Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và đề suất biện pháp quản lý các loài bướm ngày tại vườn quốc gia PÙ MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 68 trang )

MỤC LỤC

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Côn trùng có mặt trên trái đất cách đây 370 triệu năm, chúng sinh sôi và
phát triển 1 cách nhanh chóng trong các khu rừng nguyên sinh và là giống
sinh vật đầu tiên biết bay. Trong khoảng 1.200.000 loài động vật có mặt trên
trái đất thì côn trùng chiếm hơn 1.000.000 loài và hơn nữa có những loài côn
trùng chưa được biết đến còn rất nhiều, phạm vi phân bố của chúng rất rộng.
Côn trùng có vai trò hết sức quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên, chúng
là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn góp phần vào quá trình tuần hoàn
vật chất, tham gia tích cực vào quá trình hình thành đất nhờ ăn và phân hủy
các chất hữu cơ. Bên cạnh đó côn trùng là người bạn của con người trong việc
nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra những dòng tiến hóa mới thông qua
việc thụ phấn cho các loài thực vật…
Trong lớp côn trùng, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) là một bộ rất đa dạng và
phong phú. Các loài bướm hoạt động vào ban ngày (Rhopalocera) có vai trò
quan trọng trong đời sống con người. Chúng tham gia vào quá trình thụ phấn
cho hoa màu, tăng năng suất cho cây trồng. Đây là nhóm côn trùng rất phong
phú và đa dạng cả về nơi ở và số lượng của chúng, chúng có khả năng thích
ứng cao với sự biến đổi của môi trường, chúng thường được dùng làm sinh
vật chỉ thị để đánh giá chất lượng rừng, đánh giá hiệu quả của công tác bảo
tồn thông quá sự biến động của quần thể loài bướm theo thời gian.
Khi nghiên cứu về các loài bướm ngày, ngoài việc nghiên cứu đặc điểm
về hình thái, cần phải quan tâm đến đặc điểm của cả quần thể để quần thể đó
đề xuất các giải pháp thích hợp làm cho chúng đa dạng về thành phần loài,
phong phú về số lượng và có lợi cho sản xuất, phục vụ tham quan du lịch…
Vườn Quốc Gia Pù Mát-Nghệ An có tính đa dạng sinh học ở đây cao, có
nhiều loài quý hiếm được phát hiện và một số loài mới xuất hiện ở Việt Nam.


Tại đây đã có nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và đa dạng côn
trùng cánh vảy nói riêng. Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn về
nghiên cứu có tổng cộng 1855 tiêu bản thuộc 305 loài và 11 họ đã được thu
thập. Trong đó có 7 loài bướm ngày và 4 loài bướm đêm là những loài mới ở
2


Việt Nam. Ngoài ra còn có 3 loài bướm ngày nằm trong sách đỏ Việt Nam
(RBD 2007) được xếp hạng ở mức VU (Sẽ nguy cấp). Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu này mới chỉ xác định thành phần loài mà chưa nghiên cứu các đặc
điểm khác của khu hệ Bướm ngày tại đây như: Phân bố, sinh cảnh, đặc điểm
sinh học sinh thái học… Để bổ sung những thông tin này góp phần cung cấp
một cách hệ thống và đầy đủ về khu hệ Bướm ngày tại đây. Tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý các loài bướm
ngày (Rhopaloceera) tại vườn quốc gia Pù Mát”.

3


Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu bướm ngày trên thế giới
Aristoteles (384-322 trước Công nguyên) là người có những nghiên cứu
đầu tiên về côn trùng. Lần đầu tiên ông đã mô tả và sắp xếp thế giới động vật
thành 2 nhóm: nhóm có máu và nhóm không có máu. Ở nhóm thứ hai cơ thể
phân đốt, chia thành đầu - ngực - bụng. Thuộc nhóm này có côn trùng và ông
ghép thêm cả đa túc, nhện, một phần giáp xác thấp và một số giun đốt.
Giai đoạn đầu những năm đầu thế kỉ 20, nghiên cứu về Bộ cánh vảy
(Lepidoptera) có công trình của J.de Joannis mang tên “Lepidopetes du
Tonkin” xuất bản ở Paris năm 1930. Tác giả đã thống kê được 1.798 loài

thuộc 746 giống và 45 họ.
Theo Wilson (1988) tổng số loài sinh vật đã được biết đến trên Trái đất là
1.413.000 loài, trong đó côn trùng có tổng số là 751.000 loài chiếm 53,15%
các loài và chiếm 70,66% trên tổng số động vật. Các nhà phân loài học dự
đoán có thể từ 5 triệu đến 30 triệu loài sinh vật trên trái đất và chiếm phần lớn
là vi sinh vật và côn trùng. Cho đến nay, người ta dự đoán còn khoảng 3-4
triệu loài hoặc hơn nữa chưa được con người biết đến, chủ yếu là những loài
côn trùng ở vùng nhiệt đới.
Năm 1920-1940 các nhà thu thập mẫu côn trùng nghiệp dư đã xuất bản
một tập tài liệu phân loại bướm gồm 33 tập ở Niedejrland.
Có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về côn
trùng nói chung và bướm nói riêng. Trong khu vực Châu Á phải kể đến các
nghiên cứu của Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Indonesia, Myanma.
Năm 1932 một tập thể tác giả ở Ấn Độ mà đại diện là W.H.Erans đã xuất
bản “Sự nhận biết các loài bướm ở Ấn Độ” trong đó có 19 họ bướm và các
khóa phân loại của một số giống chủ yếu của họ.
Manferd Koch, 1953, 1978 đã xuất bản “Phân loại bướm và ngài”.
Gottfried Amann, 1959 có cuốn “Các loài côn trùng”.
4


Năm 1970 - 1978 Donal J.Borror và Richar D.E.White đã xuất bản cuốn
sách “Hướng dẫn côn trùng” ở Bắc Mỹ thuộc Mexico trong đó cũng đề cập
đến phân loại bộ cánh vẩy Lepidoptera.
Năm 1987, một số nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc như Thái
Bàng Hoa, Cao Thu Lâm đã công bố công trình phân loại côn trùng rừng Vân
Nam. Năm 1999, Lichunlong đã đề cập đến tính đa dạng sinh học của các loài
Bướm ngày của Vân Nam. Tài liệu dùng để phân loại bướm ngày có quyển “
Bướm đảo Hải Nam” của Cố Mậu Thìn và Trần Phượng Trân giới thiệu trên
500 loài bướm ngày khác nhau.

Theo Bei Brienko (1966) bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) có từ 150.000 200.000 loài. Đối với loài Bướm ngày (Rhopalocera) đến cuối thế kỷ XX các
nhà nghiên cứu mới quan tâm nhiều và đưa đến một số kết quả như công trình
của A.L.Linki (1962), M.A.Ionescn (1962), Manfred Koch (1955),...
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những nghiên cứu về bướm đầu tiên của nước ta chủ yếu là do các
chuyên gia nước ngoài, các công trình của nhà Bách khoa toàn thư như
Linnaeus, Fabricius, Latreil... các công trình phân loại chủ yếu xuất bản cho
Thái Lan (Pinratana, 1979-1922 ), Malaysia (Corbert và Fendlebury, 1992) và
khu Phương Đông (D Abrare, 1982-1986). Các nghiên cứu khoa học như :
Evas ( 1932, 1949), Lee (1982,1984, Satyridea), Aoki và Yamaguchi (1984;
Satyridea), Shirozu và Yata (1973, Pieridea) cũng đã có một số báo cáo chi
tiết về côn trùng Cánh vẩy.
Công tác nghiên cứu các loài bướm ở Việt Nam cũng đã bước đầu đạt
được một số thành tựu nhất định. Trong những cố gắng ban đầu lập ra một
danh sách tổng hợp về các loài trong họ Lepidoptera được xuất bản năm 1919
(Dubois và Vatalis de Salvaza, 1919) bao gồm 579 loài bướm thu nhập ở Bắc
Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Việc thu thập này chủ yếu vào giữa thế kỷ XX và
một danh sách kiểm kê của 455 loài bướm ở Việt Nam được xuất bản năm
1957.
5


Năm 1930 có công trình J.de Joanis xuất bản ở Paris đã thống kê được
1788 loài thuộc 75 giống trong 45 họ, trong đó có 9 giống và 142 loài mới.
Năm 1954 đến nay các nhà khoa học đã nghiên cứu để phân loại côn
trùng nói chung và bộ Cánh vẩy nói riêng được thể hiện trong giáo trình “Côn
trùng Lâm nghiệp” 1965 của Phạm Ngọc Anh, “Côn trùng rừng” của Trần
Công Loanh và Nguyễn Thế Nhã.
Năm 1988, nhà côn trùng học người Nga - V.I.Kuznhetxov - thuộc Viện
hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, đã công bố khu hệ bướm ở miền Bắc Việt Nam

tại các địa điểm Hà Nội, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Thái nguyên,...
Các cuộc nghiên cứu toàn miền Bắc Việt Nam do một số người khác tiến
hành như : Monastyrkii, Đặng Thị Đáp, Lê Văn Triển, 1995; Monastyrkii và
Đặng Thị Đáp, 1996; Hill và Monastyrkii in prep; Devyatkin, 1996, 1997,
1998, 2000, 2001, 2002, 2003... đã xác định được thành phần loài côn trùng
Cánh vẩy và một số đặc điểm sinh thái của chúng.
Trong những năm gần đây có một số công trình của các tác giả quốc tế và
Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm và giá trị thẩm mĩ của côn trùng
Cánh vẩy như: Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga tại sinh cảnh núi đá vôi Phong
Nha - Kẻ Bàng, A.L.Monastyrkii, Vũ Văn Liên, Bùi Xuân Phương (2000) khu
hệ Bướm Vườn quốc gia Tam Đảo, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Khuất
Đăng Long (1999) nghiên cứu đa dạng sinh học của một số nhóm côn trùng
và giải pháp bảo tồn chúng ở VQG Tam Đảo (Viện sinh thái và tài nguyên
sinh vật ). Bùi Công Hiến, Nguyễn Anh Diệp (1999) kết quả nghiên cứu bước
đầu về đa dạng sinh học côn trùng của VQG Tam Đảo. Một số công trình
nghiên cứu của TS.Đặng Thị Đáp ở VQG Tam Đảo. Nghiên cứu của Trần
Công Loanh (1999) xác định thành phần loài ở VQG Cát Bà - Hải Phòng.
Những kết quả nghiên cứu về Bướm ở nước ta cho thấy nơi có nhiều
bướm quý nhất là Bảo Lộc - Lâm Đồng và VQG Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Các
công trình nghiên cứu về bướm còn hạn chế nhưng ngày nay con người đã

6


phần nào hiểu được giá trị thẩm mỹ và lợi ích kinh tế của chúng; trong nước
đã có một số hộ gia đình nuôi bướm hay dùng bướm.
1.3. Tình hình nghiên cứu bướm ngày ở vườn quốc gia Pù Mát
Theo tình hình nghiên cứu có tổng cộng có 1855 tiêu bản thuộc 305 loài
và 11 họ đã được thu thập (Bảng 1). Việc giám định đã được thực hiện cho
hầu hết tất cả các tiêu bản mặc dù còn có một số tiêu bản yêu cầu cần có thêm

giám định khác. Danh lục tổng kết và bản phân tích trình bày trong bản báo
cáo này được dựa trên những thông tin có sẵn hiện nay. Số loài của từng họ
thuộc vào từng loại vùng địa lí được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 1: Bướm ngày thu thập theo họ và loài
Họ
Papilionidae
Pieridae
Danaidae
Satyridae
Amathusiidae
Nymphalidae
Acraeidae
Libytheidae
Riodinidae
Lycaenidae
Hesperiidae
Tổng cộng

Số loài
32
24
17
46
11
78
1
3
10
46
37

305

7

Số tiêu bản
354
251
140
269
90
476
1
18
39
121
96
1855


Bảng 2: Bướm ngày được thu thập theo vùng địa lý
Họ
Papilionidae
Pieridae
Danaidae
Satyridae
Amathusiidae
Nymphalidae
Acraeidae
Libytheidae
Riodinidae

Lycaenidae
Hesperiidae
Tổng cộng

1
2
0
0
12
4
5
0
0
2
2
0
27

2
8
5
1
11
3
12
1
0
3
4
9

57

Vùng địa lý
4a
4b
4
0
4
0
4
0
2
0
0
0
7
0
0
0
1
0
0
0
2
0
0
0
24
0


3
18
14
11
19
4
50
0
1
5
0
24
146

5a
0
1
0
1
0
2
0
0
0
0
0
4

5b
0

0
0
0
0
0
0
1
0
0
0
1

6
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Phần lớn những loài đã kiểm tra trong những vùng được định hướng
(58%) hay Lục địa Indo-Malay (21,1%). Những loài đặc hữu ở đồng
Himalayas, Trung Quốc và Bắc Đông Dương được tính khoảng 10%. Bốn
loài (Catopsilia Pomona, Melannitis leda, Argyreus và Phalanta phalantha)

được thấy trong Thế Giới Cũ (5a) là loài Libythea celtis là loài điển hình của
họ Palaearctic phân bố rộng tận vùng Indo-Malay (5b). Không có loài nào
thuộc phần thế giới được trình bày trong những thu thập nay, mặc dù chỉ có
duy nhất một loài như thế (Vanessa cardui) được tìm thấy ở các khu vực khác
ở Việt Nam.
Hầu hết những loài đặc hữu (Loại 1) là thành phần của họ Satyridae,
Amathusiidae và Riodinidae.

Chương 2.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ,KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội khu vực nghiên cứu
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
8


Vườn quốc gia Pù Mát nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành
phố Vinh khoảng 160 km đường bộ. Toạ độ địa lý của Vườn:
180 46' - 19012'

Vĩ độ Bắc.

1040 24' - 1040 56 ' Kinh độ Đông.
Ranh giới của VQG, về phía Nam có chung 61 km với đường biên giới
quốc gia giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Dân Lào.
Phía Tây giáp các xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang (Huyện Tương
Dương).
Phía Bắc giáp các xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (Huyện
Con Cuông).
Phía Đông giáp các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (Huyện Anh Sơn).

2.1.2 Địa giới hành chính
Toàn bộ diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh
Sơn, Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An. Diện tích vùng lõi là
94.804.4ha và vùng đệm khoảng 86.000 ha nằm trên địa bàn 16 xã.
- Huyện Anh Sơn gồm 5 xã: Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn và
Đỉnh Sơn.
- Huyện Con Cuông gồm 7 xã: Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê,
Châu Khê, Chi Khê và Lạng Khê.
- Huyện Tương Dương gồm 4 xã: Tam Quang, Tam Đình, Tam Hợp, Tam
Thái.
2.1.3. Địa hình địa mạo
Sông suối chính trong khu vực khe Thơi, khe Choăng và khe Khặng.
Các đỉnh dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800 - 1500m, địa
hình hiểm trở. Phía Tây Nam của VQG là nơi có địa hình tương đối bằng,
thấp và là nơi sinh sống trước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng
người dân tộc. Ở đó, nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang
diễn ra.

9


Nằm trong khu vực có khoảng 7.057 ha núi đá vôi và phần lớn diện tích
nằm ở vùng đệm của VQG, chỉ có khoảng 150 ha nằm trong vùng lõi.

10


11



2.1.4. Khí hậu thuỷ văn
VQG Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Do chịu ảnh hưởng của
địa hình dãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự
phân hoá và khác biệt lớn trong khu vực. Số liệu của trạm khí tượng Tương
Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Vinh được ghi trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Số liệu khí hậu của 4 trạm trong vùng
TT Các nhân tố khí hậu

Tương

1
2

Dương
0
Nhiệt độ trung bình năm ( C)
2306
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt 42,70

3

đối
C/5
Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt 1,70C/1

4
5
6
7
8

9

đối
Tổng lượng mưa năm (mm)
Số ngày mưa/ năm (Ngày)
Lượng mưa ngày lớn nhất (mm)
Lượng bốc hơi năm (mm)
Số ngày có sương mù (ngày)
Độ ẩm không khí bình quân năm

10
11
12

(%)
Độ ẩm không khí tối thấp bq (%)
Độ ẩm không khí tối thấp tđ (%)
Toạ độ trạm: Vĩ độ
Kinh độ

13
14

Độ cao (m)
Thời gian quan trắc (năm)
Số liệu bảng trên cho thấy:

Con

Anh


Cuông
2305
42,0 C/5

Sơn
2307
42,10

Vinh
2309
42,0 C/5

2,0 C/1

C/5
50C/1

40C/1

1268,3
133
192/8
867,1
20
81

1791,1
153
449,5/9

812,9
16
86

1706,6
138
788/9
789,0
26
86

1944,3
138
484/9
954,4
27
85

59
9/I
19017’

64
14/III
19003’

66
21/XI
18054’


68
15/X
18040’

104026’
97
40

105053’
27
40

105018’
6
40

105040’
6
86

0

- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, tổng nhiệt năng 8500 - 87000C.
+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2, do chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 20 0C và
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180C (tháng giêng).
+ Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất
khô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt độ trung bình
12



mùa hè lên trên 250C, nóng nhất là tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 29 0C.
Nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42,70C ở Tương Dương vào
tháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%.
- Chế độ mưa ẩm:
+ Vùng nghiên cứu có lượng mưa từ ít tới trung bình, 90% lượng nước
tập trung trong mùa mưa. Lượng mưa lớn nhất là tháng 9,10 và thường kèm
theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2,3,4 có
mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 5,6,7 là những
tháng nóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất.
+ Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 - 86%, mùa mưa lên tới 90%. Tuy
vậy, những giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường đo được trong thời kỳ khô
nóng kéo dài.
- Một số hiện tượng thời tiết đáng lưu ý:
+ Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng
(gió Lào). Gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè
(tháng 5-7). Trong những ngày này, nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 40 0C và
độ ẩm tối thấp cũng xuống dưới 30%.
+ Mưa bão: Vùng này ít chịu ảnh hưởng của mưa bão, hai tháng nhiều
bão nhất là tháng 9 và tháng 10. Bão thường kèm theo mưa lớn và lụt lội.
+ Trạm Tương Dương đặc trưng cho chế độ khí hậu phía bắc VQG (Khe
Thơi), nơi đây lượng mưa khá thấp (1268 mm/năm), số ngày mưa chỉ có 133
ngày. Nhưng lên các đai cao hơn lùi về Con Cuông thì chế độ mưa ẩm tăng
dần (số ngày mưa lên tới 153 ngày và lượng mưa là 1791mm/năm).

13


- Thủy văn:

Trong khu vực có hệ thống sông Cả chảy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam. Các chi lưu phía hữu ngạn như Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng lại
chảy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả.
+ Dưới góc độ giao thông thuỷ lợi thì cả 3 con sông trên đều có thể dùng
bè mảng đi qua một số đoạn nhất định, riêng Khe Choang và Khe Khặng có
thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu.
+ Nhìn chung, mạng lưới sông suối khá dày đặc. Với lượng mưa trung
bình năm từ 1300 -1400 mm, nguồn nước mặt trên diện tích của VQG lên tới
hơn 3 tỷ m3. Do lượng nước đó phân bố không đều giữa các mùa và các khu
vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra.
2.1.5. Địa chất
Vườn quốc gia Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc. Quá trình kiến tạo
địa chất được hình thành qua các kỷ Palêzôi, Đềvôn, Cácbon -Pecmi, Triat,
Hexini… đến Miroxen cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển của
dãy Trường Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecxini, địa hình luôn bị ngoại lực tác
động mạnh mẽ tạo nên 4 dạng địa mạo chủ yếu.
+ Núi cao trung bình: Uốn nếp khối nâng lên mạnh, tạo nên một dải cao
và hẹp nằm ngay biên giới Việt Lào với vài đỉnh cao trên 2000m (Pulaileng
2711m, Rào cỏ 2286m). Địa hình vùng này rất hiểm trở, đi lại cực kỳ khó
khăn.
+ Kiểu địa hình núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích
của miền và có độ cao từ 1000m trở xuống. Tuy cấu trúc tương đối phức tạp,
được cấu tạo bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc
hơn.
+ Thung lũng kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ
nhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao nhỏ hơn 300m và bao
gồm thung lũng các sông suối Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng (Sông
Giăng) và bờ phải sông Cả. Vùng này được cấu tạo từ các trầm tích bở rời, dễ
14



bị xâm thực trong đó phổ biến là các dạng địa hình đồi khá bằng phẳng, bãi
bồi và thềm sông khá phát triển.
+ Các khối đá vôi nhỏ: Kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trình
Karst trẻ và phân bố hữu ngạn sông Cả ở độ cao 200-300m. Cấu tạo phân
phiến dầy, màu xám đồng nhất và tinh khiết.
2.2. Những đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.1. Dân tộc
Có 3 dân tộc chính hiện đang sống trong 3 huyện thuộc khu vực VQG là
Thái, Khơ mú và Kinh. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như H’Mông,
Đan Lai, Poọng, Ơ Đu, Tày nhưng số lượng không lớn.
2.2.2. Dân số và lao động
Tổng dân số 16 xã là 16.954 hộ với 93.335 nhân khẩu. Phần lớn dân cư
phân bố trong 7 xã của huyện Con Cuông (39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ) và 5
xã thuộc huyện Anh Sơn (38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ). Số còn lại thuộc 4 xã
của huyện Tương Dương (15.753 nhân khẩu với 2.849 hộ), trung bình mỗi hộ
gia đình có từ 5 -6 người. Tăng dân số trong những năm sau này là áp lực lớn.
Dân số trong khu vực phân bố không đồng đều giữa các xã. Một số xã có
dân số rất thấp như xã Tam Hợp huyện Tương Dương (7 người / km 2), xã
Châu Khê huyện Con Cuông (13 người / km 2). Cũng có những xã của huyện
Anh Sơn mật độ dân số cao như xã Đỉnh Sơn (495 người / km 2), xã Cẩm Sơn
(421 người / km2).
2.2.3.Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu
Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp hiện chủ yếu tập trung ở 16 xã
vùng đệm và 3 Lâm trường Con Cuông, Tương Dương và Anh Sơn. Dưới đây
là cơ cấu các loại đất trong khu vực.

15



Bảng 4.3 Các loại đất đai trong khu vực
Huyện, xã

Tổng

Đất nông
nghiệp

Đất lâm
nghiệp

H. Anh Sơn
Đỉnh Sơn
Cẩm Sơn
Tường Sơn
Hội Sơn
Phúc Sơn
H.Con
Cuông
Môn Sơn
Lục Dạ
Yên Khê
Bồng Khê
Chi Khê
Châu Khê
Lạng Khê
H.Tương
Dương
Tam Quang
Tam Đình

Tam Thái
Tam Hợp
Tổng

28373
1305
1299
2278
5085
18406
123656.8

2994
767
306
547
791
583
2442

17027
181
490
923
1775
13658
71846

40549.5
12476.1

5612.5
2926.8
7572.1
43888.1
10631.7
84642.7

486
488
492
399
300
141
136
404.3

24388
7482
1444
637
5161
23090
9644
63368.8

37310.1
12948
11232.6
23152
236672.5


195.5
102.7
102.6
3.5
5840.3

31289.6
7109.8
5130.8
19838.6
152241.8

Đất cây
công
nghiệp
520
79
63
189
160
32
*

8032
278
640
619
2359
4133

48540.7

124.6

15357.5
4506.1
3226.5
1890.8
2051
20657.1
851.7
20745

89.5
18.6
16.5
77317.7

Đất
khác

5735.5
5716.9
5982.7
3309.9
644.6

* Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo của 3 huyện, nhưng
với diện tích gieo trồng còn ít, năng suất cây trồng thấp nên đời sống của

người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn 23% số hộ thiếu lương
thực trong những tháng giáp hạt.
Cây trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, lúa nương, khoai và sắn.
Ngoài các cây trồng chính nêu trên, trong khu vực còn có một số loài cây
trồng khác như rau, đậu và một số loài cây công nghiệp như vừng, lạc, mía…
nhưng diện tích không đáng kể.
16


* Chăn nuôi, Thuỷ sản
Do có điều kiện thuận lợi về diện tích rừng núi rộng lớn, thích hợp với
chăn nuôi đại gia súc nên chăn nuôi trâu, bò và lợn khá phát triển trong vùng.
Phần lớn vật nuôi được thả rông gần như quanh năm, khi cần dùng đến thì
người nuôi mới đi tìm về. Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi từ 1-2 con lợn, 1-2
con trâu hoặc bò, mỗi xã có từ 150 đến 200 đàn dê. Các gia đình còn chăn
nuôi gà, vịt.
Chăn nuôi đóng một vai trò đáng kể đối với cuộc sống của đồng bào
vùng đệm VQG. Chăn nuôi không những giải quyết thực phẩm tại chỗ mà
còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,
góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng.
Điểm bất cập trong chăn nuôi ở đây là tỷ lệ thả trâu bò vào VQG hiện
vẫn còn phổ biến ở một số xã cận kề ranh giới và đã gây những tổn thất nhất
định đối với đa dạng sinh học của VQG.
* Thuỷ lợi
Phân bố trên địa bàn VQG Pù Mát có rất nhiều khe suối, nhưng diện tích
đất được tưới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (huyện Con Cuông là 3,72% diện tích
đất chuyên dùng) và thường chủ yếu tập trung ở những nơi đất có địa hình
bằng. Một số hồ đập lớn chứa nước như hồ Đông Quan tưới nước 300ha, hồ
Khe Chung, hồ Khe Mậy tưới được 180ha và một số trạm bơm điện như trạm
Đò Rồng tưới được 148 ha, Trạm Thạch Sơn tưới được 82 ha.

Hệ thống thuỷ lợi còn nghèo nàn, lạc hậu và thô sơ, với số đập hiện có
thì chưa đảm bảo đủ lượng nước tưới cho diện tích gieo trồng và nước sinh
hoạt cho người dân.
* Sản xuất công nghiệp
Trong các xã vùng đệm không có một cơ sở công nghiệp lớn nào, ngoại
trừ một số cơ sở sản xuất thủ công, quy mô nhỏ như khai thác đá, nung gạch,
sản xuất công cụ cầm tay. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp được thống kê

17


theo cấp huyện của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương năm 1999
là 17.281,5 triệu đồng.
* Giao thông vận tải
Trong vùng đệm VQG Pù Mát có quốc lộ 7, tuyến đường huyết mạch
quan trọng nối miền xuôi với miền núi và đi sang nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào. Quốc lộ 7 góp phần tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển nền
kinh tế vùng. Bên cạnh tuyến quốc lộ còn có một hệ thống đường do tỉnh,
huyện, xã, quản lý. Tuy nhiên các tuyến đường nội huyện nhỏ, hẹp, độ dốc
lớn nên đi lại khó khăn.
- Về đường thuỷ: Các con sông lớn như sông Giăng, sông Cả là những
hệ thống giao thông đường thủy quan trọng. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp
nên các con sông này thường chảy quanh co uốn khúc và độ dốc lớn nên
dòng chảy mạnh, nhiều thác ghềnh. Việc vận chuyển đường thủy cũng gặp
nhiều khó khăn, chỉ áp dụng cho phương tiện cỡ nhỏ trên một số tuyến vào
mùa nhất định.
* Đường điện
Với các đường dây tải điện và các trạm biến thế đã đến được với hầu hết
các xã trong vùng VQG và trong quy hoạch sẽ xây dựng một nhà máy thuỷ
điện nằm ở huyện Tương Dương.

* Y tế - Giáo dục
- Y tế: Cơ sở vật chất y tế trong khu vực còn khó khăn và thiếu thốn. Đa
số các xã đều chưa có trạm xá kiên cố hoàn chỉnh, chưa có bác sỹ, chỉ có các
y sỹ, y tá là người có tay nghề, khả năng và kỹ thuật cao nhất.
- Giáo dục: Là miền núi nhưng tình hình giáo dục ở khu vực tương đối
tốt. Năm học 1995 -1996, huyện Anh Sơn đã được tỉnh công nhận là một
huyện miền núi điển hình đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Huyện
Con Cuông cũng đã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học và xoá mù chữ
được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng III. Tuy nhiên, trong thực tế
vẫn còn rất nhiều trở ngại, một số người trong độ tuổi từ 15 -35 còn mù chữ
18


(30% số dân mù chữ trong 3 bản người Đan Lai thuộc vùng bảo vệ nghiêm
ngặt). Một số bản ở vùng sâu vùng xa vẫn tiếp tục xuất hiện nạn tái mù chữ.
* Sản xuất Lâm nghiệp
Các chương trình lâm nghiệp được thực hiện như Chương trình 327, 661.
Hiện nay huyện Anh Sơn đã giao cho các hộ, các tập thể khoanh nuôi tu bổ,
chăm sóc bảo vệ và trồng được 2217 ha rừng, huyện Tương Dương được
8306ha, huyện Con Cuông được 30280ha.
Công tác trồng rừng cũng được chú trọng. Cho đến thời điểm hiện
nay, diện tích rừng đã được trồng của huyện Anh Sơn là 2853 ha, Con Cuông
là 3350 ha và Tương Dương là 206 ha. Ngoài diện tích rừng trồng tập trung,
các huyện còn trồng được hàng triệu cây phân tán.
Trong phạm vi vùng đệm VQG có 3 lâm trường quốc doanh: Lâm
trường Con Cuông, Lâm trường Anh Sơn và Lâm trường Tương Dương. Hoạt
động chủ yếu của các lâm trường này là bảo vệ, tu bổ làm giàu rừng và khai
thác.
Bảng 4.4 Quy mô và hoạt động các lâm trường năm 2003
Diện

Đơn vị

L.T Anh Sơn
L.T Con

Diện
tích

10800

Quân

tích

số

trồng

(người)

rừng

102

(ha)
40

Diện tích
rừng
phòng hộ

(ha)
4900

Diện tích
rừng sản
xuất (ha)

Lượng khai
thác bình
quân/ năm

5800

m3)
500

8400
110
40
3600
4800
1000
Cuông
L.T T. Dương 23200
61
10
11500
11700
2000
Bên cạnh các hoạt động truyền thống, các lâm trường trong khu vực

còn là trung tâm dịch vụ về kỹ thuật, cây giống cho đồng bào địa phương.
* Các Dự án phát triển kinh tế trong vùng
Đối với các xã vùng đệm thì chương trình lớn nhất về lâm nghiệp (của chính
phủ) là Dự án 327, 661. Dự án 327, định canh định cư được thực hiện ở 3 bản Cò
19


Phạt, Khe Cồn, Bản Bủng thuộc xã Môn Sơn nhằm ổn định dân cư, quy hoạch
nương rẫy, xoá bỏ trồng cây thuốc phiện. Ngoài ra còn các dự án khác nữa như
Dự án về giao khoán đất rừng, quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, giãn dân;
Dự án đầu nguồn sông Cả, Sông Giăng do chính phủ Thụy Điển tài trợ; Dự án
trồng rừng của lâm trường như Dự án trồng cây mét; Dự án khai thác nguyên vật
liệu giấy sợi; Dự án trồng cây ăn quả như cây Cam, Nhãn, Vải; Dự án bảo vệ rừng
đầu nguồn, hỗ trợ lương thực; Dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi, giống cây trồng (Lúa,
ngô…); Dự án trồng cây công nghiệp (Tiêu) huyện Anh Sơn; Dự án “LNXH và
BTTN tỉnh Nghệ An; Dự án khả thi đầu tư xây dựng VQG Pù Mát.
*Các hoạt động ảnh hưởng đến VQG
Từ lâu đời, cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở đây chủ yếu dựa vào
tài nguyên thiên nhiên. Rừng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên
vật liệu, cây thuốc,... cho dân trong vùng. Từ khi KBT được thành lập, các
hoạt động phát rẫy trái phép không còn nhưng khai thác lâm sản, săn bắt thú
rừng vẫn còn phổ biến. Các hoạt động của người dân ảnh hưởng tới tài
nguyên rừng và cảnh quan gồm:
- Phát rẫy làm nương, gây cháy rừng.
- Khai thác gỗ, củi trái phép.
- Săn bắt động vật hoang dã.
- Đánh bắt Cá bằng mìn, điện, chất độc trên sông suối phá huỷ môi
trường, huỷ diệt hệ động vật thuỷ sinh.
- Chăn thả gia súc quá mức dưới tán .
- Các hoạt động khai thác lâm sản khác như trầm hương, măng, cây thuốc,

mật ong, lấy nứa, cây cảnh.
Chương 3.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

20


- Xác định được thành phần và một số đặc điểm của các loài bướm ngày
tại khu vực nghiên cứu.
- Đưa ra biện pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu vực nghiên cứu.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các loài bướm ngày thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidotera).
- Địa điểm: Tại vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
a. Xác định thành phần loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu.
b. Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài bướm
ngày tại khu vực nghiên cứu.
c. Đề xuất biện pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu vực nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu
- Thu thập và kế thừa các tài liệu, báo cáo, tình hình nghiên cứu về côn
trùng rừng tự nhiên trong VQG Pù Mát.
- Ngoài thu thập và kế thừa một số tài liệu, kết quả liên quan, tiến hành
phỏng vấn người dân bản địa về giá trị kinh tế và công dụng một số loài côn
trùng được sử dụng tại địa phương.
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
Tiến hành điều tra sơ thám khu vực cần nghiên cứu để xác định ranh

giới khu vực điều tra, xác định các dạng sinh cảnh chính.
3.4.2.1. Điều tra sơ thám
Tiến hành điều tra sơ thám khu vực cần nghiên cứu để xác định ranh
giới khu vực điều tra, xác định các dạng sinh cảnh chính có trong khu vực.
3.4.2.2. Bố trí tuyến điều tra và hệ thống các điểm điều tra
- Điều tra theo tuyến: Bố trí các tuyến điều tra trong khu vực, đi dọc
theo tuyến quan sát các đặc điểm độ dốc, địa hình, loài cây, thảm tươi...

21


+ Tuyến phải đi qua các dạng địa hình khác nhau và phải mang tính đại
diện cho khu vực nghiên cứu có thể lập tuyến song song, tuyến zic zắc, tuyến
nan quạt… tùy thuộc vào địa hình nghiên cứu.
+ Trong một khu vực điều tra không nên bố trí quá nhiều tuyến vì việc
xác định tuyến ngoài thực địa cần phải thật đơn giản. Nếu có thể được chỉ nên
bố trí một tuyến điều tra dài xuyên suốt khu vực điều tra. Dùng vợt bắt các
loài bướm bắt gặp, kết hợp với ghi chép, quan sát.
- Điều tra trên các điểm điều tra: trên các tuyến điều tra lập các điểm
điều tra, mỗi điểm điều tra có sinh cảnh, thực bì, hướng phơi,... phải đại diện
cho khu vực. Điểm điều tra có dạng hình tròn với bán kính 10m hoặc hình
chữ nhật với kích thước tùy chọn sao cho đủ điều kiện để ước tính về mật độ
côn trùng, tần suất bắt gặp 1 loài (số cá thể quan sát thấy trong một thời gian
nhất định, thường là 30 phút). Hai điểm điều tra liền kề phải khác nhau về
dạng sinh cảnh, dạng địa hình hoặc cách nhau ít nhất 100m. Tiến hành dùng
vợt bắt bướm tại các điểm điều tra.
- Quá trình điều tra được thực hiện: Bắt đầu từ ngày 17 tháng 03 đến ngày
19 tháng 04 năm 2016.
Bảng 3: Đặc điểm các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu
Ký hiệu

SC01
SC02

SC03

SC04
22

Đặc điểm
Sinh cảnh dân cư, canh tác nông nghiệp: Là khu làng bản sinh
sống và đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô.
Sinh cảnh tràng cỏ cây gỗ rải rác (Ib, Ic): Là khu vực đất
trống chủ yếu là cây bụi cây cỏ tranh cây gỗ mọc rải rác thực
vật chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Thôi
chanh… tầng cây bụi thì có Bùm bụp, Cỏ lào, Cỏ tranh…
Sinh cảnh rừng tre nứa: là kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Trước
đây là kiểu phụ rừng phục hồi sau khai thác hoặc sau nương
rẫy nhưng tầng cây gỗ không tái sinh, phát triển được do bị các
loài tre nứa xâm lấn. Đến nay các loài tre nứa đã chiếm ưu thế.
Rừng tre nứa thuần loài mọc khép tán nhanh che hết ánh sáng
của thảm cây bụi bên dưới nên thực bì rất ít chủ yếu là thảm
mục và một số ít loài cỏ như Cỏ lào…
Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi: Phân bố ở một vài
đỉnh núi thuộc khu vực huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương


Dương.
Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu phụ thứ sinh
nhân tác. Kiểu phụ này phân bố gần các khu dân cư, trước đây
là nương rẫy nhưng đã được khoanh nuôi bảo vệ. Bao gồm các

trạng thái rừng: IIA, IIB
Sinh cảnh rừng tự nhiên ven sông, suối: Phân bố đều ở cả 3
huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương nơi có con sông
Giăng chảy qua. Kiểu rừng này mọc phần lớn ở các sườn núi
đá vôi trong khu vực ven các dòng suối dòng thác (Thác Kèm)
… chảy từ trên núi xuống, chúng ít bị tàn phá hơn nhiều so với
các kiểu rừng khác vì những địa điểm này tập trung phát triển
du lịch.

SC05

SC06

Xác định các tuyến điều tra: Dựa vào tiêu chí trên xác định được 3 tuyến
điều tra.
-

Tuyến 1: Đi từ khe Pu đến khe Choang xã Châu Khê huyện Con

-

Cuông bố trí 6 điểm điều tra.
Tuyến 2: Đi từ khe nước Mọc đến thác khe Kèm xã Yên Khê huyện

-

Con Cuông bố trí 5 điểm điều tra.
Tuyến 3: Đi từ cầu sông Giăng đến đồn Biên phòng xã Phúc Sơn

-


huyện Anh Sơn bố trí 6 điểm điều tra.
Tổng có 17 điểm điều tra.
Đặc điểm các tuyến điều tra:
+ Tuyến 1 có 6 điểm điều tra đi qua: Sinh cảnh rừng tre nứa, sinh cảnh
rừng tự nhiên ven sông suối, sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy,
sinh cảnh tràng cỏ cây gỗ rải rác (Ib, Ic).
+ Tuyến 2 có 5 điểm điều tra đi qua: Sinh cảnh dân cư canh tác nông
nghiệp, sinh cảnh tràng cỏ cây gỗ rải rác (Ib, Ic), sinh cảnh rừng tự
nhiên trên núi đá vôi, sinh cảnh rừng tự nhiên ven sông suối.
+ Tuyến 3 có 6 điểm điều tra đi qua: Sinh cảnh tràng cỏ cây gỗ rải rác
(Ib, Ic), sinh cảnh rừng tự nhiên ven sông suối, sinh cảnh rừng tre nứa,
sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy, sinh cảnh dân cư canh tác
nông nghiệp.

23


Bản đồ thể hiện các tuyến điều ta các loài bướm ngày
3.4.2.3. Phương pháp thu thập mẫu
- Thu thập mẫu chủ yếu bằng vợt, dụng cụ sử dụng là:
+ Vợt bắt bướm: Làm bằng vải màn, miệng vợt tròn có đường kính
30cm được gắn vào cán gỗ dài 1,5m.

Hình 1: Vợt bắt bướm

24


+ Bao giữ mẫu: Làm bằng giấy không bị nát và giúp mẫu vẫn giữ được

trạng thái ban đầu.

Hình 2: Bao giữ mẫu
+ Trên bao giữ mẫu có ghi các thông số: tuyến điều tra, ngày điều tra, ô
tiêu chuẩn, đặc điểm thời tiết, người điều tra.
+ Hộp đựng mẫu: Làm bằng gỗ hoặc nhựa hình chữ nhật có nắp đậy kín.
Tất cả bao bì giữ mẫu đều đặt trong hộp đựng mẫu.

Hình 3: Hộp đựng mẫu
- Cách thu thập mẫu:
25


×