Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

MỘT số vấn đề nổi bật của NGHỆ THUẬT QUÂN sự VIỆT NAM từ THẾ kỷ x đến THẾ kỷ XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.54 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
1
1.1
1.2

Nghệ thuật quân sự Việt Nam
Một số khái niệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vấn đề nổi bật của nghệ thuật quân sự Việt Nam từ
thế kỷ X đến thế kỷ XVIII

2

Nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh từ
thế kỷ X đến thế kỷ XVIII

2.1

Cơ sở để hình thành nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh

2.2

mạnh
Cách thức thực hiện nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh

mạnh
2.3 Ý nghĩa của nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh
trong thời đại Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU



2
Thế kỷ X với sự xuất hiện của quốc gia Đại Việt là mốc son đánh dấu nền
độc lập, tự chủ của dân tộc sau hơn 1000 năm dưới cai trị của phong kiến
phương Bắc. Tuy nhiên, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, với mưu đồ bá chủ, dã
tâm bành trướng; các triều đại phong kiến phương Bắc vẫn không ngừng tiến
hành các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Biết bao chiến tích oai hùng trước
những triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, còn vang dậy trong lòng nhân dân
Việt Nam và đi vào lịch sử nhân loại như những chiến công hiển hách nhất, sẽ
mãi còn“lưu danh thiên cổ”. Trong các cuộc đụng đầu lịch sử đó của dân tộc ta,
đều diễn ra trong hoàn cảnh so sánh lực lượng rất chênh lệch, phải đương đầu
với kẻ thù với quân số đông hơn ta nhiều lần. Tuy vậy với nghệ thuật quân sự tài
tình, vận dụng linh hoạt các cách đánh phù hợp với đặc điểm địa hình của Việt
Nam. Cha ông ta đã biết “lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh” để giành thắng
lợi, giữ vững chủ quyền đất nước, làm rạng danh truyền thống đấu tranh bất
khuất kiên cường của dân tộc ta. Để lại ý nghĩa to lớn trong hai cuộc kháng chiến
của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ở thế kỷ XX và trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghã hiện nay.
1. Nghệ thuật quân sự Việt Nam
1.1. Một số khái niệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng
binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch
hay trên toàn bộ chiến trường; nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ
thể nào, nó có thể biến hóa khôn lường muôn hình, muôn vẻ.
Theo từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: Nghệ thuật quân sự là những
vấn đề lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là
đấu tranh vũ trang ra đời cùng với quân đội và xuất hiện khi có chiến tranh, xác
định những nguyên tắc và phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang, là nghệ



3
thuật tạo ra và sử dụng có hiệu quả nhất thế và lực, tận dụng thời cơ để chiến
thắng.
Nghệ thuật quân sự được hợp thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân sự,
nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Chiến lược quân sự là bộ phận cao nhất giữ
vai trò chủ đạo, chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; nghệ thuật chiến
dịch giữ vai trò khâu nối liền chiến lược quân sự và chiến dịch, nó chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của chiến lược quân sự và trực tiếp chỉ đạo chiến thuật; chiến thuật
là lĩnh vực đấu tranh trực tiếp tiếp xúc với chiến dịch trên chiến trường, có tác
động thúc đẩy nghệ thuật chiến dịch và chiến lược quân sự phát triển.
Chiến lược quân sự là bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự, bao gồm:
Lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị mọi mặt của đất nước và lực lượng vũ trang,
xây dựng kế hoạch, tiến hành đấu tranh vũ trang và các hoạt động tác chiến; xây
dựng kế hoạch huy động nguồn lực đất nước phục vụ chiến tranh. Từ lý luận và
thực tiễn, chiến lược quân sự có nhiệm vụ dự báo, xác định âm mưu, hoạt động
đối tượng tác chiến; nghiên cứu vận dụng quy luật đấu tranh vũ trang; xác định
các nguyên tắc chỉ đạo tác chiến; xây dựng mọi kế hoạch mọi tiềm lực của đất
nước phục vụ cho chiến tranh; đề ra phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang
cho từng lực lượng, trong từng giai đoạn; vận dụng và phát triển hệ thống kỹ
thuật quân sự, trang bị quân sự cho lực lượng vũ trang; xác định về nguyên tắc
chỉ huy và tổ chức lãnh đạo cho các lực lượng vũ trang; nghiên cứu lý luận tiến
hành và kết thúc chiến tranh. Do vậy chiến lược quân sự giữ vai trò chủ đạo
trong hoạch định tầm chiến lược, từ khâu: Xác định đối tượng tác chiến đến đề ra
mục tiêu, nhiệm vụ cho các lực lượng trên cơ sở triển khai thế bố trí, phương
pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh. Tùy theo
tình hình cụ thể, chiến lược quân sự phải xác định cụ thể đối tượng tác chiến,
quân số, trang thiết bị vũ khí của đối phương. Tùy điều kiện kinh tế - chính trị
của đất nước với đối tượng tác chiến mới để đề ra các chính sách và đường lối



4
quân sự cụ thể phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược quân
sự mang tính ổn định trên cơ sở phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ sản
xuất của đất nước, mà trước hết là trrình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật quân
sự, phương tiện trang bị cho cá nhân và tập thể người lính; điều kiện kinh tế còn
tạo ra cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, phương tiện cơ động, chuyển quân
tập trung lực lượng, tập trung vật chất để tác chiến. Chiến lược quân sự còn phụ
thuộc vào đường lối chính trị, đường lối quân sự và phục vụ cho các đường lối
đó. Cần phân biệt rõ chiến lược quốc phòng và chiến lược quân sự. Chiến lược
quốc phòng là chiến lược phòng thủ quốc gia, bằng sức mạnh tổng hợp cả kinh
tế, chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – anh ninh. Quốc phòng là công cụ
giữ nước bằng sức mạnh của toàn dân tộc trong đó với sức mạnh quân sự là đặc
trưng, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, thực hành đấu tranh trên tất cả các lĩnh
vực với hai lực lượng: Lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang;
còn quân sự là một bộ phận cấu thành của nền quốc phòng, là một công cụ, một
dạng đặc trưng của ứng xử mang tính lịch sử - xã hội khi có chiến tranh.
Nghệ thuật chiến dịch là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành
các loại hình chiến dịch cũng như các hoạt động tác chiến tương đương. Là bộ
phận của nghệ thuật quân sự trong tạo thế, sử dụng thế và lực trong chiến dịch; là
nghệ thuật trong sử dụng lực lượng hình thành các trận đánh lớn mang tính then
chốt theo mục tiêu của chiến lược quân sự đề ra; đó là sự phối hợp, phối thuộc
giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và lực lượng chính trị quần chúng…Trên
nền tảng thế trận chiến tranh nhân dân trong tận dụng thời cơ có lợi để thực hành
chiến tranh.
Chiến thuật quân sự là lý luận và thực tiễn, chuẩn bị và thực hành chiến
đấu, nghệ thuật về phương pháp chiến đấu của các cá nhân, tổ nhóm, phân đội,
binh đoàn, quân binh chủng, bộ đội chuyên môn và lực lượng vũ trang khác.
Trên phương diện lý luận, chiến thuật quân sự là nghiên cứu tính chất, quy luật,



5
nội dung, phương pháp chiến đấu, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến
đấu, cách thức sử dụng lực lượng trong chiến đấu. Trong thực tế chiến thuật thể
hiện ở hoạt động của cá nhân, các lực lượng lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hành
chiến đấu. Nhiệm vụ của chiến thuật quân sự là nghiên cứu bản chất, quy luật
của trận chiến đấu, đề ra nguyên tắc, hình thức, biện pháp tác chiến; tổng kết cái
cũ, dự báo phát triển cái mới, hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động chiến đấu cụ
thể ở từng trận đánh. Trong chỉ đạo điều hành, thực hành tác chiến trên chiến
trường, chiến thuật là khâu kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chiến lược.
Cùng với nghệ thuật quân sự thì vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện trang
bị cho quốc phòng – quân sự là yếu tố trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát
triển nghệ thuật quân sự. Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển
như vũ bão, các phương tiện, vũ khí chiến tranh ngày càng hiện đại và có sức hủy
diệt lớn. Đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đầu tư trang bị vũ khí và phát triển kỹ
thuật để bảo đảm cho công cuộc bảo vệ đất nước. Đồng thời đòi hỏi nghệ thuật
quân sự cũng phải thay đổi để phù hợp với phương pháp đánh, tạo dựng thế trận
nhằm phát huy hết tính năng của các loại trang thiết bị hiện có. Nghệ thuật quân
sự luôn phát triển song hành với sự hiện đại của vũ khí, trang bị, chất lượng nguồn
nhân lực. Nguồn nhân lực và các yếu tố khác có trình độ càng cao thì nghệ thuật
quân sự càng phát triển và ngược lại. Các yếu tố hình thành thế bố trí, nguồn nhân
lự, trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức kỷ luật, tinh thần…Không thể thiếu trong một
trận đánh, điều đó quyết định kết quả của một trận chiến đấu.
1.2. Những vấn đề nổi bật của nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thế kỷ
X đến thế kỷ XVIII
Đại thắng trước quân xâm lược Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền đã
chấm dứt 1117 năm dân tộc ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở
ra thời đại độ lập, tự chủ với kỷ nguyên Đại Việt. Tuy nhiên các triều đại phong
kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ ý định thôn tính nước ta. Từ thế kỷ thứ X đến



6
thế kỷ XVIII, nhân dân ta phải đương đầu với các cuộc xâm lăng của nhà Tống,
đế quốc Mông – Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh và trong gần 1000 năm đó, cha
ông ta đã sáng tạo ra những nét nổi bật về nghệ thuật quân sự, thể hiện tài thao
lược của các nhà quân sự nước ta như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ.
Thời nhà Lý, những nét quân sự truyền thống cơ bản được hình thành, như
“Ngụ binh ư nông” trong dựng binh, “tiên phát chế nhân” bảo vệ từ xa trong
dụng binh, xây dựng hệ thống phòng tuyến vững chắc trong tạo lập thế trận… Sự
đóng góp của nghệ thuật quân sự còn thể hiện trong nhiều lĩnh vực, như biết tổ
chức công tác tình báo, sử dụng các đòn chiến tranh tâm lý, thiết lập phòng tuyến
cản địch nơi hiểm yếu, phòng thủ nhiều tầng… Các nguyên tắc cơ bản về xây
dựng quân đội cũng đã được định hình. Thời Lý cũng là thời kỳ xuất hiện những
bước cách tân lớn về tư duy quân sự - quốc phòng gắn liền với cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược nhà Tống. Khi triều đình nhà Tống gấp rút chuẩn bị tích trữ
lương thảo, biến Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu thành những căn cứ quân
sự - hậu cần làm bàn đạp tiến công Đại Việt, thì nhà Lý, với tư duy quân sự chính trị tổng hợp, đã chủ trương thực hiện rất táo bạo chiến lược "tiên phát chế
nhân" đánh sang đất Tống nhằm tiêu diệt các căn cứ xuất phát tiến công xâm
lược của kẻ thù, rồi mới rút về phòng thủ đất nước. Khi thời cơ đến, triều đình
kiên quyết chuyển từ phòng ngự sang phản công, thực hành trận quyết chiến
chiến lược đánh thẳng vào trại giặc, khiến chúng không kịp chống đỡ. Sau chiến
thắng, triều đình lo ngay đến việc sửa định binh chế, đổi mới bộ máy chỉ huy
quân đội, tổ chức các đơn vị trong Cấm quân, cải tiến phương pháp luyện rèn
quân sĩ.
Tiếp nối nhà Lý, nghệ thuật quân sự nhà Trần cũng có những bước đột phá
quan trọng. Cùng với việc kế thừa và phát triển mạnh mẽ các chính sách ưu việt
thời Lý, các nhà lý luận quân sự thời Trần đã đặc biệt quan tâm phát triển mạnh


7

mẽ tư duy mới về quân sự - quốc phòng. Đó là, nhà Trần đã huy động và tổ chức
toàn dân đánh giặc, xây dựng lực lượng vũ trang nhiều thứ quân, xây dựng căn
cứ địa chiến lược và hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến. Và để thực
thi những vấn đề đó, chữ dân luôn được nhà Trần đặt lên hàng đầu trong cả ba
cuộc kháng chiến. Đây là bước đánh dấu sự định hình hoàn toàn về tư duy quân
sự chiến lược mang tính hệ thống, chỉnh thể của chiến tranh nhân dân bảo vệ đất
nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến.
Đặc biệt, sự phát triển tư duy quân sự dưới thời Trần còn được biểu hiện ở
sự hình thành, phát triển chủ trương tạm lui quân trước thế giặc mạnh để bảo
toàn lực lượng, kết hợp với kế thanh dã và chiến tranh du kích tiêu hao sinh lực
giặc, chuyển hoá dần so sánh lực lượng có lợi để tiến tới tổng phản công. Trước
một đối thủ rất mạnh là đế quốc Nguyên - Mông gồm những kỵ binh dạn dày
chinh chiến, nhà Trần không thể áp dụng chiến lược “tiên phát chế nhân” theo
kiểu đánh trước sang đất địch như nhà Lý, cũng không thể thực hiện phương
châm bảo vệ từ xa bằng một hệ thống chiến luỹ phòng thủ như phòng tuyến sông
Cầu, mà buộc phải có tính toán chiến lược mới dựa trên sự đổi mới tư duy quân
sự. Đó chính là cơ sở thực tiễn hình thành nghệ thuật chỉ đạo rút lui chiến lược
bảo toàn lực lượng, xoay chuyển tình thế để phản kích của quân đội nhà Trần. Sở
dĩ có thể coi đây là một bước phát triển mang tính cách mạng trong tư duy quân
sự Việt Nam vì, với các nhà nước phong kiến đương thời, mất kinh đô gần như
đồng nghĩa với mất nước; song với người Việt, kinh đô tạm mất vào tay giặc
nhưng cuộc kháng chiến mới chỉ bắt đầu.
Chủ trương tạm rút khỏi kinh thành để bảo toàn lực lượng gắn liền với chủ
trương đánh du kích nhỏ lẻ rộng khắp tiêu hao sinh lực địch và đặc biệt, gắn với
kế thanh dã - tổ chức cho dân chúng làm “vườn không nhà trống”, cũng như kế
sách tạo một “mặt trận liên thông” để cả nước cùng đánh giặc. Những đội kỵ
binh Mông Cổ bách chiến bách thắng khi sang đến chiến trường Đại Việt tuy


8

chiếm thành Thăng Long không mấy khó khăn, nhưng lập tức rơi vào một cuộc
chiến tranh hoàn toàn khác lạ, lâm vào tình thế đánh chẳng được đánh, yên
chẳng được yên, muốn cướp bóc lương ăn cũng không có, nên mau chóng mất
hết nhuệ khí và sức lực. Kết cục thảm bại đến với chúng là tất yếu.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ
của nhà Minh có bước phát triển nhảy vọt, trước hết thể hiện ở những giá trị văn
hoá quân sự cơ bản trong các chủ trương chiến lược, như chiến tranh chính nghĩa,
lấy dân làm gốc, tướng sĩ đồng lòng, tập trung lực lượng vào địa bàn cốt tử, cách
đánh đa dạng. Với tư duy quân sự tổng hợp, trọng tâm là tư duy chiến lược về
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ, Bộ chỉ huy Lam Sơn chủ
trương phát động và lãnh đạo toàn thể dân chúng vùng dậy lật nhào ách đô hộ
của quân Minh, giành lại độc lập và chủ quyền cho đất nước. Để huy động sức
dân, nghĩa quân chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ cứu nước với nhiệm
vụ cứu dân; lực lượng khởi nghĩa được xây dựng dựa vào đông đảo các tầng lớp
nhân dân, đồng thời chiêu tập dân chúng cùng nổi dậy đánh giặc cứu nước. Đây
chính là sự manh nha của tư duy quân sự kết hợp giữa tiến công bằng lực lượng
vũ trang chủ lực với nổi dậy của nhân dân. Trong điều kiện cuộc khởi nghĩa phát
triển thành cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô toàn quốc, sự kết hợp của các
cuộc nổi dậy của dân chúng các địa phương với đòn tiến công của nghĩa quân đã
được phát triển rộng khắp và ngày càng trở thành một vấn đề có ý nghĩa chiến
lược trong phát triển tư duy quân sự thời kỳ này.
Đó còn là tư duy quân sự về xây dựng căn cứ địa kháng chiến, đánh vào nơi
hiểm yếu, chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược. Trong chuẩn bị phát động
khởi nghĩa, việc chọn vùng rừng núi phía Tây Thanh Hoá trên thượng lưu sông
Chu, sông Mã, nơi có địa hình hiểm trở, địa thế hiểm yếu, lại có nhân lực, vật lực
bổ sung, cung cấp cho nghĩa quân, làm địa bàn tác chiến và cơ động lực lượng để
tiến hành cuộc chiến tranh du kích lâu dài đã thể hiện một tư duy quân sự sáng


9

suốt. Khi xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa, Bộ chỉ huy Lam Sơn đã sớm
thấy được tầm quan trọng của vấn đề cung cấp lương thực cho nghĩa quân, nên rất
coi trọng cả hai mặt tổ chức đội ngũ và chăm lo ruộng đồng. Đặc biệt, Lê Lợi cho
rằng, cần phải xây dựng một đội quân trên dưới như cha con một nhà và trước hết,
phải là đội quân nhân nghĩa. Nhờ đó, từ chỗ sử dụng lực lượng nhỏ nhưng tinh
nhuệ luồn sâu, đánh mạnh vào vùng chiếm đóng của địch, nghĩa quân đã tiến tới
sử dụng chủ lực đánh thẳng ra Đông Quan, triển khai thế trận tiến công và vây
hãm tất cả các thành trì giặc, rồi chuyển lên “vây thành diệt viện”.
Đó còn là tư duy quân sự về kết hợp đấu tranh vũ trang với ngoại giao
chiến lược. Vào giai đoạn giành thắng lợi quyết định của cuộc chiến tranh chống
quân Minh, Bộ chỉ huy Lam Sơn nhận thấy rằng, muốn đánh thắng hoàn toàn
quân địch thì phải kết hợp tiến công trên nhiều mặt trận khác nhau, như quân sự,
chính trị, binh vận và đặc biệt là ngoại giao. Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm
gồm những Văn kiện quan trọng thể hiện hoạt động vừa phong phú, vừa sáng tạo
đó của nghĩa quân Lam Sơn. Trên cơ sở giành được thắng lợi về quân sự, Bộ chỉ
huy nghĩa quân chủ trương “đàm phán để kết thúc chiến tranh, mở lối thoát cho
địch” qua các thư dụ hàng quân Minh do Nguyễn Trãi viết và Hội thề Đông
Quan. Hàng loạt bức thư gọi hàng đanh thép, đầy sức thuyết phục có tác dụng
như cuộc chiến đấu của nghìn vạn quân, buộc địch phải mở các thành, lần lượt ra
hàng. Quân giặc hùng mạnh cuối cùng đã bị tiêu diệt cả về lực lượng, tinh thần
và ý chí, phải xin thề rút quân về nước.
Điểm nổi bật của nghệ thuật quân sự thời Tây Sơn là sự chuyển hoá từ tư
duy chiến lược về đường lối khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống áp bức đến
tư duy chiến lược về thực hiện chiến tranh toàn dân giải phóng chống xâm lược
trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến. Từ khẩu hiệu đấu tranh ban đầu là “lấy
của cải bọn quan lại và nhà giàu phân phát cho dân nghèo”, “tưới mưa dầm khi
hạn, kéo cùng dân xa chốn lầm than”, đến cuối năm 1784, nghĩa quân Tây Sơn


10

chủ trương kết hợp “đánh cả thù trong lẫn giặc ngoài”. Điều đó cho thấy, phong
trào Tây Sơn đã biết kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ cứu nước với nhiệm vụ cứu
dân, dũng cảm đánh giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh. Bởi vậy, phong trào này đã
lôi cuốn được đông đảo dân chúng tham gia.
Tư duy về phương thức chỉ huy tác chiến của quân Tây Sơn được thể hiện
điển hình trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh. Ngay sau cuộc rút lui chiến
lược của lực lượng Tây Sơn đang trấn giữ Thăng Long và Bắc Hà về Tam Điệp Biện Sơn, tạo nên sự chuyển hoá thế chiến lược theo chiều hướng địch từ chỗ có
lợi sang bất lợi, ta từ chỗ bất lợi sang có lợi, Bộ chỉ huy Tây Sơn ở Phú Xuân đã
gấp rút tiến quân ra Bắc Hà, mở cuộc phản công chiến lược, tổ chức binh lực
thành năm đạo quân thuỷ bộ để tiêu diệt quân Thanh.
Như vậy, trải qua tám thế kỷ chống giặc ngoại xâm (từ thế kỷ X đến thế
kỷ XVIII), cha ông ta đã tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự, tựu
trung lại có thể khái quát thành ba giá trị độc đáo là:
Nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh với phương trâm: Lấy ít
địch nhiều, thường dùng mai phục, Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ .
Nghệ thuật chớp thời cơ với tư tưởng chỉ đạo là: Đi trước địch, đánh địch
phủ đầu; hành động thần tốc; thường xuyên quần nhau với địch, tạo bàn đạp tiêu
diệt toàn bộ quân địch.
Nghệ thuật tiến hành các trận quyết chiến chiến lược với tư tưởng chủ đạo
là: Kiên quyết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, cho dù kẻ thù đó có quân số
đông hơn ta gấp nhiều lần, được trang bị đầy đủ các phương tiện chiến tranh.
Trong đó, lấy ít địch nhiều lấy yếu đánh mạnh là biểu hiện rõ nét cho nghệ
thuật quân sự của Việt Nam; bởi lẽ lịch sử đã chứng minh rằng, chúng ta luôn
phải đương đầu với các thế lực ngoại bang có quân số đông, tiềm lực quân sự và
kinh tế mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Có nắm vững tư tưởng chỉ đạo của nghệ thuật
này thì mới chuyển hóa dần dần về tương quan lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng
hợp để tổ chức các đòn tiến công chiến lược, chiến thắng kẻ thù.


11

2. Nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh từ thế kỷ
X đến thế kỷ XVIII
2.1. Cơ sở để hình thành nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh
2.1.1. Cơ sở lý luận
Các nhà quân sự lỗi lạc trên thế giới từ cổ chí kim đều bàn khá sâu sắc về
cách đánh khi so sánh tương quan lự lượng đôi bên.
Ngay từ thời Chiến quốc, nhà quân sự tài ba của Trung Hoa là Tôn Tử nói:
Đánh thành là biện pháp bất đắc dĩ, chế tạo chiến xa, vũ khí phải mất 3 tháng
mới hoàn thành, chuẩn bị binh mã lại mất 3 tháng nữa. Tướng sốt ruột xua quân
đánh thành, thương vong 3 phần mất 1 mà vẫn chưa hạ được. Đó chính là cái hại
của việc đánh thành. Cho nên người giỏi dụng binh, thắng địch mà không phải
giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu,
nhất địch phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân
không mỏi mệt mà vẫn giành được thắng lợi hoàn toàn.
Về phép dụng binh, ông nói: Có binh lực gấp mười lần địch thì bao vây,
gấp năm lần địch thì tiến công, gấp hai lần địch thì chia cắt, binh lực ngang nhau
thì phải biết đánh, binh lực ít hơn thì phải biết lánh, binh lực yếu hơn thì phải
biết tránh cho xa. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh. Tướng soái là
trợ thủ của quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh, kém thì nước suy yếu. Vua
có thể gây bất lợi cho việc quân trong ba trường hợp: Không biết quân không thể
tiến mà bắt tiến, không biết quân không thể thoái mà bắt thoái, đó là trói buộc
quân đội. Không biết việc quân mà can dự vào khiến tướng sĩ hoang mang khó
hiểu. Không biết mưu kế dụng binh mà can dự vào khiến tướng sĩ băn khoăn
nghi ngờ. Quân hoang mang nghi ngờ thì các nước chư hầu thừa cơ tấn công. Đó
là tự làm rối mình khiến địch thắng. Cho nên có năm điều có thể thắng: Biết có
khả năng đánh hay không có khả năng đánh, có thể thắng, biết dựa vào binh lực
nhiều ít mà đánh, có thể thắng, quân tướng đồng lòng có thể thắng, lấy quân có


12

chuẩn bị đánh quân không chuẩn bị có thể thắng, tướng giỏi mà vua không can
thiệp vào có thể thắng. Đây là năm điều có thể đoán trước được thắng lợi. Cho
nên có thể nói: Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch
trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại (Tri bỉ tri kỷ
giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri
kỷ, mỗi chiến tất đãi).
Nhà quân sự thiên tài của pháp thế kỷ XIX Napôlêông cho rằng: Có thể lấy
ít thắng nhiều ở quy mô chiến dịch, nhưng nhiều thắng ít ở quy mô chiến dịch,
còn về chiến thuật phải tập trung lực lượng áp đảo trong một thời điểm nhất
định.
Các nhà quân sự của nước ta đã có những tư tưởng tài tình về nghệ thuật
lấy ít địch nhiều, lấy yếu đanh mạnh ở cả ba cấp: Chiến lược, chiến dịch và chiến
thuật. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn khẳng định: “Nó cậy trường trận, ta
dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp.
Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến
chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi,
xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một
lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ
bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy"1. Trần Quốc Tuấn cũng nói thêm:
Phàm đánh trận thì đánh chỗ tĩnh yếu, lánh chỗ tĩnh mạnh; Đánh chỗ nhọc mệt,
lánh chỗ nhàn rỗi; Đánh chỗ sợ lớn, lánh chỗ sợ nhỏ; Đó là đạo lý từ xưa nay
vậy... Phàm hay lấy ít mà thắng nhiều, lấy yếu mà địch mạnh, lấy nhỏ mà chế
lớn, thế mới gọi là thiện chiến. Theo tinh thần câu nói trên của Trần Quốc Tuấn,
ta có thể hiểu: Đại quân là quân lớn, quân đông, tức trường trận dùng để đánh
những trận lớn. Đoản binh là quân nhỏ, quân ít dùng để đánh tập kích và phục
kích.
1

Đại việt sử ký toàn thư: Nxb khoa học xã hội, 1985, tập 2, tr.76-77



13
Từ thực tiễn hơn 20 năm khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, người
anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã đúc kết
trong tác phẩm bất hủ “Bình ngô đại cáo”: Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai
phục, Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ
Tóm lại, thực chất của tư tưởng quân sự dĩ đoản chế trường của Trần Quốc
Tuấn và Nguyễn Trãi là dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh
mạnh, dùng trang bị kém đánh đối phương có trang bị mạnh, phát huy mặt mạnh
của ta, hạn chế mặt mạnh của địch để đánh thắng chúng. Tư tưởng chỉ đạo tác
chiến dĩ đoản chế trường được thực hiện trong suốt lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc ta và là một biểu hiện độc đáo của trường phái quân sự Việt Nam.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ vị trí địa lý của nước ta có mặt xung yếu nhưng lại có lợi thế cả
về kinh tế, chính trị và quân sự, nằm trên đường giao lưu của nhiều nền văn hóa ở
ngã ba chiến lược giữa đất liền và hải đảo; tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa
dạng, sản vật dồi dào…Tất cả những ưu đãi của tự nhiên đó luôn đặt nước ta trước
sự dòm ngõ của các thế lực ngoại bang, trong lịch sử các triều đại phong kiến
phương Bắc luôn nuôi dưỡng tư tưởng bánh trướng, mục đích biến nước ta thành
một phần lãnh thổ của họ.
Hơn nữa, nước ta đất không rộng, người không đông, tiềm lực dựng nước và
giữ nước hạn chế, lại luôn luôn phải đối phó với sự xâm lăng của quốc gia phong
kiến phương Bắc lớn mạnh hơn hẳn. Muốn đứng vững, tồn tại và phát triển với tư
cách là một nước độc lập tự chủ, không bị đồng hoá, không bị thôn tính và biến
thành nước chư hầu của phong kiến phương Bắc, cộng đồng người Đại Việt phải
đoàn kết chặt chẽ, lựa chọn kế sách, tìm ra nghệ thuật giành thắng lợi trước kẻ thù
mạnh hơn gấp nhiều lần. “Dĩ đoản chế trường” là một sáng tạo trong nghệ thuật
quân sự Việt Nam được hình thành từ thời Đinh, Lý đến thời Trần, được Trần Quốc
Tuấn, Nguyễn Trãi tổng kết, khái quát, vận dụng và phát triển với chất lượng mới.



14
Thực tiễn các cuộc đụng đầu lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII đã cho
thấy rõ điều đó. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 – 1076) của nhà
Lý thì lúc đó, nước Tống có khoảng trên 50 triệu dân, còn Đại Việt chỉ có 4 triệu
người; khi quân giặc kéo vào nước ta, lực lượng chủ lực của chúng có 20 vạn
quân cùng hàng vạn dân binh, trong lúc đó Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân của
ta chặn đánh địch ở phòng tuyến Như Nguyệt chỉ có 10 vạn.
Ở thế kỷ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần sang xâm lược Đại Việt. Ai
cũng biết, đế chế Mông - Nguyên là một đế quốc khổng lồ, tàn bạo nhất thế giới
đương thời, đang nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới. Trước khi đánh vào Đại
Việt, Thành Cát Tư Hãn đã kiến lập được một đế quốc rộng lớn từ Bắc Á đến
Đông Âu. Khi nhà Nguyên thành lập (1279), chúng đã thu phục cả lục địa Trung
- Hoa và trở nên một đế quốc rộng lớn với số dân khoảng 60 triệu. Đặc biệt lần
thứ hai sang xâm lược nước ta, Hốt Tất Liệt đã huy động hơn 50 vạn binh mã
dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan; điều này cho thấy nếu chỉ đơn thuần so sánh về
quân số, kẻ thù gấp ta rất nhiều lần.
Đến thế kỷ thứ XVIII, dân tộc ta có trên dưới 10 triệu người mà đã anh
dũng chống lại và chiến thắng đế quốc Mãn Thanh to lớn, kẻ đã chinh phục,
thống trị cả một miền rộng lớn với trên 300 triệu dân. Chỉ với chưa đầy 10 vạn
quân, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đại phá 29 vạn quân của Mãn Thanh do
Tôn Sỹ Nghị thống lĩnh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789.
Tóm lại, một quy luật phổ biến trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm
của dân tộc ta là kẻ thù thường là những nước lớn, có quân đội đông, còn ta là
một nước nhỏ, ít quân. Về số lượng quân đội của kẻ xâm lược bao giờ cũng gấp
ta nhiều lần. Dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên, mà
còn phải chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, ác liệt với so sánh lực lượng hết
sức chênh lệch. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một quy luật xuyên suốt
trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phải thắng mọi thế lực xâm lược,
bất kể đó là những thế lực to lớn và phản động như thế nào; phải bảo vệ vững



15
chắc nền độc lập dân tộc là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đấu tranh
dựng nước và giữ nước.
2.2. Cách thức thực hiện nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh
2.2.1. Tư tưởng chỉ đạo là chiến lược tiến công
Lịch sử chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc
ta cho thấy: Tư tưởng chiến lược tiến công là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình
đánh thắng các đạo quân xâm lược nước ta. Quan điểm quân sự của dân tộc Việt
Nam cho rằng: Chỉ có tiến công và tiến công một cách kiên quyết mới đánh bại
được kẻ thù để giải phóng đất nước và bảo vệ đất nước.
Tư tưởng chiến lược tiến công, kiên quyết tiến công bằng sức mạnh tổng
hợp toàn diện, không thụ động phòng ngự đó là nét đặc sắc trong nghệ thuật
“lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh” của dân tộc ta. Đòn tiến công của Lý
Thường Kiệt cuối năm 1075, đầu năm 1076 chủ động tiến công trước căn cứ
xuất phát của nhà Tống ở ba Châu (Ung, Khâm, Liêm), làm thất bại âm mưu
xâm lược nước ta ngay ở nơi xuất phát. Lý Thường Kiệt nhận định: “Ngồi đợi
giặc đến, không bằng đánh trước làm nhụt nhuệ khí của giặc” 2. Thời trần, thế kỷ
XIII dân tộc ta ba lần đánh bại các đạo quân xâm lược Nguyên – Mông, đến thế
kỷ XV, Lê Lợi, Nguyễn Trãi thực hiện tiến công từ nhỏ đến lớn, kết hợp đánh
địch trên chiến trường với phương trâm “đánh vào lòng giặc” mà giải phóng
hoàn toàn đất nước. Tiêu biểu cho nghệ thuật tiến công táo bạo, thần tốc bất ngờ
và mãnh liệt là cuộc tiến công của Quang Trung – Nguyễn Huệ tiêu diệt 29 vạn
quân xâm lược Mãn Thanh giải phóng Thăng Long chỉ trong năm ngày vào năm
1789. Những lần đánh thắng quân xâm lược đó, biểu hiện nghệ thuật tiến công
trong nghệ thuật ‘lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh” của cha ông ta. Tư tưởng
chiến lược tiến công gắn với tinh thần tích cực chủ động tiến công của một dân
tộc nhỏ đánh thắng kẻ thù xâm lược lớn hơn mình gấp nhiều lần: “Trong quá
trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải luôn luôn chống giặc ngoại

2

Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, bản dịch, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1960, tr. 30.


16
xâm đế bảo vệ độc lập, tự do, sự sống còn của mình, cho nên có tinh thần tụ vệ
rất mạnh. Chính trên cơ sở của tinh thần tụ vệ mạnh mẽ đó đã nảy sinh ra cách
đánh giặc của người Việt Nam. Không phải là ngẫu nhiên mà trong lịch sử nước
ta, mỗi khi dân tộc ta vùng dậy chống ngoại xâm, là chỉ tiến công chừ không
phòng ngự, tiến công kẻ xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc của mình. Tiến
công là chiến lược, còn phòng ngự chỉ là sách lược”3.
Về thực tiễn cũng như lý luận, trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh
tự vệ, nghệ thuật chỉ đạo tác chiến tổ tiên ta đều chú trọng tránh chỗ mạnh của
địch, giành chỗ lợi cho mình, lấy cái mạnh của mình tìm chỗ yếu của địch mà
đánh. Do đó, sức mạnh của địch không dùng được, lực lượng lớn của địch không
phát huy hết sức mạnh, không đạt được hiệu quả cao. Trái lại ta thì dùng mọi sức
mạnh của ta một cách thích hợp, có thể tiến công tiêu diệt địch ở mọi nơi, mọi
lúc với quy mô khác nhau.
Nói chung, cha ông ta thừa nhận công thành là "hạ sách" và nhấn mạnh
đánh bất ngờ, mai phục, đánh úp:“Đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ
không có luỹ, chiến ở chỗ không có trận, nhẹ nhàng như mưa rơi ở trên không
xuồng, gây nên cuộc đời vô sự”4. “Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.”5.
Trên thực tế chỉ đạo chiến lược chiến thuật, các nhà quân sự ta, biết cắt
địch ra từng mảnh, tiêu diệt địch từng bộ phận, đánh bại địch từng bước. Trong
dân gian từ xưa thường có câu "bẻ đũa không bẻ cả nắm", "đánh rắn phải dập
nát đầu”, những câu đó nói lên tư tưởng cắt địch ra từng mảnh, đánh vào những
chỗ hiểm yếu nhất của địch để tiêu diệt chúng. Quán triệt những tư tưởng trên,
các nhà quân sự của ta thông thường biết lợi dụng những sơ hở, những chỗ yếu

của địch. Do nhận thức được địch có những chỗ yếu về nhiều mặt, nhất là những
Lê Duẩn, Thanh niên trong lực lượng vũ trang hãy vươn lên hơn nữa phấn đấu cho lý tưởng cách
mạng, đì đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1969, tr. 30.
4 Trần Quốc Tuấn, Binh thư yếu lược, Nhà xuất bản, Khoa học xã hội, Hà Nội 1977, tr. 45
5 Nguyễn Trãi, Bình ngô đại cáo, bản dịch của Ngô Tất Tố
3


17
chỗ yếu trí mạng do tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược đẻ ra. Các
nhà quân sự thời xưa một mặt phát hiện những chỗ yếu của chúng để lợi dụng,
mặt khác khoét sâu sơ hở và nhược điểm đó của địch rồi giáng những đòn mạnh
mẽ:
“Đánh mà muốn lấy được phải đánh vào chỗ giặc không giữ, nếu quân
địch lấy quân các nơi tăng cường cho Nghệ An, thành ta khó đánh, trái lại các
nơi khác, thì địch sơ hở, chi bằng chi quân đi đánh các nơi khác, khiến Nghệ An
bị hãm vào thế cô lập, tức khắc giặc phải hàng. Các bậc tướng giỏi đời xưa
tránh chỗ thực, công chỗ hư…”6.
“Binh đánh vào đâu như lấy đá gieo vào quả trứng. Phàm lấy sức nặng
ngàn cân đè lên trứng chim, thì chưa hề có trứng nào không vỡ nát” 7. “Nuôi uy
chứa sức, đợi đánh tan viện binh thì thành phải hàng, làm một được hai” 8.
Cuộc tiến công Chương Dương, Tây Kết, trận đánh thuyền lương Trương
Văn Hổ, cuộc tiến quân của Lê Lợi vào Nghệ An, Diễn Châu, Tân Bình-Thuận
Hóa, cuộc hành binh táo bạo của Nguyễn Huệ ra Thăng Long đều là những trận
chiến thắng nêu rõ sự lợi dụng khéo léo sơ hở và nhược điểm của địch của Tổ
tiên ta; tạo nên sơ hở cho địch, làm cho địch bộc lộ chỗ yếu bằng nhiều biện
pháp tích cực khác nhau, như nghi binh, tỏ ra yếu, che giấu ý định của mình, đưa
địch vào những địa điểm bất lợi, v.v. Các nhà quân sự ta đã làm cho địch nhận
định sai lầm, chủ quan, khinh thường đối phương, hành động sai lầm, do đó tự
bộc lộ sơ hở, nhược điểm. Những cuộc xuất kích trên tuyến sông Cầu của Lý

Thường Kiệt để tiêu hao liên tục đội kỵ binh thiện chiến của Quách Quỳ; Trần
Quốc Tuấn kéo quân kỵ binh cơ động của quân Nguyên rời khỏi thành Thăng
Long để tiêu diệt dọc đường; việc gửi thư cho Liễu Thăng trước khi viện binh
Minh vượt biên giới; các trận đánh kéo địch vào trận địa mai phục Chi Lăng, v.v.
Nguyễn Trãi. Lam Sơn thực lục.
Nguyễn Trãi: Quân trung từ mệnh tập, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 56.
8 Nguyễn Trãi. Lam Sơn thực lục.
6
7


18
Và một khi địch có sơ hở bộc lộ chỗ yếu, các nhà quân sự ta biết tập trung lực
lượng bất ngờ giáng những đòn mãnh liệt địa tiêu diệt chúng.
Trong điều kiện nước ta là một nước đất không rộng, người không đông
mà phải đánh những đạo quân xâm lược lớn mạnh, Tổ tiên ta đã biết huy động
toàn dân cùng với lực lượng vũ trang tập trung đánh giặc, tạo nên một sức mạnh
to lớn. Mặt khác muốn phát huy tác dụng to lớn của lực lượng vũ trang tập trung
thường kém xa địch về số lượng, Tổ tiên ta đã có nghệ thuật biết dùng lực lượng
vũ trang đó với một hiệu lực lớn nhất để đánh bại một kẻ địch đông hơn và thiện
chiến. Tư tưởng chỉ đạo của nghệ thuật đó được Nguyễn Trãi nêu lên một cách
xuất sắc: Sức dùng một nửa mà công được gấp đôi.
Chính vì vậy mà nét sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc của ta là
không những ông cha ta biết lấy nhiều đánh ít mà còn biết lấy ít đánh nhiều: Khi
cần thiết thì tập trung quân có số lượng lớn hơn địch để tìm diệt chúng; khi thì
biết dùng những đạo quân có chất lượng cao, có sức chiến đấu lớn để tiêu diệt
những đạo quân đông hơn của địch trong những thời cơ thuận lợi. Có thể nói
rằng những chiến thắng oanh liệt nhất trong những cuộc chiến tranh thắng lợi
đều là những trận lấy ít thắng nhiều: Vạn Kiếp, Chúc Động-Tốt Động, Chi LăngXương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa.
Để đạt được yêu cầu đó, Tổ tiên ta đã rất chú trọng đến nhân tố chất lượng

trong việc xây dựng lực lượng vũ trang. Nhiều nhà quân sự của ta ngày xưa xem
nhân tố chính trị, tinh thần, đoàn kết nhất trí đồng cam cộng khổ cùng với nghệ
thuật chỉ đạo chiến tranh tài giỏi, sự tinh nhuệ của quân đội, là những nhân tố rất
cơ bản quyết định sức mạnh chiến đấu của quân đội. Trần Quốc Tuấn nói: Binh
quý về tinh, không quý về nhiều. Nguyễn Trãi đã đánh giá như sau về sức mạnh
của quân đội nhà Hồ và nghĩa quân Lam Sơn: “Quân mạnh hay yếu không cứ ở
nhiều. Quân của nhà Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng, mà quân của tôi bất quá


19
vài mươi vạn, nhưng ai cũng một lòng”9. Nguyễn Huệ thì nói: Còn như quân lính
thì cốt hòa thuận không cốt đông, cốt tinh nhuệ không cốt nhiều.
Trong khi Hồ Quý Ly luôn luôn lo lắng "làm thế nào để có trăm vạn quân
thì địch nổi giặc Bắc" mà rút cuộc vẫn bại trận. Để tăng sức mạnh của lực lượng
vũ trang, Tổ tiên ta biết: Vỗ nuôi sĩ tốt, vời đón hiền giả, thu dụng nhân tài, sửa
rèn khí giới, luyện tập binh tượng, dạy bảo những phương pháp ngồi, dậy, tiến,
lui, lại hun đúc bằng những điều nhân nghĩa, khiến ai ai cũng hết lòng thành,
thân với kẻ trên, chết cho người trưởng. Cho nên Nguyễn Trãi nói: Đem quân ấy
ra đối phó với địch, thì kẻ nào theo ý hướng ta sẽ sống, kẻ nào trái ý hướng ta sẽ
chết. Trái lại điều trên, nhà Hồ đặt trọng tâm việc nâng cao sức chiến đấu của
quân đội vào đúc súng "thần công" đóng thuyền "cổ lâu”, tức là cải tiến vũ khí.
Thắng lợi của 4 cuộc chiến tranh và thất bại của nhà Hồ, những lời nói của
những nhà quân sự đánh thắng và của Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, đã nêu lên
khá rõ kinh nghiệm lịch sử của dân tộc ta: vũ khí và số lượng là quan trọng,
nhưng quyết định là con người và chất lượng. Tư tưởng tích cực tiến công, phát
huy mọi chỗ mạnh của mình nhằm mọi chỗ yếu của địch mà đánh, tiêu diệt từng
bộ phận nhỏ, vừa đến lớn, đã được vận dụng trong thực tế hết sức cơ động, linh
hoạt, mưu trí bằng nhiều cách đánh tài tình, sáng tạo, đánh trước mặt và đánh sau
lưng, đánh phân tán và đánh tập trung, đánh bằng tiến công quân sự và bằng tiến
công binh vận, đánh vào tất cả các mục tiêu, đánh bằng nhiều phép đánh độc

đáo.
Những cách đánh thiên biến vạn hóa đó, là những cách đánh vượt ra ngoài
cách đánh thông thường của các binh pháp cổ đại. Trên cơ sở của tinh thần anh
dũng quả cảm đã sản sinh ra những cách đánh thông minh linh hoạt, phát huy
được mọi tài năng, sở trường của ta, mà hạn chế được mọi khả năng, sở trường
của địch. Quân kỵ binh Mông Cổ rất cơ động, giỏi đánh ngoài thành luỹ, trên
9

Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1962, tr. 57


20
đồng nội, đã từng phát huy đến cao độ sở trường của họ trên nhiều chiến trường.
Nhưng, trước những cách đánh mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta thời Trần,
đã không thể phát huy được lối đánh sở trường đó, như Nguyên Sử đã thừa nhận,
trên đất nước Đại Việt "quân và ngựa Mông Cổ đã không thi thố được tài năng
nào". Quân Minh thông thạo công thành và giữ thành, vẫn không thoát khỏi bị
tiêu diệt hết đạo quân này đến đạo quân khác ngoài thành luỹ.
Những trận đánh trên các đường giao thông thủy bộ, đánh vào các căn cứ
an toàn, đánh vào các cơ quan đầu não của địch vừa tiêu diệt sinh lực, vừa phá
hủy phương tiện chiến tranh (xe, thuyền, vũ khí) và cơ sở vật chất khác (lương
thực); những trận hạ thành bằng vây hãm quân sự kết hợp với tiến công binh
vận, làm tan rã tổ chức và tinh thần của địch, những phép đánh như đục thuyền,
dùng cọc gỗ và lợi dụng thủy triều để phá hủy quân địch, v.v. đều chứng tỏ dân
tộc ta đã sáng tạo ra nhiều cách đánh phong phú, độc đáo kết hợp chặt chẽ anh
dũng và thông minh, khiến cho quân và dân ta có thể giành và giữ quyền chủ
động ở độ cao, đẩy địch lún sâu vào thế bị động chịu đòn. Những cách đánh cơ
động mưu trí đó, không những đã không cho địch phát huy được sở trường của
chúng mà còn buộc địch phải đánh theo cách đánh có lợi cho ta, phải phục tùng ý
chí của quân và dân ta. Do đó, chúng đánh ta thì đánh không trúng, không tiêu

diệt nổi quân ta; quân ta đánh thì đánh rất trúng, đánh tiêu diệt chúng. Các cách
đánh phản công mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn, các cách đánh mai phục bất ngờ
của Lê Lợi, cách hành binh thần tốc, táo bạo đánh úp của Nguyễn Huệ là những
cách đánh chứng tỏ địch không cách nào đối phó nổi.
Sử thân Ngô Sĩ Liên đã nói như sau về trận đánh của Lý Thường Kiệt:
“Hơn mười vạn quân hoành hành đi sâu vào nước người, đánh tan quân 3 châu
gần như dễ bẻ cành khô; khi ở đấy thì không ai dám đương đầu, lúc rút về thì
không ai dám theo sau”10. Trong Hoàng Lê nhất thống chí có nêu rõ nhận định
Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch. Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội,
1961, tập IV, tr. 195.
10


21
của địch đối với nghĩa quân Tây Sơn là ẩn hiện như thần, "tướng ở trên trời
xuống, quân chui dưới đất lên".
Nhờ sự chỉ đạo chiến tranh tài tình, nhờ tư tưởng chiến lược chiến thuật
đúng đắn, cộng với chất lượng cao của quân đội và nhiều trường hợp biết dựa
vào dân, Tổ tiên ta đã nhiều phen đánh bại, thậm chí hoàn toàn tiêu diệt những
đội quân xâm lược về số lượng đông hơn quân đội tập trung của ta, nhiều khi đến
mấy lần.
Bên cạnh nêu cao tư tưởng tiến công, dân tộc ta không coi nhẹ phòng ngự
vì thành lũy và tổ chức phòng ngự cũng là biện pháp, phương tiện tạo ra điều
kiện thế trận và thời cơ giống như các yếu tố khác để phát huy sức mạnh của
mình, đạt tới mục đích tiến công, phản công. Trong lịch sử dân tộc, ông cha ta
cũng có lần phòng ngự chiến lược, như Lý Thường Kiệt tiến hành tổ chức phòng
ngự ở sông Cầu, chặn đứng đạo quân xâm lược nhà Tống do Quách Quỳ, Triệu
Tiết chỉ huy. Bằng cách chặn đứng các cuộc tiến công quyết liệt của địch để tạo
thời cơ, sau đó chuyển sang phản công và tiến công mà đánh bại giặc Tống.
Song nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam, phòng ngự luôn gắn chặt với

tiến công và phản công. Vừa chặn địch ở chính diện, vừa đánh vào bên sườn phía
sau địch, kết hợp phản công và tiến công ngay trong khi đang phòng ngự, tìm
cách buộc địch bộc lộ sơ hở để ta chuyển sang tiến công hoặc phản công, đó là
cách phòng ngự thế công.
Tiến công và phản công là vấn đề chủ chốt trong chiến tranh. Vì chỉ có
tiến công và phản công mới giành được thắng lợi trong chiến tranh. Nhưng tiến
công chiến lược và phản công chiến lược như thế nào? Yêu cầu phải đạt được
những gì? Lúc nào, thời cơ nào thì thực hành tiến công và phản công chiến lược?
Tiến công và phản công chiến lược lần lượt trên từng hướng chiến lược hay đồng
thời trên toàn tuyến? Đó là một nghệ thuật trong chỉ đạo chiến tranh.
Nghiên cứu vấn đề này, cần nắm vững một điểm cơ bản có tính chất bản
chất là sự so sánh lực lượng và so sánh về thế và lực của hai bên. Trên cơ sở đó


22
mà nghiên cứu các điều kiện cụ thể của mỗi cuộc chiến tranh mà vận dụng cho
thích hợp. Bộ chỉ huy chiến tranh phải căn cứ vào tình hình so sánh lực lượng,
vào thế và lực giữa hai bên địch, ta trên chiến trường và của cả hai quốc gia mà
quyết định một cách linh hoạt và sáng tạo.
Lý Thường Kiệt có thể phản công ngay lập tức ở trên hướng tiến công chủ
yếu của địch, đánh ngay vào đạo quân chủ yếu của địch đang thực hành tiến
công, là do tình hình so sánh lực lượng giữa hai bên, là do thế và lực giữa hai
bên không chênh lệch nhau. Ngoài vấn đề thế và lực ra thì trình độ tác chiến của
quân đội và nghệ thuật chỉ đạo của bộ chỉ huy cũng rất quan trọng. Đó là tính
năng động chủ quan trong lãnh đạo, chỉ huy và hành động của cán bộ chỉ huy và
của chiến sĩ. Quân đội nhà Lý là một quân đội thiện chiến, đã được rèn luyện
trong chiến tranh nhiều năm và thường đánh thắng trận. Lý Thường Kiệt lại là
một nhà chỉ huy thao lược có ý chí, có quyết tâm và có tài.
Về nhân dân và tình hình xã hội thì được phát triển và vững mạnh trong
một nước độc lập; nhân dân hăng hái, đoàn kết, quyết tâm đánh giặc, giữ nước.

Trong khi đó, bên nhà Tống thì đang có nguy cơ bị xâm lược ở phía bắc. Trước
và sau khi quân Tống đánh nước ta thì các nước Liêu, Hạ, Kim đều có đánh
Tống (1004 Liêu đánh Tống, 1038 Tây Hạ đánh Tống, 1125 Kim đánh Tống).
Về nội bộ thì triều đình nhà Tống có nhiều mâu thuẫn, chém giết lẫn nhau giữa
phái Vương An Thạch và Lã Huệ Khanh: nền chính trị hủ bại suy đồi, nhân dân
có nhiều oán ghét.
Trần Hưng Đạo khi phân tích tình hình thời đại đó cũng đã nói là lúc này
nhà Lý có thế lực mạnh (Trần Quốc Tuấn trả lời nhà vua khi bị ốm). Do sự so
sánh lực lượng cụ thể giữa hai bên ở trên chiến trường, và tình hình chính trị,
kinh tế, quân sự của hai quốc gia cộng với trình độ tác chiến của hai quân đội, sự
chỉ huy của hai bộ chỉ huy mà xem xét điều kiện và thời cơ phản công.
Lý Thường Kiệt thực hành phản công sớm và thành công, nhanh chóng
giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong vài ba tháng là do đã có những điều


23
kiện cụ thể, những nhân tố thắng lợi nhanh của cuộc chiến tranh đó.
Đến thời đại Trần Hưng Đạo, việc thực hành phản công chiến lược có khác với
Lý Thường Kiệt. Đó là do điều kiện của cuộc chiến tranh của thời nhà Trần có
khác với thời nhà Lý.
Một điều kiện giống nhau là nhà Lý và nhà Trần đều đã là một Nhà nước
độc lập, có nhân dân đoàn kết quyết tâm đánh giặc giữ nước. Nền kinh tế đã
được tổ chức và phát triển. Nền chính trị cũng được tương đối ổn định. Quân đội
đã được tổ chức, được huấn luyện tinh nhuệ, đã thành một quân đội chính quy
của một nhà nước. Điều kiện khác nhau là đối tượng chiến tranh không giống
nhau, quân nhà Nguyên mạnh hơn quân nhà Tống. Trước một quân địch mạnh
như thế, Trần Hưng Đạo đã không thể phản công nhanh và sớm như Lý Thường
Kiệt được. Ông phải rút lui từng bước, xoay chuyển thế trận, nhử địch vào sâu,
phân tán quân địch, làm cho địch bị tiêu hao, mệt mỏi, tạo điều kiện để tiêu diệt
từng bộ phận quân địch, dần dần thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, tạo ra

thế lợi thế mạnh cho ta, đưa địch vào thế bất lợi, thế yếu, rồi mới thực hành phản
công, tiến hành tiêu diệt chiến lược và quyết chiến chiến lược đi đến giành thắng
lợi quyết định và thắng lợi hoàn toàn. Trần Hưng Đạo đã đề ra phương châm lấy
"ngắn trị dài", "lấy nhàn trị nhọc". Trần Hưng Đạo phản công chậm hơn Lý
Thường Kiệt mấy tháng, nhìn chung thì cũng là nhanh. Lý Thường Kiệt phản
công và giành thắng lợi trong vài tháng. Trần Hưng Đạo phản công và giành
thắng lợi trong 6-7 tháng.
Cuộc chiến tranh du kích lâu dài của Lê Lợi phải mấy năm sau mới tiến
hành phản công cục bộ và cho tới năm 1426, tức là 8 năm sau, mới thực hành
phản công chiến lược quyết định, và một năm sau, tức 1427 thì giành được thắng
lợi hoàn toàn. Trong phản công và tấn công, Lê Lợi không những chỉ phản công
và tiến công bằng quân sự, bằng quân chủ lực và quân du kích, mà Lê Lợi còn
phản công và tiến công bằng binh vận địch vận. Trong thời kỳ thực hành phản


24
công chiến lược cục bộ từ Nghệ An, hai đòn phản công quân sự và địch vận đã
hỗ trợ nhau và đã thu được thắng lợi. Tướng giặc ở Trà Long (Nghệ An) đã hàng
nghĩa quân Lam Sơn. Khi thời cơ tổng phản công, đại quân của Lê Lợi đánh ra
ngoài Bắc-đánh vào trận địa chủ yếu, trận địa cuồl cùng của địch ở vùng xung
quanh Đông Đô-thì đòn tiến công địch vận vẫn đi sát đòn tiến công quân sự-hai
đòn hỗ trợ nhau, và phát huy thắng lợi tốt.Tổng tư lệnh quân địch là Vương
Thông cùng 5 vạn quân đã hàng ở Đông Đô (Hà Nội) và các thành luỹ khác cũng
đầu hàng hàng loạt.
Đến Quang Trung thì cuộc phản công lại sớm hơn và giành thắng lợi
nhanh hơn. Khoảng 2 tháng, Quang Trung đã giành được thắng lợi hoàn toàn và
triệt để. Cuộc phản công chính vào Thăng Long giành thắng lợi quyết định thì
chỉ khoảng một tuần lễ. So sánh tình hình và lực lượng hai bên thì quân của
Quang Trung là một đội quân mạnh, rất tinh nhuệ, đã đánh trăm trận trăm thắng,
trình độ đánh công thành giỏi, nghệ thuật đột phá chiến dịch và bao vây vu hồi

chiến dịch cao. Nhân dân đoàn kết, quyết tâm, được rèn luyện và có kinh
nghiệm, truyền thống đấu tranh vũ trang.
Về quân nhà Thanh là một đội quân xâm lược, tinh thần kém và các mặt
đều kém hơn đạo quân chủ lực của Quang Trung. Về triều đình nhà Thanh thì
ngày càng suy yếu. Đối ngoại thì có nhiều cuộc xung đột, chiến tranh với các
nước láng giềng. Trong nước thì nhân dân có nhiều bất mãn. Nhiều cuộc khởi
nghĩa nổi lên. Từ đời Càn Long thứ 35 đến đời Quang Tự thứ 14 (1721-1888) có
tới hàng vài chục cuộc khởi nghĩa. Trong điều kiện nhà nước và quân đội của hai
bên như thế nên Quang Trung đã thực hành phản công sớm và giành thắng lợi
nhanh chóng. Trong lịch sử chiến tranh nước ta thì đây là một cuộc phản công
mạnh nhất, nhanh nhất, giành thắng lợi nhanh nhất và rất oanh liệt.
Khi coi phòng ngự là cần thiết, song phải có điều kiện giữ vững trận địa
phòng ngự và chỉ có thể đạt được mục đích khi phòng ngự kết hợp chặt chẽ với
tiến công và phản công. Thiếu những điều kiện ấy sẽ sa vào phòng ngự đơn


25
thuần, nhất định thất bại. Bàn về phòng ngự miền núi, Ăng-ghen cũng đã nêu:
“Phòng ngự không được chỉ mang tính chất thụ động mà phải tìm sức mạnh của
mình trong tính cơ động, và ở mọi nơi mà điều kiện cho phép, bên phòng ngự
phải thực hành tiến công…Như vậy ưu thế duy nhất mà quân đội bên phòng ngự
có thể lợi dụng được là ở chỗ tìm ra những chỗ yếu của quân địch và lao thẳng
vào khoảng giữa những đội hình bị phân tán của chúng”11.
Ăng-ghen khẳng định: “Cách phòng ngự có hiệu quả nhất vẫn là phòng
ngự tích cực bằng tiến công. Thậm chí những chiến dịch phòng ngự cũng tiến
hành những trận tiến công”12.
2.2.2. Điều kiện thực hiện nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh
mạnh:
Thực tiễn đã chỉ ra, dân tộc ta luôn phải đương đầu với những thế lực ngoại
bang đất rộng, quân số đông, tiềm lực kinh tế mạnh, lại luôn nuôi mưu đồ bành

trướng với các dân tộc láng giềng trong đó có Việt Nam. Vì vậy điều kiện để cha
ông ta thực hiện thành công nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh là:
Thứ nhất: Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa của quân và dân ta là các
cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống lại sự xâm lăng của các triều đại phong kiến
phương Bắc, bảo vệ nền thái bình của xã tắc. Chính vì lẽ đó, lòng tự hào dân tộc,
ý thức về độc lập tự chủ đã thôi thúc cả nước ra trận, từ khắp các xóm làng, thôn
cùng ngõ hẻm; từ già trẻ gái trai, đều một lòng nô nức theo tiếng hiệu triệu của
triều đình, ra trận chống quân thù. Chỉ với bài thơ thần của Lý Thường Kiệt ở
phòng tuyến Như Nguyệt đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân sỹ.
hay những lời tâm huyết trong “Hịch tướng sỹ” của Trần Hưng Đạo đã tạo nên
một phong trào “sát thát” rộng khắp trong cả nước, hào khí Đông A lan tỏa khắp
nơi. Nguyễn Trãi với tư tưởng: Phàm là mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm
gốc, từ đó quy tụ nhân dân theo ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân
11 Ăng-ghen, Tuyển tập luận văn quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, tập II, Hà Nội 1978, tr. 318
12

Ăng-ghen, Tuyển tập luận văn quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, tập II, Hà Nội 1978, tr. 113


×