Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ THU THẢO

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thu Thảo

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Kho bạc nhà nước
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện và các phòng ban
trực thuộc đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thu Thảo

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................. v
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ ..................................................................................... vi
Danh mục viết tăt ........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis extract ................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiến .............................................................................. 4
2.1.
Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước .................. 4
2.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 4
2.1.2. Vai trò, chức năng nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc
Nhà nước ....................................................................................................... 12
2.1.3. Sự cần thiết tăng cường quản lý NSNN tại kho bạc nhà nước......................... 18
2.1.4. Đặc điểm quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước .......................... 20
2.1.5. Nội dung quản lý ngân sách của kho bạc nhà nước ........................................ 20
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý NSNN qua kho bạc nhà nước .................... 26
2.2.
Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 29
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại KBNN trên thế giới ...................................... 29
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý NSNN ở một số địa phương ......................................... 32
2.2.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới quản lý ngân sách nhà nước......... 34
2.3.
Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 34
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 36
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 36
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
iii



3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4
3.2.5.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 37
Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 38
Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................40
Phương pháp phân tích thông tin ......................................................................40
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 43
4.1.
Thực trạng quản lý nsnn tại kho bạc nhà nước huyện yên phong .................... 43
4.1.1. Khái quát hoạt động của Kho bạc nhà nước huyện Yên Phong ....................... 43
4.1.2. Thực trạng quản lý NSNN tại kho bạc nhà nước huyện Yên Phong ................ 46
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà
nước huyện Yên Phong .................................................................................. 67
4.2.1. Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý ngân sách của Nhà nước ................ 67
4.2.2. Năng lực cán bộ Kho bạc nhà nước Yên Phong.............................................. 70
4.2.3. Sự phát triển kinh tế xã hội địa phương .......................................................... 73
4.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................................... 74
4.2.5. Sự phối hợp hoạt động với cơ quan liên quan................................................. 76
4.3.
Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nsnn tại kho bạc nhà nước
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ................................................................... 78
4.3.1. Định hướng.................................................................................................... 78
4.3.2. Giải pháp ....................................................................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 84
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 84
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 85
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 86
Phụ lục ...................................................................................................................... 88

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thu thập số liệu thứ cấp .......................................................................... 38

Bảng 4.1.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kho bạc huyện Yên
Phong giai đoạn 2013-2015 ..................................................................... 45

Bảng 4.2.

Số lượng cán bộ cán bộ các bộ phận của kho bạc Yên Phong .................. 46

Bảng 4.3.

Kết quả thu ngân sách nhà nước tại KBNN huyện Yên Phong
giai đoạn 2013-2015 ............................................................................... 48


Bảng 4.4.

Kết quả thu ngân sách so với kế hoạch giai đoạn 2013 - 2015 ................. 51

Bảng 4.5.

Chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện Yên Phong
giai đoạn 2013 – 2015 ............................................................................. 53

Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện chi ngân sách theo dự toán giai đoạn 2013 - 2015 ........... 55

Bảng 4.7.

Kết quả hoạt động thu - chi NSNN qua kho bạc Nhà nước
Yên Phong giai đoạn 2013-2015 ............................................................. 57

Bảng 4.8.

Kết quả kiểm tra, giám sát thu chi NSNN từ 2013 - 2015 ........................ 59

Bảng 4.9

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý NSNN tại
kho bạc Yên Phong ................................................................................. 68

Bảng 4.10

Đánh giá chính sách và luật ngân sách .................................................... 70


Bảng 4.11

Đánh giá về năng lực chuyên môn của cán bộ KBNN Yên Phong ........... 71

Bảng 4.12

Nhu cầu đào tạo của cán bộ kho bạc ........................................................ 72

Bảng 4.13

Khó khăn trong quản lý thu ngân sách..................................................... 74

Bảng 4.14

Nhu cầu trang bị phục vụ quản lý NSNN ................................................ 76

Bảng 4.15

Liên kết trong hoạt động quản lý NSNN ................................................. 77

Bảng 4.16

Hiệu quả tăng cường liên kết giữa kho bạc với các cơ quan khác ............ 78

v


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.


Hệ thống Ngân sách nhà nước ở Việt Nam ................................................ 7

Sơ đồ 2.2.

Hệ thống kho bạc nhà nước của Việt Nam .............................................. 11

Sơ đồ 4.1.

Bộ máy tổ chức của kho bạc nhà nước huyện Yên Phong ........................ 44

Biểu đồ 4.2. Kết quả xử lý tài sản tạm thu, tạm giữ của KBNN huyện
Yên Phong giai đoạn 2013 – 2015 ........................................................... 58
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của cán bộ Kho bạc về nguồn thu NS tại Yên Phong ................ 73
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của cán bộ kho bạc về cơ sở vật chất và hệ thống thông
tin quản lý NSNN tại kho bạc nhà nước Yên Phong ................................ 75

vi


DANH MỤC VIẾT TĂT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BC

Báo cáo

CC


Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính

KB

Kho bạc

KBNN

Kho bạc nhà nước

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước

SL

Số lượng

TL

Tỷ lệ


Tr.đ

Triệu đồng

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Ngân sách Nhà nước là xương sống của tài chính nhà nước và là nguồn lực quan
trọng cho đầu tư phát triển, đảm bảo quốc phòng an ninh và duy trì hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả quản trị điều hành ngân sách quốc
gia ngày càng được Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành quan tâm sâu sắc. Quản lý ngân
sách nhà nước là việc xây dựng kế hoạch tạo lập, sử dụng ngân sách Nhà nước tập trung
các khoản thu, tổ chức và điều hòa vốn tiền mặt đảm bảo thực hiện chi trả tiền ngân
sách Nhà nước.
Quản lý NSNN hiệu quả cũng là công cụ hữu hiệu để điều tiết, điều chỉnh nền
kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN cũng góp phần tạo uy tín cho hoạt động
Nhà nước và tạo điều kiện chống tiêu cực hiệu quả hơn.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu và đánh giá về hoạt động quản lý
ngân sách của KBNN huyện Yên Phong, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh” với mục tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý NSNN tại Kho bạc nhà
nước Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ đó đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản
lý NSNN tại KBNN Yên Phong trong thời gian tới.
Nội dung, không gian và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý NSNN, hoạt động điều
hành NSNN, hoạt động kiểm tra, giám sát thu và chi ngân sách và hoạt động hướng dẫn
quản lý thu, chi NSNN. Đề tài nghiên cứu tại Kho bạc nhà nước huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh. Số liệu phân tích thu thập từ thực trạng quản lý NSNN giai đoạn 2013 đến

2015. Định hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2020.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại địa bàn huyện Yên Phong, tác giả đã
khái quát các nội dung Quản lý Ngân sách nhà nước trên cơ sở lý luận và rút ra các bài
học thực tế sâu sắc. Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về ngân sách nhà
nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước;
thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua
hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có
trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm. Quản lý ngân sách nhà
nước tại Kho bạc nhà nước về bản chất chính là quản lý ngân sách nhà nước. Vì vậy
quản lý Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước là việc:

viii


- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước;
tổ chức thực hiện việc thu nộp vào ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ
chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện hạch toán số thu
ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các
nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
Thông qua kết quả điều tra, thu thập số liệu trên địa bàn huyên Yên Phong, và
số liệu quản lý ngân sách nhà nước tại KBNN Yên Phong giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2015, có thể thấy là hoạt động thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
huyện Yên Phong đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn ngân sách thu
được tăng qua các năm, trung bình mỗi năm tổng thu ngân sách tăng 4,5%. Kết quả
thực hiện kế hoạch thu qua các năm đều đạt trên 100% so với dự toán đề ra. Có thể
thấy được mức độ tăng trưởng cao về kinh tế xã hội của địa phương.Trên địa bàn

của Huyện Yên Phong, tuy diện tích nhỏ hơn các huyện khác trong Tỉnh, nhưng có
mức độ thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ, với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và
nước ngoài. Trong các nguồn thu của ngân sách nhà nước ở kho bạc nhà nước Yên
Phong có tới hơn 70% là thu từ thuế, như vậy có thể nói thuế là nguồn thu chủ yếu
và quan trọng trong cơ cấu nguồn thu của ngân sách. Thu từ phí và lệ phí cũng như
thu từ các hoạt động huy động vốn khác của kho bạc tuy không chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu nguồn vốn huy động nhưng có mức tăng trưởng mạnh.
Nguồn ngân sách nhà nước được kho bạc giải ngân cho các hoạt động xây
dựng cơ bản và các hoạt động chi thường xuyên có xu hướng vượt dự toán từ 1,13%
đến 1,97% tùy thuộc vào từng năm ngân sách. Chi thường xuyên là hoạt động chi
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi ngân sách ở tất cả các kho bạc nhà nước, cân đối
chi và đảm bảo chi trong dự toán là yêu cầu đặt ra trong thực hiện quản lý nguồn
quỹ ngân sách ở kho bạc. Thu ngân sách trong giai đoạn 2013-2015 tăng 9,2% tuy
nhiên mức chi ngân sách qua kho bạc nhà nước Yên Phong tăng 16,18%, điều này có
nghĩa là mức chi ngân sách cao hơn mức thu tạo ra sự không cân đối giữa thu và chi
ngân sách. Nguyên nhân chi luôn cao hơn thu là do tổng chi trên bao gồm cả phần chi
NS Trung ương và NS Tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của Trung ương và Tỉnh phát sinh trên
địa bàn (trên địa bàn không thực hiện cân đối thu – chi NS Trung ương và NS Tỉnh mà
cân đối tại Tỉnh và trung ương).

ix


THESIS EXTRACT
State budget is the financial backbone of the state and is an important resource
for development investment, ensuring national defense and security and maintain the
operation of the state administrative apparatus. Improving governance effective
national budgets increasingly Parliament, Government, ministries deep concern.
Management of the state budget funds are planning to create, use centralized state
budget revenues, organize and regulate the cash capital to ensure the payment of

state budget.
Effective budget management is also an effective tool to regulate and adjust the
economy. Improving the management efficiency of state budget funds also contributed
to the prestige of the State activities and facilitate more effective against negative
phenomena.
Wishing to contribute my small effort to the work of the State Treasury Yen Phong,
Bac Ninh Province, titled "Solutions to strengthen the State budget management at the State
Treasury Yen Phong District, Bac Ninh Province" were selected as research object in the
thesis.
The general objective is to study assessing the situation in the state budget to
manage the state treasury Yen Phong, Bac Ninh province then propose orientations and
solutions to enhance the management of state budget at the State Treasury Yen Phong in
the future.
The specific objectives are:
- To systematize the theoretical basis and practical solutions to enhance the
management of state budget at the state treasury;
- Assess the situation and analyze the factors that affect the management of the
state budget at the State Treasury Yen Phong District, Bac Ninh Province;
- Propose orientations and solutions to enhance the management of state budget
at the State Treasury Yen Phong District, Bac Ninh Province in the near future.
Subjects of the research study are theoretical issues and practical management of the
state budget of the State Treasury. Subjects of investigation are officials and experts of
the State Treasury Yen Phong District, Bac Ninh Province and related departments.
Content, space and time study:
Theoretical studies and practical activities of state budget management,
operational budget, operational inspection and monitoring revenues and expenditures
and operations management guidelines budget revenue and expenditure. Research
project at the State Treasury Yen Phong District, Bac Ninh Province. Analyzed data
x



collected from the state budget situation management period 2013 to 2015. Orientation
and proposed solutions by 2020.
Through research and practical reasoning in Yen Phong district, the author outlined
the contents Budget Management on a theoretical basis and draw practical lessons deeply.
The State Treasury is an agency under the Ministry of Finance, performing the function of
advising and assisting the Minister of Finance and the State management of State budget
funds, state financial funds; State treasury management; State general accounting;
implementation of the mobilization for the state budget and for investment and
development in the form of government bonds issued under the provisions of the law (the
Prime Minister, 2015).
State budget funds is the whole of the State funds, including loans on account of
the state budget at a time of grant.(Congress, 2015).
Management of the state budget in the state treasury is essentially managing the
state budget funds. So Budget management in the state treasury is the:
- Focus and reflect fully and promptly the state budget revenues; organize the
collection of funds paid into the state budget funds by organizations and individuals
filed in the State Treasury system; perform accounting of state budget revenues for
funding under the provisions of the Law on the State Budget and the State agencies
competent;
- Control, billing, payment of the expenses of the state budget and other sources
of funds allocated in accordance with the law;
Through a survey, data collection Yen Phong district, and data management at
the Treasury Budget Yen Phong period from 2010 to 2015, can be seen as operational
budget revenues water through the state treasury Yen Phong district has achieved
encouraging results. Budget revenues are increased through the years, the average
annual total revenues increased 4.5%. Results of the implementation plan are collected
through years of over 100% compared to the estimate set out. Can see the high level of
economic growth of the local society's geographical phuong.Tren Yen Phong District,
although smaller area to other districts in the province, but the degree to attract strong

investment, with many large enterprises at home and abroad. In the revenues of the state
budget in Yen Phong state treasury has more than 70% of tax revenue, so it can be said
that tax revenues and significant mainly in the structure of budget revenues. Revenues
from fees and charges as well as revenues from other capital raising activities of the
Treasury, though not a large proportion of mobilized capital structure but strong growth.
State budget funds were disbursed to the treasury operations and capital
construction activities recurrent expenditure exceeding the estimated trend from 1.13%
to 1.97% depending on the budget year. Regular expenses are operating expenses
account for the bulk of the budget structure in all the state treasury, balance expenditure
and expenditure in the budget to ensure that the requirements set forth in the

xi


management of budget funds in treasury. Budget revenue in the 2013-2015 period
increased by 9.2%, however the budget expenditures through the State Treasury 16.18%
Yen Phong increase, this means spending levels higher than the revenue generated is
not balance between revenue and expenditure. The cause is always higher than revenue
expenditure is the total cost by including the expenditure on central and NS NS
Province of tasks of the central and provincial expenditures incurred in the province (in
the province did not balance the revenue - expenditure on Central and provincial NS
that balance at the central and provincial).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện đại, Nhà nước là một thiết chế không những có vai trò
quan trọng về chính trị, quân sự, ngoại giao, mà ngày càng có vai trò to lớn hơn

về kinh tế. Để đảm đương được các vai trò đó, Nhà nước cần có nguồn lực tài
chính, đó là ngân sách Nhà nước (NSNN), việc quản lý điều hành Ngân sách nhà
nước có vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, ổn định và phát triển nền kinh
tế quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Để quản lý ngân sách nhà
nước và tài sản quốc gia, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại
Nghị định số 155/HÐBT ngày 15/10/1988 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ
máy của Bộ Tài chính, Hệ thống Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính được
hình thành , với nhiệm vụ chính là tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy
đủ kịp thời các nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước, trợ giúp đắc lực cho cơ quan
Tài chính và chính quyền trong việc quản lý và điều hành Ngân sách tại trung
ương và địa phương.
Ngân sách Nhà nước là xương sống của tài chính nhà nước và là nguồn
lực quan trọng cho đầu tư phát triển, đảm bảo quốc phòng an ninh và duy trì hoạt
động của bộ máy hành chính nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả quản trị điều
hành ngân sách quốc gia ngày càng được Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành
quan tâm sâu sắc. Quản lý ngân sách nhà nước là việc xây dựng kế hoạch tạo lập,
sử dụng ngân sách Nhà nước tập trung các khoản thu, tổ chức và điều hòa vốn
tiền mặt đảm bảo thực hiện chi trả tiền ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, thể chế quản lý NSNN còn nhiều bất cập. NSNN chưa bao
quát đầy đủ các thu, chi thuộc phạm vi của Ngân sách. Một số khoản thu thực
chất là thu ngân sách nhưng không được đưa vào ngân sách (một số khoản thu
phí, lệ phí; một số quỹ tài chính tập trung) hoặc chỉ thực hiện quản lý qua
NSNN. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS TW và NS địa phương còn
nhiều vấn đề chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng lồng ghép giữa NSTW và NS địa
phương. Một số khoản thu phân chia giữa NSTW và NS địa phương chưa đảm
báo tính công bằng và không phù hợp với tính chất phát sinh của khoản thu này
(ví dụ, thuế TNDN của đơn vị hạch toán toàn ngành). Quy định bổ sung cân đối
từ NSTW cho NSĐP trong thời kỳ ổn định ngân sách theo số tuyệt đối, dẫn đến
nhiều địa phương quy mô ngân sách nhỏ, thu NSNN trên địa bàn thấp gặp nhiều
1



khó khăn trong việc bố trí chi đầu tư xây dựng cơ bản trong cân đối ngân sách
hàng năm. Quy định về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho
ngân sách cấp dưới, nhưng chưa xác định được những tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể
dẫn đến một số địa phương thiếu nỗ lực, chủ động, trông chờ, ỷ lại vào Trung
ương. Hai hoạt động chủ yếu là Thu và chi Ngân sách nhà nước không những
tăng về qui mô, đa dạng về cơ cấu, mà còn phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả, minh
bạch, hợp lý, chính vì thế tìm kiếm phương thức quản lý NSNN tối ưu đang là
nhiệm vụ của tất cả các quốc gia.
Ở nước ta từ khi Luật tổ chức Nhà nước và các Luật thuế, Luật Ngân sách
nhà nước ra đời quản lý Ngân sách nhà nước đã từng bước đi vào nề nếp. Nước ta
cũng đã áp dụng mô hình quản lý tách bạch giữa ba khâu: thu NSNN; giữ quỹ
NSNN và chi NSNN. Nhờ đó, quá trình quản lý ngân sách nhà nước đã góp phần
vào đem lại hiệu quả trong việc ổn định và phát triển kinh tế từ trung ương đến
địa phương bằng vốn nhà nước những năm qua, không những đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước mà còn dành phần đáng kể cho dự phòng, dự trữ tài chính, đầu tư
phát triển và trả nợ.
Quản lý NSNN hiệu quả cũng là công cụ hữu hiệu để điều tiết, điều chỉnh
nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN cũng góp phần tạo uy tín cho
hoạt động Nhà nước và tạo điều kiện chống tiêu cực hiệu quả hơn.
Đóng góp vào thành tựu chung đó, Kho bạc Nhà nước (KBNN) các cấp
cung cấp một khâu quan trọng trong quản lý thu, chi NSNN. Từ khi ra đời và đi
vào hoạt động đến nay hệ thống KBNN đã cơ bản làm tốt nhiệm vụ tập trung các
khoản thu NSNN và kiểm soát các khoản chi NSNN. Khi thực hiện nhiệm vụ
này, hệ thống KBNN đã nỗ lực khắc phục khó khăn, liên tục cải tiến thủ tục,
nghiệp vụ liên quan đến quản lý NSNN; đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan
và góp phần thực hiện thành công chức năng quản lý của Nhà nước.
Bên cạnh những thành công, hệ thống KBNN cũng còn một số hạn chế như
chưa rút ngắn thời gian làm thủ tục của đối tượng có quan hệ với KBNN, chia sẻ và

lưu giữ thông tin chưa hợp lý, thủ tục vẫn còn rờm rà, chi phí giấy mực còn lớn…
Trong hệ thống KBNN, KBNN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được coi là
đơn vị mới được thành lập sau khi tái lập tỉnh Bắc Ninh. Do đó, bên cạnh
những nhược điểm chung, KBNN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh còn có thêm
nhược điểm về đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất chưa đầy đủ.
Chính vì vậy tiếp tục hoàn thiện cơ cấu để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý
NSNN là việc làm cấp bách.
2


Với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công việc chung
của KBNN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý
ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”
được lưạ chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý NSNN tại Kho bạc nhà nước Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh từ đó đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản lý
NSNN tại KBNN Yên Phong trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tăng cường quản lý
ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân
sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước
tại kho bạc nhà nước huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiến về hoạt
động quản lý NSNN của KBNN. Đối tượng điều tra là cán bộ và chuyên viên của

Kho bạc nhà nước huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và các phòng ban liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý NSNN như: hoạt
động điều hành NSNN, hoạt động kiểm tra, giám sát thu và chi ngân sách và hoạt
động hướng dẫn quản lý thu, chi NSNN.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại Kho bạc nhà nước huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Phân tích thực trạng giai đoạn 2013 đến 2015. Định hướng và giải pháp đề
xuất đến năm 2020.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước
Sự ra đời và phát triển của nhà nước trong lịch sử là sự thay thế giữa các
hình thái kinh tế xã hội, xã hội nào cũng có bộ máy quyền lực cai trị và bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp thống trị. Để duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền,
nhà nước cần có một nguồn tài chính nhất định, nguồn tài chính này được sử
dụng theo kế hoạch và được bổ sung thường xuyên nhằm đảm bảo tính ổn định.
Bên cạnh việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, nguồn tài chính này còn
giúp nhà nước thực hiện các hoạt động khác như quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội... những khoản tài chính đó được gọi chung
là ngân sách nhà nước.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước do ngân sách được

nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Theo Từ điển thuật ngữ tín dụng, NSNN là
dự toán và thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của Nhà nước trong khoảng thời
gian nhất định (thường là 1 năm). Định nghĩa này đã chú ý tính thời hạn (niên độ)
và tính kế hoạch của NSNN, nhưng chưa phản ánh được các quan hệ kinh tế
chứa đựng trong NSNN (Nguyễn Thanh Tùng, 2013).
Điều 1 Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2002 định nghĩa:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thực hiện
trong 1 năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Định nghĩa này không chỉ giới hạn trong hình thức mà khái quát mục đích sử
dụng của NSNN (Quốc hội, 2002).
Tại Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách nhà nước được
hiểu Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà

4


nước. Ngân sách nhà nước bao gồm Ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương, NSNN được phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa
các cấp ngân sách. Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước
phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc
nhiệm vụ chi của cấp trung ương. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân
sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách
trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước
thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương (Quốc hội, 2015).
Từ những định nghĩa về ngân sách nhà nước đã nêu ở trên, tác giả định
nghĩa: Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế bao gồm toàn bộ khác khoản
thu, khoản chi của nhà nước trong một năm được dự toán, thực hiện do cơ quan

có thẩm quyền quyết định nhằm mục đích thực hiện chức năng và nhiệm vụ của
nhà nước.
+ Vai trò của NSNN
Vai trò của ngân sách nhà nước dựa trên các chức năng cơ bản của NSNN
với các hoạt động của nhà nước, cụ thể như sau:
Ngân sách nhà nước huy động các nguồn lực tài chính từ xã hội nhằm
mục đích đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa
phương. NSNN được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau dựa trên các kế
hoạch chi ngân sách theo quy định của pháp luật hiện hành do vậy nguồn lực tài
chính đó cần được thường xuyên đảm bảo để cân đối giữa thu và chi ngân sách.
Tất cả các hình thức tổ chức nhà nước đều phải đảm bảo cân đối ngân sách, do
vậy vai trò huy động các nguồn lực tài chính là vai trò truyền thống cơ bản nhất
của NSNN (Đặng Văn Thanh, 2005).
Bên cạnh đó, NSNN còn có vai trò là công cụ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô thông qua điều tiết cung cầu trong sản xuất bằng công cụ thuế, điều
chỉnh hay kiềm chế lạm phát hoặc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua các gói
hỗ trợ hoặc các biện pháp giảm chi ngân sách. Ngân sách thúc đẩy quá trình phát
triển của nền kinh tế xã hội, nền kinh tế cần có sự điều tiết thông qua các công cụ
kinh tế vĩ mô, nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng để giúp nhà nước thực

5


hiện điều tiết tức là nhà nước sử dụng triệt để công cụ NS nhằm điều tiết thị
trường. NSNN góp phần định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại, hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh
tranh độc quyền thông qua việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước hoặc
hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển (Nguyễn Ngọc Hùng, 2006).
Ngân sách nhà nước còn có vai trò điều tiết thu nhập giữa các vùng dân
cư, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng, đảm bảo an sinh xã hội và phát

triển bền vững, giảm khoảng cách giàu nghèo trong sự phát triển. Mục tiêu của
nhà nước là tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước
nhưng do những yếu tố khách quan nên còn nhiều địa phương chậm phát triển.
Để đầu tư cho phát triển hạ tầng đòi hỏi có sự đầu tư công cho phát triển, chỉ có
nguồn lực tài chính từ ngân sách mới có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát
triển. Nguồn ngân sách được thu từ thuế ở các vùng phát triển để đầu tư cho nơi
kém phát triển, quá trình này đã góp phần điều chỉnh thu nhập, điều tiết sự phát
triển, rút ngắn sự phát triển giữa các tầng lớp dân cư và các vùng miền đảm bảo
sự phát triển đồng bộ và bền vững (Lê Văn Ái và Hồ Xuân Phương, 2000).
+ Hệ thống ngân sách nhà nước
Phân cấp ngân sách nhà nươc tuân thủ hai nguyên tắc chủ đạo đó là
nguyên tắc thống nhất và nguyên tắc tập trung dân chủ. NSNN ở nước ta là một
hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương thống nhất về chủ trương
đường lối chính sách, những quy định của Nhà nước về quản lý, tổ chức điều
hành, cũng như về các chế độ, định chế về tài chính là biểu hiện của sự thống
nhất trong hệ thống ngân sách của Việt Nam. Mặt tập trung trong phân cấp
NSNN là NSNN được tập trung ở NS trung ương và được phân cấp từ trên xuống
dưới; mặt dân chủ thể hiện ở mỗi cấp ngân sách hệ thống chính quyền tương
đương và có các quyết định sử dụng riêng biệt phù hợp với điều kiện thực tế. Hệ
thống NSNN phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo tính hiệu quả và
công bằng; giải quyết được các mối quan hệ về quyền lực và tài chính giữa các
cấp NS. Hệ thống NSNN ở Việt Nam theo Điều 6 Luật Ngân sách NN năm 2015
được thể hiện qua sơ đồ 2.1:

6


NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG


NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH
CẤP TỈNH

NGÂN SÁCH
CẤP HUYỆN

NGÂN SÁCH
CẤP XÃ

Sơ đồ 2.1. Hệ thống Ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Nguồn: Quốc hội (2015)

Hệ thống NSNN ở Việt Nam đã đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong
phân cấp NSNN tức là đảm bảo tính thống nhất, tính tập trung dân chủ, đảm bảo
giải quyết các mối quan hệ về quyền lực và sử dụng ngân sách giữa các cấp chính
quyền, đảm bảo tính công bằng. Ngân sách địa phương là một bộ phận của
NSNN. Các khoản thu, chi của ngân sách mỗi cấp là những khoản thu, chi của
Ngân sách nhà nước giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tương đương xây dựng, tổ
chức quản lý, Hội đồng nhân dân cấp tương đương quyết định và giám sát thực
hiện theo nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
2.1.1.2. Khái niệm quản lý và quản lý ngân sách nhà nước
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quản lý do được nhìn nhận từ
các góc độ khác nhau và phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu của từng môn khoa
học cụ thể. Tuy nhiên, dù khái niệm quản lý được hiểu như thế nào thì cũng có
đặc điểm chung đó là có chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý.


7


Do vậy, khái niệm chung nhất về quản lý đó là: Quản lý là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để sử dụng hiệu
quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu quản lý (Nguyễn Hồng Sơn và Phan
Huy Đường, 2013).
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý NSNN. Quản lý ngân sách nhà
nước là việc xây dựng kế hoạch tạo lập, sử dụng ngân sách nhà nước tập trung
các khoản thu, tổ chức và điều hòa vốn tiền mặt đảm bảo thực hiện chi trả tiền
ngân sách nhà nước (Nguyễn Ngọc Hùng, 2006).
Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện trong quá trình tổ chức thu, cấp phát, thanh toán các khoản chi
và kiểm soát các khoản chi. Mục đích của quản lý ngân sách nhà nước là nhằm
đảm bảo khả năng thanh thoán, chi trả và sử dụng có hiệu quả ngân sách (Tô
Thiện Hiền, 2012).
Dựa trên những đặc trưng cơ bản của NSNN và khái niệm về quản lý, tác
giả cho rằng: Quản lý ngân sách nhà nước là quản lý từ quá trình tạo lập, sử dụng
các nguồn lực tài chính của nhà nước để thực hiện các mục tiêu của nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực. Quản lý ngân sách nhà nước bao gồm quản lý thu ngân
sách, quản lý chi ngân sách và các nghiệp vụ khác có liên quan.
+ Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp NSNN là xác định quyền lực của các cấp chính quyền trong việc
ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức lien quan đến ngân sách.
Phân cấp ngân sách còn là việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các cấp chính
quyền trong việc thực hiện chu trình ngân sách. Nguyên tắc quản lý ngân sách
nhà nước thể hiện trong điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, theo đó quản
lý ngân sách dựa trên 11 nguyên tắc chủ đạo bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu

quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý;
gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy
đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và
chế độ thu theo quy định của pháp luật.

8


4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có
thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân
sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có
nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ
bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
5. Bảo đảm ưu tiên bố trí NS để thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo;
chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp,
nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách
quan trọng khác.
6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo
đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.
7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức
chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo
đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy
định của Chính phủ.
9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân

sách nhà nước.
10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp
luật có liên quan.
11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ
tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ
trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của
ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được
thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài
chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm
vụ chi của ngân sách nhà nước.

9


2.1.1.3. Quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước
Kho bạc nhà nước là tổ chức chuyên ngành trực thuộc Bộ tài chính, có
nhiệm vụ giúp Bộ tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về ngân sách nhà nước; quỹ dự trữ tài chính nhà nước như tiền, tài
sản tạm thu, tạm giữ; huy động vốn cho ngân sách nhà nước và thực hiện hoạt
động chi cho đầu tư phát triển.
Vị trí và chức năng của Kho bạc nhà nước được quy định như sau :
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về ngân sách nhà
nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà
nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát
triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp
luật (Thủ tướng Chính phủ, 2015).
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền
vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm

(Quốc hội, 2015).
Quản lý ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước về bản chất chính là
quản lý ngân sách nhà nước. Vì vậy quản lý Ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà
nước là việc:
- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà
nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào ngân sách nhà nước các khoản tiền do
các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện hạch toán
số thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân
sách Nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và
các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
Là một khâu quan trọng trong hệ thống quản ký Ngân sách nhà nước, Kho
bạc nhà nước được tổ chức theo mô hình chặt chẽ từ trung ương đến địa phương
theo hệ thống ngành dọc, và có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với
các cơ quan liên quan khác trong hệ thống Tài chính để giúp chính phủ điều hành
ngân sách một cách hiệu quả nhất. Cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước các cấp
thể hiện qua sơ đồ 2.2:

10


Kho bạc nhà nước

Kho bạc nhà nước
cấp tỉnh

Văn
phòng

Các

Vụ

Các
Cục

Các đơn
vị sự
nghiêp

Kho bạc nhà nước
cấp huyện
Sơ đồ 2.2. Hệ thống kho bạc nhà nước của Việt Nam
Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2015)

Cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ
trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập
trung, thống nhất. Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, kho bạc nhà nước
cấp tỉnh trực thuộc kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp huyện trực thuộc
kho bạc nhà nước cấp huyện. Khác với hệ thống ngân sách nhà nước, hệ thống
kho bạc nhà nước không có tổ chức cấp xã. Kho bạc nhà nước các cấp có mối
quan hệ chặt chẽ với cơ quan tài chính cấp tương đương trong thực hiện các hoạt
động quản lý ngân sách.
Nhiệm vụ cơ bản của KBNN: Căn cứ vào tính chất của các nhiệm vụ có
thể chia các nhiệm vụ của KBNN thành 2 nhóm:
+ Nhóm nhiệm vụ có tính chất quản lý nhà nước: Quản lý NSNN, quỹ tài
chính nhà nước được giao bao gồm tập trung các nguồn thu vào NSNN, quản
lý kiểm soát các khoản chi của NSNN; quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của
Nhà nước; quản lý các quỹ tài chính của Nhà nước, tài sản tạm thu tạm giữ,
tài sản quý hiếm...; tổ chức hạch toán kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài
sản của Nhà nước, kế toán các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ

và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức lập báo cáo
tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương; tổ chức thực
hiện thanh tra chuyên ngành.
+ Nhóm nhiệm vụ có tính chất cung cấp dịch vụ công và có tính chất như
một ngân hàng của Chính phủ gồm: Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi,
11


tổ chức thanh toán chuyển tiền, thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ, tổ chức huy
động vốn thông qua phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ phục vụ cho
cân đối ngân sách và cho đầu tư phát triển (Thủ tướng Chính phủ, 2015).
2.1.2. Vai trò, chức năng nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc
nhà nước
2.1.2.1. Vai trò quản lý ngân sách nhà nước tại Kho Bạc nhà nước
Ngân sách nhà được hình thành từ việc tập trung các khoản thu của nhà
nước bao gồm cả các khoản vay để chi tiêu cho các hoạt động của nhà nước
trong tất cả các lĩnh vực. Kho bạc nhà nước có nhiều vai trò trong thực hiện chu
trình của ngân sách nhà nước, ghi nhận các hoạt động thu nộp và sử dụng ngân
sách ở các cấp, các đơn vị. Vai trò của quản lý NSNN tại Kho bạc nhà nước thể
hiện ở một số khía cạnh sau:
+ Tạo lập cơ chế, chính sách quản lý ngân sách:
Cơ chế quản lý NSNN tại KBNN là tổng thể các hình thức và phương
pháp để tập trung, phân phối và sử dụng quỹ NSNN một cách chính xác kịp thời,
đúng quy định của nhà nước. Mỗi thời kỳ phát triển cần có những chính sách
ngân sách phù hợp để đáp ứng các yêu cầu đặt ra do vậy cần có sự linh hoạt trong
cơ chế quản lý, tập trung và sử dụng ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, không
ngừng hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý ngân sách với mục tiêu thích ứng, phù
hợp với sự biến động của chính sách ngân sách là yêu cầu hàng đầu trong hoạt
động quản lý NSNN tại KBNN. Để làm được điều đó cần thực hiện nhiều nhóm
giải pháp cả về thể chế pháp luật lẫn nâng cao trình độ cán bộ thực hiện quản lý

NSNN trong hệ thống Kho bạc nhà nước (Võ Đình Hảo, 1992).
Chính sách ngân sách là những định hướng cơ bản trong huy động thu và
sử dụng ngân sách của Nhà nước ở từng thời kỳ nhất định, phù hợp với đặc điểm
kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước ở thời kỳ đó. Cơ cấu
chính sách ngân sách bao gồm chính sách động viên, tập trung các nguồn tài
chính vào quỹ ngân sách tập trung của Nhà nước, chính sách phân phối sử dụng
quỹ ngân sách cho các mục tiêu kinh tế - xã hội và thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, những định hướng cơ bản về tổ chức, xây dựng
và quản lý hệ thống NSNN. Chính sách NS thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử
nhất định và tác động tới sự phát triển của kinh tế xã hội theo các chiều hướng
khác nhau, dựa vào sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước ở từng giai đoạn
mà có các biện pháp huy động các nguồn thu và sử dụng chi ngân sách sao cho
hợp lý và có hiệu quả nhất (Võ Đình Hảo, 1992).

12


×