HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM VĂN NINH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỐI TÁC
CÔNG - TƯ (PPP) TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học
GS. TS. Phạm Vân Đình
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Văn Ninh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Vân Đình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nơng nghiệp và chính sách - khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông tỉnh Bắc Ninh, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Văn Ninh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abtracts .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................ 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đối tác công - tư .............................................. 5
2.1.
Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5
2.1.1.
Cơ sở lý luận về đối tác công – tư .................................................................... 5
2.1.2.
Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................ 11
2.1.3.
Ý nghĩa của đối tác công - tư trong xậy dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ ....................................................................................................... 16
2.1.4.
Nội dung nghiên cứu đối tác công – tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ .............................................................................................. 17
2.1.5.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện đối tác công – tư trong lĩnh
vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ........................................... 22
2.2.
Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 24
2.2.1.
Kinh nghiệm thực hiện đối tác công - tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ trên thế giới ........................................................... 24
2.2.2.
Thực tiễn thực hiện đối tác công – tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ tại Việt Nam ......................................................................... 27
iii
2.3.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho các dự án thực hiện đối tác công - tư về
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Bắc Ninh ............................... 29
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.1.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh .......................................... 31
3.1.1.
Vị trí địa lý .................................................................................................... 31
3.1.2.
Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 31
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.2.1.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 32
3.2.2.
Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................... 33
3.2.3.
Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu........................................................... 41
3.2.4.
Phương pháp phân tích thơng tin .................................................................... 42
3.2.5.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 44
4.1.
Thực trạng đối tác công – tư
trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................................................... 44
4.1.1.
Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển PPP trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh
4.1.2.
.................................................................................................. 44
Thực trạng triển khai thực hiện các dự án PPP trong xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..................................... 46
4.2.
Các nhân tố ảnh hưởng .................................................................................. 67
4.2.1.
Môi trường đầu tư PPP .................................................................................. 67
4.2.2.
Hệ thống pháp lý ........................................................................................... 70
4.2.3.
Lựa chọn đối tác tư nhân................................................................................ 77
4.3.
Các giải pháp chủ yếu hồn thiện đối tác cơng – tư
trong lĩnh vực xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .............. 80
4.3.1.
Những căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp .............................................. 80
4.3.2.
Định hướng mục tiêu ..................................................................................... 80
4.3.3.
Những giải pháp chủ yếu ............................................................................... 81
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 85
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 85
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 87
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 89
Phụ lục……………………………………………………………………………….…94
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
Build – Own – Operate
Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh
Build – Operate – Transfer
Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
Build – Transfer
Xây dựng – Chuyển giao
Build – Transfer – Operate
Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
Cán bộ nhà nước
Cơ quan nhà nước
Cơ sở hạ tầng
Công ty cổ phần
Design-Build-Finance-Operate
Thiết kế-xây dựng-tài trợ-vận hành
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp dự án
Giấy chứng nhận đầu tư
Giao thơng đường bộ
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Nhà đầu tư
Official Development Assistance Ngân sách nhà nước
Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính
thức
Publish Privite Patnership
Đối tác cơng - tư
Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh sự khác biệt giữa đối tác cơng - tư và tư nhân hóa .......................... 6
Bảng 2.2. Đặc điểm chủ yếu của các phương thức tổ chức thực hiện đối tác
công - tư phổ biến ...................................................................................... 9
Bảng 2.3. Đặc điểm chính về các hình thức cơ bản của mối quan hệ đối tác
công – tư ................................................................................................... 10
Bảng 2.4. Các hình thức đối tác cơng – tư ................................................................. 11
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng công tác lựa chọn dự án ....................... 34
Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp các hình thức đối tác cơng - tư
được lựa chọn tại các dự án ....................................................................... 34
Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng hợp đồng dự án ............................................ 35
Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá khả năng tham gia dự án của cơ quan nhà nước ................ 35
Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá năng lực nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ....................... 36
Bảng 3.6. Tiêu chí đánh giá chia sẻ rủi ro .................................................................. 36
Bảng 3.7. Tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng chế tài xử lý sai phạm .......................... 37
Bảng 3.8. Tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng mơi trường đầu tư PPP ......................... 37
Bảng 3.9. Tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng môi trường thể chế ............................... 40
Bảng 3.10. Tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng công tác lựa chọn nhà đầu tư ................ 41
Bảng 3.11. Dự kiến phân bổ phiếu điều tra .................................................................. 40
Bảng 4.1. Thống kê các dự án đầu tư theo hình thức PPP tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2009 – 2015 ...................................................................................... 46
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả đánh giá lựa chọn dự án ............................................... 50
Bảng 4.3. Cơ quan nhà nước tham gia dự án PPP về giao thông đường bộ ................. 50
Bảng 4.4. Các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia dự án ............................................. 51
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ phù hợp trong lựa chọn hình thức
đối tác cơng – tư ........................................................................................ 50
Bảng 4.6. Tổng hợp đánh giá chất lượng hợp đồng dự án .......................................... 54
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả điều tra về năng lực tham gia dự án của cán bộ
Nhà nước .................................................................................................. 58
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá năng lực doanh nghiệp ........................ 58
vi
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá chất lượng cơng trình và thực hiện
dự án ......................................................................................................... 59
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả đánh giá chia sẻ rủi ro tại các dự án PPP ........................ 63
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả đánh giá về quy định xử lý sai phạm .............................. 65
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá về môi trường đầu tư PPP .................................. 69
Bảng 4.13. Sự khác nhau về quy trình PPP giữa các văn bản pháp luật đang được
áp dụng với các dự án PPP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................... 71
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả đánh giá quy trình PPP................................................... 71
Bảng 4.15. Sự khác nhau về cấu trúc tài trợ dự án giữa các văn bản ............................. 72
Bảng 4.16. Tổng hợp đánh giá về quy định cấu trúc tài trơ dự án ................................. 73
Bảng 4.17. Tổng hợp đánh giá về xử phạt hành chính PPP .......................................... 74
Bảng 4.18. Tổng hợp đánh giá về chính sách hỗ trợ dự án ........................................... 75
Bảng 4.19. Kết quả điều tra điều kiện về môi trường pháp lý về PPP ........................... 76
Bảng 4.20. Tổng hợp đánh giá lựa chọn nhà đầu tư...................................................... 79
vii
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Tình hình triển khai các dự án theo hình thức PPP tỉnh Bắc
Ninh từ năm 2009 đến năm 2015 ...............................................................45
Biểu đồ 4.2. Thực trạng ký kết hợp đồng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2015 ......................51
Biểu đồ 4.3. Thực trạng triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2015 ................................54
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Văn Ninh
Tên luận văn: “Thực trạng và giải pháp thực hiện đối tác công – tư (PPP) trong
lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Vân Đình
Đơn vị đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đưa ra các giải
pháp nhằm cải thiện đối tác công – tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả lựa chọn ba dự án tiêu biểu (TL295B giai đoạn 1 và giai đoạn 2, TL277)
áp dụng hình thức PPP trong lĩnh vực xây dựng CSHT GTĐB từ năm 2009 đến năm
2015 thuộc bốn khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ
Sơn, huyện Tiên Du và huyện Yên Phong để nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập thông qua các sở ban ngành liên quan như:
sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Giao thông, sở Xây dựng về các số liệu, thông tin liên quan
đến các dự án PPP về CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh. Số liệu sơ cấp thông qua các ý
kiến đánh giá của các cán bộ nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các hộ
dân thuộc khu vực dự án được lựa chọn nghiên cứu. Để phân tích số liệu tác giả sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp tổng hợp ý
kiến đánh giá theo hình thức cho điểm để phân tích thơng tin.
3. Kết quả nghiên cứu
Thơng qua các số liệu thu thập, luận văn đưa ra đánh giá tổng quan về quá trình
hình thành và phát triển đối tác công – tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tiếp đó, đi vào
đánh giá thực trạng cơng tác lựa chọn và công bố danh mục dự án; thực trạng về các
bên tham gia, lựa chọn hình thức đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp
đồng, chia sẻ rủi ro trong quá trình thực hiện, xử lý các sai phạm, quyết tốn và chuyển
giao cơng trình. Kết quả cho thấy việc thực hiện triển khai các dự án PPP về xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh cũng chỉ mới được áp dụng trong
vài năm trở lại đây (từ năm 2009 đến nay), nhưng số lượng các dự án về xây dựng
ix
CSHT GTĐB lựa chọn đầu tư theo PPP khá nhiều (21 dự án). Tuy nhiên, đến nay số
lượng dự án được thực hiện triển khai lại rất khiêm tốn (5 dự án). Cơng tác lựa chọn
nhà thầu, q trình ký kết và thực hiện dự án còn nhiều tồn tại như tất cả các dự án đều
là chỉ định thầu, các dự án đều áp dụng hình thức BT trong khi quỹ đất tỉnh ngày càng
hạn hẹp, cơ chế chính sách còn chưa thống nhất, năng lực của nhà thầu chính cịn hạn
chế dẫn đến các dự án gặp khá nhiều khó khăn trong q trình triển khai thực hiện.
Kết quả khảo sát ý kiến cũng phản ánh những nội dung nêu trên khơng mấy khả
quan. Các tiêu chí đánh giá quan trọng đều ở mức trung bình và dưới mức trung bình.
4. Kết luận chủ yếu
Đối tác cơng – tư là hình thức đầu tư cịn mới mẻ, bước đầu thực hiện cịn gặp
nhiều khó khăn và tồn tại những bất cập. Tỉnh Bắc Ninh đã có những hướng đi đúng
đắn khi lựa chọn PPP là hình thức chủ đạo trong việc cải thiện CSHT GTĐB của tỉnh.
Để áp dụng và triển khai mơ hình đạt hiệu quả, trong thời gian tới Bắc Ninh cần thiết
chú trọng vào 2 nhóm giải pháp chính đó là: nâng cao năng lực cán bộ nhà nước và
hồn thiện quy trình thực hiện PPP.
x
THESIS ABTRACTS
Author: Pham Van Ninh
Thesis title: "The reality and implementation solutions for public - private
partnership (PPP) in the field of infrastructure construction road Bac Ninh province".
Major: Economic Management
Code: 60 34 04 10
Supervisor: Prof. Dr. Pham Van Dinh
Training unit: Vietnam Institute of Agriculture
1. Objectives of the study
On the basis of assessing the situation and analyze all influencing factors, giving the
solutions to improve public - sector investment in infrastructure construction of road in
Bac Ninh province in the next time.
2. The used methods of research
The author selected three outstanding projects (TL295B phase 1 and phase 2,
TL277) apply for PPPs in infrastructure construction sector LRT from 2009 to 2015
under four different areas in the province: Bac Ninh city, Tu Son town, Tien Du district
and Yen Phong district to study.
Secondary data was collected through the authors of the relevant departments such
as the Department of Planning and Investment, Department of Transportation,
Department of Construction of the data and information related to PPPs in Infrastructure
LRT province. Primary data through the comments of government officials, businesses in
the province and the households in the project areas were selected research. To analyze
the data the author uses descriptive statistical methods, statistical disaggregation method,
synthetic method is evaluated in the form of points to analyze the information.
3. Results of Research
Through the data collected, the thesis provides an overview of the process of
formation and development of public - private Bac Ninh province. Next, go to assess the
status of the selection and announcement of the list of projects; the status of the parties,
choose the form of partnership, negotiation and signing of contracts, performance of
contracts, risk sharing in the implementation process, handle violations, settlement and
transfer of submit. The results showed that the implementation of PPP projects
implementation in the infrastructure construction of road traffic in the province also only
xi
be applied in the last few years (from 2009 to the present), but the projects of
infrastructure construction investment choices LRT plenty PPP (21 projects). However,
so far the number of projects being implemented very modest deployment (5 projects).
The selection of contractors, the conclusion and implementation of many existing
projects as all projects are designated contractors, the project will apply BT while
provincial funds increasingly limited land , mechanisms and policies are not uniform, the
capacity of the main contractor is limited to projects led many difficulties encountered
during implementation.
Survey results also reflect the comments above content is not encouraging. The key
evaluation criteria are inadequate and below average.
4. Main conclusion
Public - private forms of investment is still new, initial implementation has many
difficulties and inadequacies. Bac Ninh province has the right direction when choosing
form of PPP in improving the infrastructure of the province. To apply and implement
efficient models, Bac Ninh province needs to focus on two main solutions: improve the
capacity of state officials and improve the process of implementation of PPP.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
So với khu vực và thế giới, giao thông ở Việt Nam rất lạc hậu, nhất là
đường bộ, làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính phủ đã duy trì mức đầu
tư khoảng 2 – 2.5% GDP/năm cho lĩnh vực này, trong đó đầu tư đường bộ trên
70% nhưng vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể về bức tranh giao thông Việt Nam.
Hơn nữa, khoảng cách giữa cung và cầu về vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày
càng lớn. Theo Ngân hàng Thế giới WB (2007), từ nay đến năm 2020, Việt Nam
cần tăng mức đầu tư lên 3,5 – 4% GDP/năm cho lĩnh vực giao thông nhằm đáp
ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng kinh tế. Riêng đường bộ, vốn đầu tư cho giai
đoạn 2010 – 2025 dự kiến khoảng 75 tỷ USD (5 tỷ USD/năm, tương đương
105.000 tỷ đồng/năm). Nguồn vốn cần thiết cho quá trình này vượt q khả năng
tài trợ của Chính phủ (bao gồm vốn ngân sách, ODA (Official Development
Assistance), trái phiếu Chính phủ) và thị trường vốn trong nước chưa phát triển
nên sẽ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn đầu tư cho giao thơng đường bộ trong
tương lai. Vì vậy, một hình thức khơng đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ
khơng thích hợp tồn tại, cần thiết phải thay thế bằng các hình thức phù hợp hơn
để đảm bảo việc cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu. Ngồi ra, thách thức lớn
nhất đối với các nước đang phát triển nói chung, và Việt Nam nói riêng là tìm
được hình thức tài trợ bền vững không lệ thuộc vốn ngân sách Nhà nước (NSNN)
và Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA mà khai thác từ đối tác công tư (Publish Privite Patnership – PPP), huy động được nguồn vốn từ khu vực tư
nhân (trong và ngoài nước) nhằm đáp ứng được yêu cầu này. Trong hai thập kỷ
qua, PPP đã được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, khẳng định
là phương thức hiệu quả để cung cấp các cơ sở hạ tầng (ADB, 2008). Thơng qua
PPP, một số lợi ích được tích luỹ gồm: tiếp cận nguồn vốn tư nhân (ADB, 2000),
tăng giá trị đồng tiền, hoàn thành dự án đúng tiến độ và cải thiện chất lượng dịch
vụ (Huỳnh Thúy Giang, 2012).
Ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh nguồn vốn NSNN cịn hạn hẹp, ODA
có xu hướng giảm dần, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu cấp bách trong
phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT), việc thu hút các nguồn vốn tư nhân để bổ sung
cho các nguồn vốn NSNN và ODA đã được coi là một chính sách quan trọng.
1
Phương thức PPP trong đầu tư cho CSHT được coi là một hướng giải pháp thích
hợp trong việc thu hút sự quan tâm của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ
tầng. Ý nghĩa quan trọng của phương thức này cịn thể hiện ở chỗ ngồi việc tạo
thêm một nguồn tiếp cận cho các nguồn vốn đầu tư phát triển, nó cịn thúc đẩy
q trình cải cách kinh tế và hồn thiện khn khổ pháp lý của đất nước (Nguyễn
Văn Giàu và cs., 2013).
Tuy là một trong những địa phương đạt được nhiều kết quả tốt trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng tỉnh Bắc Ninh cũng đang phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức, trở ngại và tái cơ cấu kinh tế được xem là giải pháp
mang tính đột phá của tỉnh. Tái cơ cấu lĩnh vực đầu tư công là nội dung quan
trọng với điểm nhấn là đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư, huy
động tối đa và có hiệu quả sự tham gia của khu vực tư nhân, nghiên cứu triển
khai có hiệu quả mơ hình PPP để đẩy nhanh phát triển CSHT. Xuất phát từ thực
tế trên, việc đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả mơ
hình đối tác công - tư PPP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có vai trị quan trọng, giúp
giải quyết nhiều nút thắt về đầu tư cơng trong lĩnh vực CSHT nói riêng và trong
tái cơ cấu đầu tư cơng nói chung (Nguyễn Thị Quế Chi, 2013).
Hiện nay, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về mơ
hình PPP trong lĩnh vực xây dựng CSHT, có thể thấy hệ thống các nghiên cứu đã
góp phần hình thành một cơ sở lý thuyết khá dày dặn và nhất quán về mơ hình
PPP. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu khá cơng phu như:
Hình thức đối tác cơng – tư (Public Private Partnership) để phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ Việt Nam của Huỳnh Thúy Giang (2012). Nghiên cứu
của Nguyễn Văn Giàu và các cộng sự: Phương thức đối tác công – tư (PPP): Kinh
nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam (2013). Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Quế Chi: Hoàn thiện điều kiện thực hiện mơ hình hợp tác cơng – tư
(PPP) trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (2014). Nghiên cứu
của Vũ Cường Tráng: Nghiên cứu ứng dụng mơ hình PPP trong xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông (2015). Hay nghiên cứu của Thân Thanh Sơn: Nghiên cứu
phân bổ rủi ro trongđối tác công - tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ Việt Nam (2015).
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu chi tiết và cụ thể về
thực hiện mơ hình PPP trong lĩnh vực xây dựng CSHT giao thông đường bộ
2
(GTĐB) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ là một
đóng góp quan trọng, làm nền tảng cho việc triển khai mơ hình PPP trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp thực hiện đối tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ
của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đưa ra các giải
pháp nhằm cải thiện đối tác công – tư trong lĩnh vực xây dựng CSHT GTĐB trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phương thức PPP
trong lĩnh vực xây dựng CSHT GTĐB.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển
khai thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng mơ hình PPP
trong lĩnh vực xây dựng CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là PPP tại các dự án xây dựng CSHT
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Lựa chọn ba dự án tiêu biểu về xây dựng giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh áp dụng phương thức PPP, cụ thể:
+ Dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 295B giai đoạn 1 đoạn
đi qua thị xã Từ Sơn.
3
+ Dự án “ Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 295B giai đoạn 2
đoạn từ đường Lê Thái Tổ - thành phố Bắc Ninh đến phường Đông Ngàn thị
xã Từ Sơn”.
+ Dự án “Đầu tư xây dựng tỉnh lộ 277 đoạn từ thị xã Từ Sơn đi thị trấn
Chờ huyện Yên Phong”.
Đây là ba trong số 5 dự án về xây dựng CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đã được triển khai thực hiện. Bên cạnh đó 3 dự án này cịn đặc trưng cho 2
phương án đề xuất dự án BT: do UBND tỉnh đề xuất (Dự án xây dựng cải tạo TL
295B), do nhà đầu tư (NĐT) đề xuất (Dự án xây dựng cải tạo TL 277).
- Phạm vi về không gian: Các dự án thuộc địa bàn thị xã Từ Sơn, Huyện
Yên Phong và thành phố Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu liên quan đến các dự án PPP trong
lĩnh vực xây dựng CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đặc biệt là ba dự án
(nêu trên) từ năm 2009 đến 2015. Qua đó đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp
thực hiện cho các năm tiếp theo.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận về đối tác công – tư
2.1.1.1. Khái niệm về đối tác công – tư
Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ “đối
tác công – tư” (PPP). Mỗi mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều có một cách
hiểu riêng phù hợp với quá trình áp dụng của mình.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) định nghĩa đối tác công – tư là "Quan
hệ đối tác công – tư (PPP) được hiểu là một cơ chế hợp đồng giữa các đơn vị khu
vực công (cấp quốc gia, bang, tỉnh, hoặc địa phương) với các đơn vị thuộc khu
vực tư nhân qua đó các kỹ năng, tài sản và/hoặc nguồn lực tài chính của mỗi bên
trong khu vực cơng và tư nhân được phân bố theo cách bổ sung cho nhau, rủi ro
và lợi ích được chia sẻ, nhằm đem lại kết quả thực thi dịch vụ tối ưu và giá trị tốt
đẹp cho công dân (ADB, 2012).
Một số tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực PPP như Hội đồng PPP của
Canada (Canadian Council for Public Private Partnership), Hội đồng quốc gia về
PPP của Mỹ (National Council for Public Private Partnership) cũng đưa ra những
khái niệm riêng của mình về PPP. Chẳng hạn như “PPP là một liên doanh hợp tác
giữa khu vực công và tư, dựa trên lợi thế của mỗi bên nhằm xác định nhu cầu của
cộng đồng thông qua việc phân bố hợp lý nguồn lực, rủi ro và lợi ích” (Nguyễn
Văn Giàu và cs., 2013).
Tại Việt Nam, PPP thường được hiểu là hình thức đầu tư được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước (CQNN) có thẩm quyền và nhà đầu
tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án CSHT, cung cấp
dịch vụ công (Nghị định 15/2015/NĐ - CP). Trong mối quan hệ hợp tác này, Nhà
nước và tư nhân cùng ký một hợp đồng để phân định trách nhiệm cũng như phân
chia lợi ích, rủi ro của mỗi bên, theo đó khu vực tư được trả tiền theo kết quả dựa
theo tiêu chuẩn kết quả đã định trước và được đo bởi khu vực công.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu chung về PPP như sau: PPP là sự hợp tác
ngang hàng giữa Nhà nước và tư nhân để cùng xây dựng cơ sở hạ tầng và/hoặc
5
cung cấp các dịch vụ công cộng. Trong mối quan hệ hợp tác này, Nhà nước và tư
nhân cùng ký một hợp đồng để phân định trách nhiệm cũng như phân chia lợi ích,
rủi ro của mỗi bên, theo đó khu vực tư được trả tiền theo kết quả dựa theo tiêu
chuẩn kết quả đã định trước và được đo bởi khu vực công. Đây là khái niệm sẽ
được sử dụng xuyên suốt cho luận văn này.
Ở đây cũng cần có sự phân biệt giữa tư nhân hóa và quan hệ đối tác công – tư.
Bảng 2.1. So sánh sự khác biệt giữa đối tác công - tư và tư nhân hóa
Nội dung
Đối tác cơng - tư
Tư nhân hóa
Trách nhiệm cung cấp dịch vụ
hồn tồn thuộc về khu vực
cơng (dịch vụ cơng)
Trách nhiệm cung cấp và hỗ trợ
tài chính cho một dịch vụ cụ thể
nào đó do khu vực tư đảm nhận
Về sở hữu
Vẫn có thể tiếp tục duy trì
quyền sở hữu của Nhà nước
Quyền sở hữu được Nhà nước
bán cho khu vực tư nhân cùng
với những quyền lợi và chi phí
Về bản chất của
dịch vụ
Những vấn đề này được cả hai Các nhà cung cấp tư nhân sẽ
bên (Nhà nước và Tư nhân)
quyết định phạm vi và phương
quyết định thông qua hợp đồn thức cung cấp dịch vụ
Về rủi ro và lợi ích
Nhà nước và Tư nhân cùng
chia sẻ cả rủi ro và lợi ích
Về trách nhiệm
Khu vực tư nhân phải chịu hoàn
toàn rủi ro
Nguồn: Nguyễn Văn Giàu và cs (2013)
2.1.1.2. Ý nghĩa của đối tác công – tư
- Thu hút vốn đầu tư tư nhân (thường bổ sung cho nguồn vốn từ NSNN
hoặc giải phóng cho nguồn vốn Nhà nước để sử dụng vào những nhu cầu khác
của Nhà nước)
- Tăng năng suất và sử dụng các nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả hơn.
- Cải cách các lĩnh vực thông qua việc phân bổ lại vai trị, động cơ và trách
nhiệm giải trình (ADB, 2008).
2.1.1.3. Đặc điểm của đối tác công – tư
Mặc dù các cách tiếp cận của Việt Nam so với của các tổ chức và quốc gia
khác có sự khác nhau, song theo Huỳnh Thúy Giang (2012) có thể chỉ rõ các đặc
điểm cơ bản của PPP như sau:
6
- Thứ nhất: Có sự tham gia đồng thời của cả hai bên công – tư: Bên
“công” gồm các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bên “tư” gồm nhà đầu tư và
doanh nghiệp dự án (DNDA), (DNDA là doanh nghiệp (DN) do nhà đầu tư thành
lập và chịu trách nhiệm thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật). Tùy
theo từng dạng hợp đồng PPP mà các bên có những vai trị, trách nhiệm khác
nhau được quy định bởi pháp luật về PPP và trong thỏa thuận hợp đồng.
- Thứ hai: Mối quan hệ công – tư trong PPP là ngang hàng nhau. Có nghĩa
là hai bên có tiếng nói như nhau trong các hoạt động. Vì vậy, khi triển khai thực
hiện các hoạt động để có thể đạt được thành cơng thì ngun tắc cơng khai, minh
bạch, dân chủ và có sự thỏa thuận giữa các bên là yếu tố quan trọng cần được
đảm bảo.
- Thứ ba: PPP được thông qua cơ chế hợp đồng. Thông qua hợp đồng,
các yếu tố ràng buộc về sự đóng góp, chia sẻ tài nguyên, rủi ro, trách nhiệm,
yêu cầu được thỏa thuận và ký kết, trong đó khu vực nhà nước thường đóng
góp dưới dạng vốn đầu tư, chuyển giao tài sản, cam kết đóng góp hiện vật,
đóng góp các yếu tố về trách nhiệm xã hội, ý thức môi trường, kiến thức bản
địa, huy động sự ủng hộ chính trị. Khu vực tư nhân thường cam kết đóng góp
về tài chính, kỹ thuật, thương mại, điều hành và sáng tạo để vận hành hoạt
động hiệu quả.
- Thứ tư: Yêu cầu của PPP đó là phải bảo đảm hai bên cùng có lợi, đáp ứng
được mục tiêu của cả hai khu vực: Lợi ích của khu vực cơng là phát triển bao
gồm phát triển kinh tế, công bằng xã hội, bền vững mơi trường; lợi ích của khu
vực tư là tối đa hóa lợi ích kinh tế, tăng cường khả năng sản xuất, tính cạnh tranh,
giảm chi phí, tăng cường đa dạng và chất lượng sản phẩm, vị trí lãnh đạo thị
trường, lịng tin người tiêu dùng.
Các hình thức đối tác công – tư
Tùy thuộc mức độ tham gia về vốn và gánh vác rủi ro của tư nhân, hình
thức PPP trên thế giới thường được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Và
ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia thì PPP cũng sẽ được biến thể về hình thức tổ chức
để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Theo Nguyễn Văn Giàu và cs. (2013) thì có sáu phương thức tổ chức thực
hiện PPP phổ biến trên thế giới:
7
+ Hợp đồng dịch vụ/quản lý
• Hợp đồng dịch vụ: là hợp đồng thoả thuận giữa một cơ quan/ đơn vị
thuộc khu vực công (sau đây gọi là cơ quan nhà nước) có thẩm quyền với một
đơn vị/cơng ty tư nhân, trong đó cơ quan Nhà nước thuê đơn vị tư nhân thực hiện
một hoặc một số nhiệm vụ, dịch vụ cụ thể trong một thời gian nhất định.
• Hợp đồng quản lý: là hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước (khu vực
cơng) với đối tác tư nhân, trong đó thoả thuận cho khu vực tư nhân được quản lý
một tiện ích hay dịch vụ cơng.
+ Nhượng quyền khai thác (Franchise)/cho th (Leasing)
• Hình thức nhượng quyền khai thác (Franchise): Là hình thức PPP
trong đó, cơ quan Nhà nước nhượng lại quyền vận hành, khai thác và cung cấp
dịch vụ công cho đối tác tư nhân dựa trên các tài sản/tiện ích/cơ sở hạ tầng sẵn có,
thuộc quyền sở hữu của khu vực Nhà nước.
• Hình thức cho th (Leasing): Với hình thức này, Cơ quan Nhà nước
cho đối tác tư nhân thuê tài sản/tiện ích/cơ sở hạ tầng sẵn có thuộc sở hữu của cơ
quan Nhà nước, để thực hiện khai thác, vận hành, và cung cấp các dịch vụ công.
+ Thiết kế - xây dựng – tài trợ - vận hành (DBFO: Design – Build –
Finance – Operate): DBFO là một phương thức PPP, trong đó đối tác tư nhân
thực hiện tất cả các giai đoạn của một dự án để cung cấp dịch vụ công, bao gồm:
thiết kế (D), xây dựng (B), tài trợ (F) và vận hành dự án (O) thông qua một hợp
đồng dài hạn.
+ Xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT: Build – Operate –Transfer):
BOT là một phương thức PPP trong đó khu vực Nhà nước và đối tác tư nhân
thoả thuận cho phép đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng (bao gồm: xây mới, nâng
cấp, phát triển) cơng trình cơ sở hạ tầng và được phép kinh doanh (vận hành,
khai thác) cơng trình cơ sở hạ tầng đó trong một thời hạn nhất định nhằm thu
lại chi phí đã bỏ ra và thu một khoản lợi nhuận. Kết thúc thời hạn hợp đồng,
đối tác tư nhân phải chuyển giao không bồi hồn cơng trình cơ sở hạ tầng cho
khu vực Nhà nước.
+ Xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO: Build – Transfer –
Operate) Hợp đồng BTO là một hình thức hợp đồng PPP, được ký kết giữa
8
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác tư nhân, trong đó đối tác tư nhân
bỏ vốn xây dựng cơng trình cơ sở hạ tầng, sau khi xây dựng xong cơng trình,
đối tác tư nhân chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho Nhà nước, ngược lại,
Nhà nước dành cho đối tác tư nhân quyền khai thác, sử dụng cơng trình đó
trong một thời hạn nhất định.
+ Xây dựng – sở hữu – vận hành (BOO: Build – Own – Operate)
Phương thức BOO là phương thức trong đó khu vực Nhà nước và đối tác tư nhân
thoả thuận: đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng tài sản/cơ sở hạ tầng dịch vụ công và
được phép khai thác, vận hành tài sản/cơ sở hạ tầng. Đối tác tư nhân có quyền sở
hữu tài sản trong suốt vịng đời của nó.
Bảng 2.2. Đặc điểm chủ yếu của các phương thức tổ chức
thực hiện đối tác công - tư phổ biến
Hợp đồng
dịch vụ/Hợp
đồng quản lý
Nhượng
quyền/Cho
thuê
BTO
BOT
BDFO
BOO
Sở hữu tài
sản
Nhà nước
Nhà nước
Nhà
nước
Nhà
nước
Nhà
nước
Tư nhân
Kỳ hạn hợp
đồng (năm)
1-3; 3-5
8-15 hoặc
lâu hơn
20-30
20-30
25-30
Không
thời hạn
Trách nhiệm
đầu tư
Nhà nước
Nhà nước
Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân
Trách nhiệm
vận hành
Nhà nước/
Tư nhân
Tư nhân
Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân
Rủi ro
thương mại
Nhà nước
Tư nhân/
chia sẻ
Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân
Phương
thức
Nguồn: Theo Nguyễn Văn Giàu và cs (2013)
Theo ABD (2008) PPP được thực hiện theo sáu phương thức. Đặc điểm
chính về các hình thức cơ bản của mối quan hệ đối tác cơng – tư (PPP) được tóm
tắt trong bảng 2.3.
9
Bảng 2.3. Đặc điểm chính về các hình thức cơ bản của mối quan hệ đối tác công – tư
NỘI DUNG
10
CÁC HĐ DỊCH VỤ
CÁC HĐ QUẢN LÝ
CÁC HĐ CHO THUÊ
NHƯỢNG QUYỀN
Phạm vi
Nhiều hợp đồng cho các
dịch vụ hỗ trợ khác nhau
chẳng hạn như dịch vụ đọc
cơng tơ, tính phí…
Quản lý tồn bộ hoạt động
hoặc một hợp phần chính
Có trách nhiệm quản lý,
điều hành và một số
hoạt động duy tu
Có trách nhiệm với tất cả
các hoạt động, và với việc
cấp vốn và thực hiện một số
khoản đầu tư cụ thể
Đầu tư và vận hành một
hợp phần chính cụ thể
chẳng hạn như một nhà
máy xử lý.
Cơ sở hạ tầng cùng được sở hữu và
điều hành bởi khu vực nhà nước và
nhà điều hành tư nhân
Sở hữu tài sản
Nhà nước
Nhà nước
Nhà nước
Nhà nước/Tư nhân
Nhà nước/Tư nhân
Tư nhân
Thời gian
1-3 năm
2-5 năm
10-15 năm
25-30 năm
Thay đổi
Không thời hạn
Trách nhiệm O&M
Nhà nước
Tư nhân
Tư nhân
Tư nhân
Tư nhân
Tư nhân
Đầu tư vốn
Nhà nước
Nhà nước
Nhà nước
Tư nhân
Tư nhân
Tư nhân
Rủi ro Thương mại
Nhà nước
Nhà nước
Chi sẻ
Tư nhân
Tư nhân
Tư nhân
Tổng mức độ rủi ro
mà khu vực TN chịu
Tối thiểu
Tối thiểu/ Trung bình
Trung bình
Cao
Cao
Cao
Các điều khoản
bù đắp
Giá đơn vị
Phí cố định, tốt nhất là
cùng với các
khuyến khích thực hiện
Một phần doanh thu từ
phí dịch vụ
Tất cả hoặc một phần
doanh thu từ phí dịch vụ
Phần lớn cố định, phần
biến đổi liên quan tới
thông số sản xuất
Cạnh tranh mạnh và thường
xuyên
Chỉ một lần, các HĐ
thường không được gia
hạn
Chỉ hợp đồng đầu tiên,
các hợp đồng sau đó
thường được đàm phán
Chỉ hợp đồng đầu tiên, các
hợp đồng sau đó thường
được đàm phán
Chỉ một lần, thường được
đàm phán mà khơng có
cạnh tranh trực tiếp
Chỉ hợp đồng đầu tiên, các hợp đồng
sau đó thường được đàm phán
Các đặc điểm
đặc biệt
Có ích như một phần của
chiến lược cải thiện hiệu
quả của các công ty nhà
nước; Thúc đẩy phát triển
khu vực tư nhân của địa
phương
Giải pháp tạm thời trong
quá trình chuẩn bị cho sự
tham gia mạnh mẽ hơn
của khu vực tư nhân
Cải thiện hiệu quả hoạt
động và thương mại;
Phát triển nhân viên địa
phương
Cải thiện hiệu quả hoạt
động và thương mại; Huy
động vốn đầu tư; Phát triển
nhân viên địa phương
Huy động vốn đầu tư; Phát
triển nhân viên địa phương
Nhà nước là chủ sở hữu đồng thời là
người giám sát, do đó các quan chức
nhà nước có thể sẽ can thiệp vào hoạt
động kinh doanh của cơng ty để đạt
được các mục tiêu chính trị.
Các vấn đề và
thách thức
Yêu cầu khả năng quản lý
nhiều hợp đồng và việc thực
thi nghiêm túc các luật về
hợp đồng
Việc quản lý có thể khơng
kiểm sốt thỏa đáng đối
với các yếu tố chủ chốt
như nguồn ngân sách,
chính sách…
Các xung đột tiềm tàng
giữa cơ quan nhà nước
chịu trách nhiệm đầu tư
và nhà điều hành tư
nhân
Cách thức đền bù các khoản
đầu tư và đảm bảo duy trì
bảo dưỡng tốt trong 5-10
năm cuối của hợp đồng
Không nhất thiết cải thiện
hiệu quả của các hoạt động
đang diễn ra; Có thể cần
bảo lãnh
Các liên doanh cũng có xu hướng
được đàm phán một cách trực tiếp
hoặc tn theo một phương thức mua
sắm khơng chính thống có thể dẫn
đến quan ngại về tham nhũng.
Cạnh tranh
BOT
LIÊN DOANH
Nguồn: Theo ADB (2008)
10
Cịn theo Huỳnh Thế Du (2014), thì PPP được thực hiện theo 5 hình thức
cơ bản.
Bảng 2.4. Các hình thức đối tác cơng – tư
STT
Các hình
thức
PPP chính
1
Hợp đồng
quản lý
Các dạng
Trách
nhiệm
đầu tư
Sở hữu
tài sản vốn
hợp đồng
Cơng
Tư
Cơng
Tư
Phân chia
rủi ro
Thời
hạn
hợp
Cơng
đồng
(năm)
Th ngồi
x
x
Quản lý bảo
trì,
bảo dưỡng
x
x
Quản lý vận
hành
x
x
x
Tư
x
x
x
1-3
x
3-5
3-5
2
Chìa khóa
trao tay
BT
x
x
x
x
3
Th tài sản
HĐ th
tài sản
x
x
x
x
4
Nhượng
quyền
BOT, BTO,
BOOT…
x
x
x
5
Sở hữu tư
nhân
BOO
x
x
x
x
x
x
1-3
5-20
20-30
Không
xác định
Nguồn: Theo Huỳnh Thế Du (2014)
2.1.2. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
2.1.2.1. Khái niệm về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
- Khái niệm về cơ sở hạ tầng
Theo ADB (2005) chỉ rõ: “cơ sở hạ tầng là tổ hợp các cơng trình vật chất kĩ
thuật cần thiết cho một xã hội, một nền kinh tế có thể hoạt động” (Huỳnh Thúy
Giang, 2012).
Cịn theo Nhữ Trọng Bách (2014) thì CSHT là tồn bộ cơ sở vật chất, kỹ
thuật, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia từ kinh tế - xã
hội cho đến bảo đảm quốc phịng, an ninh, góp phần bảo vệ môi trường và phục
vụ đời sống nhân dân.
11
Hiện nay, một số học giả trong nước hay sử dụng cụm từ “kết cấu hạ tầng”
để chỉ “cơ sở hạ tầng”. Trong luận văn này, tác giả thống nhất sử dụng tên gọi cơ
sở hạ tầng để chỉ các cơng trình vật chất kỹ thuật của một nền kinh tế.
Tồn bộ CSHT có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên
các tiêu chí khác nhau. Cụ thể theo Ngô Tuyến (2013):
+ Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế- xã hội, thì CSHT có thể được phân
chia thành: CSHT phục vụ kinh tế, CSHT phục vụ hoạt động xã hội, và CSHT
phục vụ an ninh – quốc phịng. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có loại CSHT nào hồn
tồn chỉ phục vụ kinh tế mà khơng phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại.
+ Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì CSHT có
thể được phân chia thành: CSHT trong công nghiệp, trong nông nghiệp, giao
thông vận tải, bưu chính- viễn thơng, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng, y
tế, giáo dục, văn hoá- xã hội.
+ Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì CSHT có thể được
phân chia thành: CSHT đơ thị, CSHT nơng thơn; CSHT kinh tế biển (ở những
nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển lớn như ở nước ta), CSHT đồng
bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn…
CSHT trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi khu vực bao gồm những cơng trình
đặc trưng cho hoạt động của lĩnh vực, ngành, khu vực và những cơng trình liên
ngành đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của toàn hệ thống.
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu về CSHT, các tác giả thường phân chia
CSHT thành hai loại cơ bản, gồm: CSHT kinh tế và CSHT xã hội.
+ CSHT kinh tế: thuộc loại này bao gồm các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
như: năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các cơng
trình giao thơng vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường
hàng không, đường ống), bưu chính – viễn thơng, các cơng trình thuỷ lợi phục
vụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp… CSHT kinh tế là bộ phận quan trọng
trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền
vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải thiện cuộc
sống dân cư.
+ CSHT xã hội: xếp vào loại này gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường
học, bệnh viện, các cơng trình văn hố, thể thao… và các trang, thiết bị đồng bộ
12