Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện trực ninh, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TÂN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã Số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại UBND huyện Trực
Ninh – tỉnh Nam Định (cơ quan nơi thực hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tân

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục biểu .......................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................ viii
Danh mục hộp ........................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis Abtract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .............................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn ....................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............ 5

2.1.1.


Lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........... 5

2.1.2.

Đặc điểm của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...................... 9

2.1.3.

Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........... 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ........................................................................................ 9

2.1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn........................................................................ 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........... 24

2.2.1.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ............................................................................................ 24

iii



2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ..................................................................................................... 26

2.2.3.

Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước
Châu Á ........................................................................................................ 29

2.3.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 37

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................. 37

3.1.3.


Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong triển khai thực
hiện chính sách đào tạo nghề ở địa phương rút ra từ đặc điểm tự nhiên,
kinh tế - xã hội của huyện ............................................................................ 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra .................................... 42

3.2.2.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 43

3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin.................................................................... 44

3.2.4.

Phương pháp xử lý, phân tích thông tin ........................................................ 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 47
4.1.

Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Trực Ninh ....................................................................... 47


4.1.1.

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Trực Ninh ........... 47

4.1.2.

Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề ...................................... 48

4.1.3.

Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Trực Ninh ...................................................... 51

4.1.4.

Các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Trực Ninh .................................................................................................... 53

4.1.5.

Công tác hỗ trợ cho lao động học nghề trên địa bàn huyện ........................... 60

4.1.6.

Những kết quả bước đầu trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn Huyện ........................................................ 62

4.2.


Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn........................................................................ 69

4.2.1.

Cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước và chính quyền
địa phương ................................................................................................... 69

4.2.2.

Năng lực và trình độ của cán bộ địa phương ................................................. 71

4.2.3.

Trình độ nhận thức của người học nghề ........................................................ 72
iv


4.2.4.

Trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề .......................................... 73

4.2.5.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề ...................................................... 75

4.2.6.

Chương trình, giáo trình phục vụ công tác đào tạo nghề ............................... 77


4.2.7.

Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề ........................................ 79

4.2.8.

Tình hình liên kết trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn...... 81

4.3.

Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ............................. 82

4.3.1.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đào tạo nghề ....................................... 82

4.3.2.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thực thi chính sách ................. 83

4.3.3.

Nâng cao nhận thức về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn .......... 84

4.3.4.

Nâng cao trình độ và năng lực cán bộ địa phương ........................................ 85

4.3.5.


Tăng cường nguồn lực để đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn ...... 86

4.3.6.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề ..... 87

4.3.7.

Tăng cường công tác hỗ trợ cho lao động học nghề trên địa bàn Huyện........ 88

4.3.8.

Tăng cường tính liên kết giữa người lao động học nghề, cơ sở đào tạo
nghề và doanh nghiệp .................................................................................. 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 94
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 94

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 99
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 102

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chứ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban chấp hành

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học

ĐTN

Đào tạo nghề

GDTX-DN

Giáo dục thường xuyên – Dạy nghề


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LĐNT

Lao động nông thôn

LĐ-TB & XH

Lao động - Thương binh & Xã hội

MTQG


Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá cố định năm 1994)............... 38

Bảng 4.1.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề ...................................... 47

Bảng 4.2.

Hình thức tuyên truyền về ĐTN ở các xã trên địa bàn huyện
Trực Ninh............................................................................................... 53

Bảng 4.3.

Đối tượng tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết
định 1956 tính đến hết năm 2014 tại huyện Trực Ninh ............................ 55

Bảng 4.4.

Độ tuổi của học viên khi tham gia học nghề tại địa phương .................... 55

Bảng 4.5.

Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Trực
Ninh từ năm 2013-2015 ......................................................................... 56

Bảng 4.6.

Đánh giá về trình độ và năng lực của giáo viên đào tạo nghề .................. 57


Bảng 4.7.

Thời gian tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ......................... 58

Bảng 4.8.

Thời gian thực học trung bình các khóa đào tạo nghề cho lao động ........ 59

Bảng 4.9.

Thời gian khóa học đào tạo nghề cho lao động nông thôn ....................... 59

Bảng 4.10. Đánh giá chất lượng của các lớp đào tạo trên địa bàn huyện
Trực Ninh............................................................................................... 60
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp số liệu kết quả ĐTN của huyện giai đoạn 2011-2015 ...... 63
Bảng 4.12. Mức chi phí trung bình đối với từng nghề người lao động sẵn sàng
đóng góp để tham gia khóa đào tạo......................................................... 65
Bảng 4.13. Thực trạng cán bộ cơ sở xã Liêm Hải hiện nay ....................................... 71
Bảng 4.14. Đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Trung tâm GDTX-DN huyện Trực
Ninh hiện nay ......................................................................................... 73
Bảng 4.15. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm dạy nghề huyện Trực Ninh
năm 2014 ............................................................................................... 76
Bảng 4.16.

Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Trực Ninh ..... 78

Bảng 4.17. Kế hoạch chương trình MTQG về việc làm và dạy nghề năm 2015
của Trung tâm GDTX-Trực Ninh A huyện Trực Ninh ............................. 79
Bảng 4.18. Kinh phí hỗ trợ học nghề cho xã Phương Định giai đoạn 2013-2015 ...... 80


vii


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 4.1.

Phương thức lựa chọn người lao động đào tạo tại huyện Trực Ninh ..... 54

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện
Trực Ninh ............................................................................................ 49

Sơ đồ 4.2.

Liên kết giữa huyện Trực Ninh với các cơ sở dạy nghề cho LĐNT ...... 81

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.2.

Người lao động chưa tiếp cận được vốn vay từ chính sách đào tạo
nghề ................. ……………………………………………………….62

Hộp 4.3.

Nhận thức về học nghề của người lao động ngày càng cao .................. 72

Hộp 4.4.


Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy
nghề ......................................................................................................... 74

Hộp 4.5.

Nguồn ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề ngày càng được tăng
cường....................................................................................................... 77

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Thời gian qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu đã đạt được
những thành tựu đáng khen ngợi, số lượng lao động nông thôn được đào tạo ngày càng
tăng, nhiều lao động tìm được việc làm mới, phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp
góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Tuy nhiên còn gặp một số khó khăn và bất
cập trong quá trình thực hiện, chất lượng lao động đào tạo nghề cho LĐNT còn nhiều hạn
chế. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”.
1. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Trực
Ninh, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt chính sách ĐTN, góp phần giải quyết việc
làm và tăng thu nhập cho LĐNT trên địa bàn huyện Trực Ninh.
2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách ĐTN cho LĐNT và đánh
giá tình hình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT;
- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn;
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện chính sách;
- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách;

3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn và yếu tố ảnh
hưởng đến tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Chủ thể nghiên cứu là LĐNT trên địa bàn huyện, các bộ quản lý cấp huyện,
các doanh nghiệp và tổ chức dạy nghề trên địa bàn.
4. Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phỏng vấn điều tra 90 lao động trong 3 xã
(xã Liêm Hải, xã Phương Định, xã Trung Đông), mỗi xã 30 lao động.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc SSI (Semi-structure Imformation),
phương pháp phỏng vấn KIP (Key Informant Panel).
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.
5. Qua quá trình nghiên cứu rút ra một số kết quả như sau
Từ năm 2011 - 2015, số lao động của huyện được đào tạo nghề và chuyển giao
tiến bộ KHKT trên địa bàn đạt 6.070 người, tổ chức được 181 lớp đào tạo nghề cho lao
ix


động nông thôn, trong đó có 36 lớp thuộc ngành nông nghiệp với số học viên là 1.212
người và 145 lớp thuộc ngành phi nông nghiệp với 4.858 người. Đào tạo một số ngành
nghề như: Chăn nuôi – thú y, may công nghiệp, trồng trọt, mây tre đan xuất khẩu, dệt,
thêu ren xuất khẩu...Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định chiếm 80% số lao động được
đào tạo.
- Tình hình triển khai chính sách đào tạo nghề trên địa bàn:
+ Công tác tuyên truyền, vận động triển khai khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số
bất cập như có hiện tượng một số cá nhân tìm người học để đủ lớp, độ tuổi của các học
viên là khá cao trung bình trên 50 chiếm 43,33%.
+ Về trình độ đội ngũ giáo viên khi dạy nghề cho người lao động trên địa bàn là
khá tốt và đảm bảo cho quá trình đào tạo nghề đạt chất lượng. Nội dung chương trình và
phương pháp phù hợp, linh hoạt và thực hiện dạy nghề theo đúng quy định của Nhà
nước, đảm bảo các khóa học đạt chất lượng tốt.

+ Thực trạng cơ sở vật chất đào tạo nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, chưa
đáp ứng đúng tiêu chuẩn trong công tác ĐTN. Tuy nhiên khó khăn hiện nay là nguồn
vốn hỗ trợ sau khi học nghề đang còn hạn hẹp.
6. Các yếu tố ảnh hưởng
- Cơ chế chính sách vẫn chưa đồng bộ và thống nhất, chưa có các văn bản pháp
quy về sự liên kết và rằng buộc đối với các doanh nghiệp.
- Thiếu cán bộ chuyên trách về cán bộ quản lý dạy nghề.
- Trình độ và đội ngũ giáo viên dạy nghề chỉ đáp ứng được một phần số học viên
đang theo học ở nhà trường. Cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu.
- Nguồn tài chính thì hạn hẹp
- Liên kết giữa cơ sở dạy nghề và các DN trên địa bàn chưa chặt chẽ.
7. Một số giải pháp
Nâng cao nhận thức của người lao động trên địa bàn; Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ địa phương; Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; Tăng cường nguồn lực để đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn; Tăng
cường sự liên kết với các doanh nghiệp; Tăng cường tính liên kết giữa người lao động
với cơ sở ĐTN và DN.

x


THESIS ABTRACT
Last time vocational training for rural workers initially achieved commendable
achievements, the number of rural workers are trained is increasing, many workers find
new jobs, development production, reduce unemployment contributed to increase
income and improve living conditions. But there are some difficulties and shortcomings
in the implementation process, the quality of vocational training for workers limited. So
I conducted a study entitled "Study on the implementation of policies for vocational
training for rural workers in Truc Ninh, Nam Dinh.
1. The overall objective of the project

Evaluate the implementation of policies for Truc Ninh district, the solutions
proposed to implement policies, contributing to create jobs and increase income for
Truc Ninh district.
2. The specific objectives of the project
- Formalized theoretical basis and practical policy and evaluate the
implementation of policies;
- Evaluation of the implementation of policies localities;
- Identify the factors that affect the implementation of the policy;
- Propose measures to implement the policy;
3. The object of research
- Audience research is the subject of theoretical issues and practices and factors
affecting the implementation of policies for vocational training for rural labor.
- The subject of the study was in the district, the district managers, businesses
and vocational training institutions in the province.
4. Research Methodology applied in the project
- Chosen method of study, investigators interviewed 90 workers in 3 communes
(Liem Hai, Phuong Dinh, Trung Dong), 30 employees each commune.
- The method of semi-structured interviews SSI (Semi-structure imformation),
interviewing KIP (Key Informant Panel).
- Methods of descriptive statistics, comparative method.
5. Over the course of the study draw some results as follows
Since 2011 - 2015, the number of employees of the district will receive
vocational training and transfer of science and technology in the province reached 6,070
people and organizations that are 181 vocational training for rural workers, of which 36
classes in agriculture the number of students is now 1,212 people and 145 nonagricultural sector class with 4858 people. Training some professions such as: Livestock

xi


- veterinary, sewing, farming, export of rattan, weaving, embroidery export ...

Percentage of workers with stable jobs accounted for 80% of workers training activities.
- Implementation of vocational training policy in the area:
+ The propaganda and mobilization deployment pretty good. However, there
are still some shortcomings, such as the phenomenon of some individuals find
enough students to class, the age of the students is quite high average account for
43.33% over 50.
+ On the qualifications of teachers at vocational training for workers in the
province is quite good and ensure the quality of vocational training. Program content
and methods consistent, flexible and implementation of vocational training in
accordance with state regulations, ensure the high quality courses.
+ Situation facilities vocational training can not meet the actual needs, not met
the standards in the work. But current difficulties are supporting capital after the
apprenticeship is still limited.
6. Factors affecting
- Mechanisms and policies are not synchronized and unified, without the legal
documents of the association and that required for enterprises.
- Lack of staff in charge of vocational training managers.
- Education and vocational teachers meet only part of the students who are
studying in the school. Outstanding facilities and outdated.
- Financial resources are limited
- Links between vocational training institutions and enterprises in the province
has not been close.
7. Some solutions
Raising the awareness of the employees in the province; Improving the quality
of local staff; To perfect the mechanisms, policies on vocational training for rural
workers; Strengthening resources for vocational training for workers in the province;
Strengthening links with businesses; Enhancing the links between workers and
businesses establishments.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bất kỳ một nền kinh tế nào dù phát triển, đang phát triển hay là chậm
phát triển thì công tác đào tạo nghề luôn được chú trọng, đây là lĩnh vực có vị trí
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia.
Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất mang
nặng tính tự cung, tự cấp, trình độ thâm canh và năng suất lao động thấp, năng suất
cây trồng vật nuôi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Theo thống kê năm 2012
dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 67,55%, trong đó lao động nông
thôn chiếm khoảng 69,4% tổng lực lượng lao động cả nước. Tỷ lệ lao động nông
thôn qua đào tạo chỉ là 9%, chưa qua đào tạo chiếm tới 91% (Tổng cục thống kê,
2012). Đây là lực lượng lao động có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện
CNH-HĐH đất nước. Song thực tế hiện nay lực lượng lao động nông thôn được đào
tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp. Hầu hết các kiến
thức, kinh nghiệm người lao động sử dụng đều thông qua sự đúc rút kinh nghiệm
trong quá trình làm việc và truyền dạy của các thế hệ trước, vì vậy mà cơ hội tìm
kiếm việc làm chưa cao, mức sống của người lao động nông thôn còn khá thấp.
Nhận thức được điều đó trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã
ban hành nhiều chủ trương và chính sách có liên quan đến công tác ĐTN cho
LĐNT, để hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc làm cho lao động nông
thôn. Nhiều chính sách đã đi vào thực tiễn làm thay đổi bộ mặt đời sống dân cư
ở nông thôn. Tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ
ra rằng: “ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các
ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu
cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Với mục tiêu bình quân hàng năm
đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi

dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Để thực hiện Chính phủ đã tập trung
vào 5 giải pháp lớn như: (1) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội,
của cán bộ, công chức xã và LĐNT về vai trò của ĐTN đối với việc tạo việc
làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; (2) Phát
1


triển mạng lưới cơ sở đào tạo; (3) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và
cán bộ quản lý; (4) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu; (5) Tăng cường
hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng
năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
Thời gian qua, nhờ các chính sách của Đảng và Nhà nước công tác ĐTN cho
LĐNT bước đầu đã đạt được những thành quả đáng khen ngợi. Theo báo cáo sơ bộ
của 63 tỉnh, thành phố và 7 Bộ, ngành, đến hết năm 2012 đã và đang đào tạo được
khoảng 485 nghìn lao động nông thôn, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp - công
nghiệp - dịch vụ có hiệu quả; tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế xã hội và xây dựng NTM. Bên cạnh những thành quả đã đạt được vẫn còn một
số vấn đề đáng quan tâm như: việc triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông
thôn còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, ngành kinh
tế; thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch NTM. Điều đó dẫn đến đời sống của đại bộ phận người lao động sau
khi học nghề chưa có sự thay đổi nhiều. Trong bối cảnh trên, cùng với sự chuyển biến
của các chính sách kinh tế và nền kinh tế vĩ mô thì ĐTN nâng cao chất lượng cho
LĐNT là một việc hết sức quan trọng, gián tiếp thúc đẩy quá trình xây dựng NTM theo
chương trình hành động mục tiêu của quốc gia.
Huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp nơi đây vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của rủi ro như thời tiết, giá cả
thị trường…nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hàng năm có
một lượng lớn số lao động dôi ra nhưng rất khó để bố trí việc làm, vấn đề cơ cấu lại lực

lượng lao động là một trong những khó khăn ở địa bàn bởi những lao động này chưa
được đào tạo hoặc một số được đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công
việc đòi hỏi trình độ ngày càng cao. Quá trình thực hiện NTM địa phương đã lồng
ghép việc ĐTN cho LĐNT theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Sau một thời
gian triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đã đạt
được một số thành tựu nhất định, công tác đào tạo và giải quyết việc làm đã và đang
góp phần phát huy được tác dụng góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện. Tuy
nhiên, việc triển khai Đề án cũng gặp không ít những khó khăn như năng lực của một
số cán bộ địa phương, cơ sở dạy nghề còn hạn chế, đội ngũ giáo viên cơ hữu còn thiếu
và yếu, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và thực hành chưa đảm bảo. Từ đó đã tác
động không nhỏ đến số lượng và chất lượng ngành nghề đã được đào tạo. Để đánh giá
2


được những kết quả đã đạt được trong việc triển khai Đề án 1956 của Thủ tướng Chính
phủ khi triển khai ở địa phương. Vì vậy câu hỏi đặt ra là quá trình phân cấp, tổ chức,
thực hiện ở huyện như thế nào? Tình hình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên
địa bàn huyện trong thời gian qua ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới tình hình
thực hiện chính sách ĐTN trên địa bàn? Cần phải có những giải pháp chủ yếu nào để
thực hiện tốt chính sách ĐTN cho LĐNT của địa phương trong thời gian tới?.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, được sự phân
công của Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để
thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách ĐTN
cho LĐNT và đánh giá tình hình thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT;
- Đánh giá tình hình thực hiện và xác định những yếu tố ảnh hưởng tới
chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định trong
thời gian vừa qua;
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách góp
phần nâng cao hiệu quả trong công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những chính sách về ĐTN cho LĐNT
và yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại huyện Trực Ninh
- Chủ thể nghiên cứu là người LĐNT trên địa bàn các xã trong huyện Trực
Ninh, các bộ quản lý cấp huyện, các doanh nghiệp và tổ chức dạy nghề trên địa bàn.
3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành tại huyện Trực Ninh, tỉnh
Nam Định.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ đề tài được thu thập trong vòng 3
năm từ 2012 - 2014. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn
năm 2015.
- Phạm vi về nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách ĐTN sơ
cấp và ngắn hạn cho LĐNT
+ Nghiên cứu mô hình dạy nghề mà địa phương đang triển khai và được
xem là thế mạnh như: nghề chăn nuôi – thú y (chăn nuôi lợn), may công nghiệp,
ươm tơ, dệt, mây tre đan bẹ chuối xuất khẩu, trồng trọt.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1.1. Lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm chính sách
- Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ
thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó
khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế huớng tới những mục tiêu nhất định,
bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế (Phạm Vân Đình, 2008).
- Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện
nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được
và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự
phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường
(Theo Wikipedia, 2013).
- Chính sách được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một
mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề
ra chính sách…” (Hoàng Phê, 1997).
Từ đó có thể hiểu, “Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể
quản lý đưa ra, được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung nhất và tình
hình thực tế. Mỗi chính sách được ban hành đều hướng tới những mục tiêu nhất
định và những đối tượng cụ thể. Thông qua đó có những phương thức cơ bản để
thực hiện được những mục tiêu đó”.
Khái niệm thực hiện chính sách

Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hoá cách ứng
xử của chủ thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu
định hướng.

5


Khái niệm đào tạo nghề
- Theo giáo trình Kinh tế lao động của Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội, khái niệm đào tạo là: “Quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên
môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc
nhất định” (Trần Cao Sơn, 2004).
- Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO): “Những hoạt động nhằm cung
cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu
quả trong phạm vi một nghề hoặc một nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu,
đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và liên quan đến đào tạo nghề nghiệp
chuyên sâu” (ILO, 2003).
- Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc
tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Luật cũng quy định có ba cấp trình
độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy
nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên (Luật dạy nghề, 2006). Có thể thấy, về
cơ bản khái niệm đào tạo nghề và dạy nghề không có sự khác biệt nhiều về nội
dung.
Tóm lại, đào tạo nghề là một quá trình trang bị cho người lao động những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau
khi hoàn thành khóa học có thể đảm nhận một công việc nhất định trong xã hội”.
Khái niệm lao động
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua đó con
người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm

đáp ứng nhu cầu nào đó của con người (Nguyễn Mậu Dũng, 2011).
- Lao động trước hết là quá trình diễn ra sự tác động giữa con người với
con người, giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng sự hoạt
động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi
chất giữa họ với tự nhiên. Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua
sự vận động đó và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi
bản tính của chính nó (Các Mác, 1984).
Tóm lại, theo cách hiểu hiện nay thì lao động là quá trình hoạt động có chủ
đích của con người, đó là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
lên đối tượng lao động cải biến nó để thỏa mãn nhu cầu của mình và xã hội.
6


Khái niệm lao động nông thôn
- Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật
chất của những người lao động ở nông thôn. Do đó lao động nông thôn là toàn bộ
lao động sản xuất trong những ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch
vụ nông thôn (Nguyễn Mậu Dũng, 2011).
- Lao động nông thôn có vai trò hết sức quan trong đối với sự phát triển
bền vững kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Bởi vì nông thôn có
vai trò và vị trí hàng đầu trong giai đoạng đầu của quá trình CNH-HĐH nước ta.
Nguồn lao động nông thôn rất phong phú chiếm khoảng 67,55% (năm 2012) tổng
số lao động xã hội. Với lực lượng lao động đông đảo như vậy lao động nông thôn
có vai trò quyết định đối với kinh tế nông thôn, họ là những người làm ra của cải
vật chất cho khu vực nông nghiệp, đồng thời cũng là những người tạo nên sức
mạnh để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nước ta.
Từ đó chúng ta có thể hiểu khái niệm về lao động nông thôn: “Lao động
nông thôn là tổng thể sức lao động thực tế tham gia vào quá trình lao động bao gồm
những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55) và những
người trên, dưới độ tuổi có thể tham gia lao động sống trong khu vực nông thôn”.

Chính sách đào tạo nghề cho lao động
Chính sách đào tạo nghề cho người lao động là chủ trương và hành động
của Chính phủ nhằm thay đổi cơ cấu ngành lao động theo hướng giảm lao động
nông nghiệp tăng lao động ngành nghề và phi nông nghiệp góp phần giải quyết
công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với những định nghĩa như vậy,
cần chú ý một số điểm khi đề cập đến Chính sách đào tạo nghề.
Thứ nhất, chủ thể của Chính sách đào tạo nghề cho người lao động được
đề cập chính là Chính phủ, mà cụ thể là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Chính sách đào tạo nghề của một địa phương cụ thể chỉ được
xem xét trong chừng mực để làm rõ chủ trương chung của quốc gia. Cũng cần
chú ý thêm rằng, do Đảng có vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ
thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi trình bày thực trạng
của chính sách đào tạo nghề ở địa phương chúng tôi sẽ đồng nhất với chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thứ hai, mục tiêu của Chính sách đào tạo nghề bao gồm cả khía cạnh kinh
tế, xã hội và môi trường. Mục tiêu kinh tế là tạo điều kiện cho người lao động tiếp
7


cận được các ngành nghề mới góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế
địa phương, cải thiện thu nhập của các hộ gia đình. Mục tiêu xã hội là góp phần
xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm độ chênh lệch về mức sống giữa
thành thị và nông thôn. Mục tiêu môi trường của chính sách đào tạo nghề là phát
triển các ngành kinh tế một cách bền vững, tiến hành sản xuất đi đôi với giữ gìn và
bảo vệ môi trường. Có thể thấy, mục tiêu của chính sách đào tạo nghề là rất rộng
và phức tạp. Vì vậy, khi hoạch định và phát triển chính sách đào tạo nghề là việc
làm rất khó khăn.
Thứ ba, do tính đa dạng của các vùng miền, tính đặc thù của người nông
dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa
vụ, thói quen canh tác...). Vì vậy, khi nghiên cứu tình hình thực hiện Đề án đào

tạo nghề cần phải chú ý đến yếu tố này để tổ chức các khóa đào tạo phải linh
hoạt về chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp
truyền đạt phù hợp với trình độ người học (Phạm Vân Đình, 2008)
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao
động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể
thực hiện thành công nghề đã được đào tạo.
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn: “là tổng thể các quan
điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và giải pháp mà Nhà nước sử dụng nhằm
thực hiện chiến lược về đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng nguồn lao động nông
thôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, giảm sự bất
bình đẳng xã hội giữa khu vực nông thôn và thành thị”.
Đào tạo nghề là một trong những thành tố quan trọng để thay đổi bộ mặt
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó có sự thay đổi về trình độ và nhận
thức của người dân về học nghề, từ đó mới có thể nâng cao được chất lượng cuộc
sống của đại đa số người dân nông thôn. Hướng tới mục tiêu CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn. (Phạm Vân Đình, 2008)
Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là
toàn bộ quá trình tổ chức lập kế hoạch, phân công, phân cấp, tuyên truyền vận
động và bố trí trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng việc
8


sử dụng các quan điểm, nguyên tắc, hình thức, công cụ và giải pháp sử dụng
trong chính sách nhằm thực hiện chiến lược về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng
nguồn lao động nông thôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng
hiện đại, giảm sự bất bình đẳng xã hội giữa khu vực nông thôn và thành thị.
2.1.2. Đặc điểm của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đây là chính sách được thực hiện lâu dài, có mục tiêu rất rõ ràng và lớn
nhất trong lĩnh vực đào tạo nghề từ trước đến nay cả về nội dung, quy mô và kinh
phí để thực hiện. Được triển khai trên hầu hết các địa phương, lồng ghép với
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại các địa phường.
Quyết định này đưa ra các nhóm giải pháp và tổ chức hành động mang tính liên
kết với các chính sách khác trước đó về đào tạo nghề.
2.1.3. Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt “Đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đề án nêu rõ quan điểm “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp,
các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”. “Nhà nước tăng cường đầu tư để phát
triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách đảm bảo thực hiện công
bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và
tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT”. Đây là cơ sở tạo
hành lang pháp lý và những điều kiện cơ bản để hoạt động đào tạo nghề cho
LĐNT phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn theo mục
tiêu: bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu LĐNT, trong đó đào
tạo, bồi dưỡng cho 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; Nâng cao chất lượng và
hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn;
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (Chính phủ, 2009).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
2.1.4.1. Giới thiệu về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,
của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động
9



nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông
thôn; có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối
với mọi lao động nông thôn; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã
hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
2.1.4.2. Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Bộ lao động – Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội
vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các
chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí
dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi bộ
Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư để trình Thủ tướng chính phủ đưa vào dự toán
ngân sách nhà nước;
- Dự kiến phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các địa
phương, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội có
cơ sở dạy nghề liên quan gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp;
- Chủ trì tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn;
định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình
thực hiện Đề án.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức xây
dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ
cấp nghề và dạy nghề thường xuyên;
- Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị
trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông
nghiệp đến xã;
- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: xây dựng cơ chế,
chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn, phân bổ kinh phí dạy nghề cho

lao động nông thôn;

10


- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan
đến thí điểm triển khai hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn;
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội để tổng hợp.
Bộ Nội vụ
- Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuất sửa đổi,
bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã; xây dựng và ban
hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;
- Tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức xã gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn
các huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi về công tác dạy nghề;
- Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và
Đào tạo lựa chọn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia bồi dưỡng cán
bộ, công chức xã;
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức xã; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để
tổng hợp;
- Tổ chức, chỉ đạo các địa phương tiến hành xác định nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã; xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã đến năm 2015 và đến năm 2020;
- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc

nghiên cứu đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần phải
trang bị cho cán bộ, công chức xã, kể cả kiến thức cập nhật (đến năm 2015 và
đến năm 2020) và xây dựng các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, chế độ,
chính sách, cơ chế đãi ngộ giảng viên;
11


- Phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức xã theo 3 giai đoạn: đến năm 2010; từ năm 2011 đến năm 2015 và
từ năm 2016 đến năm 2020 trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch
cán bộ, công chức xã của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bổ sung nội dung và kinh phí giai đoạn 2009 – 2010 của Đề án này vào
Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo đến năm 2010 và bổ sung vào
Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 và năm
2016 – 2020, báo cáo Chính phủ và Quốc hội;
- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng
nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái
độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ
thông;
- Phối hợp với Bộ Nội vụ lựa chọn cho các cơ sở đào tạo trong ngành giáo
dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
- Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án từ năm 2009 theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính,
đầu tư đối với các chính sách, hoạt động trong Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát
thực hiện Đề án.
Bộ Công thương
- Chủ trì, phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị
trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động
nông thôn đến cấp xã;
- Phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội
dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

12


×