Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phát triển kinh tế biển hải phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TUẤN SƠN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HẢI PHÒNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức
và/hoặc của riêng tác giả. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực,
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Tuấn Sơn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN............................................................................................................................6
1.1. Những vấn đề cơ bản ........................................................................................6
1.2. Xu hướng phát triển kinh tế biển trên thế giới ...............................................12
1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển trong và ngoài nước ..............................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HẢI PHÒNG ........24
2.1. ĐIỀU KIỆN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN HẢI PHÒNG ...............................................................................................24
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HẢI PHÒNG ....................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...................................54
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BIỂN HẢI PHÒNG .........................................................................................54
3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN HẢI PHÒNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................................................60
KẾT LUẬN ...............................................................................................................68
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

CNH, HĐH


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DWT

Dead Weight Tons
1 DWT = 2.240 pounds = 1.016,05 kg (1.000 kg = 1 tấn)
Là đơn vị đo lường hàng hóa được dùng trong vận tải biển

EU

European Union
Liên Minh Châu Âu

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước

GRDP


Gross Regional Domestic Product
Tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐND

Hội đồng nhân dân

IAPH

International Association of Ports and Harbors
Hiệp hội Cảng và Cảng biển Quốc tế

IMC

International Maritime Center
Trung tâm Hàng Hải Quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MPA


The Maritime and Port Authority of Singapore
Cơ quan Quản lý Biển và Cảng biển Singapore

PIPS

Port Improvement Plan of Singapore
Kế hoạch nâng cấp cảng Singapore


TEU

Twenty-foot Equivalent Units
2 TEU = 1 FEU
Là đơn vị đo của hàng hóa được công ten nơ (container) hóa
tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft
(rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích).

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

UBND

Uỷ ban nhân dân


WB

World Bank
Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1: Dự báo xu hướng kinh tế biển toàn cầu 2030..........................................13
Bảng 2. 1: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng ......................................34
Bảng 2. 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu ..............................38
Bảng 2. 3: Hệ thống cảng cá, bến cá của thành phố Hải Phòng ...............................44
Bảng 2. 4: Một số chỉ tiêu về du lịch của Hải Phòng 2011-2015 .............................45
Bảng 2. 5: Số lao động du lịch biển tại Hải Phòng 2011-2015 .................................47
Bảng 2. 6: Một số khu công nghiệp theo quy hoạch trên địa bàn Hải Phòng ...........51
Bảng 3. 1: Các dự án ưu tiên đầu từ trên địa bàn thành phố đến 2025 .....................63


DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Sơ đồ tuyến luồng cảng Hải Phòng ..........................................................33
Hình 2. 2: Sơ đồ liên kết trong hệ thống logistics cảng ............................................35
Hình 2. 3: Doanh thu kho bãi khu vực cảng Hải Phòng 2015 ..................................35
Hình 2. 4: Ngư trường khai thác ở vùng biển TP Hải Phòng ...................................41

Hình 2. 5: Doanh thu du lịch qua các năm ................................................................47
Hình 2. 6: Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải ................................................................50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển và hội nhập chung trên thế giới, tầm quan trọng của
biển đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực đã được khẳng định và nâng cao. Thế kỷ 21
là thế kỷ của “Biển và Đại dương”, “Biển và Kinh tế biển”, trong đó biển có một vị
trí đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007), với quan điểm chỉ đạo
“Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát
huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển”.
Hải Phòng là thành phố Cảng, là cửa chính ra biển của vùng châu thổ sông
Hồng và các tỉnh phía Bắc, có tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển kinh tế
biển, là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí chiến lược,
đóng vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và
miền Bắc, trong hợp tác hai hành lang - một vành đai kinh tế giữa Việt Nam và
Trung Quốc và hội nhập với khu vực, quốc tế. Vùng biển và dải ven biển thành phố
có vị trí đặc biệt về quốc phòng - an ninh.
Trong những năm qua, kinh tế biển Hải Phòng đã đóng góp khoảng 30% vào
GDP toàn thành phố, GDP kinh tế biển Hải Phòng cũng chiếm khoảng hơn 30% GDP
kinh tế biển – ven biển cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung
vùng ven biển cả nước. Cảng Hải Phòng được xếp vào nhóm các cảng quan trọng
nhất trong 536 cảng biển của khu vực Đông Nam Á, đã từng bước khẳng định vị thế
là một thương cảng lớn có công nghệ xếp dỡ hiện đại tiên tiến trong khu vực.
Kinh tế biển Hải Phòng giữ vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH, là
trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực phát triển kinh tế biển hàng đầu cả
nước với Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Nghiên cứu hải sản, trường

Đại học Hàng hải Việt Nam...; tập trung nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như công
nghiệp cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ cảng, vận tải biển
và du lịch biển. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì kinh tế
biển Hải Phòng càng giữ vai trò quan trọng và đem lại nhiều đóng góp to lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đảm bảo quốc
phòng - an ninh, chủ quyền biển, đảo của thành phố và đất nước.

1


Tuy nhiên, đứng trước thời cơ mới, kinh tế biển của thành phố phát triển vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và cần có các biện pháp phát triển mạnh mẽ,
cụ thể hơn để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
Cùng với đó, Hải Phòng cũng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức
mới như: việc Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc tế mới;
phát triển kinh tế biển phải nhanh cần đảm bảo các ngành phát triển hài hoà, phải
coi trọng giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, kiên quyết không
đánh đổi môi trường sinh thái biển lấy lợi ích kinh tế; đồng thời phải bảo vệ quyền
lợi biển của quốc gia…
Để góp phần luận giải quá trình phát triển kinh tế biển Hải Phòng, đồng thời
khắc phục những tồn tại và hướng tới sự phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu hội
nhập quốc tế trong thời gian tới, do đó đề tài: “Phát triển kinh tế biển Hải Phòng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ” đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, có khá nhiều hội thảo, bài báo, các công trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế biển được tổ chức, công bố. Có thể điểm
qua như sau:
- Thông tin chuyên đề số 08, ngày 25/12/2006 của văn phòng Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam về "Chiến lược và mô hình quản lý biển của một số
nước".

- Ban Tuyên giáo Trung ương (2010) về “Chiến lược biển Việt Nam: Từ
quan điểm tới thực tiễn”, đã làm nổi bật được tiềm năng biển đảo Việt Nam cũng
như các vấn đề thực tiễn của kinh tế biển Việt Nam. Đặc biệt việc gắn kết giữa phát
triển kinh tế biển và an ninh biển đảo, cũng như việc bảo vệ chủ quyền biển đảo
Việt Nam.
- Tạ Quang Ngọc, "Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển và
giàu lên từ biển", Tạp chí Cộng sản, tháng 7/2007.
- Tạp chí Cộng Sản số 20, ngày 25/9/2007 "Về kinh tế biển".
- Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên): Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển ngành
thủy sản, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, Hà Nội, 2007.
- Trong tháng 9/2008, Văn phòng ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản
tài nguyên - môi trường biển và UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức hội thảo

2


“Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển và phát triển bền vững”. Trong đó đã
nêu rõ vị trí, vai trò của Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững
của nước ta, cùng một số giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
- PGS. TS. Trần Đình Thiên, trong bài viết “Về chiến lược kinh tế biển của
Việt Nam” (Trần Đình Thiên, Báo Tia Sáng, ngày 12/8/2011), đã nêu rõ: đã đến lúc
cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược quản lý để phát triển kinh tế
biển. Phải chuyển nhanh từ phương thức “mò cua bắt ốc” sang phương thức kết
hợp: Khai thác mặt tiền (biển - lợi thế địa chiến lược) + tự do hóa (thể chế vượt
trước). Đây là công thức thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát
triển kinh tế biển để trở thành cường quốc biển.
- PGS. TS. Bùi Tất Thắng đã có nhiều bài viết về kinh tế biển. Trong bài viết
“Tầm nhìn kinh tế hải đảo: Bài học và cơ hội của Việt Nam” (Bùi Tất Thắng, Báo
Diễn đàn đầu tư, ngày 15/10/2012), PGS. TS. Bùi Tất Thắng đã luận giải một cách
khoa học về chiến lược chính sách phát triển biển của Việt nam đến 2020.

- Nguyễn Chu Hồi: “Kinh tế biển xanh: Lý luận và thực tiễn đối với Hải
Phòng 2014”, Tạp chí Hàng hải Việt Nam, số 7-2014, tr 32-35.
- Nguyễn Chu Hồi: “Sử dụng hợp lý vùng bờ biển từ góc nhìn phát triển hệ
thống cảng Hải Phòng”, Tạp chí Hàng hải Việt Nam, số 3-2014, tr.12-15.
- Hội thảo “Hải Phòng hướng tới nền kinh tế xanh” do UBND TP. Hải Phòng
phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức vào tháng 6/2014, đã thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Hải Phòng. Hội thảo đã đã nêu bật được tầm quan trọng, tính cấp bách
của nền kinh tế xanh và đề xuất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong
quá trình chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và bền vững.
Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên còn có một số luận văn, luận
án nghiên cứu về kinh tế biển và quản lý kinh tế biển Việt Nam như luận văn thạc sĩ
của Lý Kim Thụy với đề tài “Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau - Thực trạng và
giải pháp” năm 2011; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Như Hoa với đề tài “Một số
giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận giai đoạn
2006-2010”; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thụy Ngọc Trang với đề tài “Tiềm năng,
thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển Tỉnh Ninh Thuận” năm 2011. Đây

3


là các công trình nghiên cứu đặc thù về phát triển kinh tế biển và quản lý kinh tế
biển của các tỉnh thành trong cả nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
của phát triển kinh tế biển hiện nay, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát
huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu: thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải
quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế biển trong bối cảnh
hội nhập quốc tế: khái niệm kinh tế biển, các lĩnh vực phát triển kinh tế biển, hội
nhập quốc tế, vai trò và xu hướng phát triển kinh tế biển trên thế giới.
- Tổng hợp kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển của địa phương trong
nước, quốc gia trong khu vực và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, phát triển kinh tế biển ở Hải
Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn các
ngành phát triển kinh tế biển Hải Phòng (Kinh tế hàng hải, thủy sản, du lịch biển,
khu kinh tế, công nghiệp và đô thị ven biển) trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu là tập trung nghiên cứu vào quá trình phát triển các
ngành như: Kinh tế hàng hải, thủy sản, Du lịch biển, Khu kinh tế, công nghiệp và đô
thị ven biển trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay. Từ đó, đề xuất những phương
hướng, giải pháp cho giai đoạn 2016 - 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên khung lý thuyết đó, quá trình nghiên cứu có sử dụng các phương
pháp nghiên cứu, cụ thể sau:
- Phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, logic, hệ thống để nghiên cứu
các vấn đề lý thuyết; đối sánh để nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương
trong nước và nước ngoài.

4


- Phương pháp sơ đồ, tổng hợp dựa trên dữ liệu thống kê chính thức và các
báo cáo của ngành, địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Trình bày một cách khái quát nhất những lý luận và thực tiễn các vấn đề

phát triển kinh tế biển Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên cơ sở tìm
hiểu cụ thể về từng lĩnh vực kinh tế biển.
- Đưa ra những phân tích, đánh giá khách quan quá trình phát triển kinh tế
biển Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
- Luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp cụ thể, khả thi để phát
triển kinh tế biển Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế biển trong bối
cảnh hội nhập quốc tế
Phần này tập trung nghiên cứu những lý luận về kinh tế biển, các lĩnh vực
phát triển kinh tế biển, hội nhập quốc tế, vai trò và xu hướng phát triển kinh tế biển
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, kinh nghiệm của địa phương trong nước, quốc gia
trong khu vực về phát triển kinh tế biển.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng
Phần này chủ yếu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng quá trình phát triển
kinh tế biển ở Hải Phòng thông qua việc tìm hiểu một số ngành, lĩnh vực kinh tế
biển.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế biển ở Hải
Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Phần này tập trung vào mục tiêu, những giải pháp nhằm quản lý và phát triển
kinh tế biển ở Hải Phòng trong thời gian tới.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

1.1.1. Khái niệm kinh tế biển
Hiện nay, các khái niệm về kinh tế biển của cả trong nước và nước ngoài đưa
ra nhìn chung vẫn coi kinh tế biển là các hoạt động có liên quan tới biển. Phát triển
kinh tế biển được hiểu là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh
tế tổng thể quốc gia. Nó thể hiện tầm nhìn dài hạn “hướng ra biển” của mỗi quốc gia
nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế biển lên tầm tương xứng với tiềm năng của biển.
Trong tài liệu Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc 1 và một số tài liệu
thống kê hàng năm của Trung Quốc đã chỉ ra rằng: “Kinh tế biển bao gồm: Hải sản,
khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi, các bãi biển, công nghiệp muối, đóng tàu
biển, viễn thông và vận tải biển, du lịch biển, giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi
trường biển, dịch vụ biển,…”.
Bên cạnh những nội dung trên thì khái niệm kinh tế biển cũng có thể được
hiểu theo nhiều khía cạnh, có tài liệu cho rằng: “Kinh tế biển là hoạt động kinh tế có
ba lợi ích kinh tế phục vụ con người rõ ràng nhất là vận tải đường biển, khai thác
nguồn tài nguyên phong phú của biển và du lịch, viễn thông”2.
Còn theo tài liệu nghiên cứu về kinh tế biển của Đà Nẵng thì cho rằng: “Kinh
tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế trên biển với các hoạt động
kinh tế trên đất liền, trong đó biển chủ yếu đóng vai trò khai thác nguyên liệu, cho
hoạt động vận tải, hoạt động du lịch trên biển, còn hầu hết các hoạt động tổ chức
sản xuất, chế biển, hậu cần dịch vụ phục vụ khai thác biển lại nằm trên đất liền. Sự
phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật trong mấy thập kỷ gần đây

1 Dương Kim Thâm, Lương Hải Tâm, Hoàng Minh Lỗ (1990), Chiến lược khai thác

biển của Trung Quốc, NXB
Đại học Công nghiệp Vật lý Hoa Trung, Trung Quốc, năm 1990.
2 Đào Duy Quát và Phạm Văn Linh (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, Ban
Tuyên giáo Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008, tr. 33.

6



cho phép con người có thể khai thác, sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên của
biển và đại dương”3.
Theo PGS. TS. Bùi Tất Thắng trong bài viết về “Chiến lược kinh tế biển:
Cách tiếp cận và những nội dung chính” thì cho rằng khái niệm kinh tế biển vẫn là
khái niệm còn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, trong phân tích và thống kê kinh
tế, việc quy ước nội dung kinh tế biển lại không phải vấn đề gây nhiều tranh cãi về
mặt học thuật. Về cơ bản, kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là
người ta có thể không tranh cãi nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế
biển, mà phần phải bàn cãi nhiều hơn lại thuộc về lĩnh vực liên quan và không phải
diễn ra trên biển. Do tính đặc thù của môi trường biển, mọi hoạt động kinh tế biển
đều liên quan mật thiết và được quyết định từ trong đất liền, nên không thể nói về
kinh tế biển mà không tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển ở vùng
duyên hải.
Theo PGS. TS. Bùi Tất Thắng4 và PGS. TS. Chu Đức Dũng5 thì quan điểm về
nội hàm kinh tế biển như sau:
-

Kinh tế biển hiểu theo nghĩa hẹp là toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên

biển, chủ yếu gồm: (1) Kinh tế hàng hải(vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải
sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); (3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch
biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo.
-

Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan

đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế
này lại nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải

đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển (Hoạt động này cũng xếp
chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (3) Công
nghiệp chế biến thủy, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin liên lạc

3 Huỳnh Văn Thanh (2002), Giải pháp cơ

bản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế biển thành
phố Đà nẵng, Đề tài Khoa học cấp Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tỉnh Đà Nẵng, năm 2002, tr. 3.
4 Bùi Tất Thắng (2007), Chiến lược kinh tế biển: Cách tiếp cận và những nội dung chính, kỷ yếu Hội thảo,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 12/2007
5 Chu Dức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động và
những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài Nhà nước.

7


(biển); (6) Nghiên cứu khoa học công - nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát
triển kinh tế biển, (7) Điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: KINH TẾ BIỂN là tập hợp các hoạt
động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai
thác biển (tuy không phải diễn ra trên biển nhưng hoạt động kinh tế này là nhờ vào
yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở vùng ven biển).
Theo quan điểm kinh tế hiện đại, kinh tế biển không phải chỉ ngoài khơi mà
còn cả vùng ven biển và các vùng phụ cận. Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng, là
toàn bộ hoạt động kinh tế trên biển và trên đất liền, nhưng liên quan đến biển chứ
không phải là toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội.
Tức là kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển
và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác
biển. Cụ thể là:
- Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, bao gồm: (1) Kinh tế hàng hải (vận

tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Kinh tế thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản);
(3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm
kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo.
- Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải
diễn ra trên biển nhưng liên quan yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động
kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt
động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế
biến dầu, khí; (3) Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển;
(5) Thông tin liên lạc biển; (6) Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; (7) Đào tạo
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; và (8) Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi
trường biển.
1.1.2. Các lĩnh vực trong phát triển kinh tế biển
Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú
và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực
kinh tế biển quan trọng.

8


Trước nay, Việt Nam chủ yếu sống dựa vào đất liền, chủ phát triển kinh tế
trên đất liền, theo phương thức tiểu nông - cày ruộng. Biển chỉ là chỗ dựa thứ yếu
(đánh cá, khai thác thủy sản gần bờ). Gần đây, Việt Nam đã phát triển một số ngành
kinh tế biển mới theo hướng công nghiệp (hàng hải, khai thác, chế biến dầu khí, một
số lĩnh vực kinh tế biển - ven bờ như du lịch, nuôi trồng thủy sản, v.v.) nhưng nhìn
chung, dựa trên nền tảng công nghệ thấp, chưa
theo một định hướng chiến lược phát triển bài bản, có tầm nhìn xa.
Năm 2012, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng trong quản lý, phát triển kinh tế biển. Luật biển Việt Nam nêu rõ
các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam6 là: (1) Phục vụ xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước; (2) Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc

gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; (3) Phù hợp với yêu cầu quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; (4) Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của
các địa phương ven biển và hải đảo.
Trong Luật biển Việt Nam đã đưa ra 6 ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước
ưu tiên phát triển là: (1) Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại
tài nguyên, khoáng sản biển; (2) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu
thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; (3) Du lịch biển và kinh
tế đảo; (4) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (5) Phát triển, nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế
biển; (6) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
1.1.3. Vai trò của phát triển kinh tế biển
Kinh tế biển, đảo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội với
những biểu hiện chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, kinh tế biển đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng, phát
triển kinh tế đất nước thông qua khai thác: nguồn lợi hải sản, khoáng sản biển (dầu,
khi và nhiều loại khoáng sản khác tại vùng biển và thềm lục địa), tài nguyên sinh
vật biển (thảm cỏ, rạn san hô, rừng ngập măn…); tài nguyên du lịch biển, đảo; vị
thế địa lý biển, đảo.
6

Điều 43, Luật Biển Việt Nam 2012

9


Thứ hai, kinh tế biển (với công nghiệp, các ngành dịch vụ trong kinh tế biển
và nuôi, trồng, khái thác hải sản) là bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu kinh
tế đất nước.
Thứ ba, kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho
người dân.

Thứ tư, kinh tế biển, đảo góp phần củng cố anh ninh, quốc phòng của đất
nước, góp phần bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển.
Chính vì vậy, phát triển kinh tế biển có vai trò hết sức quan trọng đối với
Việt Nam, cũng như các quốc gia biển trên thế giới. Phát triển kinh tế biển là nằm
trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng của tất cả các kỳ
Đại hội Đảng và là ưu tiên trong chính sách điều hành của Chính phủ Việt Nam.
1.1.4. Hội nhập quốc tế
Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là
“hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội
nhập kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu
được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập
ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế
quốc tế khác. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế
quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết
kinh tế quốc tế” và“nhất thể hóa kinh tế quốc tế”. Cả ba thuật ngữ này thực ra được
sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là “international economic
integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ý chính trị và
lịch sử khác nhau.
Hội nhập quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong
chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới
đất nước. Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, ngày
10 tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế (sau đây gọi là
Nghị quyết 22).

10


Đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa đường lối đối ngoại
mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh “chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nghị quyết 22
khẳng định chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của
Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Nghị quyết đã chỉ rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những định
hướng chủ yếu để triển khai công tác hội nhập quốc tế toàn diện trong thời gian tới.
Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan
trọng vào phát triển KT - XH của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ với
nhiều hình thức, theo lộ trình từ thấp tới cao, hướng tới tiếp thu những nguyên tắc
và chuẩn mực quốc tế của nền kinh tế và thị trường toàn cầu. Trong những năm tới
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt trọng tâm vào việc thực hiện các FTA, trong
đó có các FTA quan trọng với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, EU và các FTA
khu vực quan trọng như Hiệp định TPP và Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực
(RCEP). Về mức độ hội nhập, Việt Nam hội nhập sâu rộng nhất là trong khuôn khổ
Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của
đất nước, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa và sản phẩm của Việt
Nam; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm; việc tái cơ cấu nền kinh
tế sẽ tạo ra những điều kiện mới cho phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả, tính
bền vững v.v... Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao vị thế đối ngoại
của Việt Nam thông qua sự tham gia bình đẳng vào các cơ chế, diễn đàn kinh tế khu
vực và quốc tế như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bước đầu góp phần xây dựng luật lệ, chuẩn
mực chung, và vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để bảo vệ lợi ích
doanh nghiệp và nâng cao vị thế đàm phán của Việt Nam.

11



Tuy nhiên, hội nhập quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại, nhất là hiệu quả hội nhập
còn thấp; ký kết nhiều cam kết quốc tế nhưng quá trình đổi mới ở trong nước, nhất
là đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, quá trình chuẩn bị của các tổ chức và cá
nhân, nhất là của doanh nghiệp trong nước không theo kịp với lộ trình và mức độ
cam kết quốc tế; chưa tận dụng triệt để và có hiệu quả các luật lệ, chuẩn mực quốc
tế để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam trong quá
trình hội nhập; chưa xây dựng được các chiến lược đối phó với rủi ro và các cú sốc
khi hội nhập sâu hơn; chưa thực hiện hiệu quả chính sách thông tin và hỗ trợ doanh
nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội và đối phó với thách thức do quá trình hội nhập
mang lại; chưa chú trọng đúng mức việc thúc đẩy hội nhập trong nước, gia tăng liên
kết vùng, miền, nhằm huy động tối đa nguồn lực và lợi thế từng vùng, miền, nhằm
mục tiêu xây dựng nền tảng vững chắc cho hội nhập bên ngoài; định hướng “xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”, “đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối
ngoại” chưa được quán triệt sâu sắc, tình trạng phụ thuộc vào một số ngành hàng,
một số thị trường, tỷ trọng của khu vực kinh tế có đầu tư nước ngoài ngày càng tăng
nhanh, v.v...
1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Xu hướng phát triển kinh tế biển
Theo OECD (2016), năm 2010 tổng giá trị kinh tế toàn cầu khoảng 59 nghìn
tỷ USD, trong đó được đóng góp từ hoạt động kinh tế biển toàn cầu khoảng 2,5%,
tương ứng khoảng 1,48 nghìn tỷ USD, riêng khu vực Châu Á và Châu Âu chiếm
khoảng 2/3 tổng giá trị kinh tế biển toàn cầu. Dự báo đến năm 2030, giá trị gia tăng
toàn cầu của kinh tế biển dự đoán vẫn tiếp tục chiếm 2,5% tổng giá trị toàn cầu, ước
tính đóng góp hơn 2,96 nghìn tỷ USD (giá năm 2010).
Năm 2010, cơ cấu ngành kinh tế biển toàn cầu gồm: khai thác dầu khí ngoài
khơi đóng góp nhiều nhất và chiếm gần 34% tổng giá trị các ngành kinh tế biển,
tiếp đến là ngành du lịch biển và ven biển chiếm 26%, tiếp theo là các hoạt động
cảng biển chiếm 13%, tiếp đến là ngành thiết bị biển chiếm 11%, vận tải chiếm 5%,

chế biến thủy sản toàn cầu chiếm 5,5%, công nghiệp đóng tàu và sửa chữa chiếm

12


4%, đánh bắt thủy sản chiếm 1%, nuôi trồng thủy sản biển chiếm 0,3%, năng lượng
gió biển chiếm 0,2%.
Đến năm 2030, cơ cấu kinh tế của các ngành kinh tế biển có sự thay đổi lại
giữa các ngành. Đối với ngành du lịch biển và ven biển đóng góp nhiều nhất, chiếm
26% tổng giá trị các ngành kinh tế biển, sau đó đến ngành khai thác dầu khí ngoài
khơi chiếm 21%, đứng thứ 3 là các hoạt động cảng biển chiếm 16%, tiếp đến là các
ngành thiết bị hàng hải chiếm 10%, chế biến thủy sản 9%, năng lượng gió 8%, vận
tải biển 4%, đóng và sửa chữa tàu 3%, đánh bắt thủy sản 2%, ngành nuôi trồng thủy
sản trên biển 1%.
Bảng 1. 1: Dự báo xu hướng kinh tế biển toàn cầu 2030
Cơ cấu
ngành kinh
tế biển (%)

Giá trị kinh tế

Dự báo phát triển kinh tế biển

biển (tỷ USD)

toàn cầu giai đoạn 2010-2030

Tốc độ

TT


Cơ cấu

tăng

Tổng

ngành,

trưởng

thay đổi

Tổng số

lĩnh vực

hàng

về giá

thay đổi

năm về

trị gia

về việc

giá trị


tăng

làm

gia tăng

2010-

2010-

2010-

2030(%

2030(%)

2030

)

kinh tế
biển

2010

2030

2010


2030

(%/năm)
Kinh tế
I

toàn cầu
2010-

59.000

79.000

3,6

204

120

1.480

2.961

3,5

197

130

2030

II

Trung
bình các

10,0

10,0

13


ngành
kinh tế
biển
1

Dầu khí

34,0

21,0

504

636

1,2

126


126

26,0

26,0

390

777

3,5

199

122

13,0

16,0

193

473

4,6

245

245


11,0

10,0

168

300

2,9

178

124

5,0

4,0

60

118

1,8

143

130

5,5


9,0

79

266

6,3

337

206

4,0

3,0

58

103

2,9

178

124

1,0

2,0


21

47

4,1

223

94

0,3

1,0

3,6

11,0

5,7

303

152

0,2

8,0

2,9


230,0

24,5

8.037

1.257

Du lịch
2

biển và
ven biển

3

4

5

6

Hoạt động
cảng biển
Thiết bị
hàng hải
Vận tải
biển
Chế biến

hải sản
Đóng và

7

sửa chữa
tàu biển

8

Đánh bắt
hải sản
Nuôi

9

trồng thủy
sản trên
biển

10

Năng
lượng gió

Nguồn: OECD (2016), The Ocean Economy in 2030
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển
1.2.2.1. Xu thế vươn ra biển của các quốc gia trên thế giới

14



Thế kỷ 21 là thời kỳ mà các quốc gia trên thế giới tìm mọi cách khai thác và tận
dụng biển với quy mô lớn. Các vấn đề đặt ra mang tính toàn cầu đó là:
(1) Nguồn tài nguyên cạn kiệt, sức chứa của không gian kinh tế cũng đang
trở thành thách thức ngày càng lớn.
(2) Thảm họa môi trường do con người gây ra khiến các quốc gia cần thay
đổi thái độ ứng xử mới với môi trường, đặc biệt là rừng và biển.
(3) Đẩy mạnh khai thác biển được coi là một lối thoát hiện thực trong vấn đề
cung ứng lương thực toàn cầu.
(4) Việc phân định biên giới biển trong thời gian tới sẽ là vấn đề quan trọng
trong vấn đề biển thế giới, việc tranh chấp tài nguyên, quyền lợi trên biển giữa các
quốc gia sẽ ngày càng gay gắt.
Trong xu thế đó, các nước đều tập trung vào ba vấn đề chủ yếu, đó là:
- Phát huy dải ven biển với các đô thị ven biển là trọng tâm. Việc lấy các
thành phố ven biển làm cửa ngõ để mở rộng giao thương quốc tế và làm đầu tàu để
kéo toàn bộ nền kinh tế đi lên là một trong những bài học có giá trị đối với việc phát
huy tối đa yếu tố địa lợi về biển, vùng ven biển.
- Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường trong phạm vi cùng biển của
mình rất nghiêm ngặt nhưng lại tăng cường khai thác biển quốc tế.
- Đầu tư lớn cho nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ biển, trọng tâm là
công nghệ khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
1.2.2.2. Xu thế hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển
Quá trình hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển thông qua biển, giải quyết các
tranh chấp trên biển đang trở thành vấn đề thời sự quốc tế do vậy để khai thác tài
nguyên và lợi thế từ biển, hình thành nền kinh tế biển với quy mô lớn và trình độ
phát triển cao sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận mới cùng những năng lực mới, phương
thức phát triển mới, với cơ chế vận hành, điều hành mới. Yêu cầu phải từ bỏ cách
thức, phương pháp khai thác và sử dụng biển, đảo thiếu bền vững, tự phát, không
tuân thủ quy hoạch, sử dụng công nghệ lạc hậu sang khai thác và sử dụng biển, đảo

theo hướng hiện đại. Đặc biệt, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng kéo theo sự gia

15


tăng mức độ tự do hóa về đầu tư, thương mại và di chuyển vốn, đặt ra yêu cầu cấp
thiết về vấn đề môi trường biển, đảo.
Trong những năm tới, Việt Nam vẫn sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển,
đặc biệt có sự liên quan với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Điều này vừa có
tác động thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế biển, vừa tạo sức ép cần có chiến
lược phát triển thích hợp tương ứng với tình hình.
1.2.2.3. Ảnh hương của biến đổi khí hậu trên toàn cầu
Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới
do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo dự báo của Ngân hàng
Thế giới (WB), nếu mực nước biển dâng 1m, có tới 27% sinh cảnh tự nhiên quan
trọng, 33% khu bảo tồn, 23% khu vực đa dạng sinh học chính của Việt Nam bị tác
động. Hầu hết các khu vực bị tác động đều là những sinh cảnh có giá trị sinh học
cao và là nguồn sống của nhiều người nghèo. Tổng thiệt hại từ các hậu quả do mực
nước biển dâng có thể lên tới 17 tỷ USD/năm. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
sẽ làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và
nhiễm mặn nhiều nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh
hoạt của cộng đồng dân cư, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển
như đê biển, giao thông, bến cảng, các khu đô thị ven biển…

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
1.3.1. Kinh tế biển Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh tiếp giáp với Hải Phòng về phía Bắc. Về mặt điều kiện vị
trí, tự nhiên, xã hội, kinh tế có những nét tương đồng, đặc biệt là có chung đường
biên giới trên biển với Trung Quốc và đường biển thông ra thế giới. Bên cạnh đó,

Quảng Ninh cũng có những nét riêng biệt, có tiềm năng, lợi thế về biển (đường bờ
biển dài trên 250km), diện tích mặt biển rộng trên 6.100 km2, 20.000 ha eo vịnh,
diện tích các đảo 854,74 km2 chiếm 14,01% diện tích đất tự nhiên, với hơn 2.700
đảo lớn nhỏ khác nhau phân bố tổng thể thành một dải các quần đảo độc đáo về
cảnh quan.

16


Sau gần 10 năm triển khai thực hiện phát triển kinh tế biển, tỉnh Quảng Ninh
đã đạt được những kết quả tích cực như:
* Kinh tế hàng hải
Năm 2015, khối lượng hàng hóa thông qua cảng đạt trên 53 triệu tấn/năm.
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Quảng Ninh có 8 khu bến thuộc danh mục mục
cảng biển là: Khu bến Cái Lân, Bến cảng khách Hòn Gai, Khu bến Cẩm Phả, Khu
bến Yên Hưng (Sông Chanh, Sông Bạch Đằng, Đầm Nhà Mạc), Khu bến Hải Hà,
Bến cảng Vạn Gia, Khu bến Mũi Chùa, Vạn Hoa, Vân Đồn; các bến tại huyện đảo
Cô Tô. Việc phát triển hệ thống cảng biển Quảng Ninh đang theo đúng quy hoạch.
Trong thời gian qua, hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải đã đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
* Kinh tế thủy sản
+ Nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 đạt: 20.667
ha, trong đó: diện tích nuôi thủy sản nước ngọt đạt 3.407 ha; diện tích nuôi mặn, lợ
đạt 17.260 ha. Diện tích giữ mức ổn định, trong cơ cấu có sự chuyển đổi hình thức
quảng canh cải tiến sang thâm canh và bán thâm canh ở một số đối tượng chủ yếu là
tôm chân trắng; Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 46.287 tấn. Trong đó:
sản lượng nuôi ngọt đạt: 10.100 tấn; sản lượng nuôi mặn, lợ đạt: 36.187 tấn.
+ Sản lượng và cơ cấu tàu thuyền khai thác. Tổng sản lượng khai thác năm
2015 đạt 57.120 tấn; cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản bước đầu đã có sự
chuyển dịch các loại nghề và phương thức đánh bắt tận thu, hủy diệt nguồn lợi

giảm; các loại nghề có tính chọn lọc cao thân thiện với môi trường đã được triển áp
dụng như các họ nghề: lưới rê; chài chụp; nghề câu; tàu dịch vụ... Số lượng tàu cá
khai thác thủy sản chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tàu khai thác xa bờ, giảm số
lượng tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, cụ thể: toàn tỉnh hiện có tổng số tàu thuyền
khai thác: 8.015 tàu cá, giảm 771 tàu khai thác ven bờ và vùng lộng so với năm
2014; 383 tàu khai thác xa bờ tăng 106 chiếc so với năm 2014 (277 chiếc), và đạt
109% so với kế hoạch (năm 2015 dự kiến 350 tàu công suất từ 90 cv trở lên). Hiện
nay, đã quản lý và đăng ký tàu cá được 7.314 chiếc, chưa đăng ký 701 chiếc; cơ cấu
nghề nghiệp khai thác thủy sản phù hợp với nguồn lợi ngư trường.

17


+ Chế biến thủy sản: Tổng công suất chế biến của các cơ sở đạt khoảng
7.500 tấn/năm; sản phẩm chế biến chủ yếu là hàng đồng lạnh (60%); thủy sản khô
(20%); nhóm các sản phẩm tươi sống (20%). Các cơ sở chế biến khác hoạt động
theo mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất theo mùa vụ, thiếu kiểm soát về điều kiện
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
+ Cơ sở hạ tầng nghề cá: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 53 khu
neo đậu tránh trú bão tự nhiên với 12,25 km2 và có 8 khu neo đậu tránh trú bão
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó UBND tỉnh đã phê duyệt 06 dự án
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và có 05 dự án đang được triển khai thực hiện
trong đó; có 04 dự án được đầu tư 100% nguồn vốn Trung ương, 02 dự án đầu tư từ
nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn tỉnh.
* Du lịch biển đảo
Những năm gần đây, du lịch biển đảo Quảng Ninh đang ngày càng chiếm vị
trí quan trọng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng hoàn thiện 7, có sức hút lớn
với du khách trong và ngoài nước. Trong tổng số hơn 7,5 triệu lượt khách du lịch
đến Quảng Ninh có khoảng 70% khách du lịch đã tham gia các tour tuyến biển đảo.
Riêng Vịnh Hạ Long, mỗi năm thu hút khoảng 2,5 triệu lượt du khách đến thăm

quan, trong đó khoảng hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế. Mỗi năm khi mùa hè đến,
các khu du lịch biển ở Quảng Ninh như Hạ Long, Vân Đồn, Trà cổ - Móng Cái, Cô
Tô lại thu hút một số lượng khách lớn đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Quảng Ninh đã
và đang mở rộng phát triển và hình thành các sản phẩm du lịch mới ra các tuyến đảo
như: Vân Đồn, Cô Tô, Vịnh Bái Tử Long. Trong đó ưu tiên xây dựng phát triển các
sản phẩm du lịch và dịch vụ biển cao cấp, độc đáo, chất lượng cao có uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước.
* Xây dựng kết cấu hạ tầng. Các công trình được đầu tư là các công trình
thiết yếu và cấp bách để phục vụ đời sống dân sinh trên biển đảo và vùng ven biển
đảm bảo tính chiến lược về kinh tế, quốc phòng tạo nền tảng để kêu gọi thu hút vốn
đầu tư xây dựng trên địa bàn, cụ thể: hoàn thành nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Mông
Toàn tỉnh có 1.400 cơ sở lưu trú với tổng số 19.000 phòng trong đó có 17.000 phòng trên bờ, 1.900 trên tàu
du lịch. Khách sạn từ 1- 5 sao có 114 cơ sở với 6.500 phòng. Tàu du lịch có gần 500 tàu với 14.000 chỗ ngồi,
trong đó tàu có cơ sở lưu trú là 200 tàu với 1.900 phòng, 3.800 giường.
7

18


×