Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông quận hoàn kiếm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÀ TRỌNG HOAN

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO
THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÀ TRỌNG HOAN

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO
THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG THỊ HOÀNG YẾN


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các giảng
viên cán bộ nhân viên các phòng, khoa trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, khoa Tâm lý - Giáo dục đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp
đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS. Dương Thị Hoàng Yến người đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cán bộ, chiến sỹ Phòng
Cánh sát Giao thông đường bộ, đường sắt Công an thành phố Hà
Nội, các Trường PTTH trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, các bạn
lớp K25 Giáo dục & Phát triển cộng đồng và gia đình đã động
viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình
nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh
khỏi những thiết sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp,
chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Hà Trọng Hoan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO
THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật an toàn giao thông ........ 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phối hợp các lực lượng giáo dục ......... 8
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về phối hợp các lực lượng trong
giáo dục pháp luật cho học sinh THPT .................................................. 10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................... 11
1.2.1. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông ........................................ 11
1.2.2. Phối hợp các lực lượng giáo dục .................................................. 14
1.2.3. Phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn
giao thông cho học sinh .......................................................................... 16
1.3. Phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao
thông cho học sinh Trung học phổ thông.................................................... 17
1.3.1. Học sinh Trung học phổ thông...................................................... 17
1.3.2. Học sinh trường Trung học phổ thông và vấn đề chấp hành
pháp luật khi tham gia giao thông .......................................................... 22


1.3.3. Vai trò của các chủ thể tham gia vào phối hợp lực lượng

trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trung học
phổ thông ................................................................................................. 23
1.3.4. Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào phối hợp lực lượng
trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT .............. 28
1.3.5. Nguyên tắc phối hợp các lực lượng trong giáo dục an toàn
giao thông cho học sinh THPT ............................................................... 29
1.4. Nội dung phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an
toàn giao thông cho học sinh trường Trung học phổ thông ...................... 30
1.4.1. Thông qua hoạt động tuyên truyền và phổ biến ........................... 30
1.4.2. Thông qua hoạt động dạy và học kiến thức pháp luật an toàn
giao thông................................................................................................ 31
1.4.3. Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo .................................. 32
1.4.4. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên .......................... 33
1.4.5. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật an toàn giao thông ... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp các lực lượng trong giáo dục
pháp luật an toàn giao thông cho học sinh Trung học phổ thông ............ 35
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 35
1.5.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 35
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 36
Chương 2: THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................................. 38
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 38
2.1.1. Khái quát về quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ....................... 38
2.1.2. Khái quát về các trường Trung học phổ thông quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội ......................................................................... 39
2.1.3. Khái quát về tình hình tham gia giao thông của các em học
sinh trường THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ........................ 41



2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ................................................... 42
2.2.1 Mẫu nghiên cứu ............................................................................. 42
2.2.2. Quy trình tổ chức khảo sát ............................................................ 43
2.3. Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh
THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của các lực lượng giáo dục ...... 44
2.3.1. Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh
THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của lực lượng Cảnh sát
giao thông ................................................................................................ 44
2.3.2. Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh
THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của các Nhà trường ............... 46
2.3.3. Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh
THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của Đoàn Thanh niên ............ 49
2.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật ATGT
cho học sinh trường THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ................ 52
2.4.1. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật
ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
thông qua hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật an toàn
giao thông................................................................................................ 52
2.4.2. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật
ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội thông
qua hoạt động dạy và học kiến thức pháp luật an toàn giao thông ........... 54
2.4.3. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật
ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................................. 56
2.4.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật
ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên ..................................... 57
2.4.5. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật
ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật an toàn giao thông .............. 59


2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phối hợp các lực lượng
trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trường
THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ............................................... 63
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 65
Chương 3: BIỆN PHÁP PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI................................................................................................. 66
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................ 66
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................... 66
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................. 66
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ toàn diện ................................ 67
3.2. Đề xuất biện pháp phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp
luật an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội ............................................................................... 68
3.2.1. Xác định quy chế phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát giao
thông – Nhà trường – Đoàn Thanh niên trong giáo dục pháp luật ATGT .... 68
3.2.2. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát
giao thông – Nhà trường – Đoàn Thanh niên trong giáo dục pháp
luật ATGT ................................................................................................ 70
3.2.3. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ lực
lượng Cảnh sát giao thông, Cán bộ quản lý, Giáo viên và các cán
bộ Đoàn Thanh niên các Nhà trường về giáo dục pháp luật ATGT
cho học sinh THPT .................................................................................. 72
3.2.4. Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp
luật ATGT cho đội ngũ cán bộ CSGT, giáo viên và cán bộ Đoàn
Thanh niên ............................................................................................... 75

3.2.5. Thường xuyên đổi mới và sáng tạo các hình thức phối hợp
lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông ......................... 78


3.2.6. Xây dựng các mô hình điểm và tăng cường đầu tư kinh phí về
phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông......... 80
3.2.7. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về phối hợp giữa
các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông .................. 82
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ............................................................. 85
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
được đề xuất ................................................................................................... 86
3.4.1. Quy trình khảo nghiệm.................................................................. 86
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm..................................................................... 87
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Đối tượng khảo sát thực trạng phối hợp các lực lượng
trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh
THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ............................... 42

Bảng 2.2.

Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học
sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của lực

lượng Cảnh sát giao thông............................................................ 44

Bảng 2.3.

Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học
sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của các
Nhà trường .................................................................................. 46

Bảng 2.4.

Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học
sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của Đoàn
Thanh niên .................................................................................. 49

Bảng 2.5.

Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học
sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của các
lực lượng giáo dục ...................................................................... 51

Bảng 2.6.

Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp
luật ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội thông qua hoạt động tuyên truyền và phổ biến
pháp luật an toàn giao thông ....................................................... 52

Bảng 2.7.

Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp

luật ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội thông qua hoạt động dạy và học kiến thức
pháp luật an toàn giao thông ....................................................... 54

Bảng 2.8.

Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp
luật ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo .............. 56


Bảng 2.9.

Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp
luật ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên ...... 57

Bảng 2.10. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp
luật ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật an
toàn giao thông ............................................................................ 59
Bảng 2.11. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp
luật ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội .................................................................................. 61
Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phối hợp các lực
lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học
sinh trường THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ............ 63
Bảng 3.1.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp phối

hợp lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông
cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội .......... 88

Bảng 3.2.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phối
hợp lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông
cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội .......... 90

Bảng 3.3.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp phối hợp lực lượng trong giáo dục pháp luật an
toàn giao thông cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội ........................................................................ 92


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thực trạng giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho
học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của
các lực lượng giáo dục ............................................................. 52
Biểu đồ 2.2. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp
luật ATGT cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội ............................................................................... 61
Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp phối hợp lực lượng trong giáo dục pháp luật an
toàn giao thông cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội ..................................................................... 93



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để giải quyết vấn đề ATGT quốc gia thì giáo dục ATGT cho học sinh
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang được ngành giáo dục
coi trọng. Từ đó sẽ sớm hình thành cho các em có ý thức hơn khi tham gia giao
thông, góp phần hình thành văn hóa giao thông. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm
đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội như nhà trường, gia
đình, Công an, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các lực lượng giáo dục khác.
Với mục đích nâng cao hiểu biết về các quy định đảm bảo ATGT, từ
năm học 2014 - 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã bắt đầu ban hành
văn bản chỉ đạo Sở GD&ĐT các địa phương triển khai lồng ghép, tích hợp
việc giáo dục ATGT trong môn Giáo dục công dân, các giờ ngoại khóa. Nghị
quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ đề ra với mục đích nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, cụ thể
như sau: (1) Nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông trong học
sinh, sinh viên; (2) Phấn đấu giảm các vụ tai nạn giao thông liên quan tới học
sinh, sinh viên; (3) Đồng bộ hóa các phương pháp giảng dạy, truyền đạt về
ATGT sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học, hướng dẫn xây dựng các
tiêu chí “Văn hóa giao thông” trong trường học; (4) Góp phần giảm thiểu vi
phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông trong phạm vi cả nước [21].
Đối với học sinh THPT - lứa tuổi mới bắt đầu sử dụng và điều khiển
phương tiện khi tham gia giao thông, với nhiều đặc điểm tâm lý khó kiểm
soát, cần phải có ý thức tuân thủ pháp luật an toàn giao thông và hành vi tham
gia giao thông nghiêm túc. Đặc biệt, ở lứa tuổi thích thể hiện mình vượt quá
năng lực bản thân, các em dễ mắc lỗi vi phạm an toàn giao thông, gây nguy
hiểm cho bản thân, những người xung quanh, mất trật tự an ninh xã hội, và có
thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

1



Hiện nay, một bộ phận các em học sinh THPT nói chung và ở quận
Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội nói riêng đã và đang có những biểu hiện về
việc chưa chấp hành tốt quy định pháp luật an toàn giao thông. Một số nguyên
nhân khách quan dẫn đến thực trạng này là do tác động tiêu cực diễn ra hàng
ngày từ phía xã hội, do các lực lượng chức năng hướng dẫn chưa hiệu quả,
thiếu những hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT và thiếu sự quan
tâm đúng mức của gia đình, xã hội về vấn đề này… Trong đó, nguyên nhân về
thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và thiếu sự nêu gương, giám sát
của người tham gia giao thông trong xã hội là những nguyên nhân cơ bản nhất.
Việc nghiên cứu biện pháp phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an
toàn giao thông cho học sinh THPT trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội hiện nay là một vấn đề cấp thiết, nhưng chưa được nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Phối hợp các lực lượng trong giáo
dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trường trung học phổ thông
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” cần được đặt ra và triển khai nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến thực trạng, đề tài đề xuất hệ thống biện pháp phối hợp các
lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho nhà trường, cùng với các lực lượng chức năng giáo dục
nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT.

2



3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho
học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trường
THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất
định, song vẫn tồn tại những hạn chế do các nguyên nhân sau: sự phối hợp
giữa các lực lượng chức năng và gia đình, nhà trường chưa đồng bộ; thiếu sự
giám sát chặt chẽ của xã hội; các hình thức và phương pháp giáo dục chưa
phù hợp; ảnh hưởng tiêu cực của môi trường xã hội; ý thức tự rèn luyện của
học sinh còn thấp… Vì vậy, nếu đề xuất được hệ thống biện pháp phối hợp
các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội một cách hợp lý và khả thi thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường, cùng với các lực
lượng chức năng giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh
THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Do điều kiện thời gian có hạn, luận văn chỉ tiến hành nghiên cứu số
liệu thực trạng tham gia giao thông và thực trạng phối hợp các lực lượng
trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến 2017.
- Trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu về các biện pháp phối hợp
lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT của
Hiệu trưởng trường THPT và của Lãnh đạo phòng CSGT quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội mà không đề cập đến vấn đề khác. Cụ thể:
+ Chủ thể phối hợp: Hiệu trưởng trường THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội và Lãnh đạo phòng CSGT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

3



+ Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, Giáo viên, Học sinh, Phụ huynh
học sinh các trường THPT, Cán bộ quản lý phòng CSGT quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phối hợp các lực lượng trong giáo dục
pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trường trung học phổ thông.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo
dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.
6.3. Đề xuất các biện pháp phối hợp lực lượng trong giáo dục pháp luật
an toàn giao thông cho học sinh Trung học phổ thông quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tiến hành phân tích – tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, mô hình
hóa, cụ thể hóa… các tài liệu lý luận về phối hợp các lực lượng trong giáo dục
– đào tạo; văn bản pháp luật, các chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và
Nhà nước về phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao
thông cho học sinh THPT, các báo cáo về phối hợp các lực lượng trong giáo
dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành
phố Hà Nội… nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài và đề xuất biện pháp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viết: Nhằm khảo sát thực trạng phối hợp các
lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm xin ý kiến đánh giá của các
CBQL, đội ngũ giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý phòng CSGT quận


4


Hoàn Kiếm về thực trạng, những vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân của
thực trạng phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao
thông cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, lấy đó làm
cơ sở khoa học đề xuất biện pháp.
- Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm khẳng định tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp luật an
toàn giao thông cho học sinh THPT quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
7.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng công thức toán học thống kê để xử lý số liệu thu được từ điều
tra, khảo sát; báo cáo các kết quả nghiên cứu dưới dạng các sơ đồ, biểu đồ.
8. Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo
dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông.
CHƯƠNG 2. Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 3. Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
pháp luật an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật an toàn giao thông
Thời gian qua có nhiều công trình nghiên cứu, chủ trương, nghị quyết,
chính sách, kế hoạch của Đảng và Nhà nước về giáo dục pháp luật an toàn
giao thông, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong nhà trường.
Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm
chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ Giáo dục và đào tạo có trách
nhiệm: “Ban hành chương trình giáo dục trật tự an toàn giao thông phù hợp
trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại
khóa về trật tự an toàn giao thông. Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự
an toàn giao thông mới từ niên học 2008 – 2009 ở tất cả các cấp học” [18].
Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 52/2007/CTBGDĐT về việc tăng cường công tác giáo dục về an toàn giao thông bằng
cách đưa giáo dục Luật Giao thông về an toàn giao thông vào giảng dạy chính
trong nhà trường. Đồng thời sẽ trở thành môn học chính khoá cho học sinh từ
mẫu giáo cho tới học sinh trung học phổ thông. “Chỉ đạo hiệu trưởng các
trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp
quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật trật tự an toàn
giao thông; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự an
toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp,
sinh hoạt Đoàn, Đội; quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh
viên vi pháp pháp luật trật tự an toàn giao thông. Từ ngày 01 tháng 09 năm

6


2007 kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không

có giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy; Bộ Giáo dục và đào tạo quy
định trách nhiệm của hiệu trưởng các trường không tổ chức thực hiện nghiêm
túc những quy định trên” [7].
Điều 6 Luật Giao thông đường bộ (2008), văn bản có giá trị pháp lý cao
nhất trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ “Các cơ quan
quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật
GTĐT vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục
khác phù hợp với từng ngành học, cấp học” [35].
Quyết định 3442/QĐ-BGDĐT ngày 15/05/2009 của Bộ Giáo dục và
đào tạo ban hành Đề cương tuyên truyền, phổ biến luật GTĐB cho học sinh,
sinh viên theo chủ đề năm học [11].
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến giáo dục pháp luật an toàn
giao thông, có nhiều nhà khoa học đã tiếp cận vấn đề này theo nhiều cách, với
nhiều cấp độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:
- Nguyễn Như Chiến, “Nghiên cứu hành vi chấp hành Luật giao thông
đường bộ của học sinh THCS khi tham gia giao thông”, Luận án tiến sĩ, năm
2008, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam [14].
- Nguyễn Đình Đuân, “Vai trò của lực lượng cảnh sát giao thông
trong phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đường bộ ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Quản lý Hành chính công,
năm 2010 [26].
- Đặng Quang Tâm, “Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao
thông qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ ngành Lý luận về lịch
sử nhà nước và pháp luật, năm 2012 [36].
- Nguyễn Thị Thanh Thảo, “Giáo dục ý thức chấp hành luật giao
thông đường bộ cho học sinh Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

7



(Qua khảo sát tại một số trường THPT ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh)”,
Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, năm 2012 [37].
- Trần Sơn Hà, “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Quản lý Công, năm 2015 [27].
- Nguyễn Thị Bích Phượng, “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thành
phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý công, năm 2017 [34].
Việc ra đời chương trình giáo dục Luật Giao thông về an toàn giao
thông và tìm những biện pháp có hiệu quả, khả thi để chương trình này đi vào
cuộc sống là một việc làm cấp bách và cần thiết. Tuy nhiên nghiên cứu về vấn
đề này còn khá mới mẻ, nhất là việc nghiên cứu cho khối các nhà trường nói
chung, khối các trường THPT nói riêng.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phối hợp các lực lượng giáo dục
Trách nhiệm của nhà trường trong việc tổ chức, phối hợp với gia đình và
cộng đồng xã hội để giáo dục học sinh là vấn đề từ lâu đã được các nhà nghiên
cứu khoa học giáo dục coi trọng. Trong nền giáo dục cận đại, J.A.Komenxki
(1592-1670) là người đầu tiên nêu ra một hệ thống lý luận chặt chẽ về tầm
quan trọng của mối quan hệ thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối
với kết quả giáo dục trẻ. Nhiều nhà giáo dục lỗi lạc của Liên Xô đã nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của sự phối hợp, hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng
đồng trong việc thực hiện mục đích giáo dục những người công dân chân chính
trong tương lai đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa. V.A.Xukhomlinxki (19181970) đã khẳng định gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội phải có sự hợp
tác để thống nhất mục đích, nội dung giáo dục cho con trẻ.
Năm 1991 ở Trung Quốc đã có Hội nghị quốc gia về sự phối hợp các
ban ngành trong việc giáo dục học sinh ngoài nhà trường. Các lực lượng tham
gia có: Bộ Giáo dục, ngành Văn hóa, Thể dục thể thao, Công đoàn, Đoàn
thanh niên, Ủy ban Phụ nữ và nhiều ban ngành liên quan khác [13].

8



Ở Singapore những năm gần đây, việc nghiên cứu đưa các hoạt động
các Hoạt động hợp tác ngoại khóa (Co-currcular activity) của học sinh trung
học vào thực tiễn ngày càng phong phú thì sự phối hợp các lực lượng tham
gia giáo dục học sinh cũng ngày càng thêm đa dạng. Đó là các tổ chức nhóm
Chữ thập đỏ (Red Cross), nhóm Quân sự (Military Band), Hiệp hội Hướng
đạo Singapore (The Singapore Scout Asociation), Nữ hướng dẫn viên
Singapore, các Câu lạc bộ Thể thao, Văn nghệ, Khiêu vũ, Nhiếp ảnh… Các
hoạt động này đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các lực lượng
xã hội để giúp đỡ cho các hoạt động của học sinh đạt kết quả tốt, hiệu quả
giáo dục được nâng cao (ISSS International School (Singapore)) [33].
Ở Nhật Bản, các hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities) cũng
được tổ chức phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội rất phong phú,
hình thành nên các câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật cho học sinh. (Daily life in
Japanese High School, Eric Digest 2000) [32].
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc phối hợp
giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; coi đó là nguyên tắc cơ bản để
đảm bảo kết quả giáo dục trong các loại hình trường. Các nhà giáo dục đã
quan tâm nghiên cứu và từng bước giải quyết vấn đề này ở nhiều góc độ khác
nhau. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này như sau:
- Nâng cao tính thống nhất giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã
hội trong điều kiện mới, tập thể tác giả ở Trung tâm Giáo dục học, Viện Khoa
học Giáo dục, (1993).
- Những quan điểm, phương pháp luận của việc liên kết giáo dục giữa
nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh hiện nay, tác
giả Nguyễn Thị Kỳ, Viện Khoa học Giáo dục, (1996).
- Phối hợp việc giáo dục gia đình với nhà trường và các thể chế xã hội
khác, tác giả Phạm Khắc Chương (chủ biên), NXB Giáo dục, (1998).

9



- Các tác giả Phạm Tất Dong, Lê Thi, Đinh Thị Kim Thoa… đã có
những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề con người và vấn đề xã hội
hóa, vấn đề về gia đình và vai trò của gia định trong sự hình thành nhân cách
trẻ em, sự phát triển của gia đình Việt Nam và chức năng giáo dục gia đình;
nghiên cứu công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình và
cộng đồng, việc giáo dục truyền thống cho trẻ em trong gia đình.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về phối hợp các lực lượng trong
giáo dục pháp luật cho học sinh THPT
Hoạt động giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh cần sự
phối hợp của nhiều lực lượng xã hội và các bên liên quan cùng tiến hành, triển
khai. Các văn bản pháp luật thể hiện sự phối hợp này có thể kể đến như sau:
Ngày 11/01/1968, Hội đồng Chính phủ đã ra chỉ thị 141/CP về việc tăng
cường biện pháp bảo đảm giao thông vận tải và trật tự ATGT trong thời chiến.
Chính phủ đã giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành trong công tác bảo đảm an
ninh trật tự, trong đó giao cho “Ngành giáo dục cần đưa việc giáo dục những
điều cơ bản về giữ gìn trật tự an toàn giao thông công cộng vào chương trình
giảng dạy thường xuyên vào các trường phổ thông cho học sinh” [30].
Chỉ thị 601/TTg ngày 23/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ nhấn
mạnh: “Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai ngay trong năm học 1995-1995
việc giảng dạy luật lệ giao thông trong các trường phổ thông cơ sở, phổ
thông trung học, các trường đại học phối hợp với Bộ giao thông vận tải biên
soạn giáo trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ để áp dụng thống nhất trong
cả nước” [40].
Tại khoản 7 điều 20 Nghị định 14/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 quy
định: “Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm với các lực lượng, các
ngành có liên quan trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an
toàn giao thông, trong đó có học sinh phổ thông” [17].


10


Ngày 04/9/2007 giữa Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Công an, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt
Nam ký kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTNĐTHVN về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lý các vi phạm
pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên [8].
Khoản 3, điều 6 Luật giao thông đường bộ quy định: Đưa pháp luật
giao thông đường bộ vào giảng dạy trong nhà trường [35].
Điều 12 Nghị định số 36/2001/NĐ-CP nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào
tạo xử lý nghiêm khắc những học sinh cố tình vi phạm các quy định về trật tự
an toàn giao thông” [15].
Có thể thấy, các văn bản pháp luật chỉ đạo, định hướng việc phối hợp
các lực lượng trong giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh, sinh
viên đã được nêu lên rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này còn khá
mới mẻ, nhất là việc nghiên cứu phối hợp các lực lượng trong giáo dục pháp
luật an toàn giao thông cho học sinh khối các nhà trường nói chung, khối các
trường THPT nói riêng. Công trình nghiên cứu của chúng tôi mong muốn tạo
được điểm nhấn về việc phối hợp các lực lượng cùng với nhà trường tham gia
công tác giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh THPT, đặc biệt ở
nơi có mật độ dân số đông, mạng lưới giao thông phức tạp như quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông
1.2.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật an toàn giao thông
Khái niệm giáo dục pháp luật được định nghĩa như sau: “Phổ biến,
giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các
hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành
pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần


11


nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa” [30].
- Theo đó, khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa:
(1) Nghĩa hẹp: là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng
cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức
tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
(2) Nghĩa rộng: là công tác, lĩnh vực, ngạch phổ biến, giáo dục pháp
luật bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật: Định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Lập chương
trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; Áp dụng các hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật; Triển khai chương trình kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp
luật; Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng két công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
rút kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận… về phổ
biến, giáo dục pháp luật.
Trong luận văn này, tác giả đề cập đến giáo dục pháp luật theo nghĩa
rộng. Như vậy, khái niệm giáo dục pháp luật an toàn giao thông về cơ bản
cũng giống với giáo dục pháp luật nói chung và có những chi tiết, cụ thể hóa
ở phạm vi hoạt động được giới hạn ở lĩnh vực giao thông vận tải. Có thể hiểu
giáo dục pháp luật trong ngành giao thông vận tải nói chung và giáo dục pháp
luật an toàn giao thông nói riêng là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp
phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, đóng vai
trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong ngành giao thông vận tải cũng
như người tham gia giao thông, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông,
từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông.
1.2.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật an toàn giao thông
(1) Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức

pháp luật cho đối tượng;

12


(2) Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho đối tượng;
(3) Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ
pháp luật cho đối tượng.
1.2.1.3. Đối tượng và chủ thể giáo dục pháp luật an toàn giao thông
- Chủ thể của giáo dục pháp luật về an toàn giao thông:
Đối với công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, các cán bộ
làm công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông
có thể kể đến là Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, Giáo viên giảng dạy
pháp luật, giáo dục công dân trong các nhà trường, Phóng viên, Biên tập viên
chuyên mục an toàn giao thông của các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền
hình, các luật gia đang công tác tại cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Tư pháp,
các tổ chức nghề nghiệp (Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Tư vấn pháp lý…)
- Đối tượng giáo dục pháp luật: có thể là cá nhân, những nhóm cộng
đồng xã hội, đó có thể là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động,
nông dân, học sinh sinh viên, thanh niên và thậm chí cả những người tham gia
đảm bảo an toàn giao thông như lực lượng công an, thanh tra… Xét trong mối
quan hệ này thì họ là đối tượng được giáo dục pháp luật an toàn giao thông,
trong mối quan hệ khác họ có thể trở thành các chủ thể giáo dục pháp luật an
toàn giao thông.
1.2.1.4. Nội dung giáo dục pháp luật an toàn giao thông
Nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao
thông phải bao gồm đầy đủ các thông tin pháp luật về an toàn giao thông (bao
gồm cả kiến thức pháp luật cơ bản về văn bản pháp luật thực định); các thông
tin về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông; thông tin
hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (quyền, nghĩa vụ pháp luật

các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp)…
Giáo dục pháp luật an toàn giao thông hiện nay bao gồm: Luật Giao

13


thông đường bộ năm 2008, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ; Luật Giao thông đường thủy nội địa và văn bản hướng dẫn thi hành; Luật
đường sắt, Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông… Tuyên truyền về tình
hình, kết quả công tác bảo đảm an toàn giao thông, những tấm gương tập thể,
cá nhân có cách làm hay, hiệu quả, những khó khăn vướng mắc từ thực tế,
biện pháp tháo gỡ… Tuyên truyền về hậu quả của tai nạn giao thông đối với
xã hội, gia đình và mỗi cá nhân làm bài học cho mọi người.
1.2.1.5. Hình thức giáo dục pháp luật an toàn giao thông
- Phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng;
- Phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông thông qua tổ chức
cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông;
- Phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông thông qua hoạt động
giáo dục pháp luật trong nhà trường;
- Phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông thông qua các loại
hình văn hóa, văn nghệ;
- Phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông thông qua hoạt động
của đội ngũ cán bộ nòng cốt tại xã, phường, thị trấn.
Như vậy, có thể định nghĩa ngắn gọn và cụ thể về giáo dục pháp luật an
toàn giao thông như sau: “Giáo dục pháp luật an toàn giao thông là hoạt
động truyền đạt những kiến thức pháp luật về an toàn giao thông để mọi
người hiểu, tuân thủ, có ý thức chấp hành Luật khi tham gia giao thông, tránh
những rủi ro không mong muốn đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản”.

1.2.2. Phối hợp các lực lượng giáo dục
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của NXB Giáo dục năm 2002, Phối
hợp là cùng chung góp, cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ cho nhau [41].

14


×