Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu khả năng sản xuất của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN MS15 với đực ngoại ở thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.12 KB, 57 trang )

1

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC NNG LM

L ặẽC THAO

NGHIấN CU KH NNG SN XUT CA MT S T HP LN
LAI GIA CI VCN-MS15 VI C NGOI
THA THIấN HU

TOẽM TếT LUN AẽN TIN Sẫ NNG NGHIP
Chuyón ngaỡnh: Chn nuọi ọỹng vỏỷt
Maợ sọỳ: 62 62 01 05

NGặèI HặẽNG DN KHOA HOĩC
PGS.TS. PHUèNG THNG LONG
PGS.TS. L ầNH PHUèNG

HU 2017


2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phùng Thăng Long
2. PGS.TS. Lê Đình Phùng

Phản biện luận án 1:


Phản biện luận án 2:
Phản biện luận án 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế
họp tại:
Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Vào hồi:

giờ

ngày

tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.


3

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, giống là yếu tố tiền đề,
đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và
hiệu quả kinh tế. Mỗi một giống lợn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định
liên quan đến khả năng sản xuất. Một trong những giải pháp để hạn chế những nhược
điểm và phát huy ưu điểm của mỗi giống là sử dụng lai tạo.
Thừa Thiên Huế, một tỉnh của miền Trung có điều kiện thời tiết khí hậu khắc
nghiệt, điều kiện kinh tế còn kém phát triển, đầu tư cho chăn nuôi còn hạn chế. Chăn
nuôi lợn trong nông hộ, gia trại với giống lợn nái Móng Cái, lợn nái lai 1/2 giống
Móng Cái và lợn thịt 1/2 và 1/4 giống Móng Cái là phổ biến và được cho là phù hợp

với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, giống lợn này có khả năng sinh trưởng
chậm, tỷ lệ nạc trong thân thịt còn thấp. Để cải thiện sức sản xuất của đàn lợn, gần
đây đã có một số nghiên cứu ứng dụng các giống lợn mới như Pietrain, Duroc trong
lai tạo. Các kết quả lai tạo với các giống lợn này là rất khả quan, góp phần thúc đẩy
phát triển chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về thịt lợn có chất lượng cao ở Thừa Thiên Huế, cần phải có thêm các giống
lợn/tổ hợp lai có năng suất sinh sản cao, sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt tốt để
đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất. Trong bối cảnh
đó, một trong những hướng nghiên cứu khả thi, cần được tiếp tục là sử dụng lai tạo
để cải thiện năng suất sinh sản, sức sản xuất thịt và đặc biệt là chất lượng thịt của đàn
lợn và tạo ra các sản phẩm đặc thù phù hợp với điều kiện của địa phương, phục vụ
sản xuất có hiệu quả.
Giống lợn Meishan có nguồn gốc từ Trung Quốc là một giống lợn nổi tiếng thế
giới về khả năng sinh sản cao và thịt thơm ngon. Giống lợn Meishan đã được nhập
khẩu vào Châu Âu và Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ trước để khai thác đặc tính
mắn đẻ và đẻ sai con của chúng.
Giống lợn Meishan được đưa vào Việt nam cuối năm 2010 và đầu năm 2011
(Trịnh Hồng Sơn, 2010; Phạm Duy Phẩm, 2014). Kết quả khảo nghiệm cho thấy
giống lợn này ưu việt hơn giống lợn Móng Cái (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2014), đã
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống mới với tên gọi
VCN-MS15, và được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và


4

Phát triển Nông thôn, 2014). Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu và công bố nào
về việc sử dụng giống lợn VCN-MS15 trong lai tạo ở Thừa Thiên Huế nói riêng và
miền Trung nói chung.
Việc nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 và lai tạo ra các nhóm nái lai có
khả năng sinh sản cao, các tổ hợp lợn lai thương phẩm có năng suất và chất lượng thịt

cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói
chung để từ đó đa dạng hóa giống lợn và tăng tính lựa chọn nhằm phục vụ sản xuất là
rất cần thiết. Vì vậy tôi đã tiến hành đề tài luận án “Nghiên cứu khả năng sản xuất
của một số tổ hợp lợn lai giữa cái VCN-MS15 với đực ngoại ở Thừa Thiên Huế”
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sử dụng giống lợn VCN-MS15 trong lai tạo các tổ hợp lợn lai và
đánh giá năng suất sinh sản, năng suất, chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai 1/2, 1/4
giống VCN-MS15 trong điều kiện chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở khuyến
cáo đa dạng hóa giống lợn và sử dụng các tổ hợp lai khác nhau có giống VCN-MS15
để cải thiện năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế
và các tỉnh có điều kiện tương đồng ở miền Trung.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tư liệu khoa học về đặc điểm
sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCNMS15.
- Đóng góp các kết quả nghiên cứu mới về khả năng sinh trưởng và chất lượng
thịt của các tổ hợp lợn lai mới có 1/2 giống VCN-MS15 là F1(Pietrain x VCNMS15), F1(Duroc x VCN-MS15) và 1/4 giống VCN-MS15 gồm Pietrain x F1(Duroc
x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCNMS15).
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là cơ sở để cơ quan chuyên môn có thể
khuyến cáo, và người chăn nuôi lựa chọn và áp dụng các nhóm nái lai và các tổ hợp
lợn lai khác nhau có giống VCN-MS15 vào sản xuất nhằm nâng cao khả năng sinh
sản, năng suất chất lượng thịt và hiệu quả trong chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế và
miền Trung.
- Làm phong phú thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh
vực chăn nuôi lợn.


5


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống ở lợn trên thế giới
1.1.1. Ứng dụng lai giống nâng cao năng suất sinh sản
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền thấp nên năng suất sinh sản
chịu ảnh hưởng lớn bởi lai tạo và các yếu tố ngoại cảnh như điều kiện nuôi dưỡng,
chăm sóc, thời tiết khí hậu. Do vậy, để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái cần
nghiên cứu chọn tạo ra các giống, các tổ hợp lai mới có khả năng sinh sản tốt, mặt
khác cần chú ý nghiên cứu tác động lên các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản. Việc nghiên cứu chọn lọc các giống lợn tốt và lai tạo giữa các giống
đó với nhau để sử dụng ưu thế lai ở đời con cải thiện năng suất sinh sản là một hướng
nghiên cứu quan trọng.
1.1.2. Ứng dụng lai giống nâng cao năng suất, chất lượng thịt
Hầu hết những công ty lớn trên thế giới như PIC của Anh, Hoa Kỳ, Danbred
của Đan Mạch, Flanders Pigbreeders Association của Bỉ đều nghiên cứu và đưa ra thị
trường nhiều loại đực lai riêng biệt cho các công thức lai giống khác nhau.
Hiện nay, các dòng tổng hợp - đực lai cuối cùng được sử dụng rất phổ biến trên
thế giới vì có ưu thế lai cao, giá thành sản xuất hạ. Tuy vậy, tùy theo nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau, việc sử dụng hệ thống lai thương phẩm
cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực hay giữa các quốc gia.
1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống lợn ở nước ta
1.2.1. Ứng dụng lai giống nâng cao sức sinh sản
Các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực
trong việc nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi lợn ở nước ta. Các kết quả
nghiên cứu trước đây đã khẳng định khi lai giữa đực ngoại và nái nội đã có tác dụng
nâng cao khả năng sinh sản ở con lai so với giống lợn nội thuần. Những năm gần đây,
những tổ hợp lai ngoại ngoại đã được nghiên cứu và thu được nhiều kết quả.
Ở nước ta, một số nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các tổ hợp lợn nái lai
có giống Meishan có nguồn gốc từ Công ty cải biến lợn PIC (Anh) cho năng suất sinh
sản cao và ổn định. Từ năm 2010, giống lợn Meishan thuần chủng đã được nhập vào

nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống lợn Meishan đã thích nghi với điều kiện
chăn nuôi ở Việt Nam, có khả năng sinh sản cao, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn công nhận là giống lợn mới (đặt tên VCN-MS15) và cho phép đưa vào
sản xuất, kinh doanh.
1.2.2. Ứng dụng lai giống nâng cao năng suất, chất lượng thịt
Các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực
trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn ở nước ta. Tuy nhiên
các công thức lai này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người
chăn nuôi hiện nay. Chính vì vậy trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu
lai giống để sản xuất lợn lai nuôi thịt có tỷ lệ máu ngoại cao với nhiều công thức khác
nhau.
Hiện nay, nhu cầu của thị trường về thịt lợn có chất lượng cao ngày càng tăng,
nên hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng thịt đang được quan tâm. Các tính trạng


6

thuộc năng suất và chất lượng thịt lợn phụ thuộc vào các tổ hợp lai, do vậy, lai giống
vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi để nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả
chăn nuôi lợn.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục và năng suất sinh sẢn của lợn nái VCN-MS15 và
1/2 giống VCN-MS15 (thí nghiệm 1)
2.1.1. Động vật thí nghiệm và quản lý
Nghiên cứu được tiến hành trên 15 lợn nái VCN-MS15, 18 lợn nái 1/2 giống
VCN-MS15 gồm 9 lợn nái F1(Pietrain x VCN-MS15) và 9 lợn nái F1(Duroc x VCNMS15). Giai đoạn hậu bị, lợn được nuôi 4-5 con/ô chuồng, cho ăn tự do thức ăn hỗn
hợp hoàn chỉnh, nuôi trong chuồng hở thiết kế theo kiểu chuồng công nghiệp đến khi
động dục lần đầu. Sau đó, lợn được nuôi cá thể đến khi phối giống. Đến thời điểm
phối giống, mỗi một nhóm 5 lợn nái VCN-MS15 (3 nhóm) được phối giống nhân tạo

bằng tinh dịch của lợn đực giống Duroc, Pietrain hoặc Landrace, 6 lợn nái F1(Pietrain
x VCN-MS15) được phối giống nhân tạo bằng tinh dịch của đực giống Duroc, 6 lợn
nái F1(Duroc x VCN-MS15) được phối giống bằng tinh dịch của đực giống Pietrain
và số còn lại được phối bằng tinh dịch của lợn đực giống Landrace. Khi lợn động
dục lợn nái được phối giống 2 lần, lần sau cách lần đầu 12 giờ. Trong giai đoạn
mang thai, lợn tiếp tục được nuôi cá thể trong các ô chuồng kích thước (0,6 x
2,2) m2/con. Trước khi đẻ 1 tuần và trong quá trình nuôi con (30 ngày) lợn mẹ
được nuôi trên ô lồng đẻ có kích thước (1,8 x 2,2) m 2/con.
Lợn con sau cai sữa giai đoạn từ cai sữa (31 ngày tuổi) – 60 ngày tuổi được
nuôi bầy đàn trong ô chuồng lồng có kích thước (1.65 x 2.4)m2/đàn.
2.1.2. Thức ăn
Thức ăn sử dụng trong nghiên cứu này là các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh của
công ty Cargill đáp ứng khuyến cáo theo TCVN 1547:2007. Nước uống được cung
cấp cho lợn đầy đủ qua hệ thống các núm uống đặt trong chuồng nuôi.
2.1.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
- Các chỉ tiêu nghiên cứu

Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCNMS15 được theo dõi qua một số chỉ tiêu: Số vú lợn cái; Tuổi động dục lần đầu


7

(ngày); Khối lượng lúc động dục lần đầu (kg); Tuổi phối giống lần đầu (ngày); Khối
lượng lúc phối giống lần đầu (kg); Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)


Năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCN-MS15

được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản: Thời gian mang thai (ngày); Số
lợn con sơ sinh (con/ổ); Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ); Khối lượng lợn con sơ sinh

(kg/con); Số lợn con sống đến 21 ngày tuổi (con/ổ); Khối lượng lợn con lúc 21 ngày
tuổi (kg/con); Số lợn con sống đến cai sữa (30 ngày tuổi) (con/ổ); Khối lượng lợn con
lúc cai sữa (kg/con); Tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ (%); Thời gian động dục trở lại của
lợn mẹ sau khi cai sữa (ngày); Số lứa đẻ/nái/năm (lứa); Khối lượng lợn con cai
sữa/nái/năm (kg).
+ Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1kg lợn con cai sữa được đánh giá thông
qua một số chỉ tiêu cơ bản: Thức ăn cho lợn nái chờ phối (kg/nái/lứa); Thức ăn cho
lợn nái chửa (kg/nái/lứa); Thức ăn cho lợn nái nuôi con (kg/nái/lứa); Thức ăn tập ăn
cho lợn con (kg/nái/lứa); Tổng thức ăn cho một nái/lứa (kg/nái/lứa); Tiêu tốn thức
ăn/kg lợn con cai sữa (kg thức ăn/kg tăng khối lượng).
+ Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn sau cai sữa giai đoạn 31-60 ngày
tuổi được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản: Thời gian cai sữa (ngày);
Khối lượng lợn con khi cai sữa (kg/con); Thời gian từ cai sữa- 60 ngày tuổi (ngày);
Khối lượng lợn con 60 ngày tuổi (kg/con); Tăng khối lượng lợn con từ sau cai sữa
đến 60 ngày tuổi (g/con/ngày).
- Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục, năng suất sinh
sản của lợn nái, Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1kg lợn con cai sữa, Sinh trưởng và
tiêu tốn thức ăn của lợn sau cai sữa giai đoạn 31-60 ngày tuổi (là các phương pháp
thường quy trong chăn nuôi lợn)
2.2. Năng suất và chất lượng thịt xẻ của các tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x VCNMS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) (thí nghiệm 2)
2.2.1. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 tổ hợp lai:
F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15), mỗi tổ hợp lai 14 con gồm (7
đực thiến, 7 cái), lợn được nuôi cá thể (n=14), được ăn thức ăn công nghiệp. Thời
gian nuôi lợn thí nghiệm là 105 ngày.


8

2.2.2. Quản lý gia súc và thức ăn

Lợn thí nghiệm được nuôi cá thể trong các ô chuồng có kích thước (0,9 x 1,7)
2
m trong hệ thống chuồng hở, thông thoáng tự nhiên, được cho ăn tự do các hỗn hợp
thức ăn hoàn chỉnh của Công ty Cargill theo 2 giai đoạn sinh trưởng tương ứng từ 1530 kg và 31- giết thịt (Bảng 2.3) và đáp ứng khuyến cáo theo TCVN 1547:2007.
2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
- Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Khả năng sinh trưởng của lợn lai được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ
bản là: Khối lượng lợn qua các tháng nuôi thí nghiệm (kg);Tăng khối lượng trung
bình của lợn qua các tháng nuôi (g/con/ngày); Lượng thức ăn ăn vào (kg/ngày/lợn);
Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng.
+ Năng suất thịt của lợn lai được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản là:
Khối lượng giết thịt (kg); Khối lượng móc hàm (kg);Khối lượng thịt xẻ (kg); Tỷ lệ
móc hàm (%); Tỷ lệ thịt xẻ (%); Độ dày mỡ lưng ở vị trí P 2 (cm); Diện tích mắt thịt ở
vị trí giữa xương sườn số 10-11 (cm2); Tỷ lệ nạc (%); Dài thân thịt (cm)
- Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp thường quy trong nghiên cứu sinh trưởng, năng suất
và chất lượng thịt xẻ của lợn.
2.3. Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x
VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x
VCN-MS15) (thí nghiệm 3)
2.3.1. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 tổ hợp lai, 10
con lợn/tổ hợp lai (5 đực thiến, 5 cái). Lợn ở cả 3 tổ hợp lai được nuôi cá thể (n=10),
được ăn thức ăn công nghiệp. Thời gian nuôi lợn thí nghiệm là 100 ngày.
2.3.2. Quản lý gia súc và thức ăn
Lợn thí nghiệm được nuôi cá thể trong các ô chuồng có kích thước (0,9 x 1,7)
2
m trong hệ thống chuồng hở, thông thoáng tự nhiên, được cho ăn tự do các hỗn hợp
thức ăn hoàn chỉnh của công ty Cargill theo 2 giai đoạn sinh trưởng tương ứng 15-30
kg và 31- giết thịt và đáp ứng khuyến cáo theo TCVN 1547:2007.

2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
- Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định khả năng sinh trưởng
của lợn


9

(tương tự như ở thí nghiệm 2)
- Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định năng suất thịt
(tương tự như ở thí nghiệm 2)
- Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định chất lượng thịt
+ Các chỉ tiêu nghiên cứu: Giá trị pH (pH45, pH24 và pH48); Màu sắc thịt (L*,
a*, b*); Tỷ lệ mất nước (%); Độ dai/lực cắt (N); Hàm lượng VCK (%); Hàm lượng
protein thô (%); Hàm lượng lipit (%); Hàm lượng khoáng tổng số (%).
+ Các phương pháp nghiên cứu
Lấy mẫu: Để đánh giá chất lượng thịt của lợn thí nghiệm, 4 mẫu cơ thăn
(Musculus longissimus dorsi) có khối lượng khoảng 2 kg/mẫu ở vị trí giữa xương
sườn thứ 10 - 14 được lấy từ 4 lợn/một công thức lai ngay sau khi lợn được giết thịt
để đánh giá các chỉ tiêu.
 Giá trị pH thịt ở 45 phút (pH45), ở 24 giờ (pH24) và 48 giờ (pH48) sau khi giết
thịt. Giá trị pH được xác định theo phương pháp của Warner và cs (1997), bằng máy
đo pH meter (Testo 230, Cộng Hòa Liên Bang Đức). Giá trị pH45 được đo ngay tại lò
mổ, pH24 và pH48 được đo tại phòng thí nghiệm.
 Màu sắc thịt: Màu sắc thịt với các chỉ số L*, a*, b* tại thời điểm 24 và 48 giờ
sau khi giết thịt đo trên cơ thăn giữa xương sườn 10-14 được xác định theo phương
pháp của Warner và cs (1997), bằng máy Minolta CR-410 (Nhật Bản).
 Tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24 và 48 giờ: Được xác định dựa trên khối lượng
mẫu trước và sau khi bảo quản theo phương pháp của Honikel (1998).
 Tỷ lệ mất nước chế biến sau 24 và 48 giờ: Được xác định dựa trên khối lượng
mẫu trước và sau khi chế biến theo phương pháp của Honikel (1998).

 Xác định độ dai của thịt: Độ dai của thịt (N) ở thời điểm 24 và 48 giờ sau giết
thịt được xác định theo phương pháp của Channon và cs (2003), bởi máy Warner
Bratzler 2000D (Hoa Kỳ).
 Xác định hàm lượng VCK (%) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8135:2009.
 Xác định hàm lượng protein thô (%) bằng phương pháp Kjeldahl theo tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 4328:2007.
 Xác định hàm lượng lipit (%) bằng phương pháp Soxhlet theo tiêu chuẩn quốc
gia TCVN 4331:2001.
 Xác định hàm lượng khoáng tổng số (%) theo theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN
4327:2007.


10

2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai
(ANOVA) qua mô hình GLM trên phần mềm Minitab phiên bản 16.0. Các kết quả
được trình bày là giá trị trung bình và sai số của giá trị trung bình. Turkey test được
sử dụng để so sánh giá trị trung bình. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có
ý nghĩa thống kê khi P < 0,05.


11

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục và năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và
lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15
3.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống
VCN-MS15

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tuổi và khối lượng lúc động dục và phối giống lần
đầu ở lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15 cao hơn ở lợn VCN-MS15 (P < 0,01). Kết
quả này là phù hợp vì lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15 trong nghiên cứu hiện tại có
50% nguồn gen của các giống lợn ngoại: Pietrain hoặc Duroc, hai giống lợn này có
đặc điểm là tuổi thành thục về tính muộn, tốc độ sinh trưởng nhanh và tầm vóc lớn
hơn lợn VCN-MS15 thuần.
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái VCN-MS15
và lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15
Lợn nái
Chỉ tiêu
VCN-MS15 1/2 VCN-MS15 P
(n=15)
(n=18)
Số vú lợn cái (cái)
Tuổi động dục lần đầu (ngày)
115,5 ± 0,74 146,1 ± 1,46 < 0,01
Khối lượng động dục lần đầu (kg)
34, 9 ± 0,62
69,8 ± 1,34 < 0,01
Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
150,1 ± 2,01 181,2 ± 1,61 < 0,01
Khối lượng phối giống lần đầu (kg)
42,5 ± 0,88
91,1 ± 0,91 < 0,01
Tuổi đẻ lần đầu (ngày)
268,1 ± 2,90 298,6 ± 2,09 < 0,01
Tuổi, khối lượng khi động dục và phối giống lần đầu ở lợn VCN-MS15 nuôi ở
Thừa Thiên Huế trong nghiên cứu này tương đương với báo cáo của Phạm Duy Phẩm
và cs (2014), Christenson (1993), là 118 ngày tuổi, Hunter và cs (1993), là 115 ngày
tuổi trên lợn Meishan, nhưng sớm hơn đáng kể so với các kết quả nghiên cứu trước

đây trên lợn nái Móng Cái.
So sánh kết quả tuổi đẻ lứa đầu của lợn VCN-MS15 trong nghiên cứu này với
một số kết quả nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái trước đây thì kết quả tuổi đẻ lứa
đầu lợn VCN-MS15 sớm hơn rất nhiều. So sánh kết quả tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái
lai 1/2 giống VCN-MS15 kết quả thu được cũng sớm hơn các kết quả nghiên cứu trên
lợn 1/2 giống Móng Cái.
Từ những kết quả thu được trên, có thể nhận xét lợn nái VCN-MS15 và lợn nái
lai 1/2 giống VCN-MS15 nuôi nuôi bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, trong chuồng
hở thiết kế theo kiểu chuồng công nghiệp tại Thừa Thiên Huế có đặc điểm thành thục
về tính sớm và tuổi phối giống lần đầu sớm.


12

3.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và lợn nái lai 1/2 giống
VCN-MS15
Do năng suất sinh sản giữa các lợn nái VCN-MS15 khi được phối giống với
từng loại lợn đực Duroc, Pietrain và Landrace trong nghiên cứu này không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, nên kết quả năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15
được xử lý chung theo lứa đẻ và được trình bày trên Bảng 3.2. Qua Bảng 3.2 cho thấy
lợn nái VCN-MS15 đẻ từ lứa thứ 3 trở lên (cơ bản) và lợn nái VCN-MS15 đẻ ≤ 2 lứa
(kiểm định) có: số lợn con sơ sinh, số lợn con sơ sinh sống, số lợn con sống đến 21
ngày tuổi và đến cai sữa 30 ngày tuổi/lứa ở lợn nái VCN-MS15 cơ bản cao hơn (P <
0,01) so với các kết quả tương ứng trên lợn nái VCN-MS15 kiểm định. Kết quả này
là phù hợp với quy luật: lợn nái cơ bản thường có các chỉ tiêu về sinh sản cao hơn lợn
kiểm định.
Bảng 3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15
Chỉ tiêu
n Nái đẻ ≤ 2 lứa n Nái đẻ > 2 lứa P
Thời gian mang thai (ngày)

23 114,5 ± 0,22 32 114,1 ± 0,24 > 0,05
Số lợn con sơ sinh (con/ổ)
23 11,8 ± 0,32 32 15,1 ± 0,38 < 0,01
Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ) 23 10,9 ± 0,27 32 13,7 ± 0,36 < 0,01
Số lợn con sống đến 21 ngày tuổi
23 10,6 ± 0,23 32 13,1 ± 0,32 < 0,01
(con/ổ)
Số lợn con sống đến cai sữa (30
23 10,6 ± 0,23 32 13,0 ± 0,31 < 0,01
ngày tuổi) (con/ổ)
Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai
23 97,4 ± 0,82 32 95,3 ± 0,91 > 0,05
sữa (%)
Khối lượng lợn con sơ sinh
252 1,05 ± 0,01 439 1,01 ± 0,01 > 0,05
(kg/con)
Khối lượng lợn con 21 ngày tuổi
245 4,04 ± 0,05 422 4,01 ± 0,03 > 0,05
(kg/con)
Khối lượng lợn con cai sữa 30
245 5,55 ± 0,06 420 5,61 ± 0,05 > 0,05
ngày tuổi (kg/con)
Tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ (%) 23 13,56 ± 0,72 32 14,36 ± 0,49 >0,05
Thời gian động dục trở lại (ngày) 22 4,72 ± 0,36 32 5,34 ± 0,32 > 0,05
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa/ năm)
22 2,43 ± 0,01 32 2,44 ± 0,01 > 0,05
Khối lượng lợn con cai
22 143,9 ± 4,15 32 178,6 ± 4,20 < 0,01
sữa/nái/năm (kg)
Kết quả nghiên cứu cho thấy số con sơ sinh, số lợn con sơ sinh sống, số lợn con

sống đến 21 ngày tuổi và đến cai sữa 30 ngày tuổi/lứa của lợn nái VCN-MS15 trong
nghiên cứu là tương đương với kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước trên lợn


13

VCN-MS15. Tuy nhiên kết quả này cao hơn các kết quả nghiên cứu trước đây trên
đối tượng lợn Móng Cái được phối giống bằng tinh dịch của lợn ngoại.
Khối lượng lợn con sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi và lúc cai sữa 30 ngày tuổi ở lợn
nái VCN-MS15 cơ bản và kiểm định là tương đương nhau, nhưng tổng khối lượng
(kg) lợn con cai sữa/nái/năm ở lợn nái VCN-MS15 cơ bản đạt 178,6 kg cao hơn đáng
kể so với lợn nái VCN-MS15 kiểm định là 143,9 kg (P < 0,01). Các chỉ tiêu về khối
lượng của lợn con qua các giai đoạn ở lợn VCN-MS15 trong nghiên cứu này cao hơn so
với một số nghiên cứu trên lợn Móng Cái phối tinh lợn đực ngoại.
Kết quả số lứa đẻ/nái/năm, thời gian động dục trở lại sau cai sữa ở lợn nái
VCN-MS15 trong nghiên cứu này cao hơn các kết quả nghiên cứu trên đối tượng
lợn nái Móng Cái, điều này có thể giải thích là lợn nái VCN-MS15 trong thí
nghiệm này nuôi trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp được cung cấp thức ăn
đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng, thời gian nuôi con ngắn nên rút ngắn được thời
gian chờ phối sau khi cai sữa.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh sản của lợn nái
VCN-MS15 cao hơn lợn nái Móng Cái, cụ thể là về số con và khối lượng lợn con.
Điều này có thể là do lợn nái VCN-MS15 có tiềm năng sinh sản cao hơn lợn Móng
Cái (Haley và Lee, 1990), mặt khác sự khác nhau về điều kiện chăm sóc nuôi
duỡng trong các thí nghiệm cũng có thể là nguyên nhân về sự sai khác giữa các kết
quả nghiên cứu này.
Kết quả năng suất sinh sản của lợn nái 1/2 giống VCN-MS15 khi được phối
giống với đực ngoại được trình bày trên Bảng 3.3. Qua bảng 3.3 cho thấy các chỉ
tiêu: số lợn con sơ sinh, số lợn con sơ sinh sống, số lợn con sống đến 21 ngày
tuổi và đến cai sữa 30 ngày tuổi/lứa ở lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15 cơ bản

cao hơn so với các kết quả tương ứng trên lợn nái 1/2 giống VCN-MS15 kiểm
định (P<0,05).
Khi so sánh kết quả nghiên cứu về số lợn con/lứa qua các thời điểm ở đàn lợn
nái lai 1/2 giống VCN-MS15 cơ bản trong nghiên cứu này với một số kết quả nghiên
cứu trên các giống/tổ hợp lai nuôi phổ biến tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng như: lợn Landrace, Yorkshire, lợn lai F1(Landrace x Yorkshire),
lợn nái lai 1/2 giống Móng Cái như: (Yorkshire x Móng Cái), (Landrace x Móng
Cái), (Pietrain x Móng Cái) thì kết quả này thu được cao hơn.


14

Kết quả số con/lứa qua các thời điểm ở đàn lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15
cơ bản trong nghiên cứu này cũng cao hơn các kết quả nghiên cứu trên các đối tượng
lợn nái ngoại, nái lai khác.
Bảng 3.3. Năng suất sinh sản của lợn nái 1/2 giống VCN-MS15
Nái đẻ > 2
Chỉ tiêu
n Nái đẻ ≤ 2 lứa n
lứa

P

Thời gian mang thai (ngày)
Số lợn con sơ sinh (con/ổ)
Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ)

28 113,6 ± 0,18 34 114 ± 0,21 >0,05
28 12,64 ± 0,30 34 13,64 ± 0,34 <0,05
28 11,96 ± 0,38 34 12,64 ± 0,49 <0,05


Số lợn con sống đến 21 ngày tuổi
(con/ổ)

25 11,12 ± 0,22 33 12,24 ± 0,23 <0,01

Số lợn con sống đến cai sữa (30 ngày
25 10,96 ± 0,19 33 12,15 ± 0,23 <0,01
tuổi) con/ổ)
Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa (%) 25 93,41 ± 1,13 33 95,58 ± 1,08 >0,05
Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con) 335 1,18 ± 0,01 430 1,24 ± 0,01 <0,05
Khối lượng lợn con 21 ngày tuổi
(kg/con)
Khối lượng lợn con cai sữa 30 ngày
tuổi (kg/con)
Tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ (%)
Thời gian động dục trở lại (ngày)
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa/năm)
Khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm (kg)

278 4,48 ± 0,06 407 4,89 ± 0,05 <0,01
274 6,27 ± 0,07 405 6,51 ± 0,06 <0,05
25 9,75 ± 0,27
24 5,29 ± 0,24
24 2,45 ± 0,01
24 166,7± 11,50

33
33
33

33

10,42 ± 0,30 >0,05
4,84 ± 0,16 >0,05
2,45 ± 0,01 >0,05
193,9 ± 3,70 <0,01

Kết quả sinh sản của đàn nái 1/2 giống VCN-MS15 có phần nhỉnh hơn kết quả
công bố của Young (1995) , khi nghiên cứu khả năng sinh sản trên nái F1 Meishan
tại Mỹ (số con sơ sinh sống là 11,3 con/ổ, khối lượng sơ sinh là 13,6 kg/ổ, số con cai
sữa là 10,4 con). So với kết quả của Wolter và cs (2000), nghiên cứu trên tổ hợp lai
Landrace x (Meishan x Yorkshire) thì số con sơ sinh sống và số con cai sữa có phần
cao hơn (10,67 con sơ sinh và 10,44 con cai sữa) nhưng khối lượng sơ sinh/con lại
thấp hơn rất nhiều (1,35 kg/con so với 1,88 kg/con). Khối lượng sơ sinh/con tương


15

đương với nghiên cứu của Bidanel và cs (1990), trên đàn con 1/4 giống Meishan
(1,29 kg).
Kết quả so sánh năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 và 1/2 giống VCNMS15 cơ bản (đẻ > 2 lứa) được trình bày trên bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy, mặc dù số lợn con sơ sinh, số lợn con sơ sinh sống,
số lợn con sống đến 21 ngày tuổi và đến cai sữa 30 ngày tuổi/lứa ở lợn nái VCNMS15 cơ bản đều cao hơn (P<0,05) so với ở lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15, nhưng
do lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15 có khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn
con lúc 21 ngày tuổi, khối lượng cai sữa của lợn con lúc 30 ngày tuổi đều cao hơn so
với lợn VCN-MS15 (P<0,01) nên kết quả khối lượng (kg) lợn con cai sữa/nái/năm
trung bình ở lợn nái lai 1/2 giống VCN-MS15 cao hơn ở lợn VCN-MS15 (P<0,01).
Bảng 3.4. So sánh năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15
và 1/2 giống VCN-MS15 cơ bản
1/2 VCNChỉ tiêu

n VCN-MS15 n
MS15)
Thời gian mang thai (ngày)
32 114,1 ± 0,24 34 114,0 ± 0,21
Số lợn con sơ sinh (con/ổ)
32 15,12 ± 0,38 34 13,64 ± 0,34
Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ)
32 13,71 ± 0,36 34 12,64 ± 0,49
Số lợn con sống đến 21 ngày tuổi (con/ổ) 32 13,12 ± 0,32 33 12,24 ± 0,23
Số lợn con sống đến cai sữa (30 ngày tuổi)
32 13,03 ± 0,31 33 12,15 ± 0,23
con/ổ)
Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa (%)
32 95,39 ± 0,91 33 95,58 ± 1,08
Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con)
439 1,01 ± 0,01 430 1,24 ± 0,01
Khối lượng lợn con 21 ngày tuổi (kg/con) 422 4,01 ± 0,03 407 4,89 ± 0,05
Khối lượng lợn con cai sữa 30 ngày tuổi
420 5,61 ± 0,05 405 6,51 ± 0,06
(kg/con)
Tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ (%)
32 14,4 ± 0,49 33 10,4 ± 0,30
Thời gian động dục trở lại (ngày)
32 5,34 ± 0,32 33 4,84 ± 0,16
Số lứa đẻ/nái/năm (lứa/năm)
32 2,44 ± 0,01 33 2,45 ± 0,01
Khối lượng lợn con caisữa/nái/năm (kg)
32 178,6 ± 4,20 33 193,9 ± 3,70

P

>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
>0,05
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
>0,05
>0,05
<0,01

3.1.3. Tiêu tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1kg lợn con cai sữa
Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con ở thời điểm cai sữa được trình bày
ở bảng 3.5.


16

Qua bảng 3.5 cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa (kg) ở lợn nái VCNMS15 và lợn nái 1/2 VCN-MS15 lần lượt là 4,86 và 4,96 kg. Không có sự sai khác
giữa hai nhóm nái, tuy kết quả chỉ tiêu thức ăn cho lợn nái nuôi con (kg) và tổng thức
ăn cho một nái/lứa (kg) ở nhóm nái 1/2 VCN-MS15 có cao hơn nái VCN-MS15.
Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của lợn nái VCN-MS15
và 1/2 giống VCN-MS15 cơ bản
Chỉ tiêu
Thức ăn cho lợn nái chờ phối
(kg/nái/lứa)
Thức ăn cho lợn nái chửa (kg/nái/lứa)

Thức ăn cho lợn nái nuôi con
(kg/nái/lứa)
Thức ăn tập ăn cho lợn con (kg/lứa)
(7 ngày - 30 ngày tuổi)
Tổng thức ăn cho một nái/lứa
(kg/nái/lứa)
Tiêu tốn TĂ/kg lợn con cai sữa (kg)

VCN-MS15
(n=31)

1/2 VCNMS15)

P

(n=32)

9,1 ± 0,70

9,7 ± 0,99

0,69

204,9 ± 3,24

213,6 ± 2,05

0,07

93,9 ± 3,61


125,1 ± 3,00 <0,01

4,2 ± 0,51

5,5 ± 0,69

0,19

312,1 ± 5,39

353,9 ± 3,05 <0,01

4,86 ± 0,21

4,96 ± 0,14

0,99

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b)
[83], mức tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của tổ hợp lai Du x F1(L x Y) là 5,76
kg. Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L x Y) phối giống với đực Du, L có mức tiêu tốn
thức ăn/kg lợn con cai sữa 5,47 và 6,01 kg [73]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho thấy, các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L x Y) phối
giống với đực L, Du, PiDu có mức tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa tương ứng là
6,57; 6,38 và 6,29 kg. Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa trong nghiên
cứu này thấp hơn so với công bố của các tác giả trên.
3.1.4. Khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của lợn con sau cai sữa đến 60 ngày
tuổi



17

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con chúng tôi tiến hành theo dõi các
chỉ tiêu về tăng khối lượng của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi, kết quả theo
dõi được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con sau cai
sữa đến 60 ngày tuổi.
Đực ngoại x
1/2 VCNMS15)

n

Đực ngoại x
VCN-MS15

Khối lượng cai sữa/con (kg)

404

5,44 ± 007

Khối lượng 60 ngày /con (kg)

399

15,58 ± 0,22 384 18,92 ± 0,27 <0,01

Tăng khối lượng/ngày (g/ngày) 399


337,8 ± 6,27 384 418,1 ± 7,07 <0,01

TTTĂ/kg tăng khối lượng (kg)

1,45 ± 1,49

Chỉ tiêu

31

n

389 6,31 ± 0,12

33

1,43 ±1,47

P

<0,01

0,14

Qua bảng 3.6 cho thấy khối lượng lợn con cai sữa, khối lượng lợn lúc 60 ngày
tuổi, tăng khối lượng của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi ở lợn nái lai 1/2
giống VCN-MS15 cơ bản đều cao hơn (P<0,05) so với ở lợn nái VCN-MS15, nhưng
tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giai đoạn cai sữa (30 ngày tuổi) - 60 ngày tuổi là
không có sự khác nhau.
3.2. Sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x VCNMS15) và F1(Duroc x VCN-MS15)

3.2.1 Khối lượng và tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai F1(Pietrain x VCNMS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) qua các tháng nuôi
Qua bảng 3.7 cho thấy rằng khối lượng của lợn bắt đầu vào thí nghiệm lúc 60
ngày tuổi ở 2 tổ hợp lai F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) là
tương đương nhau (17 kg/con) và không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Khối
lượng của lợn tăng dần sau thời gian 30, 60, 90, 105 ngày nuôi và tuân theo qui luật
sinh trưởng chung của gia súc. Không có sự khác biệt về khối lượng lợn qua các tháng
nuôi giữa 2 tổ hợp lai (P>0,05).
Kết quả về sinh trưởng tích lũy của con lai F1(Pietrain x VCN-MS15) và
F1(Duroc x VCN-MS15) ở nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên
đối tượng lợn lai 1/2 giống Móng Cái.


18

Bảng 3.7. Khối lượng và tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn lai
F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) qua các tháng nuôi
F1(Pi x MS) F1(Du x MS)
Đơn vị
Chỉ tiêu
(n=14)
(n=14)
tính
(M ± SE)
(M ± SE)
Khối lượng khởi đầu (60 ngày tuổi)
kg
17,1 ± 0,38 17,3 ± 0,38
Khối lượng sau tháng nuôi thứ 1 (90
kg
34,4 ± 1,02 35,5 ± 1,21

ngày tuổi)
Khối lượng sau tháng nuôi thứ 2 (120
kg
54.0± 1,2
53,2 ± 1,3
ngày tuổi)
Khối lượng sau tháng nuôi thứ 3 (150
kg
72,3 ± 1,58 70,9 ± 1,6
ngày tuổi)
Khối lượng kết thúc TN
kg
80,9 ± 1,7
80,37 ± 1,7
(165 ngày tuổi)
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trong
g/ngày 575,0 ± 24,4 606,7 ± 34,5
tháng nuôi thứ 1
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trong
g/ngày 653,9 ± 17,9 591,1 ± 23,1
tháng nuôi thứ 2
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trong
g/ngày 611,1 ± 25,5 591,1 ± 20,2
tháng nuôi thứ 3
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trong
g/ngày 572,6 ± 27,0 628,9 ± 24,5
tháng nuôi thứ 4
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình
g/ngày 607,5 ± 14,6 601,0 ± 14,6
toàn kỳ


P
0,76
0,48
0,71
0,55
0,83
0,46
0, 04
0,54
0,14
0,74

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình trong thời gian thí nghiệm giữa 2 tổ
hợp lai là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả về tốc độ sinh
trưởng tuyệt đối trong nghiên cứu này của lợn lai F1(Pietrain x VCN-MS15) và
F1(Duroc x VCN-MS15) thấp hơn kết quả trong báo cáo của Lim và cs (2009), trên
lợn lai F1(Yorkshire x Meishan) là 698,8 g/ngày, F1(Berkshire x Meishan) là 691
g/ngày và F1(Duroc x Meishan) là 717,3 g/ngày với tuổi giết thịt là 160-161 ngày tuổi
và chế độ nuôi tương đương với thí nghiệm này. Tuy nhiên, các kết quả về tốc độ
sinh trưởng của 2 tổ hợp lai trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố trên đối
tượng lợn lai 1/2 giống Móng Cái. Điều này cho thấy lợn lai F1(Pietrain x VCNMS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) sinh trưởng nhanh khi nuôi bằng thức ăn hỗn hợp


19

hoàn chỉnh với hệ thống chuồng hở thiết kế theo phương thức công nghiệp.
3.2.2. Lượng thức ăn ăn vào/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng
của lợn qua các tháng nuôi
Qua bảng 3.8 cho thấy lợn lai F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCNMS15) nuôi thịt giai đoạn 60 - 165 ngày tuổi có khả năng ăn vào tăng dần.

Bảng 3.8. Lượng thức ăn ăn vào/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng
của lợn F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15) qua các tháng nuôi

Chỉ tiêu

F1(Pi x VCN- F1(Du x VCNMS15)
MS15)
(n=14)
(n=14)

P

Lượng thức ăn ăn vào trong
1,07 ± 0,03
1,19 ± 0,05
0,04
tháng nuôi thứ 1 (kg/con/ngày)
Lượng thức ăn ăn vào trong
1,67 ± 0,05
1,44 ± 0,05
0,01
tháng nuôi thứ 2(kg/con/ngày)
Lượng thức ăn ăn vào trong
1,76 ± 0,06
1,77 ± 0,05
0,91
tháng nuôi thứ 3(kg/con/ngày)
Lượng thức ăn ăn vào trong
1,75 ± 0,09
1,90 ± 0,07

0,18
tháng nuôi thứ 4(kg/con/ngày)
Lượng thức ăn ăn vào trung
1,56 ± 0,03
1,58 ± 0,03
0,76
bình(kg/con/ngày)
Tiêu tốn thức ăn trong tháng
1,90 ± 0,06
2,00 ± 0,05
0,16
nuôi thứ 1 (kg thức ăn/kg)
Tiêu tốn thức ăn trong tháng
2,56 ± 0,05
2,45 ± 0,05 0, 10
nuôi thứ 2 (kg thức ăn/kg)
Tiêu tốn thức ăn trong tháng
2,90 ± 0,04
3,02 ± 0,07
0,13
nuôi thứ 3 (kg thức ăn/kg)
Tiêu tốn thức ăn trong tháng
3,05 ± 0,02
3,02 ± 0,02
0,41
nuôi thứ 4 (kg thức ăn/kg)
Tiêu tốn thức ăn trung bình
2,60 ± 0,02
2,62 ± 0,03
0,57

toàn kỳ (kg thức ăn/kg)
Tiêu tốn thức ăn cũng tăng dần qua các tháng nuôi và đạt trung bình là 2,60 kg
thức ăn/kg tăng khối lượng ở lợn F1(Pietrain x VCN-MS15) và 2,62 kg thức ăn/kg
tăng khối lượng ở lợn lai F1(Duroc x VCN-MS15) và không có sự khác biệt thống kê
(P>0,05) về chỉ tiêu này giữa 2 tổ hợp lai. Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng trong nghiên cứu này thấp hơn đáng kể so với lợn lai F1(Pietrain x Móng Cái).


20

Điều này cho thấy 2 tổ hợp lợn lai có 1/2 giống VCN-MS15 trong nghiên cứu này có
khả năng chuyển hóa thức ăn cao.
3.2.3. Phẩm chất thịt xẻ của lợn lai F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCNMS15)
Qua bảng 3.9 chúng ta có nhận xét: các chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, dài
thân thịt, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ ở tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x VCN-MS15) có xu
hướng cao hơn ở tổ hợp lợn lai F1(Duroc x VCN-MS15). Tuy nhiên sự sai khác này
chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 3.9. Phẩm chất thịt xẻ của lợn lai
F1(Pietrain x VCN-MS15) và F1(Duroc x VCN-MS15)
F1(Pi x VCN-MS15) F1(Du x VCN-MS15)
Chỉ tiêu

(n = 6)

(n = 6)

P

Khối lượng giết thịt (kg)


86,33 ± 2,64

82,67 ± 3,00

0,38

Khối lượng móc hàm (kg)

66,32 ± 2,52

62,72 ± 2,59

0,34

Tỷ lệ móc hàm (%)

76,73 ± 0,67

75,08 ± 0,56

0,31

Khối lượng thịt xẻ (kg)

59,73 ± 2,47

56,50 ± 2,31

0,36


Tỷ lệ thịt xẻ (%)

69,08 ± 0,79

68,30 ± 0,58

0,44

Dài thân thịt (cm)

87,00 ± 0,62

85,67 ± 0,58

0,28

Dày mỡ lưng ở vị trí P2 (cm)

2,10 ± 0,12

2,16 ± 0,07

0,47

Diện tích mắt thịt (cm2)

39,02 ± 0,94

33,33 ± 1,56


0,01

Tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ (%)

51,76 ± 0,25

51,16 ± 0,41

0,24

Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ trong nghiên cứu này với lợn F 1(Pietrain x
Móng Cái) tổ hợp lai được xác định có chất lượng thịt xẻ vượt trội lợn F1(Yorkshire x
Móng Cái) hoặc F1(Landrace x Móng Cái).


21

3.3. Sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai thương
phẩm 1/4 giống VCN-MS15
3.3.1. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của các tổ hợp lợn lai
Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và
Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy tăng khối lượng trung bình cao nhất là ở tổ hợp lai
Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) đạt 755,5 g/con/ngày, tiếp đến là tổ hợp lai Duroc
x F1(Pietrain x VCN-MS15) 722,0 g/con/ngày và thấp nhất là ở tổ hợp lai Landrace x
F1(Duroc x VCN-MS15) 620,0 g/con/ngày.
Bảng 3.10. Sinh trưởng, lượng thức ăn ăn vào/con/ngày và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng
khối lượng của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x
VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Pi x (Du x

Du x (Pi x
L x (Du x
Chỉ tiêu
VCN-MS15)
VCN-MS15) VCN-MS15)
P
(n=10)
(n=10)
(n=10)
Khối lượng lợn lúc 60 ngày
18,5  0,16
18,0  0,45
18,0  0,65 0,63
tuổi (kg/con)
Khối lượng lợn lúc 160
94,1  1,49a
90,2  1,63a 80,0  2,65b <0,01
ngày tuổi (kg/con)
Tăng khối lượng trung bình
755,5  15,1a 722,0  17,1a 620,0  25,1b <0,01
(g/con/ngày)
Lượng thức ăn ăn vào
2,01  0,05a
1,90  0,03a 1,67  0,05b <0,01
(kg/con/ngày)
Tiêu tốn thức ăn (kg thức
2,56  0,05
2,60  0,04
2,63  0,05 0,56
ăn/kg tăng khối lượng)

a, b
Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giữa 3 tổ hợp lợn lai Pietrain x
F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc
x VCN-MS15) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05), kết quả lần lượt
là 2,56, 2,60 và 2,63 kg.
Các kết quả trên cho thấy mặc dù tổ hợp lợn lai Landrace x F1(Duroc x VCNMS15) có tốc độ sinh trưởng chậm hơn lợn Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và
Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15), nhưng nhìn chung các tổ hợp lai nghiên cứu đều
có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp, đặc biệt 2 tổ
hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15).


22

3.3.2. Năng suất thịt của các tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15),
Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Kết quả trên bảng 3.11 cho thấy: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ của lợn lai
Pietrain x F1 (Duroc x VCN-MS15) và Duroc x F1 (Pietrain x VCN-MS15), và
các giá trị giữa 2 tổ hợp lai không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tuy nhiên, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của lợn Pietrain x F1 (Duroc x VCNMS15) và Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) lại có sự khác biệt có ý nghĩa so
với lợn Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) (P<0,05). Kết quả về tỷ lệ móc hàm
và tỷ lệ thịt xẻ của 03 tổ hợp lai trong nghiên cứu này tương đương với các tổ
hợp lai phổ biến khác.
Bảng 3.11. Năng suất thịt của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x
F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Pi x (Du x
Du x (Pi x
L x (Du x
Chỉ tiêu

VCN-MS15) VCN-MS15) VCN-MS15)
P
(n=4)
(n=4)
(n=4)
Khối lượng giết thịt (kg)
90,8  0,86
88,0  1,95
85,2  1,88 0,08
Khối lượng móc hàm (kg) 72,6  0,86a
70,3  1,88ab 66,4  1,59b 0,04
Tỷ lệ móc hàm (%)
79,9  0,30a
79,9  0,52a
77,9  0,23b 0,01
Khối lượng thịt xẻ (kg)
65,6  1,0a
63, 8  1,7ab
59,9  1,4b 0,04
Tỷ lệ thịt xẻ (%)
71,2  0,48a
72,4  0,53a
70,3  0,32b 0,02
Dài thân thịt (cm)
87,6  0,81
86,6  2,38
88,0  1,64 0,59
Dày mỡ lưng P2 (mm)
15,8  1,90
13,0  1,90

12,9  1,10 0,47
Diện tích mắt thịt (cm2)
54,7  2,04a
46,6  1,21ab 40,9  3,86 b 0,01
Tỷ lệ nạc (%)
56,4  0,96
56,1  0,82
54,6  0,62 0,33
a,b
Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Về độ dày mỡ lưng đo tại vị trí P2 ở cả 3 tổ hợp lai đều thấp, dao động từ 12,9 15,8 mm và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x
F1(Pietrain x VCN-MS15) trong nghiên cứu này khá cao và tương đương nhau.


23

3.3.3. Chất lượng thịt ở các tổ hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15),
Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
3.3.3.1. Các chỉ tiêu pH thịt
Các kết quả thu được đối với chỉ tiêu đánh giá về độ pH thịt của tổ hợp lai
Pietrain x F1 (Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1 (Pietrain x VCN-MS15) và
Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) thông qua mổ khảo sát được trình bày ở
bảng 3.12.
Các giá trị pH45 của tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15) và Duroc x
F1(Pietrain x VCN-MS15) trong nghiên cứu này cao hơn. Tuy nhiên các giá trị pH24
của các tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCNMS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) là tương đương với các kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác. Giá trị pH45, pH24 và pH48 của ba tổ hợp lai Pietrain
x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x

F1(Duroc x VCN-MS15) nằm trong giới hạn của thịt bình thường theo tiêu chuẩn
phân loại của Warner và cs (1997), và Correa và cs (2007).
Bảng 3.12. Giá trị pH thịt ở các thời điểm khác nhau sau khi giết thịt của lợn lai
Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x
F1(Duroc x VCN-MS15)
Pi x (Du x
Du x (Pi x
L x (Du x
Chỉ tiêu

a,b

VCN-MS15)

VCN-MS15)

VCN-MS15)

P

(n=4)

(n=4)

(n=4)

pH45

6,78a  0,05


6,76a  0,04

6,13b  0,09

0,01

pH24

5,75  0,06

5,63  0,04

5,66  0,06

0,40

pH48

5,58  0,05

5,60  0,03

5,51  0,04

0,12

Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác

biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
3.3.3.2. Các chỉ tiêu về tỷ lệ mất nước của thịt

Các kết quả về tỷ lệ mất nước của lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15),
Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) được
trình bày ở bảng 3.13.


24

Bảng 3.13. Tỷ lệ mất nước của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15),
Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Chỉ tiêu

Pi x (Du x
VCN-MS15)
(n=4)

Du x (Pi x L x (Du x VCNVCN-MS15)
MS15)
(n=4)
(n=4)

Tỷ lệ mất nước bảo
1,56  0,26
1,93  0,24
1,52  0,15
quản 24 giờ (%)
Tỷ lệ mất nước chế
27,59  0,65
29,23  0,67
30,47  0,96
biến 24 giờ (%)

Tỷ lệ mất nước bảo
2,09  0,31
2,81  0,31
1,96  0,17
quản 48 giờ (%)
Tỷ lệ mất nước chế
33,11  0,77
30,24 0,80
31,62  0,74
biến 48 giờ (%)
a,b
Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

P
0,57
0,07
0,10
0,12
nhau khác

Trong nghiên cứu này tỷ lệ mất nước bảo quản 24 và 48 giờ của cơ thăn ở 3 tổ
hợp lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và
Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15) có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật và biến đổi hoá sinh của thịt sau khi giết
mỗ.
Theo cách phân loại chất lượng thịt dựa vào tỷ lệ mất nước thì 3 tổ hợp lợn lai
Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace
x F1(Duroc x VCN-MS15) có chất lượng thịt bình thường vì có tỷ lệ mất nước bảo
quản sau 24 và 48 giờ <5%.


\


25

3.3.3.3. Các chỉ tiêu về độ dai của thịt
Bảng 3.14. Độ dai của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x
F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Chỉ tiêu
Lực cắt (độ dai của
thịt) 24 giờ (N)
Lực cắt (độ dai của
thịt) 48 giờ (N)

Pi x (Du x
VCN-MS15)
(n=4)

Du x (Pi x
VCN-MS15)
(n=4)

L x (Du x
VCN-MS15)
(n=4)

P

40,27  7,61


40,01  8,06

38,19  2,06

0,88

46,49  6,94

38,95  4,02

36,21  1,78

0,36

Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác nhau khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
a,b

Kết quả lực cắt 24 và 48 giờ sau khi giết thịt ở 3 tổ hợp lai Pietrain x F1(Duroc
x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCNMS15) trong nghiên cứu này thấp cho thấy thịt của chúng mềm.
3.3.3.4. Các chỉ tiêu màu sắc của thịt
Bảng 3.15. Các chỉ tiêu màu sắc của thịt ở lợn lai Pietrain x F1(Duroc x VCN-MS15),
Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc x VCN-MS15)
Pi x (Du x
Du x (Pi x
L x (Du x
Chỉ tiêu
VCN-MS15)
VCN-MS15)

VCN-MS15)
(n=4)
(n=4)
(n=4)
L* 24 giờ
55,34  1,37
58,34  0,64
55,35  1,37
a* 24 giờ
16,59a  0,48 13,77b  0,25 15,34ab  0,51
b* 24 giờ
7,93  0,83
7,29  0,32
6,50  0,32
L* 48 giờ
56,16  1,25
58,37  0,55
54,98  1,45
a
b
a* 48 giờ
17,01  0,32 13,92  0,20 15,81a  0,67
b* 48 giờ
9,08a  0,64
7,22ab  0,28
7,06b  0,51
a,b
Các số trung bình trong cùng một hàng có mũ các chữ cái khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)


P
0,20
<0,01
0,25
0,20
0,01
0,04
nhau khác

Về màu sắc thịt, kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị L* (màu sáng), a* (màu
đỏ), b* (màu vàng) của cơ thăn ở 24 giờ sau khi giết thịt trên 3 tổ hợp lai Pietrain x
F1(Duroc x VCN-MS15), Duroc x F1(Pietrain x VCN-MS15) và Landrace x F1(Duroc
x VCN-MS15) đều nằm trong giá trị cho phép.


×