Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.25 KB, 101 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN

3

NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở QUẬN
12

1.1

KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Quan niệm về tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp; đặc

12

1.2

điểm ngành tiểu thủ công nghiệp
Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành tiểu

24

1.3

thủ công nghiệp ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
Vai trò phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp ở quận
Kiến An, thành phố Hải Phòng

35



Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP Ở QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG THỜI GIAN QUA

2.1.

Tổng quan ngành tiểu thủ công nghiệp ở quận Kiến An,

2.2.

thành phố Hải Phòng
Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

43
43

với phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp ở quận Kiến An,
thành phố Hải Phòng
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

60

NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở QUẬN
70

3.1.

KIẾN AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Quan điểm phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở quận


70

3.2.

Kiến An
Những giải pháp cơ bản để phát triển ngành tiểu thủ công

nghiệp ở Kiến An đến năm 2020 định hướng đến năm 2025
KẾT LUẬN

74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

PHỤ LỤC

96

92

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2


Đại hội XI đã xác định “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiên đại, chính trị xã hội ổn định, dân chủ

kỷ cương đồng thuận, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng
lên rõ rệt, độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên, tạo tiền đề vững
chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đưa nước
ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, việc phát
triển ngành nghề nông thôn trong đó có tiểu thủ công nghiệp là một bộ phận
quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội nông thôn phát triển, giải quyết
việc làm tăng thu nhập cho dân cư.
Nằm ở vị trí địa lý trung tâm của thành phố Hải Phòng, Kiến An có trục
đường 10 chạy qua là tuyến đường trung chuyển lưu thông hàng hoá đi các
huyện phía nam của thành phố cũng như đi sang tỉnh Thái Bình, Nam Định…
Với vị trí đắc địa, Kiến An có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, đặc
biệt là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên theo đánh
giá cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo xu thế hiện đại hoá, cơ cấu
kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ đã hình thành rõ nét, nhưng các
ngành công nghiệp nguồn, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, nguồn nhân lực
và thiết bị công nghệ phổ biến ở trình độ trung bình. Với những điều kiện đó,
phát triển tiểu thủ công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể tách rời
khỏi công nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá địa
phương. Cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá – hiện đại hoá, những
năm qua quỹ đất canh tác ngày càng giảm, lực lượng lao động nông nghiệp đã
đông lại càng tăng lên. Bên cạnh đó khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, các
yếu tố về thị trường, công nghệ… cho tiểu thủ công nghiệp cũng có nhiều thay
đổi. Bởi vậy, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trở thành vấn đề cấp
thiết trong quá trình xây dựng phát triển địa phương.
3


Trên cơ sở khôi phục và phát triển, tiểu thủ công nghiệp truyền

thống sẽ đẩy mạnh phân công lao động trong nội bộ từng địa phương, phát
triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới, thu hút lao động dôi dư, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân… mặt khác, còn ghi dấu
ấn truyền thống văn hoá, kinh tế tại mỗi kỳ lịch sử. Bên cạnh những ưu thế lớn
đó, việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hiện nay ở Kiến An
cũng nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, đó là: sản xuất phải xuất phát từ
nhu cầu thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ công nghệ
chưa cao, sử dụng công nghệ truyền thống còn khá phổ biến; vấn đề ô nhiễm
môi trường đang đặt ra nhiều thách thức; thu nhập của người làm nghề tiểu thủ
công nghiệp còn thấp…
Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp hợp lý đẩy mạnh phát triển ngành tiểu
thủ công nghiệp là rất cần thiết, nhằm phát triển kinh tế xã hội của Kiến An,
góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giúp Hải Phòng về đích
trước vào năm 2020. Do đó, tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển ngành tiểu thủ
công nghiệp ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các nước trên thế giới khi tiến hành CNH - HĐH đối với kinh tế nông
nghiệp thì phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là phát huy lợi thế
so sánh, nội lực của đất nước; vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vừa
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. Trong đó, làng nghề, làng nghề
truyền thống, ngành nghề ở nông thôn là những nguồn lực còn nhiều tiềm
năng của đất nước. Vì vậy, vấn đề phát triển làng nghề, làng nghề truyền
thống, ngành nghề ở nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hướng CNH - HĐH có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đã được nghiên cứu, thảo
luận tại nhiều hội thảo trong và ngoài nước. Được nhiều tác giả, nhiều nhà
khoa học, chính quyền các cấp quan tâm, các sách chuyên tham khảo, các bài
4



báo, các tạp chí chuyên ngành đề cập và đã đạt được những kết quả nhất định.
Sau đây là tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
* Trên thế giới:
- Trong nghiên cứu của Awgichew (2010) về các chính sách và các giải
pháp nhằm xúc tiến các làng nghề nông thôn ở Ethiopia tại Hội thảo quốc tế
về “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề” đã nêu
lên các kinh nghiệm của Chính phủ Ethiopia trong việc chú trọng nâng cấp,
hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giúp các làng nghề phát triển. Với 83% người dân
Ethiopia sống ở các vùng nông thôn và sinh kế xuất phát từ nông nghiệp.
Chính phủ Ethiopia đã thông qua chiến lược công nghiệp hoá phát triển nông
nghiệp (ADLI), đóng vai trò làm khung cho qui hoạch đầu tư nông thôn trong
các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nghiên cứu và mở rộng cơ sở hạ
tầng này thực hiện theo cấp số nhân. Thay đổi cách sống của người dân vùng
nông thôn, đặc biệt là bằng cách giúp họ có thể sử dụng được các thiết bị máy
móc hiện đại và kết nối họ với thế giới hiện đại.
- Dưới sự tài trợ của Tổ chức Rockefeller, Trung tâm Nghiên cứu Phát
triển Cộng đồng (Trung Quốc) đã nghiên cứu về Tìm hiểu và Thương mại hóa
nghề thủ công ở tỉnh Vân Nam. Mục đích của dự án là cải thiện thu nhập của
phụ nữ ở huyện miền núi Malutang bằng cách thương mại hóa sản phẩm thêu
truyền thống. Đầu tiên, họ triển khai thu thập toàn bộ mẫu thêu truyền thống
và thay đổi sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Sau
đó, những người phụ nữ tham gia dự án sẽ được huấn luyện kỹ thuật gia công,
tạo mẫu để có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và tiêu thụ tốt
trên thị trường. Cuối cùng, dự án đưa ra khung chi phí hợp lý về sản phẩm do
những người tham gia dự án thực hiện bao gồm: số lượng nguyên vật liệu,
thời gian và giá cả có thể tạo thu nhập cao. Dự án thành công và được chuyển
giao đến những huyện vùng núi khác ở tỉnh Vân Nam. Làng Malutang trở
thành một địa phương nổi tiếng về mặt hàng thêu truyền thống.
5



* Ở trong nước:
- “Nghiên cứu qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng
CNH nông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ
Nông nghiệp Phát triển nông thôn (2002) đã đạt được một số kết quả nhất định
đặc biệt, đưa ra vấn đề hỗ trợ của chính phủ cho sản xuất nghề thủ công
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Sự hỗ trợ trên các phương diện:
hỗ trợ trực tiếp vốn, hỗ trợ gián tiếp về thực hiện thương mại bình đẳng, năng
lực quản lý kinh doanh.
- Trong nghiên cứu của GS.TS Trần Văn Chử (2005) về “Phát triển thị
trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” đây là Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2004 - 2005 đã phân tích vai trò của làng
nghề và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề. Dựa trên cơ sở
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, đề tài đã
đi sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng sông Hồng
trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay. Từ đó, đề xuất hệ quan điểm và các giải
pháp chủ yếu phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của các
làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
- Trong dự thảo Đề án “Chương trình phát triển mỗi làng một nghề
giai đoạn 2006 - 2015” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các
chuyên gia đã nêu một cách tổng quan những xu hướng phát triển của các
nghề phi nông nghiệp và các làng nghề ở nông thôn Việt Nam. Phân tích các
đặc điểm và tác động của sự phát triển làng nghề phi nông nghiệp và các làng
nghề đối với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là tác
động đối với nhóm những hộ nghèo ở nông thôn. Trên cơ sở phân tích đó, đề
xuất những kiến nghị trong phát triển và quản lý các nghề phi nông nghiệp và
các làng nghề nhằm giảm nghèo nói riêng và đảm bảo sự phát triển của nông
thôn Việt Nam.
- Theo nghiên cứu của TS. Mai Thế Hởn về “Phát triển làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven Thủ

6


đô Hà Nội” đến năm 2000 các tỉnh ven Thủ đô có trên 100 làng nghề truyền
thống. Các sản phẩm đều có các đặc điểm riêng biệt, có những sản phẩm được
xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Về cơ bản, nghiên cứu đã đánh giá
được các tiềm năng, điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ của việc
phát triển làng nghề. Từ đó đã chỉ ra các chiến lược chính để phát triển các
làng nghề truyền thống này. Các chiến lược được xem xét và chọn lựa một
cách hợp lý dựa trên các điều kiện cụ thể. Đồng thời, để thực hiện thành công
các chiến lược nói trên cần có sự hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp
thông tin thị trường và tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển
làng nghề.
- Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của GS.TS
Hoàng Văn Châu (2006) với đề tài “ Làng nghề du lịch Việt Nam” đã nêu bật
tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cần thiết phải phát triển mô hình làng
nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cả những mặt được và chưa
được. Đã trình bày rõ quan điểm và mục tiêu phát triển làng nghề du lịch
trong những năm tới để đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan hữu
quan nhằm phát triển mô hình làng nghề du lịch. Đặc biệt là trong công trình
đã đề xuất phương án xây dựng các tour du lịch hợp lý và hiệu quả nhất để
thu hút khách du lịch đến với các làng nghề.
- Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ “Xây dựng thương hiệu sản
phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng sông Hồng hiện nay ” của TS
Nguyễn Vĩnh Thanh đã nghiên cứu. Trong đó, tác giả đã nêu rõ vai trò
của thương hiệu đối với việc phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống
vùng đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay
trên các khía cạnh: thương hiệu và phân loại thương hiệu; vai trò và chức
năng của thương hiệu; quan hệ thương hiệu – sản phẩm trong nền kinh tế
thị trường và sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng

nghề truyền thống. Đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản
7


phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng sông Hồng, trong đó có vấn đề
nhận thức của làng nghề về thương hiệu, chiến lược phân phối và quảng
bá thương hiệu. Từ thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm
làng nghề, nghiên cứu đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc
đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề ở vùng đồng
bằng sông Hồng trong thời gian đến.
- Đề tài cấp Bộ của ThS. Nguyễn Hữu Thông (2007) “Vai trò nghề thủ
công trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Huế và sự mai một các nghề thủ
công truyền thống”. Tác giả đã nêu ra bối cảnh nghề truyền thống ở Việt
Nam, đề cập về những hệ quả mà các làng nghề thủ công truyền thống phải
đối mặt và đưa ra giải pháp để khắc phục. Mặc dù, tác giả đưa ra những nhận
định về thực trạng mai một của các làng nghề truyền thống nhưng chưa tìm
hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hệ quả này.
Những giải pháp chủ yếu tập trung dành cho những doanh nhân trong lĩnh
vực này mà thiếu đi những giải pháp về chính sách hỗ trợ của chính quyền
tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc phát triển nghề thủ công truyền thống.
- Nằm trong khuôn khổ dự án “Khung chính sách cho ngành thủ công
ở Việt Nam, tập trung vào làng nghề thủ công truyền thống ở năm khu vực di
sản thế giới” do Quỹ Korea Funds - Trust tài trợ, với sự điều phối của Bộ Văn
hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các
tỉnh có di sản thế giới, TS Nguyễn Thị Phương Châm và các cộng sự (2009)
đã công bố kết quả bước đầu về tiềm năng, thực trạng và những giải pháp cho
sự phát triển nghề thủ công ở Huế trong bối cảnh thành phố di sản. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày bối cảnh chung của Huế và đặc thù
nghề thủ công; thực trạng nghề thủ công ở Huế và các giải pháp, trong đó tập
trung vào phân tích các nội dung: nguyên liệu, qui trình và công nghệ sản

xuất, qui mô sản xuất, nhân lực, môi trường, sản phẩm và thị trường tiêu thụ
sản phẩm; quản lý ngành nghề thủ công và mối quan hệ giữa nghề thủ công
8


và di sản, du lịch. Đồng thời, cũng nêu lên các chính sách, các chương trình,
dự án, nghiên cứu liên quan đến việc phục hồi và phát triển ngành nghề thủ
công ở Huế. Nhìn chung, nghiên cứu về nghề thủ công này khá toàn diện,
nhưng hạn chế của nghiên cứu là chưa đánh giá được vai trò hỗ trợ của chính
quyền địa phương trong việc thúc đẩy phát triển ngành nghề thủ công ở Huế.
- Tác giả Liên Minh (2009) cũng đã có bài tham luận “Một số vấn
đề bảo tồn và phát triển làng nghề’ tại Hội thảo “Nghề và làng nghề thủ
công truyền thống: Tiềm năng và định hướng phát triển” được tổ chức tại
Thành phố Huế (6/2009). Ông đã đưa ra được những nhận định về việc
bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói chung ở Việt
Nam và chủ trương, chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực này.
Đồng thời, ông đã đưa ra những quan điểm; mục tiêu; định hướng bảo tồn
và phát triển làng nghề theo vùng lãnh thổ; nội dung bảo tồn và phát triển
làng nghề và một số giải pháp thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề.
Tuy nhiên, hạn chế của bài viết chỉ nêu khái quát tình hình mà chưa có
nghiên cứu sâu về thực trạng các làng nghề. Do đó, các giải pháp đưa ra
cũng chỉ mang tính định hướng là chính mà không có tính chiến lược cho
từng địa phương cụ thể.
Tóm lại: Tất cả những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu làng
nghề, làng nghề truyền thống tập trung ở các lĩnh vực chính sau:
+ Một là, nghiên cứu tổng quan về tình hình hoạt động của công nghiệp
nông thôn; thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Hai là, nghiên cứu về tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp và
những vấn đề môi trường tác động đến làng nghề;
+ Ba là, nghiên cứu về tình hình SXKD của làng nghề, làng nghề

truyền thống từ lao động, công nghệ, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

9


Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực
trạng và giải pháp phát triển kinh tế ngành tiểu thủ công nghiệp tại một địa
bàn quận, huyện như quận Kiến An – thành phố Hải Phòng. Đặc biệt là
nghiên cứu phát triển kinh tế mang tính bền vững các nghề truyền thống các
ngành tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở gắn kết 03 nội dung kinh tế - xã hội môi trường trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành tiểu thủ công
nghiệp ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng; qua đó đề xuất các quan điểm
và giải pháp nhằm phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp ở quận Kiến An,
thành phố Hải Phòng.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế ngành tiểu thủ công
nghiệp.
Phân tích đánh giá thực trạng việc phát triển ngành tiểu thủ công
nghiệp ở quận Kiến An trong thời gian qua.
Đề xuất quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm thức đẩy
sự phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp của quận Kiến An trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp của các cơ
sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Kiến An trong quá trình phát triển
công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề quá trình hoạt động, phát triển TTCN
của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Kiến An.
10


Các số liệu khảo sát, thống kê, minh chứng tính từ năm 2004 trở lại đây,
giải pháp đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, của thành phố về kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngoài ra, để phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề tài còn sử dụng phương
pháp kết hợp lịch sử - logic, phân tích và tổng hợp, so sánh, khảo sát thực
tiễn, gắn lý luận với thực tiễn…nhằm nhận xét đánh giá thành tựu và các hạn
chế một cách thực tế nhất để có phương hướng phát triển ngành TTCN ở quận
Kiến An trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn trong phát triển kinh tế TTCN; cung cấp những luận cứ khoa học, giúp
cho các cơ quan quản lý địa phương có cách nhìn chiến lược trong phát triển
kinh tế địa phương.
Sản phẩm của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và các cơ quan chức năng.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục.

11



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở QUẬN KIẾN AN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.1. Quan niệm và các hình thức của tiểu, thủ công nghiệp
1.1.1. Tiểu thủ công nghiệp
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội
lớn, theo đó LLSX xã hội có bước phát triển vượt bậc hơn trước và với cuộc
phân công lao động xã hội lần thứ hai TCN trở thành một nghề riêng biệt.
TCN là giai đoạn phát triển thấp của công nghiệp; lúc đầu chỉ thỏa mãn các
nhu cầu của người sản xuất và mang tính chất của một nghề phụ. Về sau đã
xuất hiện những nghề thủ công độc lập, chuyên chế biến các nguyên liệu và
dùng sản phẩm đó để trao đổi. Đến thế kỷ XI, NN và TCN đã phát triển, trở
thành những ngành độc lập và mối quan hệ giữa chúng trở thành mối quan hệ
của trao đổi sản phẩm hàng hóa.
Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nội hàm của khái niệm “tiểu công
nghiệp” và “thủ công nghiệp” có sự thay đổi do sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, thậm chí mỗi quốc gia khác nhau tùy theo quy ước của
mình mà đưa ra những cách hiểu khác nhau. Đối với Việt Nam, chúng ta
không có sự phân định rõ ràng giữa CN và TCN, hai khái niệm này thường
được dùng ghép với nhau như một thuật ngữ không tách biệt.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập đến TCN. Khi
nói đến TCN, V.I.Lênin viết “hình thức CN thứ nhất tách khỏi NN gia
trưởng, là nghề thủ công nghiệp, là nghề chế tạo các vật phẩm theo đơn đặt
hàng của người tiêu dùng”. Người cũng khẳng định TCN là sản phẩm của sự
phát triển xã hội, là giai đoạn phát triển thấp của CN “sự xuất hiện của một
nghề thủ công mới đánh dấu một bước tiến trong sự phân công lao động xã
hội; Một bước tiến như vậy là điều tất yếu phải có trong xã hội TBCN chừng
12



nào mà xã hội này còn ít nhiều duy trì nông dân và nền NN của tự nhiên và
chừng nào mà những cơ cấu và truyền thống của thời xưa (gắn liền với tình
trạng đường giao thông chưa được tiện lợi...) còn ngăn cản đại CN cơ khí
thay thế trực tiếp cho CN gia đình. Mỗi bước tiến trong sự phát triển của kinh
tế hàng hóa đều không tránh khỏi dẫn đến chỗ là nông dân luôn luôn sản sinh
ra những người mới làm nghề thủ công; quá trình đó có thể nói là mở ra một
địa bàn mới, chuẩn bị cho CNTB tiến hành những cuộc xâm nhập mới vào
những khu vực lạc hậu nhất trong nước hoặc vào những ngành CN lạc hậu
nhất”.
Khái niệm “thủ công nghiệp” và “tiểu công nghiệp” cho đến thời điểm
này vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng. Các nhà kinh tế học dân túy Nga trước
đây nói đến “công nghiệp thủ công” tương đồng với khái niệm TTCN hiện
nay. Nhưng khái niệm đó đã bị V.I.Lênin phê phán “đó là một khái niệm
hoàn toàn không thích do việc nghiên cứu một cách khoa học, vì trong khái
niệm đó người ta thường bao gồm tất cả mọi hình thức CN, từ những nghề
thủ công gia đình và nghề thủ công cho đến lao động làm thuê trong những
công trường thủ công rất lớn”. Để phân biệt “thủ công nghiệp” và “tiểu công
nghiệp” V.I.Lênin đã viện dẫn ba giai đoạn phát triển của CNTB trong CN
nước Nga “đặc biểm của tiểu SXHH là kỹ thuật thủ công hoàn toàn nguyên
thủy, từ xưa đến nay kỹ thuật ấy vẫn không thay đổi”. Người làm nghề thủ
công vẫn là nông dân, họ chế biến nguyên liệu theo phương pháp truyền
thống. Công trường thủ công áp dụng lối PCLĐ, do đó kỹ thuật được cải cách
về căn bản, nông dân biến thành thợ bạn, thành “công nhân sản xuất bộ
phận”. Hơn thế, Lênin cũng chỉ ra “đặc trưng của tiểu SXHH và công trường
thủ công là ở chỗ các xí nghiệp nhỏ chiếm ưu thế, trong đó chỉ thấy có một số
xí nghiệp lớn” và “ngay tính chất của sự phát triển sản xuất cũng thay đổi
theo những giai đoạn khác nhau của CNTB”. Trong các nghề thủ công nhỏ sự
phát triển sản xuất đi theo đà phát triển của kinh tế nông dân; thị trường hết

13


sức nhỏ hẹp, người sản xuất và người tiêu thụ không xa nhau lắm, quy mô
nhỏ hẹp dễ thích hợp với nhu cầu địa phương, nhu cầu đó lên xuống không
bao nhiêu. Vì vậy, CN ở giai đoạn này được ổn định đến mức độ cao nhất,
tình trạng ổn định này lại là tình trạng kỹ thuật đình đốn, tình trạng duy trì
quan hệ xã hội gia trưởng, mà quan hệ xã hội này lại xoắn xuýt chặt chẽ với
mọi tàn tích của truyền thống thời trung cổ. Công trường thủ công sản xuất
cho thị trường lớn, đôi khi cho cả toàn quốc, nên sản xuất của nó có tính chất
không ổn định mà chỉ riêng CBTB mới có và tính chất này lên đỉnh chóp của
nó trong sản xuất công xưởng.
Như vậy, giai đoạn phát triển công trường thủ công gần với nội hàm
khái niệm “tiểu công nghiệp”, sự khác nhau giữa thủ công nghiệp và tiểu công
nghiệp chỉ là ở trình độ PCLĐ, tiến bộ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm,
nguyên vật liệu, quy mô tổ chức sản xuất lớn hay nhỏ, phân tán hay tập trung.
Với tiêu trí đó, cũng như tại thời điểm bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kỹ lần
thứ nhất thì có thể hiểu “tiểu công nghiệp” chính là hình thức CN sử dụng công
cụ lao động nửa cơ khí để chế biến nguyên liệu ra sản phẩm. Cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật lần thứ nhất khởi đầu ở nước Anh thế kỷ XVIII, máy móc đã
thay thế công cụ thủ công, sự phát minh và ứng dụng máy hơi nước có tác dụng
then chốt trong sản xuất lớn TBCN. Máy móc ban đầu là sự kết hợp của ba bộ
phận: công tác, phát lực và truyền lực; sau đó có thêm bộ phận điều khiển tự
động, sử dụng rộng rãi sức điện và vật liệu mới. Nhưng nếu vẫn sử dụng sức
người thay cho máy phát lực thì lao động bằng máy công tác đó là lao động
nửa cơ khí.
Ngày nay, trên thế giới có hai quan niệm về TTCN là tiểu công nghiệp
và thủ công nghiệp:
* Về Tiểu công nghiệp: mỗi quốc gia đều đề ra các quy định về tiểu
công nghiệp có tính chất hành chính, pháp lý để phân biệt với “đại hay trung

công nghiệp”. Khái niệm này làm cơ sở cho việc thi hành các chính sách
14


riêng cho khu vực “tiểu công nghiệp”. Mỗi quốc gia, trong các thời kỳ khác
nhau, có chính sách khác nhau trong ưu tiên về tín dụng, nguyên liệu, cố vấn
kỹ thuật, trên cơ sở yêu cầu phát triển KT-XH khác nhau, vì thế khái niệm về
Tiểu công nghiệp cũng khác nhau:
Năm 1957, Nhật Bản ban hành Luật quy định: các xí nghiệp sử dụng
dưới 300 công nhân, mức vốn dưới 10 triệu Yên, được thừa nhận hợp pháp là
tiểu công nghiệp, được hưởng những chính sách tài trợ về tiểu công nghiệp.
Ở Mỹ quy định: dưới 250 công nhân được xem là tiểu công nghiệp, và
tiểu công nghiệp còn được phân biệt theo bộ hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
Trong ngành công nghiệp chế tạo vẫn lấy số lượng công nhân làm cơ sở, nhưng
ngành dịch vụ chủ yếu lấy số bán ra hay số thu hàng năm làm tiêu chuẩn.
Ở Ấn Độ, trước năm 1960 quy định về “tiểu công nghiệp” là có dưới
100 công nhân nếu không dùng năng lượng, hay dưới 50 công nhân nếu có sử
dụng năng lượng; đến năm 1960 quy định chủ yếu căn cứ vào mức vốn
“không quá 500.000 Rupi hay 1 triệu Rupi trong một số trường hợp đặc biệt”
Do sự xác định khác nhau nên năm 1952 Ủy ban Kinh tế của Liên hợp
quốc đưa ra định nghĩa để chuẩn hóa các thuật ngữ sử dụng. Theo đó, Công
nghiệp sản xuất quy mô nhỏ là loại xí nghiệp chủ yếu sử dụng nhân công được
trả lương, số lương không quá 50 người ở mọi cơ sở sản xuất không dùng động
lực hay dùng không quá 20 người trong một xí nghiệp có dùng động lực.
Vì để có một khái niệm “tiểu công nghiệp” dùng chung cho các nước là
rất khó nên người ta dùng một loại khái niệm nêu bật các đặc điểm cơ bản về số
lượng, chức năng, tính chất, cơ cấu... của doanh nghiệp với 4 đặc trưng sau:
- Sự chuyên môn hóa ở mức độ thấp về quản lý và lãnh đạo xí nghiệp;
- Vai trò cá nhân chủ xí nghiệp về những mối liên hệ tiếp xúc chặt chẽ
với khách hàng, tính mềm giẻo trong sản xuất hoặc giao dịch, quan hệ chủ với

thợ; tính linh hoạt trong các chính sách đối với tiểu công nghiệp;
15


- Những điểm mạnh, điểm yếu về phương diện vốn và tín dụng như:
khó vay vốn ở ngân hàng hơn các xí nghiệp lớn, nhưng dễ huy động vốn từ bà
con hay bạn bè để thành lập, phát triển sản xuất;
- Tính chất đa dạng của sản xuất TTCN cần áp dụng mềm dẻo các biện
pháp, chính sách, một sự chỉ đạo, một chương trình phát triển chuyên biệt.
* Về thủ công nghiệp: người ta vẫn coi là một thành phần, một dạng đa
thức, một loại “tiểu công nghiệp”. Hai loại định nghĩa về tiểu công nghiệp và
thủ công nghiệp bổ sung cho nhau, nhưng không thể sử dụng toàn cầu. Để
nghiên cứu sâu các vấn đề về tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, chúng ta
cần có một mốc chuẩn nào đó.
Ở Việt Nam, khái niệm “thủ công nghiệp” hay nghề thủ công được hiểu
là một hình thức công nghiệp sử dụng công cụ cầm tay, để chế biến nguyên
liệu ra sản xuất ra sản phẩm. Hình thức nguyên thủy là sự tác động của tay
hoặc chân người lao động lên đối tượng lao động thông qua công cụ lao động.
Đặc trưng của thủ công nghiệp là công cụ cầm tay hay cải tiến.
Về “tiểu công nghiệp” có thể hiểu bao gồm các đơn vị sản xuất công
nghiệp có trang bị kỹ thuật tương đối cao hơn thủ công nghiệp. Ở một số khâu,
bộ phận chủ yếu trong dây chuyền sản xuất có thể được trang bị máy móc hiện
đại, được chuyên môn hóa để sản xuất ra các chi tiết, bộ phận, sản xuất hoàn
chỉnh. Sự khác nhau căn bản giữa tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp là ở trình
độ kỹ thuật của TLSX. Giữa chúng có điểm giống nhau dựa trên quy mô sản
xuất nhỏ đã tồn tại một nền đại công nghiệp và chúng là bộ phận công nghiệp
phụ trợ. Trong điều kiện KH – CN phát triển nhanh chóng, để phân biệt với đại
công nghiệp, khái niệm tiểu công nghiệp không chỉ dựa vào chỉ tiêu về vốn và
lao động mà cần bổ sung các chỉ tiêu như mức độ phức tạp của quản lý, hiệu quả
SXKD để làm rõ danh giới giữa tiểu công nghiệp và đại công nghiệp.

Về chỉ tiêu độ phức tạp của quản lý có 05 yếu tố: quy mô vốn sản xuất
kinh doanh, doanh thu và thu nhập khác, đầu mối quản lý, trình độ công nghệ
sản xuất (cao, trung bình, thấp), lao động sử dụng.
16


Về chỉ tiêu hiệu quả SXKD có 03 yếu tố: số tiền nộp ngân sách nhà
nước, lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
Căn cứ vào 08 yếu tố quy định tại Thông tư liên tịch số
23/2005/TTLT:Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài chính, để phân hạng DNNN hoạt
động theo Luật doanh nghiệp và vận dụng để xếp hạng doanh nghiệp ở các
TPKT khác:
- DNNN được phân ra 5 hạng: Tổng công ty đặc biệt và tương đương;
Tổng công ty và tương đương; đối với Công ty được xếp thành 03 hạng: từ
hạng I đến hạng III với quy mô nhỏ dần.
- Việc xếp hạng được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ như:
phận loại, chọn chỉ tiêu, xác định tỷ trọng và cho điểm dựa theo ngành kinh tế
- kỹ thuật, đảm bảo tương quan hợp lý trong xếp hạng.
- Theo đó quy mô các doanh nghiệp hạng III, doanh nghiệp thành lập
theo Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân tương ứng với quy mô xí
nghiệp trung, tiểu ở một số nước khác nhau trên thế giới.
Như vậy, định nghĩa tiểu công nghiêp được đề cập ở trên và theo Nghị
định số 90/2001/NĐ-CP đó là DNNVV, là các cơ sở SXKD độc lập đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người và là doanh nghiệp được
xếp hạng III tùy theo ngành nghề. Điểm xếp hạng, danh giới giữa doanh nghiệp
hạng III với các hạng khác quy định theo đặc điểm của các ngành đó.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thì “thủ công nghiệp” là hình thức
sản xuất sử dụng công cụ cầm tay, các phương pháp thủ công để tác động trực
tiếp lên đối tượng lao động. Đặc trưng kỹ thuật của thủ công nghiệp là công

cụ cầm tay thô sơ hoặc cải tiến. Trong lao động thủ công, con người làm cả
chức năng phát lực, truyền lực và điều khiển công cụ. Như vậy, thủ công
nghiệp là một nghề thủ công, hình thức sản xuất công nghiệp dựa trên quy mô
nhỏ, công cụ lao động đơn giản và chủ yếu dựa vào sự khéo léo của bàn tay
17


người thợ thủ công. Hiện nay, khi KH – CN đã có những phát triển vượt bậc,
cách hiểu về khái niệm “thủ công nghiệp” có những nội dung thay đổi, người
thợ thủ công đã sử dụng máy móc để phát lực, truyền lực kết hợp với sự khéo
léo của đôi bàn tay để tạo ra các sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo và có
giá trị kinh tế cao. Sự khác biệt cơ bản giữa thủ công nghiệp và đại công
nghiệp chính là việc điều khiển công cụ lao động được thực hiện dựa vào sự
khéo léo của bàn tay con người và sự PCLĐ được tiến hành một cách chủ
quan dựa vào năng lực của người công nhân.
Đặc điểm chủ yếu của thủ công nghiệp bao gồm nhiều ngành, nghề
phong phú từ sản xuất đến dịch vụ sản xuất và đời sống; gắn chặt chẽ với
sản xuất và tiêu dùng các nguyên liệu, tận dụng các phế liệu và đáp ứng
các nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của địa phương; thường là quy mô nhỏ,
linh hoạt, thuận tiện và tiết kiệm được chi phí quản lý; có khả năng huy
động nhiều nguồn vốn tự có của gia đình đồng thời kết hợp được với vốn
vay. Các loại hình sản xuất của thủ công nghiệp khá phong phú như thủ
công nghiệp gia đình, thủ công nghiệp tiểu chủ, thủ công nghiệp hợp tác
(tổ, đội, HTX TCN...). Cơ cấu sản xuất thủ công nghiệp bao gồm nhiều
loại khác nhau: mộc, nề, cơ khí, xây dựng cơ bản, thủ công mỹ nghệ, dệt,
may, giấy, vận chuyển... Tính chất sản xuất thủ công nghiệp cũng có
nhiều dạng: tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu; vừa tự cung tự cấp vừa
SXHH; SXHH. Thủ công nghiệp Việt Nam có truyền thống sản xuất lâu
đời với nhiều ngành nghề phong phú, gắn chặt với nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, phân bố rộng khắp các làng xã và mang tính chất địa

phương rõ rệt; nhưng tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế khác nhau,
trình độ phát triển cũng có khác nhau giữa các vùng. Việc bảo tồn và
phát triển thủ công nghiệp truyền thống phải theo hướng CNH, HĐH mới
có thể tăng được NSLĐ, chất lượng sản phẩm tạo nên nhiều sản phẩm
hàng hóa.
18


Còn “tiểu công nghiệp” là bộ phận của công nghiệp bao gồm những cơ
sở sản xuất nhỏ có trình độ trang thiết bị kỹ thuật cơ khí hoặc nửa cơ khí và
có trường hợp có kỹ thuật tinh xảo. Tùy theo điều kiện khác nhau, tiểu công
nghiệp có các hình thức sở hữu, quy mô và trình độ khác nhau. Về hình thức
sở hữu, có thể là HTX, tư nhân, gia đình. Về quy mô, nói chung thuộc quy mô
nhỏ được biểu hiện ở một số chỉ tiêu như số lao động, vốn, máy móc thiết bị,
sản phẩm. Về trình độ có trang thiết bị bằng cơ khí, nửa cơ khí hay tự động.
Tiểu công nghiệp không chỉ phát triển ở các nước đang phát triển mà ở cả các
nước phát triển. Tiểu công nghiệp thường phát triển ở các doanh nghiệp nhỏ
vì nó có đặc điểm không đòi hỏi nhiều vốn, máy móc thiết bị, mặt bằng sản
xuất lớn như các doanh nghiệp lớn; cơ cấu sản xuất đa dạng, khả năng linh
hoạt cao đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi thị trường; phục vụ nhanh nhạy thị
hiếu của người tiêu dùng; việc tổ chức quản lý gọn nhẹ, kết hợp chặt chẽ giữa
sản xuất thủ công và sản xuất cơ giới. Tiểu công nghiệp phát triển ở nông
thôn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH nông thôn. Cơ cấu sản
xuất công nghiệp bao gồm nhiều nhóm: nhóm khai thác tài nguyên khoáng
sản; nhóm khai thác chế biến các tài nguyên động vật, thực vật trong nông
lâm ngư nghiệp; nhóm gia công cơ khí, điện tử, dệt, may, mặc, giày da; nhóm
sản xuất các mặt hàng truyền thống như gốm, nữ trang, mỹ nghệ, đồ gỗ... Ở
Việt Nam, tiểu công nghiệp có những điều kiện phát triển thuận lợi do tài
nguyên đất đai, khoáng sản, lao động dồi dào, kỹ thuật và công nghiệp không
quá phức tạp, thị trường tiêu thụ ở thành thị và nông thôn rộng lớn.

Từ trước tới nay, ở Việt Nam không có sự phân định rõ ràng giữa thủ
công nghiệp và tiểu công nghiệp; hai khái niệm này thường được dùng ghép
với nhau như một thuật ngữ không tách biệt. Xét về nguồn gốc ra đời, các tổ
chức sản xuất TTCN của nước ta được hính thành theo 3 cách:
19


Thứ nhất: tổ chức những người thợ thủ công cá thể vào làm ăn tập thể,
hình thành các HTX TTCN, các HTX TTCN ở đây thường được hiểu là HTX
chỉ sở hữu tập thể còn TTCN chỉ trình độ kỹ thuật của sản xuất.
Thứ hai: thông qua con đường cải tạo XHCN đối với các xí nghiệp tư
bản tư doanh, hình thành các xí nghiệp công tư hợp doanh.
Thứ ba: các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tỉnh hoặc huyện hoặc
của các đoàn thể, của tổ chức các hội nghề nghiệp hình thành thông qua việc
đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới.
Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là một lĩnh vực sản xuất có quan hệ với
sản xuất công nghiệp, TTCN được coi là một lĩnh vực vừa độc lập, vừa phụ
thuộc với công nghiệp. Xét về trình độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất, thì
TTCN chính là hình thức phát triển sơ khai của công nghiệp. Trong quá trình
phát triển lịch sử, ngành công nghiệp đã trải qua hình thái tiểu thủ công nghiệp.
TTCN phát sinh và phát triển cùng con người và xã hội loài người ở
các xã hội tiền tư bản cái gọi là sản xuất tiểu thủ công nghiệp đảm bảo toàn bộ
các sản phẩm lao động và tiêu dùng của con người, trừ các sản phẩm nông
nghiệp. Với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại ngày nay thì
tiểu thủ công nghiệp cần được xác định rõ ràng hơn.
- Thủ công nghiệp: Về mặt sản xuất thủ công nghiệp là hình thái phát
triển của công cụ lao động từ thô sơ bằng tay đến cơ khí kế hợp máy móc hiện
đại, năng suất lao động ngày càng cao, sản xuất nhiều hàng hoá. Về mặt quan
hệ sản xuất đó là sự phát triển từ quan hệ thợ ban, phường hội tới quan hệ chủ
xưởng và nhân công làm thuê.

- Tiểu công nghiệp: Như tên gọi của nó, tiểu công nghiệp chỉ những
đơnvị sản xuất công nghiệp với quy mô nhỏ, tiểu công nghiệp và thủ công
nghiệp khó tách biệt với nhau. Tiểu công nghiệp là hình thức phát triển cao
hơn của thủ công nghiệp trong điều kiện phát triển công nghiệp ngày nay.
20


* Khái niệm: “Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) bao gồm toàn bộ cơ sở
sản xuất có quy mô nhỏ được tiến hành bằng các kỹ thuật thủ công kết hợp
với máy móc cơ khí, chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phi nông nghiệp
truyền thống được tiến hành sản xuất ở nông thôn, ở các làng nghề, thị trấn
thị tứ và đô thị”
Về làng nghề TTCN: Theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Chính phủ đã
giao cho Bộ NN và Phát triển nông thôn quy định nội dung và tiêu chuẩn
công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Cho đến
nay, trên phạm vi cả nước vẫn chưa có tiêu chuẩn thống nhất về công nhận
làng nghề, làng nghề truyền thống. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các tỉnh đã
ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn làng nghề TTCN của riêng
mình, trong đó để được công nhận làng nghề phải có đủ 05 tiêu chuẩn sau:
Một là về ngành nghề: các làng nghề có ngành nghề sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ; TTCN; sản xuất – chế biến; bảo quản nông lâm, thủy sản và
các ngành nghề khác phù hợp với quy hoạch phát triển KT – XH được UBND
Thành phố hoặc UBND các quận, huyện phê duyệt.
Hai là về kinh tế: giá trị sản xuất từ ngành nghề đặc trưng của làng
nghề chiếm tỷ trọng từ 40% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của các ngành
nghề trong làng.
Ba là về sử dụng lao động: có số hộ trong làng trực tiếp tham gia làm
nghề từ 40% trở lên so với tổng số hộ dân của làng.
Bốn là được Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Sở Thương mại, Sở

Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận bằng văn bản đạt các tiêu
chuẩn về môi trường, văn minh thương mại, dịch vụ và an toàn lao động trong
làng nghề.
Năm là về văn hóa – xã hội: làng nghề có hương ước hoặc quy chế hoạt
động và chấp hành tốt các tiêu chuẩn về an ninh và an toàn xã hội.
21


Thông thường, hoạt động của làng nghề TTCN lúc đầu phát sinh từ một
số gia đình, dần dần mở rộng ra nhiều gia đình và phát triển thành làng nghề.
Số hộ và số lao động làm nghề TTCN ngày càng nhiều. Như vậy, làng nghề
TTCN là những làng ở nông thôn có một hay một số nghề TTCN tách ra khỏi
NN để SXKD độc lập, phương pháp sản xuất đã được cải tiến hoặc sử dụng
những máy móc hiện đại hỗ trợ cho sản xuất.
Có thể thấy rằng mỗi địa phương cũng quy định về con số định lượng
công nhận làng nghề khác nhau, ví dụ Hà Tây (cũ) quy định số hộ hoặc số lao
động làm nghề TTCN phải đạt từ 50% trở lên; Thừa Thiên Huế lại quy định
số hộ lao động trực tiếp tham gia làm nghề TTCN đạt từ 30% trở lên, JICA –
cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản phối hợp với Bộ NN và Phát triển nông
thông điều tra năm 2004 đánh giá tiêu chí có trên 20% số hộ làm nghề, thu
nhập từ nghề chiếm trên 20% thu nhập chung... Qua đây, ta có thể thấy con số
định lượng công nhận làng nghề phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng nhất định (ít nhất là 20%
trở lên) so với tổng giá trị sản xuất của làng;
- Số hộ hoặc số lao động làm nghề CN – TTCN ở làng chiếm đa số ( từ
20% trở lên) trong tổng số hộ hoặc lao động của từng làng;
- Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, các quy định của địa phương;
- Ngoài ra, còn một số tiêu chuẩn khác liên quan đến tuổi đời của nghề được
lưu truyền, tiêu chuẩn về môi trường, văn minh, an toàn lao động của làng nghề.

1.1.2. Các hình thức sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Trước thời kỳ đổi mới, các làng nghề truyền thống nước ta có ba mô
hình tổ chức sản xuất: tổ sản xuất, HTX cung tiêu sản xuất và HTX sản xuất.
Sau thời kỳ đổi mới, đã phát triển thêm một số mô hình mới: doanh nghiệp tư
nhân, công ty TNHH, tổ hợp tác, HTX mới, hộ cá thể. Trong cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN, các mô hình tổ chức
sản xuất phù hợp sẽ thúc đẩy TTCN phát triển, đạt được nhiều thành tựu mới.
Cho đến nay có một số hình thức sản xuất tiểu thủ công nghiệp sau:
22


Một là: sản xuất tiểu thủ công nghiệp hộ gia đình:
Đây là hình thức tổ chức sản xuất cổ truyền, rất phổ biến trong nghề
TCN ở các làng nghề. TLSX của xưởng thủ công là đồng sở hữu các thành
viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình lao động không phải lấy
tiền công mà góp chung vào kết quả sản xuất của cơ sở sản xuất. Gia đình tự
tổ chức lao động. Chủ hộ đồng thời là người quản lý, người thợ cả quyết định
việc SXKD và tài chính của cơ sở sản xuất. Mô hình sản xuất này có nhiều ưu
điểm gọn nhẹ, NSLĐ cao, bảo tồn công nghệ cổ truyền, tiết kiệm chi phí quản
lý, tận dụng lao động, sản phẩm có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình này cũng có một số nhược điểm như tài chính, thị trường, cải tiến
công cụ và đổi mới công nghệ còn hạn chế. Kinh nghiệm ở các nước CN phát
triển, TCN gia đình có thể duy trì, trên cơ sở tiếp thu kỹ thuật và công nghệ
hiện đại để cải biến chính nghề thủ công của mình, quan hệ bổ trợ, liên kết
với CN hiện đại.
Hai là: tổ sản xuất
Đây là một hình thức liên kết sản xuất có tính hiệp tác của một số thợ
thủ công hoặc một số hộ gia đình sản xuất TCN, SXKD một sản phẩm nào
đó. Mô hình hoạt động theo nguyên tắc khách quan, tự nguyện và cùng có lợi.
Sự hợp tác này có thể thực hiện ở tất cả các khâu hoặc một khâu nào đó trong

việc sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm; hoặc chỉ một khâu tiêu thụ sản phẩm,
bán thành phẩm hay việc thu mua nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường. Mức
độ hợp tác giữa họ phụ thuôc vào trình độ xã hội hóa nghề TTCN hay cơ sở
hạ tầng KT – XH ở địa phương, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao doanh lợi.
Sự hợp tác đó có thể thực hiện trên một sơ sở pháp lý hoặc tín chấp theo
phong tục tập quán của cộng đồng.
Ba là: hình thức tổ chức theo mô hình HTX:
- Thời kỳ trước đổi mới, HTX TCN ở nông thôn được tổ chức như một
nghề phụ của NN hoặc mỗi HTX tổ chức ra một đội ngành nghề, tập hợp tất
cả những thợ “thủ công” chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, làm nhiều

23


nghề khác nhau, hoặc có thể giao một số nhiệm vụ khác. Việc phân phối thu
nhập cho lao động làm nghề thủ công này cũng tính theo công điểm, ăn chia
như lao động NN.
- Hiện nay mô hình HTX kiểu mới thực hiện theo Luật HTX, là loại
hình tổ chức sản xuất chủ yếu ở nông thôn nước ta. Ở hình thức tổ chức sản
xuất này, các nghề TTCN sẽ phát huy yếu tố tích cực tạo việc làm, sẽ huy
động mọi nguồn vốn trong nhân dân, để cải tiến, đầu tư máy móc, công cụ,
nhà xưởng sản xuất, mở rộng SXKD TTCN.
Bốn là: mô hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty
TNHH, công ty cổ phần:
Đây là những mô hình sản xuất tiên tiến, có trình độ xã hội hóa cao
trong khu vực kinh tế nông thôn. Các hình thức này tuy chưa phổ biến ở làng
nghề song bước đầu nó đóng vai trò liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm có hiệu quả. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật,
quy định về mặt pháp lý hoạt động của các loại doanh nghiệp. Nhà nước ta
nhất quán công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của công ty, thừa nhận sự

bình đẳng trước pháp luật và tính sinh lời hợp pháp của họ. Trong khuôn khổ
pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do và chủ động trong mọi
hoạt động kinh doanh. Các mô hình sản xuất trên tồn tại đan xen nhau, hợp
tác và hỗ trợ các mô hình sản xuất TCN khác phát triển, cùng đưa kinh tế
nông thôn tiến lên CNH - HĐH
1.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
ngành tiểu thủ công nghiệp ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
1.2.1. Nội dung phát triển kinh tế ngành tiểu thủ công nghiệp
Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì nội hàm của khái niệm “tiểu
công nghiệp” và “thủ công nghiệp” cũng có sự thay đổi nhất định. Dưới góc
độ nội dung của 2 khái niệm này mà từ điển Bách khoa toàn thư đưa ra, ta có
thể hình dung được nội dung của việc phát triển TTCN ở nước ta trong giai
24


đoạn hiện nay. Trên cơ sở kết hợp công nghiệp hiện đại với kỹ thuật truyền
thống, phát huy lợi thế của tiểu thủ công nghiệp góp phần củng cố cơ cấu kinh
tế đã được từng địa phương xác định, đồng thời thu hút lao động, hướng tới
phân công lại lao động, nhất là lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Phát
triển TTCN bao gồm một số nội dung:
- Khôi phục và duy trì các nghề thủ công, làng nghề truyền thống; đồng
thời du nhập, cấy nghề mới và đưa nghề vào làng thuần nông. Tập trung sản xuất
các sản phẩm truyền thống: gỗ, gốm sứ, may mặc, bánh mứt, mây tre đan…
- Phát triển và mở rộng các ngành nghề phục vụ sinh hoạt: chế biến
nông sản thực phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất cao cấp… các ngành nghề đáp
ứng yêu cầu của ngành công nghiệp: gia công, chế biến, sơ chế các thành
phẩm, bán thành phẩm ngành công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Đầu tư đổi mới, chuyển giao, từng bước HĐH các công nghệ, kỹ thuật
phục vụ sản xuất.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng cho các cụm, điểm công nghiệp, TTCN và

làng nghề.
- Đào tạo nghề mới, nâng cao tay nghề cho lao động gắn với doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất CN, TTCN.
- Thành lập các hiệp hội ngành nghề CN, TTCN theo các quy mô.
Năm 2006, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành TTCN
giai đoạn 2006 – 2015 của Bộ Công nghiệp với mục tiêu cơ bản là phát triển
ngành nghề thủ công phải gắn với phát triển NN, CN và thị trường tiêu thụ
sản phẩm, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động.
Như vậy, phát triển ngành TTCN nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, tăng tỉ trọng nghề thủ công trong cơ
cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập và giá trị hàng hóa dịch
vụ, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn và bảo tồn giá trị văn hóa dân
tộc của địa phương.
25


Việc phát triển ngành TTCN cần phải đảm bảo 03 tiêu chí sau:
Một là Tiêu chí phát triển về kinh tế: Việc phát triển các ngành nghề phải
đảm bảo tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản lượng, thu hút lao
động vào ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thay đổi mô hình sản xuất tiêu
dùng, thông qua:
- Tăng năng suất lao động nhằm giảm chi phí, hạ giá giá thành, nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo
hướng CNH-HĐH. Điều này thể hiện qua: Tăng tỷ trọng công nghiệp - TTCN,
dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có
thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn; tạo ra một
nền kinh tế đa dạng ở nông thôn với sự thay đổi về cơ cấu, phong phú, đa dạng
về loại hình sản phẩm.

- Gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp
đáng kể cho kinh tế địa phương.
- Góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; kích thích sự ra đời
và phát triển các ngành nghề liên quan mật thiết với nó như dịch vụ, thương mại,
vận tải, thông tin liên lạc.v.v..
- Từng bước hình thành phố chợ sầm uất, các trung tâm giao lưu buôn
bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa, dần dần tạo lập cụm dân cư với lối sống đô thị
ngày một rõ nét, tiến đến đô thị hóa trở thành các thị tứ, thị trấn.
Hai là phát triển về xã hội: tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi, nâng cao trình độ
dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miền ở làng nghề,
thông qua:
- Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành
nghề phi nông nghiệp, nhất là lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho lao

26


×