PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS HỒNG THÁI ĐÔNG
CHUYÊN ĐỀ:
“TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ
ĐỀ TÍCH HỢP”
Hồng Thái Đông, ngày 24 tháng 03 năm 2016
DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP
I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II
THIẾT KẾ GIÁO ÁN
DẠY CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
III TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI HỌC,
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm tích hợp và dạy học chủ đề tích hợp
Tích hợp
Dạy học tích hợp:
Tích hợp môn học có 4 loại chính như sau:
Tích hợp trong nội bộ môn học:
Tích hợp đa môn:
Tích hợp liên môn:
Tích hợp xuyên môn:
.
Tránh trùng
lặp nội dung
Mục tiêu
Tạo kiến
thức liên môn
tổng hợp
với thực tiễn
Hình thành
năng lực giải
quyết các vấn
đề thực tiễn
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Lựa chọn nội dung bài học tích hợp
Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp
1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các
năng lực cần thiết cho người học
2. Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính
thiết thực, có ý nghĩa với người học
3. Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của
khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với HS
4. Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền
vững.
5. Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những
vấn đề mang tính xã hội của địa phương
6. Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp dựa trên
chương trình hiện hành
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Xác định các năng lực chung cần hình thành
cho học sinh:
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực tính toán
2. Quy trình xây dựng bài học, chủ đề tích hợp
Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm
ra các nội dung dạy học gần giống nhau có liên
quan chặt chẽ với trong các môn học của chương
trình, sách giáo khoa hiện hành; những nội dung
liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất
nước để xây dựng bài học tích hợp.
Bước 2: Xác định bài học, chủ đề tích hợp, bao gồm
tên bài học và thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên
hay lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, đóng
góp của các môn vào bài học.
Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài
học tích hợp
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học, chủ đề
tích hợp, bao gồm:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
- Định hướng năng lực hình thành
Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học, chủ đề
tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục
tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố
vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học, chủ đề tích
hợp (chú ý tới các phương pháp dạy học nhằm
phát huy tính tích cực của người học).
Rà soát chương trình thuộc các môn học khác
nhau, lập bảng kết nối của các môn để tạo ra chủ
đề
Tên bài
học/chủ
đề
Mục tiêu
Nội dung
Địa chỉ
Thời
tích hợp lượng (dự
(bài, môn)
kiến)
CẤU TRÚC BÀI HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Mục tiêu
- Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ
- Định hướng năng lực hình thành
2. Thời lượng dự kiến: … tiết
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
5. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu……
Bước 1:
Bước 2:
…………
Hoạt động 2: Tìm hiểu……
Bước 1:
Bước 2:…
6. Tổng kết và hướng dẫn học tập
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
LƯU Ý: Thiết kế giáo án dạy học chủ đề tích hợp:
Giáo án giờ học tích hợp vận dụng kiến thức liên
môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo
viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà
là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức
cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát
triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo
dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp
thành:
- Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội
dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và
trình độ tiếp nhận của học sinh.
- Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với
các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí
nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài
học một cách tích cực và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ học tích hợp phải bám chặt
vào những kiến thức các bộ môn có liên quan.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức
liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc
thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu
cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở
cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp
nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được
chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên
môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình
thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh kiến
thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri
thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.
III. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DH CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Vai trò của cán bộ quản lí và tổ trưởng chuyên môn
- Tổ chức phối hợp các hoạt động giữa tổ CM trong
việc lựa chọn chủ đề tích hợp như: rà soát nội dung
chương trình các môn học, xác định mục tiêu về các
năng lực cần hình thành cho hs, từ đó tổ chức xây
dựng và lựa chọn các chủ đề tích hợp cho cả năm
học
- Lập kế hoạch thực hiện dạy học và phân công các
nhóm chuyên môn, chịu trách nhiệm thiết kế các
hoạt động DHTH
- Tổ chức xây dựng các tiêu chí đánh giá các giờ dạy
tích hợp
- Quản lí các hoạt động DHTH như: tổ chức phối hợp
giữa các gv, các tổ CM chia sẻ, rút kinh nghiệm…
2. Vai trò của giáo viên
- Lập kế hoạch hợp tác giữa các gv: cần hình
thành ekip hai hay 3 người thực hiện một hồ sơ
bao gồm kế hoạch dạy học, cách thức triển khai,
công cụ đánh giá…
- Xem xét lựa chọn nội dung tích hợp với nội
dung dạy bắt buộc của một môn học:
Các nội dung dạy học liên môn nếu được tổ
chức theo mô đun và thực hiện xen kẽ trong đào
tạo của một môn học sẽ tạo sự mềm dẻo. Quá
trình đào tạo được hình dung như một bộ
xương cá, ở đó các mô đun dạy học liên môn là
các xương liên kết với trục đào tạo bắt buộc và
gv các môn học sẽ có cơ hội trở lại trục để làm
sâu sắc hơn kiến thức của mỗi môn học mỗi khi
có điều kiện
- Thiết lập công cụ đánh giá: cần tạo ra sự cân
bằng giữa một bên là tổ chức kiến thức và áp
dụng các nguyên tắc tích hợp với một bên là tổ
chức công việc và nguyên tắc hợp tác
Xin tr©n träng c¶m ¬n