Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG THÁI

NGHIÊN CỨU THỰC THI CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Thái

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của Sở Tài nguyên &
Môi trường, Ban quản lý KCN, Phòng Tài nguyên & môi trường thành phố Bắc Ninh và
huyện Yên Phong, UBND xã Nam Sơn – TP. Bắc Ninh, UBND xã Yên Trung – H. Yên
Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Thái

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Danh mục hộp .............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ..................................................................................................xi
Thesis abstract .....................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ..............................................................................5

2.1.2.


Các công cụ quản lý môi trường ......................................................................7

2.1.3.

Đặc điểm của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp ..........................................................................9

2.1.4.

Vai trò của thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
trong khu công nghiệp ...................................................................................11

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu về thực thi chính sách bảo vệ môi trường.....................13

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp..............................................................23

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................27

2.2.1.

Kinh nghiệm thực thi chính sách bảo vệ môi trường của một số nước trên
thế giới ..........................................................................................................27


iii


2.2.2.

Kinh nghiệm thực thi chính sách bảo vệ môi trường tại một số địa
phương ở Việt Nam .......................................................................................34

2.2.3.

Một số nghiên cứu có liên quan .................................................................... 37

2.2.4.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn trong thực
thi chính sách bảo vệ môi trường ...................................................................39

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................41
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................41

3.1.1.

Địa lý tự nhiên – tài nguyên môi trường .........................................................41

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................44


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 49

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm................................................................................ 49

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 49

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin và số liệu............................................50

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................50

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu dùng nghiên cứu đề tài .......................................................51

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................52
4.1.

Tình hình thực thi chính sách bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp tỉnh bắc ninh .......................................................................52


4.1.1.

Khái quát một số chính sách về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp ...........52

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách bảo vệ môi trường tại các
khu công nghiệp của tỉnh bắc ninh .................................................................80

4.2.1.

Nguồn lực của cơ quan thực thi chính sách ....................................................80

4.2.2.

Nhận thức của doanh nghiệp ..........................................................................85

4.2.3.

Khả năng phối kết hợp giữa các đơn vị ..........................................................86

4.3.

Một số giải pháp về thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong khu công nghiệp của tỉnh bắc ninh.............................................87

4.3.1.

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ....................................................87


4.3.2.

Giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thanh tra về môi
trường ở các khu công nghiệp ........................................................................90

4.3.3.

Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục .............................................................. 91

4.3.4.

Giải pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể thực hiện pháp luật về vai
trò, tầm quan trọng và nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường ở các
khu công nghiệp ............................................................................................92

iv


4.3.5.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp........... 93

4.3.6.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ ......95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................97
5.1.


Kết luận .........................................................................................................97

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiệp


NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

DN

Doanh nghiệp

CTR

Chất thải rắn

ONMT


Ô nhiễm môi trường

HTXL

Hệ thống xử lý

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013-2015 .............. 43

Bảng 3.2.

Dân số tỉnh Bắc Ninh giaiđoạn 2013 – 2015 ............................................ 44

Bảng 3.3.

Lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế của Bắc Ninh giai
đoạn 2013 – 2015 .................................................................................... 45

Bảng 3.4.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 - 2015 .............................................. 46

Bảng 3.5.

Kết quả sản xuất kinh doanh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2015 .......... 47


Bảng 3.6.

Phân loại mẫu điều tra doanh nghiệp trong khu công nghiệp .................... 50

Bảng 4.1.

Số lượng văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên quan
đến chính sách bảo vệ môi trường............................................................ 52

Bảng 4.2.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ....................... 53

Bảng 4.3.

Đánh giá của cán bộ các cấp về mức độ khẩn trương trong công
tác triển khai chính sách bảo vệ môi trường ............................................. 55

Bảng 4.4.

Lưu lượng xả thải của các doanh nghiệp trongkhu công nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 63

Bảng 4.5.

Tình hình xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp được điều tra ................................................................................ 64

Bảng 4.6.


Tình hình thu nộp phí nước thải của các doanh nghiệp được điều tra ........... 65

Bảng 4.7.

Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về quản lý nước thải ..................... 66

Bảng 4.8.

Đăng ký quản lý chủ nguồn chất thải nguy hại của các doanh
nghiệp tại Khu công nghiệp được điều tra ................................................ 70

Bảng 4.9.

Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ........... 71

Bảng 4.10. Bảng phân loại nguồn xả khí thải của các doanh nghiệp tại khu
công nghiệp được điều tra........................................................................ 72
Bảng 4.11. Kiểm soát khí thải trong nhà máy của doanh nghiệp được điều tra ............... 73
Bảng 4.12. Tuyên truyền, tập huấn các nội dung nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường cho các doanh nghiệp ............................................................ 75
Bảng 4.13. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác tuyên truyền ............................... 76
Bảng 4.14. Công tác thanh tra môi trường tỉnh Bắc Ninh qua các năm ...................... 78
Bảng 4.15. Tình hình xử lý vi phạm về quản lý nước thải của các doanh nghiệp
tại khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh .................................................... 79

vii


Bảng 4.16. Trang thiết bị phục vụ việc lấy mẫu và phân tích môi trường nước

của Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh ............................... 81
Bảng 4.17. Tổng hợp trình độ chuyên môn của các cán bộ tham gia thanh tra
môi trường khu công nghiệp .................................................................... 83
Bảng 4.18. Số cán bộ thanh tra có chuyên ngành về quản lý BVMT các cấp.............. 84

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Amata.............................. 35
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Bắc Ninh ..................... 54
Sơ đồ 4.2. Phân công phối hợp trong quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
tỉnh Bắc Ninh............................................................................................. 57
Sơ đồ 4.3. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt, chất thải không
nguy hại của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ................................... 68

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tham gia đoàn thanh tra nhưng chuyên môn về quản lý BVMT
chưa nhiều… ............................................................................................... 85
Hộp 4.2. Tỉnh cần bổ sung trạm quan trắc tại các khu công nghiệp .............................. 85

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta hiện
nay, chủ yếu là do sự ô nhiễm từ môi trường nước, không khí và từ chất thải rắn là chủ

yếu. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm gần đây là rất
lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Ô
nhiễm môi trường, không khí thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, do các KCN
này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí
thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia
tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự
thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và
quy mô ngày càng lớn tại các khu công nghiệp. Từ những vấn đề trên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực thi chính sách bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh" và từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý về thực thi chính sách bảo vệ môi trường
tại các khu công nghiệp. Để thực hiện đề tài tôi tiến hành lập phiếu câu hỏi và
điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm các cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra, chủ doanh
nghiệp liên quan đến bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Sử dụng phần mềm Excel để
tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập.
Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về tình hình
thực thi chính sách bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Cơ sở lý luận đưa ra
những khái niệm liên quan đến thực thi chính sách bảo vệ môi trường; nêu được
vai trò, đặc điểm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo
vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đề tài còn hệ thống
hóa cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của một số nước
trên thế giới, kinh nghiệm thực thi chính sách bảo vệ môi trường của một số tỉnh
ở Việt Nam và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về thực thi chính sách bảo
vệ môi trường tại các khu công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉnh Bắc Ninh đã triển khai đầy đủ các văn
bản chính sách của Nhà nước về chính sách bảo vệ môi trường cho các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên công tác triển khai còn
chậm. Bộ máy quản lý Nhà nước quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Chất lượng cán bộ về trình độ
văn hóa nhìn chung cao, tuy nhiên số lượng cán bộ thanh tra còn ít, ở xã chưa có

cán bộ có chuyên môn về quản lý môi trường, cán bộ thanh tra liên ngành còn
thiếu, yếu về chuyên môn quả lý môi trường. Đa số các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong các khu công nghiệp chấp hành tốt quy định của Nhà nước về chính

xi


sách bảo vệ môi trường, bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định về xả các chất thải ra môi trường, chủ doanh
nghiệp chưa tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về quy định bảo vệ môi trường
nhưng cũng đang được nhắc nhở để tham gia và chấp hành đầy đủ. Công tác
thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh này được tiến hành khá tốt ở
đoàn thanh tra chuyên ngành, phát hiện và xử phạt đối với các hành vi vi phạm
chính sách bảo vệ môi trường. Công tác tập huấn cho chủ các doanh nghiệp, tuy
nhiên chưa chú trọng đào tạo, tập huấn chuyên môn quản lý môi trường cho cán bộ
quản lý, đặc biệt cán bộ tham gia đoàn thanh tra.
Từ những bất cập kể trên nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp nhằm tăng
cường quản lý Nhà nước về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường như: hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ môi trường; về công tác quy hoạch các khu công
nghiệp; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thanh tra về môi trường ở các
khu công nghiệp; tuyên truyền giáo dục về pháp luật trong bảo vệ môi trường;
nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp trong thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp xử dụng kỹ thuật, công nghệ thân
thiện với môi trường.

xii


THESIS ABSTRACT


Environmental pollution in industrial parks, industrial clusters in our country
today, mainly due to the environmental pollution of water, air and solid waste from
mainly. Environmental pollution caused by sewage water from industrial zones in
recent years is very large, this growth rate is much higher than the total wastewater from
other areas. Environmental pollution, the air is often mainly concentrated in the old
industrial zone, because this IPs are using outdated production technology have not
been invested or exhaust treatment system before discharging into the environment.
However, the CTR is increasing along with the increase in the occupancy rate of the
industrial zones. The increase in emissions per unit of area reflects the change in the
structure of industrial production, the appearance of high-emissions industries and
growing scale in the industrial zone. From the above issues I studied the subject:
"Research policy enforcement of environmental protection by enterprises in the
industrial zone in Bac Ninh province," and then to propose measures to strengthen
management policy enforcement on environmental protection in the industrial zone.
To implement the project was carried out up questionnaires and surveys,
interviews, focus group discussions the managers, inspectors, business owners related to
environmental protection industrial parks. Use Excel to sum up and analyze the
collected data.
The theme has been codified theoretical basis, practical basis on the
implementation of policies for environmental protection industrial parks. Rationale
given the concepts related to the implementation of policies for environmental
protection; outlined the role, characteristics, content, factors affecting the
implementation of environmental policies of businesses in the industrial park. The
theme also systematized practical basis for implementing environmental policies of
some countries in the world, experienced implementation of environmental protection
policies of some provinces in Vietnam and from which to draw lessons learned on the
implementation of environmental protection policy in industrial areas.
The study results showed: Bac Ninh has deployed the full text of the State policy
on environmental protection policies for businesses in industrial zones in the province,

but also implementing work slow. State management apparatus clearly defined tasks
and powers of the agency related to environmental protection. The quality of staff
education levels are generally high, but the number of inspectors is low, no staff
commune with expertise in environmental management, interdisciplinary inspectors
lacking, weak effective environmental expertise. The majority of business and
xiii


production facility in the industrial park well observe the State's regulations on
environmental protection policies, besides still some businesses not strictly implement
regulations on the discharge of the waste into the environment, business owners are not
fully participate in training on environmental protection regulations, but are also being
reminded to participate and fully comply. Inspection and examination of production and
business establishments are conducted fairly good at specialized inspection teams,
detect and sanction for the violation of environmental protection policies. Business
training for business owners, but not focus on training, professional training for
environmental management for managerial staff, especially staff to the inspection team.
From the aforementioned research gaps also offer solutions to enhance the State
management on the implementation of environmental policies, such as improving the
law on environmental protection; on the planning of industrial zones; capacity building
for staff working on environmental inspections in the industrial park; Communication
and education about the law in environmental protection; raising awareness of
entrepreneurs in the implementation of environmental protection policy and strengthen
inspection and supervision, handling violations of the legislation on environmental
protection, encourages the use of technical enterprise, tech environmentally friendly.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời với
nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế xã hội của đất nước thì nhiệm vụ
bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước coi trọng. Bảo vệ môi trường
vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền
vững. Từ khi luật Bảo vệ môi trường ra đời cùng với những tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng thì nhận thức về bảo vệ môi trường trong các
cấp, ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên quá trình đô thị
hóa, sự gia tăng dân số, việc đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp, dịch
vụ… làm môi trường nước ta bị xuống cấp nhanh bởi lẽ môi trường hàng ngày đã
phải gánh chịu biết bao nhiêu lượng và chủng loại chất thải từ các nhà máy sản
xuất trong khu công nghiệp thải ra ngoài môi trường tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta
hiện nay, chủ yếu là do sự ô nhiễm từ môi trường nước, không khí, từ chất thải
rắn là chủ yếu. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm
gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ
các lĩnh vực khác như tại khu vực Ðông Nam Bộ, lượng nước thải từ các KCN
chiếm đến 49% lượng nước thải của các KCN trong toàn quốc. Theo số liệu
thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nước
thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa
triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận
hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính
có khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát
sinh từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2016. Monre.gov.vn).
Ô nhiễm môi trường, không khí thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ,
do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư
hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các
KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.
Thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng

tám nghìn tấn chất thải rắn (CTR), tương đương khoảng ba triệu tấn một năm.

1


Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các
KCN, nếu như tính trung bình cả nước, năm 2005 – 2006, một ha diện tích đất
cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008 – 2009, con số
này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016.
Monre.gov.vn).
Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong cơ
cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô
ngày càng lớn tại các khu công nghiệp và dự báo tổng phát thải CTR từ các KCN
năm 2015 sẽ vào khoảng 6 đến 7,5 triệu tấn/năm và đến năm 2020 đạt từ 9 đến
13,5 triệu tấn/năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Monre.gov.vn).
Kể từ khi tách tỉnh năm 1997 đến nay, nền kinh tế của Bắc Ninh đã có
những bước phát triển nhảy vọt. Từ một tỉnh Trung ương phải hỗ trợ ngân sách
đến nay đã tự chủ về ngân sách và đã có đóng góp cho ngân sách Trung ương, sự
phát triển này có vai trò quan trọng của nền công nghiệp tỉnh. Từ khi không có
khu công nghiệp nào đến nay tỉnh đã hình thành được 12 KCN trong đó 9 KCN
đã đang hoạt độngđược nhiều năm. Nguồn thu từ công nghiệp chiếm 57% tổng
thu ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi
trường tại các khu công nghiệp của Bắc Ninh đang có chiều hướng gia tăng. Việc
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp của tỉnh hiện vẫn đang là
bài toán khó cho các cấp, các ngành trong tỉnh.
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp theo Quyết định
số 907/QĐ-UBND ngày 29/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập
Đoàn Thanh tra liên ngành trong công tác bảo vệ môi trường đối với các doanh
nghiệp trong cáckhu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,Quyết định số
48/QĐ-TNMT ngày 23/4/2014 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc

Ninh về thanh tra việc chấp hành pháp luật về Bảo vệ tài nguyên môi trường tại
khu công nghiệp Quế Võ, đến nay một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp
đã có biện pháp xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại bằng cách ký hợp đồng
với các công ty có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải rắn không nguy hại
và chất thải rắn nguy hại theo quy định. Nước thải của các nhà máy hầu hết đã
được xử lý sơ bộ trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.
Cũng qua thanh tra, kiểm tra của Đoàn công tác Sở Tài nguyên và Môi trường thì
phần lớn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã lập hồ sơ bảo vệ môi
trường; tuy nhiên các doanh nghiệp này đã không thực hiện đúng các cam kết và

2


biện pháp xử lý môi trường theo như báo cáo đã được phê duyệt, không đăng ký
lại chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định. Thực hiện không đúng, không
đầy đủ các nội dung chương trình quan trắc, giám sát theo quy định. Nguyên
nhân của tình trạng này là hầu hết các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng thường
không đủ vốn đầu tư đường xá, sân bãi, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc ...,
cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường, dẫn đến tình trạng chung là cơ sở hạ tầng
chưa hoàn thiện nên trong quá trình sản xuất một số nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Nhiều nhà máy hoạt động gây tiếng
ồn ở mức cao, nhà xưởng chưa thông thoáng, nhiều nơi khí độc và nhiệt thừa làm
ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân. Bên cạnh đó, do còn thiếu những quy
định đối với vấn đề quản lý môi trường tại KCN, lực lượng cán bộ làm công tác
môi trường thuộc cơ quan quản lý môi trường của tỉnh như: Sở Tài nguyên và
Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp còn mỏng, đặc biệt là ở cấp huyện
đội ngũ cán bộ có chuyên môn về công tác bảo vệ môi trường hầu như còn trống
nên không đảm bảo nguồn nhân lực làm công tácgiám sát việc thực hiện các cam
kết trong đánh giá tác động môi trường hoặc kiểm soát cácnguồn ô nhiễm.
Phương tiện và trang thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường còn thiếu,

lạc hậu..., chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm theo Luật Bảo vệ môi trường
còn ở mức thấp, chưa đủ sức răn đe để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực
hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.
Từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực thi
chính sách bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong các khu công
nghiệp của tỉnh Bắc Ninh".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý về thực thi chính sách bảo vệ môi
trường ở địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách bảo vệ môi
trường của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
- Đánh giá tình hình thực thi chính sách bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp tại các khu công nghiệp.

3


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách bảo vệ môi
trường của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực thi tốt chính sách bảo vệ môi
trường của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề kinh tế và quản lý liên quan đến thực thi chính sách bảo vệ
môi trường của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
- Chủ thể nghiên cứu là các đối tượng có liên quan đến việc thực thi chính

sách bảo vệ môi trường: các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cán bộ quản lý
môi trường các cấp, người dân.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực thi chính sách
bảo vệ môi trường của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách bảo vệ môi trường
của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .
* Phạm vi không gian: Khu công nghiệp Yên Phong và khu công nghiệp
Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
* Phạm vi thời gian
- Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ năm
2013 – 2015.
- Thông tin sơ cấp: thu thập trong năm 2015.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Có rất nhiều quan điểm đưa ra các khái niệm về môi trường, một số định
nghĩa của một số tác giả được nêu ra như sau:
Masn and Langenhim (1957) cho rằng: “Môi trường là tổng hợp các yếu tố
tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật”.
Tác giả Joe Whiteney (1993), định nghĩa môi trường đơn giản hơn: “Môi
trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng
đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng,
biển, tầng ozone, sự đa dạng của các loài”.
Theo tác giả Công Chung (2006) thì: “Môi trường là tất cả mọi người

chung quanh chúng ta. Với thế giới tuổi thơ ở trường phổ thông – nơi các em
đang ngày đêm học tập, môi trường là không khí trong lành, là sân chơi, vườn
trường với thật nhiều hoa tươi và cây xanh.Với công nhân nhà máy – nơi họ làm
việc, làm môi trường.Nói cách khác, môi trường là một trung tâm cụ thể với
những nhân tố xung quanh trung tâm đó.Vì vậy, những trung tâm khác nhau thì
môi trường cũng lớn nhỏ khác nhau.Môi trường lớn của nhân loại là trái đất, bầu
khí quyển, lục địa. Môi trường nhỏ gắn liền với đời sống hàng ngày của con
người: Trường học, nhà máy, đường phố, cánh đồng”.
“Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học,
sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người.Các yếu tố đó
có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay
con người để cùng tồn tại và phát triển.Tổng hòa của các chiều hướng phát triển
của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của
hệ sinh thái và của xã hội con người” (Quốc hội, 2014).
Như vậy môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, mức
sống của con người càng được nâng cao thì lượng rác thải tạo ra môi trường ngày
càng lớn, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng lớn.

5


2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam: Ô nhiễm môi trường (ONMT) là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Quốc
hội, 2014).
Theo Tổ chức y tế thế giới: ONMT là việc chuyển các chất thải hoặc
nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khoẻ con
người và sự phát triển của các sinh vật hoặc giảm chất lượng môi trường sống.

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một
giới hạn cho phép, đi lại với mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người và sinh vật (Lê Huy Bá, 2005).
Theo cách hiểu chung, ONMT là hiện tượng một chất nào đó có mặt trong
môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các quá trình tự
nhiên vận hành một cách bình thường hoặc làm cho các quá trình này xảy ra theo
xu hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức
khoẻ và sự sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác sinh sống
trong môi trường đó.
Vậy ô nhiễm môi trường là hiện tượng giảm chất lượng môi trường và tác
động tiêu cực đến sức khoẻ con người và sự phát triển của sinh vật.
2.1.1.3. Khái niệm chất thải
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định:
"Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất
hoặc trong các hoạt động khác.Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc
các dạng khác".
* Chất thải rắn (rác thải): là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
* Chất thải rắn nguy hại: là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.
Rác và chất thải tự bản thân nó có thể chưa gây ô nhiễm hoặc mới ở mức
làm bẩn môi trường, nhưng qua tác động của các yếu tố môi trường, qua phân

6


giải, hoạt hóa mà chất thải mới trở nên ô nhiễm và gây độc.Rác hữu cơ thì bị lên
men gây thối và độc. Nước thải chứa hóa chất làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước
mặt, nước ngầm, chất thải phóng xạ gây ô nhiễm phóng xạ, hầu như ở đâu có

sinh vật sống là ở đấy có chất thải, hoặc ở dạng này hoặc ở dạng khác. Vì vậy
chỗ nào càng tập trung sinh vật, con người và hoạt động của họ càng cao thì chất
thải càng nhiều.
Các nhà máy sản sinh ra nhiều loại chất thải: rắn, lỏng, khí. Vì mục đích lợi
nhuận các công ty, nhà máy, xí nghiệp luôn tìm cách tối thiểu hóa chi phí, việc
đầu tư cho xử lý các loại chất thải bị hạn chế.Chính vì vậy, nếu không có các
biện pháp quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng chất thải từ khu vực này sẽ
gây ONMT nghiêm trọng.
2.1.1.4. Khái niệm về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục
những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (Quốc hội, 2014).
2.1.1.5. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh
các hoạt động của con người nhằm làm hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và
môi trường, sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu của con người, vừa bảo đảm được
chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh
chúng ta (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).
Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý
Nhà nước. Đó là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế,
luật pháp để tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng MT sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.
2.1.2. Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường nó là các biện pháp hành động thực hiện công
tác quản lý môi trường của Nhà nước. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác
động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.


7


- Công cụ pháp luật và chính sách: Công cụ này bao gồm các văn bản về
luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật, các kế hoạch và chính sách
môi trường quốc gia.
- Các công cụ kinh tế: Công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trường và mối
quan hệ giữa chi phí kinh tế và hành động gây ô nhiễm, nói cách khác, công cụ
kinh tế dựa trên nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền".
Công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong
hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của
nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường gồm:
+ Thuế và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
+ Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm".
+ Ký quỹ môi trường.
+ Trợ cấp môi trường.
+ Nhãn sinh thái.
+ Tự nguyện xây dựng tiêu chuẩn môi trường: ISO.
Việc sử dụng các công cụ kinh tế có tác động tích cực như hành vi môi
trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công
tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai
kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục
vụ công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi
trường của quốc gia.
- Công cụ giáo dục và thông tin môi trường: Nhóm công cụ này được thực
hiện nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới Người gây ô nhiễm thông qua
việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của họ hoặc của cộng đồng có
liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bản chất là bảo đảm cho “quyền

được biết và quyền được tham gia” của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi
trường và thường được thực hiện thông qua hai nhóm chính sách: chính sách
minh bạch hóa thông tin và chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng.
- Công cụ kỹ thuật quản lý: các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò
kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự
8


hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản
lý bao gồm các đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, xử lý chất thải, tái
chế và tái sử dụng chất thải (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).
2.1.3. Đặc điểm của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp
Cơ sở khoa học, công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các
công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý
môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển
ngành khoa học môi trường.
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thời
gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã
được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều
tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy
luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn
ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ
thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
Tóm lại, quản lý môi trường cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống

tự nhiên – con người – xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ
môn chuyên ngành (Lê Đắc Trường và Vũ Văn Doanh, 2011).
Cơ sở kinh tế của hoạt động quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật
chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị. Loại hàng hoá có
chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó, loại hàng hoá
kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng các

9


phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển
sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống
các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và
môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất có sinh ra
ô nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo v.v...
(Lê Đắc Trường và Vũ Văn Doanh, 2011).
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và
luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế
điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong
việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi
trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường
được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các
quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về "Môi trường con

người" tổ chức năm 1972 tại Thuỵ Ðiển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có
rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có
hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã
được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, trong đó Luật Bảo vệ Môi trường được quốc hội nước Việt Nam thông qua
ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị định
175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị
định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường. Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các
ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu
chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ
môi trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu
khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Ðất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng,
Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông.

10


×