Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH DỰ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn:

PGS. TS Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Dự

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế & Phát triển
nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời bày tỏa cám
ơn đến tập thể lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và các phòng ban chuyên môn của
UBND huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa: Phòng Tái chính - kế hoạch, Phòng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn, Văn phòng HĐND – UBND, Chi cục thống kê, Trạm
khuyến nông huyện đã tích cực giúp tôi điều tra, thu thập, cung cấp và tổng hợp số liệu
trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Văn Hùng,
Khoa Kinh tế & Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các chủ trang trại, cán bộ và nhân dân
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã

động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Dự

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng


v

Danh mục sơ đồ

vi

Trích yếu luận văn

vii

Thesis abstract

ix

Phần 1. Mở đầu

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

3

1.5.


3

Đóng góp mới của Luận văn

Phần 2. Tổng quan tài liệu

4

2.1.

4

Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

2.1.1. Các khái niệm cơ bản

4

2.1.2. Kinh tế trang trại

9

2.1.3. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

13

2.1.4. Các yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

15


2.2.

19

Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới

19

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

24

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển KTTT huyện Quảng Xương

32

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

33

3.1.

33

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên


33

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

34

iii


3.1.3. Đánh giá về địa bàn nghiên cứu

42

3.2.

43

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

43

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin

45

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

46


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

48

4.1.

Tình hình phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện quảng Xương
4.1.1. Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện theo chiều rộng

48

4.1.2. Kế quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

51

49

4.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng
Xương theo hướng bền vững
4.1.4. Các yếu tố khách quan

85

4.1.5. Các yếu tố chủ quan

85

4.2.


Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn huyện Quảng Xương
4.2.1. Định hướng

93

4.3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp

100

4.3.3. Giải pháp

100

Phần 5. Kết luận

108

5.1.

Kết luận

108

5.2.

Kiến nghị

110


5.2.1. Đối với nhà nước

110

5.2.2. Đối với chủ trang trại

111

Tài liệu tham khảo

112

iv

93


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Số trang trại phân theo địa phương ..................................................... 2727

Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện giai đoạn (2011-2015) ............................ 3636

Bảng 4.1.

Số lượng các loại hình trang trại giai đoạn 2011 – 2015...................... 4949


Bảng 4.2.

Diện tích bình quân của trang trại giai đoạn 2011 - 2015 .................... 5050

Bảng 4.3.

Vốn đầu tư bình quân của trang trại giai đoạn 2011 - 2015 ................. 5151

Bảng 4.4.

Thông tin chung về các trang trại điều tra năm 2015 ........................... 5252

Bảng 4.5.

Tình hình đất đai của các trang trại điều tra năm 2015 ........................ 5454

Bảng 4.6.

Lao động của các trang trại điều tra năm 2015 .................................... 5656

Bảng 4.7.

Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2015 ......... 5757

Bảng 4.8

Cơ sở vật chất của các trang trại năm 2015 ......................................... 5959

Bảng 4.9.


Công tác thú y ở các trang trại điều tra năm 2015 ............................... 6262

Bảng 4.10. Diện tích gieo trồng một số cây trông chính của trang trại .................. 6363
Bảng 4.11. Sản lượng một số cây trồng chính của trang trại ................................. 6464
Bảng 4.12. Quy mô chăn nuôi của một số giống vật nuôi chủ yếu ........................ 6565
Bảng 4.13. Hiểu biết của chủ trang trại về các quy trình sản xuất mới .................. 6666
Bảng 4.14. Dạng sản phẩm và thị trường tiêu thụ của các trang trại ...................... 6767
Bảng 4.15. Chi phí sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2015 .................... 6868
Bảng 4.16. Doanh thu của các hoạt động SX KD của trang trại năm 2015 ............ 7070
Bảng 4.17. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại
năm 2015 ............................................................................................... 74
Bảng 4.18. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2015 ................. 7373
Bảng 4.19.

Giá trị sản xuất của các trang trại giai đoạn 2011 – 2015 (Giá SS 2010).......7676

Bảng 4.20. Lao động và thu nhập của các trang trại giai đoạn 2011 – 2015
(Giá SS 2010)..................................................................................... 7777
Bảng 4.21. Một số chỉ tiêu về trang trại qua các năm ............................................ 8181
Bảng 4.22. Trình độ chuyên môn của lao động trong trang trại ............................. 8282
Bảng 4.23. Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng ....................................... 8383
Bảng 4.24.

Các biện pháp bảo vệ môi trường của trang trại từ năm 2011 đến 2015 ...... 8484

Bảng 4.25. Đánh giá của chủ trang trại về mức độ hưởng lợi từ các chính sách
của nhà nước ...................................................................................... 8787
Bảng 4.26. Ma trận SWOT của trang trại huyện Quảng Xương ........................... 9494
Bảng 4.27. Dự báo phát triển kinh tế trang trại của huyện đến năm 2020 .............. 9999

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Đồ thị 4.1. Cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện ................................. 4949
Đồ thị 4.2. Hiệu quả sản xuất của các trang trại ở huyện Quảng Xương .................. 7474

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đình Dự
Tên Luận văn: “Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá
trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa là một trong những đơn vị có nhiều lợi thế về đất đai, nguồn
nhân lực, thị trường tiêu thụ hàng hóa… rất thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại.
Song kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đã có bước phát triển tốt: Qui mô, số lượng
trang trại, khả năng đầu tư, giá trị sản xuất, lợi nhuận và thu nhập của các trang trại
không ngừng tăng lên qua các năm, nhưng vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: Số
lượng, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện; hiệu quả sản xuất kinh
doanh chưa cao; còn gặp nhiều khó khăn về đất đai, tiền vốn, cơ sở hạ tầng, khoa học
công nghệ, trình độ quản lý,... Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần thúc đẩy kinh tế
trang trại ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa phát triển hơn nữa theo hướng bền

vững, tôi tiến hành nghiên cứa đề tài “Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
Để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững; đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại trong thời
gian qua; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững; đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Xương những năm tới. Chúng tôi tiến hành
điều tra, phỏng vấn trực tiếp 225 trang trại trên địa bàn huyện Quảng Xương; đồng thời tìm
hiểu, tham khảo nhiều tài liệu từ trung ương đến địa phương và nhiều đề tài liên quan đến
phát triển kinh tế trang trại trong và ngoài nước. Luận văn đã phân tích số liệu và các thông
tin thu thập được bằng các phương pháp: Phân tổ, thống kê mô tả, so sánh, phân tích
SWOT, chuyên gia chuyên khảo và phương pháp dự báo. Qua các phương pháp phân
tích và tổng hợp cho thấy kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Xương đã tăng
nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình sản xuất, góp phần tích cực vào quá trình
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn và đang tỏ ra là đơn vị sản xuất kinh
doanh nông nghiệp phù hợp và có hiệu quả, đồng thời đã nâng cao năng xuất sử dụng
đất, bảo vệ môi trường, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông

vii


thôn. Hơn nữa, kinh tế trang trại còn là mô hình huy động và sử dụng các nguồn lực một
cách có hiệu quả, cũng như đi đầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng
Xương cũng cho thấy thực trạng tiềm năng để phát triển còn rất lớn nhưng chưa được
khai thác và phát huy hiệu quả. Để kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Xương
phát triển đúng hướng và bền vững, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp: Tiếp tục qui
hoạch hoặc qui hoạch lại những vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn, đặc biệt
là các trang trại chăn nuôi phải xa nơi dân sinh, nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường;
Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định cho các chủ trang trại; các

tổ chức tín dụng phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế trang trại; thực
hiện tốt việc liên kết 4 nhà ( nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học);
hướng dẫn việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đầu vào cho các trang
trại; nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại; tăng cường đào tạo tay nghề cho
người lao động; đầu tư hợp lý về khoa học công nghệ; tăng cường quản lý nhà nước về
phát triển kinh tế trang trại; giải pháp mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản nông
sản; mở rộng và tăng cường các hình thức hợp tác; gắn sản xuất với bảo vệ môi trường;
ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Mỗi chủ trang trại là một
nhà đầu tư nên phải tự ý thức được việc phát triển kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá
với qui mô lớn đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập, để từ đó có kế hoạch sản xuất
kinh doanh phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường, phù hợp với quy hoạch
của địa phương; mạnh dạn, năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới, vượt qua những
khó khăn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật
vào sản xuất kinh doanh; ý thức gìn giữ môi trường sinh thái trong sạch, đóng góp tích
cực cho sự phát triển của nền nông nghiệp huyện nhà nói riêng và cả nước nói chung .

viii


THESIS ABSTRACT
Author names: Nguyen Dinh Du
Thesis names: “Development of the farm economy towards sustainability in
the Quang Xuong district, Thanh Hoa province”.
Speciality: Economic management.

Code: 60 34 04 10

Training facilities name: Vietnam Agricultural Academy .
Farm economic development policy of the Party and the State in the
implementation process of industrialization and modernization of agriculture and rural

areas. Quang Xuong District, Thanh Hoa Provincial is one of the units has many
advantages over land, human resources, commodity markets ... very favorable for the
development of the farm economy. But the farm economy in the district has seen good
development: size, number of farms, investment capacity, production value, profit and
income of farmers continued to increase over the years , but still reveals shortcomings
and limitations: quantity, quality is not commensurate with the potential of the district;
Business efficiency is not high; also difficult to land, capital, infrastructure, science and
technology, management skills, ... Starting from this situation, in order to contribute to
the farm economy in Quang Xuong district Thanh Hoa province to further develop a
sustainable way, I studied the subject " Development of the farm economy towards
sustainability in the Quang Xuong district ,Thanh Hoa province."
To codify the basis of theoretical and practical development towards sustainable
farm assess the current status of development of the farm economy in recent years;
analysis of factors affecting the development of the farm economy towards
sustainability; system and propose solutions to develop the farm economy towards
sustainability in the district of Quang Xuong coming years. We conduct surveys, direct
interviews of 225 farms in Quang Xuong district; and learn, refer to multiple documents
from the central to local levels and a variety of topics related to economic development
and foreign farms. Thesis analyzed the data and information collected by methods:
Disaggregation, descriptive statistics, comparative SWOT analysis, expert monographs
and forecasting methods. Through the method of analysis and synthesis shows farm
economy Quang Xuong district has increased rapidly in number, diversity of forms of
production, thus contributing positively to the process of restructuring of agricultural
production rural industrialization and are expressed as units producing agribusiness
consistent and effective, and has enhanced the productivity of land use, environmental
protection, job creation and increased incomes for workers in rural areas. Moreover, the

ix



farm economy model also mobilize and use resources effectively, as well as to
spearhead the industrialization and modernization of rural agriculture. Besides the
economic achievements farm Quang Xuong district also shows the status of potential
for development is still large but unexploited and promote efficiency. To farm economy
Quang Xuong district development and sustainable track, essays offer solutions:
Continue planning or planning to commodity production areas concentrated large scale,
especially livestock farms away from where people's welfare, to limit environmental
pollution; Allocate land and grant land use right certificates stability ranchers; Credit
institutions must meet the needs of capital for development of the farm economy;
effective implementation of 4 agencies and organizations (state, entrepreneurs, farmers,
scientists); guide the contracting consumption of products, supply of farm inputs;
management capacity building for ranchers; enhanced skills training for workers;
reasonable investment in science and technology; strengthening state management in
developing the farm economy; expand technology solutions and processing and storage
of agricultural products; expand and strengthen cooperation forms; combining
production with environmental protection; prioritize investment in building and
improving rural infrastructure. Every farmer is an investor should have to understand
the importance of economic development of the farm economy is commodity
production scale to meet the requirements during the economic integration, so that the
production plan business matching capabilities and needs of the market, in accordance
with local planning; bold, dynamic, innovative, constantly innovate, overcome the
difficulties and hard learning and application of scientific and technical knowledge on
production and business; Awareness to preserve the ecological environment clean,
positive contribution to the development of agriculture in the district in particular and
the country in general.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá
trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Cụ thể: Nghị quyết số 10/NQ/TW ngày
05/4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp; Nghị quyết
số 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại;
Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về tiêu chí xác định kinh tế trang trại và gần đây Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày
13/4/2011 quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Nhờ đó kinh tế trang trại của nước ta đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng
và chất lượng, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho
nhiều hộ nông dân... Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065
trang trại (tính theo tiêu chí mới), sử dụng 157,6 nghìn ha diện tích đất nông, lâm
nghiệp và diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản, tạo công ăn, việc làm
thường xuyên cho gần 100 nghìn lao động và rất nhiều lao động có tính thời vụ,
tạm thời ở các địa phương, mang lại gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 6% giá
trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), bình quân 1.942,5 triệu đồng một
trang trại.
Tuy kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa thực sự bền vững. Phát triển trang trại chủ
yếu do tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tập trung; hiệu quả sản xuất kinh doanh
chưa cao; chưa tạo được nhiều việc làm cho người lao động; thu nhập của người
lao động còn thấp; gây tác động ô nhiễm đến môi trường…
Huyện Quảng Xương là một trong những đơn vị có lợi thế về đất đai,
nguồn nhân lực dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại.
Song kinh tế trang trại trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót:
Số lượng, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện; phát triển chủ

yếu do tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, thiếu tập trung; hiệu quả sản xuất kinh doanh

1


chưa cao; còn gặp nhiều khó khăn về đất đai, tiền vốn, cơ sở hạ tầng, khoa học
công nghệ, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ,...
Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại ở
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa phát triển hơn nữa theo hướng bền vững,
tôi tiến hành nghiên cứa đề tài “Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang
trại theo hướng bền vững của huyện Quảng Xương thời gian qua. Đề xuất các
giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững;
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Quảng Xương trong thời gian qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Xương;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững trên địa bàn huyện Quảng Xương những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Xương
diễn ra như thế nào?
- Đánh giá tính bền vững trong phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn

huyện Quảng Xương?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững trên địa bàn huyện Quảng Xương?
- Giải pháp nào cho phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên
địa bàn huyện Quảng Xương trong những năm tới?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các trang trại sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
trên địa bàn huyện Quảng Xương. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại trên địa bàn huyện Quảng Xương trong thời gian qua.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng
Xương về quy mô, kết quả và hiệu quả sản xuất; các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại; những giải pháp chủ yếu để
phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững những năm tới.
* Phạm vi không gian
Đề tài này được triển khai nghiên cứu trên phạm vi huyện Quảng Xương.
* Phạm vi về thời gian
Thu thập thông tin và số liệu về tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Quảng Xương giai đoạn 2011 - 2015 và dự báo đến năm 2020.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát
triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Xương.
- Qua đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Xương Luận
văn đã chỉ ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát
triển kinh tế trang trại của huyện, từ đó đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm góp phần
đưa kinh tế trang trại ở huyện Quảng Xương phát triển bền vừng: Giao đất và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trang trại; huy động vốn, đáp ứng nhu
cầu về vốn cho phát triển trang trại; ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, cung ứng
đầu vào cho các trang trại; nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại, tăng
cường đào tạo tay nghề cho người lao động trong trang trại; giải pháp về khoa
học công nghệ; tăng cường quản lý nhà nước về phát triển kinh tế trang trại; giải
pháp mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản; mở rộng và tăng cường
các hình thức hợp tác.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Tăng trưởng và phát triền
”Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật
nhất định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản
phẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động” (Mai Thanh
Cúc và cs., 2005).
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, được coi như tiến trình biến chuyển
của xã hội, là chuỗi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Phát
triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao
hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, sự
bình đẳng về các cơ hội... Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự

tăng thêm về qui mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và
việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Qua đây chúng ta thấy, tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho phát triển. Bởi
vì, nền kinh tế có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng ngân sách Nhà nước, tăng
thu nhập của dân cư. Tuy nhiên, tăng trưởng chỉ là điều kiện cần, nhưng nó chưa
phải là điều kiện đủ để phát triển. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến
mất cân đối trong nền kinh tế và phân hoá xã hội, ngày càng tăng lên. Ngược lại,
phát triển mà không tăng trưởng là không tồn tại trong thực tế (Viện kinh tế và
Phát triển, 2007).
2.1.1.2. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia
trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý,
văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó (Viện
kinh tế và Phát triển, 2007).

4


Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát
triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái
học" (Viện kinh tế và Phát triển, 2007).
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Our
Common Future của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED. Báo cáo
này ghi rõ: ”Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu

của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có
sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn
giữ (Viện kinh tế và Phát triển, 2007).
Sau đó, năm 1992 Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tổ chức tại Riode
Janeiro đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vũng là: Phát triển nhằm thoả
mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai (Viện kinh tế và Phát triển, 2007).
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là
một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên
và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu
cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng
các nhu cầu của thế hệ trong tương lai" (Viện kinh tế và Phát triển, 2007).
Ở Việt Nam, quan điểm về phát triển bền vững đã được khẳng định trong
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: ”Phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường”. Gần đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về định hướng chiến lược phát triển bền vững
ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) nêu lên những thách thức
mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ
pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần thực hiện để phát triển bền
vững trong thế kỷ 21. Định hướng này bao gồm 5 nội dung:
Một là, phát triển bền vững – con đường tất yếu của Việt Nam.
Hai là, những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.

5


Ba là, những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Bốn là, những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.

Năm là, tổ chức thực hiện phát triển bền vững.
Từ những quan điểm và khái niệm nêu trên, tôi thống nhất khái niệm về
phát triển bền vững như sau: ”Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu
cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó
của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng
kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Nguyễn Thị Phương
Loan, 2008).
2.1.1.3. Trang trại và kinh tế trang trại
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm khác
nhau về trang trại và kinh tế trang trại. Tuy nhiên, đều có quan điểm chung,
phát triển kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá, khác với nền kinh tế tiểu
nông tự cấp, tự túc.
Theo những tư liệu nước ngoài có thể hiểu “kinh tế trang trại” hay “trang
trại” hoặc “kinh tế nông trại” hay “nông trại”, là một mô hình mà ở đó sản xuất
nông nghiệp được tiến hành có tổ chức dưới sự điều hành của một người và ở
đây phần đông là chủ hộ gia đình nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá gắn
liền với thị trường.
Hai thuật ngữ “trang trại” hay “kinh tế trang trại”, trong nhiều trường hợp
được sử dụng như là những thuật ngữ đồng nghĩa. Về thực chất, trang trại và
kinh tế trang trại là những khái niệm không đồng nhất. Bởi vì, Kinh tế trang trại
là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong
quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu
tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó (Nguyễn Đình
Hương, 2000).
Khi chúng ta nói về “trang trại” tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh
doanh nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định theo nghĩa rộng
bao gồm cả hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Bản thân cụm từ “trang trại” là đề cập đến tổng thể
những mối quan hệ kinh tế - xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau,


6


giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với thị trường, với
môi trường sinh thái tự nhiên (Nguyễn Đình Hương, 2000).
Khi nói về ”kinh tế trang trại” tức là nói đến mặt ”kinh tế” của trang trại.
Ngoài mặt kinh tế còn có thể nhìn nhận trang trại từ phía xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu và quản lý người ta thường chú trọng đến kinh tế
của trang trại mà ít chú ý đến nội dung xã hội và môi trường của trang trại. Cho
nên, khi nói kinh tế trang trại người ta thường gọi tắt là trang trại, vì mặt kinh tế
là là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi. Do vậy, ở một số trường hợp
cụ thể, cụm từ “trang trại” và “kinh tế trang trại” có thể được dùng thay thế cho
nhau, mà ý nghĩa của câu văn, câu nói không bị thay đổi và coi chúng như những
cụm từ đồng nghĩa (Bùi Thị Hà Thanh, 1995).
Ở Việt Nam, trước năm 2000 do có nhiều cách tiếp cận, phân tích đánh
giá khác nhau nên có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trang trại và
kinh tế trang trại.
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2005) nêu rõ "Trang trại là một tổ
chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) có mục
đích là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất
và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn với phương thức tổ chức quản lý sản xuất
tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường".
Hoàng Việt (2000) nêu rõ "Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất
sản phẩm hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của
một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô diện tích ruộng đất
và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến
bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường".
Nguyễn Đình Hương (2000) nêu rõ "kinh tế trang trại là một hình thức tổ

chức cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá,
tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc
lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được
tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao,
hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
Trong nghiên cứu kinh tế trang trại ở Nam Bộ, Trường Đại học Kinh tế
TP Hồ Chí Minh (1999) nêu rõ "Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản

7


xuất kinh doanh trong nông nghiệp, phổ biến được hình thành và phát triển trên
nền tảng kinh tế hộ và về cơ bản mang bản chất của kinh tế hộ. Quá trình hình
thành và phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao năng lực sản xuất dựa
trên cơ sở tích tụ tập trung vốn và các yếu tố sản xuất khác và nhờ đó tạo ra sản
phẩm hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao".
Trong nghiên cứu kinh tế, chính sách và thị trường mới đây, Viện Quy
hoạch Thiết kế Nông nghiệp (2006) nêu rõ "Kinh tế trang trại là một hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên
cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất
đai, vốn, lao động, kỹ thuật... nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá nông sản lớn hơn,
với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Nhìn chung, quan niệm và nhận thức về bản chất, đặc trưng của kinh tế
trang trại đã gần gũi, thống nhất về cơ bản. Tuy nhiên, về mặt nhận thức cũng
còn những ý kiến khác nhau về tích tụ vốn, qui mô hạn điền, các doanh nghiệp
nông nghiệp vừa và nhỏ, các loại hình công ty có phải là trang trại hay không...
đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Từ những khái niệm trên tôi thấy mỗi quan điểm đều có cách nhìn nhận
đánh giá khác nhau, nhưng chung qui tôi thống nhất nhận thức theo Nghị quyết

số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại "Kinh tế
trang trại là hình thức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu
dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với
chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản".
2.1.1.4. Phát triển kinh tế trang trại
Lê Thế Chung (2014) có nêu ”Phát triển kinh tế trang trại là việc tăng mức
độ đóng góp về giá trị sản lượng và sản lượng hàng hóa nông sản của các trang
trại cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò tiên phong của nó trong việc thúc
đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo
hướng hiện đại gắn với yêu cầu bền vững”.

8


Từ các khái niệm tăng trưởng và phát triển, khái niệm về trang trại và kinh
tế trang trại, tôi thấy phát triển kinh tế trang trại là nhằm khai thác, sử dụng có
hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông
nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với
xóa đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
2.1.2. Kinh tế trang trại
2.1.2.1. Vị trí, vai trò của kinh tế trang trại
Ngày nay, kinh tế trang trại đang phát triển nhanh về số lượng, đa dạng
về ngành sản xuất ở tất cả các vùng, địa phương trong cả nước. Mặc dù mới
được phát triển trong những năm gần đây nhưng kinh tế trang trại đã thể hiện
rõ vai trò quan trọng và tích cực không những về kinh tế mà còn cả về xã hội
và môi trường.
Về mặt kinh tế, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá
trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng

thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, nông, lâm, thuỷ sản.
Các trang trại phát triển sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các
loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất
phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa và
thâm canh cao (Ngô Ngân và cs., 1994).
Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững,
tạo việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm
nghèo, phân bố lại lao động, dân cư, xây dựng lại nông thôn mới. Bên cạnh đó
phát triển kinh tế trang trại còn góp phần quan trọng trong việc làm tăng số hộ
giàu trong nông thôn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết vấn đề
lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc trong nông nghiệp và
nông thôn ở nước ta hiện nay.
Về vấn đề môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết
thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại đã luôn có ý thức khai thác hợp lý và
quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian
sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Đặc biệt, các trang trại
trung du miền núi đã góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
bảo vệ môi trường sinh thái.

9


2.1.2.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Phan Công Chung (2006) nêu rõ kinh tế trang trại có 5 đặc trưng sau:
Một là: Chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo
nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận cao.
So với kinh tế nông hộ thì đây là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang
trại. Giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của nó là chỉ tiêu trực tiếp đánh
giá về quy mô trang trại là nhỏ, vừa hay lớn. Quy mô của trang trại thường lớn

hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ và có tỷ suất nông sản hàng hóa
trên 85%.
Hai là: Kinh tế trang trại đã sản xuất hàng hóa thì hàng hóa luôn gắn với
thị trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất
quyết định chiến lược phát triển và sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng
và chất lượng, hiệu quả kinh doanh của trang trại.
Ba là: Kinh tế trang trại có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật hơn,
tốt hơn kinh tế nông hộ vì trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Nói chung, các
trang trại không những sử d ụng công cụ thô sơ mà đã trang bị nhiều loại máy
móc và áp dụng nhiều quy trình công nghệ mới (hay quy trình sản xuất mới) vào
các ngành sản xuất, dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông
nghiệp. Đây chính là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và hiệu quả kinh doanh.
Bốn là: Các trang trại có thể sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình,
nhưng hầu hết và chủ yếu là thuê mướn lao động làm thường xuyên quanh năm
hoặc theo thời vụ với số lượng nhiều, ít khác nhau theo quy mô của trang trại. Số
lượng lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn số lượng lao động tự có của gia
đình chủ trang trại.
Năm là: Các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và
nghệ thuật làm giàu cũng như có những điều kiện nhất định để tạo lập trang trại.
2.1.2.3. Phân loại trang trại
Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau đối với trang trại, mỗi tác
giả dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại và tùy vào đặc điểm, điều kiện
cụ thể từng địa phương mà trang trại chia thành các loại khác nhau.
Bùi Thị Gia (2006) phân loại trang trại theo các loại hình sau:

10


- Theo quy mô đất đai: bao gồm trang trại quy mô nhỏ (2 - 5 ha), trang trại

quy mô vừa (5 - 10 ha), trang trại có quy mô lớn (10 - 30 ha) và trang trại có quy
mô vượt hạn điền lớn hơn 30 ha.
- Theo cơ cấu sản xuất các loại trang trại:
+ Trang trại chuyên môn hóa: là loại trang trại chỉ tạo ra một hoặc hai sản
phẩm chính như: trang trại chuyên trồng cây hàng năm như mía, sắn..., trang trại
chuyên trồng cây lâu năm như cao su, quế, vải, cam..., trang trại chuyên chăn
nuôi như lợn thịt, lợn sinh sản, bò sinh sản, gà, vịt..., trang trại chuyên trồng cây
lâm nghiệp như luồng, keo, bạch đàn..., trang trại chuyên nuôi trồng thuỷ sản như
tôm, cá...
+ Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là loại trang trại kết hợp giữa
một trong ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, với nhau hoặc với tiểu
thủ công nghiệp. Tuy nhiên, để thống nhất theo hướng dẫn của Tổng Cục Thống
kê và Bộ nông nghiệp & PTNT, trong nghiên cứu của đề tài trang trại sản xuất
kinh doanh tổng hợp là loại hình chỉ kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, hoặc
nuôi trồng thủy sản với ngành nghề khác... khi mà nó không đạt một trong các
tiêu chí về trang trại chuyên môn hoá.
- Phân theo hình thức quản lý:
+ Trang trại gia đình: là trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do chủ hộ
đứng ra quản lý, thường 1 trang trại là của 1 hộ gia đình.
+ Trang trại liên danh: do 2-3 trang trại gia đình kết hợp lại thành 1 trang
trại có quy mô và năng lực sản xuất lớn, đủ sức cạnh tranh với trang trại khác.
+ Trang trại hợp doanh: được tổ chức theo nguyên tắc như công ty cổ
phần hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Loại này
thường có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm
thuê là chủ yếu.
- Phân theo cơ cấu thu nhập:
+ Trang trại thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu hoàn toàn hay phần lớn
từ nông nghiệp. Số trang trại này đang có xu hướng giảm đi ở các nước công
nghiệp phát triển.
+ Trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp, loại này tập trung

chủ yếu ở những nước có nền công nghiệp phát triển.

11


- Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất:
+ Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ, máy
móc, chuồng trại, kho bãi.
+ Chủ trang trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần phải đi
thuê bên ngoài (có đất đai nhưng phải thuê máy móc, công cụ, kho tàng..)
+ Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê toàn
bộ từ đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng…
- Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất:
+ Chủ trang trại sống cùng gia đình ở nông thôn, trực tiếp điều hành sản
xuất và trực tiếp lao động.
+ Trang trại uỷ thác: uỷ nhiệm cho anh em họ hàng, bạn bè thân thiết còn
ở tại quê để canh tác. Chủ trang trại uỷ nhiệm cho người thân quen làm một hoặc
nhiều công việc như làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trên một phần hoặc
toàn bộ ruộng đất của mình trong thời gian nhất định theo giá thoả thuận
Theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại thì các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như
sau:
+ Trang trại trồng trọt;
+ Trang trại chăn nuôi;
+ Trang trại lâm nghiệp;
+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản;
+ Trang trại tổng hợp.
Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành

chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm.
Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng
hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.
2.1.2.4. Tiêu chí nhận dạng trang trại
Theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng

12


nhận kinh tế trang trại thì cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
- Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
+ Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam
Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
+ Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
- Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
- Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là
5 năm.
2.1.3. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
Lê Anh Vũ (2014) nêu rõ: Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững là việc phát triển kinh tế trang trại phải đảm bảo được hiệu quả về mặt kinh
tế, xã hội, môi trường. Cụ thể:
* Hiệu quả kinh tế: Trên cơ sở kết hợp hài hòa, hợp lý và khoa học các
yếu tố đất đai, nguồn nước, lao động, khoa học và công nghệ; kinh tế trang trại
làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh

của nền nông nghiệp; góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững,
nâng cao khả năng thích ứng với những biến động thị trường hay những cú sốc
kinh tế từ bên ngoài.
Phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu
quả, bền vững các nguồn lực phát triển kinh tế: đất đai, nguồn nước, lao động và
nguồn vốn. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, không ngừng nâng
cao lợi nhuận các trang trại luôn coi trọng đầu tư ứng dụng thành tựu mới của
khoa học công nghệ, đi đầu trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ,
đưa thiết bị, công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học...) vào sản xuất.
* Hiệu quả xã hội: Quá trình phát triển bền vững xã hội hướng tới thực
hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, giảm tình trạng nghèo đói, thu hẹp
chênh lệch giàu nghèo, xóa dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, mở

13


rộng cơ hội công bằng tiếp cận các nguồn lực, việc làm và thu nhập cho mọi
thành viên. Theo đó, phát triển kinh tế trang trại sẽ đóng góp vào quá trình phát
triển bền vững xã hội trên những mặt sau:
Việc mở rộng đất đai, nguồn vốn để phát huy lợi thế về quy mô, đảm bảo
cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trang trại đã thu hút nhiều lao động nông
thôn; mang lại thu nhập cho nhiều người lao động và nhất là người nghèo; góp
phần cải thiện đời sống người lao động, xóa đói giảm nghèo. Người lao động làm
việc trong các trang trại được rèn luyện, đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc, từ đó
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Phát triển kinh tế trang trại gắn với hình thành các vùng sản xuất nông
nghiệp tập trung chuyên môn hóa; phát triển các cơ sở, các cụm công nghiệp chế
biến đi liền với dịch vụ, thương mại và đô thi hóa, hình thành thị tứ, thị trấn ở
vùng nông thôn; từ đó, thúc đẩy nông thôn phát triển, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của người dân nông thôn.

Phát triển kinh tế trang trại góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
vùng nông thôn và quá trình xây dựng nông thôn mới. Kinh tế trang trại phát
triển kéo theo kết cấu hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, điện, hệ thống
thông tin và kết cấu hạ tầng xã hội: trường học, trạm y tế, phát triển, làm thay đổi
bộ mặt nông thôn.
Thông qua quá trình lao động, sản xuất trong các trang trại của người lao
động và phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc được gìn giữ, củng cố và phát triển
* Hiệu quả về môi trường: Phát triển bền vững môi trường là là khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành
phần môi trường, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Trong quá
trình phát triển, kinh tế trang trại luôn giải quyết hài hòa mối quan hệ tương thích
giữa vật nuôi, cây trồng với các nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước và tài
nguyên khí hậu thời tiết. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của trang trại,
vì vậy để đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, một mặt trang trại phải thực
hiện tích tụ ruộng đất thông qua thị trường và khai phá đất hoang, mặt khác phải
đầu tư cải tạo, nâng cao độ phì của đất và áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm
đất. Trang trại tính toán bố trị cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khoa học để
có năng suất cao và bảo vệ đất đai.

14


×