Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ tại trường đại học bách khoa hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.49 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
K

LÊ THỊ HỒNG HẠNH

THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:

60 34 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2017


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đinh Công Tuấn

Phản biện 1: PGS. TS Ngơ Xn Bình

Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Minh Châu


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội
hồi

giờ

ngày tháng năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cơng nghệ được coi là công cụ nhằm tăng sức cạnh
tranh và chất lượng mọi loại sản phẩm. Trong đó, các trường đại học
chính là nơi chủ yếu tạo ra cơng nghệ và tài sản trí tuệ. Cịn việc
nghiên cứu khoa học là nguồn chính để tạo ra các sáng chế có thể
thương mại hóa.
Trong thời gian gần đây hoạt động chuyển giao công nghệ,
thương mại hóa công nghệ đã được tăng cường và có nhiều chuyển
biến, thay đổi tích cực.Nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của
khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới KH&CN ngày càng tăng
lên nhằm tạo thêm sức cạnh tranh. Trong các trường đại học, viện
nghiên cứu, hướng nghiên cứu khoa học đã ngày càng gắn với thực
tiễn và đi vào cuộc sống nhiều hơn. Chính sách khuyến khích của Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi để liên kết trường đại học và các doanh
nghiệp, phát triển thị trường KH&CN, thúc đẩy thương mại hóa kết
quả nghiên cứu đại học - doanh nghiệp. Nhiều Luật, Nghị định liên
quan đến vấn đề này như: Luật KH&CN 2013, Luật Chủn giao cơng

nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, văn bản chính sách về phát triển thị trường
KH&CN… cũng đã tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp để thúc đẩy
mối liên kết giữa trường đại học- doanh nghiệp trong thương mại hóa
sản phẩm nghiên cứu, tài sản trí tuệ, trong thời gian qua các mơ hình
liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong thương mại hóa sản
phẩm nghiên cứu đã có những thành công nhất định.

1


Trường đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những
trường kỹ thuật hàng đầu của cả nước, nơi được đầu tư nhiều cho
hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Theo thống
kê, trong 5 năm gần đây Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã được
cấp chứng nhận 37 bằng sáng chế. Số lượng cơng trình nghiên cứu
được chuyển giao cho các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Đểthúc
đẩychuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tế, Trườngđã tăng
cường các nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Đặc biệt, đã thành lập
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội
(BK-Holdings) với một hệ thống liên kết với 7 - 8 doanh nghiệp
nhằm huy động vốn phục vụ cho quá trình ươm tạo và thương mại
hóa các sản phẩm khoa học công nghệ để chuyển giao kết quả nghiên
cứu ra cộng đồng”.
Vậy việc liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong
thương mại hóa kết quả nghiên cứu như thế nào và hiệu quả đạt được
ra làm sao, sẽ được tác giả đề cập nghiên cứu thảo luận trong phạm vi
của luận văn “Thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ
tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ”, nhằm cung cấp luận cứ
khoa học, đánh giá hiện trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu
ứng dụng tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội, trên cơ sở đó đề

xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả thương mại hóa kết quả nghiên
cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế
giới hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang ở trong sân chơi
TPP.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhiều trường đại học đã bắt đầu thiết lập các mối quan hệ
mật thiết, chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp. Sự hợp tác này bước
đầu cho thấy đã mang lại lợi ích thiết thực cho cả 2 bên. Trong xu thế
mới, sự hợp tác giữa 2 chủ thể này không chỉ dừng lại ở dạng đào tạo
và cung cấp nguồn nhân lực mà nó dần đươc chuyển hướng sang
nghiên cứu phát triển và thương mại hóa cơng nghệ. Cùng với các
viện nghiên cứu công lập, các trường đại học cũng là nơi tạo ra rất
nhiều sản phẩm KH&CN cung cấp cho thị trường. Gắn kết chặt chẽ
với các nhà trường, các doanh nghiệp ln có cơ hội tìm kiếm cơng
nghệ hay giải pháp công nghệ hữu dụng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
Tuy nhiên, thực tế việc đào tạo và nghiên cứu ở các trường
ĐH hiện nay vẫn chưa thực sự gắn với nhu cầu của doanh nghiệp,
nguồn cung vẫn chưa đáp ứng được cả về nhu cầu và chất lượng.
Đề tài “Thương mại hóa sản phẩm khoa học và cơng nghệ
tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ” nhằm: Đánh giá tình hình
việc đưa các kết quả nghiên cứu ứng dụng từ trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội ra thị trường và từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm
thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thương mại hóa sản phẩm khoa học và
công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các lý luận chung về chính sách cũng như
cơ chế thúc đẩy việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học cơng

3


nghệ tại Đại học Bách khoa Hà Nội . Từ đó, đưa ra các đềxuất giải
pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thương mại hóa sản phẩm KH&CN
tạitrường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế , thực tế
trong nước về thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu KH&CN
trong các trường Đại học
Nghiên cứu, đánh giá thực thương mại hóa các sản phẩm
KH&CN tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .
Đề xuất giải pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thương mại hóa
sản phẩm KH&CN tạitrường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các kinh
nghiệm về chính sách, cơ chế thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm
khoa học cơng nghệ cả ở quốc tế và trong nước.
Phạm vi nghiên cứu: Thương mại hóa sản phẩm KH&CN tại trường
Đại Học Bách khoa Hà Nội từ năm 2010-2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Các tài liệu trong và ngoài nước về thực tiễn, chính sách pháp
luật trong cơ chế quản lý, hỗ trợ phát triển hoạt động thương mại hóa
sản phẩm khoa học và cơng nghệ. Nghiên cứu tài liệu về thực tiễn,

chính sách hỗ trợ, pháp luật của nước ngồi; phân tích những nét
tương đồng và khác biệt trong cơ chế quản lý, hỗ trợ phát triển hoạt
động thương mại hóa khoa học và công nghệ trong nước và trên thế

4


giới là một nguồn tài liệu thứ cấp quan trọng trong phần này. Các văn
bản pháp quy của Đảng, Chính phủ…..
5.2.Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: các số liệu về kết quả nghiên cứu KHCN qua
các báo cáo thực tế của các Trường.
Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua điều tra trực tiếp tại các
Trường đại học công nghệ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đánh giá hiện trạng thương mại hóa các sản phẩm
KH&CN tại Việt Nam nói chung và tại Đại học Bách Khoa Hà Nội
nói riêng từ đó đưa ra những iải pháp thúc đẩy liên kết giữa trường
đại học và doanh nghiệp
Từ đó nâng cao nhận thức về thương mại hóa kết quả nghiên cứu
khoa học cho các nhà khoa học của các trường/ viện nghiên cứu để từ đó
có thể thúc đẩy các nghiên cứu gắn liền với thực tế hơn. Thu hút sự quan
tâm và đầu tư của các doanh nghiệp đối với các nghiên cứu đến từ các
trường Đại học/viện nghiên cứu.
7. Cơ cấu của luận văn
Phù hợp với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1:Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thế
giớivà thực tế trong nước về thương mại hóa các sản phẩm nghiên
cứu KH&CN trong các trường Đại học.

Chương 2: Nghiên cứu, đánh giá thực trạngthương mại hóa
các sản phẩm KH&CN tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .

5


Chương 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả
thương mại hóa sản phẩm KH&CN tạitrường Đại học Bách Khoa Hà
Nội.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI HÓA
CÁC SẢN PHẨM KH&CN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1. Thương mại hóa sản phẩm khoa học và cơng nghệ
1.1.1. Khái niệm và vai trị của thương mại hóa sản phẩm
KH&CN
a.Khái niệm.
Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm vào thị
trường và doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách
thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan như bán hàng,
quảng cáo, kế tốn, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận. Tóm lại,
phát triển sản phẩm mới không phải là một công việc độc lập, nó liên
quan tới chiến lược, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực của doanh
nghiệp.Phát triển sản phẩm mới cần gắn liền, hỗ trợ tính thống nhất
với tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp.Cần xem xét và đánh giá
nhiều mặt của ý tưởng và sản phẩm, trong đó phương diện nhu cầu
của thị trường cần được tôn trọng và ln nhắm tới. Vì việc sáng tạo
và đổi mới thiếu phương pháp, khơng có mục đích chính xác sẽ chỉ
gây tổn thất.


6


b.Vai trị của thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Ngồi những lợi ích trực tiếp về mặt kinh tế từ hoạt động
thương mại hóa kết quả nghiên cứu, việc các doanh nghiệp KH&CN
được thành lập và một số doanh nghiệp thành cơng sau đó đem lại
lợi ích khó có thể đong đếm được. Nó không chỉ tạo ra công ăn việc
làm cho nhiều người trong doanh nghiệp mà quan trọng hơn là còn
tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt, đem lại lợi ích cho người tiêu
dùng, cho xã hội.
1.1.2. Bản chất thương mại hóa sản phẩm KH&CN trong trường
đại học
Quá trình R&D thuận:
Ý tưởng => Nghiên cứu => Thử nghiệm => Hồn thiện và
nhân rộng
Q trình R&D nghịch:
Cơng nghệ hồn thiện => Phân tích ngược để tìm ra bí quyết
=>Thử nghiệm => Hoàn thiện nhân rộng
1.2. Điều kiện và quy trình để thương mại hóa sản phẩm khoa
học và cơng nghệ
1.2 .1. Điều kiện để thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Điều kiện cần thiết để có thể thương mại hóa kết quả nghiên cứu đó là:
- Có đối tượng để thương mại hóa (kết quả nghiên cứu)
- Có thị trường tiêu thụ
- Có cơ chế, phương pháp phù hợp để nhanh chóng đưa đối
tượng được thương mại hóa đến đúng nơi cần

7



Việc lựa chọn kết quả nghiên cứu nào để thương mại hóa
chính là vấn đề then chốt đầu tiên để đảm bảo cho bài tốn thương
mại hóa thành cơng.
1.2.2.Quy trình thương mại hóa sản phẩm khoa học và cơng nghệ.
Nghiên cứu -> Nhờ chuyên gia tư vấn -> Định giá giá trị của công
nghệ mới -> Bảo vệ công nghệ -> Marketing -> Luwacj chọn việc
kinh doanh -> Thương mại hóa -> Thu, phân bổ và tái đầu tư lợi
nhuận.
1.3. Kinh nghiệm thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm
KH&CN trong một số trường đại học
1.3.1. Bài học thương mại hóa nghiên cứu của Đại
học Stanford
Một điểm đặc biệt ở Đại học Stanford là chênh lệnh mức thu
nhập. Cùng là giáo sư ở cùng bộ môn, một vị có thu nhập tới 2 triệu
USD/năm, còn vị kia chỉ có 200 nghìn USD/năm. Lý do là vị giáo sư
hai triệu đô kia thành công trong thương mại hóa các công trình
nghiên cứu của ông ấy, và vị ấy có vài ba công ty ngoài thung lũng
Silicon.
Phong trào nghiên cứu khoa học và thương mại hóa công
nghệ trong sinh viên, nghiên cứu sinh của Stanford cũng diễn ra rất
mạnh mẽ.Đây cũng là văn hóa lâu đời và đặc trưng của Stanford.Nó
được hình thành có lẽ từ câu chuyện thành công của Sun
Microsystems, Yahoo, Google tại Đại học này. Bên cạnh đó, chính
sách tốt trong quản lý; hay các thị trấn xung quanh Stanford như
Menlo Park, Palo Alto đều có cư xá, biệt thự tuyệt đẹp của các siêu

8



đại gia công nghệ là những yếu tốt hàng ngày tác động vào các sinh
viên, nghiên cứu viên của trường.
1.5.2.Trường Đại học Quốc Gia Singapore.
Trường đã có Quy định về SHTT, CGCN và Hợp tác nghiên
cứu vào tháng 2 năm 2005. Quy định này ghi rõ nhiệm vụ của
Trường là tiến hành nghiên cứu nhằm thu được kiến thức có lợi cho
xã hội, làm giàu tri thức của cán bộ và sinh viên. Mục đích chính của
Trường là tạo điều kiện thuận lợi cho việc CGCN từ trường đại học
cho doanh nghiệp, áp dụng công nghệ vào cuộc sống.
Để thực hiện mục tiêu trên, Nhà trường lập ra Trung tâm Đổi
mới và CGCN nhằm quản lý Quy chế về SHTT và đánh giá, định giá,
TMH TSTT của Trường. Trung tâm này cũng quản lý Qũy Đổi mới
nhằm phục vụ cho việc đăng ký sáng chế và các hoạt động có liên
quan đến việc bảo hộ và TMH TSTT của Nhà trường.
Quy định về SHTT cũng lập ra Uỷ ban Quản lý TSTT nhằm quản
lý và xử lý các vấn đề liên quan đến TSTT của Trường đồng thời giải
quyết các vấn phát sinh, tranh chấp liên quan đến TSTT của Trường,
xem xét lại quy định về SHTT hàng năm cũng như có vai trị trong việc
xem xét và thơng qua các hợp đồng li-xăng do Trung tâm Đổi mới và
CGCN soạn thảo và đàm phán.
1.3.3. Kinh nghiệm thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm KH&CN
của một số trường đại học trong nước.
Trong vài năm trở lại đây, các trường đại học, viện nghiên cứu
đã ý thức được hiệu quả của việc bắt tay với doanh nghiệp trong việc
tăng cường nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo đầu ra

9


cho sản phẩm nghiên cứu. Một số đơn vị đã tiên phong thúc đẩy hợp

tác ba “bên” (trường – viện – doanh nghiệp
Hoạt động R&D quy mô nhỏ cũng đã trở nên phổ biến tại các
trường ĐẠI HỌC, viện nghiên cứu (Trường đại học Bách khoa Hà
Nội, Trường đại học Công nghệ - đại học Quốc gia Hà Nội, Viện
KH&CN Việt Nam...)
Một số trường đại học đã tạo được vườn ươm cho phép khuyến khích
các hoạt động sáng tạo, tăng cường chuyển giao công nghệ trong
trường đại học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương I đã làm rõ một số cơ sở lý luận về
các khái niệm, vai trò, điều kiện và quy trình thương mại hóa sản
phẩm khoa học và cơng nghệ. Ngồi những lợi ích trực tiếp về mặt
kinh tế từ hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu, một số
doanh nghiệp thành công sau đó đem lại lợi ích khó có thể đong đếm
được. Nó khơng chỉ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người trong
doanh nghiệp mà quan trọng hơn là còn tạo ra những sản phẩm, dịch
vụ tốt, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho xã hội.
Nâng cao hiệu quả thương mại hóa sản phẩm khoa học và cơng
nghệ tại các trường Đại học nói chung và Đại học Bách khoa nói
riêng, địi hỏi các cấp, các ngành và cá nhân các trường phải tìm tịi,
sáng tạo đổi mới để đưa ra hướng đi đúng đắn và phù hợp cho mình.
Để minh chứng cho nội dung đã nêu ở chương I, ở chương II
người viết sẽ tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng việc thương

10


mại hóa sản phẩm khoa học và cơng nghệ tại trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
Chương 2

THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÓA CÁC SẢN PHẨM
KH&CN TẠI TRƯỜNG ĐAI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu khái quát về Đại học Bách khoa Hà Nội.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã duy trì vai trị của
trường đại học cơng nghệ hàng đầu trong nước, bước đầu thử thách
và đột phá, trong đó một số ngành đã từng bước khẳng định trình độ
khu vực và uy tín quốc tế. Tốc độ tăng trưởng cả về quy mô và chất
lượng đã đạt được trong thời gian qua gắn với hệ thống các giải pháp
đổi mới về tổ chức và quản lý trong các hoạt động nghiên cứu khoa
học đang được triển khai tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy.
Hiện nay Trường Đại học Bách khoa Hà nội có gần 2300 cán
bộ, trong đó có 1390 cán bộ giảng dạy, hơn 250 Giáo sư và Phó Giáo
sư, gần 630 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, hơn 300 cán bộ trẻ đang
nghiên cứu và học tập ở các nước phát triển.
Tổng số sinh viên theo năm học là hơn 40.000 người tham
gia học tập trong 12 Chương trình hệ CĐ, 48 Chương trình cử nhân,
50 Chương trình kỹ sư, 58 Chương trình thạc sĩ và 58 Chương trình
tiến sĩ. Bên cạnh đó, Trường phối hợp với các trường tiên tiến của
Pháp, Nhật, Mỹ, Đức … đào tào các lớp kỹ sư tài năng, kỹ sư chất

11


lượng cao, hệ đào tạo quốc tế bằng ngoại ngữ và chương trình đào
tạo tiên tiến.
2.2. Thực trạng thương mại hóa sản phẩm khoa học cơng nghệ
tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
2.2.1. Các kết quả nghiên cứu

Thống kê trong giai đoạn gần đây, số bài báo đăng trên các
tạp chí khoa học trong nước là 300 bài/năm, trên các tạp chí quốc tế
uy tín khoảng 100 bài/năm, báo cáo tại các hội nghị khoa học trong
nước và quốc tế khoảng 300-400 báo cáo/năm. Chỉ tính riêng số bài
báo đăng trên các tạp chỉ nằm trong danh mục ISI, trong 3 năm học
từ 2010-2011 đến 2012-2013 (từ tháng 7.2010 đến 6.2013) số công
bố của cán bộ trường ĐH Bách khoa Hà nội (chỉ tính số cán bộ hiện
đang làm việc tại trường) là 180 bài, theo xu hướng gia tăng hàng
năm (số bài công bố trong năm 2010 là 39 bài, trong năm 2013 là 81
bài).
2.2.2. Các thành quả Khoa học - Công nghệ :
Với tiềm lực khoa học và công nghệ hiện có, Trường ĐH
Bách khoa Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu khoa
học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CGCN). Các số liệu thống
kê cho thấy sự tăng trưởng đều đặn trên mọi mặt: số nhiệm vụ được
giao, tổng số kinh phí, kết quả chuyển giao công nghệ, công bố kết
quả trên các tạp chí khoa học trong và ngồi nước, cơng tác bảo
hộ,…Đặc biệt trong những năm gần đây, gắn với tiến trình đổi mới
và các giải pháp về quản lý, Trường đã đạt được những chuyển biến
lớn cả về quy mô và chất lượng.

12


2.2.3 Chuyển giao công nghệ
Nhiều kết quả nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng và
chuyển giao vào thực tiễn.Trong giai đoạn 2010-2015, doanh số
trong chuyển giao công nghệ và sản xuât kinh doanh của Trường đạt
gần 450 tỷ đồng.Trước đây các hoạt động chuyển giao công nghệ
được thực hiện thông qua các viện và trung tâm nghiên cứu. Thực

hiện chủ trương sắp xếp lại các tổ chức KHCN và hệ thống doanh
nghiệp của trường, từ năm 2009 trường đã tiến hành tái tổ chức các
trung tâm hoạt động theo nghị định 35 theo 2 bước: giải thể và thành
lập mới. Các công ty thành lập mới nằm trong hệ thống doanh nghiệp
của trường và các hoạt động chuyển giao công nghệ đều được thực
thông qua hệ thống này.
2.2.4. Hợp tác quốc tế về KHCN
Hợp tác quốc tế không những là chỉ số về uy tín khoa học của
trường mà cịn mang lại nguồn tài chính đáng kể tăng cường cơ sở
vật chất cho NCKH và hội nhập quốc tế cho Nhà trường. Trong giai
đoạn 2010-2015, 9 dự án lớn về PTN và TT nghiên cứu từ hợp tác
quốc tế đã được đầu tư với tổng mức kinh phí là 30,3 triệu USD.
Ngoài các đề tài nghị định thư, nhiều đề tài, dự án NCKH khác trong
khuôn khổ hợp tác quốc tế đã được triển khai. Tổng kinh phí triển
khai các đề tài dự án hợp tác quốc tế trong NCKH, CGCN và đào tạo
trình độ cao trong giai đoạn 2010- 2015 đạt mức xấp xỉ 20 triệu USD.
Thông qua hợp tác với doanh nghiệp với nước ngồi nhiều phịng
Lab đã được xây dựng mới hoặc từng bước được hiện đại hóa.
2.2.5. Các thành tựu đạt được.

13


Thực tế hoạt động thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ của
ĐHBKHN thời gian qua đã chứng tỏ tính hiệu quả từ chính số bằng
sáng chế đã được cấp. Cụ thể trong giai đoạn 2005-2015, trường
nhận 37 bằng sáng chế trên tổng số 101 đơn đã được chấp nhận hợp
lệ của Cục Sở hữu trí tuệ. Các giải pháp được nghiên cứu đều để giải
quyết những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn.
2.3. Các yếu tố tác động đến thương mại hóa sản phẩm khoa học

và cơng nghệ tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Thứ nhất, về yếu tố các cán bộ nghiên cứu, cần có tinh thần kinh
thương của các cán bộ này.
Thứ hai, đối với các tổ chức KH&CN, sự tác động đến hoạt động
thương mại hóa phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên
cứu của tổ chức KH&CN đó.
Thứ ba, về yếu tố các doanh nghiệp và thị trường công nghệ trong
nước, gần 90% các doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp ở quy
mơ vừa và nhỏ (có vốn dưới 10 tỷ đồng)
Thứ tư, yếu tố các định chế trung gian cũng góp phần tác động đến
hoạt động thương mại hóa kết quả R&D.
Thứ năm, một yếu tố quan trọng khác tác động đến thương mại hóa
kết quả R&D là cơ chế, chính sách của Nhà nước, hay nói cách khác
chính là vai trò của Nhà nước trong hoạt động này.
2.4. Đánh giá thực trạng thương mại hóa sản phẩm khoa học và
công nghệ tại trường
2.4.2. Một số thành công đã đạt được

14


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được xem là trường đi
đầu trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sáng chế.
Trường đã ký kết nhiều hợp đồng chuyển giao cơng nghệ với
nhiều tập đồn, cơng ty lớn trong nước cũng như thế giới như Tập
đồn SUN MicroSystems, Cơng ty cổ phần bóng đèn phích nước
Rạng Đơng.Trong giai đoạn 2010 – 2015, doanh số trong chuyển
giao công nghệ và sản xuất kinh doanh của trường đạt gần 450 tỷ
đồng.
2.4.2 Một số tồn tại và và nguyên nhân

1. Xây dựng đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp với đào tạo vẫn cịn nhiều hình thức, chế
tài khơng đi với kiểm tra, đánh giá; chưa có giải pháp gắn kết phù
hợp.
2. Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, mơi trường phục vụ nghiên cứu.
Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, nguồn tài chính đầu tư
nhân lực và vật lực hiện vẫn còn là hạn chế chung dù Nhà nước đã nỗ
lực hỗ trợ ngân sách thông qua các dự án nâng cao năng lực và cơ sở
vật chất.
3. Hỗ trợ người làm nghiên cứu trong cơ sở đào tạo
Tuy nhiên, công việc tham gia nghiên cứu của giảng viên hiện
nay vẫn có thể coi như một cơng việc làm thêm được u cầu, khơng
có quyền thu nhập chính tắc theo công việc nghiên cứu. 4. Cơ chế
quản lý song hành với giải pháp cải cách

15


Trong hệ thống các cơ sở nghiên cứu hiện nay, việc phân bổ
ngân sách cho KHCN cịn nặng tính phân chia công việc, chưa có cơ
chế ưu tiên tập chung đầu tư đối với các cơ sở có năng lực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 người viết đã phân tích những kết quả và
thành tưu và trường đạt được trong thời gian vừa qua. Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội đã duy trì vai trị của trường đại học cơng
nghệ hàng đầu trong nước, bước đầu thử thách và đột phá, trong đó
một số ngành đã từng bước khẳng định trình độ khu vực và uy tín
quốc tế. Tốc độ tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng đã đạt được
trong thời gian qua gắn với hệ thống các giải pháp đổi mới về tổ chức
và quản lý trong các hoạt động nghiên cứu khoa học đang được triển

khai tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn
những tồn tại cần được giải quyết một cách triệt để nhằm thúc đẩy
thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

16


Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM KH&CN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

3.1. Định hướng phát triển, mục tiêu
3.1.1. Định hướng ưu tiên
Tiếp tục xây dựng và triển khai một số cơ chế đổi mới công
tác quản lý các hoạt động KH&CN theo hướng đơn giản hóa quy
trình thủ tục hành chính; thúc đẩy q trình thực hiện cơ chế khốn
đến sản phẩm KH&CN cuối cùng; xây dựng mơi trường học thuật
thuận lợi cho sự phát triển và cống hiến của tất cả các nhà khoa học.
Tập trung đầu tư, xây dựng cơ chế hoạt động, thành lập các
phịng thí nghiệm trọng điểm; phát triển thêm các nhóm nghiên cứu
mạnh cấp ĐHQGHN. Phát triển hợp tác với các doanh nghiệp trong
nước và quốc tế thành lập các phịng thí nghiệm (hoặc trung tâm
nghiên cứu) phối hợp.
Tích hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực nâng cao chất lượng đào
tạo, đặc biệt đối với việc phát triển các ngành, chuyên ngành tài năng,
chất lượng cao và đạt chuẩn quốc tế.
Phát triển hệ thống thông tin khoa học phục vụ yêu cầu đào
tạo và nghiên cứu sáng tạo trình độ cao của cán bộ và sinh viên từ các
nguồn CSDL ISI/Scopus, CSDL của các nhà xuất bản, thư viện các

trường đại học trên thế giới và nguồn tài nguyên số nội sinh.

17


3.2.2. Mục tiêu.
Mục tiêu hàng đầu hiện nay của Trường là; “Phấn đấu xây
dựng ĐHBK Hà Nội trở thành trường trọng điểm quốc gia về khoa
học – công nghệ, đại học nghiên cứu trình độ cao, một trung tâm
nghiên cứu khoa học (NCKH) và kỹ thuật hiện đại; hội nhập hệ thống
đại học khu vực và thế giới, góp phần tích cực thực hiện cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước”.
Tăng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ
KH&CN trên thị trường hàng năm bình quân không dưới 15%,
không dưới 20% đối với một số công nghệ cao được ưu tiên đầu tư
phát triển;
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động Thương mại hóa sản phẩm KH&CN
3.3.1. Giải pháp về hoạt động đào tạo tại trường.
Vừa nâng cao chất lượng đào tạo vừa tận dụng được tinh hoa,
tài năng sức trẻ cua các nghiên cứu viên trẻ.
Khuyến khích xây dựng vườn ươm cơng lập trực thuộc hoạt
động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu.
Các trường nên chú ý có sự phân bổ sáng chế vào các lĩnh vực
cơng nghệ có giá trị thương mại cao.
3.3.2. Giải pháp về giao quyền sở hữu
Gắn kết viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp
nhằm thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp KH và CN phát triển thị
trường cơng nghệ
Trong đó ưu tiên việc hồn thiện thủ tục giao quyền sở hữu, sử
dụng các kết quả nghiên cứu hình thành từ ngân sách nhà nước cho


18


các tổ chức chủ trì để ứng dụng, chuyển giao cho doanh nghiệp; quy
định phân chia lợi ích thu được từ việc thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu giữa Nhà nước - tổ chức chủ trì - tác giả - người triển
khai ứng dụng, thương mại hóa.
3.3.3. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức về
doanh nghiệp KH và CN, thị trường khoa học công nghệ
Ða dạng hóa các phương thức truyền thơng khác: đối thoại
chính sách, biên tập và xuất bản sổ tay hỏi đáp về doanh nghiệp KH
và CN; phổ biến chính sách về doanh nghiệp KH và CN, đổi mới
công nghệ thông qua các phương tiện truyền thơng đại chúng, các
chương trình, cuộc thi tìm hiểu sản phẩm sáng tạo. . .
3.3.4. Giải pháp về nâng cao năng lực của chủ thể chính sách
Khơng ngừng nâng cao năng lực của chủ thể chính sách cả về
trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm, năng lực hoạch định
chính sách, đạo đức cơng vụ đối với các cán bộ, tập thể có chức năng
nhiệm vụ hoạch định chính sách PTTTKHCN
3.3.5. Giải pháp về tài chính
Nhằm quản lý và tổ chức thực thi chính sách PTTTKHCN một
cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao, đòi hỏi Đảng và Nhà nước, cơ
quan có thẩm quyền ban hành chính sách khơng ngừng đẩy mạnh
tăng cường mọi nguồn lực cho chính sách. Trong đó quan trong nhất
là nhân lực và nguồn lực vật chất:

19



3.4. Kiến nghị, đề xuất
3.4.1. Nhà nước phải trở thành cầu nối giữa nhà khoa học và
doanh nghiệp
3.4.2. Cần nhân rộng mơ hình hợp tác 3 bên - “Tam giác
vàng”: Trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp, đặc biệt là
mơ hình phối thuộc.
3.4.3. Thúc đẩy mơ hình hợp với địa phương:
3.4.4. Phát triển các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ :
3.4.5. Tạo động lực cho các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp
KHCN trong trường đại học, viện nghiên cứu:
3.4.6. Thu nhận/tiếp cận/khai thác các thông tin KH&CN về
sáng chế, công nghệ mới qua các kênh thơng tin sẵn có một cách tích
cực và hiệu quả:
3.4.7. Lựa chọn nghiên cứu từ nhu cầu công nghệ
3.4.8. Thúc đẩy và tăng cường quy trình R&D ngược
3.4.9. Đa dạng hóa các nguồn quỹ KHCN, huy động các nguồn
lực xã hội
3.4.10. Nghiên cứu khoa học phải là nhiệm vụ bắt buộc đối với
trường đại học:
3.4.11. Tăng cường công tác quản lý hoạt động KHCN trong
các trường đại học:

20


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm khoa học và công
nghệ thành công trường cần cung cấp các kết quả nghiên cứu, sáng
chế đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp; phối
hợp với các doanh nghiệp khai thác kết quả nghiên cứu, sáng chế.

Các trường đại học, viện nghiên cứu cũng có thể khai thác tài sản trí
tuệ bằng cách chuyển giao các kết quả nghiên cứu, sản phẩm
KH&CN của mình phục vụ nhu cầu thực tế của địa phương hoặc hợp
tác với địa phương theo hình thức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
dưới sự “đặt hàng” của địa phương và sự hỗ trợ từ nhà nước tạo
thành mơ hình liên kết 3 chiều nhà nghiên cứu- nhà nước- doanh
nghiệp, địa phương.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng từ phía trường song vẫn còn nhiều
hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, tìm ra hướng đi mới cho
công tác thương mại hóa sản phẩm KH&CN.
Trong phần nội dung của chương này, người viết tập trung đi
sâu vào đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc
thương mại hóa sản phẩm KH&CN.

21


KẾT LUẬN
Trong thời gian gần đây, vấn đề hợp tác, liên kết giữa trường
đại học với doanh nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu ở Việt
Nam.Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc
tìm ra các giải pháp đơn lẻ để thúc đẩy phát triển các mối quan hệ
này mà chưa đi sâu vào nghiên cứu xây dựng hệ thống các giải pháp
mang tính chất tổng thể.Phần đa các giải pháp được đưa ra hướng đến
thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực
nhiều hơn là thương mại hóa sản phẩm KH&CN.Việc hợp tác nghiên
cứu và thương mại hóa cơng nghệ sẽ đem lại lợi ích cho cả 2 bên.
Đối với trường đại học thông qua sự hợp tác này sẽ mang lại nguồn
thu đáng kể cho nhà trường, thông qua đó chất lượng nghiên cứu sẽ
được nâng cao. Đối với doanh nghiệp, thông qua sự hợp tác này sẽ

tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được với công nghệ mới, công
nghệ tiến bộ hơn với giá thành thấp hơn.Thực tế trên cho thấy, cần
thiết phải có nghiên cứu chun sâu đề xuất giải pháp có tính chất hệ
thống để thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp nhằm
thúc đẩy thương mại hóa cơng nghệ ở Việt Nam.
Luận văn đã khái quát những lý luận và thực tiễn, nghiên
cứu kinh nghiệm quốc tế về về thương mại hóa sản phẩm khoa học
và cơng nghệ, rút ra được những bài học và các yếu tố thành công
cho Đại học Bách khoa Hà Nội.Phân tích các yếu tố tác động, thực
trạng , những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc từ đó,
đề xuất một số giải pháp khuyến khích phát triển hoạt động thương
mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ.

22


Trong quá trình nghiên cứu và phát triển luận văn, tác giả
đã vận dụng những kiến thức đã học, tiếp thu những kiến thức mới
và tham khảo một số tài liệu của các nhà khoa học, các thầy cô, đặc
biệt được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Đinh Công
Tuấn. Nhưng do điều kiện và thời gian nghiên cứu cịn nhiều hạn
chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong những ý
kiến đóng góp, sửa chữa của thầy cô, anh chị để những đề xuất của
của luận văn sẽ hữu ích hơn trong cơng tác hỗ trợ thương mại hóa
sản phẩm KHCN tại trường Đại học Bách Khoa nói riêng và các
trường Đại học nói chung.
Xin chân thành cảm ơn!

23



×