Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Kiến thức về công tác tôn giáo cho cán bộ Đoàn cơ sở tại tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.63 KB, 33 trang )

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

------***-----

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
Kiến thức về công tác tôn giáo cho cán bộ Đoàn cơ sở
tại tỉnh Nghệ An

Hà Tĩnh, tháng 5/2017


GIỚI THIỆU LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016. Luật
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
Ngày 16 tháng 10 năm 1990, Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị
năm 1990 “về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” đã xác định "tôn
giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân". Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Hội
nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo
(Nghị quyết số 25/NQTW ngày 12/3/2003), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã
được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, tạo hành lang pháp lý để ghi nhận, bảo
đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng như chính sách
của Nhà nước đối với tôn giáo, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo. Nội dung của Pháp lệnh đã quán triệt, thể chế hóa cơ bản những quan
điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước được ghi
nhận trong các kỳ Đại hội; bảo đảm tính tương thích với luật pháp quốc tế điều
chỉnh về quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt là


những Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Pháp lệnh cũng thể
hiện chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân;
xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các cá
nhân, tổ chức trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên
tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo
hiến chương, điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Điều đó
đã làm lành mạnh hoá các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính


đáng của tín đồ và tổ chức tôn giáo, vì lợi ích chung của toàn xã hội trong bối cảnh
Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế. Đồng bào các tôn giáo đã
có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc,
xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân, xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo".
Tuy nhiên, qua tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh và các văn bản quy định
chi tiết thi hành, có thể thấy vẫn còn những bất cập trong các quy định của Pháp
lệnh chưa phù hợp tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và có những vấn đề
phức tạp phát sinh, cụ thể:
- Một số quy định của Pháp lệnh còn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của mọi người như quy định về hoạt động tín ngưỡng, đăng ký
hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo, phong chức, phong phẩm, bổ
nhiệm, bầu cử, suy cử, hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, hoạt động quốc tế,...
như:
+ Về tổ chức tôn giáo tham gia thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo,
xã hội: Quy định tại Điều 33 Pháp lệnh chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ
chức tôn giáo, chưa phát huy được vai trò và tiềm năng của tổ chức, cá nhân tôn
giáo trong việc cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. Quy định này chưa
thông nhất với một số văn bản pháp luật như Luật Phòng, chống HIV, AIDS; Luật

Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Hoạt động chữ thập đỏ và một số quy định về bảo trợ
xã hội...
Những năm qua, hoạt động xã hội của tổ chức, cá nhân tôn giáo đã đem lại
những hiệu quả thiết thực, thu hút nhiều người tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực thì các hoạt động này cũng còn bộc lộ những vấn đề bất cập đặt
ra yêu cầu cần thiết phải có sự điều chỉnh để bảo đảm phát huy được vai trò, tiềm
năng, những đóng góp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo đối với xã hội.


+ Về sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam: Quy định tại
Điều 37 Pháp lệnh chưa phù hợp với thực tiễn và chủ trương chính sách của Nhà
nước về lĩnh vực này. Với chủ trương hội nhập quốc tế của Nhà nước, người nước
ngoài đến Việt Nam làm ăn sinh sống ngày càng nhiều, trong số này, có bộ phận
không nhỏ là người theo tôn giáo trong đó có những tôn giáo không có cơ sở thờ tự
ở Việt Nam. Một số tôn giáo khác có cơ sở thờ tự tôn giáo tương ứng nhưng không
đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài hoặc trong sinh
hoạt tôn giáo có sự khác biệt về nghi lễ, giáo lý, đức tin. Vì vậy, cần phải bổ sung
các quy định này trong luật để đáp ứng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi
người trong xu thế hội nhập quốc tế.
- Một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa được quy định trong Pháp
lệnh như: Vấn đề tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo quốc tế;
việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho người có quốc tịch
nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; việc người nước ngoài vào
tu tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam,… chưa được quy định, gây ảnh hưởng đến tổ
chức, cá nhân tôn giáo trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như quy
định tại Điều 24 của Hiến pháp năm 2013.
Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo chưa
được quy định cụ thể trong Pháp lệnh, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực này và hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo.
Những hạn chế, bất cập nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng Luật

thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tín
ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện chủ
trương của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là: “tiếp tục hoàn thiện
chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng”.
đất, xây dựng cơ sở tôn giáo ở Việt Nam.


+ Ý kiến thứ hai cho rằng trong bối cảnh hiện nay, chưa nên quy định nội dung
này. Vì theo quy định của Luật đất đai, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài không
phải là chủ thể được trao quyền sử dụng đất. Hơn nữa, trên thực tế, một số tổ chức tôn
giáo mới được công nhận chưa có điều kiện về đất đai để xây dựng cơ sở, vì vậy
không nên đặt vấn đề này cho người nước ngoài. Ta chỉ nên xây và cho thuê sinh hoạt
như mục 6.2 và 6.3 đề cập.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT
Việc xây dựng dự án Luật được tiến hành dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau
đây:
-Bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo,
về an ninh, quốc phòng, về quan hệ quốc tế; bảo đảm hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế – xã hội của Việt Nam; phát huy vai
trò, tiềm năng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo tích cực tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
- Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
- Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc nội dung văn bản pháp luật về tín ngưỡng,
tôn giáo của Việt Nam và một số nước trên thế giới, phù hợp với đặc điểm tình
hình nước ta;
- Bảo đảm quy trình xây dựng dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy
định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.



PHẦN THỨ HAI
BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo gồm 09 chương, 08 mục và 68 điều, cụ thể:
CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (05 điều, từ Điều 1 – Điều 5)
1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Luậtnày quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín
ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
-Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Giải thích từ ngữ
Luật dành một điều giải thích từ ngữ để đưa ra cách hiểu chung thống nhất
các từ ngữ được sử dụng thường xuyên trong Luật.
- Bỏ một số từ ngữ được sử dụng tại Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo như tổ
chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn tôn giáo.
- Kế thừa nhưng sửa đổi, bổ sung nội hàm của một số từ ngữ đã được quy định
tại Pháp lệnh như hoạt động tín ngưỡng, cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, hoạt
động tôn giáo, cơ sở tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc.
- Bổ sung nhiều từ ngữ mới được sử dụng thường xuyên như tín ngưỡng, tôn
giáo, chức việc, sinh hoạt tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, địa điểm hợp pháp,
người đại diện.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo


Luật quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo đó là Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước
tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền

thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp
ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân; Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn
giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Trên cơ sở kế thừa các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Pháp lệnh, Điều 5
của Luật đã đưa ra các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý
do tín ngưỡng, tôn giáo;ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc
không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động tín
ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị cấm khi xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm
thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ
tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng,
tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Bên cạnh đó,
Luật cũng đưa ra hành vi bị nghiêm cấm khác như lợi dụng hoạt động tín ngưỡng,
hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Tùy từng trường hợp, khi vi phạm các điều cấm này, tổ chức, cá nhân sẽ bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II – QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (04 điều, từ Đ6 –
Đ9)
Luật đưa ra một chương riêng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của mọi người; quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.


1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
Cụ thể hóa quy định tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013 "Mọi người có quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào", Luật quy định
chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là mọi người (khoản 1 Điều 6).
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín

ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; học tập và thực hành
giáo lý, giáo luật tôn giáo; quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn
giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Đối với người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở
tôn giáo hoặc học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ
đồng ý.Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về
tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người và
quyền này không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi.
2. Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
Luật quy định mang tính nguyên tắc về các quyền của tổ chức tôn giáo, tổ
chức tôn giáo trực thuộc. Các quyền này bao gồm hoạt động tôn giáo theo hiến
chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo; tổ chức sinh
hoạt tôn giáo; xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo; sản xuất, xuất
khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo; cải tạo, nâng cấp, xây
dựng mới cơ sở tôn giáo; nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và
tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặngcho; các quyền khác theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp
pháp tại Việt Nam


Luật đã dành một điều quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Các quyền này bao gồm được Nhà nước
Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; sinh hoạt tôn giáo,
tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; sử dụng địa điểm hợp pháp để
sinh hoạt tôn giáo tập trung; mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt
Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người
nước ngoài giảng đạo; vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp

bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; mang theo xuất bản phẩm
tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
Đối vớichức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt
Nam ngoài các quyền trên còn có quyền được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc
địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
4. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo
Điều 9 của Luật quy định tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng,
hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ
sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín
ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo
đúng quy định của pháp luật.
- CHƯƠNG III – HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG (06 điều, từ Đ10 – Đ15)
- CHƯƠNG IV – ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG,
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO (05 điều, từ Điều 16 – Điều 20)


- CHƯƠNG V – TỔ CHỨC TÔN GIÁO (22 điều, từ Điều 21 – Điều
42)
- CHƯƠNG VI – HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO; HOẠT ĐỘNG XUẤT
BẢN, GIÁO DỤC, Y TẾ, BẢO TRỢ XÃ HỘI, TỪ THIỆN, NHÂN ĐẠO
CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO (13 điều, từ Điều 43 – Điều 55)
- CHƯƠNG VII – TÀI SẢN CỦA CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG, TỔ CHỨC
TÔN GIÁO (04 điều, từ Điều 56 – Điều 59)
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo
Đây là quy định mới của Luật nhằm duy danh cụ thể tài sản của cơ sở tín
ngưỡng, tổ chức tôn giáo gồm tài sản được hình thành từ các nguồn nào (đóng góp

của thành viên tổ chức, quyên góp, tặng cho của tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác
theo quy định của pháp luật). Các tài sản này phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích
và phù hợp với quy định của pháp luật.
Luật cũng quy định cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được hình thành theo
tập quán, do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được
tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm
phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng là tài sản thuộc sở hữu chung
của cộng đồng.
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài
sản bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo
Để đảm bảo phù hợp với pháp luật chuyên ngành, Luật quy định đất cơ sở tín
ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về
đất đai.
3. Cải tạo, nâng cấp,xây dựngmới công trình tín ngưỡng, công trình tôn
giáo


Luật quy định việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng,
công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng; việc
cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở
tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình,
nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di
tích lịch sử - văn hóa, cách mạng; việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn
giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ
thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và
pháp luật về xây dựng.
4. Di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo
Việc di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo vì mục đích quốc

phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng thực hiện
theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về xây dựng.
CHƯƠNG VIII – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP
LUẬT TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (06 điều, từ Đ60 –
Đ65)
Luật quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo;
trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân
các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương trong quản
lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Luật cũng có các quy định về
trách nhiệm của công dân, của người có tín ngưỡng, tôn giáo trong thực hiện pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Để bảo đảm có đầy đủ công cụ pháp lý nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực này, đồng thời bảo đảm quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Luật quy định về thanh tra chuyên ngành tôn giáo;


khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và
một số biện pháp chế tài khác như đình chỉ, giải thể.
CHƯƠNG IX – ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (03 điều, từ Điều 66 – Điều 68)
PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Để triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Chính phủ sẽ ban hành các Nghị
định:
- Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín
ngưỡng, tôn giáo.
- Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng,
tôn giáo.
3. Tác động chính sách của Luật đến người dân, xã hội

Luật tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều điểm mới, tiến bộ, thể hiện tính công
khai, dân chủ, minh bạch, nhà nước pháp quyền, phù hợp với tinh thần của Hiến
pháp năm 2013. Các quy định của Luật cũng bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với
các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật
Hình sự, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đất
đai, Luật Xây dựng, Luật Di sản văn hóa,Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, Luật Giáo dục … Việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa quan
trọng cả về đối nội và đối ngoại, khắc phục kịp thời những bất cập của Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo,thể chế hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 quy
định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, phù hợp với chủ trương
cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta, phục vụ đắc
lực hơn nữa cho yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam, đảm bảo lợi ích của đất
nước.


*Những điểm mới trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
so với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo
So với các văn bản điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo hiện
nay thì Luật có nhiều điểm mới, tiến bộ. Một số điểm mới có thể kể đến như:
1. Mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ "công
dân" thành "mọi người", thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là
quyền con người mà không chỉ là quyền công dân như Hiến pháp trước đây khẳng
định (Đ6).
2. Bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp
tại Việt Nam được vào tu, theo học tại cơ sở tôn giáo; được sinh hoạt tôn giáo tại cơ
sở tôn giáo hoặc các địa điểm hợp pháp khác; người nước ngoài được tập trung để
sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt
Nam; được mời chức sắc, nhà tu hành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài
giảng đạo (Đ8).
3.Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, nếu như trước đây quy định này chỉ

áp dụng cho nhóm người có nhu cầu tôn giáo nhưng chưa có tổ chức thì nay Luật
quy định quyền này áp dụng không chỉ cho nhóm người trên mà còn cho tín đồ của
tổ chức tôn giáo tại những nơi chưa có đủ điều kiện để thành lập tổ chức tôn giáo
trực thuộc; những người theo tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động
tôn giáo (mở rộng đối tượng được thực hiện quyền này). Mặt khác đăng ký sinh
hoạt tôn giáo không được xem là một mốc khởi điểm để bắt đầu hình thành một tổ
chức tôn giáo như quy định hiện hành (Đ16 - Đ20)
4. Về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo được rút gọn từ 23 năm thành 5
năm (Đ 21)
5. Về đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo hoạt động tôn giáo hằng
năm được thay đổi theo hướng chỉ đăng ký, thông báo lần đầu với cơ quan nhà


nước có thẩm quyền, những năm tiếp theo nếu có phát sinh các hoạt động ngoài
chương trình mới đăng ký hoặc thông báo bổ sung. Việc quy định này nhằm giảm
bớt thủ tục hành chính cho cả cơ quan hành chính nhà nước cũng như cho cơ sở tín
ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (Đ12; 16-20).
6. Luật quy định tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo; tổ chức tôn giáo
trực thuộc là tổ chức pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan QLNN có
thẩm quyền công nhận (Đ 30)
7. Luật quy định cụ thể về vấn đề giải thể tổ chức tôn giáo khi vi phạm pháp
luật (Đ31)
8. Tách nội dung phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc
và quy định tổ chức tôn giáo chỉ thông báo đối với người được phong phẩm, suy cử
làm chức sắc; đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc. Mặt
khác, bổ sung nội dung phong phẩm, suy cử làm chức sắc cho người có quốc tịch
nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hoặc đào tạo tại cơ sở tôn
giáo ở Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện theo quy định (Đ32 - 36; Đ51).
9.Thay đổi tên gọi của trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn
giáo thành cơ sở đào tạo tôn giáo. Bổ sung làm mới các quy định liên quan đến cơ

sở đào tạo tôn giáo bao gồm từ điều kiện thành lập, thẩm quyền chấp thuận đến các
nội dung liên quan đến quản lý trường đào tạo (Đ37- 42).
10. Hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
được quy định theo hướng phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan. Việc
tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hoá trong một số lĩnh vực, đồng thời khuyến
khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được tham gia sâu rộng vào các hoạt
động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, Luật sẽ điều chỉnh các quy định để vừa phát huy
được vai trò và tiềm năng của tổ chức, cá nhân tôn giáo, đồng thời hạn chế được
các mặt tiêu cực trong thời gian qua (Đ55).


11.Một số nội dung hoạt động chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền như thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo; thông báo tuyển sinh;
thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; thông báo hoạt động tôn
giáo,… Đây cũng là quy định phù hợp với xu hướng hiện nay nhằm hạn chế sự can
thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12.Một số nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như công
nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo
trực thuộc; thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo đã được thay đổi theo hướng giao cho
cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương có trách nhiệm
tiếp nhận hồ sơ và trả lời các tổ chức tôn giáo. Việc thay đổi này sẽ giúp cho việc
thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận lợi hơn (Đ 19; 22; 29; 33; 34;
38;42; 45; 48; 49; 50; 53; 62).
13.Phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực tín
ngưỡng, tôn giáo. Luật quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp
trong quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín
ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Luật có các quy định về trách nhiệm của công dân, của

người có tín ngưỡng, tôn giáo trong thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Để bảo đảm có đầy đủ công cụ pháp lý nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà
nước đối với tôn giáo, đồng thời bảo đảm quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố
cáo của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo, Luật quy định về thanh tra chuyên ngành tôn giáo; khiếu
nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực tín
ngưỡng, tôn giáo và một số biện pháp chế tài (Đ61-65).


14.Điều khoản chuyển tiếp (Đ 67). Các tổ chức sau không phải làm các thủ
tục đăng ký, công nhận lại theo quy định Luật này:
- Nhóm người đã được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo;
- Tổ chức đã được chấp thuận đăng ký hoạt động tgiáo và công nhận tôn
giáo;
- Tổ chức tôn giáo đã được công nhận trước ngày luật có hiệu lực là pháp
nhân phi thương mại, thì điều chỉnh Hiến chương tại Đại hội gần nhất.
Qua các nội dung nêu trên có thể thấy các nội dung của Luật đều trên cơ sở,
nền tảng của Pháp lệnh; những nội dung đã được Pháp lệnh quy định hiện còn phù
hợp sẽ tiếp tục được kế thừa; những nội dung Pháp lệnh đã “mở” so với các quy
định của pháp luật về tôn giáo trước đây sẽ tiếp tục được giữ nguyên.


CÔNG TÁC TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO

I. VÀI NÉT VỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo (trên 90 triệu dân, 54 dân
tộc). Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống riêng
với nhiều loại hình từ tín ngưỡng dân gian thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ những

người có công với dân tộc, với cộng đồng, đến tín ngưỡng tôn giáo; có tôn giáo nội
sinh, có tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào, có tôn giáo đã tồn tại hàng ngàn năm,
có tôn giáo mới hình thành và đều duy trì sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình
thường, ổn định tại các cơ sở thờ tự, các điểm nhóm và tại tư gia. Có thể nói có trên
95% dân số Việt Nam có thực hành các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
Riêng tôn giáo, hiện có trên 24 triệu tín đồ, trên 83 ngàn chức sắc, nhà tu hành và
trên 25 ngàn cơ sở thờ tự.
Đến nay, có gần 40 tổ chức, hệ phái tôn giáo đã được đăng ký hoạt động,
công nhận tổ chức. Các cơ quan chức năng và các địa phương đang xét hồ sơ để
tiếp tục cấp đăng ký hoạt động cho một số tổ chức, hệ phái khác có đủ điều kiện
theo quy định.
Các tổ chức đã được đăng ký và công nhận:
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Giáo hội Công giáo Việt Nam
- Đạo Cao đài: 10 tổ chức, 01 pháp môn (CĐ Chiếu minh Tam thanh vô vi)
- Đạo Tin lành: 10 tổ chức (01 tổ chức chưa được công nhận: Hội thánh Phúc
âm ngũ tuần VN)


- Phật giáo Hòa Hảo
- Hồi giáo (07 BĐD cấp tỉnh: 05 Hồi giáo Islam và 02 Hồi giáo Bà ni)
- Đạo Bà la môn (02 BĐD cấp tỉnh)
- Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
- Đạo Baha”i
- Đạo Tứ ân Hiếu Nghĩa (Tỉnh An Giang công nhận năm 2010)
- Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo
- Minh lý đạo Tam tông miếu
- Bửu sơn kỳ hương (không có tổ chức giáo hội, đăng ký hoạt động tôn giáo
tại các chùa)
- BĐD Giáo hội các thánh hữu ngày sau của Chúa Giesu Kito Việt Nam (Mặc

môn)
- Phật giáo Hiếu nghĩa Tà lơn (Tỉnh Kiên Giang cấp đăng ký tháng 9/2016)
Tổng cộng có 39 tổ chức và 01 pháp môn tu hành, trong đó đã công nhận 37
tổ chức, đã cấp đăng ký 02 tổ chức.
Nhìn chung, các tổ chức đã được công nhận hay mới đăng ký hoạt động đều
thực hành sống đạo gắn với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, và có
đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
II. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Từ ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến chính sách tôn giáo.
Chính phủ tuyên bố “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Nguyên tắc đó được
thực hiện xuyên suốt trong lịch sử cách mạng Việt Nam, dù trong bất kỳ hoàn cảnh
nào.


Trong công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện, chính sách tôn giáo
cũng có nhiều đổi mới. Về công tác tôn giáo có các quan điểm chính sách như sau:
1. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
2. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và
đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của
truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân
dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để họat động mê tín dị đoan,
hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân,

chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
3. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương
đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không
phân biệt tín ngưỡng tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao
tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua
việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi
ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
4. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị


Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các
cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ
hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên
trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp cần được củng cố và kiện toàn.
Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng
tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần
chúng.
5. Vấn đề theo đạo và truyền đạo
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp
theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp
luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức
sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn
giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo,
hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm

các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi
phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
III. PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
1. Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo
1.1. Hiến pháp 2013: Điều 24
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.


- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
1.2. Các văn bản pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo và có liên quan đến tín
ngưỡng tôn giáo:
- Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 18/11/2016.
Có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018.
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTV/QH11.
- Nghị định số 92/2012/NĐ.CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp
lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chỉ thị số 01/2005/CT.TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
một số công tác đối với đạo Tin lành.
- Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà,
đất liên quan đến tôn giáo.
- Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ Ban hành và
hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn
giáo. Có hiệu lực thi hành ngày 15/5/2013.
- Thông tư liên tịch số 04/2014/BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 hướng dẫn
thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
1.3. Một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan:
- Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật cư trú, Luật di sản văn hoá...

2. Nguyên tắc pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ấy.
- Công dân có tín ngưỡng tôn giáo, chức sắc nhà tu hành được hưởng mọi
quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.


- Công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo hoặc
có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng nhau.
- Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Cơ sở thờ tự hợp pháp, kinh sách và đồ thờ cúng của tín ngưỡng tôn giáo
được pháp luật bảo hộ.
- Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định
pháp luật; tôn trọng giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá
trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh tưởng niệm những người có
công với nước, với cộng đồng.
- Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo, ép
buộc công dân theo đạo, bỏ đạo, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công
dân; lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái mục đích tôn giáo, chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoạt động mê tín dị đoan.
3. Nội dung cơ bản của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và một số điểm mới
3.1. Về chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Luật quy định chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là mọi
người (khoản 1 Điều 6), thay vì công dân như quy định cuả PLTNTG. Như vậy,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của tất cả mọi người và quyền này không
bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi.
3.2. Về hoạt động tín ngưỡng
Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý. Việc bầu, cử
người đại diện hoặc ban quản lý do UBND cấp xã nơi có cơ sở TN phối hợp với
UBMTTQ cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử. UBND cấp xã có văn

bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý trong thời hạn 05 ngày
làm việc. Việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm của CSTN chỉ thực hiện
một lần. Lễ hội TN lần đầu, lễ hội TN được khôi phục hoặc lễ hội TN định kỳ có
thay đổi chỉ phải đăng ký.
3.3. Về đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo


Tín đồ thuộc tổ chức tôn giáo, người theo tôn giáo thuộc tổ chức được cấp
chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo và những nhóm người theo tôn giáo nhưng
chưa có tổ chức được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; việc này không được
xem là một mốc để tiến tới đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo.
Việc đăng ký hoạt động tôn giáo tương tự như quy định hiện hành.
3.4. Về tổ chức tôn giáo
Điều kiện tiên quyết để một tổ chức được công nhận là TCTG là phải hoạt
động tôn giáo ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp
CNĐKHĐTG.
Đối với TCTG được công nhận sau ngày Luật có hiệu lực, thời điểm tổ chức
được công nhận là TCTG đồng thời được công nhận là pháp nhân phi thương mại.
Đối với các tổ chức được công nhận trước ngày Luật này có hiệu lực sẽ trở thành
pháp nhân phi thương mại kể từ ngày Luật có hiệu lực với điều kiện tổ chức phải
điều chỉnh, đăng ký hiến chương theo quy định tại đại hội gần nhất.
3.5. Về hoạt động tôn giáo, hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã
hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo
Việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm của TCTG,
TCTGTT, TC được cấp ĐKHĐTG chỉ thực hiện một lần; người nước ngoài cư trú
hợp pháp tại VN được vào tu tại CSTG, vào học tại cơ sở ĐTTG hoặc lớp BD về
TG, được SHTG tập trung, được mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài
hoặc người VN đến giảng đạo, được thuê địa điểm hợp pháp để SHTG tập trung,
được TCTGVN phong phẩm; TCTGVN được quyền gia nhập TCTG nước ngoài;
tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, BTXH và TTNĐ theo quy định của

pháp luật có liên quan.
3.6. Về phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực
tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp trong quản
lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tập
hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Bên cạnh đó, Luật cũng có các quy định về trách nhiệm của công dân, của
người có tín ngưỡng, tôn giáo trong thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
3.7.Giảm các quy định xin - cho thay bằng các quy định thông báo
Luật đã giảm các quy định xin – cho thay bằng các quy định thông báo như
thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc; thông báo thuyên
chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc,
chức việc; thông báo hoạt động của cơ sở ĐTTG; thông báo kết quả đào tạo của
từng khóa học của cơ sở ĐTTG; thông báo mở lớp bồi dưỡng về TG đối với các
lớp bồi dưỡng về TG cho những người không chuyên HĐTG; thông báo danh mục
HĐTG; thông báo hội nghị thường niên. Các quy định này nhằm hạn chế sự can
thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào công việc nội bộ của các tổ
chức tôn giáo.
Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG CÔNG TÁC TÔN
GIÁO
1. Quan điểm của Đảng
-Cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
-Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
2. Nguyên tắc chung

- Nắm chắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nắm chắc tình hình tôn giáo các vùng, miền và từng địa phương.
- Nắm đặc điểm tín đồ tôn giáo nói chung, tín đồ từng tôn giáo cụ thể.
Trên cơ sở đó tiến hành các hình thức vận động phù hợp.
3. Đặc điểm chức sắc, tín đồ tôn giáo
3.1.Đặc điểm quần chúng tín đồ:


+ Là bộ phận quần chúng có niềm tin tôn giáo sâu sắc.
+ Có đức tin, gắn bó tự nguyện với tổ chức tôn giáo.
+ Luôn chịu sự chi phối của tổ chức thông qua hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ
nghi mà tín đồ phải tuân thủ.
+ Nếp sống mang màu sắc tôn giáo.
+ Gồm nhiều thành phần xã hội, có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc.
+ Là lực lượng lao động lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển KTXH.
3.2. Đặc điểm chức sắc
+ Là tín đồ có phẩm sắc, giữ vai trò rường cột của giáo hội.
+ Đa số có tinh thần dân tộc, được giáo hội đào tạo cơ bản, có vai trò quan
trọng trong hoạt động tôn giáo, trực tiếp chăm lo đời sống tôn giáo của tín đồ, có
ảnh hưởng đến quần chúng tín đồ.
- Có thể chia thành ba nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Tích cực thực hiện phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó với
chính quyền trong các công tác xã hội, có uy tín với tín đồ.
+ Nhóm 2: Thuần túy tôn giáo, thiên về đạo, hạn chế về đời, có uy tín với tín
đồ trong hoạt động tôn giáo.
+ Nhóm 3: Bất đồng với chính quyền, không hợp tác trong công tác xã hội,
có trường hợp tiếp tay cho hoạt động lợi dụng tôn giáo.
4. Mục tiêu
Quan tâm vận động, hướng dẫn để đa số chức sắc, tín đồ hoạt động tôn giáo
đúng quy định pháp luật, sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp công sức trong công

cuộc xây dựng xã hội mới; phân hóa số tiêu cực, chống đối để đấu tranh ngăn chặn


×