Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG DI CƯ THEO MÙA VỤ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Khánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ một
học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn
Thạc sĩ này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Khánh, thầy là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo UBND Huyện Vị Xuyên, các phòng chức
năng của UBND huyện Vị Xuyên: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê
huyện Vị Xuyên, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động Thương bình & Xã hội;
UBND xã Thanh Thủy, UBND xã Thanh Đức và xã Thượng Sơn... đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, hình, đồ thị ......................................................................................... viii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.3

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 4
2.1

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1

Một số khái niệm, phân loại di cư ...................................................................... 4

2.1.2.

Lý thuyết phân tích về vấn đề di cư.................................................................... 9

2.1.3.

Nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng di cư tự do của lao động nông thôn ........... 12

2.1.4.

Ảnh hưởng của di cư lao động.......................................................................... 14


2.2

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17

2.2.1,

Tình hình lao động di cư trên thế giới .............................................................. 17

2.2.2.

Tình hình lao động di cư ở Việt Nam ............................................................... 21

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra ............................................................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 27

3.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 32

iii



3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38

3.2.1.

Sơ đồ khung phân tích của đề tài ...................................................................... 38

3.2.2.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 40

3.2.4.

Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ........................................................ 41

3.2.5.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 41

3.2.6.

Sơ đồ nghiên cứu .............................................................................................. 42


3.2.7.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Khái quát tình hình chung về di cư lao động theo mùa vụ trên địa bàn
huyện Vị Xuyên ................................................................................................ 45

4.1.1.

Tình hình di cư mùa vụ của lao động nông thôn huyện ................................... 45

4.1.2.

Một số thông tin về các hộ gia đình ở các thôn điều tra ................................... 46

4.1.3.

Thông tin về lao động di cư của huyện Vị Xuyên ............................................ 48

4.1.4.

Thực trạng lao động di cư mùa vụ của huyện .................................................. 49

4.1.5.

Các loại hình tổ chức và hình thức di cư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang........... 50


4.1.6.

Đời sống của người lao động khi di cư............................................................. 56

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao động nông thôn ........... 61

4.2.1.

Nhóm yếu tố đẩy............................................................................................... 61

4.2.2.

Các yếu tố hút ................................................................................................... 66

4.2.3.

Đánh giá ảnh hưởng của di cư theo mùa vụ đến cộng đồng địa phương.......... 70

4.2.4.

Xu hướng di cư của lao động di cư................................................................... 75

4.3.

Một số giải pháp giải quyết vấn đề về lao động di cư mùa vụ tại huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang ....................................................................................... 76

4.3.1.


Phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về ổn định dân cư ................ 77

4.3.2.

Thực hiện chương trình việc làm, chương trình đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ................................................................................................. 77

4.3.3.

Cải thiện điều kiện kinh tế và hạ tầng cơ sở của địa phương ........................... 77

4.3.4.

Khuyến khích, giúp người dân trong huyện phát triển các ngành nghề
sản xuất phi nông nghiệp .................................................................................. 78

4.3.5.

Cải tạo và phân bổ đất đai một cách hợp lý ...................................................... 78

iv


4.3.6.

Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp ................................ 79

4.3.7.


Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc về quản lý
lao động di cư ................................................................................................... 79

4.3.8.

Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã .............. 80

4.3.9.

Phát triển các loại vật nuôi đặc sản................................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 81
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 81

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 85
Phụ lục .......................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

KCN

Khu công nghiệp

LĐDC

Lao động di cư

LHQ

Liên hợp quốc

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các luồng di cư chia theo giới tính ở Việt Nam năm 2013 ....................... 22

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên ........................................ 31

Bảng 3.2.

Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên .............................................. 33

Bảng 3.3.

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vị Xuyên .................................... 37

Bảng 4.1.

Tình hình di cư lao động sang Trung Quốc trong các năm 2013 – 2015 ........ 46

Bảng 4.2.

Đặc trưng của hộ di cư ............................................................................... 47

Bảng 4.3.


Thông tin cơ bản của lao động di cư .......................................................... 48

Bảng 4.4.

Các công việc của lao động di cư .............................................................. 52

Bảng 4.5

Tình trạng tìm kiếm việc làm của lao động di cư ...................................... 53

Bảng 4.7.

Thông tin về việc làm trước di cư của người lao động .............................. 56

Bảng 4.8.

Tình trạng sức khỏe của lao động di cư ..................................................... 57

Bảng 4.9.

Các khó khăn của lao động di cư tự do sang Trung Quốc ......................... 58

Bảng 4.10. Nhận định về ảnh hưởng của di cư đến hộ gia đình .................................. 72

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1.


Mô hình về di dân của Everett Lee ............................................................ 11

Sơ đồ 3.2.

Khung phân tích của đề tài ........................................................................ 39

Sơ đồ 3.3.

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư theo mùa vụ ............ 42

Đồ thị 4.1. Lao động di cưu về quê trong các tháng mùa vụ ....................................... 50
Đồ thị 4.2. Các loại hình tổ chức di cư ........................................................................ 51
Đồ thị 4.3. Lý do di cư của Lao động di cư ................................................................. 62
Đồ thị 4.4. Tình trạng công việc của lao động trước khi di cư .................................... 63
Đồ thị 4.5. Thu nhập bình quân/tháng của hộ gia đình trước khi có LĐDC................ 64
Đồ thị 4.6. Lý do lựa chọn di cư ngoài tỉnh của LĐDC............................................... 67
Đồ thị 4.7. Mức độ tìm kiếm việc làm tại nơi đến ....................................................... 68
Đồ thị 4.8. Mức thu nhập BQ một tháng/tháng của LDDC sau khi đi di cư. .............. 69
Đồ thị 4.9. Đánh giá về ảnh hưởng của di cư đến phát triển kinh tế - xã hội tại
cộng đồng địa phương ............................................................................... 74
Đồ thị 4.10. Dự định công việc của LĐDC ................................................................... 76
Hình 3.1.

Bản đồ tỉnh Hà Giang ................................................................................ 27

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.


Mức độ làm việc của lao động di cư ............................................................. 55

Hộp 4.2.

Quan hệ của lao động với chính quyền nơi đi .............................................. 58

Hộp 4.3.

Thu nhập của lao động di cư ......................................................................... 60

Hộp 4.4.

Quan hệ với chính quyền nơi đến ................................................................. 60

Hộp 4.5.

Việc làm và thu nhập của lao động di cư ...................................................... 62

Hộp 4.6.

Khó khăn thúc đẩy việc di cư của lao động nông thôn ................................. 65

Hộp 4.7.

Di cư vì con cái học xa nhà........................................................................... 70

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung với vai trò điều hành
trực tiếp của nhà nước sang một nền kinh tế có sự chi phối ngày càng tăng của các quy
luật thị trường đã kéo theo sự chuyển dịch và phân bố lại lực lượng lao động và dân cư
trong 25 năm qua. Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn - thành thị ngày càng lớn đã
sinh ra các dòng di cư từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên vấn đề tổ chức cho lao động
di cư vẫn chưa được quản lý một cách chặt chẽ và có hiệu quả. Hiện tượng di cư lao
động tự do qua biên giới Trung Quốc ở một số địa phương hiện nay đang ngày càng gia
tăng và trở thành một mối lo ngại với chính quyền địa phương và cơ quan kiểm soát.
Vị Xuyên là một huyện miền núi thuộc huyện tỉnh Hà Giang, người dân sinh sống
chủ yếu là người dân tộc thiểu số với công việc chủ yếu là làm nông nghiệp, thu nhập
thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng người lao động đi làm việc tự do ở
Trung Quốc trong ba năm trở lại đây của huyện đã trở thành một phong trào tương đối
phổ biến và diễn biến khá nhanh. Hiện tượng này không chỉ gây ra những khó khăn
trong cơ chế quản lý của chính quyền địa phương mà còn tác động rất rõ ràng tới đời
sống của những người lao động di cư. Tuy nhiên, thực trạng di cư trên địa bàn đang
diễn ra như thế nào? Tại sao họ lại quyết định di cư? Di cư có tác động gì?… Xuất phát
từ vấn đề trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu lao động di cư theo mùa vụ trên
địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài Tìm hiểu thực trạng lao động nông thôn di
cư theo mùa vụ nhằm tăng cường hiểu biết bối cảnh chuyển dịch kinh tế hộ và đặc
tính sử dụng lao động nông thôn tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Từ đó, đề xuất
một số giải pháp, chính sách tác động phù hợp ổn định đời sống lao động nông thôn.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập các số liệu về thống kê
phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kết quả sản xuất kinh doanh của xã,
chúng tôi có sử dụng phương pháp đánh giá, phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp so sánh và tiến hành phỏng vấn sâu các lãnh đạo xã và người di cư để thu thập
thông tin, tiến hành thiết lập bảng hỏi với mục đích hiểu được thực trạng di cư theo
mùa vụ trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Kết quả nghiên cứu tại địa bàn huyện Vị Xuyên với 38 hộ có người di cư và 22 hộ

không có người di cư, cho thấy thực trạng lao động di cư đã và đang diễn ra sôi nổi, khá
phức tạp. Lao động di cư ở độ tuổi tương đối trẻ, có sức khỏe. Trong đó, sự lựa chọn
người di cư trong gia đình giành cho nam giới nhiều hơn. Vì nam giới có thế mạnh hơn
nữ giới cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

x


Đời sống của lao động di cư cũng vô cùng cực khổ. Họ phải ở trong những căn
nhà do người thuê lao động chuẩn bị. Có 66% lao động cho rằng sức khoẻ của họ bình
thường, 12% cho rằng sức khoẻ tốt và 15% cho rằng sức khoẻ của họ không tốt. Công
việc phải đứng lâu một chỗ hay bốc vác nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống của
người lao động. Ngoài ra người lao động còn gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc bên
Trung Quốc. khó khăn mà họ gặp phải là về an ninh, về giao tiếp, về tiếp cận dịch vụ y
tế, phải làm quen với lối sống mới, khó khăn về phương tiện đi lại và khó khăn về việc
làm. Trong đó, khó khăn về an ninh trật tự và tiếp cận dịch vụ y tế là 2 khó khăn lớn
nhất với lao động di cư, chiếm tương ứng 60% và 59%.
Các lý do dẫn đến quyết định di cư của người lao động phụ thuộc vào hai nhóm
yếu tố là nhóm yếu tố đẩy và nhóm các yếu tố hút: (1) Nhóm các yếu tố đẩy bao gồm
thiếu việc làm, thu nhập thấp, thời gian nông nhàn, thiếu vốn đất sản xuất và các yếu tố
khác và (2) Nhóm các yếu tố hút bao gồm thu nhập cao, nhiều công ăn việc làm, nuôi
con ăn học nơi thành phố và các yếu tố khác thì hai yếu tố thu nhập cao, nhiều công ăn
việc làm tại nơi đến có sức hút mạnh nhất đối với người lao động.
Xu hướng di cư trên địa bàn trong thời gian tới được điều tra từ 60 hộ dựa trên
góc nhìn thực tế, họ cho biết di dân theo mùa vụ sẽ có xu hướng tăng nếu tình trạng thất
nghiệp trong lúc nông nhàn không được giải quyết. Mặt khác, từ phía các lao động di cư
cũng cho biết họ vẫn tiếp tục di cư (chiếm gần 30%) và hơn 60% họ chưa vạch ra kế hoạch
nhưng trước mắt họ vẫn đang di cư.
Xuất phát từ những bất cập còn tồn tại trên chúng tôi đề xuất một số giải pháp
cần thực hiện: (1) Thực hiện chương trình việc làm, (2) Chương trình đào tạo nghề cho

lao động nông thôn, (3) Cải thiện điều kiện kinh tế và hạ tầng cơ sở của địa phương, (4)
Khuyến khích, giúp người dân trong huyện phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông
nghiệp, (5) Cải tạo và phân bổ đất đai một cách hợp lý, (6) Đưa tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất nông nghiệp, (7) Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Trung Quốc về quản lý lao động di cư, (8) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa
gia đình trên địa bàn xã, (9) Phát triển các loại vật nuôi đặc sản.

xi


THESIS ABSTRACT
Transition from an economy centrally planned with direct operational role of the
state into an economy growing domination of the laws of the market has led to the
transformation and distribution the workforce and the population in 25 years. The
income gap between rural - urban spawned growing migration flows from rural to
urban. However, organizational issues for migrant workers has not been rigorously
managed and effective. The phenomenon of labor migration across borders freely China
in some areas are now growing and becoming a concern for local government and
control bodies.
Vi Xuyen is a mountainous district of Ha Giang province, inhabited mostly ethnic
minority people work mainly in agriculture, low income, very difficult life. The
phenomenon of workers who go to work freely in China over the past three years the
district has become a relatively common movement and quick movements. This
phenomenon does not only cause difficulties in the management mechanism of local
government, but also a very clear impact on the lives of migrant workers. However, the
migration is taking place in the locality like? Why did they decide to migrate? Migration
has an impact? ... Stemming from issues we selected the theme: "Research migrant
workers seasonally Vi Xuyen district, Ha Giang province".
The main objectives of the research study Read the status of rural workers
migrating seasonally to enhance understanding of the context of shifting economic

characteristics of households and rural employers in Vi Xuyen district, Ha Giang
province . Since then, proposed a number of measures and policies suitable stabilizing
impact the lives of rural workers. To achieve the objective of the study, we collected
data on statistics reflect natural conditions, economic - social and business outcomes of
social production, we have to use methods of measurement price, describing statistical
methods, comparative method and conducted in-depth interviews of community leaders
and migrants to gather information, conduct set questionnaires to understand the real
purpose of the seasonal migration service Vi Xuyen district, Ha Giang province.
Research results in Vi Xuyen district with 38 households with migrants and 22
households without migrants, indicating the status of migrant workers has been lively
place, quite complex. Migrant workers at a relatively young age, health. In particular,
the choice of migrants in the men's families more. Because men have strengths than
women both physically and mentally.

xii


The life of migrant workers is also extremely hard. They should be in the house by
the employer to prepare. 66% of workers believe their health is normal, 12% said that good
health and 15% said that their health is not good. Work must stand for long in one place or
heavy porters seriously affect workers' spine. Also employees have faced many difficulties
when working inside China. difficulties they face is security, communication, access to
health services, to get used to the new lifestyle, difficulties in transportation and
employment difficulties. In particular, difficulties in social security and access to health
services are two major difficulties with migrant workers, accounting for 60% and
respectively 59%.
The reasons for the migration decisions of workers depends on two groups of
factors that push factor group and smoking group elements: (1) Groups push factors
include lack of jobs, low income, leisure time, lack of productive land capital and other
factors, and (2) newspaper group elements including higher revenues, more jobs, raising

children to school in the city and other factors, the two high-income factors, many jobs
at the destination with the strongest attraction for workers.
Migration trends in the province in the coming time is from 60 household surveys
based on actual viewing angle, they said seasonal migration will tend to increase if
unemployment during harvest time is not resolved . On the other hand, from the migrant
workers said they continued migration (nearly 30%) and over 60% of them have not
outlined plans first but they still are migrants.
Derived from the inadequacies exist on we propose a number of solutions to be
implemented: (1) implementing employment programs, (2) vocational training program for
rural workers, (3) improve improving economic conditions and infrastructure of local, (4) to
encourage and help people in the developing district trades nonagricultural production, (5)
improvement and land distribution in a reasonable manner , (6) provide scientific and
technological progress in agriculture, (7) Develop cooperation relations between Vietnam
and China on labor migration management, (8) implement the population work some family
planning in communes, (9) Development of specialty livestock.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Con người sinh ra có nhu cầu tồn tại và phát triển. Để phục vụ nhu cầu
thiết yếu của bản thân mình, từ xưa con người đã phải di chuyển từ địa điểm này
đến địa điểm khác tìm những nơi thích hợp cho sự sinh tồn. Khi xã hội ngày càng
phát triển con người di cư theo nhu cầu tăng lên không ngừng. Như vậy ta thấy di
cư là một hiện tượng mang tính quy luật khách quan. Song, di dân cũng trở thành
một thành tố không thể thiếu được trong đời sống nông thôn Việt Nam, trước
thách thức cuộc sống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân công lao động
lãnh thổ, thể hiện sự phù hợp với xu thế chung của sự phát triển. Trong lịch sử
Việt Nam di dân luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Di

cư lao động được xem như là một trong những giải pháp cho vấn đề nghèo đói và
thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay.
Với sự khác biệt về thu nhập giữa các vùng, đặc biệt là giữa thành thị và
nông thôn, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp khác
luôn có mức thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn đã trở thành lực
hút mạnh và khá hấp dẫn với lao động nông thôn. Loại hình di dân tự do, di dân
mùa vụ đã trở thành phương thức được nhiều người dân nông thôn lựa chọn theo
phương thức di dân “ly hương - bất ly nông” trong đó lao động nông nghiệp dư
thừa ra khỏi làng quê tìm việc nhưng không từ bỏ sản xuất nông nghiệp. Đây là
mô hình di dân phù hợp với nhu cầu của phần lớn lao động nông thôn, đồng thời
góp phần vào sự phát triển đồng đều giữa nông thôn và đô thị, tạo nên sự liên kết
giữa các khu vực, vùng miền.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, với địa hình hiểm trở,
giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, môi trường sản xuất, canh tác
chủ yếu trên đất dốc và năng suất lao động thấp. Hà Giang những năm gần đây
vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, với điều kiện kinh tế - xã hội
chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và lạc hậu. Đảng và Nhà Nước đã
dành nhiều sự quan tâm đối với cán bộ cũng như người dân tỉnh Hà Giang bằng
nhiều chương trình và chính sách quan trọng như: Chương trình 135, Nghị quyết
30a, Nghị quyết 80 hay Nghị định 13- NĐ/CP 2010. Sau một thời gian thực hiện,
các chương trình, chính sách này vẫn chưa mang lại được hiệu quả cao trong sản
xuất, đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để cải thiện sản xuất,
1


sinh hoạt và nâng cao đời sống tinh thần của mình nhiều lao động sẵn sàng di cư
tự do ra thành thị hoặc qua vùng biên giới lân cận với mục tiêu tìm kiếm việc
làm, nâng cao thu nhập được hiện lên rõ nét.
Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang người dân sinh sống chủ yếu là người dân
tộc thiểu số, công việc chủ yếu là làm nông nghiệp, thu nhập thấp, đời sống bấp

bênh. Do đó, hiện tượng người lao động nông thôn di cư tự do trong những năm gần
đây đã trở thành một phong trào tương đối phổ biến và diễn ra khá mạnh mẽ. Song,
diễn biến di cư hiện nay vẫn còn phức tạp và khó kiểm soát. Để góp phần làm rõ
thêm nguyên nhân, tác động của di dân tới đời sống kinh tế- xã hội, và kiến nghị về
vấn đề di cư tự do theo mùa vụ. Trong phân tích này chúng tôi đi sâu xem xét loại
hình di dân mùa vụ đã và đang diễn ra trên địa bàn. Vậy vấn đề đặt ra trong nghiên
cứu là các hộ sẽ lựa chọn ai là người di cư? Tại sao người lao động lại quyết định di
cư? và tác động của di cư đến gia đình và cộng đồng xuất cư ra sao?. Để giải đáp
những thắc mắc đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu lao động di cư theo
mùa vụ trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng lao động nông thôn di cư theo mùa vụ tại huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang, từ đó, đề xuất một số giải pháp, chính sách tác động phù
hợp nhằm ổn định đời sống lao động di cư tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động nông thôn
di cư theo mùa vụ.
- Đánh giá thực trạng di cư theo mùa vụ của lao động nông thôn huyện Vị Xuyên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của lao động nông
thôn trên địa bàn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động di cư mùa vụ tại
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng lao động nông thôn di cư tại địa bàn huyện Vị Xuyên diễn ra
như thế nào?

2



- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao động
nông thôn tại địa bàn huyện?
- Ảnh hưởng của di cư theo mùa vụ đến cộng đồng địa phương như thế nào?
- Những giải pháp nào giúp ổn định cuộc sống của lao động di cư đối với
việc phát triển kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những Lao động nông thôn đi di cư theo mùa vụ trên địa bàn huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư mùa vụ của lao
động nông thôn huyện Vị Xuyên.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng di cư mùa vụ của lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Về thời gian
- Thông tin thứ cấp được thu thập và nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
2012 - 2015.
- Thông tin sơ cấp được điều tra nghiên cứu trong năm 2015.
- Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được tiến hành từ tháng 4/2015 - 4/2016
Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vần đề lý luận và thực tiễn về vấn đề
lao động di cư theo mùa vụ, trong đó chú trọng nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến thời gian thời điểm di cư, cuộc sống, sức khỏe của lao động di cư, tình trạng
việc làm khi di cư, các vấn đề tác động của quá trình di cư.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm, phân loại di cư
2.1.1.1. Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhằm làm
thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người (C. Mác và
Ph. Ăngghen, 1993).
Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở
cho sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ
quá trình sản xuất nào (Đặng Nguyên Anh, 2003).
Xuất phát từ các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu lao động chính là
hoạt động của con người tác động vào thế giới tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên
theo những mục đích nhất định. Con người có thể sử dụng sức mạnh cơ bắp hay
trí tuệ của mình tác động vào tự nhiên biến chúng thành có ích cho cuộc sống
của mình.
Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người
chưa có việc làm nhưng đang tích cực tham gia tìm việc làm. Nguồn lao động
được thể hiện ở hai mặt chất lượng và số lượng (Đặng Thu, 1994).
Về mặt số lượng, theo Bộ luật Lao động ở Việt Nam (Quốc hội, 2016), số
lượng lao động là toàn bộ số người nằm trong độ tuổi quy định. Tuổi lao động quy
định là đủ 15- 60 tuổi đối với nam và đủ 15- 55 tuổi đối với nữ. Ngoài ra do quá
trình sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp những người không nằm trong độ tuổi
quy định nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là bộ phận của
nguồn lao động, tuy nhiên do khả năng lao động của họ hạn chế nên họ được coi là
lao động phụ. Những người không thuộc lực lượng lao động bao gồm các đối tượng
từ đủ 15 - 60 tuổi đang đi học, làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc, những người
mất khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật.
Về mặt chất lượng, chất lượng lao động chính là sức lao động của bản
thân người lao động thể hiện ở sức khỏe, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa,
nhận thức hiểu biết khoa học kĩ thuật và trình độ kinh tế tổ chức.


4


Lao động nông thôn là toàn bộ hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản
phẩm của những người sống ở nông thôn. Do đó, lao động nông thôn bao gồm
lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông
thôn. Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90% lao động nông thôn do
đó mà đặc điểm của nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm
của lao động trong sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động ở nông thôn có những
đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác (Đinh Quang Hà, 2008).
Thứ nhất, lao động nông thôn mang tính thời vụ cao. Sản xuất nông
nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học và
điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai…). Do đó, quá trình sản xuất
mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều. Chính vì tính chất này
đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn.
Thứ hai, lao động nông thôn có xu hướng giảm về số lượng do xu hướng
di chuyển lao động nông thôn từ nông nghiệp sang một số ngành sản xuất dịch vụ
khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Thứ ba, lao động trong nông nghiệp nông thôn nhìn chung có trình độ văn
hóa, kĩ thuật thấp hơn so với các ngành sản xuất khác.
Thứ tư, lao động ở lại trong nông thôn thường là những người có độ tuổi
trung bình cao và lao động phụ ngoài độ tuổi lao động. Vì số lao động trẻ có trình
độ tay nghề đã chuyển sang một số ngành sản xuất khác. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn
thấp và có xu hướng già hóa.
Thứ năm, lực lượng lao động đông đảo nhưng phân bố không đồng đều
giữa các vùng và giữa các khu vực. Lao động chủ yếu tập trung ở hai vùng đồng
bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng miền
núi và trung du thì lại rất thưa thớt.

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự vận động chuyển hóa từ cơ cấu lao
động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn lực của đất nước. Sự chuyển hóa này luôn
diễn ra theo quy luật phát triển không ngừng của xã hội. Chuyển dịch lao động
theo các hình thức chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động và chuyển dịch cơ
cấu việc làm. Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động bao gồm sự thay
đổi về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực, ý thức thái độ và

5


tinh thần trách nhiệm trong lao động. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao
động hay cơ cấu việc làm bao gồm sự thay đổi về cơ cấu lao động trong ngành,
theo vùng, thay đổi các loại lao động, sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình
thức sở hữu hoặc theo thành phần kinh tế.
Nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ các tính chất của lao động nông thôn từ đó
có thể tìm ra những yếu tố nào tác động đến việc di cư của nguồn lao động trong
nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung.
2.1.1.2. Khái niệm di cư
Di cư là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính đa dạng, phức tạp. Mỗi
cách tiếp cận sẽ cho ta hiểu về di cư theo những khía cạnh khác nhau và không
phải mọi sự di chuyển của con người đều được coi là di cư, do đó khó có thể đưa
ra được một khái niệm thống nhất về di cư (Đặng Nguyên Anh, 2003).
Theo nghĩa rộng, di cư là sự chuyển dịch bất kì của con người trong
một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm
thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di cư đồng nhất với sự di động dân cư.
Theo nghĩa hẹp, di cư là sự chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không
gian, thời gian nhất định. Với khái niệm này đã khẳng định mối liên hệ giữa việc
di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới.
Theo Henry S.Shryock (1980), di dân là một hình thức di chuyển về địa lý

hay không gian kèm theo sự thay đổi thường xuyên giữa các đơn vị hành chính.
Theo ông những thay đổi nơi ở tạm thời, không mang tính lâu dài như thăm
viếng, du lịch, buôn bán làm ăn, kể cả qua lại biên giới, không nên phân loại là
di dân. Theo Henry di dân còn phải gắn liền với các quan hệ xã hội của người
di chuyển.
Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), di cư là sự dịch chuyển dân cư
trong nước (từ nông thôn ra thành thị hoặc ngược lại từ vùng này sang vùng
khác) và từ nước này sang nước khác. Di cư là biểu hiện rõ rệt của sự phát triển
không đồng đều giữa các vùng, miền, lãnh thổ. Song nó cũng phản ánh sự phát
triển chậm chạp hơn hay sự lạc hậu về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng này
so với vùng khác, miền này so với miền khác. Đây là một xu hướng ít nhiều có
tính phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cũng ở nhiều quốc gia khác trong khu
vực và trên thế giới.

6


Di cư bao gồm hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại diễn ra song song
đó là xuất cư và nhập cư. Xuất cư là rời khỏi nơi cá nhân đang sống, còn nhập cư
là việc chuyển đến một nơi khác ngoài vùng lãnh thổ mình đang sống làm thay
đổi về mặt xã hội, gắn với không gian và thời gian.
Xuất phát từ các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu di cư lao động là sự
di chuyển của người lao động theo lãnh thổ với chuẩn mực về không gian và thời
gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú.
Trong nghiên cứu di cư có một số khái niệm liên quan:
Nơi đi hay còn gọi là nơi xuất cư là địa điểm cư trú trước khi một người
rời đi nơi khác sinh sống.
Nơi đến hay còn gọi là nơi nhập cư là điểm kết thúc quá trình di chuyển, là
địa điểm mà một người dừng lại để sinh sống. Nơi và địa điểm ở đây là ám chỉ
một lãnh thổ, một đơn vị hành chính nhất định.

Người xuất cư hay còn gọi là người di cư đi là người rời nơi đang sinh
sống để đi nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác để sinh sống tạm thời
hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc thời gian dài.
Người nhập cư hay còn gọi là người di cư đến là người đến nơi mới để sinh
sống, tạm trú. Nhập cư ngược với xuất cư và cả hai đều là di cư.
Luồng hay dòng di dân là tập hợp người đi ra khỏi vùng đang sinh sống và
đến cùng một vùng mới để cư trú theo những hướng nhất định vào những khoảng
thời gian xác định.
2.1.1.3. Phân loại di cư
Có nhiều cách phân loại di dân theo các giác độ khác nhau tuỳ thuộc vào
mục đích phân tích. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính tương đối và có thể đan xen
nhau trong các loại di cư.
Theo khoảng cách di dân là sự phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và
nơi đến. Di dân từ một quốc gia này sang một quốc gia khác, vượt qua ranh giới
chính trị gọi là hình thức di dân quốc tế, còn di dân nội địa liên quan đến sự
chuyển đổi nơi cư trú nằm trong phạm vi của một quốc gia.
Di cư quốc tế bao gồm di cư hợp pháp, di cư bất hợp pháp, chảy máu chất
xám, cư trú tị nạn, buôn bán người qua biên giới.
Di cư nội địa bao gồm di cư nông thôn - đô thị, di cư nông thôn - nông
thôn, di cư đô thị - nông thôn, di cư đô thị - đô thị.

7


Việt Nam là một trong những nước có nguồn lao động dồi dào. Do vậy
nên nguồn lao động di cư quốc tế khá cao. Bên cạnh đó di dân nội địa cũng diễn
ra thường xuyên, liên tục đặc biệt là hình thức di cư từ nông thôn ra thành thị.
Theo độ dài thời gian cư trú là sự phân biệt di dân theo độ dài thời gian
của người lao động tại nơi đến. Theo độ dài thời gian cư trú bao gồm di cư lâu
dài, di cư tạm thời, di cư mùa vụ ( Hoàng Thị An, 2011).

Di cư lâu dài bao gồm người di chuyển đến nơi mới với mục đích sinh
sống lâu dài, trong đó phần lớn những người di cư là do chuyển công tác, thanh
niên tìm cơ hội việc làm mới lập nghiệp và tách gia đình. Những người này
thường không quay trở về quê hương cũ sinh sống.
Di cư tạm thời là sự thay đổi nơi ở gốc không lâu dài và khả năng quay trở
lại là tương đối chắc chắn. Kiểu di cư này bao gồm các hình thức di chuyển làm
việc theo thời vụ và di dân con lắc.
Di cư mùa vụ là hình thái đặc thù của di dân tạm thời. "Mùa vụ" không
nhất thiết gắn với mùa thu hoạch mà có thể là mùa xây dựng hoặc mùa du lịch,
mùa lễ hội loại hình này phụ thuộc vào đặc trưng của từng vùng. Nhưng đây
cũng là nhân tố làm cho việc quản lý trật tự trị an trên địa bàn các thành phố rất
khó khăn (Đặng Nguyên Anh, 2012). Di dân mùa vụ diễn ra trong kỳ nông nhàn,
hướng di chuyển chủ yếu là nông thôn - thành thị. Thời gian chiếm đến 2/3 số
tháng trong năm. Lao động ra đi vào các tháng 1, tháng 6, tháng 9, và trở về vào
khoảng tháng 5, tháng 12 hàng năm (âm lịch). Do lượng thời gian rỗi ngày càng
gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, việc đi lại diễn ra với khoảng cách xa hơn,
phổ biến hơn với nhiều thời điểm trong năm hơn. Nguồn nhân công rẻ, tay nghề
thấp, dễ dàng huy động này được thu hút vào khu vực kinh tế phi chính thức, lễ
hội du lịch hoặc các trang trại ở trung du, miền núi.
Theo đặc trưng di cư, gồm di cư có tổ chức và di cư tự phát: di cư có tổ
chức là loại di cư theo kế hoạch, nhằm thực hiện các chính sách, chiến lược do
nhà nước, chính phủ vạch ra nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
ngắn hạn hoặc dài hạn; di cư tự do, hình thái di dân này mang tính chất cá nhân
do bản thân người di cư hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không
phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước (tất cả mọi chi phí, thủ tục
trong quá trình di chuyển, quá trình định cư, tìm kiếm việc làm mưu sinh đều do
người di cư tự lo lấy). Từ năm 1986 đến nay, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế

8



hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, di dân tự do ngày càng được coi là một trong những phương tiện điều
tiết thị trường lao động khá hiệu quả.
Ngoài ra, có thể liệt kê một số loại di dân đáng chú ý khác như di dân cá
nhân hay hộ gia đình, di dân tản mạn nhiều hướng hay thành dòng di dân, nếu
căn cứ vào số lượng người di dân và hướng di dân từ nơi xuất phát đến nơi dừng.
Hình thức di dân khá quan trọng là di dân giữa hai khu vực thành thị và nông
thôn. Đó là sự đan xen bốn hình thức di dân: nông thôn - thành thị, nông thôn nông thôn; thành thị - thành thị, thành thị - nông thôn.
Một loại di dân phổ biến nữa hiện nay, mang đậm tính chất của di cư mùa
vụ là di dân của những người ở nông thôn, đặc biệt là những người trẻ tuổi đến
tìm việc ở khu vực phi chính thức tại các thành phố lớn. Đặc điểm của những
người lao động nông thôn là không có chuyên môn nghề nghiệp, làm việc cho
những chủ nhỏ hoặc cá thể, tiểu chủ. Những người chủ này thường không đăng
ký sản xuất kinh doanh và không đăng ký chính thức tuyển dụng lao động.
Những người lao động tại khu vực phi chính thức, thường không ký hợp đồng lao
động, nên thường không được hưởng các chế độ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, không có chế độ nghỉ lễ và chủ nhật. Họ thường là những người gặp nhiều
rủi ro trong cuộc sống như: dễ bị lạm dụng tình dục (đối với phụ nữ), bị đối xử
không công bằng. Họ thường phải sống trong những ngôi nhà thiếu tiện nghi sinh
hoạt. Nhiều nơi hình thức di dân này còn được gọi dưới cái tên “di dân trôi nổi”.
2.1.2. Lý thuyết phân tích về vấn đề di cư
2.1.2.1. Mô hình khu vực kép (Dual Sector Model) của Arthur Lewis
Mô hình này giải thích hiện tượng lao động dư thừa từ khu vực sản xuất
nông nghiệp truyền thống (đặc trưng cho nông thôn) được chuyển dịch sang các
ngành sản xuất chế biến hiện đại (đặc trưng cho đô thị) trong quá trình công
nghiệp hóa.
Mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giả định rằng, trong nền kinh tế
chỉ tồn tại 02 khu vực: khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực
sản xuất chế biến hiện đại. Ngành nông nghiệp truyền thống phổ biến là lao động

thủ công, năng suất thấp nên có mức lương thấp. Ngược lại, các ngành sản xuất
chế biến hiện đại thường có năng suất cận biên cao, mức lương cao hơn khu vực
kinh tế nông nghiệp, và có nhu cầu tăng thêm lao động. Mô hình cũng giả định
việc cải thiện năng suất cận biên của lao động trong ngành nông nghiệp ít được
9


ưu tiên hơn tại các quốc gia đang phát triển. Điều này dẫn đến xu hướng chuyển
dịch các khoản “lợi nhuận ròng” thu được từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang
các ngành sản xuất công nghiệp (Cao Thanh Sơn, 2009).
Do sản xuất nông nghiệp bị hạn chế về mặt diện tích đất sản xuất, do đó
sản phẩm cận biên tăng thêm của một nông dân được giả định sẽ tiến đến 0 theo
quy luật “lợi nhuận biên giảm dần”. Kết quả là, trong ngành nông nghiệp tồn tại
một số lượng lao động không đóng góp làm tăng sản lượng nông nghiệp kể từ
khi sản phẩm cận biên của họ bằng không. Nhóm nông dân này chính là nguồn
“lao động dư thừa” từ khu vực nông nghiệp. Do có sự khác biệt về tiền lương
giữa ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất chế biến hiện đại nên
đội quân lao động dư thừa này sẽ được dịch chuyển tới các ngành sản xuất khác
mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra của ngành nông nghiệp.
Nếu số lượng người lao động di chuyển từ nông nghiệp sang lĩnh vực sản
xuất khác bằng với số lượng “lao động dư thừa” trong lĩnh vực nông nghiệp,
phúc lợi và năng suất chung sẽ được cải thiện. Tổng số sản phẩm nông nghiệp sẽ
vẫn không thay đổi trong khi tổng sản phẩm công nghiệp tăng lên do việc bổ
sung thêm lao động (Lê Thị Hương, 2015).
Theo thời gian, việc tăng thêm lao động sẽ làm cho năng suất lao động và
mức tiền lương cận biên trong lĩnh vực sản xuất chế biến dần dần giảm xuống
trong khi đó năng suất cận biên và tiền lương trong sản xuất nông nghiệp dần tăng
lên do lao động kém hiệu quả bị rút bớt. Kết quả là năng suất lao động cận biên
trong nông nghiệp tiến tới cân bằng với năng suất lao động cận biên của các ngành
sản xuất khác, mức lương trong ngành nông nghiệp cân bằng với mức lương trong

các ngành sản xuất khác, người lao động nông nghiệp không còn động cơ tiền bạc
để chuyển dịch, quá trình di cư chấm dứt (Đặng Nguyên Anh, 2012).
Mô hình khu vực kép đã tỏ ra thành công trong việc lý giải quá trình dịch
chuyển lao động từ khu vực nông thôn vào thành thị tại các nước phát triển. Tuy
nhiên, hạn chế của mô hình này không lý giải được hiện tượng dòng người nhập
cư vẫn ào ạt đổ về thành phố trong khi tình trạng thất nghiệp đang diễn gay gắt
tại các nước đang phát triển (Lê Thu Hương, 2015).
2.1.2.2. Mô hình lực “hút – đẩy” của Everetts Lee
Trong cuốn sách “Một học thuyết chung về di cư” (Everetts Lee, 1966),
Lee giải thích quyết định di cư của người lao động là sự kết hợp tổng hoà của:

10


yếu tố “đẩy” từ nơi đi và yếu tố “hút” từ nơi đến. Nhóm yếu tố “đẩy” - nghèo
đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà. Nhóm
yếu tố hút - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến.
Mô hình về di dân của Everett Lee bao gồm hai vòng tròn lớn tượng trưng
cho nơi xuất phát và nơi đến, trong mỗi vòng tròn này có một số ký hiệu có ý
nghĩa như sau:

Sơ đồ 2.1. Mô hình về di dân của Everett Lee
Nguồn: Everetts Lee (1966)

- Kí hiệu +: tượng trưng cho những yếu tố thuận lợi đối với sự di cư.
- Kí hiệu -: tượng trưng cho những yếu tố bất lợi đối với sự di cư.
- Kí hiệu 0: tượng trưng cho những yếu tố không lợi cũng không hại với
sự di cư.
Như vậy, mô hình của Lee đã phân biệt hai nhóm nhân tố chính quyết
định tới việc lựa chọn di cư của người lao động:

- Các nhân tố gắn với nơi ở gốc (lực đẩy tại nơi ở gốc) là những yếu tố thuộc
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá ở nơi ở gốc không đáp ứng các nhu
cầu sống (nhu cầu việc làm, nhu cầu vật chất, tinh thần) khiến người lao động phải
đi tìm vùng đất mới nhằm thoả mãn các nhu cầu sống của mình.
Trong quá trình di cư thì lực đẩy được xác định tập trung là do sự khan
hiếm về đất canh tác, thiếu việc làm, thừa lao động, tiền công ít ỏi, mong muốn
tìm đến vùng đất hứa có khả năng tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, mong muốn
cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Các nhân tố gắn với nơi sẽ đến (lực hút tại nơi đến) là những điều kiện
thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá ở nơi đến (vùng nhập cư) đã cuốn
hút người lao động ở nơi khác di chuyển đến làm việc và sinh sống.

11


×