Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

phân tích về những tố chất chính mà giới doanh nhân việt cần có trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.82 KB, 13 trang )

BÀI CÁ NHÂN
MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Chủ đề:

Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam
+ Mức độ dám chấp nhận rủi ro
+ Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch
trương,…)
+ Tính tiên phong, đi trước đối thủ (trong các hoạt động KD)

Nhắc lại một dấu son đáng nhớ và đầy tự hào của giới Doanh nhân Việt Nam: 63
năm trước, ngày 13-10-1945, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư cho giới Doanh nhân
động viên họ tham gia cứu quốc, góp phần kiến thiết đất nước vừa giành lại từ tay
thực dân. Xác lập lại vị thế của giới Doanh nhân cũng như những đóng góp to lớn
vào quá trình đi lên của đất nước, năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định
chọn ngày 13-10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam. 4 năm kể từ khi có
Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng Doanh nhân nước ta không ngừng lớn
mạnh và khẳng định vai trò của mình.

Nền kinh tế thị trường trong xu thế mở cửa và hội nhập mang lại nhiều cơ hội và
thách thức cho các doanh nghiệp. Trong một xu thế vận động và phát triển trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế và xã hội đòi hỏi mỗi một doanh nhân phải cố
gắng không ngừng nếu không sẽ bị chậm hoặc xa hơn là bị loại bỏ. Phải biết chấp
nhận thách thức và thấy được thách thức từ thực tế là bài học tốt để doanh nghiệp


nhìn lại mình, biết mình cần chuẩn bị gì cho cuộc cạnh tranh gay gắt trong thời kỳ
hội nhập.
Cho tới nay ở Việt nam chưa có tổ chức nào tiến hành điều tra tổng thể và nghiên
cứu một cách toàn diện, để có thể cung cấp cho xã hội một bức tranh đầy đủ rõ nét


về lớp doanh nhân mới của Việt nam, lớp người đang được cho là: “đóng vai trò
xung kích trong sự nghiệp xây dựng phát triển nền kinh tế nước nhà”.
Tuy nhiên, theo một bài viết của Bà Phạm Chi Lan- VCCI, trong mấy năm qua đã
có một số cuộc điều tra được tiến hành trong từng nhóm doanh nghiệp như doanh
nghiệp nữ (do Hội liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành năm 1999 trong các doanh
nghiệp do những doanh nhân dưới 45 tuổi lãnh đạo), doanh nghiệp tư nhân (do
Chương trình phát triển dự án Mê Kông MPDF thuộc nhóm IFC/WB tiến hành năm
1999 trên 127 doanh nghiệp tư nhân với hơn 400 đối tượng khác)
Doanh nhân Việt nam xuất thân từ đâu ?
Theo số liệu của các cuộc điều tra nói trên, có khoảng 66% xuất thân từ các gia
đình cán bộ nhà nước (kể cả gia đình cán bộ Đảng và các đoàn thể, quân đội, doanh
nghiệp quốc doanh, cấp Trung ương và địa phương) và 16% xuất thân từ gia đình
buôn bán, kinh doanh, số còn lại từ các tầng lớp giai cấp khác trong xã hội.
Lý do chính để lập doanh nghiệp ?
Theo các số liệu điều tra của MPDF và doanh nghiệp nữ , thì những lý do chính để
những doanh nhân Viêt nam lập nghiệp bằng con đường kinh doanh là:
- Muốn phát huy tối đa năng lực cá nhân (76% theo điều tra của MPDF, 13,2% theo
điều tra doanh nghiệp nữ).
- Có điều kiện thuận lợi để làm kinh doanh (61% theo điều tra doanh nghiệp trẻ,
27% theo điều tra doanh nghiệp nữ).
- Để kiếm sống hoặc tăng thu nhập (50% theo MPDF, 14,3% theo điều tra doanh
nghiệp nữ).
- Thích thử thách, sáng tạo (41% theo MPDF).
- Theo truyền thống gia đình (16% theo điều tra doanh nghiệp nữ), hoặc có kinh
nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh (26% theo điều tra doanh nghiệp nữ).
- Muốn theo đuổi giá trị đạo đức hoặc phong cách sống riêng (23% theo MPDF).
Những đặc điểm cơ bản của lớp doanh nhân Viêt nam mới


Do đặc điểm chính trị và lịch sử, lớp doanh nhân mới ở nước ta có một số đặc điểm

riêng, khác với doanh nhân ở các nước khác, đồng thời cũng có một số nét tương
đồng với các đồng nghiệp nước ngoài. Dưới đây xin đưa ra một số đặc điểm cơ
bản của lớp doanh nhân Việt mới từ những tài liệu, bài viết khác nhau:
- Ra đời và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị
trường của đất nước.
- Đa số tuổi đời khá trẻ, được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, có tinh
thần yêu nước và tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số không ít doanh nhân
có trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp.
- Có tinh thần doanh nghiệp ý chí lập nghiệp, làm giàu, dám chấp nhận rủi ro, thách
thức.
-Làm việc rất cần cù, năng động chịu khó học và vươn tới cái mới, có tính tiên
phong trong một số lĩnh vực
Sống có nhân bản, có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, có mong muốn được
gắn bó trong hội đoàn.
Sống có văn hoá, giữ gìn những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình, xã hội và
dân tộc. Tuy vậy tất nhiên vẫn còn những thiểu số doanh nhân thiếu trách nhiệm,
thiếu đạo đức, văn hoá trong kinh doanh và trong cuộc sống, nên có những hành vi
xấu làm phương hại đến lợi ích của Doanh nghiệp, của xã hội của cộng đồng
Doanh nghiệp
Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đi sâu vào ba đặc điểm của lớp doanh nhân
Việt mới:
Mức độ dám chấp nhận rủi ro
Tính đổi mới, sáng tạo (đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động khuếch
trương..)
Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh
I - Mức độ dám chấp nhận rủi ro
Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp dân
doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%, với doanh



nghiệp quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính năng động,
ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của
doanh nhân.
”Một trong những tố chất quan trọng nhất của một doanh nhân là dám chấp nhận
rủi ro. Không biết được điều đó thì không có một doanh nghiệp lớn mạnh”
Tuy vậy, cũng có thể nói có một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt là không dám
chấp nhận rủi ro. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo , đổi mới, dám nghĩ dám làm và tính tiên
phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy đàn” trong hoạt động doanh nghiệp
thời gian qua. Những bài học đau lòng về “bầy đàn trong chứng khoán”, “bầy đàn
trong bất động sản”, “bầy đàn trong mô hình tập đoàn đa ngành đa nghề”,… đã
đẩy không biết bao doanh nhân, doanh nghiệp đến bờ vực phá sản và đẩy kinh tế
đất nước vào cơn khủng hoảng trầm trọng.
Ở một góc nhìn khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết định của một bộ phận
doanh nghiệp Việt nam vẫn mang nặng tính “liều” và quyết định mang tính thiếu
nhận thức và hiểu biết. Có thể nhận thức những “rủi ro trong những quyết định
dám chấp nhận rủi ro” của doanh nghiệp Viêt nam như sau:
Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro
Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này
Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh
Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro
Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính toán
trước. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Trong một số
thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn, và những rủi
ro khác chỉ là thứ yếu. Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để
mạo hiểm có tính toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nhạy.
Trong một số tài liệu đã liệt kê được các loại rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp: Rủi ro vỡ nợ; - Rủi ro kinh doanh; - Rủi ro thanh khoản; - Rủi ro sức mua hay rủi
ro lạm phát; - Rủi ro lãi suất; - Rủi ro công nghệ; - Rủi ro chính trị; - Rủi ro thị
trường.



Có một câu nói rất hay là: “Không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận. Nơi rủi ro
cao thì cũng kỳ vọng lợi nhuận cao”, vấn đề chỉ là quản lý rủi ro đó như thế nào.
Không phải tất cả 8 loại rủi ro này có thể đồng thời xảy ra tại một thời điểm và với
cùng một vụ đầu tư. Mặt khác, các loại rủi ro khác nhau có mối liên hệ với nhau.
Điều quan trọng là phải đánh giá một cách cẩn trọng sự tồn tại của mỗi loại rủi ro,
và mức độ của nó trong mỗi cơ hội đầu tư.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Vào cái thời kinh tế khó khăn, các nhà doanh
nghiệp Việt đang chứng tỏ bản lĩnh thương trường của mình.
Tiết giảm chi phí, tìm cơ hội kinh doanh mới, hy sinh lợi ích bản thân…đó là cách
lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng để vượt qua giai đoạn khó khăn
hiện nay.
Tự gọt chân cho vừa giày
Để ứng phó với biến động kinh tế thế giới, ông Đậu Mạnh Hùng - Tổng giám đốc
Tập đoàn Nikko Việt Nam đã phải tổ chức nhiều cuộc họp với ban lãnh đạo công ty
để tìm cửa thoát hiểm. Và một quyết định mang tính chất “tự gọt chân cho vừa
giày” được đưa ra: tạm thời dừng các hoạt động của chi nhánh của Tập đoàn tại Đà
Nẵng và TPHCM; xem xét rút lại vốn đã đầu tư tại những dự án hoạt động kém
hiệu quả. Ông Hùng nhận, định, đây là một quyết định khó khăn, nhưng cần thiết
trong bối cảnh sản xuất khó khăn, sản phẩm ứ thừa.
Thu hẹp lĩnh vực nào, chuyển hướng sang đâu là bài toán đòi hỏi sự nhạy cảm và
quyết đoán của người lãnh đạo
Cũng giống như Nikko Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phải thực hiện việc tạm
ngừng một phần hoạt động sản xuất, kéo theo đó là sa thải công nhân, những người
đã được đào tạo lành nghề và gắn bó với doanh nghiệp nhiều năm. Để việc chẳng
đặng đừng này ít “đau đớn” nhất, lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất xe máy cho
biết một kinh nghiệm.
Năm 2006, khi thị trường xe máy bị cạnh tranh gay gắt, sản phẩm của công ty
không tiêu thụ được, doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất. Thay vì đóng cửa,
doanh nghiệp này đã chuyển hướng sang làm vệ tinh sản xuất phụ tùng xe máy cho
doanh nghiệp khác. Chấp nhận “lùi” ra đằng sau, nhưng nhờ đó doanh nghiệp vẫn



tận dụng được dây chuyền, máy móc của mình, không phải sa thải những công
nhân lành nghề bao năm gắn bó, gây dựng. Vượt qua giai đoạn gian khó, hiện công
ty chuyển sang sản xuất lắp ráp xe ba bánh dành cho thương bệnh binh và người tàn
tật và vẫn đang có đà phát triển.
Bản lĩnh người đứng đầu
Phát biểu tại cuộc hội thảo mới đây do Bộ Công thương Việt Nam tổ chức, Giáo sư
John Bezad (thuộc trường Đại học Califonia, Hoa Kỳ) cho rằng, để duy trì được sự
tồn tại và phát triển, lãnh đạo các doanh nghiệp đang phải chịu áp lực không nhỏ:
các quyết định kinh doanh của họ đều đặt trước khả năng rủi ro.
Mặc dù thu hẹp sản xuất, chuyển hướng kinh doanh là giải pháp được nhắc đến
nhiều trong giai đoạn khó khăn này, song theo nhiều doanh nhân thì quyết định thu
hẹp lĩnh vực nào, chuyển hướng sang đâu lại là bài toán khó, đòi hỏi bản lĩnh và sự
quyết đoán của người lãnh đạo. Quay lại với trường hợp Nikko. Một mặt thu hẹp
sản xuất sản phẩm điện tử, mặt khác, từ cuối năm 2007, công ty đã tính đến việc
chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khai thác khoáng sản. Nikko đang tập trung các
nguồn lực về tài chính và nhân sự để đẩy nhanh các dự án Nhà máy Khai thác và
Chế biến Ferro Mangan (Cao Bằng) và Khu đô thị Tứ Hiệp (Hà Nội).
Hy sinh quyền lợi
Thay vì đi máy bay tiêu chuẩn VIP, ở khách sạn 4 sao trở lên, Tổng giám đốc Công
ty Hyundai Việt Nam quyết định chỉ đi máy bay hạng phổ thông, ở khách sạn mức
trung bình để làm gương cho toàn bộ ban lãnh đạo công ty trong việc thực hiện giải
pháp “cắt giảm chi phí văn phòng, công tác phí” của doanh nghiệp. Giải pháp này
không chỉ đem lại cho công ty một khoản chi phí đáng kể (bởi theo quy định tiêu
chuẩn công tác phí, điện thoại… của đội ngũ lãnh đạo từ cấp trưởng phòng của
công ty trước đây khá cao) mà - quan trọng hơn - đã cho nhân viên toàn công ty
nhận thức rõ về thực tế và sự chấp nhận hy sinh của ban lãnh đạo.
Tương tự, giám đốc một công ty cổ phần điện tử đã quyết định tạm thời chưa lĩnh
khoản lợi tức được chia, để lại một phần lương để làm vốn cho công ty hoạt động

thay vì phải đi vay ngân hàng.
Mặc dù sẽ phải đi làm xa thêm 10km, nhưng Giám đốc công ty TNHH Thanh Bình
(chuyên sản xuất hàng nội thất) vẫn quyết định chuyển văn phòng làm việc từ cao


ốc sang trọng ở trung tâm thành phố đến một khu phố nhỏ hơn ở quận Hai Bà
Trưng. Vị lãnh đạo này tính toán, tuy có phải vất vả đi xa nhưng công ty sẽ tiết
kiệm được tới 60% tiền thuê văn phòng. Một khoản không nhỏ hàng tháng.
Xin đưa ra một thống kê rất có ý nghĩa từ Hiệp hội Công Thương Hà Nội: mặc dù
có tới 75% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đang gặp khó khăn lớn về thị
trường tiêu thụ sản phẩm, song cũng có tới 70% tin rằng tình hình sẽ sáng sủa hơn
từ quý III- 2009. Phải chăng chính niềm tin đó đã giúp các doanh nghiệp phát huy
mọi

sáng

kiến

để

vượt

qua

thời

kỳ

gian


khó?

II - Tính đổi mới sáng tạo
Có một thực tế cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sáng tạo
trong một bộ phân không nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp. Chúng ta hay tự
nhận xét rằng người Việt thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều khi các sáng tạo đó
mang nặng tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Vậy thì gốc vấn đề là ở đâu ? Trước hết, một số không ít doanh nhân có trình độ
học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp. Theo kết quả cuộc điều tra của MPDF
và doanh nhân nữ nói trên cho thấy chỉ có khoảng 25% nữ chủ doanh nhân có trình
độ đại học hoặc là trên đại học, trong khi có tới 32.5% chưa học tới phổ thông
trung học. Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khả năng và tầm nhìn của doanh nhân
trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay và do đó giảm hiệu quả và tính sáng
tạo của doanh nghiệp. Lý giải ở góc độ khác, Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi đạo
Khổng và phần nào nữa là đạo Phật. Khổng giáo vốn trọng lễ nghi, thứ bậc, hình
thức. Phật giáo khuyến khích an nhiên, tự tại, đơn giản. Nhiều người cho rằng cả
hai trào lưu tư tưởng này đều phản tự do. Quan niệm như vậy là cực đoan, nhưng
cũng phải thừa nhận rằng, hai luồng tư tưởng này đều không mấy khuyến khích
những con người năng động, sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng chiến đấu, vươn lên trong
môi trường cạnh tranh tự do khốc liệt.
Ngày nay chúng ta thường nghe quá nhiều đến những lý thuyết trong quản trị
doanh nghiệp: quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị chiến lược, quản trị
marketing,… Rồi rằng doanh nghiệp cần phải “nhắm vào thị trường, hướng tới
khách hàng”, phải đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, giá cạnh tranh nhất,
phải xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư trang thiết bị hiện đại,


công nghệ tiên tiến,vân vân và vân vân. Và giờ đây hình như đó đang là đích trong
tư duy chiến lược của các nhà doanh nhân Việt.
Nokia là một thương hiệu thành công tại Việt Nam. Gần đây hãng này đã có

những bước chuẩn bị để chuyển đổi mạnh trên thị trường. Ông William Hamilton
Whyte, Tổng giám đốc Nokia Đông Dương đã chia sẻ câu chuyện về thích nghi và
thay

đổi

trong

môi

trường

mới.

Chúng tôi nhận thấy thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng.
Chúng tôi mong muốn phát triển Nokia rộng khắp trên toàn quốc. Bạn cũng thấy
rõ, điện thoại di động trở thành một thứ rất phổ biến ở cả nông thôn lẫn thành thị.
Chính điều này làm cho chúng tôi phải sắp xếp lại kênh phân phối. Chúng tôi chia
thị trường thành 3 khu vực: miền Bắc (từ Đà Nẵng trở ra), Miền Nam (từ Đà Nẵng
đến TP.HCM) và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Có 3 yếu tố quan trọng mà Nokia nhắm đến khi sắp xếp hệ thống phân phối
và phân vùng địa lý: làm sao để phục vụ người tiêu dùng (nhất là ở vùng sâu, vùng
xa) tốt hơn; thúc đẩy hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp hơn, nhất là tăng chất lượng
dịch vụ. Và sau cùng là cùng với các nhà phân phối, giúp họ quản lý, kiểm soát,
phân phối, quay vòng sản phẩm tốt hơn, hiệu quả hơn.
Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D):
Đây là một khâu then chốt trong việc tạo ra một sản phẩm mới. Gần đây người ta
nói nhiều tới chiến lược “Tập chung để khác biệt” và coi đó như là chìa khóa thành
công của doanh nghiệp. Rất tiếc rằng điều đó ở doanh nghiệp Việt nam chưa được
coi trọng. Họ đa phần chỉ tập chung những sản phẩm mà thị trường đã làm và chỉ lo

để “copy”. Theo thống kê không chính thức, có tới xấp xỉ 90% doanh nghiệp Việt
không có bộ phận R&D.
Những chiến lược “hớt váng sữa” của Nokia trong việc tung sản phẩm điện thoại di
động hay Sony với sản phẩm thiết bị nghe nhìn,… cho doanh nghiệp Việt những
bài học quí báu khi tung ra thị trường sản phảm mới và để làm điều đó thì cần đầu


tối

Hệ thống phân phối

đa

cho

khâu

R&D.


Không phải đơn giản để chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang kinh tế thị trường và cũng không dễ dàng chuyển từ khâu phân phối theo kiểu
“xin cho” sang kênh phân phối cạnh tranh hiện đại.
Thiết lập một hệ thống theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và quản lý lực
lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị phần. Đây là mảnh
đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết lập kênh phân phối theo
dạng trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh, độ dài của kênh và các giải
pháp khuyên khích bán hàng cũng như giảm thiểu các xung đột lợi ích trong kênh.
Thương hiệu
Định vị được thương hiệu và xây dựng một thương hiệu mang tính nhất quán và

chuyên nghiệp là vấn đề không phải doanh nghiệp Việt nào cũng đã làm được.
Nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển đã xa rời những giá trị cốt lõi mà
mình định ra rồi phát triển dần theo hướng “đa ngành, đa nghề” để rồi đánh mất
chính bản sắc của mình.
Đổi mới sáng tạo trong thời khủng hoảng kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng kinh tế của Việt nam
đang bước vào giai đoạn thử thách gay go nhất cho Chính phủ cũng như giới doanh
nghiệp.
Theo góc nhìn cá nhân thì khả năng dự báo, sự linh hoạt trong chiến lược kinh
doanh và khả năng tư duy không chuẩn mực là những nhân tố mang tính sáng tạo
cao của doanh nhân trong việc đưa doanh nghiệp của mình vượt khó khăn.
Ở đây tôi muốn đi sâu vào phân tích tố chất mang tính đổi mới của doanh nhân đó
là khả năng tư duy không chuẩn mực. Cuộc khoảng hoảng tài chính toàn cầu đang
diễn ra kéo theo một loạt các định chế tài chính, các tập đoàn khổng lồ sụp đổ hoặc
trên bờ vực phá sản. Những lý thuyết kinh tế, tài chính, những chuẩn mực kinh
doanh tưởng chừng bền vững nhất, tiên tiến nhất thì nay lung lay dữ dội và gây ra
sự hoài nghi cho các nhà kinh tế. Và cùng lúc đó, thành công của các doanh nghiệp
khi thực thi công việc ngược lại với các chuẩn mực lại đem lại những thành công
bất ngờ. Cuối năm 2008 khi thị trường tài chính Mỹ lung lay dữ dội thì theo logic
chuẩn mực chung đồng Dollar Mỹ nhất thiết phải mất giá, vậy mà thực tế cho thấy
một điều kỳ lạ là đồng Dollar Mỹ lại lên giá một cách mạnh mẽ và có tính bền vũng


với tất cả các đồng tiền khác. Nếu lý giải vấn đề theo hướng không chuẩn mực thì
sự việc này lại mang tính logic của nó và nếu doanh nghiệp cũng “hành xử “theo
một kiểu không chuẩn mực tương tự thì đây lại là cơ hội lớn với họ.
Tưởng chứng câu chuyện không xa của Warren Buffet về những nguyên tắc thành
công trên thị trường chứng khoán “hãy đầu tư khi thị trường run sợ …” là những
minh chứng. Rồi câu chuyện về thị trường Bât động sản của Việt nam: khi bất động
sản tăng thì đổ xô vào mua, khi thị trường càng xuống thì càng ít người mua. Vậy

ta sao không làm ngược lại !
III Tính tiên phong
Khi nói về sứ mệnh doanh nghiệp, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò
đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội… Về
mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, thấm đẫm trong
mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường cho những ý tưởng
mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn trong tổ
chức đời sống xã hội.
Dưới đây xin nêu một số tính tiên phong trong hoạt động doanh nghiệp Việt nam:
- Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới
- Tiên phong về công nghệ
- Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp
- Tiên phong về văn hóa và tri thức
Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái nhìn logic
hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị Nguyễn Kim,
BigC, Metro, Vincom, Parkson… tung những “đòn” siêu khuyến mãi, chúng ta mới
nhận thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá lên cầu, cũng như quyền
năng, giới hạn của người tiêu dùng trong 3 trụ cột quyết định đến nhịp độ phát triển
đất nước, bao gồm: xuất khẩu – tiêu dùng trong nước – đầu tư toàn xã hội.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng những biểu
tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa những tinh hoa Việt Nam ra thế giới.
Những Café Trung Nguyên, đôi dép Bitis, bánh kẹo Kinh Đô, tà áo dài của nhà


thiết kế thời trang Minh Hạnh, … xuất hiện ở nhiều châu lục, khiến Việt Nam gần
gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.
Hoạt động của doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các trường đại
học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu khoa học
theo hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ doanh nhân giữ vai trò tiên phong trong
sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ là đối tượng sử dụng tài

nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần số, nhân lực…) nhiều nhất; họ cũng là đối
tượng sử dụng công nghệ nhiều nhất.
Tính tiên phong cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược cạnh tranh
vượt lên đối thủ . Con đường chinh phục thương trường của chàng trai đất mỏ Trần
Hoài Nam bắt đầu ngay khi anh tốt nghiệp Đại học Cardiff University Wales – Anh
Quốc vào năm 2007.
Về làm việc cho Tổng Công ty Kinh tế hỗ trợ phát triển tài năng trẻ Việt Nam
(DAVYT), chẳng bao lâu, Nam đã được HĐQT giao chiếc ghế phó tổng giám đốc
phụ trách sản xuất kinh doanh kiêm giám đốc Công ty Văn phòng phẩm - Bao bì
Hải Phòng (HPSP) và điều hành 2 công ty khác.
HPSP có dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á và là doanh nghiệp
xuất khẩu tập vở đi Mỹ lớn nhất khu vực với doanh số 23 triệu USD/năm, đạt lợi
nhuận 20 tỉ đồng. “DAVYT kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng tôi đã chọn và muốn
dồn sức cho sản xuất giấy” - Nam thổ lộ.
Vận hành từ năm 2008, hiện 100% sản phẩm của HPSP sản xuất theo đơn đặt hàng
của các tập đoàn siêu thị bán lẻ hàng đầu của Mỹ. Năm 2010, các nhà máy giấy do
Nam quản lý đã xuất đi Mỹ 50 triệu cuốn vở.
Nam cho biết vào vụ sản xuất, không đêm nào anh ngủ quá 4 giờ: “Sản xuất phải
thông suốt 3 ca mà người quản lý thì không được phép lơ là”. Nhiều loại sản phẩm
của Việt Nam nói chung và tập vở nói riêng không dễ gì được người tiêu dùng Mỹ
chấp nhận. Bởi thế, trước khi xuất được tập vở sang thị trường này, sản phẩm của
các nhà máy giấy do Nam quản lý đã phải trải qua hàng loạt đợt kiểm tra, xét
nghiệm nghiêm ngặt.


Trên đây là những phân tích về những tố chất chính mà giới doanh nhân Việt cần
có trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt hữu ích trong thời kỳ khủng hoảng kinh
tế hiện nay.



Bài luận này được viết trên cơ sở tham khảo:
- Tài liệu bài giảng Quản trị Marketing
- Báo Doanh nhân 360.com.
- Báo Doanh nhân sài gòn.vn



×