Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG bộ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH đạo đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN từ năm 1996 đến năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.53 KB, 93 trang )

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
Chương 1

3
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG
NAI VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
13

1.1.

TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006
Yêu cầu khách quan đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

13

1.2.

đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Đồng Nai
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chủ trương đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

(1996 - 2006 )
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI CHỈ ĐẠO ĐẨY

27

MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA


NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỪ NĂM 1996
2.1.

ĐẾN NĂM 2006, KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chỉ đạo đẩy mạnh công

42

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
2.2.

(1996 - 2006)
Kết quả và những kinh nghiÖm chủ yếu rút ra từ Đảng

42

bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (1996 - 2006)
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

55
82
84
88



2
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là chủ
trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đây là con đường tất yếu để đưa nông
nghiệp nông thôn nước ta sớm ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Đảng ta
không những xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, mà còn nhấn mạnh “phải đặc biệt coi trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Bởi lẽ, nông nghiệp cung cấp lương
thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến, nông sản cho xuất khẩu, góp phần tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đáp ứng
mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho giai cấp nông dân, hiện đại hóa nông
thôn. Nông thôn cung ứng lao động cho công nghiệp và là thị trường lớn về tiêu
thụ các mặt hàng công nghiệp, góp phần thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát
triển, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới.
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mặc dù
hiện tại đã có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nhưng nông
nghiệp nông thôn vẫn giữ vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những lợi thế về tự nhiên và xã hội như: vị địa lý, đất
đai, thổ nhưỡng, khí hậu, lao động, sự phát triển công nghiệp chế biến, các khu
công nghiệp, khu chế xuất lớn đã hình thành và đi vào hoạt động... Vì thế, trong
những năm qua, nông nghiệp Đồng Nai đã có sự phát triển khá toàn diện và ổn
định. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, qui mô
và chất lượng tổ chức sản xuất của các vùng sản xuất nông sản hàng hóa từng
bước được nâng cao. Bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có những đổi mới và
khởi sắc. Những kết quả đạt được trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn trong những năm đổi mới là tiền đề rất quan trọng góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đất nước về “phát triển nông nghiệp toàn
diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu



3
thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân,
nông thôn”; vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Đồng
Nai vẫn còn nhiều bất cập, nhất là cơ cấu sản xuất nông nghiệp dịch chuyển còn
chậm so với yêu cầu, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa
theo kịp thực tế sản xuất, sự gắn kết giữa sản xuất và chế biến chưa thật chặt chẽ,
cơ cấu kinh tế nông thôn ở một số địa bàn chuyển dịch còn chậm, đời sống nhân
dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều mặt khó khăn, kinh tế cơ bản là thuần nông,
sản xuất chủ yếu bằng thủ công, năng suất lao động thấp…
Tình hình trên, đòi hỏi Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân phải chủ động nắm bắt
xu thế phát triển, tận dụng các lợi thế vốn có của Tỉnh để phát huy tốt vai trò tác
động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với phát triển nông nghiệp nông
thôn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay, vừa là yêu cầu cơ bản vừa mang tính cấp thiết.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh
đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ
năm 1996 đến năm 2006” làm luận văn Thạc sỹ, chuyên nghành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là một chủ trương lớn của
Đảng ta đã được nhiều ngành, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đề
cập trong đó tiêu biểu là:
- Nhóm các công trình khoa học đã xuất bản thành sách:
Về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997, của Đỗ Mười (Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam); Phát triển nông thôn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1997, của Phạm Xuân Nam; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,



4
1998, của Hồng Vinh (chủ biên); Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 (tập 1, 2),
của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2002, của Ban tư tưởng
văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính sách nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm
2010, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 của Trần Ngọc Bút; Đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, của Lê Quang Phi…
Các công trình khoa học trên đây đã đi sâu nghiên cứu làm rõ sự lãnh đạo
của Đảng trước yêu cầu khách quan của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn nước ta; khẳng định vai trò của nông nghiệp nông thôn trong phát triển đất
nước; nêu lên một số xu hướng biến đổi, vận động của kinh tế nông nghiệp nông
thôn của nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI; làm rõ nội dung, chủ trương,
giải pháp chủ yếu về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; nghiên cứu về nông
nghiệp nông thôn dưới khía cạnh lao động và tạo việc làm ở nông thôn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sử dụng và quản lý tài nguyên đất và nước, sự phân
tầng xã hội và việc xoá đói, giảm nghèo trong điều kiện mới; tổng kết sự lãnh đạo
của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn từ năm 1996 đến năm
2006; rút ra những kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; cung cấp một số tư liệu tham khảo về lĩnh
vực CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong tình hình hiện nay.
- Nhóm các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí:
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” của Hải Đăng,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân (số 03/1998); “CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn” của Lê Bá Thăng, Thông tin chuyên đề khoa học Công nghệ & Môi
trường - Tổng cục Chính trị (số 59/1998); “Phát triển công nghiệp nông thôn -



5
mấu chốt trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nông nghiệp nông
thôn”của Nguyễn Đình Bích, Tạp chí Cộng sản (số 17/2003); “Về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu rút ngắn ở
nước ta” của Ngô Văn Giang, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 303/2003);
“Phương pháp tiếp cận vấn đề nông thôn nước ta” của Dương Tùng, Tạp chí
Cộng sản (số 02/2005); “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và
vốn xã hội cho phát triển” của Ngô Đức Thịnh, Tạp chí Cộng sản (số
791/2008)… Các tác giả trên đã đưa ra các nhận định, đánh giá về CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta; nêu lên yêu cầu tất yếu phải tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tình hình hiện nay
để tạo ra nền tảng vật chất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế; khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, từ đó
đưa ra các phương pháp tiếp cận CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn một
cách toàn diện và xác định chủ trương, giải pháp cơ bản đáp ứng nhu cầu
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta trong tình hình mới.
Công trình nghiên cứu: “Tác động của của khu công nghiệp đối với
tăng trưởng kinh tế ở Đồng Nai và những bài học kinh nghiệm” của Như
Hùng, Tạp chí Cộng sản (số15/2005) đã khẳng định: Đồng Nai là một tỉnh
nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có nhiều lợi thế để phát triển
kinh tế công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước
ngoài; tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu chuyển giao công nghệ, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế, tạo cơ sở tiền đề tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn, qui hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút mạnh mẽ các
nguồn vốn, KHCN, dự án đầu tư và có tác động tích cực đối với tăng trưởng
và phát triển kinh tế của Đồng Nai. Từ đó, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm
chủ yếu: một là, có chủ trương đúng và chính sách phù hợp; hai là, lựa chọn



6
vị trí thích hợp cho qui hoạch phát triển các khu công nghiệp; ba là, ưu tiên
cho việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp và khu dân cư cùng các
công trình phục vụ khu công nghiệp; bốn là, cơ chế quản lý “một cửa”, tại
chỗ; năm là, coi trọng sự lựa chọn mô hình khu công nghiệp và lựa chọn dự
án đầu tư; sáu là, phải có môi trường đầu tư thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp;
bảy là, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển khu
công nghiệp, tạo mối liên kết giữa nhà nước, trường học và doanh nghiệp.
Công trình nghiên cứu: “Vai trò, vị thế của Đồng Nai trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam của Tổ quốc” của Võ Văn Một, Tạp chí Lý luận
chính trị (số3/2006), khẳng định: Đồng Nai là một tỉnh có địa giới giáp với
các thành phố và các tỉnh có tiềm năng phát triển trong vùng kinh tế trọng
điểm, có tiềm lực phát triển kinh tế. Đó là những lợi thế trong quá trình tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Sau hơn 30 năm xây dựng và
trưởng thành, từ một tỉnh với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đã vươn lên trở
thành một trong những tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, là
một tỉnh tiêu biều về CNH, HĐH có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh
diễn ra đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ VII, trong đó công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tạo điều kiện thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển. Mặt khác, Đồng Nai là một tỉnh có đầy đủ điều
kiện để có thể đi trước và về trước trong sự nghiệp CNH, HĐH. Là một tỉnh có
qui mô nông nghiệp lớn, vì thế việc thực hiện sự kết hợp giữa công nghiệp với
nông nghiệp, giữa phát triển thành thị với nông thôn trong tiến trình phát triển
CNH, HĐH là những vấn đề lớn đang đặt ra trong chỉ đạo thực tiễn ở nước ta.
Trong những năm tới, Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy
vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp, phấn đấu xứng đáng là mắt xích quan
trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Tổ quốc.



7
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước Đông Nam Á - Bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Hoàng Thị Bích Loan, Tạp chí Lý luận
chính trị (số1/2006); “Kinh tế Việt Nam đến năm 2020: tầm nhìn và triển vọng”
của Bùi Tất Thắng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (số 356/2008)…Tiếp tục khẳng
định công nghiệp hoá là nhu cầu khách quan đối với sự phát triển của các quốc
gia trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử, xã hội nên quá trình đó ở Việt
Nam vừa có những điểm chung, thống nhất, vừa có những điểm khác biệt với
các nước và cả với các nước trong khu vực. Vì thế, nghiên cứu kinh nghiệm của
một số nước trong khu vực là điều cần thiết đối với Việt Nam kể cả trong
chuyển đổi công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vai trò điều tiết của
kinh tế nhà nước, nhằm bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Nhóm các đề tài, luận văn, luận án, tiêu biểu là:
Các công trình: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức mạnh
phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này”, Luận án tiến sĩ Kinh tế,
Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2002, của Nguyễn Văn Bảy; công
trình khoa học này đề cập về quan niệm, vai trò của CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn; vai trò của công nghiệp nông thôn trong CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam; hệ thống hoá quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; những vấn đề
đặt ra, đề xuất phương hướng, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn; mối quan hệ giữa CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở
đồng bằng Bắc Bộ với củng cố, xây dựng, tăng cường sức mạnh phòng
thủ ở khu vực này, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế
trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Đề tài: “Sự chuyển hướng của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 1991,


8
của Nguyễn Đức Hưởng; “Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp
nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà
Nội, 2000, của Bùi Thị Thanh Hương; “Một vài suy nghĩ về vấn đề nông
dân trong xây dựng chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ định hướng
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội,
1995, của Nguyễn Thị Tuyết Nhung; trong luận văn, tác giả đã làm rõ cơ sở
lý luận về vai trò nông nghiệp nông thôn trong xây dựng nền kinh tế - xã hội
hiện nay; bước đầu đi nghiên cứu sự phân hoá giàu nghèo, đặc điểm của giai
cấp nông dân trong giai đoạn đổi mới đất nước; làm rõ xu hướng biến đổi
khách quan của giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, trình
bày một số phương hướng đưa giai cấp nông dân Việt Nam phát triển theo
định hướng XHCN. Các đề tài này tuy bàn đến đối tượng là nông dân nhưng
chưa đi sâu vào vai trò của nông dân cũng như việc phát huy vai trò của
nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Công trình nghiên cứu: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng khu
công nghiệp trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2005”, Luận án Tiến sĩ
Lịch sử, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2007, của Nguyễn Khắc Thanh.
Tác giả cho rằng, chủ trương xây dựng các khu công nghiệp vừa có ý nghĩa cấp
bách vừa cơ bản lâu dài. Điều đó không chỉ cho phép phát huy tối đa lợi thế
của từng địa phương trong việc thu hút vốn, công nghệ, thị trường lao động,
góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà còn là điều kiện cơ bản để
củng cố quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, xây dựng các khu công nghiệp tập trung để đáp ứng nhu cầu
phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quá trình qui hoạch, xây dựng, quản lý
các khu công nghiệp hiện nay vẫn còn những yếu kém, bất cập, chưa khai thác
hết lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh trên

địa bàn tỉnh. Từ đó theo tác giả, để góp phần khắc phục tình trạng trên cần thực
hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như: xây dựng các khu công nghiệp thành


9
khu kinh tế - xã hội hoàn chỉnh theo mô hình phát triển bền vững; qui hoạch
khu công nghiệp gắn với qui hoạch các khu dân cư, bệnh viện, trường học, đào
tạo nghề; có cơ chế quản lý đồng bộ... nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh trong
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong những năm tới
và thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Những công trình khoa học nêu trên đã đề cập cơ sở lý luận và thực tiễn
của quá trình đổi mới toàn diện đất nước; lý luận và thực tiễn về tiến hành
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập một cách đầy đủ, có hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ địa phương lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở một tỉnh
hội tụ điều kiện“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” về CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng.
Vấn đề “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay” đã có các công trình nghiên cứu,
bài viết dưới các khía cạnh khác nhau nhưng chỉ mới đề cập mang tính định
hướng chung. Chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và chưa làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện
nay. Các công trình khoa học nêu trên là những tài liệu quý, giúp tác giả tham
khảo, tiếp thu, kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm

1996 đến năm 2006. Rút ra những kinh nghiệm chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả chỉ đạo của Tỉnh ủy trong những năm tiếp theo.
* Nhiệm vụ:


10
- Làm rõ yêu cầu khách quan về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn ở tỉnh Đồng Nai từ năm 1996 đến năm 2006.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn từ năm
1996 đến năm 2006.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm
chủ yếu trong lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Đồng
Nai để làm cơ sở cho giai đoạn sau.
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2006.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn.
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở
tỉnh Đồng Nai trong những năm 1996 - 2006, thông qua các số liệu báo cáo thống

kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng của Đảng, chính quyền và các tổ
chức chính trị - xã hội tỉnh, cùng kết quả điều tra khảo sát thực tế của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu


11
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự
kết hợp hai phương pháp này; đồng thời có kết hợp với các phương pháp khác
như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… để làm rõ những vấn đề cụ thể.
5. Ý nghĩa của luận văn
- Thành công của luận văn góp phần làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo
của chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Đồng Nai về đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở
các Học viện, Nhà trường trong và ngoài quân đội.
- Luận văn là nguồn tư liệu để các cấp uỷ đảng, chính quyền và
các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương tỉnh Đồng Nai, nhất là ở cơ
sở tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn kết cấu gồm: phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


12
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI VỀ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

1.1. Yêu cầu khách quan đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai
1.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa lý
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía
Nam, có vị trí chiến lược quan trọng đối với miền Đông Nam Bộ. Diện tích
5.866,4 km2, chiếm 1,7% diện tích cả nước và 26% diện tích của miền Đông
Nam Bộ. Trong đó, ngoài 229.000 héc ta đất bazan loại đen và đỏ rất màu mỡ,
thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Ngoài ra, còn có
246.000ha đất phù sa cổ, đất gley và đất cát nằm ở vùng Biên Hoà, Nhơn Trạch,
Long Thành, Vĩnh Cửu, Thống Nhất tuy ít màu mỡ, không thuận lợi và phù hợp
với phát triển nông nghiệp, nhưng lại rất thuận lợi đối với phát triển công nghiệp,
vì nền đất chịu lực cao (bình quân 25kg/cm2 ) thuận lợi cho việc xây dựng các
khu công nghiệp. Nơi đây, có Nhà máy thủy điện Trị An và Nhà máy nhiệt điện
Phú Mỹ. Đồng Nai cũng là xứ sở của nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú.
Về địa giới hành chính: Từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam
(30/4/1975) đến nay, trải qua nhiều lần chia tách, hiện tại Đồng Nai có 11 đơn
vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hoà - Trung tâm tỉnh lỵ; Thị
xã Long Khánh và 9 huyện: Vĩnh Cửu, Định Quán, Nhơn Trạch, Long Thành,
Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc, Trảng Bom, Cẩm Mỹ với 171 đơn vị hành
chính cơ sở gồm 29 phường, 6 thị trấn và 136 xã. Đồng Nai có địa giới hành
chính tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
và là cửa ngõ vào Thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa -


13
Vũng Tàu; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và Đông Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
Về tài nguyên khoáng sản: Đồng Nai có thế mạnh về nguồn vật liệu
xây dựng và nguồn nước - nguyên vật liệu quan trọng phục vụ CNH, HĐH

nếu biết quy hoạch khai thác; là một trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng
với sản lượng cung cấp hàng năm 50% nhu cầu cho Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Các mỏ đá có trữ lượng hàng
trăm triệu m3; sông Đồng Nai có mỏ cát tốt nhất trong xây dựng, có trữ
lượng hàng chục triệu m 3. Rừng tự nhiên là một lợi thế của tỉnh, mặc dù do
chiến tranh huỷ hoại và bị khai thác cạn kiệt, hiện chỉ còn 170.000 ha,
trong đó rừng trồng là 46,538 ha, nhưng đã tạo cân bằng về môi trường
sinh thái và phòng hộ đầu nguồn cho Thủy điện Trị An.
Đồng Nai có nguồn tài nguyên nước dồi dào, bao gồm nước ở sông, hồ,
nước ngầm, với hệ thống sông ngòi dày đặc và phân bố tương đối đều ở các vùng.
Có các con sông lớn như: sông Đồng Nai, sông Ray, sông Thị Vải, sông La Ngà,
sông Lá Buông, sông Xoài, có điều kiện thuận lợi và tiềm năng để xây dựng các
công trình thuỷ điện lớn. Ngoài ra, còn có các hồ chứa nước lớn như: hồ Trị An có
diện tích 323km2, dung tích 2,8 tỷ m3 nước. Các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi của
tỉnh thường xuyên cung cấp khoảng 2,9 tỷ m3 nước cho sản xuất. Nguồn nước
ngầm tương đối dồi dào, tổng trữ lượng tiềm năng hơn 3 triệu m 3/ngày, phục vụ
nguồn nước cho các khu đô thị và khu công nghiệp.
Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt của Đồng Nai là đầu
mối của nhiều tuyến giao thông quốc gia, thuận tiện cho việc đi lại, chuyên chở hàng
hoá trong nước và trên địa bàn tỉnh. Với tổng chiều dài 244,5 km đường bộ đã và
đang được nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp I, cấp II (Quốc lộ I, Quốc lộ
51) và đạt cấp III (Quốc lộ 20 đi Đà lạt). Đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km,
trong đó gần 700 km đường nhựa, cùng với hệ thống đường thuộc các nông, lâm


14
trường, khu công nghiệp, đã tạo nên một mạng lưới liên hoàn từ các trung tâm đến
cơ sở, 100% phường xã có đường ô tô đến trung tâm.
Hiện tại, đang triển khai hệ thống đường cao tốc đi Bà Rịa - Vũng Tàu và
Thành phố Hồ Chí Minh, Long Thành - Dầu Dây; hệ thống đường sắt Biên Hoà Vũng Tàu; nâng cấp tỉnh lộ 769 nối Quốc lộ 20, Quốc lộ 1 và Quốc lộ 51, Sân bay

Quốc tế Long Thành, cầu Thủ Thiêm đi qua Long Thành, hệ thống cảng Thị Vải,
Bến Đình, Sao Mai... lần lượt được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, sẽ tạo ra
một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
địa phương và khu vực. Là một tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu
ôn hoà, ít bị ảnh hưởng của bão, lụt và thiên tai, với hai mùa mưa, nắng rõ rệt
(mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4), nhiệt
độ trung bình hàng năm 25,4 - 27,2 độ C và không chênh lệch nhau quá lớn giữa
các tháng trong năm, rất thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh lớn
trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn trái cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến, hàng hoá rau quả xuất khẩu.
1.1.1.2. Đặc điểm về địa bàn, dân cư
Dân số toàn tỉnh Đồng Nai là 2.485.192 người, trong đó hơn 1 triệu người
ở tuổi lao động, mật độ trung bình là 381 người/km2, phân bố không đều, ở thành
thị là 612.437 người, chiếm 30,62%; ở nông thôn là 1.387.167 người, chiếm
69,37%. Nơi có mật độ cao nhất là Thành phố Biên Hoà với 2.845,5 người/ km2,
thấp nhất là huyện Vĩnh Cửu với 81 người/ km 2. Trên địa bàn tỉnh có 38 dân tộc
anh em sinh sống, trong đó người kinh chiếm 94%; tôn giáo có Đạo Phật, Thiên
Chúa giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Cao Đài, Đạo Hoà Hảo, trong đó Thiên Chúa giáo
chiếm tỷ lệ với trên 30% dân số có đạo.
Nhìn chung, dân số Đồng Nai tương đối trẻ và tỷ lệ lao động cao, số
người từ 15-59 tuổi chiếm trên 55% dân số toàn tỉnh, số người trong độ tuổi
từ 15-30 chiếm gần 30%. Hiện toàn tỉnh có hơn 1 triệu người trong độ tuổi


15
lao động, trong số lao động này có hàng nghìn người có trình độ văn hoá
trung học và hàng chục ngàn người có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học và trên đại học. Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng cho quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Nguồn nhân lực này hiện được
bổ sung bằng quá trình đào tạo và tự đào tạo của người lao động.

1.1.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, từ năm 1996 Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai đã ra Nghị quyết lần thứ VI về chuyển đổi cơ cấu kinh tế công
nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp, đã đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển đúng hướng và năng động.
Từ năm 1996 đến năm 2006 tỉnh có tổng thu nhập GDP đạt trên 1 tỷ USD. Là
một tỉnh có nhiều thuận lợi về phát triển công nghiệp:
Hiện toàn tỉnh có 30 khu công nghiệp (với tổng diện tích hơn 9.573 ha,
đã được phê duyệt và đi vào hoạt động. Trong đó đã cho thuê được
61% diện tích đất dùng cho thuê, cao hơn 47% của cả nước và 56% của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam). Đang lập thủ tục thành lập khu liên
hợp công nông nghiệp Donata, khu công nghệ cao chuyên ngành công
nghệ sinh học, khu đô thị công nghệ cao tại Long Thành, Cẩm Mỹ. Về
phát triển các cụm công nghiệp, đến nay toàn tỉnh có 43 cụm công
nghiệp được qui hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha, trong đó có 2
cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang
đầu tư hạ tầng, số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng
mặt bằng và lập thủ tục đầu tư [50, tr.13].
Các khu công nghiệp này đã thu hút 922 dự án đầu tư trong và ngoài
nước với tổng số vốn hơn 9,7 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 294.000 lao động,
trong đó có 7 khu 100% diện tích đã được lấp đầy. Công nghiệp tiếp tục phát
triển với mức tăng trưởng cao (bình quân 20,3% năm). Các ngành dịch vụ
từng bước được củng cố và phát triển đạt kim ngạch xuất khẩu bình quân


16
48,7%/ nm; sn xut nụng nghip phỏt trin ton din c trng trt v chn
nuụi. Giỏ tr sn xut tng bỡnh quõn 4,2%/nm. C cu kinh t nụng nghip
cú bc chuyn tớch cc, nõng t trng chn nuụi trong c cu sn xut nụng
nghip t 18% lờn 23,5% nm. ang thu hút nhiều nhà đầu t trong và ngoài nớc đến u t lm n lõu di.
Vn húa - xó hi cú bc phỏt trin. Cỏc chng trỡnh ph cp giỏo

dc, xúa úi, gim nghốo, chm súc y t, chm lo cỏc i tng chớnh sỏch,
gii quyt vic l luụn c quan tõm ỳng mc. i sng nhõn dõn trong
tnh ngy cng c ci thin v nõng lờn. B mt nụng thụn mi ngy cng
phỏt trin v khi sc. Hiu qu ca cỏc chng trỡnh trờn ó gúp phn tớch
cc vo n nh phỏt trin kinh t, chớnh tr, xó hi v quc phũng, an ninh
trờn a bn tnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có 16 xã đặc biệt khó khăn, 56
xã miền núi và vùng sâu khó khăn. Ton tnh có khoảng 14.000 hộ nghèo, ch
yu l ở đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Nhng yu t trờn õy ó to cho ng Nai cú nhiu li th, trong phỏt
trin kinh t xó hi, hi t cỏc iu kin Thiờn Thi - a li - Nhõn Ho
cn tip tc tn dng v phỏt huy y mnh CNH, HH nụng nghip nụng
thụn trờn a bn tnh.
1.1.2. Thc trng cụng nghip húa, nụng nghip nụng thụn tnh
ng Nai trc nm 1996
* Thnh tu:
Trc nm 1996, kinh t ca tnh liờn tc tng cao, thỳc y chuyn
dch c cu kinh t cụng - nụng nghip - dch v theo hng cụng nghip húa,
hin i húa. Nh ú, ó t v vt mt s ch tiờu quan trng: Mc tng
trng kinh t bỡnh quõn nm tng 13%, sn xut cụng nghip trờn a bn t
mc tng trng bỡnh quõn 32,2%/nm. Sn xut nụng nghip tng 5,5%/
nm, dch v tng 11,9%/ nm. Riờng kim ngch xut khu a phng tng
30,1%/nm [44, tr.13]. T trng hng cụng nghip phc v nụng nghip v


17
công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu được nâng cao. Tổ chức thực hiện có
hiệu quả bước đầu việc gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu đối
với một số cây trồng như: Mì, mía, điều, bông vải và các sản phẩm nông sản
làm thức ăn gia súc… Định hướng qui hoạch và thực hiện một bước qui
hoạch các khu công nghiệp tập trung trên các địa bàn dân cư. Quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Tổ chức lại sản
xuất, tiếp tục nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh cho người lao động.
Không ngừng áp dụng KHCN tiên tiến vào quá trình sản xuất, đẩy mạnh cơ
khí hoá, điện khí hoá, phát triển công - nông nghiệp, cây công nghiệp, chăn
nuôi. Tỉnh đã chỉ đạo qui hoạch, xây dựng kế hoạch cụ thể việc lựa chọn
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Nhịp độ tăng trưởng sản xuất nông
nghiệp bình quân hàng năm tăng: “Thời kỳ 1994 - 1997 là 6,34% (trong đó
trồng trọt tăng 5,55%/năm, chăn nuôi tăng 10,35%/năm). Năm 1995 so với
năm 1994, sản lượng ngô tăng 15,42%, mía tăng 18,54%, bông tăng 78,08%,
cà phê tăng 58,44%, cao su tăng 26,81% và hạt điều tăng 114,11%, đàn lợn
tăng 46%, đàn gia cầm tăng 168%” [45, tr.1]. Ngành lâm nghiệp đã trồng
thêm được 26,159 ha rừng (cả tập trung và phân tán), chăm sóc 36,453 ha và
tu bổ được 38,643ha. Năm 1996 so với năm 1994, diện tích rừng tu bổ bằng
9,278 lần, rừng được chăm sóc tăng 32,9%. Giá trị sản lượng thủy sản năm
1997, tăng 6,21% so với năm 1995.
Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, đúng hướng. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từng bước chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng sản phẩm chăn
nuôi, chuyển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tạo nhân tố mới để
chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Đầu tư phát triển cây giống, con giống mới đạt kết quả bước đầu
quan trọng, hình thành được các vùng chuyên canh tập trung: “tỷ trọng chăn
nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp tăng từ 16,1% năm 1991 lên 18,4%


18
năm 1994, từ 19,3% năm 1995 lên 20,2% năm 1996” [44, tr.14]. Cơ cấu kinh
tế nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, từng bước thực hiện phân công lại lao động nông thôn, góp phần tăng
năng suất lao động nông thôn, tạo tích luỹ ban đầu cho quá trình CNH, HĐH:
“Năm 1985, tỉ trọng nông - lâm - nghiệp, công nghiệp, xây dựng - dịch vụ

trong GDP của tỉnh tương ứng là 57,5%, 18,2% và 24,3%; đến năm 2000, tỉ
trọng đó tương ứng là 22,8%, 52,2% và 25%; năm 2005, tương ứng là 16%,
57% và 27%” [48, tr.23]. Đã quy hoạch và từng bước hình thành các khu
công nghiệp ở các huyện. Công nghiệp sơ chế và chế biến nông sản, sản xuất
vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm và các ngành
nghề khác ở nông thôn có bước phát triển... Tổng thu nhập bình quân một lao
động nông nghiệp tạo ra năm 1996 tăng 12,18% so với năm 1994. Giá trị sản
lượng công nghiệp chế biến và sơ chế chiếm hơn 30% tổng giá trị sản lượng
công nghiệp. Các cơ sở chế biến đang được bố trí gắn với vùng nguyên liệu ở
nông thôn như: chế biến bông xơ, điều, mía, ngô, sắn, cà phê...
Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn có bước phát triển quan trọng. Tỉnh đã
tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở kiên cố vững chắc, bộ mặt xã
hội nông thôn của tỉnh thay đổi đáng kể, từng vùng nông nghiệp, nông thôn khá
hơn trước. Qui mô đầu tư phát triển, cơ cấu đầu tư đúng hướng, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tập trung hơn: “tăng vốn đầu tư hạ tầng kinh tế - xã
hội như duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp đô thị, xây dựng đường giao thông nông
thôn, hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc, phát triển thêm mạng lưới điện,
cấp thoát nước, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục” [44, tr.17]. Nhiều hộ
dân cư ở nông thôn được cung cấp nước sạch, trên 70% xã đã có điện, 100% xã
có đường giao thông đến tận trung tâm. Đến đầu năm 1996, các xã, phường đã
có điện lưới quốc gia tới trung tâm (năm 1994 chỉ đạt 56%) và năm 1998 đã có
59% hộ nông thôn dùng điện từ lưới điện quốc gia. Từ 1993 - 1998, đã đầu tư


19
thêm trên 164 tỷ đồng cho giao thông nông thôn và khu phố, nhiều cây
cầu được xây dựng mới với tải trọng cao hơn. Một số đường được nâng
cấp và rải nhựa, từ đó giúp cho mạng lưới giao thông nông thôn được
thông suốt đến các trung tâm xã và các vùng sản xuất chuyên canh, góp
phần vận chuyển vật tư nông nghiệp, hàng hoá tới người dân và tiêu thụ

nông sản dễ dàng nhanh chóng hơn, ít bị ép giá do vận chuyển khó khăn.
Đến năm 1996, 163/163 xã trong tỉnh đã có điện thoại về xã (bình quân
1,5 máy/100 hộ nông thôn). Từ 1994 - 1997, trích ngân sách tỉnh đầu tư
thêm 40 tỉ đồng để tu bổ và mở rộng năng lực của hệ thống các công trình
thuỷ lợi, diện tích gieo trồng có tưới từ các công trình thuỷ lợi toàn tỉnh là
54.595 ha (trong đó có 13.265 ha lúa Đông Xuân, 14.500 ha lúa hè thu,
14.700 ha lúa mùa, 4.810 ha rau màu, 1.520 ha cây công nghiệp dài ngày,
ngăn mặn cho 5800 ha...).
Tích cực đẩy mạnh xây dựng vùng nông thôn mới, từng bước nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp, nông thôn phát triển tương đối toàn diện, liên tục với tốc độ cao theo
hướng CNH, HĐH. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn
được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới: “Đời sống
nhân dân ở nhiều vùng thành thị và nông thôn được nâng lên, đưa mức GDP
bình quân đầu người từ 283USD năm 1990 lên 446 USD năm 1995” [44, tr.19].
Năm 1996, so với năm 1993, số hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố tăng 15%, số
hộ sử dụng điện ở nông thôn tăng 3,26 lần, số máy điện thoại tăng 3 lần, số hộ có
máy thu thanh, thu hình, xe máy...đều tăng lên đáng kể. Mạng lưới trường lớp ở
nông thôn được xây dựng và phân bố rộng khắp vùng nông thôn. Mạng lưới y tế
nông thôn có bước chuyển biến cả về lượng và chất lượng, số hộ nghèo giảm
40% so với tổng số hộ nghèo năm 1993. Đã cơ bản xoá các hộ đói trong tỉnh.
Quyền làm chủ của nhân dân ở nông thôn được nhận thức và thực thi ngày càng
tốt hơn, an ninh trật tự an toàn nông thôn được tăng cường một bước


20
Những kết quả quan trọng đạt được trong thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn đã góp phần quan trọng cho việc ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội, nông nghiệp nông thôn trước những năm 1996. Với chủ trương,
chính sách đổi mới CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đúng đắn, đã kích

thích nông dân và người dân nông thôn tích cực sản xuất, tiết kiệm, đầu tư,
ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn.
* Hạn chế:
Toàn tỉnh, mức tăng trưởng kinh tế có những yếu tố chưa ổn định:
“Cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch đúng hướng nhưng chậm. Công nghiệp
chế biến nông sản thực phẩm chưa phát triển mạnh, chưa đủ sức ra thị
trường tiêu thụ ổn định một số ngành công nghiệp mũi nhọn chưa được tập
trung phát triển” [44, tr.34]. Hệ thống dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp của
nhà nước chưa tác động tích cực đến việc cơ cấu và cơ cấu lại sản xuất
nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông
nghiệp còn thấp. Chưa khai thác hết tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản; công
tác tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, môi trường còn nhiều sơ hở, thất thoát.
Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp đã đạt được một số
kết quả bước đầu ở khâu giống cây ngắn ngày và giống con nuôi (lợn, gà, bò
sữa). Song nhìn chung, năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi còn
thấp, giá thành sản phẩm cao, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và
các hoạt động dịch vụ ở nông thôn còn yếu: “mạng lưới dịch vụ kỹ thuật nông
nghiệp chưa sâu rộng, trình độ công nghệ của hầu hết các ngành sản xuất chủ
yếu còn lạc hậu, mức độ đầu tư đổi mới quá chậm” [44, tr.34]. Chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển của nông nghiệp nông thôn trong tình hình mới.
Mức độ đầu tư kết cấu hạ tầng: “nhất là đường giao thông nông thôn,
điện, cấp nước cho các khu công nghiệp và địa bàn dân cư đô thị còn hạn
chế” [44, tr.36]. Hệ thống giao thông nông thôn hàng năm xuống cấp


21
nhanh, hệ thống điện ở nông thôn hiện tại chủ yếu đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt gia đình, chưa đủ sức phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ ở nông thôn. Hiệu suất khai thác các công trình thuỷ lợi còn thấp
(khoảng 57%), sử dụng nước còn lãng phí. Các chính sách, kinh tế, xã hội

đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn chưa đồng bộ, chưa
thật sự khai thác triệt để, có hiệu quả tiềm năng to lớn về lao động, đất đai,
mặt nước, tài nguyên rừng và cơ sở vật chất hiện có. Kinh tế HTX trong
nông nghiệp chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức nên kết quả thấp.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên còn cao, dân số tăng cơ học hàng
năm còn khá lớn. Lao động nông thôn chưa có việc làm ổn định, các tệ
nạn xã hội chưa giảm, công tác qui hoạch còn nhiều bất cập. Đời sống
nhân dân ở nông thôn nhìn chung còn thấp, mức sống của nông thôn
thấp hơn các vùng đô thị khá nhiều: ít hộ giàu, hộ khá chỉ trên 10%;
70% hộ trung bình và tỷ lệ nghèo còn cao.
* Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập:
Thứ nhất, năng lực cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ở các ngành, các cấp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chưa nắm bắt và dự
báo được sự phát triển của thực tiễn, từ đó trong chỉ đạo thực hiện còn lúng túng,
thiếu kiên quyết, cụ thể nên hiệu quả một số mặt chưa cao.
Thứ hai, quá trình triển khai, chỉ đạo, điều hành còn thiếu tập trung,
thống nhất, chưa phát huy hết sức mạnh của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức
trong đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Chưa kịp thời tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chủ trương, chính sách, chậm tổng kết,
rút kinh nghiệm để phát huy những nhân tố mới.
Thứ ba, kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chưa
liên kết chặt chẽ với nông nghiệp, nên chưa phục vụ tốt cho sản xuất nông
nghiệp và nông thôn mới. Các thành phần kinh tế chưa thể hiện được vai trò
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế; giá cả các loại nông sản lên xuống thất


22
thường không có lợi cho người sản xuất; việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho
nông dân chưa được chú trọng, chủ yếu do tư thương thao túng.
Thứ tư, việc qui hoạch, định hướng phát triển khu dân cư, ngành nghề ở

nông thôn còn lúng túng, triển khai phát triển chưa toàn diện, thiếu vững
chắc. Chưa khuyến khích các ngành nghề phát triển, thị trường tiểu thủ công,
mỹ nghệ và chất lượng sản phẩm chưa được mở rộng và nâng cao.
Thứ năm, năng lực và hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý
nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình
mới, nhất là ở cấp xã. Đây là vấn đề hết sức cấp bách, nếu không được
quan tâm giải quyết, sẽ là một yếu tố hạn chế đến quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
1.1.3. Vị trí, vai trò và yêu cầu mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Đồng Nai
Vấn đề nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ổn
định tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta coi
sự phát triển nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng
hàng đầu. Nông nghiệp, nông thôn không thể tự mình đổi mới cơ sở vật chất,
kỹ thuật và công nghệ, không có khả năng tăng trưởng đủ nhanh để tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho nông dân nếu không có tác động mạnh của CNH,
HĐH nông nghiệp, dịch vụ. Để tiếp tục giải phóng sức sản xuất, khai thác và
huy động cao nhất mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, giải quyết vững chắc nhu
cầu lương thực và an ninh lương thực, thực phẩm cho xã hội, đáp ứng nguyên
liệu cho công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng tích luỹ cho sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi phải tập trung nỗ lực đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn. Bởi vì, trong xã hội người ta có thể sống mà không cần đến
nhiều thứ, nhưng không thể sống thiếu lương thực. Khoa học đã cho phép con
người hôm nay làm ra được nhiều sản phẩm thay thế, nhưng vẫn chưa có sản
phẩm nào thay thế được thức ăn, lương thực thấy rõ tầm quan trọng này,


23
V.I.Lênin đã khẳng định: “Cần phải lấy lương thực làm khởi điểm, vì gốc rễ
của tất cả những khó khăn chính là ở chỗ đó” [29, tr.331].

Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn sẽ tạo tiền đề vững chắc,
góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bởi vì, nông
nghiệp nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, trình độ phát triển nhìn chung
là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70%
dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25% - 27% GDP
của cả nước: “Hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ (sống trên 70.000 thôn, ấp,
bản thuộc 9.000 xã) với 80% dân số sống ở nông thôn, 84% lao động xã hội,
chủ yếu tập trung ở các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đang làm ra trên 40% giá
trị sản phẩm xã hội, khoảng 50% thu nhập quốc dân và 30% tổng giá trị xuất
khẩu” [51]. Phát triển mạnh mẽ kinh tế là điều kiện quan trọng để giải quyết
việc làm, cải thiện đời sống, thay đổi lối sống cũ, củng cố các quan hệ xã hội,
văn hoá ở nông thôn, xây dựng một nền nông nghiệp nông thôn phát triển lành
mạnh, bền vững. Hơn nữa, Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng. Vì nông dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp
cách mạng của đất nước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Khu
vực nông nghiệp, nông thôn hiện có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng
thiên nhiên khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa sử
dụng; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông - lâm - hải sản (cà
phê, gạo, hạt tiêu, thủy - hải sản ...). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò
chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp dịch vụ, tạo ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ mặt nông thôn trong những năm qua đã có nhiều đổi mới. Từ chỗ bị
thiếu lương thực phải nhập khẩu gạo, đến nay đã và đang xuất khẩu gạo đứng
thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất
cập mà trong nhiều năm vẫn chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để khắc phục.


24
Trong đó, vốn đầu tư cho khu vực này vẫn thấp (chiếm 11% - 12% tổng đầu
tư toàn xã hội); sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thiên về số lượng, mà chưa coi
trọng nâng cao về chất lượng, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động

và hiệu quả sản xuất còn thấp. Sản lượng nông sản tuy có tăng, nhưng chi phí
đầu vào vẫn còn cao (chi phí cho sản xuất 1ha lúa tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu
đồng), trong khi đó giá các mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế lại
giảm. Các chính sách và biện pháp mà Nhà nước đã áp dụng cho phát triển
nông nghiệp những năm gần đây chưa tạo bước đột phá mạnh. Trình độ dân
trí của một bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) chưa được cải thiện,
đời sống, xã hội nông thôn mặc dù có sự chuyển biến, song chưa mạnh và
không đồng đều. Tình trạng đó dẫn đến sự chênh lệch giữa khu vực thành thị
và nông thôn ngày càng lớn. Vì vậy, vấn đề đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn ở nước ta nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng là một đòi
hỏi tất yếu khách quan. Thực tiễn cho thấy, nếu xem nhẹ vai trò, vị trí của
nông nghiệp, nông thôn sẽ đưa đến sự tụt hậu xa hơn trong phát triển kinh tế xã hội của nông nghiệp và nông thôn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Người nhấn mạnh: “Nông nghiệp là
cực kỳ quan trọng cho quốc kế dân sinh” [34, tr.307].
Theo Người: “Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải
giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải
quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà lương
thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực
kỳ quan trọng” [34, tr.544].
Đặc điểm yêu cầu mới của tỉnh Đồng Nai đang chuyển dần cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nhưng trong nhiều năm
tới ngành nông nghiệp vẫn có vị trí hết sức quan trọng. Tổng diện đất tự nhiên
toàn tỉnh có 589.473 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 302.845 ha, diện


25
tích đất lâm nghiệp 179.807 ha. Như vậy, cơ cấu đất nông - lâm nghiệp trên địa
bàn tỉnh chiếm tỷ trọng gần bằng 82% trên tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Số
lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 529.633 người (chiếm 53,66% trên
tổng số lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế). Từ đó đặt ra

yêu cầu mới về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn để giải quyết các
vấn đề thực tiễn đặt ra giữa yêu cầu mới phát triển kinh tế -xã hội cũng như
phát triển nông nghiệp nông thôn trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Giữa yêu cầu đẩy mạnh phát triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở một
tỉnh có tiềm năng, lợi thế cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Giải quyết vấn
đề đô thị hóa nông thôn, giảm bớt sức ép của di dân tự do từ nông thôn ra thành
thị, tạo điều kiện để các đô thị phát triển thuận lợi. Qui hoạch khu đô thị gắn
với các địa bàn dân cư nông thôn, vấn đề việc làm để thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng trồng trọt chuyên canh. Chăn
nuôi tập trung, các cụm công nghiệp, góp phần vào quá trình phân công lao
động ở nông thôn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư
nông thôn, tăng khả năng tích lũy từ nội bộ nông thôn.
Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát
triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn cả trước mắt và lâu dài. Thực hiện
đồng bộ và có hiệu quả các dự án nhằm phục vụ đắc lực cho phát triển toàn
diện của tỉnh. Mở rộng thị trường, tạo cơ sở phát triển sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế ở địa bàn nông thôn. Giải quyết
các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn, đặc biệt là tạo việc làm ổn định, thu
hẹp khoảng cách về mức sống ở thành thị và nông thôn.
Thực tế sau những năm tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn ở Đồng Nai đã thay đổi rõ rệt, đời sống phần lớn dân cư được cải
thiện đáng kể. Vấn đề an ninh lương thực đã được giải quyết căn bản, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng đáp ứng được nguyện vọng của


×