Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại khu vực kho hóa chất BVTV tồn lưu HTX nông nghiệp sơn dương 3, thôn hà lùng xã sơn dương huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh và đề xuất các công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THANH TÚ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT TẠI KHU VỰC KHO HÓA
CHẤT BVTV TỒN LƢU - HTX NÔNG NGHIỆP SƠN DƢƠNG 3, THÔN HÀ
LÙNG, XÃ SƠN DƢƠNG, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THANH TÚ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẤT TẠI KHU VỰC KHO HÓA


CHẤT BVTV TỒN LƢU - HTX NÔNG NGHIỆP SƠN DƢƠNG 3, THÔN HÀ
LÙNG, XÃ SƠN DƢƠNG, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 44 KHMT - N02
: 2012 - 2016
: 1. TS. Nguyễn Chí Hiểu
2. NCS. Lê Văn Thạch

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong toàn bộ quá trình học tại Trƣờng Đại học Nông lâm và thực hiện đề tài
tốt nghiệp Chuyên ngành Khoa học môi trƣờng với đề tài “Đánh giá hiện trạng môi
trường đất tại khu vực kho hóa chất BVTV tồn lưu - HTX nông nghiệp Sơn Dương
3, Thôn Hà Lùng, Xã Sơn Dương, Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh và đề xuất

các công nghệ xử lý” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của Khoa môi trƣờng cũng
nhƣ công ty cổ phần thƣơng mại và kỹ thuật môi trƣờng Việt - Sing.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Ban
giám hiệu nhà trƣờng, các thầy cô trong Khoa môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông
lâm Thái Nguyên cũng nhƣ công ty cổ phần thƣơng mại và kỹ thuật môi trƣờng
Việt - Sing.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu NCS. Lê Văn Thạch đã hƣớng dẫn đề tài đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Công ty Môi trƣờng Việt - Sing,UBND huyện Hoành Bồ đã
giúp đỡ tôi về việc cập nhật số liệu và thực hành thực tế tại hiện trƣờng.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và
thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên

Lê Thanh Tú


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách một số khu vực kho chứa HCBVTV trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................23
Bảng 3.1: Vị trí các điểm lấy mẫu giám sát môi trƣờng đất .....................................25
Bảng 4.1. Kết quả phân tích mẫu đất tại kho HTX Sơn Dƣơng 3, thôn Hà Lùng, Xã
Sơn Dƣơng, huyện Hoành Bồ ..................................................................35
Bảng 4.2. Kết quả phân tích mẫu không khí và tiếng ồn xung quanh khu vực kho
hóa chất BVTV .........................................................................................37
Bảng 4.3. Kết quả phân hàm lƣợng kim loại nặng có trong đất tại khu vực kho hóa
chất BVTV ................................................................................................38

Bảng 4.4. Bảng so sánh các phƣơng pháp xử lý thuốc BVTV .................................40
Bảng 4.5. Một số dự án đã triển khai ........................................................................44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ diễn biến nồng độ DDT trong đất tại kho hóa chất BVTV tồn lƣu
kho hợp tác xã nông nghiệp Sơn Dƣơng 3 ...............................................36
Hình 4.2: Biểu đồ diễn biến nồng độ Lindane trong đất tại kho hóa chất BVTV tồn
lƣu kho hợp tác xã nông nghiệp Sơn Dƣơng 3 .........................................36
Hình 4.3: Công thức cấu tạo của một số đồng phân DDT ........................................41
Hình 4.4: Tổng hợp DDT từ trihloroethanol và chlorobenzen .................................41
Hình 4.5: Quy trình công nghệ xử lý đất nhiễm thuốc BVTV bằng phƣơng pháp
hóa học ......................................................................................................46


iv

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BKHCN & MT


: Bộ khoa học công nghệ và môi trƣờng

BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trƣờng

CNMT

: Công nghệ môi trƣờng

HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

HTX

: Hợp Tác Xã

NCS

: Nghiên cứu sinh

QĐ-TTg

: Quyết định - Thủ tƣớng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TT-BTNMT

: Thông tƣ - Bộ tài nguyên môi trƣờng

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

VPCP

: Văn phòng chính phủ


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề .....................................................................................................2

1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập ........................................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4
2.1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan .......................................................4
2.1.1.2. Độc tính của một số hóa chất bảo vệ thực vật điển hình ...............................5
2.1.1.3. Ảnh hƣởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trƣờng .............................8
2.1.1.4. Ảnh hƣởng của HCBVTV đến sức khỏe con ngƣời ....................................10
2.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................11
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................12
2.3.1. Thực trạng các kho thuốc BVTV không còn sử dụng tại Việt Nam ...............12
2.3.2. Thực trạng về tài nguyên đất ở Việt Nam .......................................................16
2.3.2.1. Tình hình sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam .............................................16
2.3.2.2. Hiện trạng về tài nguyên đất ở Việt Nam ....................................................17
2.3.3. Các phƣơng pháp xử lý tồn dƣ hóa chất BVTV trong đất ..............................18
2.3.4. Hiện trạng tài nguyên đất của Tỉnh Quảng Ninh ............................................22


vi

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......24
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................24
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Sơn Dƣơng,huyện Hoành Bồ,tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................24
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nền đất xung quanh nhà kho chứa hóa chất
BVTV tồn lƣu tại thôn Tà Lùng, xã Sơn Dƣơng, Huyện Hoành Bồ ........................24

3.3.3. Đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp xử lý đất bằng phƣơng pháp hóa học
(Fenton) ....................................................................................................................24
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................25
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa ..........................................................25
3.4.2. Phƣơng pháp kế thừa .......................................................................................25
3.4.3. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ..........................25
3.4.4. Phƣơng pháp so sánh.......................................................................................26
3.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Dƣơng, huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................27
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................27
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu .........................................................................................28
4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội ...........................................................................29
4.1.2.1. Diện tích .......................................................................................................29
4.1.2.2. Dân cƣ ..........................................................................................................29
4.1.2.3. Lịch sử - văn hoá - xã hội.............................................................................29
4.1.2.4. Kết cấu hạ tầng .............................................................................................31
4.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản.................................................................................32


vii

4.2. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nền đất tại kho hóa chất BVTV tồn lƣu Kho
HTX nông nghiệp Sơn Dƣơng 3 ...............................................................................34
4.2.1. Hiện trạng kho hóa chất ..................................................................................34
4.2.2. Phân vùng ô nhiễm ..........................................................................................39
4.3. Lựa chọn phƣơng án công nghệ xử lý đất ô nhiễm hóa chất BVTV .................40

4.3.1. Tiêu chí tổng quan ...........................................................................................40
4.3.2. Cơ sở khoa học ................................................................................................40
4.3.3. Một số dự án đã triển khai xử lý đất ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lƣu ở
Việt Nam ..................................................................................................................44
4.4. Đề xuất quy trình xử lý ô nhiễm ........................................................................45
4.4.1. Quy trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trƣờng đất bằng phƣơng pháp
hóa học ......................................................................................................................45
4.4.2. Nguyên, vật liệu - hóa chất .............................................................................49
4.4.3. Tỷ lệ trộn hóa chất và khối lƣợng đất ô nhiễm cần xử lý ...............................50
4.4.4. Phƣơng án công nghệ cải tạo và phục hồi môi trƣờng đất sau xử lý ..............50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................52
5.1. Kết luận ..............................................................................................................52
5.2. Kiến Nghị ...........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm trƣớc đây, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đƣợc sử dụng ở nƣớc ta
rất phổ biến. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là nhóm hữu cơ khó phân hủy (POP).
Nhóm chất này bao gồm: aldrin, chlordane, DDT 666... những chất này đã bị cấm sử
dụng. Tuy nhiên, các kho bãi chứa hóa chất BVTV có từ trƣớc lệnh cấm vẫn tồn tại và
đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến đời sống con ngƣời.
Trong những năm của thập kỷ 60 - 90 do sự hiểu biết về HCBVTV còn hạn
chế, chỉ coi trọng về mặt tích cực của nó là phòng và diệt dịch hại. Mặt khác do
chƣa hiểu biết về mặt trái của HCBVTV, xem nhẹ công tác môi trƣờng, công tác

quản lý còn lỏng lẽo nên để lại nhiều kho, nền kho, địa điểm chôn vùi HCBVTV.
Do lâu ngày không đƣợc chú ý đề phòng các hoá chất ngấm vào đất hoặc do điều
kiện mƣa, lụt đã làm phát tán ngày càng rộng hơn có khả năng gây ô nhiễm trên
vùng rộng lớn. HCBVTV tồn lƣu không đƣợc xử lý an toàn đã và đang gây ảnh
hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ và môi trƣờng xung quanh.
Các kho chứa HCBVTV tồn lƣu hầu hết đƣợc xây dựng từ những năm 1980
trở về trƣớc, khi xây dựng chƣa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn
ngừa khả năng gây ô nhiễm. Hơn nữa, từ trƣớc đến nay các kho không đƣợc quan
tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm
trọng: Nền và tƣờng kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hóa, dột nát. Hệ
thống thoát nƣớc hầu nhƣ không có nên khi mƣa lớn tạo thành dòng mặt rửa trôi
HCBVTV tồn lƣu, gây ô nhiễm nƣớc ngầm, nƣớc mặt và ô nhiễm đất diện rộng,
gây ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống ngƣời dân.
Kho hóa chất BVTV tại kho HTX nông nghiệp Sơn Dƣơng 3, Thôn Hà
Lùng, Xã Sơn Dƣơng, Huyện Hoành Bồ đã đƣợc đóng cửa từ trƣớc những năm 90
của thế kỷ trƣớc và không đƣợc sử dụng cho tới thời điểm hiện tại. Các công trình
liên quan đã đƣợc tháo gỡ và di dời ra khỏi khu vực cũ chỉ giữ lại nhà kho nhƣng đã


2

bị xuống cấp và không còn có thể bảo quản hóa chất BVTV bên trong. Kho này
chuyên phân phối các loại hóa chất BVTV nhƣ DDT, 666, volfatox… Hiện nay sau
một thời gian dài kho hóa chất đã bị cây bụi che lấp cộng với đó là dột mái làm
nƣớc mƣa ngấm chảy tràn hóa chất ra nền nhà và thấm ra ngoài kho.
Theo ý kiến của UBND huyện Hoành Bồ và ngƣời dân xung quanh vùng kho
hóa chất BVTV phản ánh: “Mùi thuốc trừ sâu bốc lên nồng nặc từ trong nhà kho khi
thời tiết mƣa nắng bất thƣờng, đặc biệt nồng nặc khi vào bên trong nhà kho”.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, trong khuôn viên tổng kho một phần diện tích
đã đƣợc ngƣời dân trồng cây ăn quả. Nhƣng do quá trình lƣu trữ của kho bị rơi vãi,

rò rỉ ra môi trƣờng xung quanh cùng với lƣợng hóa chất nguyên chất còn xót lại,
bao bì chai lọ phát tán trong đất không thể tự phân hủy nên đã gây ô nhiễm môi
trƣờng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe của ngƣời dân sống xung quanh.
Để tìm hiểu về vấn đề trên trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp, đƣợc sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo
TS. Nguyễn Chí Hiểu và NCS. Lê Văn Thạch em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại khu vực kho hóa chất BVTV tồn lưu HTX nông nghiệp Sơn Dương 3, Thôn Hà Lùng, Xã Sơn Dương, Huyện Hoành
Bồ, Tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các công nghệ xử lý”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xác định hiện trạng tồn lƣu và mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV trong đất
xung quanh kho thuốc BVTV - HTX nông nghiệp Sơn Dƣơng 3.
- Đề xuất các phƣơng pháp để xử lý khu vực bị ô nhiễm.
- Đánh giá hiệu quả của phản ứng Fenton trong xử lý đất ô nhiễm hóa chất
BVTV tồn lƣu.
1.3. Yêu cầu của đề
- Đảm bảo số liệu, tài liệu đầy đủ chính xác, khách quan.
- Điều tra thu thập thông tin, lấy mẫu phân tích mẫu đất xung quanh kho
khóa chất BVTV.
- Đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý nguồn ô nhiễm.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Là cơ sở nội dung nghiên cứu của sinh viên tiếp cận với hoạt động thực tiễn
trƣớc khi ra trƣờng.
- Vận dụng kiến thức đã học và thực tế.
- Tạo cho sinh viên cơ hội rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu
- Nâng cao kiến thức và hiểu biết về quy trình xử lý đất bị ô nhiễm hóa chất

BVTV để phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu sau này.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài giúp cho sinh viên khi ra trƣờng có kiến thức áp dụng vào thực tiễn,
phục vụ cho công tác quản lý môi trƣờng.
- Biết đƣợc tính hiệu quả của quy trình xử lý đất bị nhiễm hóa chất BVTV.
- Nâng cao chất lƣợng môi trƣờng phục vụ cho hoạt động sống của ngƣời
dân trên địa bàn.
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng chính sách bảo vệ
môi trƣờng đất - nƣớc tại địa phƣơng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
* Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật
Thuốc trừ sâu hay hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) xuất phát từ thuật
ngữ tiếng anh “Pesticide” có nghĩa là chất để diệt loài gây hại. Dịch sang tiếng Việt
các tác giả sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ: thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật, hoá chất trừ sâu, hoá chất bảo vệ thực vật. Nhƣ vậy HCBVTV là danh từ chung
để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm
soát các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho ngƣời và động vật, các loại
côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất
khẩu, tiếp thị lƣơng thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn
gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng. [7][15]
* Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lƣợng nhỏ

cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật,
phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc
hoặc bị chết [7]. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Chất có khả năng ức chế, phá
huỷ hoặc làm chết cơ thể sống: khi đƣa một lƣợng nhỏ chất độc vào cơ thể (qua
miệng, dạ dày, thở hít qua phổi, thấm qua da...) hoặc khi đƣợc hấp thụ vào máu
trong những điều kiện nhất định, gây ra những rối loạn sinh lý của cơ thể, làm nguy
hại cho sức khoẻ hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con ngƣời. Hiện tƣợng này còn
gọi là ngộ độc.
* Khái niệm về độc tính
Độc tính: là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một
lƣợng nhất định của chất độc đó. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính là


5

tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính đƣợc chia ra các dạng:
Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí hiệu
LD50 (letal dosis 50), biểu thị lƣợng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lƣợng cơ thể
có thể gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm (thƣờng là chuột hoặc thỏ). LD50 khác
nhau tuỳ loại chất độc, con đƣờng xâm nhập (qua miệng, qua da...) vào vật thí
nghiệm. Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nƣớc) thì đƣợc kí
hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lƣợng chất độc (mg) trong 1m3 không
khí hoặc 1 lít nƣớc có thể gây chết 50 % cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng
thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.
Độc mạn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ thể,
khả năng gây đột biến, gây ung thƣ hoặc quái thai, dị dạng. Nếu thƣờng xuyên làm
việc nơi có chất độc (xƣởng hoá chất, xử lí chất phế thải, sản xuất và phun thuốc trừ
sâu...) thì cần làm đầy đủ quy trình bảo hộ lao động, quy định kiểm tra độ độc nơi
làm việc và khám sức khoẻ thƣờng xuyên.[7]
* Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng
xấu đến con ngƣời và sinh vật.[6]
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trƣờng đất đƣợc xem là tất cả các hiện tƣợng làm nhiễm bẩn
môi trƣờng đất bởi các chất ô nhiễm.
2.1.1.2. Độc tính của một số hóa chất bảo vệ thực vật điển hình
Các tác động của HCBVTV lên môi trƣờng là do những tính chất chủ yếu
sau: dễ bay hơi, dễ hoà tan trong nƣớc và dung môi, bền với quá trình biến đổi
sinh học.
Hóa chất bảo vệ thực vật cũng đƣợc những cây cối và động vật hấp thụ và
theo chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập và tích luỹ trong cơ thể ngƣời. Đặc biệt, trong chuỗi
thức ăn này cứ qua mỗi bậc dinh dƣỡng, HCBVTV lại đƣợc tích luỹ với số lƣợng
theo cấp số nhân và đƣợc gọi là khuếch đại sinh học.[7]


6

2.1.1.2.1. DDT
a. Đặc điểm
Thuốc trừ sâu DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hoá chất Dichlo - Dibenzen
- Trichlothan, đƣợc phát minh năm 1872. DDT có tính năng trừ sâu rất tốt, dùng để
diệt các loài sâu phá hoại lƣơng thực, cây ăn quả, rau xanh và các loài côn trùng gây
bệnh. DDT còn đƣợc biết đến với các tên thƣơng mại Anfex, Arkotin, Dicofol,
Genitox, Ixodex, Neoxid, Pentachlorin, Peprothion, 7~erdane... DDT ở dạng bột
trắng hay xám nhạt, không tan trong nƣớc, rất tan trong cychlorhexanon, tan ít hơn
trong xylen và aceton, ít tan trong dầu hoả.
Tính chất của DDT khá ổn định, có hiệu quả lâu dài, hơn nữa DDT không dễ
hoà tan trong nƣớc (sau khi phun thuốc không bị nƣớc mƣa rửa sạch) cho nên về
kinh tế, nó đã thể hiện tính ƣu việt so với các loài thuốc trừ sâu khác. Bắt đầu từ

năm 1943 thuốc trừ sâu DDT đã đƣợc sử dụng rộng rãi với số lƣợng lớn trên toàn
thế giới.
b. Độc tính với con người.
Liều gây độc đối với ngƣời là 30 gam. DDT có tác dụng tích luỹ. Tuy nhiên
khoảng cách an toàn giữa nồng độ diệt đƣợc côn trùng và liều gây độc cho ngƣời
khá lớn.
* Độc tính cấp
Theo phân loại của Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), DDT có độc tính trung
bình. Đƣờng xâm nhập chủ yếu của DDT là qua hô hấp, tiêu hoá và qua da, hiếm gặp
nhiễm độc gây tử vong ở ngƣời. Liều nhỏ DDT gây rối loạn tiêu hoá (nôn, tiêu chảy)
kèm theo nhức đầu, suy nhƣợc, lo lắng, mất trí nhớ. Các biểu hiện thần kinh chủ yếu
ở các chi: giảm cảm giác sờ mó, vô cảm ngoài da, chuột rút, dị cảm, giật cơ. Ở liều
cao hơn, có thể gây co giật liên tục và tử vong. [15]
* Độc tính mãn.
DDT có thể gây ung thƣ. Trong các thực nghiệm trên động vật, DDT và chất
chuyển hoá của nó đã đƣợc chứng minh gây khối u ở phổi và gan động vật thí


7

nghiệm. DDT làm giảm số lƣợng tinh trùng, hạ thấp tỷ lệ sinh sản ở ngƣời và động
vật, còn gây đẻ non, sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Tác hại do phơi nhiễm lâu dài với DDT là tổn thƣơng gan, thoái hoá hệ thần
kinh trung ƣơng, viêm da, suy nhƣợc... Tác hại của DDT đặc biệt nghiêm trọng với
những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên.
Thực tế ở các tồn lƣu đã ghi nhận nhiều trƣờng hợp những ngƣời dân trực
tiếp tham gia đục phá các thùng chứa, đào đất nhiễm về vãi ruộng bị mắc các chứng
rối loạn da (nứt nẻ chảy nƣớc vàng), ung thƣ gan, mất trí nhớ.[15]
c. Lan truyền và ảnh hưởng đến môi trường.
Với đặc tính khó phân giải trong môi trƣờng DDT có thể tồn lƣu trong đất

hàng chục năm. Từ ô nhiễm đất tất yếu sẽ dẫn tới ô nhiễm hồ ao, sông ngòi do lan
truyền qua nƣớc mƣa.
DDT tồn tại trong môi trƣờng, qua sinh vật tích luỹ và thông qua các chuỗi
thức ăn, có thể đƣợc phóng đại và khuếch tán có tính nguy hại rất lớn đối với con
ngƣời và các loài sinh vật khác. DDT phá hoại sự hấp thụ và đào thải bình thƣờng
đối với chất Canxi, khiến cho vỏ trứng mỏng hơn, dễ vỡ và làm cho trứng không nở
thành chim non.
DDT phá hoại môi trƣờng và sinh thái ở mức độ rất lớn. Bắt đầu từ những năm
60 của thế kỷ 20, rất nhiều nƣớc đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT.
2.1.1.2.2. HCH và Lindan
Tên chung: BHC (Benzene hexachloride)
- HCH (Hexachlorcychlorhexane)
- Lindan: tên chung của 99% đồng phân gamma HCH.
Tên thƣơng mại:
- HCH: Benzex, Denzex, Dolmox
- Hexafur, Hexyclan, Kotol, Submar.v.v...
- Lindan: Exaggama, Forlin, Gammex, Inexit,
- Isotox Lindanrgam, Lindanlo, Bovigam.v.v...


8

HCH - 666 là bột trắng mùi sốc, không tan trong nƣớc, dễ tan trong cồn, benzen
aceton, xylen, dầu hoả... Sản phẩm thƣơng nghiệp là hỗn hợp 5 đồng phân, trong đó
đồng phân gamma, hay lindan, còn gọi là gammexan, không vị, không mùi.
a. Độc tính cấp
Theo cấp phân loại của WHO HCH và Lindan có độc tính vừa (II).
Đƣờng hấp thu chủ yếu của lindan và các đồng phân khác của HCH là đƣờng
hô hấp, tiêu hoá và qua da. Tác động chủ yếu do phơi nhiễm với lindan là kích thích
hệ thần kinh gây co giật. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc lindan và HCH

từ nhẹ đến vừa là: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn, suy yếu, dễ kích thích, lo
âu và dễ cáu giận. ở thể nhiễm độc nặng hơn có thể gây giật cơ, có giật, khó thở.
Tiếp xúc với da có thể thấy phát ban.
b. Độc tính mãn
- Gây ung thƣ
- Gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản
- Tác hại khác gồm hại đến thận, tuỵ, phá huỷ niêm mạc mũi, suy nhƣợc, cao
huyết áp, co giật, thiếu máu. Lindan còn gây giảm sản hay bất sản tuỷ xƣơng, gan
nhiễm mỡ, thoái hoá cơ tim, hoại tử mạch máu ở thận, phổi, não.
c. Ảnh hưởng môi trường
Có tính tồn lƣu và phát tán mạnh, dƣ lƣợng HCH và lindan có thể ghi nhận ở
khắp thế giới, cả ở những khu vực xa nơi sử dụng nhƣ ở Nam Cực và Bắc cực. Lin dan
và các sản phẩm phân giải cũng đã gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm và nƣớc bề mặt.
2.1.1.3. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường
2.1.1.3.1. Tác động đến môi trƣờng đất
Sự tồn tại và chuyển vận HCBVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu
trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết thủy lợi,
loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất.
Hóa chất bảo vệ thực vật có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt các loại
rễ của rau nhƣ củ cà rốt và cỏ. HCBVTV đƣợc hấp thu từ đất vào cỏ, súc vật ăn cỏ
nhƣ trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dƣ lƣợng HCBVTV trong cỏ vào thịt và sữa.


9

Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lƣu lâu dài trong đất, ví dụ DDT và các
chất Clo hữu cơ sau khi đi vào môi trƣờng sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất liên kết
trong môi trƣờng, mà những chất mới thƣờng có độc tính hơn hẳn, xâm nhập vào cây
trồng và tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi vào gây hại cho
ngƣời, vật nhƣ ung thƣ, quái thai, đột biến gen...

Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào môi
trƣờng đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống nhƣ tác hại
của phân bón hoá học dƣ thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc bảo
vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm hoạt tính sinh
học trong đất giảm. Ở trong đất HCBVTV tác động vào khu hệ vi sinh vật (VSV) đất,
giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng giảm, chất hữu cơ không
đƣợc phân huỷ, đất nghèo dinh dƣỡng.[15]
2.1.1.3.2. Tác động đến môi trƣờng nƣớc
Hóa chất bảo vệ thực vật có thể trực tiếp đi vào nƣớc do phun hoặc xử lý
nƣớc bề mặt với HCBVTV để tiêu diệt một số sinh vật truyền bệnh cho ngƣời. Thải
bỏ HCBVTV thừa sau khi phun. Nƣớc dùng để cọ rửa thiết bị phun đƣợc đổ vào
sông, hồ, ao, ngòi. Cây trồng đƣợc phun ngay ở bờ nƣớc. Rò rỉ hoặc đất đƣợc xử lý
bị xói mòn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25% tổng lƣợng DDT đã sử dụng đƣợc chuyển
vào đại dƣơng.
2.1.1.3.3. Tác động đến môi trƣờng không khí
Ô nhiễm không khí do HCBVTV chủ yếu do phun thuốc. Ngay trong quá trình
phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể bay rất xa theo
gió. Thông thƣờng HCBVTV loại tƣơng đối ít bay hơi nhƣ DDT cũng bay hơi trong
không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô nhiễm không khí và rất nguy
hiểm nếu hít phải HCBVTV trong không khí. Tuy vậy, HCBVTV cũng có thể bám
dính theo các hạt bụi và xâm nhập cơ thể con ngƣời qua hít thở hoặc bám lên rau quả
xâm nhập cơ thể ngƣời qua ăn uống.


10

2.1.1.4. Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người
Ảnh hƣởng của HCBVTV đến sức khỏe con ngƣời bao gồm:
Nhiễm độc cấp thƣờng gặp là: các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt do

thức ăn bị nhiễm HCBVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp và sự tiếp
xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là nguyên nhân của phần lớn các vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng có liên quan tới HCBVTV.[15]
Các ảnh hƣởng mạn tính do sự tiếp xúc với HCBVTV với liều lƣợng nhỏ
trong thời gian dài có liên quan tới nhiều sự rối loạn và các bệnh khác nhau. Các
nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa
HCBVTV với bệnh ung thƣ não, ung thƣ vú, ung thƣ gan, dạ dày, bàng quang, thận.
Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng, quái thai, ảnh hƣởng chất lƣợng
tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, tổn thƣơng chức năng miễn
dịch và dị ứng, tăng cảm giác da. Đặc biệt là những liên quan của HCBVTV với
ung thƣ, bạch cầu cấp ở trẻ em. Liên quan đến một số bệnh nhƣ Alheimer, bệnh
Parkison, các bệnh ở hệ thống miễn dịch, tạo huyết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chƣa
có những con số chính xác về ngộ độc HCBVTV trên phạm vi toàn cầu. Theo tổ
chức y tế Liên Mỹ ƣớc tính khoảng 3 % ngƣời lao động nông nghiệp tiếp xúc với
HCBVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ ngƣời lao động nông nghiệp trên
toàn thế giới có nghĩa là khoảng 39 triệu ngƣời có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990, mỗi năm có
khoảng 25-39 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc, trong đó 3 triệu
ca nhiễm độc nghiêm trọng làm 220.000 ca tử vong liên quan đến HCBVTV. Ở các
nƣớc đang phát triển chiếm 99 % số trƣờng hợp, cho dù những nƣớc này chỉ tiêu
thụ 20 % lƣợng HCBVTV. [7][8]
Hóa chất bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng ở Việt Nam từ năm 1957, trong thời
gian 20 năm đầu ngƣời ta không chú ý nhiều về tác hại của các HCBVTV đối với
môi trƣờng và con ngƣời. Đến những năm 80 mới có những công trình nghiên cứu
về ô nhiễm môi trƣờng và tác dụng độc hại của HCBVTV đối với sức khỏe con
ngƣời. Những ảnh hƣởng trên lâm sàng, cận lâm sàng của HCBVTV đối với ngƣời


11


Việt Nam bƣớc đầu đƣợc làm sáng tỏ và là tiếng chuông báo động về nguy cơ sức
khỏe môi trƣờng do HCBVTV gây nên ở nƣớc ta.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 55/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá
tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ƣớc Stockholm về các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
- Công văn số 2975/BKHCN & MT - MTg ngày 18/11/1998 của Bộ trƣởng
Bộ KHCN&MT về việc điều tra đánh giá các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ở
Việt Nam và ảnh hƣởng của chúng đến môi trƣờng.
- Công văn số 3923/VPCP - NN ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Văn phòng
chính phủ về việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng cần tiêu huỷ;
- Công văn số 78/Mtg - Ks ngày 15 tháng 8 năm 2002 của Cục môi trƣờng
về việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng.
- Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng quy
định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tƣ 33/2011/TT-BTNMT - Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi
trƣờng đất.
- Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/04/2008 của
Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng và Bộ Tài Chính về việc hƣớng dẫn lập dự toán
công tác bảo vệ môi trƣờng thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng.
- Thông tƣ liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2010 của
Bộ Tài Chính và Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng về việc Hƣớng dẫn quản lý kinh
phí sự nghiệp môi trƣờng.



12

- QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng chất
thải nguy hại.
- QCVN 15: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dƣ lƣợng hóa
chất BVTV trong đất;
- QCVN 54: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng xử lý
hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lƣu theo mục đích sử dụng đất.
- QCVN 05:2013/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng
tiếng ồn.
- QCVN 03:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho

phép của kim loại nặng trong đất.
- TCVN 5297 - 1995 - Chất lƣợng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung.
- TCVN 7538 - 2: 2005 - Chất lƣợng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hƣớng dẫn kĩ
thuật lấy mẫu;
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Thực trạng các kho thuốc BVTV không còn sử dụng tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về các
điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lƣu gây ra trên phạm vi toàn quốc từ năm
2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.099 điểm tồn lƣu hoá chất
bảo vệ thực vật phân bố tại 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Trong đó, có
868 khu vực ô nhiễm đất thuộc 16 tỉnh, thành phố và 231 kho chứa hoá chất bảo vệ
thực vật tồn lƣu gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng thuộc 39 tỉnh,thành phố,tập
trung chủ yếu trên địa bàn các tỉnh miền Trung. Theo kết quả đánh giá, trong tổng
số 868 khu vực đất bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật có 169 khu vực bị ô

nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 76 khu vực bị ô nhiễm và 623 khu
vực chƣa đánh giá mức độ ô nhiễm. Đối với 231 kho chứa hoá chất bảo vệ thực vật
tồn lƣu có 53 kho gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, 78 kho gây ô nhiễm môi
trƣờng và 100 kho chƣa đánh giá đƣợc mức độ ô nhiễm môi trƣờng [12]. Hiện tại,


13

trong 231 kho hoá chất bảo vệ thực vật tồn lƣu đang lƣu giữ 216.924,82kg,
36.975,87 lít hoá chất bảo vệ thực vật và 29.146,31 kg bao bì.
Năm 2010, Thủ tƣớng chính phủ đã ra quyết định số 1946/QĐ-Ttg ngày
21/10/2010 về việc phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng do
hóa chất BVTV tồn lƣu trong phạm vi cả nƣớc. Với mục tiêu từ 2010 đến năm 2025
hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trƣờng tại các khu vực bị ô nhiễm do
hóa chất BVTV tồn lƣu trên địa bàn toàn quốc nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, giảm
thiểu tác hại của hóa chất BVTV tồn lƣu cho con ngƣời và môi trƣờng, đảm bảo
phát triển bền vững. Trong đó từ năm 2010 đến 2015 tập trung xử lý, cải tạo phục
hồi môi trƣờng tại 240 kho thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng tập trung tại các tỉnh Nghệ An, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Hà Tĩnh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa…. Từ năm 2016 - đến năm 2025 tiếp
tục điều tra, xử lý, cải tạo phục hồi môi trƣờng tại các điểm tồn lƣu hóa chất BVTV
gây ô nhiễm môi trƣờng còn lại.
Đã có rất nhiều khu vực là các điểm nóng về hóa chất BVTV tiến hành các cuộc
khảo sát, đánh giá hiện trạng chỉ ra mức độ ô nhiễm, để phân vùng ô nhiễm,dựa vào
tình hình thực tế tại địa phƣơng để tiến hành các biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn
chế tối đa mức độ lan rộng và ảnh hƣởng của ô nhiễm đến ngƣời dân mà vẫn đảm bảo
phù hợp với ngân sách.Hầu hết các điểm đƣợc xử lý tồn lƣu tính đến thời điểm hiện
nay đều là các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (tập trung chủ
yếu ở Nghệ An và Hà Tĩnh) mang tầm chiến lƣợc quốc gia. [12]
Ở Nghệ An hiện nay đã thống kê đƣợc 913 địa điểm bị ô nhiễm thuốc BVTV

nằm trên 19 huyện, thành,và thị xã,với tổng diện tích đất bị ô nhiễm trên 550
ha,trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp. Lƣợng thuốc tồn dƣ này ngày càng gây
những ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời
dân. Năm 1999 với sự nỗ lực của các ngành liên quan, sự quan tâm kịp thời của
UBND tỉnh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Cục Bảo vệ Môi Trƣờng, binh chủng hóa
học Bộ Quốc Phòng, 7 điểm nóng do ô nhiễm thuốc BVTV đã đƣợc xử lý. Đó là
các kho Hòa Sơn (Đô lƣơng); Kim Liên II (Nam Đàn); Nghi Mỹ(Nghi Lộc); vùng


14

kho thị trấn Dùng (Thanh Chƣơng)... Các biện pháp đƣợc sử dụng là: bốc toàn bộ
thuốc thƣơng phẩm trong kho chứa đƣa đi tiêu hủy bằng nhiệt tại bãi Miếu Môn
tỉnh Hà Tây, dùng hóa chất oxy hóa khử mạnh xử lý hoá chất Methinpation tồn dƣ
trong đất,lấy toàn bộ thuốc BVTV và đất bị ô nhiễm nặng chôn lấp vào hầm bê tông
tiêu hủy ở Thái Nguyên. Những khu vực xung quanh kho đƣợc bao vây ngăn chặn
bằng bê tông và xử lý bằng vi sinh.[12]
Điểm tồn lƣu hóa chất bảo vệ thực vật tại Thôn Mậu 2, xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Kho đƣợc xây dựng từ năm 1960, với tiền thân là kho của
đơn vị K17s- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An và sau này là của Nhà máy thuốc
BVTV tỉnh Nghệ An sử dụng làm kho chứa thuốc BVTV và pha chế đã ngừng hoạt
động từ năm 1990. Theo đánh giá của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2011), toàn bộ khu
vực này bị ô nhiễm nặng và thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các loại hóa chất:
Lindane, DDT. Trong 30 mẫu đất phân tích thì có 27 mẫu (trừ các mẫu lấy ở điểm
đối chứng) có dƣ lƣợng hoá chất BVTV vƣợt quá ngƣỡng cho phép. Cụ thể đối với
sự ô nhiễm Lindane nơi cao nhất gấp 1.060 lần so với ngƣỡng cho phép, nơi thấp
nhất vƣợt quá ngƣỡng cho phép 7 lần (cách nền kho là 150m). Sự ô nhiễm này là do
sự chôn lấp các bao bì, thuốc BVTV hết hạn của kho số 2 thiếu khoa học.[12]
Điểm tồn lƣu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nam Lĩnh, huyện Nam
Đàn.Những năm 80 của thế kỷ trƣớc, do yêu cầu của sản xuất và đời sống, một kho

thuốc BVTV đã đƣợc xây dựng trên địa bàn tại xóm 4 xã Nam Lĩnh (Nam Đàn).
Những năm 1995, ngƣời dân đào ao đã đổ đất ra xung quanh làm khu vực bị ô
nhiễm lên tới 750m2. Nhiều năm qua, dù kho thuốc này không còn sử dụng, nhƣng
điểm tồn dƣ thuốc BVTV này luôn đƣợc coi là một điểm nóng về ô nhiễm môi
trƣờng, ảnh hƣởng nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe của ngƣời dân trong vùng.
Để xử lý triệt để diện tích đất bị ô nhiễm thuốc BVTV tại Nam Lĩnh, sử dụng công
nghệ ôxi hóa cải tiến của Trung tâm phân tích và chuyển giao CNMT - Viện MT
Nông Nghiệp. Năm 2011,Bộ NN-PTNT cho phép, Viện MTNN đã làm thí điểm
350m2 đất là nền kho chứa thuốc DDT tại xóm 4, xã Nam Lĩnh, Nam Đàn, kết quả
đã giảm dƣ lƣợng thuốc từ 2.600 ppm phần triệu xuống còn xấp xỉ 3ppm, đạt hiệu


15

quả 99%. Tuy nồng độ thuốc BVTV vẫn chƣa đạt yêu cầu theo quy QCVN (0,01
ppm), nhƣng điều quan trọng là khu đất đã qua xử lý hầu nhƣ không gây tác động
xấu đến môi trƣờng.[12]
Qua đợt điều tra,khảo sát sơ bộ các điểm tồn dƣ hoá chất BVTV triển khai
năm 2010 cho thấy điểm tồn lƣu hoá chất BVTV tại tiểu khu 4 khối phố Hƣng
Thịnh - Huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh là một trong các điểm đƣợc đánh giá là
điểm tồn lƣu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt nghiêm trọng (đã
đƣợc đƣa vào danh sách tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg.Theo Sở TN & MT Hà
Tĩnh, 2012, mức độ tồn lƣu DDT trong đất từ không phát hiện đến gấp 210 lần, 666
từ không phát hiện đƣợc đến gấp 45 lần, nhóm cacbamat nhỏ hơn quy chuẩn Việt
Nam 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dƣ lƣợng thuốc BVTV
trong đất. Một số điểm cách xa nền kho với phạm vi bán kính 8 m thì mức độ tồn
lƣu DDT ở mức thấp hơn tuy nhiên vẫn vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép. Ra xa với
phạm vi bán kính >12 m thì mức độ tồn dƣ nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Phạm vi
ô nhiễm có diện tích khoảng 600 m2, trong đó phạm vi ô nhiễm nặng có diện tích
khoảng 250 m2, khu vực xung quanh bị ô nhiễm nhẹ. Do thời gian lƣu giữ lâu ngày,

vì vậy thuốc BVTV đã phát tán vào đất gây ô nhiễm lớp đất với chiều sâu tồn lƣu là
7m trong đó chiều sâu tồn lƣu ở mức độ cao là 4m, còn lại là tồn lƣu ở mức độ
nhẹ.Khu vực bị ô nhiễm hóa chất BVTV chủ yếu là các hóa chất BVTV nhƣ:
Lindane,DDT và Wofatox. Chiều sâu tồn lƣu từ 3-4 m. Thuốc bảo vệ thực vật đã
phát tán vào đất gây ô nhiễm lớp đất trên và phía dƣới lớp thuốc đƣợc chôn lấp. Để
xử lý triệt để đối với lớp đất này chỉ có thể là bóc lấy toàn bộ và đƣa đến khu vực
xử lý. Đất nhiễm đƣợc đƣa vào hố xử lý từng lớp 0,25 - 0,3 m, phun đều bằng vòi
phun của thiết bị phun hỗn hợp hóa chất xử lý thuốc thử Fenton và hỗn hợp NaPEG.
Vùng ô nhiễm trung bình có diện tích 350 m2 chiều sâu tồn lƣu 3m. Phƣơng pháp
lựa chọn xử lý triệt để khối lƣợng đất nhiễm bằng tác nhân gây oxi hóa mạnh (phản
ứng Fenton). Đất sau xử lý và bổ sung vôi bột và các chủng vi sinh sẽ đƣợc hoàn trả
ngay tại chỗ theo hình thức cuốn chiếu. Ngoài bổ sung phân vi sinh bề mặt đất
nhiễm đã xử lý sẽ đƣợc phủ một lớp đất màu. Lớp đất bổ sung có bề dày khoảng


16

0,2m đƣợc đầm nén chặt, và đƣợc trồng cỏ vetiver và đƣợc chuẩn bị để hoàn trả mặt
bằng một số khu vực trồng cây của các hộ dân trong khu vực.[12]
2.3.2. Thực trạng về tài nguyên đất ở Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng thứ 58 trên thế
giới, trong đó đất bồi tụ khoảng 11 triệu ha, đất phát triển tại chỗ khoảng 22 triệu
ha. Đất bằng và đất dốc ít dốc chiếm 39%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 17%.
Đất cần cải tạo nhƣ đất cát, đất ngập mặn, phèn, xám bạc màu… khoảng 20%.
Trong số các nhóm chính có 9,1% đất phù sa, 7,5% đất xám bạc màu, 5,2% đất
phèn, 3,0% đất mặn, 1,4% đất cát biển, 48,5% đất feralit đỏ vàng, 11,4% đất mùn
vàng đỏ trên núi, 0,5% đất mùn trên núi cao. Ở Việt Nam, dân số đông nên tỷ lệ đất
tự nhiên trên đầu ngƣời thấp, chỉ khoảng 0,3 - 0,5 ha/ngƣời (đứng thứ 203 trong 218
nƣớc trên thế giới). Trong đó diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 20% tổng

diện tích đất đai tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/ngƣời (Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng, 2010).
Đất nông nghiệp ở nƣớc ta phân bổ không đều giữa các vùng trong cả nƣớc.
Vùng đồng Bằng sông Cửu Long có tỷ trọng lớn nhất của cả nƣớc chiếm 67,1%
diện tích toàn vùng và vùng đất trũng. Độ phì và độ màu mỡ của các vùng khác
nhau, trong đó vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có độ màu
mỡ cao chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn so với các vùng khác. Còn vùng Đông
Nam bộ và Tây Nguyên phần lớn là đất bazan.
Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự nhiên của
cả nƣớc. Với quỹ đất nhƣ vậy sẽ bảo đảm cho nguồn lƣơng thực, thực phẩm tiêu
dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Do đó đặc điểm tự nhiên khí hậu cận nhiệt đới lên
thực vật Việt Nam rất đa dạng nên sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta còn rất đa dạng
và phong phú. ở miền Bắc nƣớc ta có 4 mùa rõ rệt vì vậy sản xuất nông nghiệp
mang tính mùa vụ. ở miền Nam có 2 mùa (mùa mƣa và mùa khô) nên việc sản xuất
nông nghiệp rất thuận lợi. Vậy để sử dụng đất nông nghiệp cần có các biện pháp
nhằm nâng cao và sử dụng đất đai hiệu quả nhất.


×