“Phát triển kinh tế thủy sản ở Hải phòng hiện nay”
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta có điều kiện tự nhiên về đất đai, mặt nước và khí hậu thuận lợi
cho phát triển kinh tế thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận
thức sâu sắc tầm quan trọng của kinh tế thủy sản, trong “Chiến lược phát triển
kinh tế giai đoạn 2011-2020” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng thông qua, đã xác định: “Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi
thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, ... Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy
hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao,... Xây dựng
ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [26, tr.116].
Thực hiện chủ trương trên của Đảng, nhiều địa phương trên phạm vị cả nước
có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế thủy sản đều đẩy mạnh phát triển ngành
kinh tế này, trong đó có Thành phố Hải Phòng.
Với chiều dài bờ biển 125 km, có 15 quận/huyện (7 quận và 8 huyện),
trong đó có hai huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ), Thành phố Hải Phòng
có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế thủy sản. Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2011-2015) xác định
chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản, xây dựng kinh tế thủy sản là
ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Thực hiện chủ trương này, trong
những năm qua, kinh tế thủy sản ở Hải Phòng có sự phát triển nhanh. Bình
quân giai đoạn 2005-2012 ngành thủy sản thành phố Hải Phòng đóng góp vào
GDP chung toàn thành phố khoảng trên 2,3%/năm; hằng năm, ngành thủy sản
đã giải quyết việc làm thêm cho khoảng gần 2.000 lao động/năm, góp phần
quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn,
xóa đói giảm nghèo của Thành phố trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, kinh tế thủy sản ở Hải
3
Phòng đối mặt với không ít khó khăn và thách thức như: Quy hoạch chưa đi
vào thực tế sản xuất, bị phá vỡ và thay đổi bởi sự phát triển nhanh các khu
công nghiệp, đô thị,.... Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do
các hoạt động công nghiệp - dịch vụ; thời tiết, khí hậu có những diễn biến bất
thường; diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng bị thu hẹp do sự phát triển
của các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch; hoạt động kinh tế thủy sản
vẫn còn tình trạng diễn ra tự phát trên các vùng biển, dẫn đến nguồn lợi có xu
hướng suy giảm; giá vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu,... đầu vào của kinh tế
thủy sản ngày càng tăng cao, trong khi giá các sản phẩm thủy sản tăng không
tương xứng; hoạt động chế biến thủy sản đa phần vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, giá trị
sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm còn hạn chế; hầu hết các cơ sở chế
biến hiện nay vẫn chủ động nhập nguyên liệu từ các địa phương khác để đảm
bảo nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất v.v..
Từ tình nhình trên cho thấy, để kinh tế thủy sản Thành phố Hải
Phòng phát triển toàn diện theo hướng bền vững, có khả năng cạnh tranh
cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp chặt chẽ giữa phát kinh tế thủy
sản với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ an
ninh, quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc, rất cần những công trình
nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn nhằm cung cấp cơ sở khoa
học cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hải Phòng xác định
chủ trương biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản trong thời gian
tới. Do vậy, vấn đề “Phát triển kinh tế thủy sản ở Hải phòng hiện nay” thực
sự có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, được học viên chọn làm đề tài
luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
4
Phát triển kinh tế thủy sản đang là vấn đề quan tâm ở nước ta, cho đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn được
công bố, trong đó có các công trình tiêu biểu là:
* Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lý luận, thực tiễn phát triển
kinh tế thủy sản trên bình diện cả nước:
- Sách: “Phát triển thuỷ sản Việt Nam - những luận cứ và thực tiễn”,
tác giả Hoàng Thị Chỉnh (2003), Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuốn sách đã luận giải đặc điểm kinh tế thủy sản ở Việt Nam; phân tích
những tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam về kinh tế thủy sản; đánh giá thực
trạng phát triển kinh tế thủy sản ở Việt Nam thập kỷ 90, thế kỷ XX, đề xuất
định hướng phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta giai đoạn 2001-2010.
- Đề án: “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020”, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 2010. Đề án xác định mục tiêu,
xây dựng kế hoạch và xác định những quan điểm, giải pháp phát triển ngành
thủy sản nước ta đến năm 2020.
- Đề án: “Chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2015, định
hướng đến 2020”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). Đề án xác
định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và xác định những quan điểm, giải pháp nước
ta đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020”.
- Đề tài:“Điều tra thực trạng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp khai thác hải sản của Việt Nam”, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy
sản, 2009. Đề tài đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, xác
định nguyên nhân và đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai
thác hải sản ở nước ta trong thời gian tới.
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu
đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản”, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2011.
- Đề tài:“Nghiên cứu xây dụng quy trình công nghệ dự báo ngư
trường khai thác hải sản ngắn hạn ở vùng biển Hải Phòng và lân cận”,
5
Viện nghiên cứu Hải sản, 2011. Đề tài góp phần luận giải cơ sở khoa học
cho việc xây dụng quy trình công nghệ dự báo ngư trường khai thác hải
sản ngắn hạn ở vùng biển Hải Phòng và lân cận.
- Bài báo khoa học: "Phát triển kinh tế thuỷ sản - những chuyển biến
trong năm đầu thế kỷ", Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Bá Sơn với , Tạp chí Quản
lý Nhà nước số 2/2002. Bài báo phân tích thực trạng phát triển kinh tế thủy
sản ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI, xác định nguyên nhân và đề
xuất giải pháp phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta trong thời gian tới.
- Bài báo khoa học: "Nuôi trồng, khai thác và định hướng phát triển
thuỷ sản ven biển Việt Nam", tác giả Nguyễn Trọng Xuân, Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế, số 9 năm 2003. Bài báo phân tích tiềm năng, thế mạnh về nuôi
trồng, khai thác thủy sản ven biển của nước ta và đề xuất định hướng phát
triển thủy sản ven biển trong thời gian tới.
- Bài báo khoa học: “Mấy giải pháp phát triển ngành thuỷ sản Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Trần Đức Lộc, Tạp chí Giáo dục lý
luận, số 9 năm 2004. Tác giải tập trung đề cập các giải pháp về cơ chế, chính
sách giao quyền sử dụng đất; cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân
lực, huy động các nguồn vốn và phát triển khoa học công nghệ cho phát triển
kinh tế thủy sản ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH.
- Bài báo khoa học: “Mấy giải pháp phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”, Trần Đức Lộc (2004), Tạp chí Giáo dục lý luận, số
9/2004. Bài báo đề xuất một số giải pháp về xây dựng qui hoạch, đổi mới cơ chế,
chính sách và tăng cường các nguồn lực cho phát triển kinh tế thủy sản.
- Bài báo khoa học: “Quy hoạch phát triển bền vững ngành Thuỷ sản”,
Nguyễn Chu Hồi (2005), Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 10/2005. Bài báo phân
tích yêu cầu, nội dung xây dựng qui hoạch phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững.
6
- Bài báo khoa học: “Thuỷ sản Việt Nam phát triển đúng tầm và bền
vững”, Nguyễn Chu Hồi , Tạp chí Biển Việt Nam, số 6/2006. Bài báo phân
tích định hướng phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam theo hướng bền vững
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam.
- Bài báo khoa học:“Để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia mạnh
về biển và giàu lên từ biển”, Tiến sĩ Tạ Quang Ngọc, Tạp chí Cộng sản, số
777 (7/2007); tác giả đã khái quát và tập trung luận giải chủ trương của Đảng
và Nhà nước về khai thác lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội; về
phát triển kinh tế biển; về việc triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng
đối với ngành thuỷ sản nước nhà.
- Bài báo khoa học:“Về Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt
Nam”, PGS, TS Bùi Tất Thắng, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số 7 và số
8/2007). Tác giả phân tích hiện trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam,
luận giải mục tiêu, quan điểm, định hướng chiến lược phát triển đối với các
ngành, lĩnh vực kinh tế biển cơ bản và đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm hiện
thực hoá các mục tiêu mà Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra.
…
* Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển kinh tế thủy sản
ở một số tỉnh, thành phố, khu vực
- Đề án:“Quy hoạch nghề khai thác hải sản gần bờ các tỉnh Vịnh Bắc
Bộ đến năm 2010”, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, 2003.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: "Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển
công nghiệp CBTS xuất khẩu của tỉnh Khánh Hoà", của tác giả Lê Kim Chung,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002). Luận án tập trung phân tích, làm rõ
thực trạng CNH, HĐH ngành thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ, trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH ngành kinh tế này ở các tỉnh
thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó có Khánh Hoà.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát
7
triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Khánh Hoà”, tác giả
Nguyễn Thị Kim Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002). Luận án
luận giải về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển đối với một ngành, một lĩnh
vực thuộc kinh tế thủy sản của tỉnh Khánh Hoà.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Tác động của phát triển kinh tế thủy sản ở
Khánh Hoà đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay”,
tác giả Nguyễn Văn Dung, Học viện Chính trị, 2009. Luận án luận giải quan
niệm về kinh tế thủy sản, phát triển kinh tế thủy sản và cơ sở lý luận và thực
tiễn sự tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng khu vực phòng
thủ tỉnh. Phân tích đánh giá thực trạng tác động của phát triển kinh tế thủy sản
đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Khánh Hoà. Từ đó đề xuất các quan
điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của phát triển kinh tế thủy sản ở Khánh Hoà đến xây dựng khu vực
phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
- Bài báo khoa học: “Kinh nghiệm của Khánh Hoà trong quản lý và
phát triển ”, tác giả Đào Công Thiên (2006), Tạp chí Thuỷ sản, số 1, tr.18.
Bài báo phân tích một số kinh nghiệm về xây dựng qui hoạch, đổi mới cơ chế,
chính sách, khai thác nguồn lực cho phát triển kinh tế thủ sản ở Khánh Hòa.
...
* Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến phát triển kinh
tế thủy sản ở Thành phố Hải Phòng:
- Đề án: “Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân Thành
phố Hải Phòng, 2013. Trên cơ sở đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, thực trạng phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòng giai đoạn 20052012, đề án xây dựng xây dựng quy hoạch phát triển ngành thủy sản ở Hải
Phòng giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
8
- Bài báo khoa học: Triển vọng phát triển Hải Phòng nhìn từ Chiến
lược biển của Việt Nam, PGS-TS Đan Đức Hiệp, Sở KH&ĐT Hải Phòng,
năm 2007. Trên cơ sở quán triệt Chiến lược biển của Việt Nam, tác giả phân
tích tiềm năng, thế mạnh và đề xuất định hướng phát triển kinh tế biển, trong
đó có kinh tế thủy sản của Hải Phòng trong thời gian tới.
- Bài báo khoa học: “Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi
trồng thủy sản ở Hải Phòng”, tác giả Hoàng Minh Huệ, Baomoi.com,
ngày 02/08/2014 05:23, bài báo cho rằng những năm gần đây, nghề nuôi
trồng thủy sản lồng bè ở Hải Phòng phát triển khá mạnh, song sự phát triển tự
phát và thiếu quy hoạch đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển
nghiêm trọng và dịch bệnh phát sinh ngày một nhiều.
- Bài báo khoa học: “Ngành Thủy sản Hải Phòng tập trung thực hiện
tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, baohaiphong.com.vn, ngày
13/07/2014. Bài báo đề xuất hướng tái cơ cấu ngành thủy sản ở Hải Phòng và
đề xuất giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản ở Hải Phòng theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng.
- Bài báo khoa học: “Đánh bắt thủy sản tại Hải Phòng : Nằm bờ vì sợ...
lỗ !”, tác giả Nguyễn Tiềm, báo Diễn đàn doanh nghiệp (dddn.com.vn), thứ
ngày 26/10/2012. Bài báo cho rằng, Hải Phòng có nhiều lợi thế phát triển kinh
tế biển khu vực phía Bắc, nhưng hiện nay, hàng trăm tàu cá phải nằm bờ, ngư
dân không dám vươn khơi vì sợ lỗ.
…
Tổng quan lại, các công trình nghiên cứu có liên quan đề đề tài luận án
đã đề cập một số vấn đề mà luận văn có thể kế thừa: Quan niệm về kinh tế
thủy sản và phát triển kinh tế thủy sản; phân tích về tiềm năng, thế mạnh,
đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển kinh tế thủy
sản trên phạm vị cả nước cũng như ở một số địa phương v.v.. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có công trình nghiên cứu, hoàn chỉnh, hệ thống về phát triển
kinh tế thủy sản ở Hải Phòng giai đoạn 2015-2025 dưới góc độ kinh tế chính
9
trị. Do vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã
công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải
pháp phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng.
* Nhiệm vụ:
- Luận giải khái niệm kinh tế thủy sản và vai trò kinh tế thủy sản; quan
niệm, nội dung và những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế thủy sản ở thành
phố Hải Phòng hiện nay.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng
thời gian qua, xác định nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt
ra cần giải quyết.
- Phân tích quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản
ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng: Phát triển kinh tế thủy sản dưới góc độ kinh tế chính trị
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển kinh tế thủy sản dưới góc
độ kinh tế chính trị bao gồm cả LLSX và QHSX, trong đó tập trung là phát
triển về quy mô, trình độ và cơ cấu kinh tế thủy sản.
- Phạm vi về không gian: Phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
- Phạm vi về thời gian: Phạm vi khảo sát từ 2005 đến 2014, giá trị ứng
dụng của những quan điểm, giải pháp trong khoảng thời gian 2015-2025
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng là phép biện chứng duy vật.
10
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: Trừu tượng hóa khoa
học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, sử dụng
chuyên gia và một số phương pháp khác.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được thực hiện thành công góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho Thành ủy, Chính quyền và cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng
xây dựng chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế thủy sản của Thành phố
giai đoạn 2015-2025.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo
nghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kinh tế thủy sản đối với
phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm kinh tế thủy sản
* Khái niệm kinh tế thủy sản
Thuỷ sản là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn sinh vật từ nước (thuỷ sinh).
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết khai thác các nguồn lợi thuỷ sinh để nuôi
sống bản thân mình. Khi các nguồn đạm động vật trên cạn ngày càng thiếu hụt
so với nhu cầu của con người thì việc khai thác các loại thuỷ sinh nhằm bổ sung
cho sự thiếu hụt ấy càng được chú trọng. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng với các hoạt động khai thác các nguồn lợi thủy sinh tự nhiên (đánh,
bắt), đã xuất hiện các hoạt động nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản. Các
hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản ngày càng phát triển đã hình
thành nên ngành kinh tế thủy sản.
Hiện nay, trên thế giới, nhìn nhận về kinh tế thủy sản có những cách tiếp
cận khác nhau. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế nông nghiệp (ngành kinh tế phụ
thuộc vào yếu tố điều kiện tự nhiên), kinh tế thủy sản được coi là một bộ phận
của ngành kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế biển
(ngành kinh tế có các hoạt động diễn ra trên biển), kinh tế thủy sản được coi là
một bộ phận của kinh tế biển.
Dưới góc độ kinh tế ngành, Đại từ điển tiếng Việt đã đưa ra định nghĩa
kinh tế thủy sản là “toàn bộ hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, nuôi
trồng, chế biến, quản lý, phân phối và buôn bán thuỷ sản” [71, tr.949].
Ngoài định nghĩa trên, hiện nay ở nước ta một số công trình quan niệm:
“Kinh tế thủy sản là ngành sản xuất vật chất mà việc sản xuất, kinh doanh
được tiến hành dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thuỷ sinh,
12
tiềm năng các nguồn nước để biến chúng thành những sản phẩm đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của con người và xã hội” [15, tr.12].
Trên cơ sở kế thừa các quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính
trị, có thể quan niệm: Kinh tế thủy sản là một phạm trù kinh tế phản ánh tổng
thể các quan hệ kinh tế trong quá trình nuôi trồng, khai thác, chế biến và
thương mại thuỷ sản.
* Đặc điểm kinh tế thủy sản:
So với nhiều ngành kinh tế khác, kinh tế thủy sản có các đặc điểm riêng
như sau:
Một là, tư liệu sản xuất chủ yếu là mặt nước và hoạt động lao động sản
xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Hoạt động kinh tế là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên,
mỗi ngành kinh tế khác nhau thì tư liệu sản xuất có đặc điểm khác nhau. Với
các ngành công nghiệp, tư liệu sản xuất chủ yếu là máy móc. Với ngành nông
nghiệp trồng trọt, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai. Với ngành kinh tế thủy
sản, do các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chủ yếu diễn ra trên mặt
nước, nên tư liệu sản xuất chủ yếu là mặt nước. Các loại thủy sản sinh sống chủ
yếu trong môi trường nước; đồng thời các hoạt động đáng bắt, khai thác thủy
sản cũng chủ yếu diễn ra trên mặt nước.
Ngoài tư liệu sản xuất là mặt nước là chủ yếu, hầu hết các hoạt động đánh
bắt, nuôi trồng, khai thác thủy sản đều gắn bó chặt chẽ với điều kiện tự nhiên,
như thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý... Điều kiện tự nhiên tác động, ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loại thuỷ sinh và đến chất lượng, hiệu
quả của hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản. Điều kiện tự nhiên thuận lợi,
mặt nước rộng, nguồn nước, cũng như thời tiết, khí hậu phù hợp, vị trí địa lý
thuận lợi cho việc sự nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và trao đổi hàng hóa, sản
phẩm thủy thì kinh tế thuỷ sản có điều kiện phát triển. Ngược lại, nếu điều kiện
13
tự nhiên, như mặt nước hẹp, môi trường nước không phù hợp với sự phát triển
của các loại thủ sản, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, không thuận lợi thì
việc nuôi trồng, đánh bắt, khai thác sản gặp khó khăn, cản trở sự phát triển của
kinh tế thủy sản. Việc khắc phục những khó khăn, không thuận lợi về điều kiện
tự nhiên để phát triển kinh tế thủy sản là cần thiết, tuy nhiên điều đó cũng chỉ
có thể làm giảm bớt, chứ không loại bỏ sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên của
kinh tế thủy sản. Đồng thời, do kinh tế thủy sản phụ thuộc nhất định vào điều
kiện tự nhiên, nên hoạt động đầu tư phát triển kinh tế thủy sản có độ rủi ro cao,
nhất là khi trên địa bàn sản xuất kinh doanh xẩy ra thiên tai, dịch họa.
Thứ hai, đối tượng chủ yếu của các hoạt động lao động sản xuất trong các
ngành kinh tế thủy sản là các sinh vật.
Khác với nhiều ngành kinh tế khác, đối tượng của hoạt động lao động sản
xuất trong các ngành kinh tế thủy sản là các sinh vật. Nên các hoạt động nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản phải tuân theo những qui luật tự nhiên, như qui luật
sinh trưởng, phát triển của các loại thủy sản. Mỗi loại thủy sản lại có những qui
luật sinh trưởng, phát triển khác nhau, với thời gian khác nhau. Khác với nhiều
hoạt động sản xuất, nhiều hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có tính chất
mùa vụ, theo chu kỳ nhất định. Đồng thời, sự phân bố thủy sản cũng khác
nhau. Có loại thủy sản sinh trưởng ở vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn; sinh
trưởng ở sông hồ, gần bờ, xa bờ v.v..
Thứ ba, kinh tế thủy sản là ngành kinh tế có tính tổng hợp, có sự liên kết,
gắn bộ chặt chẽ giữa các giữa các khâu sản xuất kinh doanh, các phân ngành của
kinh tế thủy sản và nhiều ngành kinh tế khác.
Kinh tế thủy sản bao gồm nhiều phân ngành: nuôi trồng, khai thác, chế
biến, thương mại,... Xem xét kinh tế thủy sản dưới góc độ là một quá trình sản
xuất thống nhất, thì nuôi trồng và khai thác thủy sản là khâu sản xuất nguyên
liệu, chế biến là khâu làm tăng giá trị sản phẩm, thương mại là khâu thực hiện
giá trị sản phẩm, hàng hóa.
14
Do tính đặc thù về mặt kinh tế - kỹ thuật của kinh tế thủy sản như vậy,
nên sự phát triển của kinh tế thủy sản chỉ mang lại hiệu quả cao khi có sự liên
kết chặt chẽ, đồng bộ giữa các khâu, các ngành của kinh tế thủy sản trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Nếu trong quá trình phát triển kinh tế thủy sản
không tính đến mối liên hệ nội tại giữa các khâu, các ngành sẽ dẫn đến mất
cân đối và làm suy yếu cả hệ thống. Ví dụ như, nuôi trồng và khai thác thủy
sản không gắn với chế biến và tất cả các khâu này lại không gắn với thị
trường thì không thể bảo đảm cho việc sản xuất kinh doanh thủy sản diễn ra
trôi chảy và có hiệu quả cao. Đặc biệt là, khi các hoạt động nuôi trồng, khai
thác thuỷ sản diễn ra một cách tự phát, không tính đến năng lực chế biến thủy
sản và nhu cầu thị trường, thì tình trạng thừa hoặc thiếu hụt nguồn nguyên
liệu đầu vào và sản phẩm, hàng hóa thủy sản là dễ xẩy ra.
Đồng thời, do đối tượng tác động của sản xuất thuỷ sản là những sinh vật
sống dưới nước; khi các loại thủy sản bị cách ly khỏi môi trường nước, nếu
không có sự gắn kết chặt chẽ giữa nuôi trồng, khai thác với chế biến thì chúng
sẽ nhanh bị giảm về chất lượng và sản lượng.
Ngoài ra, mặc dù thủy sản là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo được
thông qua lao động của con người, nhưng không phải là vô hạn. Nên nếu chủ
động gắn kết chặt chẽ giữa các khâu, các ngành của kinh tế thủy sản thì sự
phát triển kinh tế thủy sản sẽ bền vững.
Thứ tư, hình thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phong phú, đa
dạng với nhiều qui mô khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay, cũng như nhiều ngành kinh tế khác, trong kinh tế thủy sản có nhiều thành
phần kinh tế tham gia (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân). Tuy
nhiên, do đặc thù của các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nên hình
thức tổ chức sản xuất phong phú, đa dạng với nhiều qui mô khác nhau. Trong
kinh tế thủy sản ở nước ta hiện nay, bên cạnh các hộ sản xuất kinh doanh cá
15
thể, có các hình thức trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp nhà nước.
Thứ năm, kinh tế thủy sản có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động bảo vệ
quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
Hầu hết các hoạt động kinh tế thủy gắn với môi trường sông nước, biển
đảo, do đó các lực lượng lao động trong ngành kinh tế thủy sản cùng với cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện có, sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững
chắc quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Vấn đề đặt ra ở đây là phải có
cơ chế, chính sách bảo đảm cho sự phối kết hợp giữa các lực lượng, phương
tiện hoạt động trong các lĩnh vực thuộc kinh tế thủy sản với các lực lượng
chức năng khác (biên phòng, cảnh cảnh sát biển, hải quân,...) trong các hoạt
động kinh tế và hoạt động bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc
gia trên biển.
1.1.2. Vai trò của kinh tế thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế thủy sản có vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh
tế - xã hội trên phạm vi quốc gia cũng như trên phạm vi các địa phương.
* Kinh tế thủy sản cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; thúc đẩy nhiều ngành kinh
tế khác phát triển
Nhìn chung các loại thủy sản (cá, tôm, cua, ốc, hến, rau câu,...) là nguồn
thực phẩm quí có các chỉ số dinh dưỡng cao, là thực phẩm rất bổ ích đối với con
người. Kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm thủy sản
ngày càng lớn. Đồng thời, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nguy cơ
mất an toàn tiêu dùng thực phẩm từ động vật ngày một tăng lên do dịch
bệnh từ động vật có nguy cơ lây sang người (cúm giá cầm, lở mồm nong
móng ở lợn và trâu bò…), gây ra các bệnh lý tim mạch, huyết áp, béo bì…
người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng thủy sản. Nên
việc phát triển kinh tế thủy sản sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản phẩm,
16
hàng hóa thủy sản cho xã hội; góp phần to lớn vào việc thực hiện chiến lược quốc
gia về nâng cao thể chất con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ngoài vai trò trên, do kinh tế thủy sản là ngành kinh tế tổng hợp liên quan
đến nhiều ngành kinh tế khác, nên việc phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta hiện
nay sẽ góp phần kích thích nhiều ngành kinh tế khác phát triển, trước hết là các
ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho ngành kinh tế thủy sản (công nghiệp đóng
tàu, thuyền, máy móc, thiết bị nuôi trồng, đánh bắt thủy sản), các ngành chế biến
sản phẩm, hàng hóa thủy sản (sản xuất thủy sản đông lạnh, thủy sản đóng hộp,...)
và các ngành sử dụng thực phẩm thủy sản (khách sạn, nhà hàng,...) v.v..
Theo thống kê của thành phố Hải Phòng bình quân giai đoạn 2005-2014
thủy sản đóng góp vào nguồn thực phẩm chung khoảng 40% tổng sản lượng
thực phẩm toàn thành phố Hải Phòng (sau khi trừ sản lượng chế biến, và tiêu
thụ ở các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng). Năm 2012, theo số
liệu thống kê của thành phố Hải Phòng bình quân tiêu thụ thực phẩm thủy sản
khoảng 34,52 kg/người/năm (chiếm 38,96% tổng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm
bình quân đầu người toàn thành phố) [14, tr.5].
* Kinh tế thủy sản góp phần quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế
nói chung và kinh tế biển nói riêng ở các địa phương và cả nước
Thực tiễn phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta cho thấy, ngành kinh tế thủy
sản ngày càng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất
nước và của nhiều địa phương, nhất là những địa phương có tiềm năng, thế mạnh
về kinh tế thủy sản.
Theo số liệu thống kê đối với cả nước, kinh tế thủy sản đóng góp 30 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất
ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ
USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm
65 - 70% tổng sản lượng. Riêng đối với thành phố Hải Phòng, theo số liệu
17
thống kê năm 2012 GDP thủy sản đạt 592,2 tỷ đồng, tăng gấp 1,62 lần so với
năm 2005, chiếm 2,1% tổng GDP toàn thành phố [68, tr.5].
Đối với kinh tế biển, kinh tế thủy sản là một trong những ngành chủ
yếu của kinh tế biển. Kinh tế thủ sản sẽ góp phần thúc đẩy nhiều ngành kinh
tế biển phát triển, như: khai thác, chế biển dầu, khí; kinh tế hàng hải; Du lịch
biển và kinh tế hải đảo v.v.. Từ vai trò quan trọng của kinh tế thủy sản, trong
“Chiến lược biển của Việt Nam” đã xác định phát triển ngành khai thác, chế
biến hải sản là một trong những bước đột phá về phát triển kinh tế biển ở
nước ta từ nay đến năm 2020.
* Kinh tế thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động ở
những vùng nông thôn ven biển
Ngoài việc đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, kinh tế
thủy sản ở nướcta hiện nay đã và đang góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn
đề xã hội, như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân,
nhất là cho ngư dân.
Trên phạm vi cả nước, kinh tế thủy sản tạo việc làm cho 5,0 triệu lao
động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay;
trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo
Đối với Hải Phòng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2005-2012 chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng dần tỷ trọng thủy
sản và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Điều này được thể hiện rõ nét
ngành thủy sản từ chiếm 22,57% năm 2005 tăng lên 27,02% năm 2010 tổng
GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi đó lâm nghiệp có xu
hướng giảm xuống từ chiếm 0,96% năm 2005 xuống còn 0,6% năm 2012,
nông nghiệp cũng tương tự giảm từ 76,47% năm 2005 xuống còn 72,38%
năm 2012 [13, tr.6].
18
Theo số liệu thống kê, ở Hải Phòng, năm 2012 ngành thủy sản góp phần
giải quyết việc làm cho khoảng trên 84 nghìn lao động chiếm 5,69% tổng số lao
động toàn thành phố. Trong đó, lao động chuyên thủy sản có khoảng trên 50
nghìn người, còn lại là lao động thủy sản kết hợp. Đồng thời, kinh tế thủy sản
góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo ở Hải Phòng (số hộ nghèo trong
ngành thủy sản chiếm khoảng 5% tổng số hộ nghèo toàn Hải Phòng) [68, tr.6].
* Kinh tế thủy sản góp phần củng cố quốc phòng, tăng cường khả năng
bảo vệ chủ quyền quốc biển, đảo của đất nước
Từ đặc điểm kinh tế thủy sản cho thấy, nhiều hoạt động trong ngành kinh tế
thủy sản gắn bó chặt chẽ với biển, đảo và phạm vi hoạt động rộng lớn, bao gồm
cả trên đất liền, khu vực ven biển, trên biển và trên các đảo. Đây là những địa
bàn thường có vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh, nhất là đối với bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của đất nước. Vì vậy, sự phát triển kinh tế thủy sản vừa có ý
nghĩa về mặt kinh tế, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của quốc gia về các
nguồn lợi thuỷ sản, vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng - an ninh, nhất
là đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Trước hết, lực lượng lao động đông đảo trong ngành kinh tế thuỷ sản
cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng (cầu cảng, bến bãi,..) và các phương tiện tàu
thuyền, cơ sở vật chất kỹ thuật khác là nguồn lực quan trọng để xây dựng,
củng cố quốc phòng - an ninh trong thời bình cũng như khi có tình huống
quốc phòng, an ninh xảy ra trên các vùng biển, đảo của đất nước.
Đặc biệt là, đối với nước ta do bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển
rộng lớn đặt ra những khó khăn, thách thức nhất định trong việc bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Do đó, để tăng cường khả
năng quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và
lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời, để đối phó với những nguy cơ gây mất ổn
định quốc phòng - an ninh trên biển và từ hướng biển, đòi hỏi nước ta phải có
sự đầu tư rất lớn để tăng cường khả năng quốc phòng, bố trí lực lượng vũ trang
19
trên biển. Nên, nếu khéo kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển kinh
tế thủy sản thì sự phát triển của ngành kinh tế này với sự hiện diện thường
xuyên, đông đảo của lực lượng lao động tại các vùng biển, đảo, nhất là sự phát
triển các đội tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ, không chỉ góp phần quan trọng vào
việc khẳng định chủ quyền mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố thế
trận quốc phòng toàn dân trên biển; tạo lập và tăng cường thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận chiến tranh nhân dân
vững chắc trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Lực lượng lao động đông đảo
trong ngành kinh tế thủy sản vừa tiến hành các hoạt động sản xuất trên biển,
vừa làm nhiệm vụ cảnh giới, ngăn chặn và đấu tranh với các hành vi xâm
phạm quyền chủ quyền biển, đảo của đất nước. Khi có tình huống phức tạp
xảy ra, họ có thể hỗ trợ, phối hợp, hiệp đồng tác chiến cùng lực lượng chuyên
trách bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia trên biển.
Đối với thành phố Hải Phòng, với chiều dài bờ biển 125 km, có 5 huyện
tiếp giáp với biển và hai huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vỹ, vùng biển và
ven biển thành phố Hải Pḥòng không những có vị trí quan trọng về kinh tế mà
còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quân sự của nước ta. Đặc
biệt là, với sự hiện diện thường xuyên của 458 tàu cá của thành phố Hải
Phòng và khoảng 3.200 lao động khai thác hản sản xa bờ họ sẽ là lực lượng
dân sự tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển góp phần gìn
gữi biển đảo của Tổ quốc [70, tr. 10, 35].
1.2. Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển
kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay
1.2.1. Quan niệm, nội dung phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố
Hải Phòng hiện nay
* Quan niệm phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay
Tiếp cận dưới góc độ triết học (quan niệm chung): Phát triển là quá trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện của sự vật, hiện tượng.
20
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế: Phát triển kinh tế là sự gia tăng về quy
mô, chất lượng và thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Tuy nhiên, tùy
theo phạm vi phát triển kinh tế các ngành kinh tế ở từng địa phương hoặc trên
phạm vi quốc gia, có những nội hàm cụ thể khác nhau về chủ thể lãnh đạo,
quản lý, lực lượng tham gia, cũng như về nội dung phát triển kinh tế.
Từ những quan niêm chung như trên, tiếp cận sự phát triển kinh tế thủy
sản dưới góc độ kinh tế chính trị (nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối quan
hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng) có thể quan niệm phát triển
kinh tế thủy sản ở Thành phố Hải phòng hiện nay như sau:
Phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay là tổng thể
các hoạt động của các chủ thể nhằm thay đổi qui mô, chất lượng và cơ cấu
kinh tế thủy sản theo mục tiêu, kế hoạch đã xác định.
Việc phân tích mục đích, chủ thể, lực lượng, phương thức và nội dung
phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay sẽ làm rõ hơn quan
niệm trên.
- Mục đích phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay:
Nhằm tăng quy mô, chất lượng và xây dựng cơ cấu kinh tế thủy sản hợp lý,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng - an ninh của thành phố Hải Phòng.
- Chủ thể và lực lượng tham gia phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố
Hải Phòng hiện nay: Quá trình phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải
Phòng hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và sự
quản lý của bộ máy nhà nước về kinh tế thủy sản từ Trung ương đến địa
phương. Tuy nhiên, chủ thể trực tiếp lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế thủy
sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay là cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền
các cấp của Thành phố, trong đó cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có vai trò đề ra
đường lối, chủ trương trình phát triển kinh tế thủy sản; chính quyền các cấp
21
xác định mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản và tổ chức thực hiện.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo, quản
lý của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp của thành phố Hải Phòng đối với
phát triển kinh tế thủy sản phải trên cơ sở nhận thức các quy luật kinh tế
khách quan; chủ trương, chính sách phát triển kinh tế thủy sản phải phù hợp
điều kiện thực tế và tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.
Lực lượng tham gia phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòng hiện nay
bao gồm: Lực lượng thuộc các thành phần kinh tế của Thành phố và các lực
lượng thuộc các thành phần kinh tế ngoài Thành phố ở trong nước và nước
ngoài. Tuy nhiên đa phần ở Hải Phòng hiện nay, lực lượng thuộc các thành
phần kinh tế của Thành phố bao gồm hệ thống các doanh nghiệp, các cơ sở,
lực lượng lao động tại chỗ đóng vai trò nòng cốt, chủ yếu.
- Phương thức phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện
nay: Quá trình phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay
thông qua phương thức đầu tư là chủ yếu. Tuy nhiên, trong đầu tư phát triển
kinh tế thủy sản, thành phố Hải Phòng có thể kết hợp các phương thức khác
nhau; vừa tăng cường đầu tư vốn theo hướng phát triển thêm những cơ sở sản
xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thủy sản mới, vừa đầu tư theo hướng
nâng cấp, mở rộng qui mô các cơ sở sản xuất kinh doanh đã có.
* Nội dung phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay
Căn cứ vào quan niệm phát triển kinh tế thủy sản ở Thành phố Hải
Phòng hiện nay, Chiến lược biển của Việt Nam (do Hội nghị lần thứ tư ban
Chấp hành Trung ương Đảng, khoá X thông qua) và định hướng phát triển
kinh tế thủy sản được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020 (do Đại hội Đại biểu toàn quốc lầ thứ XI của Đảng thông qua), xác
định nội dung phát triển kinh tế thủy sản ở Thành phố Hải Phòng hiện nay
bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
22
Một là, mở rộng qui mô kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng.
Mở rộng quy mô kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng thực chất là
phát triển kinh tế thủy sản về chiều rộng, biểu hiện ở việc gia tăng sản lượng
đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, bảo đảm kinh tế thủy sản có tốc độ
tăng trưởng cao.
Việc mở rộng qui mô, tăng cường sản lượng sản phẩm, hàng hóa thủy
sản ở thành phố Hải Phòng bao gồm nội dung đầu tư, nâng cấp, mở rộng năng
lực sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp thủy sản hiện có ở
Thành phố và đầu tư phát triển thêm các cơ sở, doanh nghiệp thủy sản mới.
Đồng thời, mở rộng quy mô kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng
hiện nay còn bao hàm nội dung đa dạng hóa các sản phẩm, hàng hóa thủy sản
và mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm, hàng hóa đầu vào và sản phẩm,
hàng hóa đầu ra của kinh tế thủy sản Thành phố.
Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản của Thành phố
Hải phòng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản thành phố Hải Phòng
được hiểu là những hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
hàng hóa thủy sản lên mức cao hơn trước nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách
và đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và của địa phương. Thực chất
của nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản ở Thành phố hải phòng
hiện nay hiện nay là phát triển kinh tế thủy sản của thành phố theo chiều sâu.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản là nội dung rất quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện
nay. Bởi vì: Thứ nhất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản luôn là nhân
tố quan trọng bậc nhất tạo nên uy tín, thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh
tranh của kinh tế thủy sản của Thành phố trong điều kiện kinh tế thị trường;
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủy sản là biện pháp hữu
23
hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết hợp lợi ích của cơ sở,
doanh nghiệp thủy sản với người tiêu dùng và xã hội.
Phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng theo chiều sâu được
biểu hiện trên các nội dung chủ yếu là:
- Nâng cao khả năng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
vào quá trình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản vừa nhằm giảm chi phí
đầu vào, vừa nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm, hàng hóa thủy sản đáp
ứng nhu cầu thị trường.
- Hợp lý hóa tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng
hóa thủy sản nhằm tiết kiệm chi phí về lao động, vốn đầu tư trong ngành kinh
tế thủy sản; đồng thời xây dựng sự liên kết giữa các cơ sở, doanh nghiệp trong
ngành kinh tế thủy sản và giữa ngành kinh tế thủy sản với các ngành, các lĩnh
vực kinh tế - xã hội khác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản phẩm, hàng hóa
thủy sản của thị trường.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế thủy sản của thành phố Hải
Phòng bao gồm nâng cao năng lực cạnh trạnh của sản phẩm, hàng hóa thủy
sản, năng lực cạnh trạnh của các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế thủy sản và năng
lực cạnh tranh về môi trường đầu tư kinh tế thủy sản của Thành phố.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo
vệ môi trường sinh thái của kinh tế thủy sản.
Ba là, xây dựng cơ cấu kinh tế thủy sản của thành phố Hải phòng hợp lý.
Xây dựng cơ cấu kinh tế thủy sản hợp lý là nội dung quan trọng trong
phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải phòng hiện nayhiện nay. Cơ cấu
kinh tế thủy sản hợp lý là sự cân đối về cơ cấu ngành, vùng và cơ cấu thành
phần phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và phát huy tối đa các nguồn lực, tạo
ra sự tác động thúc đẩu lẫn nhau giữa các ngành, vùng và thành phẩn kinh tế
trong quá trình phát triển kinh tế thủy sản của thành phố Hải Phòng.
24
Xây dựng cơ cấu kinh tế thủy sản hợp lý ở thành phố Hải Phòng biểu
hiện trên các nội dung chủ yếu là:
- Xây dựng kinh tế thủy sản hợp lý về cơ cấu ngành:
Xét trên phạm vi thành phố Hải Phòng, kinh tế thủy sản bao gồm các phân
ngành khác nhau, như: Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản và thương mại
thủy sản. Đồng thời, kinh tế thủy sản có quan hệ rất chặt chẽ với các ngành kinh tế
khác, như: đóng tàu thuyền, dụng cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; cơ điện lạnh
bảo quản sản phẩm, hàng hóa thủy sản; hệ thống giao thông vận tải thủy, cầu
cảng; các ngành kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thủy sản (dịch vụ nhà
hàng, khách sạn) v.v..
Các loại ngành kinh tế thủy sản và nhiều ngành kinh tế, lĩnh vực khác
với kinh tế thủy sản của thành phố Hải Phòng có mối quan hệ rất chặt chẽ với
nhau, đòi hỏi phải được phát triển đồng bộ, cân đối nhằm phát huy tiềm năng,
thế mạnh của Thành phố và đem lại hiệu quả cao. Nếu các ngành kinh tế như
trên không được phát triển đồng bộ, cân đối thì việc hoạt động của từng
ngành sẽ ách tắc, gặp khó khăn. Ví dụ như, năng lực nuôi trồng, đánh bắt thủy
sản phải phù hợp với năng lực ngành chế biến thủy sản; đồng thời các ngành
này phải phù hợp với thị trường cung cấp đầu vào và đầu ra của kinh tế thủy
sản.
Đối với phát triển kinh tế thủy sản của thành phố Hải phòng về cơ cấu
kinh tế ngành cần tập trung vào phát triển một số phân ngành chủ yếu sau:
Nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thuỷ sản biển, Nuôi trồng thuỷ sản nội
địa (nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt), sản xuất
giống thuỷ sản.
Khai thác thủy sản: Khai thác thuỷ sản biển (đánh bắt và thu nhặt hải
sản), Khai thác thuỷ sản nội địa (Khai thác thuỷ sản nước lợ, Khai thác thuỷ
sản nước ngọt).
25
Chế biến và tiệu thụ sản phẩm thủy sản: Bao gồm sơ chế thủy sản, đông
lạnh, phân loại, làm sạch, đóng gói,... (không bao gồm các hoạt động chế biến
các sản phẩm cao cấp từ thủy sản theo kiểu công nghiệp: đóng hộp, say,
nghiền...) và các hoạt động trao đổi sản phảm thủy sản.
Riêng đối với khai thác và chế biến hải sản, thực hiện Nghị quyết số
09-NQ/TW ngày 9/2/2007 Của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X
“Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Hải Phòng sẽ có bước phát
triển đột phá về ngành khai thác và chế biển hải sản.
Ngoài phát triển các phân ngành của kinh tế thủy sản như trên, thành
phố Hải phòng cần chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội
phục vụ, bảo đảm cho kinh tế thủy sản như: đóng tàu thuyền, sản xuất cung ứng
dụng cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; cơ điện lạnh bảo quản sản phẩm, hàng hóa
thủy sản; hệ thống giao thông vận tải thủy, cầu cảng; thị trường tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa thủy sản v.v..
- Xây dựng kinh tế thủy sản hợp lý về cơ cấu vùng:
Xét trên phạm vi thành phố Hải Phòng, cơ cấu vùng của kinh tế thủy
sản biểu hiện ở sự phân bố các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản. Xây dựng
kinh tế thủy sản hợp lý về cơ cấu vùng là sự phát triển kinh tế thủy sản ở
những địa bàn, địa phương, vùng sông hồ, biển đảo của Thành phố có tiềm
năng, thế mạnh về kinh tế thủy sản và tạo ra mối liên hệ giữa các cơ sở sản
xuất kinh doanh thủy sản của Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường, như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở địa bàn sông hồ, ven biển, đảo;
đánh bắt thủy sản xa bờ; phát triển thủy sản ở các địa bàn trong đất liền, địa
bàn ven biển; phát triển kinh tế thủy sản ở các đảo v.v..
- Xây dựng kinh tế thủy sản hợp lý về cơ cấu thành phần:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay, hoạt động kinh doanh trong ngành kinh tế thủy sản ở các tỉnh, thành
26
nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng sẽ có nhiều thành phần kinh tế
tham gia. Xây dựng kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hiện nay hợp lý
về thành phần kinh tế, thực chất là xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
trong ngành kinh tế thủy sản.
Xây dựng kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng hợp lý về cơ cấu
thành phần còn biểu hiện ở việc huy động các thành phần kinh tế, bao gồm cả
kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tham gia phát triển kinh tế thủy sản;
Đồng thời, trong phát triển kinh tế thủy sản ở thành phố Hải Phòng phải
phát huy vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể; xây dựng mối liên hệ,
liên kết chặt chẽ giữa các các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế
thủy sản của thành phần kinh tế.
1.2.2. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế thủy sản ở thành
phố Hải Phòng hiện nay
Sự phát triển kinh tế thủy sản ở Hải Phòng hiện nay chịu sự tác động của
nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, trong đó nổi lên là các nhân tố sau:
Một là, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thủy sản của thành
phố Hải Phòng.
Vị trí địa lý: Thành phố Hải Phòng nằm trong cực tăng trưởng kinh tế
lớn nhất miền Bắc, với tam giác kinh tế phát triển Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển thành phố nằm án
ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc
và Nhật Bản với các nước trong khu vực.
Điều kiện tự nhiên: Thành phố Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km,
có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo
Bạch Long Vỹ. Biển, bờ biển, hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc
sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền
27