Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phát triển sản xuất lê của các nông hộ trên địa bàn huyện thạch an tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYÊN XUÂN CƯỜNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÊ CỦA CÁC NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 0115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình
nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng
thời trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy
định của địa phương nơi thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã dành nhiều công sức, thời gian tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế & Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế & Phát triển Nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả; Lãnh đạo Trung
tâm nghiên cứu thực nghiệm Rau hoa quả Gia Lâm cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Cao Bằng; UBND huyện Thạch An, các Phòng, Ban mà trực tiếp là
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện Thạch An, thị
trấn Đông Khê cùng các xã Lê Lai, Đức Xuân đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu,

những thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Cường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ ......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................................viii
Thesis abstract ......................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lê của các nông hộ ...........5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến đề tài .............................................................5

2.1.2.


Vai trò, đặc điểm của phát triển sản xuất lê trong nông nghiệp ...................... 11

2.1.3.

Nội dung phát triển sản xuất lê của nông hộ .................................................. 13

2.1.4.

Nhóm yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất lê .......................................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 21

2.2.1.

Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất lê trên thế giới ............... 21

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất lê ở Việt Nam .................... 25

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phươngpháp nghiên cứu........................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 28

3.1.1

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 28


3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 33

3.1.3.

Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 37

iii


3.1.4.

Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Thạch An......................................... 41

3.1.5.

Đánh giá chung ............................................................................................. 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 44

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 44

3.2.2.


Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 45

3.2.3.

Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin..................................................... 47

3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 48

3.2.5.

Phương pháp phân tích thống kê.................................................................... 48

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 49

3.2.7.

Cách tính toán một số chỉ tiêu cụ thể trong nghiên cứu này ........................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 51
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất lê của nông hộ trên địa bàn huyện thạch an............ 51

4.1.1.

Hệ thống tổ chức sản xuất lê.......................................................................... 51


4.1.2.

Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng lê của huyện Thạch An ........... 52

4.1.3.

Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất lê của nông hộ .................................. 59

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lê của huyện thạch an.............. 66

4.2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập ................... 66

4.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lê manh mún, nhỏ lẻ thiếu quy hoạch .......... 67

4.2.3.

Các vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển sản xuất lê .......................... 68

4.2.4.

Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất lê ................................ 71

4.3.


Những giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển sản xuất lê của nông hộ
trên địa bàn huyện thạch an ........................................................................... 72

4.3.1.

Định hướng phát triển sản xuất lê của các nông hộ trên địa bàn huyện
Thạch An ...................................................................................................... 72

4.3.2.

Giải pháp tăng cường phát triển sản xuất Lê của nông hộ trên địa bàn
huyện Thạch An ............................................................................................ 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 78
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 78

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 82

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

ĐVT

Đơn vị tính

PTSX

Phát triển sản xuất

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

SX

Sản xuất

SL

Sản lượng

TSCĐ

Tài sản cố định


UBND

Ủy ban nhân dân

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CN - XD

Công nghiệp - Xây dựng

TM - DV

Thương mại - Dịch vụ

LĐNN

Lao động nông nghiệp

HND

Hộ nông dân

GTSX

Giá trị sản xuất

GTSXNN


Giá trị sản xuất nông nghiệp

DV

Dịch vụ

TM

Thương mại

Tr.đ

Triệu đồng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các yếu tố trong đất ảnh hưởng đến chất lượng đặc thù của cây lê .............15
Bảng 2.2. Lượng phân bón cho cây lê theo các độ tuổi khác nhau ..............................18
Bảng 3.1. Diện tích rừng hiện có theo nguồn gốc .......................................................32
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Thạch An qua 3 năm .........................................34
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước huyện Thạch An .............36
Bảng 3.4. Số lượng trạm biến áp tiêu thụ hiện có của huyện .......................................38
Bảng 3.5. Tổng sản phẩm (GDP) và cơ cấu tổng sản phẩm các ngành kinh tế của

huyện Thạch An .........................................................................................42
Bảng 3.6. Một số thông tin các xã trong vùng nghiên cứu ..........................................45
Bảng 4.1. Diện tích trồng lê của các hộ điều tra tại huyện Thạch An ..........................53
Bảng 4.2. Thực trạng Năng suất lê của hộ nông dân huyện Thạch An ........................53
Bảng 4.3. Sản lượng lê tươi của các xã huyện Thạch An qua các năm (2013 - 2015) ........55
Bảng 4.4. Một số thông tin cơ bản của hộ trồng lê chọn điều tra huyện Thạch An ......56
Bảng 4.5. Tình hình đất đai, lao động, TSCĐ, vốn của các hộ trồng lê điều tra tại
huyện Thạch An .........................................................................................57
Bảng 4.6. Khối lượng và giá bán lê của huyện Thạch An qua 3 năm ..........................58
Bảng 4.7. Giá trị và tỷ trọng giá trị sản xuất lê của huyện Thạch An ..........................59
Bảng 4.8. Đầu tư chi phí vật chất bình quân cho 1 hộ trồng lê/1 năm của các hộ
điều tra huyện Thạch An ............................................................................60
Bảng 4.9. Tình hình tiêu thụ lê của hộ nông dân huyện Thạch An ..............................61
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả trong sản xuất lê của hộ
nông dân huyện Thạch An..........................................................................63
Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất lê của các nhóm hộ có quy mô khác
nhau ở các xã điều tra .................................................................................64
Bảng 4.12. Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất lê của hộ
nông dân huyện Thạch An..........................................................................71

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Thạch An ........................................................28

Sơ đồ 4.1.


Hệ thống tổ chức SXKD lê huyện Thạch An ...........................................51

Sơ đồ 4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lê của huyện
Thạch An ................................................................................................66

Sơ đồ 4.3.

Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển sản xuất lê của huyện
Thạch An ................................................................................................68

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Cường
Tên Luận văn: “Phát triển sản xuất lê của các nông hộ trên địa bàn huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng”.
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở Đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lê của các
nông hộ.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lê của các nông hộ trên địa bàn huyện
Thạch An những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng phát triển sản xuất lê của các

nông hộ trên địa bàn huyện Thạch An.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường phát triển sản xuất lê của các
nông hộ trên địa bàn huyện Thạch An những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu của đề tài:
Chọn điểm nghiên cứu của đề tài mang tính đại diện cho những lợi thế và tiềm
năng sẵn có gắn với mục tiêu của đề tài. Thạch An, tỉnh Cao Bằng là huyện có tiềm năng
và các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng rất phù hợp cho phát triển sản xuất lê của nông hộ.
- Thu thập số liệu: Thu thập tốt các số liệu sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý
luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và xử lý số liệu, từ đó có
những đánh giá chính xác về thực trạng phát triển sản xuất lê của các nông hộ trên địa
bàn huyện Thạch An những năm qua.
-Xử lý phân tích số liệu :
Trên cơ sở số liệu đã thu thập, đề tài dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh
để phân tích sự biến động của quá trình sản xuất lê, việc phân bố nguồn lực, đặc điểm
của các hình thức nhóm hộ sản xuất lê, xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức trong sản xuất và tiêu thụ lê của địa phương, từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp
trong phát triển sản xuất lê của nông hộ trên địa bàn huyện Thạch An.

viii


Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu đề tài đã đánh giá được thực trạng sản xuất lê của các nông
hộ trên địa bàn huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng. Cụ thể là:
- Hệ thống sản xuất lê mới chỉ ở nông hộ, chưa có trang trại, HTX và Doanh
nghiệp sản xuất lê, các hộ trồng lê chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
- Quy mô diện tích nhỏ lẻ manh mún, thiếu tập trung, năng suất, sản lượng thấp,
các Xã và số hộ trồng lê ít, không đồng đều.
- Các vườn lê nhiều cây già cỗi, bị thoái hóa nhiều, việc ứng dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật trong sản xuất lê của các nông hộ còn hạn chế.
- Đánh giá được chi phí đầu tư, kết quả và hiệu quả sản xuất lê của các nông hộ.
Đối với nhóm hộ có diện tích nhiều thì hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác
cao hơn nhóm hộ có diện tích nhỏ lẻ.
Từ thực trạng sản xuất trên dẫn tới kết quả và quả hiệu quả sản xuất lê của các
nông những năm vừa qua chưa cao. Mặc dù chất lượng lê tốt, giá thành cao và ổn định
nhưng tốc độ và quy mô phát triển sản xuất lê còn khiêm tốn .
Qua kết quả nghiên của đề tài “Phát triển sản xuất lê của các nông hộ trên địa
bàn huyện thạch An, tỉnh Cao Bằng” tác giả có một số kết luận sau:
Trên địa bàn huyện Thạch An, lê là cây ăn quả bản địa có giá trị kinh tế cao.
Nâng cao hiệu quả phát sản xuất lê của các nông hộ trên địa bàn huyện có ý nghĩa
thiết thực đối với cộng đồng các dân tộc.
Hiện nay cây lê được xác định là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với những
cây trồng truyền thống ở địa phương. Để phát triển sản xuất lê đạt hiệu quả kinh tế cao
và bền vững thì nhà nước, các cấp ngành, địa phương, hộ nông dân cần tập trung giải
quyết các vấn đề: Mở rộng quy mô diện tích theo hướng tập trung; Mạnh dạn áp dụng
tiến bộ kỹ thuật mới, tuyển chọn giống Lê có năng xuất cao chất lượng tốt; Tăng cường
hoạt động Khuyến nông; Hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất; Xây dựng mạng
lưới thu gom, bảo quản và tiêu thụ lê.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Xuan Cuong
Thesis tittle: "Pear production development of farm households in Thach An
district, Cao Bang province".
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15


University name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- To review literature and reality related to pear production development of farm
households.
- To evaluate pear production development situation of farm households in
Thach An district in the past.
- To analyze factors affecting pear production development situation of farm
households in Thach An district.
- To propose basic measures to enhance pear production development situation
of farm households in Thach An district in coming years.
Research Methods
The selection of research site: The selection of research site must be
representative for the whole district, advantages and potential that relate to the study
objectives. Thach An of Cao Bang province has potential natural conditions, and its soil
is very suitable for pear production development.
Methods of data collection: The collection of primary and secondary would
provide full information about the theoretical and practical aspects, to make it easy for
handling of data, from which pear production development situation of farm households
would accurately assessed.
Data analysis: based on the collected data, the study used descriptive statistics,
to analyze fluctuation of pear production, the ways of resource allocation,
characteristics of pear producers, from which the study pointed out strengths,
weaknesses, opportunities, and threats of pear production and marketing in the research
area. Then the study proposed measures to develop pear production of farm households
in Thach An district.
Main results and conclusions
The study evaluated pear production development situation of farm households
in Thach An district, Cao Bang province, including:


x


- The ways of pear production organization: farm households were the major
producer, without other actors such as commercial farm, cooperative, or enterprises.
Pear production households were mostly ethnic minority.
- Pear production was characterized by small scale, land fragmentation, lack of
concentration, low output and productivity. There was limited number of pear farm
households distributed unevenly throughout the district.
- The pear orchard was with old trees, and quality of the trees was degraded.
The application of new growing techniques by farm households was limited.
- This study evaluated investment costs, outputs and efficiency of pear
production by type of farmers. For large-scale production households, economic
efficiency per unit of cultivated was higher than households with smaller area.
As a result, pear production the past few years was inefficient, even though quality of
produce was good, and price of pear was high and stable. Speed and scale of pear
production development was modest.
Through the results of “pear production development of farm households in
Thach An district, Cao Bang province” the author has come up with the following
conclusions:
In Thach An district, pear is perennial native tree which yielded high economic
value. Improving pear production efficiency of farm households in the district was very
significance for ethnic communities. Currently pear is defined as a crop with high
economic efficiency compared to the traditional crops in the research site. To develop
pear production with high economic efficiency and sustainability, the central
government, department, local governments, farmers should focus on solving the
problem: enlarge production scale toward concentration area; boldly apply new
advanced technique and selecting pear varieties with high productivity and good
quality; promote extension activities; support infrastructure investment infrastructure
and manufacturing: develop marketing network, post-harvest techniques and marketing.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Sản phẩm quả
là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa nhiều
vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Hiện nay, cây ăn quả đã trở thành một
trong những loại cây có thế mạnh về kinh tế ở Việt Nam. Sản phẩm cây ăn quả
ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm từ cây ăn quả ngoài sử
dụng để ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến nước giải khát, đồ khô,
đóng hộp. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ
phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp và có nhiều đóng góp
tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và
tăng thu nhập cho người nông dân. Trong đó có cây lê.
Quả lê là một loại quả lành tính, có chưa nhiều vitamin, khoáng chất,
chất chống oxy hóa, là nguồn cung cấp chất xơ và có giá trị y học trong việc
chữa trị và ngăn ngừa bệnh tật. Quả lê được sử dụng cho cả mục đích ăn tươi và
chế biến. Các sản phẩm chế biến từ quả lê được nhiều người ưa thích và được
tiêu thụ rộng rãi trên thế giới (Võ Văn Chi,1997). Cây lê có thể trồng được trên
nhiều loại đất, kể cả đất đồi dốc, đất bạc màu hoặc khô hạn. So với nhiều loại
cây ăn quả khác, cây lê sớm cho thu hoạch và có tiềm năng, năng suất khá cao.
Có thể thấy rằng cây lê có đặc tính đa dụng cao vì vừa có khả năng phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi sinh vừa góp phần xoá đói giảm nghèo và
nâng cao thu nhập cho nông dân đặc biệt là nông dân vùng cao. Do vậy phát
triển và mở rộng diện tích trồng lê tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ở
những nơi có nhiệt độ thấp vào mùa đông là một giải pháp khả thi về hiệu quả
kinh tế-xã hội (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2002).

Ở Việt Nam, lê được trồng rải rác ở những vùng núi cao có mùa đông lạnh
như các huyện Sa Pa và Bắc Hà tỉnh Lào Cai, Đồng Văn và Quản Bạ tỉnh Hà Giang,
Ngân Sơn và Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn; Thạch An, Bảo Lạc và Nguyên Bình.. tỉnh
Cao Bằng và một số huyện thuộc tỉnh, Lạng Sơn… các giống Lê đang được trồng
chủ yếu là các giống lê Bản địa, trong đó có giống lê vàng địa phương của huyện

1


Thạch An, tỉnh Cao Bằng được người tiêu dùng đánh giá có chất lượng cao. Lê vàng
huyện Thạch An được xếp trong danh sách 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng của
Việt Nam và đứng thứ 5 trong tốp 19 loại quả đặc sản của Miền Bắc. Giống lê Đông
khê cho quả rất to có thể lên tới 0,8-1,0 kg quả, có vị ngọt mát riêng biệt, thơm
ngon, ít cát, giòn. Tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của người dân còn thấp, chủ yếu
theo lối quảng canh nên những năm gần đây năng suất và chất lượng của lê Cao
Bằng nói chung và Lê ở huyện Thạch An nói riêng không cao. cây trồng thoái hóa
nhiều, diện tích rất manh mún và tăng hàng năm không đáng kể.
Thời gian qua các cơ quan trong ngành Nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng
đã phối hợp với một số đơn vị thực hiện các đề tài trên đối tượng cây lê bản
địa tuy nhiên tất cả các đề tài hầu như chú trọng vào điều tra và thu thập thông
tin, chưa có các nghiên cứu sâu về các giải pháp kinh tế nhắm phát triển sản
xuất hiệu quả đối với sản phẩm lê. Vây nên mặc dù sản phẩm lê của huyện
Thạch An quả to, có chất lượng tốt, nhưng sản lượng còn khiêm tốn và chưa
được nhiều người tiêu dùng biết đến. Mối liên kết giữa các khâu sản xuất và
tiêu thụ chủ yếu là do nông dân và tư thương tự thực hiện, mà chưa được tổ
chức thành hệ thống với các mối liên kết ràng buộc trách nhiệm và lợi ích
giữa nông dân và các tác nhân này chưa được chưa chặt chẽ. Đây là nguyên
nhân xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh… gây thiệt hại lớn cho
người sản xuất. Từ những vấn đề trên, để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng
cao giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm lê huyện Thạch An, tỉnh

Cao Bằng hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần vào
việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc và thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện Thạch An, việc tiến hành đề tài nghiên
cứu: “Phát triển sản xuất lê của các nông hộ trên địa bàn huyện Thạch An,
tỉnh Cao Bằng” là hết sức cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất
Lê của các nông hộ trên địa bàn huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng thời gian qua, từ
đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phát triển sản xuất lê nông hộ của Huyện
trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất Lê
nông hộ.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất Lê của các nông hộ trên địa bàn
huyện Thạch An những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng phát triển sản xuất lê của
các nông hộ trên địa bàn huyện Thạch An.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường phát triển sản xuất lê của
các nông hộ trên địa bàn huyện Thạch An những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động nhằm phát triển sản
xuất lê của các hộ nông dân huyện Thạch An, được thông qua các đối tượng
khảo sát sau:
- Hộ nông dân sản xuất lê gồm: Hộ dân tộc thiểu số; Hộ chuyên canh, đa

canh; Các thương lái, một số đại lý bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng lê trên địa
bàn huyện Thạch An - Các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan: (Hội Nông dân,
Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm khuyến nông).
- Các cơ chế chính sách có liên quan đến khuyến khích phát triển sản
xuất lê.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu tại một số xã đại diện về sản xuất lê của các nông hộ trên
địa bàn huyện Thạch An, trong thời gian 3 năm (2013 - 2015), tập trung những
giải pháp phát triển sản xuất cây lê phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và định hướng của huyện Thạch An.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Trong
đó tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lê của các hộ sản xuất kinh doanh trên
địa bàn xã Lê Lai, xã Đức Xuân và thị trấn Đông Khê huyện Thạch An

3


1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong thời gian từ năm
2013 đến năm 2015.
- Số liệu sơ cấp sẽ khảo sát trong năm 2015.
- Các giải pháp đề xuất cho năm 2016 - 2020.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT LÊ CỦA CÁC NÔNG HỘ

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Khái niệm về Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
* Hộ Nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa học nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở
nông thôn chủ yếu thực hiện qua hoạt động của nông hộ.
Theo Ellis (1993), hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất,
sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh
tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị
trường với mức độ hoàn hảo không cao.
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “HND là những hộ chủ yếu hoạt động theo
nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn”.
Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế-xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”
Đặc điểm cơ bản của HND:
Thứ nhất, HND là đơn vị kinh tế, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị
tiêu dung.
Thứ hai, quan hệ giữa tiêu dung và sản xuất được hiểu ở trình độ phát triển của
hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan
hệ giữa HND và thị trường.
Thứ ba, các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia hoạt động phi
nông nghiệp ở các mức độ khác nhau.
Từ những khái niệm và đặc điểm của HND cho thấy, HND là những hộ sống ở
nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. HND là đơn vị kinh
tế cơ sở,đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu dung.

5



* Kinh tế hộ nông dân
Theo Đỗ Văn Viện (2000), kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ
sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và
tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ
chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất- kinh doanh và đời sống là
tuỳ thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát
triển. Do vậy hộ không thuê lao động nên không có khái niệm về tiền lương và
không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Nông hộ chỉ có thu nhập chung của tất
cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng năm của hộ trừ đi chi phí
mà hộ đã bỏ ra để phục vụ sản xuất.
Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nông dân được hiểu là môt hình tổ
chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình nhằm thỏa mãn
những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế
độ trả công theo lao động với mỗi thành viên trong gia đình”
Theo Elis Frank (1993): Kinh tế HND là kinh tế của những hộ gia đình có
quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của gia đình.
Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức
độ không hoàn hảo vào hoạt động thị trường”.
* Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân
Một là, có sự thống nhất chặ chẽ giữa quyền sở hữu và quá trình quản lý, sử
dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữu chung, nghĩa là mọi
thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có cũng
như tài sản của hộ.
Hai là, lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ, trong
nông hộ mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống,
kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp khác
cho nên việc điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ.
Ba là, kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do
kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng hơn so

với DN có quy mô lớn.
Bốn là, có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người
lao động. Trong kinh tế nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế,
huyết tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để phát triển
kinh tế nông hộ.

6


Năm là, kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả.
Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế nông hộ
vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp có quy mô
lớn. Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ
tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao thì đó là biểu hiện của sản xuất lớn.
Sáu là, kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vón của hộ là chủ yếu.
Tuy nhiên, kinh tế nông hộ cũng có những giới hạn nhất định đặc biệt trong
sản xuất đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đoàn kết thì mới làm được. Một số
HND riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề về phòng trừ sâu bệnh, dịch hại,
áp dụng KHKT và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phòng trừ thiên tai và rủi ro trong
sản xuất kinh doanh. Khi đó, cần sự có mặt của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác
và tư nhân cũng như nhiều tổ chức khác trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh
tế hộ phát triển.
Từ khá niệm và đặc điểm kinh tế HND cho thấy, Kinh tế HND là hình thức
tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực đất đai, lao động,
vốn, tư liệu sản xuất.

2.1.1.2. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Tăng trưởng: Là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân
hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính trên đầu người. Tăng trưởng
thường được áp dụng để đánh giá chung cho ngành kinh tế, vùng sản xuất, ngành

sản xuất nông nghiệp…
- Phát triển: Bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bên cạnh sự
tăng thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như: Sự
tăng trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên
của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia
của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là
những nội dung của phát triển.
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của
công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống,
bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng
trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với

7


nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh
sự thay đổi về chất lượng của nền kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác
nhau trong sự tiến bộ xã hội.
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,
tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan
niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ
của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay
tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
* Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Theo Đỗ Kim Chung (2009), có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến

quá trình phát triển kinh tế, việc nghiên cứu cần thiết phải phân thành hai nhóm
với tính chất và nội dung tác động khác nhau đó là nhân tố kinh tế và nhân tố phi
kinh tế.
- Nhân tố kinh tế
Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của
nền kinh tế. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số sau:
Y = F (Xi)
Trong đó: Y: Giá trị đầu ra
Xi: Là giá trị các biến số đầu vào
Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc vào
sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các
biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố nguồn lực
tác động trực tiếp.
Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc
vào các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất định. Mỗi
một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia tăng sản lượng,
do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi, mỗi lúc quyết định.

8


- Các nhân tố phi kinh tế
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn
gọi là các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động khác. Ảnh hưởng
của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác động của
nó đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy không thể tiến hành tính toán, đối chiếu cụ
thể được, nó có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể
đánh giá một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào nhau,
tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà người ta không thể phân biệt và

đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế.
Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển
như: Thể chế chính trị - xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xã hội,
các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên trong cộng đồng và khả
năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước.
Như vậy để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển sản xuất chúng ta không
những chỉ chú ý đến các yếu tố vật chất của sản xuất mà cần quan tâm đến các
thể chế, chính sách, cách tổ chức của người nông dân (hay còn gọi là các yếu tố
phi kinh tế).
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó qui mô
sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận (Mai
Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
Phát triển sản xuất (PTSX) có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó:
- PTSX theo chiều rộng : là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện
tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ
thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện
tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên (Mai
Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể
bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân,
hoặc cả hai (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).

9


- PTSX theo chiều sâu : là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện
sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm

và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm
giống, vốn, kỹ thuật và lao động (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ
cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản
xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng
đến nguồn tài nguyên (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).

2.1.1.4. Khái niệm phát triển sản xuất lê
Phát triển sản xuất là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp
nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản phẩm .
Sản xuất là tạo ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản phẩm hơn,
phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bổ
của cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm các
khía cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao
gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường (Đỗ Kim
Chung, 2009).
Do vậy phát triển sản xuất lê cũng là quá trình gia tăng về số lượng tổng
hợp, kết hợp các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội như: chính sách,
khoa học kỹ thuật, vốn, điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, con người,… nhằm
tăng diện tích, năng xuất, sản lượng lê ở mức tốt nhất, phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống hằng ngày của con người và cho ngành nghề khác..
Ngoài ra, trong phát triển sản xuất lê tạo những thay đổi tích cực về mặt xã
hội như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng, hay
những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn tài
nguyên đất, nước, không khí… cũng là những biểu hiện của sự phát triển.


10


Phát triển sản xuất lê cần tuân theo những nguyên tắc:
- Phát triển sản xuất bền vững: phát triển sản xuất phải đảm bảo cả hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát triển sản xuất Lê phải theo hướng sản xuất hàng hoá: sản xuất
hàng hoá không có nghĩa là cứ tạo ra với khối lượng lớn mà cần căn cứ vào
nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất: mở rộng diện tích,
thay đổi cơ cấu…
- Phát triển sản xuất Lê phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng về
đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường… của từng vùng.

2.1.1.5. Khái niệm phát triển sản xuất lê của nông hộ
Sản xuất lê là một nghề truyền thống của người nông dân vùng cao có từ rất
xa xưa. Trước đây sản xuất Lê trong mỗi gia đình ở nước ta chủ yếu là khai thác
sản phẩm quả theo phương thức thu hái tự nhiên, đơn thuần, qui mô nhỏ lẻ, chỉ
đảm bảo một phần nào đó cho nhu cầu của gia đình, hoàn toàn chưa có ý thức trở
thành nhu cầu trao đổi hàng hoá do vậy hiệu quả kinh tế không cao, sản phẩm Lê
bị coi nhẹ (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2002)
Do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật trên
toàn thế giới và trong mọi lĩnh vực, ngành nông nghiệp nọi chung và lĩnh vực
trồng cây ăn quả nói riêng cũng không ngừng phát triển, trong đó có cây Lê . Từ
sản xuất theo phương thức quảng canh, thu hái tự nhiên đã chuyển sang phương
thức sản xuất theo hướng hàng hoá qui mô lớn, nhằm đáp ứng được nhu cầu đòi
hỏi của toàn xã hội. Những đột phá về mặt công nghệ tạo giống, quy hoạch vườn
trồng cũng như các tiến bộ về phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc.. đã tạo đà cho
lĩnh vực trồng cây ăn quả phát triển và đã có vị trí trong ngành nông nghiệp.
Phát triển sản xuất của các nông hộ: là quá trình gia tăng về quy mô, sản
lượng và chất lượng, cụ thể là sự tăng lên về diện tích, năng suất, sản lượng và số

hộ sản xuất Lê cũng như sự gia tăng về kết quả, hiệu quả của quá trình sản xuất
lê của các nông hộ (Đỗ Kim Chung, 2009).
2.1.2. Vai trò, đặc điểm của phát triển sản xuất lê trong nông nghiệp
2.1.2.1. Vai trò
Sản xuất cây ăn quả của các nông hộ nói chung và sản xuất lê nói riêng là
một nghề đã có từ lâu đời, chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trồng

11


trọt và đời sống của các hộ gia đình. Nghề này đã mang lại nhiều lợi ích thiết
thực và to lớn cho đời sống của các nông hộ chuyên canh cây ăn quả, làm cho bộ
mặt nông thôn ngày một thay đổi và không ngừng phát triển. Mặt khác, trong
điều kiện hiện nay khi đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao thì nhu
cầu về quả trở thành một trong những loại thực phẩm không thể thiếu sau bữa ăn
hằng ngày của con người. Sản xuất lê nông hộ cung cấp cho xã hội loại quả có
giá trị dinh dưỡng cao, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, chất xơ và Vitamin
C…Lê là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa có độ che phủ, vừa tích cực tham gia
vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa tham gia vào quá trình xóa đói
giảm nghèo của nông hộ. Nhưng vấn đề đặt ra cho các nông hộ trồng lê là làm
thế nào việc phát triển sản xuất lê đảm bảo được năng suất cao, chất lượng tốt,
mẫu mã để sản phẩm lê không chỉ lưu thông ở thị trường trong nước mà cả thị
trường quốc tế, không bị mặt hạn chế của hội nhập đem lại (Trần Như Ý, Đào
Thanh Vân và Nguyễn thế Huấn, 2009).
2.1.2.2. Đặc điểm sản xuất lê
- Đặc điểm sinh học
Lê là loài cây ôn đới thân gỗ có tán lá rộng, thay lá về mùa Đông, cây sinh
trưởng, phát triển nhanh.
Thân cây lê thẳng, phân cành mạnh theo hướng thẳng đứng, cành mềm. Lá
hình tim, đuôi lá hơi nhọn dài, cách gốc lá 1cm có hai tai là nhỏ, mép lá có răng cưa,

màu xanh hơi đậm, gân lá nổi rõ, lá rộng trung bình 8-10 cm, dài 10-12 cm…
Là loài cây ôn đới nhưng có tính thích nghi cao, mọc được từ vùng nhiệt đới
đến cận nhiệt đới nơi có độ cao từ 500m- 1500m so với mực nước biển và nhiệt độ
từ -10 đến 400C, nhưng thích hợp nhất ở nhiệt độ trung bình là 250C và có thể giao
động từ 18 - 350C, tổng thời gian chiếu sáng trong năm khoảng từ 1.500 - 2.500 giờ,
cây lê có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả đất đồi dốc, đất bạc màu hoặc khô
hạn nên rất thích hợp để gây trồng phủ xanh đất trống đồi trọc (Nguyễn Văn
Nghiêm và cs., 2014).
- Đặc điểm kinh tế
Lê là cây ăn quả lâu năm, lê trồng không tốn nhiều công mà sớm cho thu
hoạch và thu hoạch được rất lâu. Nhiều cây lê sống hàng trăm năm. Một cây lê

12


nhiều năm tuổi ra quả ổn định có thể cho sản lượng trung bình 800- 1200 quả, ước
khoảng 250kg- 300 kg.
Lê là cây bản địa đã có từ rất lâu năm trên địa bàn huyện Thạch An,
giống lê vàng địa phương cho quả to, khối lượng quả trung bình 0,4kg- 0,5kg
thậm chí nhiều quả có thể lên tới 0,8 kg -1,0 kg. Với đặc điểm quả thơm ngon
có vị ngọt mát riêng biệt, ít cát, giòn lê vàng của huyện Thạch An được xếp
trong danh sách 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam đã khẳng định
giá trị kinh tế và thương hiệu của nó trên thị trường. Từ diện tích khoảng 25ha
(năm 1995) nay tăng lên xấp xỉ 60 ha (năm 2015), vùng phát triển lê mở rộng,
những năm đầu cây được trồng chủ yếu thị trấn Đông khê sau này đã nhân rộng
diện tích ra các xã trên địa bàn như: Lê Lai, Đức Xuân, Danh sỹ, Đức
Cường….Thời điểm này, năng suất, sản lượng đạt khoảng 35 - 44 tạ/ha. Với giá
bán trung bình từ 30 - 32 ngàn đồng/1kg, hàng năm các hộ nghèo nhờ trồng Lê
đã thoát nghèo, đời sống không ngừng được cải thiện. Cây Lê đã thực sự tích
cực góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nông hộ sản xuất lê trên địa bàn huyện

Thạch An trong những vừa qua (Phòng NN &PTNT Thạch An 2015).
2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất lê của nông hộ
Phát triển sản xuất lê của nông hộ bao gồm sự gia tăng về diện tích, năng
suất và chất lượng sản phẩm lê, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu giống lê, cơ cấu
giá trị sản phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững. Vì vậy, phát triển
sản xuất lê Thạch An phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong
đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là:
- Tăng quy mô diện tích : Tăng quy mô tổng diện tích lê trong vùng bằng
cách mở rộng diện tích trồng lê, áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp
với điều kiện của hộ, của vùng; tăng số hộ sản xuất, tăng quy mô sản xuất/hộ
- Thay đổi phương thức tổ chức sản xuất theo hướng quy mô hộ - Gia trại
- Trang trại - Doanh nghiệp. Tổ chức các phương thức sản xuất phù hợp, phát
huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế và thế mạnh của từng vùng. Áp dụng tốt quy
trình kỹ thuật sản xuất, công tác chăm sóc, bảo vệ thực vật tạo ra sản phẩm quả
sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu con người.
- Tăng năng suất khối lượng sản phẩm: Tăng năng suất, chất lượng lê
bằng cách áp dụng giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi
với điều kiện khí hậu từng vùng hay khu vực.

13


×