Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu một số giá trị sinh học của học sinh trường trung học cơ sở dịch vọng, quận cầu giấy, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 88 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC T NHIấN
---------------------------------

NGễ TH PHNG THANH

NGHIÊN CứU MộT Số GIá TRị SINH HọC
CủA HọC SINH TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở DịCH
VọNG,
QUậN CầU GIấY, THàNH PHố Hà NộI

LUN VN THC S SINH HC



H Ni, 2012


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC T NHIấN
---------------------------------

NGễ TH PHNG THANH

NGHIÊN CứU MộT Số GIá TRị SINH HọC
CủA HọC SINH TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở DịCH VọNG,
QUậN CầU GIấY, THàNH PHố Hà NộI
Chuyờn ngnh : Sinh hc thc nghim
Mó s
: 60 42 30


LUN VN THC S SINH HC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS Mai Vn Hng

H Ni - 2012


CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CHỮ VIẾT TẮT

ĐƢỢC ĐỌC LÀ

BMI

Body Mass Index

Cs.

Cộng sự

Nxb

Nhà xuất bản

THCS

Trung học cơ sở


Tr

Trang

VCTPC

Vòng cánh tay phải co

VNTB

Vòng ngực trung bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Nhƣ̃ng đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ............................................................................ 3
1.1.1. Cơ sở lý luận về giá trị hình thái – thể lực............................................... 3
1.1.2. Cơ sở lý luận về tuổi dậy thì .................................................................... 5
1.2. LƢỢC SỬ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................... 9
1.2.1. Các nghiên cứu về tầm vóc – thể lực ....................................................... 9
1.2.2. Các nghiên cứu về sinh lí sinh sản, sinh dục.......................................... 17
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 22
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................ 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………….20

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………..20
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2.2. Kĩ thuật thu thập số liệu ........................................................................ 25
2.2.4. Thống kê, phân tích và xử lý số liệu....................................................... 28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................................... 29
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ HỌC SINH 12 ÷ 15 TUỔI ...... 29
3.1.1. Chiều cao đứng ..................................................................................... 29
3.1.2. Cân nặng .............................................................................................. 33
3.1.3. Vòng ngực trung bình............................................................................ 37
3.1.4. Vòng cánh tay phải co ........................................................................... 41
3.1.5. Vòng bụng ............................................................................................. 44


3.1.6. Vòng mông ............................................................................................ 47
3.1.7. Vòng đùi phải ........................................................................................ 50
3.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 12 ÷ 15 TUỔI ..................... 51
3.2.1. Chỉ số pignet ......................................................................................... 52
3.2.2. Chỉ số BMI ............................................................................................ 53
3.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DẬY THÌ CỦA HỌC SINH 12 ÷ 15 TUỔI ............... 54
3.3.1. Dấu hiệu dậy thì của học sinh nữ 12 ÷ 15 tuổi .......................................... 54
3.3.2. Dấu hiệu dậy thì của học sinh nam 12 ÷ 15 tuổi .................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố các đối tượng theo giới tính và độ tuổi .................................... 22
Bảng 2.2. Phân loại theo chỉ số Pignet ................................................................. 26
Bảng 2.3. Phân loại theo chỉ số BMI ..................................................................... 27

Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ................. 29
Bảng 3.2. Bảng so sánh chiều cao đứng của học sinh với các nghiên cứu khác ..... 31
Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ........................... 33
Bảng 3.4. Cân nặng (kg) của học sinh theo các nghiên cứu khác nhau ................. 35
Bảng 3.5. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ....... 37
Bảng 3.6. Bảng so sánh VNTB (cm) của học sinh với các nghiên cứu khác ........... 39
Bảng 3.7. Vòng cánh tay phải co (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính....... 41
Bảng 3.8. Bảng so sánh VCTPC (cm) của học sinh với các nghiên cứu khác ........ 43
Bảng 3.9. Vòng bụng (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính......................... 44
Bảng 3.10. Bảng so sánh vòng bụng (cm) của học sinh với các nghiên cứu khác .. 46
Bảng 3.11. Vòng mông (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính ...................... 47
Bảng 3.12. Vòng mông (cm) của học sinh theo các nghiên cứu khác nhau ............ 49
Bảng 3.13. Vòng đùi phải (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính.................. 50
Bảng 3.14. Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi và giới tính................................. 52
Bảng 3.15. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính .................................... 53
Bảng 3.16. Tỷ lệ học sinh nữ dậy thì chính thức .................................................... 54
Bảng 3.17. Tuổi có kinh lần đầu của học sinh nữ .................................................. 54
Bảng 3.18. Tuổi dậy thì chính thức của trẻ em Việt Nam và nước ngoài ................ 55
Bảng 3.19. Độ dài vòng kinh của học sinh nữ ....................................................... 55
Bảng 3.20. Thời gian chảy máu trong chu kì kinh nguyệt ...................................... 56
Bảng 3.21. Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển tuyến vú theo tuổi ............................... 57
Bảng 3.22. So sánh kết quả nghiên cứu sự phát triển tuyến vú
ở học sinh nữ với nghiên cứu khác ........................................................................ 57
Bảng 3.23. Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển lông mu theo tuổi ................................ 58


Bảng 3.24. So sánh kết quả nghiên cứu sự phát triển lông mu ở học sinh nữ với
nghiên cứu khác................................................................................. 59
Bảng 3.25. Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển lông nách theo tuổi ............................. 60
Bảng 3.26. So sánh kết quả nghiên cứu sự phát triển lông nách

ở học sinh nữ với nghiên cứu khác ........................................................................ 60
Bảng 3.27. Thời điểm xuất hiện tuổi dậy thì chính thức ở nam .............................. 61
Bảng 3.28. So sánh tuổi dậy thì của học sinh nam với các kết quả ........................ 62
nghiên cứu khác .................................................................................................... 62
Bảng 3.29. Tỷ lệ học sinh nam dậy thì chính thức ................................................. 62
Bảng 3.30. Tỷ lệ học sinh nam đã phát triển lông mu theo tuổi ............................. 63
Bảng 3.31. So sánh tỷ lệ học sinh nam đã phát triển lông mu................................ 64
với nghiên cứu khác .............................................................................................. 64
Bảng 3.32. So sánh mức độ phát triển lông mu của học sinh nam THCS Dịch Vọng
với học sinh nam ở nước Nga cùng độ tuổi ........................................ 65
Bảng 3.33. Tỷ lệ học sinh nam đã phát triển lông nách theo tuổi .......................... 65
Bảng 3.34. So sánh sự phát triển lông nách của học sinh nam với nghiên cứu khác
.......................................................................................................... 66


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Địa bàn quận Cầu Giấy ......................................................................... 23
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính ..... 30
Hình 3.2. So sánh chiều cao đứng của học sinh nam với các tác giả khác ............. 32
Hình 3.3. So sánh chiều cao đứng của học sinh nữ với các tác giả khác ............... 32
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo tuổi và giới tính ............... 34
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh nam
theo các nghiên cứu khác nhau ............................................................................. 36
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh nữ
theo các nghiên cứu khác nhau ............................................................................. 36
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn VNTB của học sinh theo tuổi và giới tính.................... 38
Hình 3.8. So sánh vòng ngực trung bình của học sinh nam
với các nghiên cứu khác ........................................................................................ 40
Hình 3.9. So sánh vòng ngực trung bình của học sinh nữ
với các nghiên cứu khác ........................................................................................ 40

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn VCTPC của học sinh theo tuổi và giới tính ............... 42
Hình 3.11. So sánh VCTPC của học sinh nam với các nghiên cứu khác ................ 43
Hình 3.12. So sánh VCTPC của học sinh nữ với các nghiên cứu khác................... 44
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn vòng bụng của học sinh theo tuổi và giới tính ........... 45
Hình 3.14. So sánh vòng bụng của học sinh nam với các tác giả khác .................. 46
Hình 3.15. So sánh vòng bụng của học sinh nữ với các tác giả khác ..................... 47
Hình 3.16. So sánh vòng mông của học sinh theo tuổi và giới tính ........................ 48
Hình 3.17. So sánh vòng mông của học sinh nam với nghiên cứu khác ................. 49
Hình 3.18. So sánh vòng mông của học sinh nữ với nghiên cứu khác .................... 50
Hình 3.19. So sánh vòng đùi phải của học sinh theo tuổi và giới tính .................... 51
Hình 3.20. So sánh sự phát triển tuyến vú của học sinh nữ với nghiên cứu khác ... 58
Hình 3.21. So sánh sự phát triển lông mu của học sinh nữ THCS Dịch Vọng
với học sinh nữ Hà Đông ...................................................................................... 59
Hình 3.22. So sánh sự phát triển lông nách của học sinh nữ với nghiên cứu khác . 61


Hình 3.23. So sánh sự phát triển lông mu của học sinh theo tuổi và theo giới tính 63
Hình 3.24. So sánh sự phát triển lông mu của học sinh nam với tác giả khác ........ 64
Hình 3.25. So sánh sự phát triển lông nách của học sinh theo tuổi và giới tính ..... 66
Hình 3.26. So sánh sự phát triển lông nách của học sinh với nghiên cứu khác ...... 67


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Một trong các đặc điểm cơ bản của cơ thể ngƣời là sinh trƣởng và phát triển
diễn ra liên tục từ lúc trứng mới thụ tinh, gồm nhiều giai đoạn. Hai quá trình đó có
mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau để cơ thể tăng trƣởng về tầm vóc
và thể lực. Đối với trẻ em, quá trình sinh trƣởng và phát triển diễn ra không đều
theo lứa tuổi, mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau về hình thái, sinh lí, ...

Trẻ em là tƣơng lai của đất nƣớc, nguồn nhân lực của quốc gia. Sự phát triển
về thể chất của các em liên quan chặt chẽ với sự tăng trƣởng kinh tế xã hội cũng
nhƣ những tiến bộ về y học. Trong thời kì kinh tế hội nhập, Đảng ta đã không
ngừng chú trọng đến việc phát triển con ngƣời và đặc biệt quan tâm đến trẻ em, cụ
thể là phát triển con ngƣời một cách toàn diện về thể lực và trí tuệ, trong đó tiêu chí
hàng đầu là nâng cao thể lực.
Qua những nghiên cứu về sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ em trên thế
giới và Việt Nam có thể thấy sự tăng trƣởng, phát triển của trẻ em thƣờng xuyên
biến đổi, có mối liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trƣờng, điều kiện sống, tình
hình kinh tế xã hội, v.v. và cần đƣợc điều tra thƣờng xuyên sau mỗi 10 năm.
Ở nƣớc ta đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá sự tăng trƣởng, phát
triển ở trẻ em. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ lẻ ở mức độ địa phƣơng. Mặt
khác, các số liệu đã có không phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội phát triển hiện
nay và chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Vì vậy việc nghiên cứu ở học sinh THCS
sẽ góp phần bổ sung các số liệu cần thiết về phát triển thể chất trẻ em nƣớc ta nói
chung. Đó cũng là lí do mà chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số giá trị sinh
học của học sinh trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội".
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng sự phát triển thể chất của học sinh trƣờng THCS Dịch
Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội thông qua các đặc điểm về hình thái.

1


- Xác định thực trạng tuổi dậy thì chính thức và sự phát triển các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp của học sinh trƣờng THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội.
- Đánh giá các giá trị sinh học đặc trƣng cho lứa tuổi học sinh từ 12 đến 15
tuổi, nhằm xây dựng các kế hoạch giáo dục phù hợp với giai đoạn này tại các
trƣờng THCS ở Hà Nội.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hình thái của học sinh ở độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi thuộc trƣờng
THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với các chỉ số: Chiều cao
đứng, cân nặng, VNTB, vòng cánh tay phải co, vòng bụng, vòng đùi phải, chỉ số
Pignet, chỉ số BMI.
- Nghiên cứu một số dấu hiệu mô tả về dậy thì của học sinh ở độ tuổi từ 12
đến 15 tuổi trƣờng THCS Dịch Vọng bao gồm:
+ Dấu hiệu dậy thì chính thức: thời điểm có kinh nguyệt lần đầu ở nữ và thời
điểm xuất tinh lần đầu ở nam.
+ Dấu hiệu sinh dục phụ thứ cấp: lông ở hố nách, lông trên mu ở nam giới;
lông trên mu, lông ở hố nách, tuyến vú ở nữ giới.
4. Nhƣ̃ng đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về sinh học hình thể và dậy thì của
học sinh trƣờng THCS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp việc áp dụng phƣơng
pháp dạy học phù hợp nhất đối với từng đối tƣợng nghiên cứu, nhằm mang lại hiệu
quả giáo dục tối ƣu.
Đề tài nghiên cứu có vai trò đánh giá thực trạng chất lƣợng con ngƣời của
học sinh trƣờng THCS Dịch Vọng thông qua các giá trị hình thái và đặc điểm sinh
dục học sinh từ 12 đến 15 tuổi.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1.1. Cơ sở lý luận về hình thái – thể lực
- Chiều cao đứng:
Chiều cao đứng là một trong những kích thƣớc đƣợc đề cập và đƣợc đo đạc
trong hầu hết các công trình điều tra cơ bản về hình thái, nhân chủng, sinh lý và
bệnh lý... Chiều cao đứng nói lên tầm vóc của một ngƣời, do đó các nhà y học dựa

vào chiều cao đứng để đánh giá sức lớn của trẻ em; so sánh chiều cao đứng với các
kích thƣớc khác trong cơ thể, phối hợp với các kích thƣớc khác để xây dựng các chỉ
số thể lực... Chiều cao đứng cũng đƣợc các nhà phân loại học sử dụng khi nghiên
cứu chủng tộc. Nói chung, cũng nhƣ ở các nƣớc khác trên thế giới, ở Việt Nam nam
giới cao hơn nữ giới khoảng từ 8 đến 11 cm [12].
Có rất nhiều ý kiến giải thích sự gia tăng về chiều cao đứng ở thế hệ sau
tốt hơn thế hệ trƣớc. Tuy nhiên, về nguyên nhân ảnh hƣởng tới chiều cao đứng
có 2 yếu tố chính:
+ Yếu tố di truyền và yếu tố lai giống đứng hàng đầu trong việc ảnh hƣởng
tới chiều cao. Nó tác động nhanh và tức thời ở ngay thế hệ con cháu.
+ Yếu tố ngoại cảnh nói chung, trong đó bao gồm cả điều kiện sinh hoạt tinh
thần và vật chất, khí hậu và ánh nắng, sự thích nghi với môi trƣờng, v.v. ảnh hƣởng
ở mức độ lớn tới tốc độ phát triển cũng nhƣ chiều cao đứng cuối cùng ở ngƣời lớn,
tuy nhiên yếu tố ngoại cảnh tác động từ từ, chậm chạp và cần phải tác động liên tục.
- Cân nặng:
Cũng nhƣ chiều cao đứng, cân nặng là số đo thƣờng đƣợc sử dụng trong các
nghiên cứu cơ bản về hình thái ngƣời. Mặc dù vậy, độ chính xác của chỉ số này
không cao lắm do nó dễ thay đổi tuỳ vào thời điểm nghiên cứu (buổi sáng cân nhẹ
hơn buổi chiều, sau khi lao động nặng hay tập thể thao thì cân nặng giảm,...).
Tuy nhiên, cân nặng của một ngƣời nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ
các chất và tiêu hao năng lƣợng. Cân nặng của một ngƣời bao gồm 2 phần:

3


+ Phần cố định, chiếm 1/3 tổng cân nặng gồm xƣơng, da, tạng và thần kinh.
+ Phần thay đổi, chiếm 2/3 tổng cân nặng, trong đó bao gồm 3/4 là khối
lƣợng của cơ và 1/4 là mỡ và nƣớc. Điều này cho thấy tăng cân là tăng phần thay
đổi, trong đó khối lƣợng của cơ chiếm tới 3/4, vì vậy tăng cân phần nào nói lên mức
độ tăng thể lực cơ thể.

- Vòng ngực trung bình:
Vòng ngực trung bình (VNTB) là trung bình cộng của vòng ngực hít vào hết
sức và vòng ngực thở ra hết sức. Đây là một trong những kích thƣớc quan trọng do
nó phối hợp với chiều cao đứng, cân nặng để đánh giá thể lực của con ngƣời. Tuy
nhiên, đây cũng là kích thƣớc dễ thay đổi, ngƣời ta nhận thấy đo nhiều lần trên cùng
một ngƣời, các kết quả về vòng ngực có thể chênh lệch nhau từ 2 đến 3 cm. VNTB
lớn thì thể lực tốt, do nó liên quan đến khả năng hô hấp của con ngƣời [12].
- Vòng đùi và vòng cánh tay phải co:
Ở đây, chúng tôi chỉ nói về các loại vòng cơ có liên quan nhiều đến cân
nặng. Các vòng cơ ở chi biểu hiện sự phát triển của ba yếu tố: xƣơng, cơ và tổ chức
mỡ dƣới da. Nhƣ vậy, đo các vòng cơ ở chi cho phép ta đánh giá tình trạng phát
triển cơ thể nói chung và nhất là tình trạng tập luyện và dinh dƣỡng của cơ thể.
Các vòng này cũng có ý nghĩa nhƣ cân nặng và do đó có mối tƣơng quan
chặt chẽ với cân nặng. Các vòng cơ ở chi không những có thể làm thay đổi cân nặng
và hơn nữa, còn có những ƣu điểm sau trong việc đánh giá thể lực một ngƣời [12]:
+ Các vòng chi biểu hiện sự phát triển cơ rõ hơn cân nặng. Một kết quả nghiên
cứu cho thấy có sự gia tăng các vòng chi trên 10 thanh niên tập cử tạ trong 4 tháng
liền, trong đó các vòng cánh tay tăng rất mạnh, khoảng từ 2 đến 3,5 cm [41].
+ Cân nặng biểu hiện sự tăng mỡ nhiều hơn so với các vòng chi. Một điều
hiển nhiên là chúng ta có thể tăng cân rất nhanh do an dƣỡng (ăn uống, nghỉ ngơi)
mà không phải do tập luyện và lao động. Sự tăng cân biểu hiện tình trạng dinh
dƣỡng tốt của cơ thể. Nhƣ vậy, sự tăng cân rõ ràng là biểu hiện sự béo nhiều hơn,
trong khi đó, sự tăng các vòng chi biểu hiện sự phát triển cơ nhiều hơn.

4


- Vòng bụng:
Muốn đánh giá độ béo của cơ thể và do đó đánh giá đƣợc mức độ dinh
dƣỡng và khả năng hấp thụ của cơ thể, ngƣời ta thƣờng đo vòng bụng. Tuy nhiên,

việc đo vòng bụng nếu không đúng kỹ thuật thƣờng cho số liệu chính xác không
cao, do không có một thành xƣơng vững chắc nhƣ thành ngực. Có thể đánh giá mức
độ béo của cơ thể theo chỉ số: [Vòng bụng/ Vòng ngực] x 100.
Chỉ số này càng lớn thì ngƣời càng béo, trừ trƣờng hợp bụng to vì bệnh lý.
Cũng có thể tính hiệu số giữa vòng ngực và vòng bụng.
- Chỉ số Pignet:
Chỉ số này đã sử dụng ba kích thƣớc trong công thức tính:
Pignet = Chiều cao đứng (cm) – [Cân nặng (kg) + VNTB (cm)]
Theo công thức này, ta thấy chỉ số càng bé thì thể lực càng tốt. Tuy nhiên, chỉ số
này bị phê phán vì có lợi cho ngƣời béo (nặng cân) và thiệt cho ngƣời cao. Chỉ số này
thay đổi tuỳ theo tuổi, vì vậy khi lập thang phân loại, phải lập riêng cho các lứa tuổi thì
việc đánh giá mới thích hợp, ví dụ có thang phân loại chỉ số Pignet phù hợp với trẻ em
Việt Nam (xem bảng 2.2).
- Chỉ số BMI chỉ sử dụng 2 kích thƣớc hình thái thông thƣờng:
BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao đứng (m)]2.
Chỉ số BMI có ƣu điểm dễ thực hiện, nhanh chóng đƣa ra kết luận về thể
trạng của học sinh. Dựa vào chỉ số này có thể phân loại ngƣời béo và ngƣời gầy
theo tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì áp dụng cho ngƣời châu Á.
1.1.2. Cơ sở lý luận về tuổi dậy thì
1.1.2.1. Dậy thì ở nam giới
Dậy thì là một thời kỳ có những biến động lớn về thể chất, tâm lý và đặc biệt
là hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản. Ở trẻ nam, mốc để đánh dấu tuổi dậy
thì bắt đầu đó là thể tích tinh hoàn tăng trên 4 ml, còn mốc để đánh dấu thời điểm
dậy thì chính thức là lần xuất tinh đầu tiên. Tuy nhiên, rất khó xác định chính xác
thời điểm xuất tinh lần đầu tiên vì các em ít để ý (do thƣờng là mộng tinh). Tuổi dậy
thì hoàn toàn của nam khoảng 15 đến 16 tuổi (đối với trẻ em Việt Nam) [12].

5



- Những biến đổi trong thời kỳ dậy thì:
Vào thời kỳ này, dƣới tác dụng của hormon sinh dục nam (testosteron) phối
hợp cùng các hormon tăng trƣởng khác, cơ thể trẻ nam phát triển nhanh, đặc biệt
khối lƣợng cơ tăng nhanh. Từ khi trẻ nam sinh ra, tuyến sinh dục nam (tinh hoàn)
im lặng cho tới lúc này mới bắt đầu hoạt động. Tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh
trùng và bài tiết testosteron. Dƣới tác dụng của testosteron, cơ thể lớn nhanh và xuất
hiện các đặc tính sinh dục nam thứ cấp nhƣ dƣơng vật to lên, túi tinh và tuyến tiền
liệt phát triển, cơ nở nang, da thô dày, giọng nói trầm. Đứa trẻ bắt đầu có khả năng
hoạt động tình dục và sinh sản.
- Cơ chế dậy thì:
Trƣớc kia, ngƣời ta cho rằng dậy thì là thời điểm tinh hoàn “chín”. Sau này
khi phát hiện ra các hormon hƣớng sinh dục của tuyến yên ngƣời ta lại cho rằng
nguyên nhân của dậy thì là “sự chín” của tuyến yên. Ngày nay, với các thực nghiệm
ghép tinh hoàn và tuyến yên của động vật non vào động vật trƣởng thành ngƣời ta
thấy cả hai tuyến đó đều có khả năng hoạt động nhƣ của động vật trƣởng thành nếu
có những kích thích phù hợp. Không những thế, ngay cả vùng dƣới đồi cũng có khả
năng bài tiết đủ lƣợng GnRH. Tuy nhiên, trong thực tế cả ba vùng này đều không
hoạt động trong suốt thời kỳ từ sau khi sinh đến trƣớc tuổi dậy thì vì thiếu một tín
hiệu kích thích đủ mạnh từ các trung tâm phía trên vùng dƣới đồi, mà ngày nay
ngƣời ta thƣờng cho rằng trung tâm đó chính là vùng limbic. Nhƣ vậy, dậy thì chính
là quá trình trƣởng thành hay quá trình “chín” của vùng limbic. Khi vùng limbic
trƣởng thành, những tín hiệu xuất phát từ vùng limbic sẽ đủ mạnh để kích thích vùng
dƣới đồi bài tiết đủ lƣợng GnRH và phát động hoạt động chức năng của trục vùng
dƣới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục [13].
1.1.2.2. Dậy thì ở nữ giới
Sau khi trẻ gái ra đời, buồng trứng không hoạt động cho tới khi nhận đƣợc
kích thích phù hợp từ tuyến yên. Hai buồng trứng bắt đầu hoạt động, thể hiện bằng
hoạt động sinh giao tử và bài tiết hormon sinh dục nữ dẫn đến những thay đổi về thể

6



chất, tâm lý, sự trƣởng thành và hoàn thiện về chức năng sinh dục. Thời kỳ phát
triển và trƣởng thành này đƣợc gọi là dậy thì.
- Những biến đổi về cơ thể:
Trong thời kỳ này, cơ thể các em gái phát triển nhanh về chiều cao đứng
cũng nhƣ cân nặng. Cơ thể trở nên cân đối, mềm mại, thân hình có đƣờng cong do
lớp mỡ dƣới da phát triển, đặc biệt ở một số vùng nhƣ ngực, mông, khung chậu nở
rộng hơn. Xuất hiện một số đặc tính sinh dục thứ cấp nhƣ hệ thống lông mu, lông
nách. Tâm lý có những biểu hiện thay đổi so với trƣớc nhƣ xấu hổ khi đứng trƣớc
bạn khác giới, hay tƣ lự và ít nghịch ngợm hơn, ý tứ hơn trong cách cƣ xử …vv.
- Hoạt động của tuyến sinh dục:
Chức năng sinh giao tử của buồng trứng bắt đầu hoạt động. Hàng tháng,
dƣới tác dụng của hormon tuyến yên, các nang trứng nguyên thủy phát triển, có khả
năng tiến tới chín và phóng noãn. Nhƣ vậy từ thời kỳ này, các em gái bắt đầu có khả
năng sinh con. Tuy nhiên, vì chức năng của các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản
chƣa phát triển thành thục nên chƣa đủ khả năng mang thai, nuôi con vì vậy cần tƣ
vấn cho các em cách ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới, cách phòng tránh thai,
phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục.
Chức năng nội tiết của buồng trứng thể hiện là buồng trứng bắt đầu tiết
hormon sinh dục estrogen và progesteron. Dƣới tác dụng của 2 hormon này, chuyển
hóa của cơ thể tăng, cơ thể phát triển nhanh, các cơ quan sinh dục nhƣ tử cung, vòi
trứng, âm đạo, âm hộ, tuyến vú phát triển về kích thƣớc và chức năng [13].
Một dấu hiệu đặc biệt quan trọng đánh dấu em gái đã dậy thì chính thức đó là
xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng. Tất cả những biến đổi về cơ thể, tâm lý và hoạt
động của hệ thống sinh sản đều do tác dụng của các hormon hƣớng sinh dục của
tuyến yên và các hormon của buồng trứng. Các dấu hiệu dậy thì ở nữ thƣờng thể
hiện rõ rệt hơn ở nam giới.
- Thời gian xuất hiện dậy thì: Tuổi dậy thì không phải là một thời điểm mà
là một khoảng thời gian có thể thay đổi theo từng cá thể, thƣờng kéo dài 3÷4 năm.

Thời điểm bắt đầu dậy thì ở nữ thƣờng đƣợc đánh dấu bằng biểu hiện tuyến vú bắt

7


đầu phát triển. Ở Việt Nam, thời điểm này thƣờng vào lúc 8 ÷10 tuổi. Thời điểm
dậy thì chính thức đƣợc đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên, ở ngƣời Việt Nam vào
khoảng 13 ÷14 tuổi.
- Cơ chế dậy thì:
Ở nữ, vùng dƣới đồi – tuyến yên – buồng trứng đều có khả năng bài tiết
hormone, nhƣng trong thực tế các tuyến này không hoạt động cho tới tuổi dậy thì vì
chúng thiếu những tín hiệu kích thích phù hợp từ vùng limbic. Thời gian dậy thì
chính là khoảng thời gian trƣởng thành hay “chín” của vùng limbic [13].
- Chu kỳ kinh nguyệt:
Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng dẫn tới sự chảy
máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung dƣới tác dụng của các hormone tuyến yên và
buồng trứng.
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian tính từ ngày bắt đầu hành
kinh kỳ này đến ngày bắt đầu hành kinh kỳ sau. Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ở
phụ nữ Việt Nam trƣởng thành thƣờng là 28÷30 ngày.
Khoảng 2 ngày cuối cùng của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hóa,
nồng độ estrogen và progesteron đột ngột giảm xuống mức rất thấp. Kinh nguyệt
đƣợc gây ra do sự giảm đột ngột nồng độ hai hormon sinh dục nữ, đặc biệt là
progesteron. Do nồng độ hormone giảm, niêm mạc tử cung bị thoái hóa tới 65%
chiều dày. Các động mạch xoắn co thắt do tác dụng của các sản phẩm đƣợc bài
tiết từ niêm mạc bị thoái hóa, trong đó có prostaglandin. Một mặt do các động
mạch nuôi dƣỡng lớp niêm mạc chức năng bị co thắt gây tình trạng thiếu máu,
mặt khác do thiếu tác dụng kích thích của hormon nên lớp niêm mạc này bắt đầu
hoại tử đặc biệt là các mạch máu. Kết quả là mạch máu bị tổn thƣơng và máu
chảy đọng lại dƣới lớp niêm mạc chức năng. Vùng chảy máu lan rộng nhanh

trong 24 đến 36 giờ và lớp niêm mạc bị hoại tử sẽ tách khỏi tử cung. Sau khoảng
48 giờ kể từ lúc xảy ra hiện tƣợng chảy máu, toàn bộ lớp niêm mạc chức năng
bong ra.

8


1.2. LƢỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các nghiên cứu về giá trị sinh học hình thái và thể lực
- Các nghiên cứu trên thế giới:
Những nghiên cứu về sự tăng trƣởng và phát triển của trẻ em đƣợc bắt đầu
vào giữa thế kỷ XVIII. Quyển sách đầu tiên về sự tăng trƣởng chiều cao ở ngƣời
(Wachstum der Menschen in die Lange) của A.Stoeller đƣợc xuất bản ở Magdeburg
(Đức) vào năm 1729. Tuy nhiên, trong cuốn sách này chƣa có các số liệu đo đạc cụ
thể. Nghiên cứu về sự tăng trƣởng thực sự đƣợc trình bày trong luận án tiến sĩ của
Christian Friedrich Jumpert ở Halle (Đức) năm 1754, trong đó trình bày các số liệu
đo đạc về cân nặng, chiều cao đứng và các đại lƣợng khác của một loạt trẻ trai, trẻ
gái và thanh niên từ 1 đến 25 tuổi tại các trại mồ côi Hoàng gia ở Berlin và một số
nơi khác trên nƣớc Đức. Công trình này đƣợc xem là nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về
tăng trƣởng ở trẻ em .
Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao đứng đƣợc thực hiện bởi Philibert
Guénneau de Monbeilard trên con trai của mình từ năm 1759 đến năm 1777. Trong
18 năm liên tục, cậu bé đƣợc đo 2 lần mỗi năm, cách nhau 6 tháng. Đây là một
nghiên cứu tốt nhất đã đƣợc tiến hành cho đến nay và đƣợc trích dẫn trong các
nghiên cứu về tăng trƣởng trong suốt thế kỷ XIX.
Một công trình nghiên cứu dọc khá lớn khác của Bowditch H.P. (18401911), hiệu trƣởng đầu tiên của Khoa Y trƣờng Đại học Harvard (Mỹ) và là giáo sƣ
sinh lý học đã đƣa ra chuẩn tăng trƣởng của trẻ em Mỹ và lần đầu tiên sử dụng hệ
thống bách phân vị trong nghiên cứu tăng trƣởng mà 15 năm sau Galton F. (Anh)
mới sử dụng .
Trọng lƣợng cơ thể tính bằng kg đã đƣợc nhắc tới trong công trình nghiên

cứu của Tenon từ thế kỷ thứ XIII, sang đầu thế kỷ XIX nó đƣợc coi là một chỉ số
quan trọng để đánh giá thể lực .
Vòng ngực là chỉ số đƣợc nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỷ XIX, đến
cuối thế kỷ này thì vòng ngực trở thành một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực
sau chiều cao đứng và cân nặng.

9


Quan niệm “tăng trƣởng là tấm gƣơng phản chiếu điều kiện của xã hội” đã
đƣợc nêu lên từ năm 1929 bởi Louis Réné Vilermé (1782-1863) - ngƣời sáng lập
ngành y tế công cộng ở Pháp, khi ông công bố trong cuốn sách chuyên khảo rằng
những ngƣời lính nghĩa vụ ở các quận nghèo tại Paris có chiều cao đứng trung bình
thấp hơn lính nghĩa vụ ở các quận giàu. Trƣớc đó, một nghiên cứu tƣơng tự theo
hƣớng sức khỏe công cộng đƣợc Edwin Chadwick thực hiện ở miền Bắc nƣớc Anh
năm 1883, trong đó đã trình bày tầm vóc nhỏ bé của trẻ em đang làm việc trong các
nhà máy dệt. Ngày nay, ngƣời ta đã sử dụng chiều cao đứng của trẻ em và ngƣời
trƣởng thành nhƣ một chỉ số để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và xã hội và nêu lên
quy luật tăng trƣởng theo thời gian (secular changes).
Tuy nhiên, việc đánh giá thể lực chỉ dựa trên một trong các chỉ số nhƣ cân
nặng, chiều cao đứng hay vòng ngực đều không cho kết quả mong muốn. Vì vậy,
ngƣời ta đã hợp nhất nhiều đại lƣợng tăng trƣởng vào một chỉ số chung để đánh giá
thể lực. Ban đầu là những chỉ số dùng 2 kích thƣớc (cân nặng và chiều cao) nhƣ chỉ
số Broca, chỉ số Quetelet, chỉ số Kaup, Rohrer và Livi, v.v. sau đó là những chỉ số
đƣợc hợp nhất từ 3 kích thƣớc trở lên nhƣ chỉ số Pignet, chỉ số Vervaek, chỉ số
Pimo,... Nhìn chung, một chỉ số đƣợc xác định từ nhiều thông số khác nhau thì chỉ
số đó càng chính xác nhƣng việc đo đạc và tính toán càng cồng kềnh và phức tạp.
Do đó, tuỳ mục đích nghiên cứu mà các tác giả đã chọn các chỉ số thích hợp.
Việc nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực của trẻ ở các lứa tuổi đƣợc tiếp
tục bởi nhiều tác giả ở các nƣớc khác nhau. Từ các dẫn liệu thu thập đƣợc, các tác giả

nhận định rằng sự phát triển và tốc độ tăng trƣởng các chỉ số diễn ra không đều qua
các thời kỳ khác nhau, có thời kỳ tốc độ tăng trƣởng chậm, có thời kỳ tăng trƣởng
nhanh. Trong quá trình phát triển của trẻ có hai giai đoạn “nhảy vọt”, đó là giai đoạn
từ 5 đến 7 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì (11÷15 tuổi).
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy có sự khác biệt về các chỉ số hình thái
của trẻ sống ở các vùng, miền khác nhau, cũng nhƣ có sự khác biệt theo tốc độ phát
triển các chỉ số hình thái giữa các trẻ nam và trẻ nữ. Cụ thể là các trẻ sống ở thành
phố có các chỉ số hình thái tốt hơn so với các trẻ sống ở nông thôn. Ở lứa tuổi 7÷10,

10


tốc độ tăng chiều cao đứng của các trẻ nữ nhanh hơn so với ở các trẻ nam, nhƣng từ
11 tuổi trở đi tốc độ tăng chỉ số này ở các trẻ nam lại nhanh hơn so với ở các trẻ nữ.
Một nhận xét nữa của các nhà nghiên cứu là sự phát triển các chỉ số hình thái
của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ di truyền, chế độ
dinh dƣỡng và hàng loạt các yếu tố thuộc môi trƣờng sống.
Theo Jacques R. Ducharme và Maguelone G. Forest (1982), dậy thì là qua
thời kì trẻ em để trở thành ngƣời lớn, đây là giai đoạn biệt hóa giới tính lớn nhất,
biến đổi cơ quan sinh dục, phát triển đặc tính sinh dục phụ, thay đổi kích thƣớc
cũng nhƣ hình thái cơ thể. Tăng trƣởng và phát triển (trong đó có dậy thì) là sản
phẩm của mối tƣơng tác phức tạp và liên tục của dinh dƣỡng, môi trƣờng sống và
yếu tố di truyền (theo [42]).
Nhiều tác giả trên thế giới đã phân chia quá trình sinh trƣởng và phát triển
của trẻ em thành các thời kì khác nhau. Bunak V.V (1965) phân chia các thời kì
phát triển của trẻ em dựa vào các dấu hiệu hình thái và nhân chủng. Gundobin N.P.
và Arshavski I.A. chia ra các thời kì phát triển dựa vào bậc học của học sinh, (theo
[48])... Theo đó, các tác giả cũng chƣa hoàn toàn thống nhất về cách phân chia các
giai đoạn phát triển của trẻ em.
- Các nghiên cứu ở Việt Nam:

Việc nghiên cứu tầm vóc, thể lực của học sinh ở nƣớc ta đã bắt đầu đƣợc tiến
hành từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc.
Nghiên cứu đầu tiên đƣợc biết đến là công trình của Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn
Quang Quyền [12] khi nghiên cứu một số kích thƣớc cơ bản (chiều cao đứng và cân
nặng) trên học sinh Hà Nội lứa tuổi từ 7 đến 17. Kết quả cho thấy, học sinh trong
lứa tuổi THCS (từ 11 đến 15 tuổi) không có sự khác biệt về tầm vóc, thể lực giữa
nam và nữ ở lứa tuổi 11. Sau đó, ở nữ tăng nhanh về các kích thƣớc đo so với ở
nam. Điều này đƣợc các tác giả giải thích bằng sự dậy thì sớm ở nữ so với nam.
Năm 1962, Phạm Năng Cƣờng và cộng sự đã đƣa thêm chỉ số vòng ngực khi
nghiên cứu thể lực của học sinh Hà Nội. Các tác giả cũng đƣa ra biểu đồ phát triển thể
lực của nam và nữ giống nhƣ Đỗ Xuân Hợp [12] nhƣng các kích thƣớc và chỉ số có
tăng hơn.

11


Sau hai Hội nghị về hằng số sinh học năm 1967 và 1972, một tập thể các tác
giả do giáo sƣ Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên đã biên soạn cuốn “Hằng số sinh học
ngƣời Việt Nam” (1975) [3]. Trong công trình này, các tác giả đã tập hợp đầy đủ
nhất về các chỉ tiêu nhân trắc ở trẻ em và ngƣời lớn. Đây là công trình nghiên cứu
không chỉ thể hiện những chỉ số điển hình của ngƣời Việt Nam nói chung mà còn
của trẻ em các lứa tuổi nói riêng.
Ở miền Bắc, trong những năm 1975-1976, Nguyễn Quang Quyền và Lê Gia
Vinh [30] đã làm một cuộc điều tra toàn diện về y tế cho dân cƣ một xã đồng bằng ở
tỉnh Hà Tây, trong đó đã nghiên cứu tầm vóc, thể lực của 2.100 ngƣời tuổi 16÷70
theo kỹ thuật và phƣơng pháp tiêu chuẩn trong nhân trắc học.
Trong các năm 1977, 1985, 1986 và 1990, Nguyễn Khải và cộng sự [15] đã
nghiên cứu tầm vóc, thể lực của sinh viên và nông dân trên địa bàn thành phố Huế
và thấy tầm vóc, thể lực của sinh viên kém hơn hẳn so với nông dân ngoại thành.
Năm 1980, Nguyễn Văn Lực và cộng sự [24] đã nghiên cứu trên 831 học

sinh, sinh viên tuổi 16÷25 bao gồm dân tộc Kinh (52,6%) và một số DTTS tại khu
vực Thái Nguyên (Tày, Thái, Mƣờng, Nùng, Sán Dìu, Dao, Sán Chỉ, v.v.). Sau đó
vào năm 1985, các tác giả đánh giá lại bằng cách nghiên cứu trên 762 sinh viên Thái
Nguyên [25]. Đây có thể coi nhƣ một dạng nghiên cứu theo phƣơng pháp theo dõi
dọc không hoàn chỉnh.
Công trình nghiên cứu đồ sộ trong 4 năm (1981-1984) đã đƣợc xuất bản của
tập thể tác giả do Võ Hƣng chủ biên: “Atlas nhân trắc học ngƣời Việt Nam trong
lứa tuổi lao động” [14] đã thực hiện trên 13.233 ngƣời ở 15 tỉnh trên 3 miền Bắc,
Trung, Nam và đƣợc chia thành 5 lớp tuổi: 17÷19, 20÷29, 30÷39, 40÷49, 50÷55.
Đây là công trình nghiên cứu về tầm vóc nhằm ứng dụng vào việc thiết kế dụng cụ
và nơi làm việc (ergonomi).
Trong 2 năm 1985 và 1986, Trịnh Hữu Vách và Lê Gia Vinh [38] đã tiến
hành một đợt nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về tầm vóc, thể lực trên 3.468 ngƣời
trƣởng thành tuổi từ 18 đến già thuộc 5 tỉnh miền Bắc và miền Nam. Các tác giả đã
đƣa ra những nhận định dè dặt về quy luật gia tăng tầm vóc theo thời gian do hoàn
cảnh kinh tế xã hội thay đổi.

12


Năm 1987, trong luận án phó tiến sĩ sinh học “Góp phần nghiên cứu các đặc
điểm hình thái thể lực ngƣời Việt lứa tuổi trƣởng thành”, Trịnh Hữu Vách [37] đã
nêu lên một số kết luận đáng chú ý trong quá trình nghiên cứu trên 4.510 ngƣời Việt
và so sánh với 428 ngƣời Chill (Lâm Đồng) và ngƣời Mƣờng (Thanh Hóa), trong đó
tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng thiếu dinh dƣỡng về cả chất lẫn số lƣợng
trong thời gian dài đã ảnh hƣởng tới tầm vóc, thể lực của ngƣời Việt Nam và hạn
chế quy luật gia tăng theo thời gian.
Kết quả công trình nghiên cứu “Một số nhận xét về sự phát triển chiều
cao, vòng đầu, vòng ngực của ngƣời Việt Nam 1÷55 tuổi” (1989) do Thẩm
Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền và cộng sự [10] thực hiện ở 8 tỉnh thuộc 3

miền của nƣớc ta cho thấy, các chỉ số thu đƣợc đều cao hơn hẳn so với các
nghiên cứu trƣớc. Các tác giả cho thấy chiều cao đứng đến lứa tuổi 15 ở trẻ nam
đã vƣợt lên so với trẻ nữ, có lẽ đây là lứa tuổi mà trẻ nam bắt đầu bƣớc vào tuổi
dậy thì. Trong khi đó kích thƣớc vòng ngực của trẻ nữ luôn cao hơn của trẻ nam
ở các lứa tuổi THCS. Điều này cũng phù hợp với sự xuất hiện đặc điểm sinh dục
thứ cấp của cơ thể nữ khác với cơ thể nam.
Thực hiện quyết định số 19-UB/TH ngày 10/3/1994 của Ủy ban khoa học
Nhà nƣớc, trƣờng đại học Y khoa Hà Nội chủ trì dự án “Điều tra cơ bản các chỉ
tiêu sinh học ngƣời Việt Nam thập kỷ 1990”. Trần Văn Dần và cộng sự [7] đã
nghiên cứu trên học sinh trƣờng phổ thông cơ sở ở Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình
trong những năm 1990-1995. So với “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” (1975),
thì sự phát triển về chiều cao đứng của trẻ em 6÷16 tuổi trong nghiên cứu này tốt
hơn và có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là trẻ em ở thành phố và thị xã. Sự gia tăng
về cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ em Hà Nội, còn khu vực nông thôn chƣa có sự thay
đổi đáng kể.
Năm 1991, trong cuốn sách chuyên đề “Mấy vấn đề y sinh học về phụ nữ
nông thôn Việt Nam”, các tác giả Hà Thị Phƣơng Tiến, Trịnh Hữu Vách, Lê Gia
Vinh [34] đã đƣa ra một số nhận định về tầm vóc, thể lực của phụ nữ nông thôn Việt
Nam đƣơng đại thông qua kết quả nghiên cứu trên 3.972 phụ nữ thuộc khu vực sản

13


xuất nông nghiệp tại 6 tỉnh trong cả nƣớc, cho thấy tầm vóc, thể lực phụ nữ nông thôn
không khác mấy so với các nghiên cứu trƣớc đây.
Năm 1992, bằng phƣơng pháp nghiên cứu cắt dọc trên học sinh phổ thông
Hà Nội, Thẩm Thị Hoàng Điệp [9] đã công bố những kết luận rất đáng chú ý trong
luận án phó tiến sĩ sinh học: “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh trƣờng PTCS
Hà Nội”.
Năm 1993, trong đợt điều tra cơ bản về y tế và sinh đẻ của cƣ dân xã Thắng

Lợi (Hà Tây), Nguyễn Hữu Cƣờng và Đào Huy Khuê [6] đã nghiên cứu trên 615
ngƣời tuổi từ 18 đến 65 đã rút ra kết luận về sự cải thiện tầm vóc, thể lực theo thời
gian và cho rằng sự tăng trƣởng tầm vóc, thể lực theo lớp tuổi cũng tƣơng đƣơng
nhƣ các nghiên cứu từ những năm 1975.
Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tƣờng và cộng sự đã nghiên
cứu trên học sinh tuổi từ 6 đến 16 ở thị xã Thái Bình nhận thấy từ 11 đến 14 tuổi thì
trẻ nữ vƣợt trội hơn trẻ nam về các kích thƣớc nghiên cứu, còn từ 15 đến 16 tuổi thì
trẻ nam lại phát triển vƣợt trẻ nữ. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của trẻ
nam và trẻ nữ ở nhóm tuổi này do liên quan đến tuổi dậy thì. Theo các tác giả trên,
chỉ số Pignet cao do trẻ trong độ tuổi này có xu hƣớng phát triển ƣu thế về phần
xƣơng, còn chỉ số BMI thấp là do trẻ khá gầy, nói lên rằng đây là nhóm tuổi đang
lớn nhanh, ƣu thế phát triển là xƣơng, chƣa ở giai đoạn tích mỡ. Các tác giả trên
tiếp tục nghiên cứu trên học sinh 6÷18 tuổi ở các trƣờng nội ngoại thành Hà Nội từ
năm 1994 đến 1996 và rút ra kết luận: từ 11 đến 13 tuổi, trẻ nữ phát triển vƣợt trội
so với trẻ nam, từ 14 đến 16 tuổi trẻ nam lại phát triển hơn. Chỉ tiêu cân nặng (cao
hơn 2÷7 kg), chiều cao đứng (cao hơn 3÷15 cm) ở các trẻ trong nghiên cứu này đã
tăng hơn so với các trẻ trong các nghiên cứu trƣớc (năm 1990 và 1975). Điều này
cho thấy có sự thay đổi tích cực về các chỉ tiêu tầm vóc, thể lực [23].
Năm 1993, trong khuôn khổ đề tài “Đặc điểm sinh thể con ngƣời Việt Nam”,
Trịnh Văn Minh và cộng sự [28] đã nghiên cứu tầm vóc, thể lực và tình trạng dinh
dƣỡng của 1.309 ngƣời tuổi từ 18 đến 60 cƣ trú tại ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên,
cách phân lớp tuổi của các tác giả có hơi khác nên đã gặp khó khăn khi tiến hành so
sánh, đánh giá với các nghiên cứu trƣớc.

14


Năm 1995, Nguyễn Yên và cộng sự [41] đã nghiên cứu trên 2.033 ngƣời
thuộc các lứa tuổi 1÷ 5 và 18 ÷ 55 của 3 nhóm dân tộc Việt, Mƣờng, Dao ở tỉnh Hà
Tây và nhận thấy tầm vóc, thể lực của ngƣời Việt tốt nhất, sau đến ngƣời Mƣờng và

cuối cùng là ngƣời Dao.
Năm 1995, trong khuôn khổ công trình nghiên cứu cấp Bộ và điều tra cơ bản
ngƣời Việt Nam, Nguyễn Quang Quyền và cộng sự đã tiến hành đề tài “Hằng số
hình thái đánh giá thể lực ngƣời Việt Nam khu vực phía Nam”, trong đó các tác giả
đã nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về tầm vóc, thể lực của 20.000 ngƣời
tại 4 địa điểm là thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Nguyên và Huế.
Nguyễn Mạnh Cƣờng trong luận án tiến sĩ “Đánh giá một số chỉ tiêu phát
triển cơ thể của học sinh lứa tuổi 6÷15 vùng nông thôn ven biển Thái Bình”, đã cho
thấy các chỉ số thể lực đều tăng dần theo lứa tuổi, có sự khác biệt giữa nam và nữ và
sự thay đổi này còn phụ thuộc vào tuổi dậy thì của trẻ.
Năm 2003, Bộ Y tế đã công bố cuốn sách “Các giá trị sinh học ngƣời Việt
Nam bình thƣờng thập kỷ 90 - thế kỷ XX” [2]. Các vấn đề về tầm vóc, thể lực đƣợc
quan tâm đặc biệt với các đề mục: “Các chỉ tiêu nhân trắc ngƣời trƣởng thành miền
Bắc Việt Nam”(chủ nhiệm: GS. Trịnh Văn Minh); “Nghiên cứu sự phát triển cơ thể
lứa tuổi đến trƣờng phổ thông 6÷18 tuổi” (chủ nhiệm: PGS.TS. Trần Đình Long);
“Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ dƣới 6 tuổi”(chủ nhiệm: TS. Hàn Nguyệt Kim
Chi); “Một số chỉ tiêu nhân trắc đƣợc điều tra ở Hải Phòng” (chủ nhiệm: PGS.TS
Nguyễn Hữu Chỉnh); “Đánh giá một số chỉ tiêu nhân trắc của trẻ em và ngƣời cao
tuổi ở nông thôn Thái Bình” (chủ nhiệm: TS. Phạm Ngọc Khái) [16].
Có thể thấy các nghiên cứu về giá trị sinh học ngƣời Việt Nam đã đƣợc
nghiên cứu khá rộng rãi và chủ yếu trong các lĩnh vực y học và thể dục thể thao
nhằm phục vụ cho mục đích của các chuyên ngành này. Các nghiên cứu về giá trị
sinh học không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực trên mà còn không ít các nghiên cứu
phục vụ cho công tác giáo dục phải kể đến điển hình nhƣ:
Năm 1996, Phạm Thị Sang đã tiến hành nghiên cứu chiều cao và cân nặng của
nữ sinh từ 9 đến 17 tuổi ở Huế [33] đƣa ra nhận xét là chiều cao của nữ sinh Huế

15



tăng mạnh từ năm 11÷12 tuổi, từ 16÷17 tuổi các chỉ số này tăng rất ít. Cuối năm
1996, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs. [10] đã nghiên cứu về sự phát triển chiều cao,
vòng ngực của hơn 8000 ngƣời Việt Nam tuổi từ 1 đến 55 tại cả 3 miền. Các tác giả
đã nhận xét rằng chiều cao đứng trung bình của nam trƣởng thành là 163 cm và của
nữ là 158 cm. Chiều cao đứng của nam tăng nhanh đến 18 tuổi, còn của nữ tăng
nhanh đến 14 tuổi. Vòng ngực trung bình của nam trƣởng thành là 70÷80 cm, còn
của nữ tƣơng ứng bằng 79 cm.
Năm 1997, Nguyễn Yên và cs. cho thấy, từ 12 ÷13 tuổi các chỉ tiêu hình thái
của nữ lớn hơn của nam cùng tuổi. Chỉ số Pignet của nữ lớn hơn nam chứng tỏ thể
lực của nam tốt hơn của nữ [41].
Năm 1998 Nguyễn Võ Kỳ Anh và cs. [1] sau khi so sánh các kết quả nghiên
cứu của mình với một số tác giả khác đã đƣa ra nhận xét rằng thanh niên Việt Nam
lứa tuổi 14-18 ở nữ và 16-18 lớn chậm hơn so với các lứa tuổi trƣớc đó.
“Các chỉ tiêu nhân trắc, hình thái, thể lực ngƣời miền Bắc Việt Nam trƣởng
thành trong thập niên 90” do Trịnh Văn Minh và cs. [28] thực hiện cho thấy: Ở lớp
thanh niên sau tuổi dậy thì, các kích thƣớc vẫn tiếp tục phát triển và đạt đỉnh cao
vào năm 20÷21 tuổi ở nữ và 22 tuổi ở nam. Nam giới có chiều cao, cân nặng và các
kích thƣớc liên quan đến thể lực, cụ thể là với hoạt động của cơ bắp luôn cao hơn so
với nữ giới. Trong khi đó, các chỉ số khác có liên quan đến dinh dƣỡng, khối mỡ,
chỉ số Pignet thì ở nữ lại cao hơn so với nam.
Năm 2002, Trần Thị Loan [22] nghiên cứu một số chỉ số thể lực của 3023 học
sinh từ 6 đến 17 tuổi tại một số trƣờng phổ thông ở nội thành Hà Nội đã đƣa ra kết
luận: Các chỉ số hình thái của học sinh tăng dần theo tuổi nhƣng tốc độ tăng không
đều trong các năm, có thời điểm tăng nhanh, có thời điểm tăng chậm.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng [5] đã nghiên cứu trên đối tƣợng học sinh THCS
các dân tộc của tỉnh Hoà Bình và nhận thấy, các chỉ tiêu hình thái tăng dần theo tuổi
và khác nhau giữa trẻ em thuộc các dân tộc khác nhau.
Qua các công trình này có thể thấy tầm vóc và thể lực ngƣời Việt Nam nhỏ
hơn so với các dân tộc Âu, Mỹ . Đa số các kích thƣớc về tầm vóc, thể lực của nam


16


×