Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đối chiếu thuật ngữ âm nhạc việt anh (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.25 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thanh Dung

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ÂM NHẠC VIỆT – ANH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 62 22 02 41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học Viện Khoa học Xã Hội
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Quang
Phản biện 3: GS.TS. Lê Quang Thiêm

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam
Vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm 2017


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học Viện Khoa học Xã Hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1.

Phạm Ngọc Hàm, Nguyễn Thanh Dung. (2014). Về đặc điểm
tên gọi một số nhạc cụ truyền thống trong tiếng Hán và tiếng
Việt. Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 5, tr. 46-51.

2.

Nguyễn Thanh Dung. (2015). Một số đặc trưng lựa chọn làm
cơ sở định danh nhạc khí dân tộc của Việt Nam. Tạp chí Từ
điển học & Bách khoa thư, số 4, tr. 48-52.

3.

Nguyễn Thanh Dung. (2015). Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm
nhạc tiếng Anh. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc 2015 Diễn đàn học tập và nghiên cứu. Trường Đại học Sài Gòn và
Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr. 370-376.

4.

Nguyễn Thanh Dung. (2016.) Đặc điểm định danh của thuật
ngữ âm nhạc tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 3, tr.
14-17.


5.

Nguyễn Thanh Dung. (2016). Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ
âm nhạc tiếng Việt. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học
viện Khoa học xã hội, số 5, tr. 71-78.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền âm nhạc Việt Nam đã có lịch sử phát triển khá lâu dài
với một trong những nhiệm vụ quan trọng là bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của dân tộc. Cùng với sự phát triển không
ngừng của nền âm nhạc Việt Nam là sự phát triển của hệ thống
thuật ngữ thuộc chuyên ngành này. Trên thực tế, nền âm nhạc Việt
Nam muốn phát triển và hội nhập với thế giới một cách hiệu quả,
nhất thiết phải có một hệ thống thuật ngữ chặt chẽ và phản ánh
đúng khái niệm thuộc chuyên ngành.
Quá trình khảo cứu tài liệu cho thấy, vấn đề xây dựng, phát
triển và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ thuộc khối ngành nghệ thuật
nói chung, lĩnh vực âm nhạc nói riêng cho đến nay vẫn chưa được
các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam chú tâm
nghiên cứu. Bằng chứng là, chưa có công trình nghiên cứu nào dù
chỉ là các bài báo khoa học bàn về vấn đề này. Riêng trong lĩnh
vực âm nhạc, cho đến nay chỉ có một số lượng rất ít tài liệu tập
hợp các thuật ngữ về âm nhạc được xuất bản. Điều đáng nói là số
lượng thuật ngữ trong mỗi tập tài liệu này còn tồn tại một số hạn
chế và thuật ngữ âm nhạc thể hiện trong các tập tài liệu chưa
thống nhất, còn có hiện tượng một khái niệm âm nhạc nhưng thể
hiện bằng nhiều thuật ngữ khác nhau. Ví dụ, cùng một lúc sử dụng

các thuật ngữ tiếng Việt như “hài âm”, “hòa âm”, “hài thanh” hoặc
“hòa huyền” để chỉ khái niệm “harmony”. Bên cạnh đó, còn có
nhiều thuật ngữ âm nhạc dài dòng, mang tính miêu tả nên dẫn đến
khó nhớ. Ví dụ, các thuật ngữ âm nhạc như “bản nhạc gồm hai
giọng hoặc hai nhạc khí, có thể có các nhạc khí khác đệm theo”,
1


“một loại tác phẩm cho đàn phím”, mang tính miêu tả, giải thích
nhiều hơn là biểu hiện khái niệm. Ngoài ra, việc phiên chuyển các
thuật ngữ âm nhạc từ các ngôn ngữ nước ngoài trong đó có tiếng
Anh sang tiếng Việt cũng chưa thống nhất.
Thực trạng sơ bộ nêu trên về hệ thống thuật ngữ âm nhạc
đặt ra nhu cầu cấp thiết là, cần có công trình nghiên cứu một cách
toàn diện về hệ thống thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt nhằm dựa trên
cơ sở lý thuyết để chỉ ra đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, phương thức
định danh của thuật ngữ âm nhạc. Trên cơ sở đó đề xuất định
hướng chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt dưới góc độ các
tiêu chí ngôn ngữ học. Với lĩnh vực âm nhạc, bên cạnh mục đích
đề xuất chuẩn hóa, còn có thể tìm hiểu đặc trưng tư duy, năng lực
tri nhận, văn hóa dân tộc của thuật ngữ. Xuất phát từ những lí do
nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật
ngữ âm nhạc Việt - Anh” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu nhằm đạt những mục đích sau:
- Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ âm
nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh trên các phương diện đặc điểm
cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh.
- Chỉ ra đặc đặc điểm văn hóa, lịch sử hàm chứa trong hệ

thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh
- Đề xuất định hướng chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng
Việt theo các tiêu chí của ngôn ngữ học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án cần
phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
2


- Điểm lại tình hình nghiên cứu về thuật ngữ nói chung,
thuật ngữ âm nhạc nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam nhằm chỉ
ra khoảng trống nghiên cứu cần tiếp tục được thực hiện.
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến chủ đề của
luận án nhằm tạo cơ sở lý thuyết cho công tác nghiên cứu.
- Khảo sát, phân tích hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng
Anh trên các phương diện: nhận diện thuật ngữ, các kiểu cấu tạo
thuật ngữ, đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ, các con đường hình
thành thuật ngữ và các phương thức định danh thuật ngữ nhằm chỉ ra
điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Từ kết quả nghiên cứu thu
được trên các phương diện nêu trên chỉ ra những đặc điểm văn hóa,
lịch sử hàm chứa trong hệ thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh.
- Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong hệ thuật ngữ âm
nhạc tiếng Việt trên cơ sở dữ liệu được khảo sát và đề xuất định
hướng chuẩn hóa dưới góc nhìn ngôn ngữ học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thuật ngữ âm nhạc
tiếng Việt và tiếng Anh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án khảo sát 2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và

2306 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh thuộc phân môn lý thuyết âm
nhạc, thể loại, hình thức âm nhạc và nhạc cụ.
Luận án đối chiếu hai hệ thuật ngữ này trên các phương diện
đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận án
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp đối chiếu, phương

3


pháp miêu tả, phương pháp phân tích thành tố trực tiếp. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng thủ pháp thống kê, từ định lượng đến định
tính, nhằm làm rõ những đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, đặc điểm
định danh của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh cũng
như điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu
một cách toàn diện và có hệ thống đặc điểm hệ thuật ngữ âm nhạc
Việt - Anh trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, đặc điểm định
danh và đề xuất định hướng chuẩn hóa hệ thuật ngữ này. Đặc biệt,
lần đầu tiên, trong công trình này, khía cạnh đặc điểm văn hóa,
lịch sử xã hội, phương thức tư duy liên tưởng, … phản ánh qua hệ
thuật ngữ được chú ý nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, trước hết, luận án góp phần hệ thống hóa
các vấn đề lí luận liên quan đến thuật ngữ nhằm đóng góp thêm tư
liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu thuật ngữ nói chung và thuật

ngữ âm nhạc nói riêng. Ngoài ra, từ việc chỉ ra những đặc điểm
ngôn ngữ của hệ thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh,
luận án góp phần làm sáng tỏ thêm các luận điểm đại cương về
đặc điểm chung của thuật ngữ. Kết quả nghiên cứu của luận án
còn góp phần vào việc xây dựng lí thuyết chung về chuẩn hóa
thuật ngữ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần
thiết thực vào việc chỉnh lí và chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc phục

4


vụ cho mục đích phát triển của ngành âm nhạc nói chung, ngành
âm nhạc Việt Nam nói riêng đáp ứng nhu cầu hội nhập, nhằm phát
triển đất nước hiện nay. Mặt khác, những điểm tương đồng và
khác biệt về đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh của thuật
ngữ âm nhạc Việt - Anh được chỉ ra trong luận án sẽ giúp ích cho
công tác dịch thuật, công tác giảng dạy, biên soạn tài liệu tiếng
Anh chuyên ngành âm nhạc cho sinh viên khối các trường nghệ
thuật cũng như công tác biên soạn từ điển thuật ngữ âm nhạc Anh
- Việt, Việt - Anh.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án được cấu trúc thành bốn chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Các vấn đề lí luận liên quan đến luận án
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ
nghĩa của thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh
Chương 4: Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ âm

nhạc Việt - Anh và vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt.
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ở nước
ngoài và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài
Ngành thuật ngữ học bắt đầu được hình thành vào những năm
1930 và đã trải qua các giai đoạn phát triển cùng với sự phát triển
chung của xã hội loài người. Người đặt nền móng cho sự phát triển
của ngành thuật ngữ học là nhà khoa học người Áo E. Wuster (1898 1977). Ông đã tiến hành đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ về lĩnh vực
thuật ngữ vào năm 1931. Ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ đã ra
5


đời trong thời kỳ này, đó là: Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo,
trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết và Trường phái thuật ngữ
Cộng hòa Séc.
Thời kỳ vàng son của ngành thuật ngữ học là giai đoạn từ năm
1975 đến năm 1985. Sự phát triển rực rỡ của ngành thuật ngữ học
trong thời kỳ này được đánh dấu bởi sự ra đời của số lượng lớn các
công trình nghiên cứu về thuật ngữ, trong đó phải kể đến các công
trình nghiên của các nhà khoa học Xô Viết với các tác giả như Lotte,
A.A. Reorfomaxki, T. Kogotkova, A.S. Gerd, … .
Từ năm 1985 đến nay, thuật ngữ học thế giới vẫn tiếp tục phát
triển cùng với sự phát triển chung của xã hội. Các vấn đề thuộc thuật
ngữ học lí thuyết vẫn được tiếp tục bàn luận, nhưng thuật ngữ học
ứng dụng ngày càng được chú ý quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt, một
số công trình nghiên cứu đối chiếu trường hợp về thuật ngữ trong các
ngôn ngữ đã được tiến hành.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Những năm 30 của thế kỷ XX công tác nghiên cứu phát triển

thuật ngữ khoa học ở Việt Nam chưa thực sự phát triển với sự xuất
hiện của vài công trình nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là cuốn
“Danh từ khoa học” của tác giả Hoàng Xuân Hãn.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 vấn đề thuật ngữ khoa học
dần thu hút được sự quan tâm nghiên cứu với các tác giả như Lê Văn
Thới - người đã xây dựng bản nguyên tắc soạn thảo thuật ngữ và đã
được Ủy ban quốc gia soạn thảo danh từ chuyên môn thông qua,
dùng làm tài liệu hướng dẫn chính thức cho công tác xây dựng thuật
ngữ ở miền Nam lúc đó, Nguyễn Hữu và Bùi Nghĩa Bích với cuốn từ
điển Danh từ cơ thể học (1963) và cuốn Danh từ hóa học Pháp - Việt
(1973), … .
6


Từ năm 1975 đến nay vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ
khoa học ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt trong những
năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trường hợp về hệ
thuật ngữ của các chuyên ngành khác nhau như: y học, báo chí, du
lịch, tài chính, kế toán, ngân hàng, quân sự, luật sở hữu trí tuệ, điện
tử viễn thông, … . Các công trình đi sâu nghiên cứu về thuật ngữ trên
các phương diện đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh. Chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về hệ thuật
ngữ âm nhạc tiếng Việt trong sự đối chiếu so sánh với tiếng Anh.
Đặc biệt, trong tất cả các công trình đã được thực hiện không có công
trình nào nghiên cứu về khía cạnh văn hóa, lịch sử được phản ánh
trong các hệ thuật ngữ. Những khoảng trống nghiên cứu này cho thấy
vấn đề chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu trong luận án này là mới,
cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.
Chương 2: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
2.1. Các vấn đề lí luận về thuật ngữ

2.1.1. Khái niệm thuật ngữ và thuật ngữ âm nhạc
Thuật ngữ được hiểu là những từ, cụm từ biểu thị khái niệm, sự
vật, hiện tượng thuộc các ngành khoa học và chuyên môn khác nhau.
Thuật ngữ âm nhạc sử dụng trong luận án này được hiểu là
những từ, cụm từ biểu thị khái niệm trong lĩnh vực lý thuyết âm nhạc,
thể loại, hình thức âm nhạc và các loại nhạc cụ trong tiếng Việt và
tiếng Anh.
2.1.2. Tiêu chuẩn của thuật ngữ
Các tiêu chuẩn bắt buộc của thuật ngữ là tính chính xác, tính
hệ thống, tính ngắn gọn và tính quốc tế.
2.1.3. Phương thức đặt thuật ngữ
Các nhà nghiên cứu thống nhất hai phương thức đặt thuật
ngữ là thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường và tiếp nhận thuật ngữ
7


nước ngoài. Việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài được thực hiện
bằng các hình thức sao phỏng, phiên âm hoặc giữ nguyên dạng.
2.1.4. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và
tiếng Anh
Trong luận án này, chúng tôi coi mỗi đơn vị cấu tạo thuật ngữ
biểu thị một khái niệm/ đối tượng hoàn chỉnh hay khái niệm/ đối
tượng bộ phận thuộc một chuyên ngành khoa học hay chuyên môn và
chúng tôi gọi mỗi đơn vị cấu tạo nên thuật ngữ là một thành tố và
mỗi thành tố là đơn vị cấu tạo trực tiếp cuối cùng của thuật ngữ. Với
chức năng như vậy, mỗi thành tố cấu tạo nên thuật ngữ phải có ý
nghĩa từ vựng.
2.1.5. Thuật ngữ với lý thuyết định danh
Định danh là đặt tên gọi cho sự vật, hiện tượng. Quá trình định
danh được thực hiện theo trình tự từ việc tri nhận sự vật, hiện tượng

trong thế giới khách quan bằng các cơ quan cảm giác, tổng hợp các
đặc trưng, thuộc tính phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng, quy
loại sự vật hiện tượng dựa vào các đặc trưng, thuộc tính đã tổng hợp
và lựa chọn đặc trưng có ý nghĩa khu biệt sự vật, hiện tượng này với
sự vật, hiện tượng khác để đặt tên gọi.
2.1.6. Các tiêu chí nhận diện thuật ngữ âm nhạc trong tiếng
Việt và tiếng Anh
Các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh được nhận diện
dựa trên các tiêu chí về mặt cấu tạo, ý nghĩa, chức năng định danh và
phạm vi sử dụng.
2.1.7. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan
- Thuật ngữ và danh pháp
- Thuật ngữ và từ nghề nghiệp
- Thuật ngữ và từ thông thường
8


2.2. Một số vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Để công tác nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ được thực hiện có
hiệu quả, cần xác lập được các nguyên tắc đối chiếu, các bước đối
chiếu, phạm vi nghiên cứu và vận dụng các phương pháp, thủ pháp
phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM
NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.1. Đôi nét về phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và
tiếng Anh
3.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và
tiếng Anh
3.2.1. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và

tiếng Anh xét từ số lượng thành tố cấu tạo
Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm hai thành tố chiếm tỉ lệ lớn
nhất (47,57%), ví dụ: “quãng dư, âm phụ, …”; Nhóm thuật ngữ gồm
từ bốn đến bảy thành tố chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ có 4,45%, ví dụ:
“nghệ sỹ biểu diễn nhạc cụ dây, tác phẩm nhạc jazz tự do, ...”.
Bảng 3.1. Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
Số lượng
Số lần xuất
Tổng số
Tỉ lệ %
thành tố
hiện thuật ngữ
thuật ngữ
1 thành tố
794
34,43
2 thành tố
1097
47,57
3 thành tố
312
13,52
4 thành tố
71
3,07
2306
5 thành tố
24
1,04
6 thành tố

5
0,21
7 thành tố
3
0,13
9


Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh bao gồm một thành tố chiếm tỉ
lệ lớn nhất (54,55%), ví dụ: thuật ngữ “accompanist, alteration, …”.
Số lượng thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh được cấu tạo bởi ba thành tố
và bốn thành tố chiếm tỉ lệ rất thấp (4,5%), ví dụ: “whole-tone scale,
wooden percussion instrument, … . Không có thuật ngữ nào bao gồm
năm thành tố cấu tạo trở lên.
Bảng 3.2. Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh
Số lượng
thành tố

Số lần xuất
hiện thuật ngữ

Tỉ lệ %

1 thành tố

1258

54,55

2 thành tố


944

40,93

3 thành tố

98

4,24

4 thành tố

6

0,26

Tổng số
thuật ngữ

2306

3.2.2. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng
Anh xét từ phương thức cấu tạo, quan hệ ngữ pháp và từ loại
- Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm một thành tố có thể là từ
đơn, từ ghép đẳng lập hoặc từ ghép chính phụ. Trong đó thuật ngữ là
từ ghép chính phụ chiếm tỉ lệ cao nhất (45,32%).
- Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm hai thành tố có thể là từ
ghép chính phụ và cụm từ chính phụ. Trong đó, số lượng thuật ngữ là
cụm từ chính phụ chiếm tỉ lệ cao nhất (50,04%).

- Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt gồm ba, bốn, năm, sáu và bảy
thành tố đều là các cụm danh từ và cụm động từ chính phụ. Trong đó,
số lượng thuật ngữ là cụm danh từ chiếm tỉ lệ cao hơn cụm động từ.
- Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh gồm một thành tố có thể là từ
đơn, từ phái sinh và từ ghép. Số thuật ngữ là từ đơn chiếm tỉ lệ cao
nhất (66, 61%). Thuật ngữ là danh từ chiếm tỉ lệ lớn hơn so với thuật
ngữ là động từ, tính từ và trạng từ. Số lượng thuật ngữ được cấu tạo
bằng phương thức thêm phụ tố chiếm 13,75%.
10


- Thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh gồm hai, ba và bốn thành tố
đều là các cụm danh từ và cụm động từ. Trong đó, số thuật ngữ là
cụm danh từ chiếm tỉ lệ cao hơn.
- Ngoài ra, thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh còn được cấu tạo
bằng phương thức trộn từ (0,43%) và viết tắt (4,37%). Ví dụ:
melodrama - trộn từ melody với từ drama, timp = timpani, … .
3.2.3. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
và tiếng Anh xét từ nguồn gốc của đơn vị cấu tạo
- Nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt bao gồm:
yếu tố thuần Việt, yếu tố Hán - Việt, yếu tố Ấn - Âu, yếu tố thuần
Việt kết hợp với Hán - Việt, yếu tố thuần Việt kết hợp với Ấn - Âu
hoặc yếu tố Hán - Việt kết hợp với Ấn - Âu. Trong đó, thuật ngữ âm
nhạc tiếng Việt có nguồn gốc Hán - Việt chiếm tỉ lệ cao nhất. Ví dụ:
biến tấu, dạ khúc, dân vũ, độc tấu (Hán-Việt); ba-lê, ba-ga-ten, Sol,
vi-ô-lông an-tô (Ấn - Âu), … .
- Đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, việc sử dụng các gốc
từ có nguồn gốc từ tiếng La tinh và tiếng Hy lạp khá phổ biến. Ví dụ:
alto, anticipation, augmentation, ... .
3.2.4. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và

tiếng Anh xét từ quan hệ kết hợp giữa các đơn vị cấu tạo
Mô hình cấu tạo thuật ngữ gồm 2 hoặc 3 thành tố với một
thành tố chính và các thành tố phụ chiếm tỉ lệ cao nhất nên có khả
năng sản sinh nhiều thuật ngữ nhất trong cả hai ngôn ngữ Việt và
Anh. Ví dụ: dấu giáng, âm át, âm chủ, âm cơ bản (mô hình thuật ngữ
gồm 2 thành tố), phong cách âm nhạc lãng mạn, phong cách âm nhạc
bi-bốp, phong cách nhạc Jazz (mô hình thuật ngữ gồm 3 thành tố), …

11


Bảng 3.20. Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
Mô hình cấu tạo

Số lần
xuất hiện

Tỉ lệ %

Mô hình 2 thành tố

1184

51,34

Mô hình 3 thành tố

317

13,75


Mô hình 4 thành tố

80

3,47

Mô hình 5 thành tố

32

1,39

Tổng số
thuật ngữ

2306

Bảng 3.21. Mô hình cấu tạo thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh
Mô hình cấu tạo

Số lần
xuất hiện

Tỉ lệ %

Mô hình 2 thành tố

836


36,25

Mô hình 3 thành tố

109

4,72

Mô hình 4 thành tố

2

0,09

Tổng số
thuật ngữ
2306

3.2.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm
cấu tạo của thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh
Xét về số lượng thành tố cấu tạo, thuật ngữ âm nhạc tiếng
Việt dài hơn thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh.

Về phương thức cấu

tạo, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh đều được tạo thành
bằng phương thức ghép mà phổ biến nhất là phương thức ghép
theo quan hệ chính phụ. Trong tiếng Anh ngoài phương thức ghép
từ giống như trong tiếng Việt còn có các phương thức khác để cấu
tạo nên thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh đó là phương thức thêm phụ tố

(tiền tố và hậu tố), phương thức trộn từ và phương thức viết tắt.

Về

đặc điểm từ loại, kết quả khảo sát và phân tích số liệu của chúng tôi
cho thấy, cả thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh đều rất phong
phú về từ loại bao gồm từ đơn, từ ghép và cụm từ. Về mô hình cấu
tạo, cả trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh số lượng
12


thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình gồm hai thành tố trong đó có
một thành tố chính chỉ loại và một thành tố phụ có chức năng bổ trợ
cho thành tố chính chiếm tỉ lệ cao nhất.
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ âm nhạc tiếng
Việt và tiếng Anh.
Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh đều được hình
thành và phân chia theo ba phạm trù chính, đó là : thực thể âm nhạc
được biểu hiện bằng danh từ và cụm danh từ, chiếm 77,32% đối với
thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, 76,45% đối với thuật ngữ âm nhạc
tiếng Anh, ví dụ: bè trầm, bè bên trái, bè tự do; các loại giọng hát
như giọng đầu, giọng ngực, giọng nam, giọng nữ; hoạt động âm
nhạc được biểu hiện bằng động từ và cụm động từ, chiếm 10,36%
đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt, 10,01% đối với thuật ngữ âm
nhạc tiếng Anh, ví dụ : láy, rung, ngân, gảy, ứng tấu, độc tấu, đệm
đàn, luyến, đảo phách, phối khí cho dàn nhạc, xướng âm và tính
chất, phẩm chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng âm nhạc được biểu
hiện bằng tính từ và trạng từ, chiếm chiếm 12,31% đối với thuật ngữ
tiếng Việt, 10,97% đối với thuật ngữ tiếng Anh.
Chương 4: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH

CỦA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC VIỆT - ANH VÀ VẤN ĐỀ
CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ ÂM NHẠC TIẾNG VIỆT
4.1. Những phương thức tạo nên thuật ngữ âm nhạc trong
tiếng Việt và tiếng Anh
4.1.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường
Có 654 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được hình thành bằng
cách thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường, chiếm 28,36%; 595 thuật
ngữ âm nhạc tiếng Anh được hình thành theo phương thức này,

13


chiếm 25,80%. Ví dụ, nhạc xanh, nhạc vàng, nhạc đỏ, bè, time =
nhịp, family = nhóm nhạc, … .
4.1.2. Các hình thức vay mượn thuật ngữ âm nhạc trong
tiếng Việt và tiếng Anh
4.1.2.1. Sao phỏng thuật ngữ nước ngoài
Có 756 thuật ngữ thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được hình
thành bằng hình thức sao phỏng từ, chiếm 32,78%. Ví dụ: music
element = thành tố âm nhạc, work song = bài ca lao động, … . Có
604 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được hình thành bằng cách sao
phỏng ngữ nghĩa từ thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Anh, chiếm
26,19%, ví dụ: kettledrum = trống định âm, song cycle = tập bài hát
có cùng chủ đề, leading note = nốt nhạc thứ 7 trong âm giai, slide =
nốt dựa kép lướt/ láy kép bắc cầu, … .
4.1.2.2. Phiên âm thuật ngữ nước ngoài
Có 163 thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt được vay mượn từ
tiếng nước ngoài bằng hình thức phiên âm, chiếm 7,07%. Ví dụ:
bagatelle = khúc ba-ga-ten, ballet = ba-lê, … .
4.1.2.3. Mượn nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài

Có 91 thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt được vay mượn từ
nước ngoài theo cách viết nguyên dạng, chiếm 3,95%. Ví dụ: rock,
jazz, fan, sonate, … .
4.1.2.4. Mượn thuật ngữ của các ngành khoa học khác
Có hiện tượng vay mượn thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt từ các
ngành khoa học khác như ngôn ngữ, văn học, toán học, vật lý. Ví dụ:
đoạn nhạc, âm tiết tính, thanh tam giác, bản thảo, bố cục, … .
Có 258 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh, chiếm 11,18% được mượn
nguyên dạng từ các ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Ý, Đức, Nhật Bản,
Ba Lan, Trung Quốc, … . Ví dụ: koto (Nhật Bản), mazurka (Ba Lan),
balalaika (Nga), treble clef (Pháp), tremolando (Ý) … .
4.2. Đặc điểm định danh thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và
tiếng Anh
14


- Đặc trưng được lựa chọn để định danh nhóm thuật ngữ thuộc
phân môn lí thuyết âm nhạc bao gồm: tính chất, hình thức, chức
năng, trình tự, nguồn gốc ra đời, thể loại.
- Đặc trưng được lựa chọn để định danh nhóm thuật ngữ âm
nhạc biểu thị các thể loại và hình thức âm nhạc bao gồm: thời điểm,
mục đích, hình thức, địa điểm, nguồn gốc.
- Đặc trưng được lựa chọn để định danh nhóm thuật ngữ âm
nhạc biểu thị chủ thể tham gia vào hoạt động âm nhạc bao gồm:
loại nhạc cụ, hình thức biểu diễn.
- Đặc trưng được lựa chọn để định danh thuật ngữ âm nhạc
biểu thị các loại nhạc cụ bao gồm: kích thước, nguồn gốc ra đời, đặc
điểm cấu tạo hình thức bên ngoài, mục đích sử dụng, cơ chế hoạt
động và chất liệu.
4.3. Nét tương đồng và khác biệt về đặc điểm định danh

thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh
- Cả thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh đều
được hình thành theo hai con đường chính, đó là: thuật ngữ hoá từ
ngữ thông thường và vay mượn thuật ngữ từ các ngôn ngữ khác.
Các thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh được hình
thành theo phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường bằng
cách giữ nguyên vỏ ngữ âm (cái biểu hiện) nhưng mở rộng hoặc thu
hẹp nghĩa (thay đổi cái được biểu hiện)
- Thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt được vay mượn bằng
hình thức sao phỏng, phiên âm và mượn nguyên xi. Thuật ngữ âm
nhạc tiếng Anh được vay mượn bằng hình thức giữ nguyên dạng.
- Luận án đã chỉ ra được 21 mô hình định danh thuật ngữ âm
nhạc tiếng Việt và tiếng Anh gắn với những đặc trưng có ý nghĩa
khu biệt. Trong số các đặc trưng được lựa chọn để định danh thuật
15


ngữ âm nhạc, phổ biến nhất là những “đặc trưng bắt mắt” bao gồm
các đặc trưng hình thức, chất liệu, cấu tạo, vị trí, kích cỡ, hình thức
biểu diễn, địa điểm biểu diễn.
4.4. Giá trị văn hóa hàm chứa trong hệ thuật ngữ âm nhạc
tiếng Việt và tiếng Anh
Theo số liệu thống kê có 103 thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
không thay đổi tên gọi khi chuyển sang tiếng Anh và 97 thuật ngữ
âm nhạc tiếng Anh được chuyển sang tiếng Việt bằng hình thức giữ
nguyên tên gọi hoặc phiên âm vì không có tương đương về mặt ngữ
nghĩa. Đây chính là các ô trống thuật ngữ “đặc văn hóa”. Những ô
trống thuật ngữ âm nhạc được chỉ ra bao gồm các thuật ngữ biểu thị
các loại nhạc cụ truyền thống, các thể loại - hình thức âm nhạc
truyền thống và hệ thống thang âm. Ví dụ đàn bầu, đàn cò, đàn

nguyệt, (nhạc cụ truyền thống Việt Nam), bagpipes = kèn túi,
polychord = Đàn thập huyền, reed pipe = ống sáo bằng sậy (nhạc cụ
truyền thống nước Anh); chèo, quan họ, hát xoan, ca trù (thể loại
âm nhạc truyền thống Việt Nam); Clog dancing, Jig, Morris dance
(điệu nhảy dân gian Anh).
4.5. Về vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt
4.5.1. Đôi nét về lí thuyết chuẩn hóa thuật ngữ
4.5.2. Đề xuất định hướng chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc
tiếng Việt
4.5.2.1. Các vấn đề tồn tại đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng
Việt chưa đạt chuẩn và biện pháp khắc phục
- Vấn đề tồn tại:
+ Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đồng nghĩa.
+ Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt mang tính chất miêu tả, dài dòng.

16


+ Tồn tại các yếu tố dư thừa trong một số thuật ngữ âm nhạc
tiếng Việt.
- Biện pháp khắc phục:
+ Giải pháp chung để xử lí các thuật ngữ âm nhạc đồng nghĩa
trong tiếng Việt là để lựa chọn thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đạt
chuẩn nhất trong các thuật ngữ đồng nghĩa cần căn cứ vào các tiêu
chuẩn bắt buộc phải có của thuật ngữ âm nhạc như đã thảo luận
trong chương một, đó là, tính chính xác, hệ thống, ngắn gọn và tính
quốc tế của thuật ngữ. Có thể vận dụng lý thuyết điển mẫu vào việc
lựa chọn thuật ngữ tốt nhất trong các thuật ngữ đồng nghĩa.
+ Đối với những thuật ngữ mang tính chất miêu tả dài dòng
như vậy, để chuẩn hoá chúng cần có sự thảo luận thấu đáo giữa nhà

chuyên môn, nhà thuật ngữ học và nhà ngôn ngữ học.
+ Để xử lí các thuật ngữ có chứa yếu tố dưa thừa cần loại bỏ
các yếu tố dư thừa.
4.5.2.2. Nguyên tắc đặt mới và chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc
tiếng Việt
(1). Nguyên tắc đặt thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt mới.
Nguyên tắc 1: Dựa vào các tiêu chuẩn của thuật ngữ.
Nguyên tắc 2: Dựa vào các con đường hình thành thuật ngữ.
Nguyên tắc 3: Dựa vào mô hình cấu tạo.
Nguyên tắc 4: Dựa vào đặc trưng định danh.
Nguyên tắc 5: Thống nhất cách thức vay mượn thuật ngữ
nước ngoài.
(2). Nguyên tắc chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt.
Nguyên tắc 1: Đối với thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt đồng
nghĩa, chúng ta có thể (a) Lựa chọn thuật ngữ biểu thị đặc trưng có
giá trị khu biệt nhất của khái niệm/ đối tượng chuyên môn; (b) Ưu
17


tiên lựa chọn thuật ngữ đáp ứng các tiêu chuẩn phải có và quen được
sử dụng.
Nguyên tắc 2: Đối với thuật ngữ chưa phản ánh chính xác khái
niệm/ đối tượng chuyên môn, ta có thể đặt thuật ngữ mới.
Nguyên tắc 3: Đối với thuật ngữ có chứa yếu tố thừa, chúng ta
có thể cân nhắc để loại bỏ yếu tố thừa.
Nguyên tắc 4: Đối với thuật ngữ mang tính chất giải thích hay
miêu tả dài dòng, tốt nhất là đặt thuật ngữ mới thay thế.

18



KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, luận án đã đạt được những kết quả như sau:
1. Luận án đã đưa ra bức tranh tổng quan về tình hình nghiên
cứu thuật ngữ nói chung, thuật ngữ âm nhạc trên thế giới và ở Việt
Nam nói riêng, các vấn đề được mô tả theo những mốc thời gian cụ
thể ứng với các công trình nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều tác
giả khác nhau. Bức tranh tổng quan đó cho phép khẳng định, thuật
ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay tồn tại như một ngành
khoa học thực sự và vẫn đang trên con đường phát triển cùng với sự
phát triển chung của xã hội loài người. Tuy nhiên, riêng đối với hệ
thuật ngữ của các ngành nghệ thuật, nhất là ngành âm nhạc ở Việt
Nam, đến nay còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện để có được những đánh giá cụ thể về thực trạng sử
dụng thuật ngữ thuộc chuyên ngành này.
2. Các vấn đề lí luận liên quan đã được chúng tôi khái quát lại
một cách hệ thống, tạo cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu, bao gồm:
Khái niệm về thuật ngữ và khái niệm thuật ngữ âm nhạc - một
trong những khái niệm công cụ có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt
luận án đã được xác định. Trong luận án này, thuật ngữ âm nhạc
được hiểu là những từ, cụm từ biểu thị khái niệm trong lĩnh vực lý
thuyết âm nhạc, thể loại, hình thức âm nhạc và các loại nhạc cụ trong
tiếng Việt và tiếng Anh. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ nói chung,
thuật ngữ âm nhạc nói riêng đã được thảo luận và xác định bao gồm:
tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn và tính quốc tế. Trong
đó, ba tiêu chuẩn đầu tiên là bắt buộc, tiêu chuẩn thứ tư là không bắt
buộc. Các tiêu chí nhận diện thuật ngữ và quan niệm về thành tố cấu
tạo thuật ngữ âm nhạc đã được xác định. Đồng thời, sự khác biệt giữa
19



khái niệm thuật ngữ với các khái niệm liên quan cũng đã được làm
sáng tỏ, nhằm phục vụ cho việc lựa chọn chính xác các thuật ngữ âm
nhạc tiếng Việt và tiếng Anh, coi đó là cơ sở dữ liệu của luận án.
Một trong những mục đích nghiên cứu của luận án là chỉ ra
những đặc điểm định danh của thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng
Anh. Do đó, vấn đề lí thuyết liên quan đến định danh trong ngôn ngữ
đã được hệ thống hóa, bao gồm: khái niệm về định danh, quá trình
định danh, các con đường hình thành thuật ngữ trong tiếng Việt và
tiếng Anh. Để tiện cho việc xác định và phân tích các mô hình định
danh, các chuyên ngành hẹp trong âm nhạc thuộc phạm vi nghiên cứu
của luận án được chia thành các tiểu phạm trù dựa vào cấu trúc đặc
thù của chuyên ngành, bao gồm: loại âm trong âm nhạc, loại bè trong
âm nhạc, dấu nhạc, kiểu giọng hát, hợp âm, nốt nhạc, nhịp, phách,
phong cách âm nhạc, quãng nhạc, lối hát, tác phẩm âm nhạc, thể loại
âm nhạc, chủ thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc và nhạc cụ.
Mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa cũng
được thảo luận trong luận án nhằm tạo cơ sở cho việc tìm hiểu những
giá trị văn hóa dân tộc hàm chứa trong hệ thuật ngữ âm nhạc tiếng
Việt và tiếng Anh.
Các vấn đề lí thuyết liên quan đến công tác chuẩn hóa ngôn
ngữ nói chung, chuẩn hóa thuật ngữ nói riêng, bao gồm: khái niệm
chuẩn, khái niệm chuẩn hóa, chuẩn hóa ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật
ngữ, đặc biệt là những thao tác chuẩn hóa thuật ngữ âm nhạc đã được
xác định giúp cho việc đề xuất định hướng chuẩn hóa thuật ngữ âm
nhạc - một trong những mục đích của luận án. Lý thuyết điển mẫu
được trình bày nhằm tạo cơ sở cho việc áp dụng vào khâu chuẩn hóa
thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt.


20


3. Từ những vấn đề lí thuyết đã được xác lập, cơ sở dữ liệu của
luận án được đối chiếu, phân tích và đã đạt được các kết quả như sau:
Về đặc điểm cấu tạo, dựa vào kết quả phân tích số liệu có thể
khẳng định, nhìn chung, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh
về mặt cấu trúc hình thức khá ngắn gọn, biểu thị chính xác khái niệm
/ đối tượng trong chuyên môn âm nhạc. Bằng chứng là, số lượng
thuật ngữ được tạo thành bởi hai hoặc ba thành tố chiếm tỉ lệ cao
nhất. Hầu hết các thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh được
cấu tạo bằng phương thức ghép, chủ yếu là ghép danh từ với danh từ
theo quan hệ chính phụ. Thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng Anh
đều tuân thủ các phương thức cấu tạo từ do mỗi ngôn ngữ quy định.
Điểm khác biệt là, thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh ngoài phương thức
ghép từ còn có phương thức thêm phụ tố, phương thức viết tắt và
phương thức trộn từ. Kết quả khảo sát cho thấy, thuật ngữ âm nhạc
tiếng Anh ngắn gọn hơn thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt. Nguyên nhân
chính là do loại hình ngôn ngữ quy định: trong khi tiếng Việt là ngôn
ngữ đơn lập, phân tích tính cao thì tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết,
tổng hợp tính cao. Điều đó cũng làm cho thuật ngữ âm nhạc tiếng
Anh ngắn gọn về cấu trúc hình thức.
Về mặt ngữ nghĩa, thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng
Anh được phân thành các phạm trù khái niệm, bao gồm: phạm trù
khái niệm biểu thị thực thể âm nhạc (là các danh từ và cụm danh từ),
phạm trù khái niệm biểu thị hoạt động động âm nhạc (là các động từ
và cụm động từ) và phạm trù khái niệm biểu thị tính chất, trạng thái,
phẩm chất của các đối tượng âm nhạc (là các tính từ hoặc trạng từ).
Kết quả nghiên cứu cho phép khẳng định: số lượng thuật ngữ âm
nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh thuộc nhóm thuật ngữ biểu thị

thực thể bao gồm các khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng trong âm nhạc
21


chiếm vị trí lớn nhất và đều là các danh từ hoặc cụm danh từ. Điều
này góp phần khẳng định thêm chức năng chính của danh từ và cụm
danh từ trong mọi ngôn ngữ là chức năng định danh và cũng là
nguyên nhân gây nên sự chênh lệch về tỉ lệ từ loại trong hệ thống từ
vựng ngôn ngữ nói chung, hệ thuật ngữ âm nhạc nói riêng.
Về đặc điểm định danh, thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và tiếng
Anh đều được hình thành theo hai con đường chính, đó là: thuật ngữ
hóa từ ngữ thông thường và vay mượn thuật ngữ từ ngôn ngữ nước
ngoài. Tuy nhiên, cách thức vay mượn lại có điểm khác biệt. Trong
khi thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt được vay mượn bằng hình thức sao
phỏng, phiên âm và giữ nguyên dạng thì trong tiếng Anh thuật ngữ
âm nhạc được vay mượn bằng một hình thức duy nhất là giữ nguyên
dạng cả cách đọc và cách viết. Bên cạnh đó, do sự khác biệt về điều
kiện địa lí, hoàn cảnh lịch sử, xã hội đã dẫn đến nguồn gốc vay mượn
thuật ngữ âm nhạc trong tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác biệt.
Trong khi, hầu hết các thuật ngữ âm nhạc vay mượn trong tiếng Việt
có nguồn gốc từ tiếng Hán thì hầu hết các thuật ngữ âm nhạc vay
mượn trong tiếng Anh lại có nguồn gốc từ tiếng Pháp, tiếng Đức và
tiếng Ý. Các mô hình định danh thuật ngữ âm nhạc tiếng Việt và
tiếng Anh gắn với các tiểu phạm trù chuyên ngành đã được xác định.
Trong đó, các đặc trưng được tri nhận bằng cơ quan thính giác và thị
giác được sử dụng nhiều nhất để định danh các khái niệm/ đối tượng
trong âm nhạc.
Về giá trị văn hóa, quá trình đối chiếu hệ thống thuật ngữ âm
nhạc trong hai ngôn ngữ Việt và Anh đã chỉ ra được 103 thuật ngữ
âm nhạc tiếng Việt và 97 thuật ngữ âm nhạc tiếng Anh không có

tương đương về ngữ nghĩa khi chuyển dịch chéo từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ kia. Quá trình truy tìm nguyên do ý nghĩa tên gọi của
22


×