Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện hoài đức thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÙY VÂN

VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
HUYỆN HOÀI ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình huyện Hoài Đức - Thành phố Hà Nội”, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản
thân, tôi còn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, ban
ngành, các đồng nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo, Ban Quản lý đào tạo, đặc biệt là
quý thầy, cô trong Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên Môi trường những thầy, cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, đã trực tiếp giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng người đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Hội LHPN huyện Hoài Đức và các
cơ quan, ban, ngành chức năng huyện Hoài Đức, đặc biệt là 3 xã: Song Phương, Vân Côn,
Minh Khai đã tạo nhiều điều kiện, cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết, giúp đỡ tôi
trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ
và giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Vân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục hộp ................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ...................................................................................................................viii
Thesis abstract ..........................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.
Cơ sở lý luận về vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình .......................................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4
2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN .................. 9
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế
2.2.
2.2.1.
2.2.2.

hộ gia đình ........................................................................................................ 12
Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 15
Kinh nghiệm hoạt động của Hội LHPN ở một số địa phương ở Việt Nam ..... 15
Bài học và kinh nghiệm rút ra trong hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát

triển kinh tế ....................................................................................................... 22
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hoài Đức ................................................................. 24
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức ...................................................... 27
3.2.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 33


iii


3.2.2. Thu thập số liệu ................................................................................................ 34
3.2.3. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 36
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài .............................................................. 36
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 38
4.1.
4.1.1.
4.1.2.

Khái quát về cơ cấu tổ chức và tình hình hội viên hội liên hiệp phụ nữ
huyện Hoài Đức ................................................................................................ 38
Khái quát về cơ cấu tổ chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hoài Đức ........ 38
Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Hoài Đức ............................................... 39

4.1.3.
4.2.

Khái quát thực trạng kinh tế hộ gia đình của các hội viên ............................... 40
Đánh giá vai trò của hội lhpn huyện hoài đức trong hoạt động hỗ trợ hộ
gia đình phát triển kinh tế ................................................................................. 42
4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ................................................................. 42
4.2.2. Đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Hoài Đức trong hoạt động hỗ trợ
hộ gia đình phát triển kinh tế ............................................................................ 44
4.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hội lhpn huyện hoài đức trong hỗ
trợ hộ gia đình phát triển kinh tế ...................................................................... 68
4.3.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội ...................................................... 68
4.3.2. Trình độ, nhận thức của chủ hộ gia đình .......................................................... 70

4.3.3. Sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị ................................................................ 70
4.3.4. Kinh phí hoạt động của Hội LHPN .................................................................. 71
4.3.5. Phân tích ma trận SWOT .................................................................................. 72
4.4.
Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của hội lhpn trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ............................................................................................ 74
4.4.1. Định hướng hoạt động Hội LHPN.................................................................... 74
4.4.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế
hộ gia đình. ....................................................................................................... 74
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 78
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 78
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 80
5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước ............................................................................... 80
5.2.2. Đối với tổ chức Hội .......................................................................................... 80
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban chấp hành


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Hội LHPN

Hội Liên hiệp Phụ nữ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

Ngân hàng CSXH

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội

Ngân hàng No&PTNT

Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn

Phòng TNMT

Phòng Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm 2012 - 2014 ..................................... 27
Bảng 3.2. Tình hình dân số của huyện Hoài Đức giai đoạn 2012 - 2014 ....................... 29
Bảng 3.3. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Hoài Đức từ 2012 – 2014 ........................... 31
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu của huyện Hoài Đức giai đoạn 2012 - 2014 .......................... 33
Bảng 3.5. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp ................................................................... 34
Bảng 4.1. Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Hoài Đức ............................................ 40
Bảng 4.2. Thực trạng kinh tế hộ gia đình của hội viên ................................................... 41
Bảng 4.3. Một số thông tin về xã điều tra ....................................................................... 42
Bảng 4.4. Thông tin cơ bản về hộ điều tra ...................................................................... 43
Bảng 4.5. Một số nội dung tuyên truyền của Hội LHPN huyện .................................... 46
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tuyên truyền của Hội ............... 48
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá của người được điều tra ....................................................... 49
Bảng 4.8. Một số hoạt động tập huấn KHKT cho hộ gia đình ....................................... 51
Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tập huấn ................................. 52
Bảng 4.10. Kết quả hộ gia đình ứng dụng KHKT sau học tập ....................................... 53
Bảng 4.11. Các chương trình tín chấp vay vốn Ngân hàng CSCH ................................. 54
Bảng 4.12. Kết quả hoạt động hỗ trợ nguồn vốn của Hội LHPN ................................... 56
Bảng 4.13. Kết quả giúp thoát nghèo năm 2013 - 2014 ................................................. 57
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá hộ gia đình về hoạt động vay vốn ...................................... 59
Bảng 4.15. Mục đích sử dụng vốn của hộ điều tra ......................................................... 60
Bảng 4.16. Kết quả hoạt động phối hợp dạy nghề của Hội LHPN ................................. 62
Bảng 4.17. Hoạt động dạy nghề của xã điều tra ............................................................ 63
Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá hoạt động dạy nghề của các hộ điều tra ............................. 63
Bảng 4.19. Một số hoạt động chính của dự án ............................................................... 64
Bảng 4.20. Nội dung tập huấn cho doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh ....... 65
Bảng 4.21. Ý kiến đánh giá hoạt động dự án .................................................................. 66
Bảng 4.22. Đánh giá về kết quả các hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế của

Hội LHPN huyện Hoài Đức............................................................................................ 67
Bảng 4.23. Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp ....................................... 69
Bảng 4.24. Kinh phí phân bổ cho hoạt động Hội ........................................................... 72
Bảng 4.25. SWOT về hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong hoạt động hỗ trợ hộ gia
đình phát triển kinh tế ..................................................................................................... 73

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ tín chấp các Hội đoàn thể với Ngân hàng CSXH năm 2015............. 57

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Hoài Đức ............................................................................ 24
Hình 4.1. Hệ thống tổ chức Hội LHPN huyện Hoài Đức ............................................... 39
Hình 4.2. Các hoạt động của Hội LHPN huyện.............................................................. 44
Hình 4.3. Hoạt động phối hợp tập huấn KHKT .............................................................. 50

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến về sự phối hợp với các ban, ngành ....................................................... 71

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Vân
Tên Luận văn: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
gia đình huyện Hoài Đức - Thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60 34 04 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Hoài Đức trong phát triển kinh
tế hộ gia đình trên địa bàn huyện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của
Hội LHPN huyện Hoài Đức trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện, từ
đó đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của Hội LHPN huyện Hoài Đức trong phát
triển kinh tế hộ gia đình.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích ma trận SWOT. Phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng, đặc
điểm của quá trình hoạt động Hội phụ nữ; Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu các chỉ
tiêu đạt được trên cơ sở đó đánh giá chất lượng hoạt động của của Hội LHPN trong thời
gian qua, từ đó đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Hoài Đức trong phát triển kinh tế
hộ gia đình; phương pháp phân tích ma trận SWOT giúp xác định những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức. Thông qua bảng SWOT đưa ra các giải pháp để làm tăng
vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh tế trên địa bàn.
Kết quả chính và kết luận
Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát
triển kinh tế của Hội LHPN. Nêu lên vai trò của Hội đối với phát triển kinh tế hộ gia
đình, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội nông thôn trong quá trình thực hiện
quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua trình bày kết quả hoạt động của một số địa
phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát
triển kinh tế ở huyện Hoài Đức. Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát
triển kinh tế của huyện Hoài Đức. Trong sản xuất, vai trò của Hội thể hiện qua:
- Hoạt động tuyên truyền kiến thức mọi mặt cho phụ nữ đã thu hút 80% hội viên
tham gia. Nhìn chung, nội dung tuyên truyền được hội viên tích cực tham ga. Tuy nhiên
vẫn có ý kiến cho rằng thời gian tổ chức tuyên truyền linh hoạt hơn, nhất là đối với địa


viii


phương vào vụ sản xuất; cần bổ sung tài liệu trực quan hỗ trợ trong tuyên truyền để
người tham gia dễ nhớ, dễ hiểu.
- Về nguồn vốn, hàng năm Hội đã tín chấp cho 5.400 hộ gia đình vay hơn 90 tỷ
đồng phát triển kinh tế gia đình. Hoạt động này được đánh giá là có lãi xuất vừa phải,
thủ tục dễ dàng tuy nhiên mức vay còn thấp.
- Về hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất, tham quan các mô hình sản xuất hiệu
quả. Các hoạt động này giúp hội viên giải quyết vấn đề kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất
kết hợp KHKT nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
- Hội mở lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho hội viên giải quyết vấn đề
cho lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Đây là hoạt động được nhiều hội viên các
khu vực bị mất đất do thu hồi xây dựng khu công nghiệp vì họ được hỗ trợ khi học
nghề. Vẫn còn ít đối tượng không thuộc diện được hỗ trợ tham gia.
- Về khai thác các dự án, được hội viên đánh giá rất tốt, song các dự án còn ít.
Cần khai thác thêm các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân tài trợ cho dự án phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
Từ những khó khăn, hạn chế và những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ hộ
gia đình phát triển kinh tế của Hội LHPN huyện Hoài Đức, tác giả đã đưa ra định hướng
và 7 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội trong thời gian tới, đó
là: Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội; đổi mới nội dung
hình thức tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ; tăng cường hoạt động phối hợp và
khai thác nguồn lực; giải pháp về nguồn vốn; công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật; giải pháp cho lao động; tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động,
các chương trình và phong trào thi đua của Hội.
Từ khóa: Hội Liên hiệp phụ nữ, kinh tế hộ gia đình, huyện Hoài Đức

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thuy Van
Thesis title: The Role of Women's Union in the economic development of
households in Hoai Duc – Hanoi.
Major: Economic Management

Code: : 60340401

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the evaluation of the role of the Women's Union in Hoai Duc district
economic development of households in the district; Analysis of factors affecting the
operation of Hoai Duc District Women's Union in the economic development of
households in the district, then proposed solutions to promote the role of the Women's
Union in Hoai Duc district economic development household.
Materials and Methods
Thesis using descriptive statistical method, comparative method, analytical
methods SWOT matrix. Descriptive statistical methods to describe the status and
characteristics of the women's union activities; Comparable methodologies to collate the
indicators achieved on this basis assess the quality of the activities of the Women's
Union in recent years, which assessed the role of the Women's Union in Hoai Duc
district economic development household nail; matrix method SWOT analysis helps
identify the strengths, weaknesses, opportunities and challenges. Through SWOT tables
offer solutions to increase the role of the Women's Union in the economic development
in the province.
Main findings and conclusions
Essential issues of theoretical and practical activities to support household
economic development of the VWU. Highlighted the role of the Council for Economic

Development households and contribute to stabilizing the economic situation of rural
society in the process of implementation of macro-management economy. Through
activities presented results of a number of localities in the country to draw lessons for
activities to support household economic development in Hoai Duc district. Assessment
of the operational status of household support economic development of Hoai Duc
district. In production, the role of the Association expressed through:
- Active dissemination of knowledge in all aspects for women has attracted 80%
of the members participate. In general, the content of propaganda station active
x


members. However, there is still the idea that time propaganda organization more
flexible, especially for local in production; Additional documents needed visual support
in advocacy for participants to remember, easy to understand.
- Regarding funds, the annual Association unsecured loan for 5,400 households
more than 90 billion domestic economic development. This activity is assessed as
moderate interest rates, easy procedure however remains low borrowing rates.
- Regarding training activities production techniques, visit the efficient
production model. These activities help members solve technical problems,
manufacturing experience combines science and technology to increase productivity,
efficient use of resources.
- The vocational training courses, job placement for members to solve the
problem for rural workers have not been trained. This is an activity many members of
the area recovered lost ground by building industrial parks because they are supported
when the apprenticeship. Still less object supported ineligible to participate.
- About mining projects, are members evaluate very good, but the project is
small. Operators need more assistance from organizations and individuals to finance
economic development projects - the district society.
From the difficulties, limitations and factors affecting the operations support
household economic development of Hoai Duc District Women's Union, the author has

given 7 group orientations and measures to improve performance of the Council in the
near future, namely: Improving the quality, qualifications and competence of the staff
associations; content innovation propaganda, mobilize women education; enhance
operational coordination and resource extraction; Solutions for funding; transfer the
training of scientific and technical progress; solution to labor; implementing effectively
the activities, programs and the movement of the Association.
Keywords: Women's Union, the household economy, Hoai Duc District

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vai trò của người phụ nữ không chỉ xuất phát từ tỷ lệ nữ giới chiếm hơn
50% tổng số dân mà quan trọng hơn còn thể hiện còn ở vai trò thực tế của phụ nữ
trên nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội (Lê Thị Linh Trang, 2011). Trong
đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động.
Trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự
phát triển chung của đất nước.
Hội LHPN Việt Nam được thành lập đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử, ghi
nhận một đoàn thể quần chúng tập hợp các tầng lớp phụ nữ được hoạt động hợp
pháp và công khai nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực
vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức
chính trị - xã hội, là một thành tố trong hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (Nghị quyết Trung ương 8, khóa VI). Trải qua quá trình
hoạt động hơn 80 năm, Hội đã có những đóng góp đáng kể từ công cuộc chung
tay xây dựng, kiến thiết đất nước và đến nay là công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Hội LHPN Việt Nam không chỉ hoạt động chính trị, Hội còn

là đầu mối quy tụ, tổ chức thực hiện những hoạt động xã hội sâu rộng trong mọi
tầng lớp phụ nữ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hội luôn quan tâm thu
hút các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động nhân đạo từ thiện, các
hoạt động xã hội phù hợp với yêu cầu xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Hoài Đức là huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, với vị trí địa lý và
đường giao thông thuận lợi nằm gần đô thị trung tâm của Thành phố, huyện Hoài
Đức có điều kiện để mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác phát triển với các
địa phương khác ở khu vực phía Bắc, là cầu nối quan hệ kinh tế giữa thủ đô Hà
Nội với các tỉnh phía Tây. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá cao, tốc độ đô
thị hóa nhanh, đồng thời với vấn đề một bộ phận lớn hộ gia đình bị thu hồi đất
làm các dự án, khu đô thị, khu công nghiệp phải chuyển đổi từ nông nghiệp sang
ngành nghề khác, không có việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng… Cho nên ổn định
kinh tế hộ gia đình là nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong huyện. Đáp ứng yêu
1


cầu thời kỳ mới, Hội LHPN huyện Hoài Đức với vai trò, nhiệm vụ của mình đã
triển khai các hoạt động nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội chung của huyện. Hội thu hút các chị em tham gia hoạt động xã hội, tạo
điều kiện cho chị em phát triển kinh tế gia đình, động viên, biểu dương để chị em
tích cực đóng góp công sức của mình cho đất nước. Bằng các hoạt động thiết
thực như: dạy nghề giới thiệu việc làm, tín chấp vay vốn Ngân hàng CSXH, ngân
hàng No&PTNT, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, khai thác
các dự án phát triển kinh tế… Hội đã góp phần giúp hàng nghìn chị em phụ nữ
được học nghề, có công ăn việc làm ổn định, hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo
(Hội LHPN huyện Hoài Đức, 2012 - 2014).
Bên cạnh những thành công nhất định, thì những vấn đề đặt ra trong giai
đoạn hiện nay như: Hội cần phải làm gì để đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động đáp ứng yêu cầu tình hình mới, thu hút hội viên tham gia tổ chức Hội?
Những giải pháp nào để nâng cao vai trò của tổ chức Hội góp phần phát triển

kinh tế - xã hội của huyện? Xuất phát từ điều đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện
Hoài Đức - Thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá các hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế của
Hội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Hội LHPN huyện
Hoài Đức trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội
LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình;
- Đánh giá vai trò của Hội LHPN huyện Hoài Đức trong phát triển
kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của Hội LHPN
huyện Hoài Đức trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện;
- Đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của Hội LHPN huyện Hoài
Đức trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển kinh tế của các hộ gia
đình ở huyện Hoài Đức - Hà Nội; hoạt động của Hội LHPN và vai trò của Hội
đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu những đóng góp của Hội LHPN trong quá trình hoạt
động từ khi thành lập đến nay, tập trung nghiên cứu vai trò của Hội trong phát

triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Hoài Đức hiện nay.
* Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2012 đến 2014
Số liệu điều tra năm 2015.
* Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về Hội Liên hiệp phụ nữ
a. Khái niệm về Hội LHPN
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Women’s
Union, viết tắt VWU) là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại
diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt
Nam; mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ. Hội là thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ
quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Điều lệ Hội LHPN Việt Nam,
2012). Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hòa bình, đoàn kết hữu nghị
giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
đã tổ chức thành công 11 kỳ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc. Đại hội đại biểu
phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012-2017) được tổ chức tại Cung Văn
hoá Lao động Việt Xô, Hà Nội từ ngày 11-14/3/2012.
Về khái niệm “Tổ chức chính trị - xã hội” trong các văn bản của Đảng,
Nhà nước ta hiện nay, được hiểu theo nghĩa: là tập hợp những người có chung

mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, cùng xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh (Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
2005). Cho đến nay chúng ta có 5 tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Các tổ chức
chính trị - xã hội này là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, là
nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ (năm 1991)
chính là: sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là

4


sự đúc kết, là sự khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân trong sự nghiệp cách
mạng do Đảng lãnh đạo. Cũng trong Cương lĩnh năm 1991, vị trí vai trò của các
đoàn thể nhân dân một lần nữa được khẳng định: “Các đoàn thể nhân dân tùy theo
tính chất, tôn chỉ và mục đích đã xác định, vừa vận động đoàn viên, hội viên giúp
nhau chăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực; vừa giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt
cho đoàn viên, hội viên; vừa tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội”. Vị trí, vai
trò đó của các tổ chức chính trị - xã hội đã thể hiện rõ trong thực tiễn cách mạng
nước ta, đồng thời qua đó các tổ chức đó đã có sự trưởng thành không ngừng.
Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung năm 2011) xác định rõ: “Các đoàn thể
nhân dân tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, vận động,
giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; chăm lo, bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn
viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham

gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội”(văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI). Đây là cơ sở để các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò của
mình, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH trên đất nước ta, cũng như
nền dân chủ XHCN nói riêng.
b. Vai trò, chức năng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam do Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn
quốc lần thứ XI năm 2012 thông qua, đã xác định chức năng của các cấp Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là: “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia
quản lý Nhà nước. Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình
đẳng giới” (Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2012).
Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI cũng đã xác định
“Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi
trường” là một trong những nhiệm vụ quan trọng và đã đề ra khâu đột phá “Tạo
chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản
xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững” với 2 chỉ tiêu cơ bản: Đến cuối
nhiệm kỳ (2012 - 2017), ít nhất 700.000 hộ nghèo là phụ nữ được vay vốn và
được Hội giúp đỡ, trong đó khoảng 400.000 hộ thoát nghèo vận động hội viên
tiết kiệm tạo nguồn vốn phát triển sản xuất đạt 5.000 tỷ đồng và Hàng năm tư vấn

5


nghề, giới thiệu và tạo việc làm cho 100.000 lao động nữ, đào tạo nghề cho
50.000, trong đó khoảng 70% có việc làm sau học nghề.
- Trong lĩnh vực đào tạo nghề, thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” và Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm
giai đoạn 2010 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo điều
kiện tốt hơn cho lao động nông thôn nói chung và lao động nữ nói riêng nâng cao

kỹ năng nghề nghiệp và tiếp cận tốt hơn tới việc làm có thu nhập ổn định, giúp
xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế. Ngoài chính sách dạy nghề, Nghị quyết
26-NQ/TW cũng nhấn mạnh mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, qua đó các chương trình chuyển giao khoa học
kỹ thuật nông nghiệp đã được triển khai rộng khắp.
- Trong lĩnh vực tín dụng, hệ thống các Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội
Việt Nam…) đã và đang thực hiện nhiều chương trình tín dụng phát triển kinh tế
khu vực nông thôn (Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 78/2002/NĐ-CP).
- Về khía cạnh giới trong phát triển kinh tế, thực hiện Chiến lược quốc gia
về bình đẳng giới giai đoạn 2010 - 2020 đưa ra mục tiêu “Không ngừng nâng cao
năng lực nhằm bảo đảm sự tham gia ra quyết định của phụ nữ trong các hoạt
động phát triển kinh tế…”.
Để thực hiện tốt các hoạt động trên, Hội LHPN Việt Nam xác định
phương thức chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo hướng: Đẩy mạnh phát huy nội
lực của hội viên phụ nữ, của tổ chức Hội và của địa phương. Lồng ghép đồng bộ
các giải pháp góp phần phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững. Hộ gia đình là
trung tâm các hoạt động tuyên truyền hỗ trợ của Hội do vậy các giải pháp cụ thể
được xây dựng trên cơ sở hoàn cảnh, nhu cầu của từng hộ gia đình. Trong đó chú
trọng đẩy mạnh một số nội dung: Đa dạng hóa các mô hình và phương thức huy
động tiết kiệm, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn qua các
kênh tín dụng phù hợp với từng đối tượng; Phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế
tập thể hiệu quả, chuyển giao khoa học kĩ thuật, đào tạo nghề góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
2.1.1.2. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình
a. Hộ gia đình
Trong từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press, 1987) “Hộ là tất cả những

6



người sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm người chung
huyết tộc và những người làm ăn chung”
Luật Đất đai quy định “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan
hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân
và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển
quyền sử dụng đất” (Luật đất đai, 2013).
Còn trong Bộ Luật dân sự, khái niệm Hộ gia đình không được định nghĩa
một cách chính thức, mà chỉ khẳng định Hộ gia đình có thể là chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng
góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể
khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” (Luật Dân sự, 2005).
Theo Luật hôn nhân và gia đình “Gia đình là tập hợp những người gắn bó
với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm
phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định”.
Như vậy, có nhiều quan điểm về hộ gia đình, tuy nhiên có thể nói chung
hộ gia đình là tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết thống,
cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như ăn, uống…Tuy nhiên có
thể có một vài trường hợp một số thành viên của hộ không có họ hàng huyết
thống, nhưng trường hợp này xảy ra rất ít.
b. Kinh tế hộ gia đình
Từ khi Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW năm 1988 về “Đổi
mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong
nông nghiệp”, nông thôn chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác cho hộ
nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những đơn
vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh
tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó các hộ gia đình tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua

sắm vật tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra (Mai Thị
Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã
hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất
7


được coi là chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ở chung nhà, ăn
chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào
chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển (Nguyễn Thu
Hằng, 2008). Như vậy, có thể hiểu Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh
thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng
đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Sự
tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và
tài nguyên khác nhằm phát triển sản xuất, nâng cao mức sống. Đặc điểm của kinh
tế hộ gia đình là không có tư cách pháp nhân; chủ hộ là người sở hữu, nhưng
cũng là người lao động trực tiếp, tùy điều kiện cụ thể họ có thể thuê mướn thêm
lao động. Do đặc thù hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, vốn ít, ngành nghề không ổn
định …nên tính ổn định của kinh tế hộ không cao.
Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế ở nông thôn. Đây là một đơn vị kinh tế cơ sở chứa đựng các nguồn
lực phát triển và có quyền sở hữu các tài sản, tư liệu sản xuất và các nguồn thu
nhập. Kinh tế hộ là hoạt động rất hiệu quả và là nhân tố chủ yếu trong kinh tế
nông nghiệp nông thôn ở mọi thời đại
c. Phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển là một quá trình, là “tổng hòa các hiện tượng được quan niệm
như chuỗi nhân quả kế tiếp nhau diễn tiến”. Như vậy có thể hiểu, phát triển kinh
tế là quá trình chuyển biến mọi mặt của nền kinh tế trong thời gian xác định, nó
bao gồm sự tăng thêm về sản lượng và sự tiến bộ cơ cấu kinh tế, xã hội. Phát

triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm
sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh
tế. Phát triển kinh tế là sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao
hơn của nền kinh tế (Từ điển Larousse, 1998).
Kinh tế hộ gia đình là một phận quan trọng của nền kinh tế, đã được thừa
nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Nó có các đặc trưng chủ yếu:
- Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ
đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như các tài sản
khác của hộ.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ trong nông
hộ, mọi người thường gắn bó với nhau theo quan hệ huyết thống, kinh tế hộ được
tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
8


Phát triển kinh tế hộ gia đình có thể hiểu là sự chuyển biến từ trạng thái
thấp lên trạng thái cao hơn về các mặt: Về thu nhập, quy mô sản xuất, cơ cấu
ngành nghề, việc làm và thị trường sản phẩm.
2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN
2.1.2.1. Tuyên truyền kiến thức hỗ trợ phát triển kinh tế
Tuyên truyền, giáo dục là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng
của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội LHPN. Thực hiện tốt công tác
tuyên truyền nâng cao trình độ, nhận thức trong các cấp Hội sẽ góp phần triển
khai chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội
viên phụ nữ và các tầng lớp nhân dân; Nâng cao nhận thức, kỹ năng hành động,
bồi dưỡng giáo dục phẩm chất đạo đức sẽ điều chỉnh những nhận thức sai lệch và
đấu tranh với những quan điểm sai trái trong cuộc sống.
Hàng năm các cấp Hội xây dựng chương trình công tác năm và kế hoạch
tuyên truyền theo từng chuyên đề: Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ nữ
hiểu đúng, đầy đủ và có trách nhiệm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước; các văn bản pháp luật mới liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp chính đáng của phụ nữ; Tuyên truyền truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, ý thức của nhân dân về bảo vệ chủ quyền của đất nước; Tuyên truyền
chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo từng giai
đoạn gắn với tuyên truyền Tiểu đề án 1 “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo
đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”…Bên
cạnh các nội dung tuyên truyền trên, Hội lồng ghép tuyên truyền kiến thức thực
hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tham gia tích cực các xây dựng
nông thôn mới, bảo vệ môi trường …nhằm nâng cao vai trò của Hội LHPN, vị thế
của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội.
2.1.2.2. Tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh
Khoa học kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển, cùng với các tiến
bộ khoa học nông nghiệp ngày càng nhiều. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi luôn được
quan tâm.
Với nhiệm vụ của mình, Hội phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức
các lớp tập huấn kiến thức sản xuất kinh doanh, chuyển giao KHKT phục vụ sản
xuất. Thông qua các hoạt động trên các cấp Hội đã góp phần làm chuyển biến
nhận thức cho các gia đình thay đổi tập quán, thói quen canh tác, dùng giống,

9


phân bón chất lượng cao, giá cả phù hợp, cấy giống lúa ngắn ngày và các giống
lúa có chất lượng cao, áp dụng công thức thâm canh… phù hợp từng địa phương.
Một trong những hoạt động được khuyến khích trong thời gian qua là thực
hiện đa dạng hóa các ngành nghề gắn với tiềm năng và lợi thế của địa phương
phát huy tinh thần hợp tác, tương thân tương ái hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh
tế gia đình. Qua phong trào này, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả
và thu hút đông đảo chị em tham gia. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế

cao như: Mô hình trồng rau sạch, rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh; mô hình của
các làng nghề truyền thống...
2.1.2.3. Hoạt động hỗ trợ nguồn vốn tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển
kinh tế
Là một tổ chức chính trị xã hội với chức năng đại diện cho quyền lợi của
phụ nữ, Hội LHPN các cấp luôn nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng của
công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế là một vấn đề có tính chất lâu dài, đòi hỏi
phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức và của chính các hộ gia
đình, việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế không chỉ tính đến hiệu quả kinh tế mà
mà còn tính đến hiệu quả xã hội, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt
trong quá trình hoạt động của Hội, bởi vì nghèo đói, thiếu việc làm tác động
mạnh mẽ đến mỗi gia đình, mà người chịu thiệt thòi nhất là phụ nữ và trẻ em,
điều này ảnh hưởng lớn đến sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của đất nước.
Từ Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc, Hội LHPN các cấp đã phát động
nhiều phong trào thi đua và đề ra nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của đất nước như: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; “Hỗ
trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”; “Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống, làm giàu chính đáng”;“Hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới” đã chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ tham
gia tích cực vào công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức
đa dạng, phong phú nhằm phát huy hết tiềm năng lao động nữ.
Hội nhận thấy vay vốn để phát triển sản xuất luôn là nhu cầu cấp bách của
phụ nữ nghèo, do vậy ngay từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số
78/2002/NĐ-CP, ngày 4/10/2002 về tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, Hội LHPN đã ký văn bản liên tịch với Ngân hàng CSXH
để tổ chức thực hiện dịch vụ ủy thác vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính
sách từ cấp Trung ương - Tỉnh - Huyện - Xã. Qua hơn 10 năm triển khai, đến nay
10



giữa 2 ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện chương trình uỷ thác một
cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao như: Tập trung tuyên truyền Nghị định của Chính
phủ về chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà Nước đối với hộ nghèo để phụ nữ nghèo
biết và tiếp cận các nguồn vốn, nếu có nhu cầu và đảm bảo các tiêu chí theo qui
định (có sức lao động, có hoạt động sản xuất, kinh doanh và lịch sử tín dụng tốt)
đều được xem xét vay các nguồn như: Vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo; vốn Quỹ
quốc gia giải quyết việc làm; vốn nước sạch vệ sinh môi trường; vốn hộ nghèo về
nhà ở; vốn vay học sinh sinh viên thông qua hộ gia đình; vốn xuất khẩu lao động,
vốn thương nhân vùng khó khăn; chương trình cho vay chăn nuôi …
Phối hợp với Ngân hàng No&PTNT, Ngân hàng thương mại thành lập các
tổ nhóm vay vốn để phát triển sản xuất.
2.1.2.4. Phối hợp tổ chức mở lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm
Để tạo việc làm ổn định cho lao động nữ trên cơ sở thực hiện Quyết
định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết
định 295/QĐ-TTg/2010, Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc
làm giai đoạn 2010 - 2015". Trên cơ sở đó, Hội LHPN chỉ đạo các cơ sở Hội
phối hợp với Trung tâm Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm giới thiệu việc
làm, các trường đạo tạo nghề và các ngành liên quan tổ chức dạy nghề cho hội
viên phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập.
- Hội các cấp đã chỉ đạo các cơ sở Hội tiếp tục rà soát các đối tượng phụ
nữ chưa qua đào tạo, phụ nữ ở vùng bị thu hồi đất làm chương trình, dự án, phụ
nữ nghèo có thu nhập thấp, khuyết tật…tuyên truyền, tư vấn, phối hợp mở các
lớp dạy nghề ngắn hạn, dễ xin việc phù hợp thực tế như: nghề trồng hoa cây
cảnh, cơ khí, tin học văn phòng, may công nghiệp….
- Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn
đào tạo nghề ngay tại chỗ, giới thiệu việc làm.
Đây là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao công tác tập hợp phụ nữ
vào tổ chức Hội, tạo cơ hội để phụ nữ tìm kiếm việc làm phù hợp, tạo thu nhập
ổn định, giúp chị em giảm nghèo, phát triển kinh tế .


11


2.1.2.5. Khai thác các dự án phát triển kinh tế
Bám sát chức năng, nhiệm vụ của Hội và đường lối chủ trương của Đảng
về công tác đối ngoại: Mở rộng vai trò đối ngoại của các tổ chức đoàn thể xã hội,
tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, tổ chức từ thiện... Tham gia “chủ động, linh
hoạt, sáng tạo và hiệu quả” trên các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới
và khai thác nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội (Nghị quyết Đại hội Đảng X,
2006). Hội LHPN đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội
viên phụ nữ tích cực tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo. Để giúp hội viên có
vốn để đầu tư mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, Hội LHPN khai thác các
dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội LHPN trong phát triển kinh
tế hộ gia đình
2.1.3.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội cơ sở
Cán bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với thành công hay thất bại của sự
nghiệp cách mạng. Cán bộ là khâu then chốt, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định “Cán bộ là cái gốc của toàn bộ công việc”, “công việc thành công hay thất
bại đều do cán bộ tốt hay kém” (Hồ Chí Minh, 1995). Thực tế đã cho thấy nơi
nào có cán bộ năng động, làm việc trách nhiệm, nhiệt tình thì ở đó phong trào sẽ
sôi nổi, hiệu quả; ngược lại, nơi nào cán bộ làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm,
yếu cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì phong trào ngày một yếu đi.
Về cơ cấu tổ chức, BCH Hội LHPN là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại
hội. Số lượng BCH Hội LHPN cấp nào do Đại hội đại biểu phụ nữ phụ nữ cấp đó
quyết định. Theo Điều 20 Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ
2012-2017 qui định, BCH Hội LHPN có các nhiệm vụ: Nắm tình hình đời sống,
tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, phản ánh, đề xuất với cấp
uỷ, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên; Lãnh đạo, chỉ đạo tổ

chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết đại hội, nghị
quyết Ban Chấp hành Hội cùng cấp và Hội cấp trên; Tham gia góp ý xây dựng
chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và giám sát việc thực hiện; phát hiện,
có biện pháp giải quyết kịp thời khi quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
phụ nữ bị vi phạm; Công nhận hội viên; tuyên truyền, vận động và tổ chức cho
hội viên thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của hội viên theo quy định Điều
lệ; Bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch,
Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp.
12


+ Ban thường vụ Hội LHPN có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức thực hiện và
kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của BCH Hội LHPN cùng cấp; triệu tập và
chuẩn bị nội dung họp BCH; Quản lý, phát triển hội viên; xây dựng, quản lý quỹ
hội; thu, chi, trích nộp và sử dụng hội phí. Ban thường vụ Hội LHPN do BCH
Hội LHPN cùng cấp bầu ra với số lượng không quá 1/3 số uỷ viên BCH.
+ Chủ tịch Hội LHPN là người đứng đầu tổ chức Hội, chịu trách nhiệm
chung trước BCH Hội LHPN cùng cấp, trước cấp uỷ địa phương và Hội cấp trên
về phong trào phụ nữ, công tác Hội.
+ Phó chủ tịch Hội LHPN thay mặt chủ tịch tiếp nhận, giải quyết công
việc khi được chủ tịch ủy quyền và trực tiếp phụ trách một số nhiệm vụ công
tác hội.
Với những chức trách, nhiệm vụ trên Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã
xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới xây dựng
đất nước. Theo Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, kế hoạch số 112/KH-ĐCT ngày
10/9/2010 và Hướng dẫn số 28-HD/ĐCT (ngày 30/12/2010) của Đoàn Chủ tịch
Hội LHPN Việt Nam.
* Yêu cầu xây dựng BCH các cấp
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết,
phát huy dân chủ, có uy tín và năng lực lãnh đạo phong trào phụ nữ trong tình

hình mới.
- Đảm bảo số lượng và cơ cấu hợp lý, có sự kết hợp giữa tiêu chuẩn và cơ
cấu trên cơ sở tiêu chuẩn là chính.
- Đảm bảo các độ tuổi, có sự kế thừa và phát triển (dưới 35 tuổi, từ 35 đến
45 tuổi và trên 45 tuổi)
Đối với Ủy viên BCH cơ sở, cần chú ý yếu tố tự nguyện, nhiệt tình, trách
nhiệm, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, được cán bộ, hội viên
phụ nữ tín nhiệm.
* Tiêu chuẩn lãnh đạo chủ chốt
Là những người tiêu biểu trong BTV, qua thực tiễn công tác thể hiện là có
năng lực quản lý lãnh đạo, có khả năng nắm bắt, cụ thể hóa và đề xuất những vấn
đề thực tiễn phong trào PN đặt ra; còn đủ độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe
để đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo phong trào.
13


×