bằng thỏa thuận miệng là
các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam
kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó.
Các phương thức liên kết: Liên kết dọc: Là liên kết được thực hiện
theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận
động của sản phẩm). Liên kết ngang: Là hình thức liên kết mà trong đó

6


mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập
nhưng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế của các chủ thể
Nhân tố về thị trường: Nơi nào thị trường hàng hóa phát triển
càng mạnh thì quá trình liên kết, hợp tác càng diễn ra sôi động. Nơi nào
thị trường hàng hóa phát triển thấp thì giá bán càng bất lợi cho nhà sản
xuất; ngược lại thị trường sôi động, nông sản hàng hóa giao dịch nhiều
thì nơi ấy tạo lập được giá đúng với bản chất của thị trường. Để đáp ứng

yêu cầu của thị trường buộc người nông dân phải thực hiện liên kết với
các nhà có điều kiện cung cấp các dịch vụ đầu vào, đầu ra.
Nhân tố về cơ chế chính sách: Chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước đóng vai trò định hướng cho phát triển kinh tế nói
chung, sự phát triển nền nông nghiệp và mối liên kết giữa các chủ thể
nói riêng. Yếu tố này càng được quan tâm đúng ñắn, kịp thời thì hiệu
quả liên kết càng cao.
Năng lực liên kết của các chủ thể: gồm(1) năng lực liên kết của
hộ nông dân: năng lực liên kết của hộ nông dân được đánh giá thông
qua 3 yếu tố đó là nhận thức của hộ về liên kết, khả năng kinh tế của
hộ để tham gia liên kết và quy mô sản xuất của hộ. (2) năng lực liên
kết của DN: Năng lực liên kết của DN phụ thuộc vào các yếu tố đó là
quy mô DN, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và nhu cầu của thị
trường về sản phẩm của DN.

7


1.2. Kinh nghiệm liên kết kinh tế các chủ thể tham gia vào chuỗi
nông sản ở một số địa phương trong nước
1.2.1. Mô hình liên kết tại tỉnh Vĩnh Long trong sản xuất lúa hàng
hóa
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện
tích nông nghiệp hơn 116 ngàn ha, chiếm 78% diện tích đất tự nhiên
với dân số hơn 1.031 ngàn người. Vụ Đông Xuân năm 2013-2014,
tỉnh Vĩnh Long đã mở rộng dự án cánh đồng mẫu lớn với 3.183ha và
vận động được một số DN thực hiện liên kết trong sản xuất, tiêu thu
lúa trong vùng dự án cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, các DN đầu tư
thuốc bảo vệ thực vật theo hình thức trả chậm; các DN kinh doanh
sản phẩm lúa gạo đã phối hợp với chính quyền địa phương, ký hợp

đồng với bà con nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn tiêu thụ hàng
hóa cho nông dân.
1.2.2. Mô hình liên kết kinh tế hộ chăn nuôi bò với các chủ thể
khác tại tỉnh Hà Giang
Dự án “Ứng dụng đổi mới công nghệ phát triển bò cao nguyên đá
Đồng Văn thành hàng hóa theo chuỗi giá trị” được hình thành trên cơ sở
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thực tiễn của tỉnh Hà Giang.Một trong
những vấn đề quan trọng để triển khai dự án thành công và giảm thiểu các
tổn thất nếu có cho người dân và DN là Nhà nước thực hiện chính sách
“Bảo hiểm tương hỗ”. Sự chia sẻ rủi ro, lợi ích của bảo hiểm tương hỗ của
dự án sẽ được chia sẻ dưới hình thức tái bảo hiểm với DN bảo hiểm được
nhà nước ủy quyền (Bảo Việt, Bảo Minh), qua đó thúc đẩy người dân và
doanh nghiệp yên tâm đầu tư chăn nuôi.
1.3. Bài học kinh nghiệm có khả năng áp dụng cho huyện Ba Vì
Một là: Trong liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong chuỗi sản
phẩm hàng nông sản, DN đóng vai trò hạt nhân quyết định sự thành

8


công của hình thức sản xuất theo hợp đồng với người nông dân.
Hai là: Vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng.
Ba là: Thực tiễn cho thấy không có ở đâu phương thức nông
nghiệp theo hợp đồng có thể thành công với mọi loại nông sản và
trong mọi trường hợp.
Bốn là:Các mô hình thành công cho thấy chính cơ chế tự thực
thi là cơ sở quyết định nhất cho mối quan hệ liên kết các chủ thể
trong chuỗi giá trị hàng nông sản.
Năm là: Trong mối quan hệ lợi ích giữa các bên cần phải xử lý
hài hòa. Tuy nhiên lợi ích của nông dân phải được xem trọng, ưu tiên

chăm sóc thì hợp đồng mới thu hút được nông dân, mới có động lực
để phát triển.
Chương 2
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CÁC CHỦ THỂ TRONG CHUỖI
SẢN PHẨM BÒ SỮA TẠI HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết các chủ thể trong chuỗi
sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên 42.804 ha, trong đó đất
nông nghiệp 29.183 ha (chiếm trên 68% diện tích tự nhiên), dân số
khoảng 280 ngàn người, hơn 70% tổng dân số làm nông nghiệp. Đặc
điểm riêng của Ba Vì là địa hình được hạ thấp từ Tây Nam lên Đông
Bắc do ngọn núi Ba Vì nằm ở phía nam của huyện và Sông Đà có
đoạn chảy ngược lên phía Bắc. Do địa hình trên mà tạo nên những
vùng đồi thấp, thoai thoải kiểu bình nguyện, thảo nguyên quanh chân
núi Ba Vì rất thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, nhất là chăn nuôi bò
sữa.

9


2.1.2. Cơ chế, chính sách
Chính sách hỗ trợ đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật, chính sách
khuyên khích doanh nghiệp liên kết với nông dân...
Luật Đất đai năm 1993, sau đó sửa đổi, bổ sung năm 2003 và
năm 2014; Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại; Nghị
quyết 09/2000/NQ-CP và Quyết định 167/2000/QĐ-TTg ngày
26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển chăn nuôi bò sữa
giai đoạn 2001-2010;Quyết định số 22/2005/QĐ-BCN ngày
26/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt dự án phát triển

ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020. Thể chế, chính sách phát triển của Chính phủ, của các bộ,
ngành đã tác động tích cực đến phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện
Ba Vì.
Từ những năm 1990, chính quyền huyện Ba Vì đã xác định chăn
nuôi bò sữa là một thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của huyện.
Năm 2008, Huyện ủy Ba Vì ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQHU về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2010 tiếp tục
xác định chăn nuôi bò sữa là một trong những hướng đi để chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chính của huyện. Năm 2011, UBND
huyện Ba Vì xây dựng chương trình phát triển đàn bò giai đoạn
2011-2015, định hướng 2020. Năm 2015, UBND huyện tiếp tục xây
dựng Chương trình phát triển đàn bò giai đoạn 2015-2020, định
hướng 2030 theo quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch xây
dựng nông thôn mới của huyện Ba Vì.
2.1.3. Nhân tố thị trường và sự phát triển của các công ty chế biến
sữa trên địa bàn huyện Ba Vì
Ba Vì được coi là “lá phổi xanh” phía Tây thủ đô Hà Nội, có rất
nhiều điểm du lịch tự nhiên và văn hóa hấp dẫn, là điểm đến của

10


khách du lịch trong và ngoài nước, là thị trường đầu ra tiềm năng cho
các sản phẩm sữa Ba Vì. Mặt khác, sữa là mặt hàng thiết yếu, nhu
cầu về mặt hàng sữa của người tiêu dùng ngày càng tăng. Nhiều công
ty sữa đã mở rộng quy mô sản xuất và đặt nhà máy chế biến sữa trên
địa bàn huyện như Công ty Cổ phần sữa quốc tề IDP, Netle, Công ty
CP sữa Ba Vì… Đây là dấu hiệu tích cực thúc đẩy mối liên kết của
các chủ thể trong chuỗi sản phẩm bò sữa của huyện.
2.1.4. Khoa học công nghệ

Dự án Jica giai đoạn 2001-2012 đã giúp cho năng lực quản lý,
chữa trị bệnh, kỹ thuật chăn nuôi được thay đổi một cách rõ rệt tại
vùng Ba Vì như: đã áp dụng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phù
hợp cho từng giai đoạn phát triển của bê, bò sữa; sử dụng kỹ thuật
thụ tinh nhân tạo 100% cho bò sữa; sử dụng công nghệ cấy truyền
phôi, sử dụng hormone để tăng năng suất sinh sản cho đàn bò; sử
dụng tinh phân ly giới tính để tăng đàn bò cái; sử dụng các tiến bộ kỹ
thuật để chế biến thức ăn nâng cao giá trị dinh dưỡng trong khẩu
phần của bò sữa; có những giải pháp khống chế và điều trị có hiệu
quả các bệnhvề chân móng,sinh sản, lệch dạ múi khế. Qua đó góp
phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì.
2.1.5. Nhận thức của các chủ thể
Đối với hộ chăn nuôi: Trình độ còn hạn chế, điều kiện kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, SX còn lạc hậu, quy mô SX còn nhỏ lẻ,
manh mún nên nhận thức của nông hộ về vấn đề liên kết trong SX và
tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều bất cập.
Đối với doanh nghiệp: Các DN tham gia liên kết bao gồm các
DN hoạt động về cung ứng giống, cung ứng vật tư và DN chế biến
tiêu thụ... song chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, nên năng lực liên kết
của DN cũng có những hạn chế.

11


2.2. Liên kết các chủ thể
2.2.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì
Bảng 2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn
huyện
Giaiđoạn(từ
năm,đếnnăm)


Sốhộnuôi(hộ)

Sốlượngbòsữa
(con)

Trung
bình(con/
hộ)

SảnlượngsữaBQ Giásữatrungbình
(đ/kg)

(kg/chukỳ/con)

2001÷2005

250÷400

700÷1.200

2÷3

2.800÷3.200

6.000÷7.000

2006÷2010

400÷1.200


1.200÷4.500

3÷5

3.500÷4.500

8.000÷10.000

2011÷2015

1.200÷1.800

4.500÷10.000

5÷7

4.200÷5.200

11.000÷13.000

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10/2016 của tác giả
2.2.2. Chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì
Chuỗi sản phẩm bò sữa huyện Ba Vì gồm 6 chức năng cơ bản
sau: (1) Chức năng đầu vào.(2) Chức năng sản xuất. (3) Chức năng
thu gom. (4) Chức năng chế biến. (5) Chức năng thương mại. (6)
Chức năng tiêu dùng. Tương ứng với 6 chức năng trên, chuỗi sản
phẩm bò sữa huyện Ba Vì có 7 chủ thể chính tham gia bao gồm: (1)
Nhà cung cấp bò sữa giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và công
cụ chăn nuôi, (2) Hộ nông dân chăn nuôi bò sữa, (3) Trạm thu gom

sữa tươi, (4) Công ty chế biến sữa, (5) Các cơ sở chế biến sữa tư
nhân nhỏ, (6) Cửa hàng/ Đại lý/ siêu thị/ Nhà hàng, và (7) Người tiêu
dùng và các nhà hỗ trợ chuỗi như các cơ quan, ban, ngành địa
phương, ngân hàng...

12


2.3. Thực trạng liên kết các chủ thể trong chuỗi sản xuất, thu
gom, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm bò sữa tại huyện
Ba Vì
2.3.1. Liên kết các chủ thể cung cấp đầu vào
*Liên kết cung cấp giống bò sữa: gồm có Trung tâm nghiên cứu bò
và Đồng cỏ Ba Vì, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môn
Ca Đa, các thương lái buôn bò giống, chủ yếu vẫn kinh doanh theo
hình thức tự phát, mạnh ai nấy làm chưa có sự liên kết chặt chẽ với
nhau, liên kết với chủ thể hộ chăn nuôi trong chuỗi chủ yếu là thỏa
thuận miệng.
* Liên kết trong việc cung ứng thức ăn chăn nuôi bò sữa
Trên địa bàn huyện chưa có công ty chế biến thức ăn chăn nuôi,
mà chủ yếu là các cửa hàng, đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi của
các công ty từ nơi khác vận chuyển tới. Công ty chế biến sữa, một số
chủ trạm thu gom sữa tươi cũng thực hiện luôn chức năng cung cấp
thức ăn chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi bò sữa. Các cửa hàng, đại lý
chưa có sự liên kết với nhau để cung cấp TACN cho hộ chăn nuôi,
các hộ chăn nuôi liên kết với các cửa hàng/đại lý chủ yếu là thỏa
thuận miệng, không ký hợp đồng bằng văn bản.
* Liên kết cung ứng thuốc thú y và phòng dịch bệnh ở bò sữa
Thực tế cho thấy đối với nội dung liên kết này, liên kết giữa hộ
chăn nuôi và cửa hàng thuốc/ bác sỹ thú y tư nhân là phổ biến nhất (hầu

như 100%). Kết quả điều tra đối với 200 hộ chăn nuôi cho thấy: Hộ
chăn nuôi chỉ được hỗ trợ một phần về dịch vụ tiêm phòng cho bò
sưa, hầu như 100% các hộ chăn nuôi phải tự trả chi phí thú y mỗi khi
bò sữa bị bệnh. Kinh phí cho việc chữa bệnh cho bò sữa mỗi năm
cũng tương đối lớn, bình quân 3-5 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, cũng
nhiều hộ gặp rủi ro do bò sữa bị bệnh không chữa trị đúng cách và

13


kịp thời, dẫn đến phải thải loại bò bán cho lò giết mổ với giá rẻ, gây
tổn thất lớn cho các hộ chăn nuôi, có hộ tổn thất 10-20 triệu
đồng/năm.
* Liên kết các chủ thể cung ứng vốn cho hộ chăn nuôi
Liên kết trong cung ứng vốn diễn ra như sau: Hộ chăn nuôi bò sữa
huy động vốn chủ yếu từ ngân hàng, quỹ tín dụng, người thân, họ hàng.
Do đặc điểm chăn nuôi bò sữa cần vốn đầu tư ban đầu lớn, đầu vào cho
chăn nuôi không thể trả chậm nên hộ chăn nuôi có nhu cầu vay vốn cao.
Kết quả điều tra đối với 200 hộ chăn nuôi, chỉ 25% (50 hộ) là dùng vốn
tự có của gia đình, cùng với vay người thân, họ hàng, 75% (150 hộ) phải
vay vốn chủ yếu từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một phần từ các
nguồn hỗ trợ khác như quỹ khuyến nông, hụi, họ, phường.
2.3.2. Liên kết các chủ thể sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm bò sữa
* Liên kết hộ chăn nuôi – hộ chăn nuôi
Mối liên kết phổ biến nhất giữa các hộ mới thể hiện dưới các hình
thức sơ khai như: đổi công cho nhau, trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản
xuất mà ít thể hiện các mối liên kết thị trường. Một số nhóm hộ chăn
nuôi bò sữa thành lập hội cùng sở thích, cùng nhau chơi phường để quay
vòng vốn giúp đỡ các hộ trong hội.

* Liên kết giữa hộ chăn nuôi bò sữa – Các trạm thu gom sữa tươi –
Công ty chế biến sữa
Hộ chăn nuôi bò sữa tổ chức sản xuất chăn nuôi bò sữa và liên kết
với công ty chế biến sữa để tiêu thụ sản phẩm đầu ra của mình là sữa
tươi. Vì đặc điểm của sữa tươi là yêu cầu thời gian bảo quản nghiêm
ngặt sau khi vắt sữa, sữa không thể vận chuyển từ hộ chăn nuôi đến công
ty được vì khoảng cách về địa lý xa và thời gian vận chuyển lâu ảnh
hưởng đến chất lượng sữa, do vậy, Công ty chế biến sữa thường ký hợp

14


đồng với các Trạm thu gom ở gần địa bàn dân cư chăn nuôi để thu gom
sữa cung cấp cho công ty. Liên kết giữa hộ chăn nuôi bò sữa – Các trạm
thu gom sữa tươi- Công ty chế biến sữa thường là liên kết tập trung trực
tiếp, đây là hình thức liên kết phổ biến nhất, thích hợp với các công ty có
vùng nguyên vật liệu tương đối tập trung; mối liên kết này được thực
hiện 100% thông qua Hợp đồng bằng văn bản.
* Liên kết trong đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho hộ chăn nuôi
Các Công ty chế biến sữa thường liên kết (Hợp đồng) với Trung
tâm nghiên cứu và Đồng cỏ Ba Vì, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh
đông lạnh Môn- Ca- Đa, Trạm Khuyến nông huyện để tổ chức các lớp
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chữa
bệnh, sản xuất thức ăn, vệ sinh bảo quản sữa... cho hộ chăn nuôi bò sữa,
100% chi phí đào tạo do công ty chế biến sữa chi trả. 100% các hộ hợp
đồng bán sữa cho công ty phải tham gia lớp tập huấn do công ty tổ chức.
Công ty sữa kiểm tra, giám sát kỹ thuật chăn nuôi của nông hộ.
* Liên kết tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng
Để xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phầm, các công ty chế biến
sữa đã không ngừng thực hiện maketting, quảng bá sản phẩm để khai

thác các kênh tiêu thụ khác nhau của thị trường trong nước gồm kênh
tiêu thụ truyền thống (khai thác các điểm bán hàng, các khu du lịch ở
các tỉnh trong cả nước); kênh siêu thị, trung tâm thương mại; kênh
trường học, các khu công nghiệp...
2.4. Tác động của liên kết đến các chủ thể trong chuỗi sản phẩm
bò sữa ở huyện Ba Vì
2.4.1. Tác động đến hộ nông dân:được tiếp cận được thông tin về thị
trường tốt hơn, được bao tiêu sản phẩm và được thanh toán kịp thời;
được tạo điều kiện trong việcvay vốn với thủ tục nhanh, gọn, không
rườm rà; được công ty chế biến sữa lựa chọn giúp công ty cung cấp

15


thức ăn chăn nuôi do vậy cũng được đảm bảo hơn về chất lượng, giá
cả; được hỗ trợ tiêm phòng dịch đại trà từ Thú y xã, huyện, được hỗ
trợ trong việc tập huấn phòng bệnh; được lợi ích trong việc nâng cao
được kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi.
2.4.2. Tác động đến Nhà khoa học: được truyền đạt các lớp đào tạo,
tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, và từ đó phần nào tăng thêm thu nhập cho
các Nhà khoa học, bên cạnh đó họ cũng tích lũy được kinh nghiệm từ
thực tế, nâng cao trình độ của mình.
2.4.3. Tác động đến doanh nghiệp:giúp cho thị phần bán hàng của
doanh nghiệp được ổn định hơn, từ đó góp phần nâng cao số lượng, doanh
số, thu nhập của doanh nghiệp.
2.4.4. Tác động đến người thu gom, chế biến:giúp người thu gom,
chế biến thu được giá trị gia tăng cao trong chuỗi sản phẩm.
2.5. Đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những
tồn tại hạn chế trong liên kết các chủ thể tham gia vào chuỗi sản
phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì

2.5.1. Những tồn tại và hạn chế trong liên kết các chủ thể
- Mối liên kết các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa của huyện
Ba Vì còn khá lỏng lẻo, quá trình hoạt động và vận hành của chuỗi sản
phẩm bò sữa chưa dựa trên những mối liên kết bền vững và chặt chẽ, cấu
trúc chuỗi sản phẩm bò sữa chưa vững chắc và bị tác động mạnh từ các
tác nhân bên ngoài;
- Các liên kết trong chuỗi sản phẩm bò sữa huyện Ba Vì đúng nghĩa
chưa hình thành một cách rõ nét; hộ chăn nuôi là chủ thể quan trọng trong
chuỗi song cơ bản còn rất thụ động trong các mối liên kết về tiếp cận với
giống, vốn, thú y. Trong liên kết với trạm thu gom và công ty chế biến sữa
thì lợi ích của hộ nhận được còn hạn chế, chỉ dừng lại ở khâu bán sản
phẩm, chưa có sự liên kết với công ty sữa trong việc hưởng lợi từ thị phần

16


bán hàng, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm được sản xuất ra; Các
tác nhân trong cùng một chức năng (khâu) chưa có sự liên kết chăn chẽ
với nhau;
- Mối liên kết giữa các chủ thể của các chức năng (khâu) khác nhau
trong suốt chiều dài chuỗi sản phẩm bò sữa còn rất lỏng lẻo, sự phân bổ
giá trị gia tăng trong chuỗi còn quá nhiều thiên lệch không hợp lý, cấu trúc
chuỗi sản phẩm chưa vững chắc, đặc biệt là ở chức năng chế biến;
- Chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia. Vì vậy, lợi ích
chưa thực sự trở thành chất keo kết dính các chủ thể với nhau.
- Thiếu các tổ chức HTX, THT đại diện cho nông dân trong liên kết
Do vậy, quá trình vận hành chuỗi sản phẩm còn nhiều điểm gút,
chuỗi sản phẩm bò sữa khó bảo đảm được về chất lượng sản phẩm và ổn
định giá, cũng như sản lượng, điều này tác động lớn đến năng lực cạnh
tranh của các sản phẩm Sữa Ba Vì nhất là đối với thị trường xuất khẩu.

2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.
- Đối với hộ chăn nuôi: Do sản phẩm sản xuất ra của hộ chăn
nuôi là sữa tươi nên nhu cầu liên kết của hộ chăn nuôi trong tiêu thụ
sản phẩm sữa tươi là cao.
- Đối với các công ty chế biến sữa: Các công ty chế biến sữa nói
chung là vì mục tiêu lợi nhuậnsẵn sàng nhập sữa bột nguyên liệu từ
nước ngoài về (với giá rẻ hơn giá sữa tươi) để hoàn nguyên thay thế
sữa tươi đầu vào chế biến các sản phẩm sữa. Trong khi đó, hiện nay ở
Việt Nam cơ chế minh bạch trong tiêu chuẩn, chất lượng các sản
phẩm sữa chưa rõ ràngtrên thị trường.
- Đối với các Trạm Thu gom: Các trạm thu gom còn có quy mô
nhỏ, với trữ lượng thu gom bình quân trên 2 tấn sữa/trạm/ngày, cũng
ảnh hưởng đến liên kết thu gom cho hộ chăn nuôi.

17


- Đối với Chính quyền huyện, xã: Chính sách về liên kết chưa
hoàn thiện, đồng bộ; việc đầu tư cho khoa học nói chung, nghiên cứu
và triển khai chuyển giao KHKT còn ít; chế độ, sự hỗ trợ đối với cán
bộ khoa học còn thấp; chưa khuyến khích, hỗ trợ họ trong việc tham
gia liên kết kinh tế.
- Đối với Chính phủ, các bộ, ngành chức năng: Chưa quy định
cụ thể tỷ lệ nhập sữa bột nguyên liệu trên tỷ lệ thu mua sữa tươi của
các công ty sữa để đảm bảo ổn định cho người chăn nuôi bò sữa.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT
CÁC CHỦ THỂ TRONG CHUỖI SẢN PHẨM BÒ SỮA
Ở HUYỆN BA VÌ
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Tham gia vào Chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chain) đã
trở thành một xu hướng của các quốc gia trên thế giới. Ví dụ: Sự kiện
Vinamilk mua lại doanh nghiệp sản xuất sữa ở New Zealand rồi đóng
gói bán ngược lại thị trường Việt Nam mở ra một trang mới về M&A
cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tế hiện nay giá bán sữa tươi từ các trang trại tại Mỹ, Úc,
New Zealand hay châu Âu chỉ 7.000 - 9.000 đồng/kg thấp hơn giá
sữa tươi của Việt Nam sản xuất ra (12.000 - 14.000 đồng/kg) là từ
3.000- 7.000 đồng/kg. Đây là một thách thức lớn đối với ngành chăn
nuôi bò sữa ở Việt Nam.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Thực trạng ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam: Tính đến 2015,
tổng số bò sữa của Việt nam khoảng 300.000 con, với 19.639 hộ chăn

18


nuôi, trung bình 5,3 con/hộ, có 384 hộ gia đình nuôi trừ 20 con
(chiếm 2%) và các Công ty TNHH chăn nuôi quy mô đàn từ 5.000
con trở lên (chiếm 22-23%). Chăn nuôi bò sữa là một nghề mới và có
hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải
thiện đời sống cho nông dân. Nhu cầu sữa trong nước là rất lớn, đòi
hỏi ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam cần thực hiện tái cơ cấu trong
sản xuất nông nghiệp nói chung, trong ngành chăn nuôi bò sữa nói
riêng để đáp ứng được nhu cầu
3.2. Một số quan điểm về vấn đề tăng cường liên kết các chủ
trong chuỗi bò sữa huyện Ba Vì
3.2.1. Một số quan điểm về vấn đề tăng cường liên kết các chủ thể
* Quan điểm thứ nhất: Các chủ thể tham gia liên kết với nhau dựa

trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Chính quyền
huyện Ba Vì giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động của các chủ thể trong chuỗi bò sữa.
* Quan điểm thứ hai: Liên kết phải có lộ trình, không tách rời, cần
phù hợp với các chương trình, mục tiêu, định hướng phát triển chung
của cả nước, vùng về tái cơ cầu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đảm bảo sự gắn kết giữa
sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm phát triển sản xuất kinh
doanh tốt đem lại hiệu quả chung của ngành nông nghiệp.
* Quan điểm thứ ba: Liên kết giữa các chủ thể hướng tới nâng cao
kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa phải theo cơ chế thị
trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông
dân và người tiêu dùng, đồng thời cả mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường.

19


3.2.2. Một số mục tiêu chủ yếu về vấn đề liên kết các chủ thể
Môi trường liên kết ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu,
tạo thuận lợi cho các chủ thể liên kết với nhau để nâng cao năng suất,
cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng cho chuỗi.
Tỷ lệ các đối tượng tham gia liên kết ngày càng cao.
Nâng cao nhận thức, hiểu biết của các chủ thể tham gia liên kết.
3.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết các chủ thể tham gia
vào chuỗi sản phẩm bò sữa huyện Ba Vì
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa huyện Ba Vì
Xây dựng và công bố công khai quy hoạch, các dự án phát triển
các vùng sản xuất hàng hóa nông sản. Quy hoạch phát triển cần phải
gắn với quy hoạch tiêu thoát nước, quy hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ tài

nguyên nước và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển nông nghiệp
xanh và bền vững.
3.3.2. Giải pháp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ trong sản xuất, chăn nuôi.
Đẩy mạnh vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về lai tạo
giống bò phù hợp sinh thái như lai tạo giống bò nhiệt đới, các giống
cỏ cao sản có hàm lượng dinh dưỡng cao vào sản xuất. Có cơ chế phù
hợp để phát huy được những thành tựu trong nghiên cứu khoa học
vào phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện Ba Vì. Ưu tiên nguồn vốn
cho những hộ/ trang trại ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
vận dụng phát triển điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
trong chăn nuôi bò sữa như mô hình chăn nuôi bò sữa chăn thả 100%
tự nhiên của Công ty sữa Vinamilk để tăng chất lượng sữa tươi, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
3.3.3. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng

20


Cần chú trọng đến chính sách phát triển hạ tầng nhằm thu hút
các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn như: thông qua hỗ
trợ xây dựng nhà xưởng; hỗ trợ lãi suất vay vốn…Phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu cho sản
xuất kinh doanh của các chủ thể.
3.3.4. Giải pháp tăng cường năng lực liên kết cho hộ chăn nuôi và
các chủ thể tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa ở huyện Ba Vì
* Đối với hộ chăn nuôi: Cần tiếp tục vận động, tuyên truyền để
người chăn nuôi hiểu biết về liên kết và vai trò của liên kết trong sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra; sử dụng thức ăn dạng TMR trong
các cụm trang trại chăn nuôi bò sữa có quy mô đàn trên 20 con.

* Đối với cán bộ khoa học: Cần có cơ chế, chính sách để thu hút các
nhà khoa học, liên kết với nhà khoa học trong việc đầu tư nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa nhằm tạo
ra sữa có chất lượng cao đặc trưng của Sữa Ba Vì; thành lập Công ty
giống bò sữa Ba Vì nhằm nghiên cứu đưa ra chăn nuôi trên địa bàn
huyện những giống bò sữa chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, khí hậu của vùng núi Ba Vì, giúp các hộ chăn nuôi được liên
kết, tiếp cận với giống bò sữa tốt trong chăn nuôi, cải thiện giống bò
sữa hiện nay đang chăn nuôi. Thiết lập hệ thống quản lý mạng từ xã,
phường đến huyện, tỉnh, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả chọn lọc
đàn giống; Phòng trị kịp thời và hiệu quả bệnh bò sữa; Vệ sinh thú y,
hạn chế các bệnh về chuyển hóa trong dinh dưỡng.
* Đối với Trạm thu gom sữa tươi: Cần có cơ chế tạo điều kiện để các
Trạm thu gom sữa tươi được đầu tư mở rộng quy mô, đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật trong việc bảo quản sữa tươi để tăng sản lượng thu
mua sữa tươi của các Trạm thu gom.
* Đối với Các công ty chế biến sữa trên địa bàn

21


Cần có cơ chế tạo điều kiện để các Cơ sở chế biến tư nhân nhỏ,
các công ty TNHH kinh doanh về các sản phẩm sữa, chế biến sữa có
điều kiện hoạt động và phát triển, qua đó sẽ tăng cường được liên kết
của các Công ty đối với các Trạm thu gom sữa và tăng cường liên kết
đối với hộ chăn nuôi.
3.3.5. Phát triển các tổ chức đại diện cho nông dân (Hợp tác xã, tổ
hợp tác)
Thực hiện chuyển đổi các Hợp tác xã hoạt động theo đúng Luật
Hợp tác xã năm 2012; có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các Hợp

tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để các Hợp tác xã mạnh
dạn tham gia chuỗi sản phẩm bò sữa; có cơ chế rõ ràng để thu hút
nhiều hơn thành viên tham gia Hợp tác xã. Hợp tác xã cần tích cực
hoạt động, nâng cao năng lực quản trị, điều hành để thực sự là tổ
chức kinh tế tập thểđại diện cho lợi ích của người chăn nuôi, thúc đẩy
liên kết chuỗi sản phẩm bò sữa phát triển.
3.3.6. Đảm bảo hài hòa lợi ích cho các chủ thể liên kết
Các chủ thể hộ chăn nuôi, trạm thu gom, công ty chế biến sữa có
trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng; Xây dựng
hệ thống thông tin minh bạch và dự báo về sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm sữa để các chủ thể tiếp thu và chấp hành.Các doanh nghiệp
phải tăng cường kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá
sản phẩm và xúc tiến thương mại. Liên kết với Doanh nghiệp cung
ứng vật tư đầu vào để hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho hộ chăn nuôi phát
triển, mở rộng vùng nguyên liệu.
Ngoài các giải pháp trên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp sau:
Đề xuất giải pháp đối với huyện Ba Vì: Thiết lập Dự án mang
tinh chiến lược như “Nhập giống và cải thiện giống bò sữa trên địa

22


bàn huyện”; nhập nguồn tinh phân biệt giới tính cái cao sản để phối
cho đàn bò sữa hạt nhân; hoàn thiện các quy trình quản lý, kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng; tăng cường công tác thú y phát triển bò sữa,
kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn; giám sát dịch tễ đàn bò sữa, tiêm
phòng định kỳ bắt buộc đối với một số bệnh thường gặp; xây dựng
mô hình trình diễn chăn nuôi bò sữa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ
giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa của huyện;xây dựng nhà máy sản

xuất thức ăn TMR (Total Mixed Ration) trên địa bàn huyện.
Đề xuất giải pháp đối với Thành phố Hà Nội và các bộ/ngành:
xây dựng tiêu chuẩn, chất lượng sữa Ba Vì để đảm bảo minh bạch về
chất lượng trong các sản phẩm sản xuất từ sữa tươi nguyên chất,
nhằm bảo quyền lợi của người người chăn nuôi và tiêu dùng; Nhà
nước cần quy định về tỉ lệ nhập sữa bột nguyên liệu theo tỉ lệ thu mua
sữa tươi để đảm bảo sự ổn định cho người chăn nuôi nếu không sự
rủi ro lớn sẽ thuộc về người chăn nuôi chứ không phải là nhà doanh
nghiệp.
KẾT LUẬN
Luận văn xác định mục tiêu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận
và thực tiễn, để đề xuất một số giải pháp khả thi cho việc thực hiện
liên kết kinh tế giữa Hộ chăn nuôi với các chủ thể trong sản xuất, thu
gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm sữa tươi trên địa bàn huyện Ba
Vì, Thành phố Hà Nội. Để giúp ngành chăn nuôi bò sữa của huyện
Ba Vì phát triển và ổn định, tác giả đề xuất một số giải pháp tập trung
vào thúc đẩy liên kết của các chủ thể như hoàn thiện quy hoạch vùng
sản xuất, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tăng
cường năng lực liên kết cho các chủ thể… là những giải pháp cần chú
ý hiện nay.

23


×